Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

40. Phẩm "Ma Sự" (Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu; Diễn đọc: Cư Sĩ Quảng Tịnh; Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước)

04/07/202008:49(Xem: 9704)
40. Phẩm "Ma Sự" (Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu; Diễn đọc: Cư Sĩ Quảng Tịnh; Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước)

 

TỔNG LUẬN 

KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT

 Biên soạn: Cư Sĩ Thiện Bửu

Trang Nhà Quảng Đức bắt đầu online tháng 4/2022

***

 

Phẩm Ma Sự_Photo

 

PHẨM "MA SỰ"

 

Quyển 303 và 304, tập 13, Hội thứ I, ĐBN.

(Phẩm “Ma Sự” của Kinh ĐBN dưới đây tương đương với hai phẩm “Ma Sự”,

quyển thứ 15 và phẩm “Lưỡng Bất Hòa Hiệp”, quyển thứ 16, MHBNBLM)


Biên soạn: Lão Cư sĩ Thiện Bửu

Diễn đọc: Cư sĩ Quảng Tịnh

Lồng nhạc: Cư sĩ Quảng Phước





 

Tóm lược:

 

1. Nói về “Ma sự”.

 

Kinh nói: Khi chép Bát nhã Ba la mật mà chẳng cung kính, thân tâm nhiễu loạn, sanh hiểu sai lầm, văn cú đảo lộn, bỗng nhiên có việc xảy ra khiến không hoàn tất được… phải biết đó là ma sự của Bồ Tát.

Lúc thọ trì, đọc tụng, giảng nói, chánh ức niệm Bát nhã Ba la mật mà ra dấu cười cợt, khinh lờn ngạo mạn, phê phán lẫn nhau… đó là ma sự của Bồ Tát.

Lúc thọ trì nhẫn đến chánh ức niệm Bát nhã Ba la mật mà tâm chẳng hòa hiệp, phải biết đó là ma sự của Bồ Tát.

Lúc đang thọ trì Bát nhã Ba la mật mà bỏ ngang đi học các Kinh điển khác, Bồ Tát nầy trọn không thể đến Nhất thiết chủng trí. Vì đây là bỏ gốc mà níu lấy ngọn như người bỏ ngọc ma ni lấy ngọc thủy tinh, cũng như kẻ đang đói bỏ cơm nóng sốt đi ăn cơm thiu… phải biết đó là ma sự của Bồ Tát.

Cũng vậy, đời sau có thiện nam, thiện nữ tội dày phước mỏng cầu Phật đạo được Bát nhã Ba la mật thậm thâm nầy lại bỏ đi lấy các Kinh sở hành của hàng Thanh văn, Bích Chi Phật, phải biết đó là ma sự của Bồ Tát.

Các thiện nam, thiện nữ nầy thích nói pháp, ưa nói về ngũ uẩn, bố thí, thiền định; ưa nói các pháp mầu sâu xa Phật học. Đó là ma sự. Vì trong Bát Nhã thậm thâm không có tướng ưa nói, vì Bát Nhã không thể nghĩ bàn, vì Bát nhã Ba la mật không suy ngẫm, vì Bát Nhã không sanh diệt, vì Bát Nhã không nhiễm tịnh, vì Bát Nhã không định loạn, vì Bát Nhã lìa danh ngôn, vì Bát Nhã chẳng thể nói, vì Bát Nhã chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong Bát nhã Ba la mật thậm thâm như trước đã nói, các pháp đều vô sở hữu, hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được.

Các thiện nam, thiện nữ trụ Bồ Tát thừa, khi sao chép Kinh Bát nhã Ba la mật không thâm hiểu như vậy, tâm bị nhiễu loạn, khiến chẳng hoàn tất, nên biết đó là ma sự của Bồ Tát.

Bát nhã Ba la mật tự tánh không. Thiền na Ba la mật nhẫn đến Nhất thiết chủng trí tự tánh không. Tự tánh đã không thì chẳng gọi là pháp. Không pháp chẳng thể biên chép được không pháp. Nhưng cũng không thể chấp không pháp là Bát nhã Ba la mật.

Nếu thiện nam, thiện nữ trụ Bồ Tát thừa, sao chép Bát Nhã mà nghĩ ta dùng văn tự sao chép Bát Nhã và chấp văn tự có thể sao chép Bát Nhã thì nên biết đó là ma sự. Vì sao? Vì trong Kinh Bát nhã Ba la mật thậm thâm nầy, sắc không có văn tự, thọ, tưởng, hành, thức không có văn tự, tất cả pháp mầu Phật đạo không có văn tự nên chẳng nên chấp văn tự có thể sao chép Bát Nhã. Chấp hay không chấp đều là ma sự!

Nếu thiện nam, thiện nữ trụ Bồ Tát thừa, khi sao chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói Kinh Bát nhã Ba la mật thậm thâm ấy, nếu khởi nghĩ về cõi nước, hoặc khởi nghĩ về thành ấp, hoặc khởi nghĩ về kinh đô, hoặc khởi nghĩ về nơi chốn, phương hướng thì nên biết đó là ma sự của Bồ Tát.

Các thiện nam, thiện nữ trụ Bồ Tát thừa, khi sao chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói Kinh Bát nhã Ba la mật, nếu khởi nghĩ về bạn bè đồng học, cha mẹ, vợ con, hoặc anh em, chị em, bằng hữu thân thích, nếu khởi nghĩ về ác tặc, ác thú, ác nhân, ác quỷ, hoặc khởi nghĩ chúng hội du hý, dâm nữ hoan lạc, hoặc khởi nghĩ báo ân, báo oán, hoặc khởi vô lượng tưởng khác, đều là do dẫn phát của ác ma làm chướng ngại Bát Nhã, thì nên biết đó là ma sự của Bồ Tát.

Nếu thiện nam, thiện nữ trụ Bồ Tát thừa, khi sao chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói Kinh Bát nhã Ba la mật thậm thâm ấy, mà được danh dự lớn, được cung kính cúng dường y phục, ẩm thực, đồ nằm, thuốc men, của cải mà thiện nam, thiện nữ ấy thọ nhận và đắm trước, bỏ bê công việc thì nên biết đó là ma sự của Bồ Tát.

Phật nói với Thiện Hiện: “Trong Kinh Bát nhã Ba la mật nầy, ta rộng nói đạo Bồ Tát phương tiện thiện xảo, nếu theo đó tinh cần tu học, mau chứng quả vị Giác ngộ tối cao. Nếu các thiện nam, thiện nữ trụ Bồ Tát thừa bỏ Kinh điển nầy để thọ học sách vở thế tục hoặc Kinh Nhị thừa của ác ma thì nên biết đó là ma sự của Bồ Tát”.

 

2. Nói về “bất hòa hợp”

(Phần này tương đương phẩm “Lưỡng Bất Hòa Hiệp”,

quyển thứ 16, Kinh MHBNBLMĐ)

 

Gợi ý:

Đây có thể xem như những điểm bất đồng về cách sống, về quan niệm sống của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Nói khác, chính là những bất đồng về nhân sinh quan hay ý thức. Tất cả những biểu hiện của hành động hun đúc bởi quyền lợi vật chất hay tinh thần thuộc luân lý, đạo đức… tạo nên một thứ văn hóa riêng tùy thuộc trình độ hấp thụ và môi trường sống của mỗi cá thể. Thứ văn hóa riêng đó nếu va chạm nhau sẽ là nguyên nhân tạo nên những xung đột ngấm ngầm hay bùng nổ. Nếu nhỏ thì có thể thỏa hiệp, nếu sâu đậm sẽ đem đến phân ly xa cách. Phần sau của phẩm “Ma Sự” tương đương với phẩm “Lưỡng Bất Hòa Hiệp Quá” của Kinh MHBNBLMĐ, chỉ đề cập đến những tương xung tương khắc trong phạm vi nhỏ giữa người nói pháp và người thọ pháp hay giữa thầy và trò trong việc tu hành Bát Nhã. Tuy nhiên, đó là những kinh nghiệm quý báu nếu không muốn nó trở thành mối bận tâm hay phiền muộn lớn gọi là “tương ưng ma sự” có thể làm thối thất đạo Bồ đề.

 

Tóm lược:

 

1. Sự học hỏi thọ trì giữa người thuyết pháp và người nghe pháp:

 

Kinh nói: Người thuyết pháp đối với sáu phép Ba la mật có phương tiện thiện xảo, còn người nghe pháp đối với sáu phép Ba la mật không có phương tiện thiện xảo; hai bên chẳng hòa hợp, nên biết đó là ma sự của Bồ Tát. Hay trái lại, người nghe pháp đối với sáu phép Ba la mật có phương tiện thiện xảo còn người thuyết pháp đối với sáu phép Ba la mật không có phương tiện thiện xảo; hai bên chẳng hòa hợp, nên biết đó là ma sự của Bồ Tát.

Người thuyết pháp muốn cung kính sao chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát Nhã, còn người nghe pháp chẳng muốn cung kính sao chép, thọ trì v.v…, hai bên chẳng hòa hợp, sự thuyết pháp học hỏi không thành, nên biết đó là ma sự của Bồ Tát. Trái lại, người nghe pháp muốn được cung kính, sao chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát Nhã, còn người thuyết pháp chẳng muốn, hai bên chẳng hòa hợp, sự thuyết pháp học hỏi chẳng thành, nên biết đó là ma sự của Bồ Tát.

Người thuyết pháp thì đầy dẫy ác dục, quá ham mê danh lợi, y phục, ăn uống, đồ nằm, thuốc thang, đồ cúng dường của cải; còn người nghe pháp thì thiểu dục tri túc, tu hạnh viễn ly, dũng mãnh tinh tấn, đầy đủ niệm tuệ, chán sợ lợi dưỡng, chán sự cung kính, danh dự; hai bên chẳng hòa hợp, chẳng thành sự thuyết, nghe, sao chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát Nhã thì nên biết đó là ma sự của Bồ Tát. Hay trái lại, người thuyết pháp tu hành chính chắn, không mê vật dục, đầy đủ niệm tuệ trong khi người thọ pháp đầy dẫy ác dục, ham mê vật chất danh lợi. Hai bên không hòa hợp nên sự truyền pháp không thành.

Người thuyết pháp một thân không hệ lụy, vô ngại tự tại, còn người nghe pháp thì liên hệ nhiều người, bị níu kéo ràng buộc; hai bên chẳng hòa hợp, sự nghe, nói, sao chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát Nhã chẳng thành, nên biết đó là ma sự của Bồ Tát. Trái lại, người nghe pháp một thân không hệ lụy, vô ngại tự tại, còn người nói pháp thì liên hệ nhiều người, bị níu kéo ràng buộc; hai bên chẳng hòa hợp, sự thuyết pháp học hỏi chẳng thành, nên biết đó là ma sự của Bồ Tát.

Người thuyết pháp thì chẳng ưa tụ hội, ồn náo, còn người nghe thì thích ở chỗ tụ hội ồn náo hay ngược lại; hai bên chẳng hòa hợp, nên biết đó là ma sự của Bồ Tát.

Người thuyết pháp thích du phương thuyết pháp, không kể chốn nguy hiểm đến thân mạng, còn người nghe lại sợ mất thân mạng, chẳng dám đi theo hay ngược lại; hai bên chẳng hòa hợp, nên biết đó là ma sự của Bồ Tát.

Người thuyết pháp thích du phương thí pháp mặc dù biết chốn ấy nghèo khổ, thiếu ăn thiếu mặc, còn người nghe pháp thì lo nơi ấy gian khổ, nên chẳng cùng đi; hai bên chẳng hòa hợp, nên biết đó là ma sự của Bồ Tát.

 

2. Ác ma phá hoại kẻ tu hành:

 

Đó là những bất hòa hợp làm trở ngại trong việc sao chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát Nhã mà Kinh gọi là ma sự. Ngoài ra Kinh cũng đề cập đến những trở ngại khác là ác ma giả dạng Bí sô đến chỗ Bồ Tát tìm cách phá hoại như ác ma nói với Bồ Tát: Ngươi tu tập Kinh điển vô tướng chẳng phải là chơn Bát nhã Ba la mật; tu tập Kinh nầy chỉ chứng thật tế của quả Dự lưu, hoặc quả Nhất lai, hoặc quả Bất hoàn, hoặc quả A la hán, hoặc quả vị Độc giác, chẳng bao giờ có thể đắc Phật quả tối cao, thì tội gì đối với Bát Nhã nầy nhọc công vô ích. Còn ta, ta đã từng tu tập Kinh điển hữu tướng, đó chính là chơn Bát nhã Ba la mật. Khi nghe nói lời như thế, các Bồ Tát chưa được thọ ký sanh nghi hoặc; do nghi hoặc nên đối với Bát Nhã đâm nhàm chán; do nhàm chán liền bỏ việc sao chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, vì người diễn nói, nên biết đó là ma sự của Bồ Tát. Nên khi nói, nghe, thọ trì Bát Nhã có nhiều ma sự làm trở ngại như thế, Bồ Tát phải cảnh giác lánh xa.

Có nhiều pháp tương tự như Phật pháp, do ác ma thuyết giảng, cũng gây trở ngại cho việc tu tập, Bồ Tát nên cảnh giác xa lánh. Như ác ma giả dạng Bí sô hay giả dạng làm Phật, thân toàn màu vàng, hào quang một tầm, đầy đủ ba mươi hai tướng đại trượng phu, tám mươi vẻ đẹp để tự trang nghiêm đến chỗ Bồ Tát tuyên nói pháp tương ưng Nhị thừa, đó là bốn Thánh đế, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, tám giải thoát v.v… nói pháp ấy rồi, lại bảo Bồ Tát: Này Đại sĩ! Nên biết, phải nương vào pháp nầy tinh cần tu học có thể đắc quả Thanh văn hoặc quả vị Độc giác, xa lìa tất cả sanh, lão, bệnh, tử; cần gì quả vị Giác ngộ tối cao. Đó là các ma sự làm cản trở việc thọ trì, đọc tụng Bát Nhã cần phải cảnh giác xa tránh.

Ở trong Bát nhã Ba la mật sắc không sở hữu, thanh, hương, vị, xúc, pháp không sở hữu. Nếu trong pháp ấy sắc không sở hữu; thanh, hương, vị, xúc, pháp không sở hữu thì trong pháp ấy Phật cũng không sở hữu, Bồ Tát, Độc giác và các Thanh văn cũng không sở hữu. Vì tự tánh của tất cả pháp là không. Trong pháp không ấy làm gì có đắc quả Thanh văn, Bích chi Phật như ác ma thuyết giảng.

Kẻ ngu bị ma sai khiến, chưa trồng căn lành, phước tuệ kém cỏi, chưa ở chỗ Phật phát nguyện rộng lớn, chưa được các thiện hữu tri thức nhiếp thọ, nên đối với Kinh điển Bát nhã Ba la mật thậm thâm, tự mình chẳng thể nghe, hỏi, sao chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập mà lại còn ngăn cản kẻ khác nghe, hỏi, sao chép, thọ trì. Đó là ma sự do ác ma gây nên làm chướng ngại đạo Bồ đề, nên biết, phải cảnh giác xa lánh!

Nếu thiện nam, thiện nữ khi nghe, hỏi, sao chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, vì người diễn nói Kinh Bát nhã Ba la mật ấy tránh được các trở ngại do ma sự, ác ma gây nên lại có thể viên mãn lục Ba la mật; viên mãn tứ thiền, tứ vô lượng, tứ định vô sắc, 18 pháp Phật bất cộng… cho đến viên mãn quả vị Giác ngộ tối cao thì nên biết, đều do sức oai thần của chư Phật gia hộ, khiến cho họ khi nghe, hỏi, sao chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói Kinh Bát Nhã ấy, ma sự không khởi; lại khiến viên mãn tất cả pháp mầu Phật đạo.

Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, cùng tất cả đại Bồ Tát trụ ngôi bất thối chuyển trong mười phương thế giới vì các hữu tình, hiện đang thuyết pháp cũng dùng thần lực gia hộ các thiện nam, thiện nữ ấy. Tất cả chúng đại Bồ Tát ở địa vị Bất thối chuyển trong mười phương thế giới, cũng dùng thần lực gia hộ các thiện nam, thiện nữ ấy, khiến họ khi sao chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, diễn nói Kinh Bát nhã Ba la mật thậm thâm ấy không có ma sự.

 

Lược giải:

 

1. Nói về “Ma Sự”:

 

Kinh nói: Khi chép Bát nhã Ba la mật mà chẳng cung kính, thân tâm nhiễu loạn, sanh hiểu sai lầm, văn cú đảo lộn, bỗng nhiên có việc xảy ra khiến không hoàn tất được… phải biết đó là ma sự của Bồ Tát.

Lúc thọ trì, đọc tụng, giảng nói, chánh ức niệm Bát nhã Ba la mật mà ra dấu cười cợt, khinh lờn ngạo mạn, phê phán khinh chê lẫn nhau… đó là ma sự của Bồ Tát.

Lúc thọ trì nhẫn đến chánh ức niệm Bát nhã Ba la mật mà tâm chẳng hòa hiệp, phải biết đó là ma sự của Bồ Tát.

Lúc đang thọ trì Bát nhã Ba la mật mà bỏ ngang đi học các Kinh điển khác, Bồ Tát nầy trọn không thể đến Nhất thiết chủng trí. Vì đây là bỏ gốc mà níu lấy ngọn như người bỏ ngọc ma ni lấy ngọc thủy tinh, cũng như kẻ đang đói bỏ cơm nóng sốt đi ăn cơm thiu… phải biết đó là ma sự của Bồ Tát.

Cũng vậy, đời sau có thiện nam, tín nữ tội dày phước mỏng cầu Phật đạo được Bát nhã Ba la mật thậm thâm nầy lại bỏ đi lấy các Kinh sở hành của hàng nhị thừa, phải biết đó là ma sự của Bồ Tát.

Các thiện nam, tín nữ nầy thích nói pháp, ưa nói về ngũ uẩn, bố thí, thiền định; ưa nói các pháp mầu sâu xa Phật học. Đó là ma sự. Vì trong Bát Nhã thậm thâm không có tướng ưa nói; vì Bát Nhã không thể nghĩ bàn; vì Bát Nhã không suy ngẫm; vì Bát Nhã không sanh diệt; vì Bát Nhã không nhiễm tịnh; vì Bát Nhã không định loạn; vì Bát Nhã lìa danh ngôn; vì Bát Nhã chẳng thể nói; vì Bát Nhã chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong Bát nhã Ba la mật thậm thâm như trước đã nói, các pháp đều vô sở hữu, hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Các thiện nam, tín nữ trụ Bồ Tát thừa, khi sao chép kinh Bát Nhã không thâm hiểu như vậy, tâm bị nhiễu loạn, khiến chẳng hoàn tất, nên biết đó là ma sự của Bồ Tát.

Bát nhã Ba la mật tự tánh không. Thiền na Ba la mật nhẫn đến Nhất thiết chủng trí tự tánh không. Tự tánh đã không thì chẳng gọi là pháp. Không pháp chẳng thể biên chép được không pháp. Nhưng cũng không thể chấp không pháp là Bát nhã Ba la mật.

Nếu thiện nam, tín nữ trụ Bồ Tát thừa, sao chép Bát Nhã mà nghĩ ta dùng văn tự sao chép Bát Nhã và chấp văn tự có thể sao chép Bát Nhã thì nên biết đó là ma sự. Vì sao? Vì trong Kinh Bát Nhã thậm thâm nầy, sắc không có văn tự; thọ, tưởng, hành, thức không có văn tự, tất cả pháp mầu Phật đạo không có văn tự nên chẳng chấp văn tự có thể sao chép Bát nhã Ba la mật. Chấp hay không chấp đều là ma sự!

Nếu thiện nam, tín nữ trụ Bồ Tát thừa, khi sao chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói Kinh Bát nhã Ba la mật thậm thâm ấy, nếu khởi nghĩ về cõi nước, hoặc khởi nghĩ về thành ấp, hoặc khởi nghĩ về Kinh đô, hoặc khởi nghĩ về nơi chốn, phương hướng thì nên biết đó là ma sự của Bồ Tát.

Các thiện nam, tín nữ trụ Bồ Tát thừa, khi sao chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói Kinh Bát Nhã, nếu khởi nghĩ về bạn bè, hoặc khởi nghĩ cha mẹ, vợ con, anh em, bằng hữu thân thích, nếu khởi nghĩ về ác tặc, ác thú, ác nhân, ác quỷ, hoặc khởi nghĩ chúng hội du hý, dâm nữ hoan lạc, hoặc khởi nghĩ báo ân, báo oán, hoặc khởi vô lượng tưởng khác, đều là do dẫn phát của ác ma làm chướng ngại Bát Nhã, thì nên biết đó là ma sự của Bồ Tát.

Nếu thiện nam, tín nữ trụ Bồ Tát thừa, khi sao chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói Kinh Bát Nhã thậm thâm ấy, được danh dự lớn, được cung kính cúng dường mà thiện nam, tín nữ ấy thọ nhận đắm trước, bỏ bê công việc thì nên biết đó là ma sự của Bồ Tát.

Phật nói với Thiện Hiện: “Trong Kinh Bát nhã Ba la mật nầy, ta rộng nói đạo Bồ Tát phương tiện thiện xảo, nếu theo đó tinh cần tu học, mau chứng quả vị Giác ngộ tối cao. Nếu các thiện nam, tín nữ trụ Bồ Tát thừa bỏ Kinh điển nầy để thọ học sách vở thế tục hoặc Kinh Nhị thừa của ác ma thì nên biết đó là ma sự của Bồ Tát”.

 

2. Nói về “Bất Hòa Hợp”:

 

1- Lưỡng bất hòa hiệp:

 

Kinh nói: Người thuyết pháp đối với sáu phép Ba la mật có phương tiện thiện xảo, còn người nghe pháp đối với sáu phép Ba la mật không có phương tiện thiện xảo; hai bên chẳng hòa hợp, nên biết đó là ma sự của Bồ Tát. Hay trái lại, người nghe pháp đối với sáu phép Ba la mật có phương tiện thiện xảo còn người thuyết pháp đối với sáu phép Ba la mật không có phương tiện thiện xảo; hai bên chẳng hòa hợp, nên biết đó là ma sự.

Người thuyết pháp muốn sao chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát nhã Ba la mật thậm thâm, còn người nghe pháp chẳng muốn sao chép, thọ trì v.v…, hai bên chẳng hòa hợp, sự thuyết pháp học hỏi không thành, nên biết đó là ma sự của Bồ Tát. Trái lại, người nghe pháp muốn được sao chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát nhã Ba la mật thậm thâm, còn người thuyết pháp chẳng muốn, hai bên chẳng hòa hợp, sự thuyết pháp học hỏi chẳng thành, nên biết đó là ma sự.

Người thuyết pháp thì đầy dẫy ác dục, quá ham mê danh lợi, còn người nghe pháp thì thiểu dục tri túc, tu hạnh viễn ly, dũng mãnh tinh tấn, đầy đủ niệm tuệ, chán sợ lợi dưỡng, chán sự cung kính danh dự; hai bên chẳng hòa hợp, chẳng thành sự thuyết, nghe, sao chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát nhã Ba la mật thì nên biết đó là ma sự của Bồ Tát. Hay trái lại, người thuyết pháp tu hành chính chắn, không mê vật dục, đầy đủ niệm tuệ trong khi người thọ pháp đầy dẫy ác dục, ham mê vật chất danh lợi. Hai bên không hòa hợp nên sự truyền pháp không thành.

Người thuyết pháp một thân không hệ lụy, vô ngại tự tại, còn người nghe pháp thì liên hệ nhiều người, bị níu kéo ràng buộc; hai bên chẳng hòa hợp, sự nghe nói sao chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát nhã Ba la mật chẳng thành, nên biết đó là ma sự của Bồ Tát. Trái lại, người nghe pháp một thân không hệ lụy, vô ngại tự tại, còn người nói pháp thì liên hệ nhiều người, bị níu kéo ràng buộc; hai bên chẳng hòa hợp, sự thuyết pháp học hỏi chẳng thành, nên biết đó là ma sự của Bồ Tát.

Người thuyết pháp thì chẳng ưa tụ hội, ồn náo, còn người nghe thì thích ở chỗ tụ hội ồn náo hay ngược lại; hai bên chẳng hòa hợp, nên biết đó là ma sự của Bồ Tát.

Người thuyết pháp thích du phương thuyết pháp, không kể chốn nguy hiểm đến thân mạng, còn người nghe lại sợ mất thân mạng, chẳng dám đi theo hay ngược lại; hai bên chẳng hòa hợp, nên biết đó là ma sự của Bồ Tát.

Người thuyết pháp thích du phương thí pháp mặc dù biết chốn ấy nghèo khổ, thiếu ăn thiếu mặc, còn người nghe pháp thì lo nơi ấy gian khổ, nên chẳng cùng đi. Hai bên chẳng hòa hợp, nên biết đó là ma sự của Bồ Tát.

Đó là những bất hòa hợp làm trở ngại trong việc sao chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát nhã Ba la mật mà Kinh gọi là ma sự.

 

2- Ác ma giả dạng phá hoại tâm Bồ đề:

 

Ngoài ra Kinh cũng đề cập đến những trở ngại khác là ác ma giả dạng Bí sô đến chỗ Bồ Tát tìm cách phá hoại tâm Bồ đề. Đó cũng gọi là ma sự của Bồ Tát.

“Như ác ma giả dạng Bí sô hay giả dạng làm Phật, thân toàn màu vàng, hào quang một tầm, đầy đủ ba mươi hai tướng đại trượng phu, tám mươi vẻ đẹp để tự trang nghiêm đến chỗ Bồ Tát tuyên nói pháp tương ưng Nhị thừa, đó là bốn Thánh đế, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, tám giải thoát v.v… nói pháp ấy rồi, lại bảo Bồ Tát: Này Đại sĩ! Nên biết, phải nương vào pháp nầy tinh cần tu học có thể đắc quả Thanh văn hoặc quả vị Độc giác, xa lìa tất cả sanh, lão, bệnh, tử; cần gì đắc quả vị Giác ngộ tối cao. Đó là các ma sự làm cản trở việc thọ trì, đọc tụng Bát Nhã cần phải cảnh giác xa tránh”.

 

Đọc phẩm này ai cũng có thể hiểu, không cần giảng luận dong dài. Tất cả những gì ghi trên chỉ là tóm tắt phẩm “Ma Sự” không hơn không kém./.

 

---o0o---

 

 


 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]