- 1. Tổ Ma-Ha-Ca-Diếp (Mahakasyapa)
- 2. Tổ A-Nan (Ananda) Sanh sau Phật 30 năm
- 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa) Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn
- 4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta) Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn
- 5. Tổ Đề-Đa-Ca (Dhrtaka) Đầu thế kỷ thứ hai sau Phật Niết-bàn
- 6. Tổ Di-Dá-Ca (Miccaka) Đầu thế kỷ thứ ba sau Phật Niết-bàn
- 7. Tổ Bà-Tu-Mật (Vasumitra) Cuối thế kỷ thứ ba sau Phật Niết-bàn
- 8. Tổ Phật-Đà-Nan-Đề (Buddhanandi) Đầu thế kỷ thứ tư sau Phật Niết-bàn
- 9. Tổ Phục-Đà-Mật-Đa (Buddhamitra) Cuối thế kỷ thứ tư sau Phật Niết-bàn
- 10. Tổ Hiếp-Tôn-Giả (Parsvika) Đầu thế kỷ thứ năm sau Phật Niết-bàn
- 11. Tổ Phú-Na-Dạ-Xa ( Punyayasas ) Giữa thế kỷ thứ năm sau Phật Niết-bàn.
- 12. Bồ-Tát Mã-Minh ( Asvaghosha ) Cuối thế kỷ thứ năm sau Phật Niết-bàn.
- 13. Tổ Ca-Tỳ-Ma-La (Kapimala) Đầu thế kỷ thứ sáu sau Phật Niết-bàn.
- 14. Bồ-Tát Long-Thọ (Nagarjuna) Giữa thế kỷ thứ sáu sau Phật Niết-bàn.
- 15. Bồ-Tát Ca-Na-Đề-Bà (Kanadeva) Cuối thế kỷ thứ sáu sau Phật Niết-bàn.
- 16. Tổ La-Hầu-La-Đa (Rahulata) Đầu thế kỷ thứ bảy sau Phật Niết-bàn.
- 17. Tổ Tăng-Già-Nan-Đề (Sanghanandi) Giữa thế kỷ thứ bảy sau Phật Niết-bàn.
- 18. Tổ Già-Da-Xá-Đa (Gayasata) Cuối thế kỷ thứ bảy sau Phật Niết-bàn.
- 19. Tổ Cưu-Ma-La-Đa (Kumarata) Đầu thế kỷ thứ tám sau Phật Niết-bàn.
- 20. Tổ Xà-Dạ-Đa (Jayata) Giữa thế kỷ thứ tám sau Phật Niết-bàn.
- 21. Tổ Bà-Tu-Bàn-Đầu (Vasubandhu) Cuối thế kỷ thứ tám sau Phật Niết-bàn.
- 22. Tổ Ma-Noa-La (Manorhita) Đầu thế kỷ thứ chín sau Phật Niết-bàn.
- 23. Tổ Hạc-Lặc-Na (Haklena) Giữa thế kỷ thứ chín sau Phật Niết-bàn
- 24. Tổ Sư-Tử (Aryasimha) Cuối thế kỷ thứ chín sau Phật Niết-bàn.
- 25. Tổ Bà-Xá-Tư-Đa (Basiasita) Đầu thế kỷ thứ mười sau Phật Niết-bàn.
- 26. Tổ Bất-Như-Mật-Đa (Punyamitra) Giữa thế kỷ thứ mười sau Phật Niết-bàn.
- 27. Tổ Bát-Nhã-Đa-La (Prajnatara) Cuối thế kỷ thứ mười sau Phật Niết-bàn.
- 28. Tổ thứ nhất Trung-Hoa - Bồ-Đề-Đạt-Ma (Bodhidharma) Đầu thế kỷ thứ mười một sau Phật Niết-bàn.
- 29. Tổ Huệ Khả
- 30. Tổ Tăng Xán
- 31. Tổ Đạo Tín
- 32. Tổ Hoằng Nhẫn
- 33. Tổ Huệ Năng
Không ai biết quê quán và gốc gác Sư thế nào. Chỉ biết Sư với hình thức cư sĩ mắc bệnh ghẻ lở đến lễ Tổ Huệ-Khả xin xám tội. Nhơn đó được ngộ đạo. Được Tổ cho thọ giới cụ túc tại Chùa Quang-Phước, nhằm niên hiệu Thiên-Bình thứ hai (536 T.L) nhà Bắc-Tề ngày 18 tháng 3. Sư theo hầu hạ Tổ được hai năm. Tổ truyền kệ và y bát bảo phải đi phương xa ẩn tránh kẻo có nạn. Sư đến ở ẩn nơi núi Hoàn-Công thuộc Thư-Châu.
Đời Châu-Võ-Đế ra lệnh diệt Phật pháp (561 T.L). Sư sang ở núi Tư-Không huyện Thái-Hồ. Sư thường đổi dời ít khi ở lâu một chỗ, nên hơn mười năm mà không ai biết tông tích. Thời gian Sư ở núi Tư-Không có một vị sư người Ấn tên Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi sang Trung–Hoa cầu pháp. Gặp sư, Lưu-Chi hết lòng kính mộ xin làm đệ tử. Sư truyền tâm ấn cho và khuyên qua phương Nam tiếp độ chúng sinh.
Đời nhà Tùy khoảng niên hiệu Khai-Hoàng có ông Sa-di hiệu Đạo-Tín được 14 tuổi đến lễ Sư thưa:
-Xin Hòa-Thượng từ bi ban cho con pháp môn giải thoát.
Sư hỏi:
-Ai trói buộc ngươi ?
-Không ai trói buộc.
–Đã không trói buộc, đâu cần cầu giải thoát.
Đạo-Tín nghe liền đại ngộ. Từ đây, Đạo-Tín theo hầu hạ Sư suốt chín năm. Sau Đạo-Tín đến Kiết-Châu thọ giới, rồi trở lại hầu thầy rất cần mẫn. Sư thường dùng lý huyền diệu gạn hỏi, biết Đạo-Tín cơ duyên đã thuần thục, bèn truyền y pháp cho ông, Sư bảo:
-Đại pháp nhãn tạng của Như-Lai, nay ta trao lại cho ngươi cùng với y bát. Ngươi gắng mà gìn giữ. Nghe ta nói kệ:
Dịch:
Sư dạy tiếp:
-Xưa Tổ Huệ-Khả trao pháp cho ta rồi, Ngài đến xứ Nghiệp-Đô hoằng hóa hơn ba chục năm mới thị tịch. Nay đã có người thừa kế cho ta thì việc của ta đã xong, còn mắc ở đây làm gì !
Sư đến núi La-Phù ngao du hai năm. Sư lại trở về Châu-Thư, ngụ tại chùa Sơn-Cốc. Dân chúng ở đây nghe Sư đến đều vui mừng tấp nập kéo đến thừa sự cúng dường. Sư đăng tòa thuyết pháp cho tứ chúng nghe. Thuyết xong, Sư đứng ngay thẳng dưới cây đại thọ chấp tay thị tịch.
Nhằm ngày rằm tháng 10 năm Bính-Dần, niên hiệu Đại-Nghiệp thứ hai (602 T.L) nhà Tùy. Sư có trước tác bài "Tín tâm minh" là một tác phẩm trọng yếu của thiền tông hiện còn lưu hành. Vua Huyền-Tông đời Đường truy phong hiệu là Giám Trí thiền sư.