- 01. Lời thưa
- 02. Ni Trưởng Mahā Pajāpatī Gotamī
- 03. Tỳ-khưu-ni Yasodharā
- 04. Thánh nữ Visākhā
- 05. Tỳ-khưu-ni Khemā
- 06. Tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā (cô gái hoa sen)
- 07. Hoàng hậu Sāmāvatī hiền đức
- 08. Tỳ-khưu-ni Dhammadinnā
- 09. Nữ Thánh đệ tử Uttarā
- 10. Tỳ-khưu-ni Bhaddā Kuṇḍalakesā
- 11. Tỳ-khưu-ni Paṭācārā
- 12. Tỳ-khưu-ni Ambapālī
- 13. Tỳ-khưu-ni Kisā-Gotamī
- 14.Hoàng hậu Mallikā
- 15. Cận sự nữ Suppiyā
- 16. Mẹ Mātikagama
- 17. Tỳ-khưu-ni Subhā
- 18. Hoàng hậu Mahāmāyā
- 19. Cô gái con người thợ dệt
- 20. Cô bé Puṇṇā & nàng Sujātā
(Phật mẫu)
Dưới chân ngọn Himalaya cao ngất tầng mây, có vương quốc Kapilavatthu nhỏbé, cổxưa, có núi sông xinh tươi, kỳ vĩ, chính là quê hương ngàn đời của dòng giống Sakyā anh hùng đã đến đây lập quốc từthời Okkāka đệtam. Đức vua hiện tại là Suddhodana, hoàng hậu là Mahāmāyā. Mahāmāyā là em ruột của đức vua Suppabuddha ởvương quốc Koliyā kếcận1, cách nhau bởi con sông Rohini. Đức vua Suppabuddha lại kết duyên với bà Amitā Pamitā,là em gái của đức vua Suddhodana. Vì vậy tình thân của hai vương quốc này nhưda với xương, nhưmôi với răng... Mahāmāyā kết tóc se tơvới vua Suddhodana năm vừa mười sáu tuổi. Bà có năm vẻđẹp và sáu mươi bốn tướng tốt của người phụnữ; tính tình mềm mỏng, dịu dàng, đoan trang, phúc hậu lại giàu lòng nhân ái nữa - do sựtích lũy công hạnh Pāramī đã một trăm ngàn kiếp vềtrước, và từđó vềsau, qua các kiếp sống, bà luôn giữtròn ngũ giới2. Em ruột của bà là Pajāpati Gotamī cũng cùng chung mối lương duyên này, làm hoàng phi của vua Suddhodana. Thếnhưng, đã lớn tuổi mà hai bà vẫn không có con, đức vua trông người nối dõi đã mỏi mòn con mắt.
1 Vương quốc Kiliyā cũng thuộc dòng dõi Sakyā.
2 Theo Dictionary of Pāḷi proper names - q.2 - trang 609.
Ngày ấy, theo lệthường vào mỗi buổi sáng, đức Mahāmāyā thức dậy thật sớm, tắm rửa sạch sẽ, nếu đúng kỳ đầu và giữa tháng thì bà thọbát quan trai giới1. Khi tiếng trống từlâu thành đã điểm tàn canh ba2 là lệnh bà đã chuẩn bịsẵn sàng cùng với thịnữthắng kiệu ra ngoại thành, các phường ấp xa xôi đểlàm việc từthiện. Đây là niềm vui của lệnh bà, mà chính đức vua Suddhodana cũng khuyến khích điều ấy. Nhà vua còn thầm nguyện rằng, biết đâu nhờviệc thiện ấy mà các vịthượng đẳng thần trên đầu trên cổthương xót mà ban cho họmột mụn con trai?
Lệnh bà Mahāmāyā bốthí rất nhiều; lúc rau trái, lúc y áo, lúc chăn nệm, lúc thuốc men, lúc lương thực gạo bắp, sắn khoai hoặc tiền bạc... Với tâm bi mẫn, lệnh bà bốthí có đến bốn ức3 đồng tiền vàng vào mỗi ngày nhưthế. Những giọt sương nhân ái kia dẫu không thấm đẫm
được sa mạc cuộc đời nhưng cũng mát dạnhững loài lau cỏthân phận thấp hèn, bé mọn!
Hôm kia, sau khi trao tặng hết đồng tiền cuối cùng, nhưcó mối giao cảm linh thiêng nào đó, lệnh bà cảm thấy tâm hồn an vui, thưthái lạlùng, niềm hỷlạc lâng lâng no đầy suốt cảngày. Đêm ấy, lệnh bà đi rồi từtừchìm vào giấc mộng huy hoàng, mát mẻ. Tứđại vào giấc ngủan lành
1 Bát quan trai giới: Không sát sanh, không trộm cắp, không hành dâm, không nói dối, không dùng các chất say, không ăn quá ngọ, không múa ca hát xướng, trang điểm, phấn son và không nằm chỗ cao đẹp, sang trọng.
2 Canh ba: Đêm Ấn Độ chia làm ba canh.
3 Ức: 100.000.
Thiên vương1 cao sang, chói sáng từhưkhông hiện xuống, phò long sàng của lệnh bà đi vào ngọn núi Himavā rất cao trên tuyết lãnh. Với cửchỉnghiêm cẩn và đầy trân trọng, Tứđại Thiên vương đặt lệnh bà trên tảng đá cao sáu mươi do-tuần, dưới gốc cây sāla cao một trăm do-tuần, gần ao lưu ly Anotatta, đoạn thỉnh lệnh bà xuống tắm. Các vì thiên nữkiều diễm đến nghinh tiếp lệnh bà bước xuống trên vùng hoa sen trắng tỏa hương ngào ngạt.
Xong đâu đó, họmang trân châu, bảo ngọc và hương hoa của cõi trời trang điểm cho hoàng hậu rồi thỉnh lệnh bà vào nghỉtrong một tòa lầu bằng bạc. Phía Bắc có một quảnúi bằng vàng long lanh chóa mắt, đủng đỉnh bước ra một con voi trắng to lớn, sáu chiếc ngà nhưsáu cánh tay trân trọng ôm một đài sen trắng tươi thắm còn đọng sương mai. Bạch tượng đi quành vềhướng Đông, tiến xuống phía Nam, rống một tiếng to, nhiễu ba vòng vềphía hữu quanh long sàng rồi chui vào hông phải của hoàng hậu.
Đại bồ-tát, thiên tửSetaketu từcung trời Tusita, thếlà đã giáng sanh vào lòng Phật mẫu Mahāmāyā.
Sáng ngày, trong không gian còn tỏa nức mùi hương, lệnh bà cảm thấy tinh thần phơi phới và tâm hồn thanh khiết một cách kỳ lạ. Đức vua Suddhodana được nghe lệnh bà kểlại, lập tức lâm triều, cho vời sáu mươi bốn vịbà-la-môn tinh thông điềm triệu đến bàn vềgiấc mộng ấy.
1 Four Mahārāja-Gods.
Nghe xong, tất cảcác thầy bà-la-môn đều phủphục lạy mừng. Một vịcất giọng sang sảng:
- Quảthật là giấc mộng đại cát tường, tâu đại vương! Thếlà hoàng hậu đã thọthai một nhân cách phi phàm, cao cả; là linh khí kết tụcủa núi sông, nhật nguyệt muôn triệu năm mới có một lần. Đây chính là một ân sủng thiêng liêng mà đức Brāhman đã ưu ái ban tặng cho đại vương.
Đức vua Suddhodana vô cùng đẹp dạ, ban thưởng trọng hậu cho các thầy bà-la-môn rồi truyền ngựy túc trực sẵn sàng đểsăn sóc sức khỏe cho hoàng hậu. Tứđại Thiên vương nhận được lệnh từthiên chủSakka; thay nhau cầm bửu kiếm hộtrì lệnh bà luôn suốt
mười tháng nhưthế.
Đại bồ-tát từkhi vào lòng Phật mẫu, gá thai bào, lần lần lớn lên, không hềlàm cho lệnh bà khó chịu; trái lại, được sức khỏe, an vui và mát mẻhơn. Thai nhi ngồi an nhiên ởtrong bụng nhưmột bức tượng vàng trong động báu, chân xếp kiết già, hướng mặt ra phía trước rất khác
với phàm nhân.
Thếrồi... tháng ngày chim ca hoa nở, lá nẩy hương, chồi xanh nẩy ngọc, trăng thanh gió mát, phơi phới mây lành... khắp nơi cung tía lầu son, nhạc vui thanh thoát, tiếng cười nói dịu dàng... bao quanh hoàng hậu nhưtạo thêm duyên lành cho đấng siêu việt sẽra đời.
Đến ngày trăng tròn tháng Vesākha, theo phong tục thời bấy giờ, hoàng hậu xin được phép vềkinh đô Devadaha, nước Koliyā, là quê mẹcủa lệnh bà đểchờngày mãn nhụy khai hoa. Thếrồi, một toán phi mã cấp tốc mang thông điệp của đức vua Suddhodana sang đức vua Suppabuddha đưa tin ngày lệnh bà lên đường. Dân chúng cảhai nước hớn hởchào đón ngày vui, họtựđộng sửa sang đường sá, cầu cống, khe rạch; nhà nhà treo đèn kết hoa, cờngũ sắc... rực rỡ, náo nhiệt, tưng bừng...
Hôm ấy, trời thanh, gió nhẹ, lệnh bà bước lên kiệu hoa có cung nga dìu hai bên. Hoàng phi Pajāpati Gotamī cùng thịnữthân tín bước lên những chiếc kiệu sang trọng khác. Đoàn người rầm rộlên đường, trước sau có hai đội quân danh dựcủa hoàng gia nai nịt, yên cương, quân phục, khí giới, giáp bào sáng chói, uy nghi trên thân chiến mã cẩn trọng hộgiá. Ra khỏi cổng thành kinh đô hoa lệ, đoàn xa giá lần ra ngoại ô. Hai bên đường, dân chúng hò reo, tung hoa, rảy nước. Khi tới một rừng cây sāla, thuộc lâm viên Lumbinī, giáp ranh biên địa hai nước, thấy phong cảnh xinh đẹp lạthường, hoàng hậu Mahāmāyā truyền lệnh dừng lại. Lúc ấy cảrừng hoa sāla trổhoa trái mùa, rực rỡphô sắc giữa những mảng màu xanh biếc. Hoàng hậu Mahāmāyā thấy lòng khoan khoái, thanh thản dạo chơi. Sao lạ? Không khí nhưướp hương, muôn chim nhưtrỗi nhạc; trời đất, cây lá, cỏhoa... tất thảy đều xanh trong, mịn màng nhưnhung, nhưngọc...
Đến một gốc cây sāla đại thụ, hoa nởtừgốc tới ngọn, kết dệt nhưmột tấm thảm gấm, hoàng hậu ngước nhìn. Có một vòi hoa vươn dài ra, hoa to và đậm sắc - hoàng hậu đưa tay định níu. Bất chợt, vòi hoa ấy đột nhiên oằn xuống rồi đặt nhẹlên lòng bàn tay của lệnh bà. Ngay lúc ấy, hoàng hậu Mahāmāyā trởdạ, cung nga thểnữhối hảgiăng màn. Đại bồ-tát đản sanh trong giờphút thiêng liêng này. Ngài ra khỏi lòng mẹnhẹnhàng nhưvịpháp sưduỗi chân bước xuống pháp tòa.
Và đồng thời, nhưva đập vào cánh cửa huyền mật, siêu nhiên; ba tầng trời thảy đều rúng động, đại địa chao đảo, nước biển trong bốn đại dương dâng cao, ầm ào vỗgiữa hưkhông. Thiên nhạc trỗi lên, thiên hoa tung bay; phạm thiên, chưthiên trong ba ngàn cõi mởhội vui mừng. Hai con rồng vàng trong mây xanh bay sà xuống, tuôn hai vòi nước nóng và lạnh ngào ngạt hương, tắm cho đại bồ-tát. Bốn vịđại phạm thiên ởcõi trời Tịnh Cưđứng bốn góc, giăng tấm lưới bằng vàng mịn đỡthân đại bồ-tát không cho rơi xuống đất. Họnói thoảng vào tai lệnh bà Mahāmāyā rằng:
- Xin hoan hỷchúc mừng hoàng hậu. Vịấu nhi này sẽlà một bậc thiên hạvô song, trí tuệvà đức hạnh khắp cảba cõi, sáu đường không ai dám sánh. Ngài chính là một bậc Vô thượng Chí tôn.
Lời vừa dứt, Tứđại Thiên vương đã che chiếc lọng báu và đưa tấm nhung mịn tiếp bồng ngài, rồi trao qua cho cung nữẵm ngài trên tấm lụa Dukūla.
Bỗng, đại bồ-tát vùng đứng dậy, đi vềhướng Đông bảy bước, dưới đất trồi lên bảy hoa sen đỡgót chân ngài, có hai vịthiên bưng năm món triều phục của Chuyển luân Thánh vương đi hầu hai bên. Đại bồ-tát một tay chỉthượng, một tay chỉhạ, nói lên câu kệ:
Aggohamasmi lokasmiṃ
Seṭṭho jeṭṭho anuttaro
Ayamantimāme jāti
Natthi dāni punabbhavoti.
Nghĩa là: “Ta là chúng hữu tình cao quý và lớn hơn tất cả các loài trong tam giới. Đây là kiếp cuối cùng của ta. Ta sẽ không còn luân hồi tái sanh nữa”.
Kinh kểrằng, ngay khi đại bồ-tát đản sanh, vì do túc duyên ba-la-mật từnhiều a-tăng-kỳ kiếp, lúc ấy cùng có bảy nhân vật đồng sanh1 đểtrợduyên cho quảvịChánh Đẳng Giác:
Nhưvậy là nhằm ngày trăng tròn tháng Vesākha, năm sáu trăm hăm ba trước Tây lịch kỷnguyên, tại kinh thành Kapilavatthu thuộc vương quốc Sakyā cổkính, bên ranh giới Tây Bắc Ấn Độthuộc xứNépal ngày nay, dưới chân ngọn Himalaya hùng vĩ, trong vườn Lumbinī, đã giáng sinh một hoàng tửmà sau này trởthành giáo chủcủa những giáo chủ, đạo sưcủa những đạo sưvĩ đại nhất trên thếgian, trong lịch sửloài người, đó là đức Siddhattha, họlà Gotama, vua cha là Suddhodana, mẫu hậu là Mahāmāyā. Đạo sĩ Asita sau khi đoán mộng cho ấu nhi, chắc chắn ba mươi lăm năm sẽtrởthành một đức Chánh Đẳng Giác, đã nói với hoàng hậu Mahāmāyādevī nhưsau:
1 Công chúa Yasodharā; Ānanda, con thân vương Amitodana, em ruột đức vua Suddhodana; Channa, người hầu ngựa; Kāḷudāyi, con một lão thần lương đống, sau này thỉnht đức Đại Giác về thăm Kapilavatthu; Ngựa Kaṇṭhaka; cây Bodhi, nơi Phật ngồi thành đạo; Bốn hầm châu ngọc.
- Tâu lệnh bà! Chưthiên và nhân loại rất cảm kích và tri ân lệnh bà đã cưu mang một bậc vĩ nhân, một hiện thân siêu phàm. Lệnh bà sẽtrởthành một vịPhật mẫu đúng theo đại nguyện của lệnh bà từnhiều kiếp trước. Ân đức và phước báu của lệnh bà quá lớn, hàm tàng một năng lực quá mạnh, sợrằng thân thểnặng nềô trọc của thếgian tứđại kia không đủsức chởmang được nữa. Bảy ngày sau, lệnh bà sẽtừbỏnhục thân ấy, hóa sanh làm một vịthiên nam ởcung trời Tusita (Đẩu-suất)! Rồi bốn mươi hai năm sau1, khi nhân duyên tròn đủ, chính đức Chánh Đẳng Giác - con trai vĩ đại của lệnh bà, sẽlên cõi trời Ba Mươi Ba thuyết pháp đểtrảnợân huyết sữa; và lệnh bà sẽđắc quảThánh ởđấy, vĩnh viễn sẽkhông còn trởlại chốn trần gian đầy thống khổnày nữa!
Thật quảnhưlời tiên tri của đạo sĩ Asita, bảy ngày sau, hoàng hậu Mahāmāyādevī không bệnh, mỉm cười lìa trần, tức khắc hóa sanh vào cung trời Tusita - có tên là Māyādevaputta.
Ôi! Không ai dễgì có đủphước báu đểlàm mẹcủa một vịPhật. Sửliệu còn ghi rõ rằng, trong rất nhiều Jātaka, bà đã làm mẹcủa đại bồ-tát, nhưtrong Alīnacitta, trong Kaṭṭhahari, trong Kurudhamma... bởi lời nguyện dưới chân đức Phật Vipassī chín mươi mốt đại kiếp vềtrước2.
1 Chỉ vào hạ thứ 7 của đức Phật, ngài đã lên cung trời Đao Lợi thuyết tạngAbhidhamma để độ Phật mẫu. Thiên tử Māyādevaputta đã từ Đẩu Suất sang để thính pháp, đắc quả Tu-đà-hoàn.
2 Xem tự điển đã dẫn, q.2 - trang 610.
Tỳ-khưu-ni Puṇṇikā
(Cô gái nô lệ đội nước)1
1 Xem “ Therī Upadāna Pāḷi (38. Puṇṇāpadānaṃ)
Thân phận chiên-đà-la
Như bọ hung đội phẩn
Như dòi trong hầm xí
Hôi hám và dơ dáy
Bị mọi người coi khinh
Bị xã hội ruồng bỏ
Làm những việc hạ tiện
Như nạo vét ống cống
Như chùi rửa cầu tiêu
Giặt vật dơ, vật uế
Lau góc nhà, xó bếp
Cạo nồi niêu, soong chảo
Đội nước và gánh phân
Chăn dê và chăn bò
Ngủ hoang giữa chuồng trại
Không tấm đắp, tấm nằm
Quen muỗi lằn, sâu kiến
Quen đất cát, bụi bẩn
Nhận chửi mắng, đánh đập
Chịu tra tấn, đòn vọt
Là sở hữu của chủ
Muốn làm gì thì làm
Như kê chân, lót thân
Như giải tỏa tình dục
Rao bán như món hàng
Chọn mông và chọn vú
Chọn săn chắc, cơ bắp
Có cả quyền giết chết
Vì chúng không phải người
Là con heo, con chó
Là con bò, con trâu
Là công cụ sản xuất
Là công cụ phục dịch
Nô lệ đến suốt đời
Đổ mồ hôi, nước mắt
Ăn cơm thừa, canh cặn
Bệnh tật và ốm đau
Mụn nhọt và lở loét
Chết thì quăng bãi cốt
Xương thịt lần rã hoại
Tứ đại trả tứ đại
Chỉ còn lại hư vô
Nỗi đau và nỗi nhục
Chỉ còn lại hư vô
Kêu than không thấu trời
Rên rỉ không đụng đất
Thượng đế cũng ngoảnh mặt
Vô cảm và vô tri
Bỏ mặc cháu con ngài
Tàn ác và bất nhân
Cho trần gian tự diệt...
Bài thơkệngũ ngôn ấy - là đặc tảthân phận của hạng người bần cùng, hạliệt, bất hạnh nhất trong xã hội Ấn Độthời đức Phật. Họbịđẩy ra khỏi bốn giai cấp, được gọi là chiên-đà-la. Họsống lúc nhúc nhưsâu, nhưdòi trong các mương cống, trong những cái chòi rách nát, tối tăm nhưhang cáo, ổchuột... bao giờcũng cách ly với các giai cấp khác. Có một sốtiện dân sống nô lệmãn đời trong các trại sản xuất đủloại nhưchăn nuôi, trồng trọt; trong các gia đình ông chủlớn, ông chủnhỏnhưthương gia, tiểu phú, đại phú, bà-la-môn, quý tộc...
Cô gái có tên là Puṇṇikā được nói lên ởđây là tiện dân, thuộc hạng người chiên-đà-la ấy. Nhưng cô lại được năm điều may mắn, diễm phúc hơn các cô gái khác cùng hạng. Một là cô có chút học hành, có kiến thức, tri thức. Hai là cô có sắc đẹp, tuy không hơn ai, nhưng mặn mà, duyên dáng, nổi bật hẳn trong chúng. Ba là cô được phước lành làm nô lệtrong đại gia tộc của trưởng giảCấp Cô Độc (Āthapiṇḍika), một cận sựnam thuần thành của đức Phật, giàu tín tâm và lòng nhân ái. Bốn là cô có chỗăn chỗởđàng hoàng, xiêm áo đầy đủvà ăn uống không hềthiếu thốn. Năm là cô được làm thường xuyên một công việc xem ra là nhẹnhàng nhất, ấy là việc đội nước... Tuy nhiên, cô buồn, cô bực, cô chán, cô ghét, cô hận, cô luôn muốn bứt thoát ra khỏi gông xiềng, bẻgãy cái lồng sắt đểbước ra thếgiới bên ngoài, muốn hít thởkhông khí
trong lành và mát mẻcủa tựdo.
Trưởng giảCấp Cô Độc đối xửrất công bằng, rất tốt đối với bọn nô bộc, nô lệ; ông còn khuyên mọi người sống hiền lành, tập giữngũ giới, bát quan trai giới. Ai mà làm được thế, ông thưởng bằng nụcười nhân hậu cùng với gạo tiền, vải vóc, mùng mền, xiêm áo... Ông thấy ai giỏi
giang, chất phác, thuần hậu, chăm công, chăm việc trong một thời gian nào đó, ông sẵn sàng xóa bỏđời sống nô lệ, muốn đi xuất gia theo Phật hay lập gia đình, cũng được, ông sẵn sàng tạo cho công ăn việc làm nhưmột con người tựdo!
Puṇṇikā biết vậy nên cô luôn luôn cốgắng chăm chuyên, cần mẫn trong công việc đội nước và cô còn tựý làm cảnhững việc ngoài bổn phận của mình. Giỏi giang thếnhưng dường nhưkhông ai thích cô bởi cái mặt luôn luôn hếch lên trời, bởi cách nói nhưluôn chứng tỏsựhiểu biết của mình; bởi cái lưng làm ai cũng có cảm giác nhưluôn ưỡn lên, dựng thẳng lên; bởi cái nụcười không bao giờcó vẻtựnhiên, hồn nhiên mà là nhưbiếm nhẽ, ngạo mạn; bởi cái giọng nói làm ai cũng cảm giác chua nhưdấm, đắng nhưtrái bồhòn! Đúng rồi, Đúng là cô quá cao ngạo, quá ngã mạn! Cô cao ngạo, ngã mạn trong khi giao tiếp, khi nói chuyện, trong việc làm, lúc ra đường và
cảtrong góc bếp. Đến nỗi cái cách đội nước của cô người ta ai cũng ghét - có cái gì đó chứng tỏnhư: “Ừ, thì là việccủa ta đấy! Ừ, ta là nô lệ đấy! Ừ, thì ta là vậy đấy!” Là nô lệnhưng cô không bao giờtránh mặt hay tránh bước chân các giai cấp khác. Gặp lúc phải nói chuyện với họ, cô xưng tôi và đối thoại nhưngang hàng chẳng sợgì cả. Cô chỉkính nểcó đức Phật, chưtăng ni giáo hội và ông bà chủCấp Cô Độc mà thôi. Vua chúa, bà-la-môn, tướng lãnh, quý tộc, đại phú gia, tiểu phú gia... cô cũng khinh khỉnh, không thèm kính trọng, hạmình làm gì!
Puṇṇikā biết, khổnổi là cô gái tựbiết mà cô không thểthay đổi được; cái kiêu ngạo, ngã mạn ấy nó ngủngầm trong dòng nghiệp rồi, tạo nên bản chất, cá tính sâu dày mất rồi. Cô không thểhọc được sựkhiêm cung, nhún nhường, từtốn, bao dung, rộng lượng, nhân ái nhưông Cấp Cô Độc được. Đôi khi cô cũng tựthẹn, thấy ghét mình, căm mình... nhưng sáng ngày ra, tánh nào tật ấy, không thay đổi được. Cái cao ngạo, ngã mạn là một cái gì nhưnăng lực ngầm, lại cuốn hút cô đi, tác động lên thân, lên khẩu, lên ý trong sinh hoạt hằng ngày...
Hôm kia, vào một ngày đông lạnh, cô lại đi đội nước nhưthường lệ, chuyến này rồi chuyến khác. Đầu tiên, khi thò cái hũ xuống nước, bàn tay của cô tê cóng, nhưbịđóng băng. Có cái gì nghe bì bõm. Khẽnhìn ra xa. Một người đàn ông bà-la-môn tím thâm cảmặt mũi đang tắm rửa, cọxát trong dòng nước lạnh buốt. Cô rủa thầm: “Rửatội ư? Quả là một tin tưởng ngu nghếch! Cái đầu óc của ôngđạo sĩ kia có lẽ làm bằng đất sét chăng? Bằng cái mê muộiđặc sệt, trơ lì, đóng chai trong tâm thức truyền đời nên tưduy, hiểu biết không thể động cựa, nhúc nhích được chăng?Rõ thảm!”
Nâng được hũ nước lên bờ, cô rướn lưng đứng thẳng, quay sang phía ông đạo sĩ, ngửa mặt lên trời, nói lớn:
- Chà, tôi vọc nước, múc nước trong cái giá băng của dòng nước, tôi chịu khổsởlà vì công việc, là vì thân phận nô lệ, là vì sợbịchủrầy, chủphạt, chủđánh. Còn ai kia là tại làm sao vậy ha? Không biết là do sợhãi điều gì, ai rầy, ai phạt, ai đánh mà phải chịu khổsở, tím tái trong dòng
nước lạnh buốt kinh khủng nhưthế- này hỡi người bàla- môn!1
Người bà-la-môn ấy tên là Sotthiya - cũng là một đạo sĩ hữu danh - thấy cô gái đội nước, hạng tiện dân lại nói trống không, kiêu ngạo nhưthế, ông giận run. Cốgắng kiềm chếcơn giận, ông nói:
- Ta nghe ông trưởng giảCấp Cô Độc có một cô gái nô lệ, không cam chịu thân phận mình mà thường hống hách, vô lễ, cao ngạo - có tên là Puṇṇikā; với miệng lưỡi chanh chua nhưvậy thì đúng Puṇṇikā là cô đây rồi. Nhưng ta cũng không chấp làm gì!
Rồi ông nói tiếp:
- Này cô Puṇṇikā! Chính cô biết rõ ta tắm trong nước là ta muốn tẩy uế, muốn rửa cho sạch hết tội lỗi nơi thân, nơi tâm - là cái tín ngưỡng thiêng liêng của đạo bà-la-môn từngàn xưa mà! Tại sao đã biết rồi mà cô lại giảvờmuốn hỏi? Cái cách hỏi của cô dường nhưlà muốn chất vấn, muốn chỉtrích cái cách ta đang ngăn điều ác, bằng việc làm lành tốt nhưthếnày hay sao?
1 Phỏng dịch từ đoạn Pāḷi: Udahārī ahaṃ sīte sadā udakamotariṃ,ayyānaṃdaṇḍa bhayabhītā vācādosabhayaṭṭitā. Kassa brāhmaṇa tvaṃbhīto sadā udakamotari, vedhamānehi gattehi sītaṃ vedayase bhusaṃ.
Bất cứai dù già, dù trẻmà trước đây đã từng tạo nghiệp bất thiện qua thân, khẩu ý - nếu được tắm rửa thường xuyên trong dòng nước mẹthiêng liêng liêng này - thì đều được giải trừtất cảmọi ác nghiệp, mọi tội lỗi! Cô không biết thếsao?1
Cô gái chợt cười hì hì:
- Trâu bò tắm sông còn nhiều hơn cảcác ông đạo sĩ bà-la-môn. Chắc bây giờtrâu bò quanh hai bờsông Gaṅgāđều đã thành thánh cảrồi, phải vậy không, thưa ngài?
Nghe cô gái nói “trâu bò”, ông Sotthiya giận run:
- Ngươi dám...
- Phải! Tôi dám chứ! Nếu ngài rửa tội trong bao năm, chắc hẳn ngài sẽthành thánh trước cảtrâu, cảbò, thưa ngài!
Đạo sĩ Sotthiya giận run lẩy bẩy. Vừa lạnh, vừa giận - nhưng ông không đáp nổi trước cô gái quá quắt!
Cô gái cười dài nhưcốchọc giận thêm:
- Đạo sĩ nếu đã thành thánh thì chắc không còn giận, không còn sân, ởđây thì ngược lại. Chứng tỏgì? Chứng tỏquan niệm tắm nước sông Gaṅgā tẩy sạch hết tội lỗi là một tín ngưỡng sai lầm, si ngốc!
1 Phỏng dịch từ đoạn Pāḷi: Yo vuḍḍho daharo vāpi pāpakammaṃ pakubbati,dakābhisiñcanā bhoti pāpakammā pamuccati. Uttarantassa akkhāsiṃdhammatthasaṃhitaṃ padaṃ,taṃ ca ñatvā sa saṃviggo pabbajitvā ’rahāahu.
Đạo sĩ Sotthiyta im sững, không đáp được.
Cô gái tấn công tiếp:
- Nước chỉrửa sạch thân thể, không thểrửa sạch cái tâm được, thưa đạo sĩ khảkính! Bằng chứng là cái tâm tham, sân, si của đạo sĩ vẫn còn y nguyên. Phải biết nhúc nhích cái đầu óc một chút mà tưduy cho đúng đắn, chân chính và sâu sắc hơn...
Thấy đạo sĩ có vẻim lặng lắng nghe, cô gái chậm rãi thuyết giảng:
- Ông chủcủa tôi, trưởng giảCấp Cô Độc từkhi gặp giáo pháp của đức Phật Cù-đàm, ông cúng dường gần hết cảgia sản mà ông luôn tươi cười, vui vẻ, rộng lượng, tham sân si gì đó dường nhưdiệt mất gần hết. Ổng nhưông thánh vậy đó. Tu vậy mới gọi là tu! Còn ông thì sao nào? Chẳng biết tu làm sao cả! Vậy là nhờcái nước song ngu ngốc kia tu giùm, nó rửa tội giùm cho! Hãy tỉnh trí lại đi! Hãy bỏcái đạo si mê kia mà tu theo giáo pháp của ông Phật Cù-đàm đi!
Trời lạnh, nước lạnh mà “bài giảng” của cô gái “trời đánh thánh vật” càng làm cho ông bà-la-môn lạnh hơn.Nhờlạnh hơn cho nên ông tỉnh ngộ, thời gian sau, ông bỏtất cảxin xuất gia tỳ-khưu trong giáo pháp của đức Đạo sưvà trởthành một vịA-la-hán.
Còn cô gái? Hôm kia, trưởng giảCấp Cô Độc kêu cô lại và nói:
- Con đã làm việc rất tốt trong bao nhiêu năm qua, hôm nay ta tuyên bốlà sẽxóa thân phận nô lệcho con. Vậy con sẽthu xếp đời mình từđây vềsau nhưthếnào, con hoàn toàn tùy nghi chọn lựa. Ta hứa sẽgiúp con.
- Thưa chủ! Cho con xin được xuất gia nhưthanh niên Dasaka mà trước đây chủđã cho chàng ta thoát khỏi than phận nô lệ.
Ông trưởng giảhoan hỷmỉm cười gật đầu:
- Ừ! Con còn nhớchuyện Dasaka à? Đức ThếTôn rất khen ngợi. Bây giờvịấy đã là một bậc A-la-hán1.
Thếrồi, cô gái được xuất gia, và thời gian sau tỳ- khưu-ni Puṇṇikā đắc quảA-la-hán, đầy đủthắng trí thần thông và luôn cảbốn tuệphân tích. Cô đã sửdụng sựbiện tài, thông thái của mình đểhàng phục chúng ngoại đạo mồm mép, đem lại lợi lạc tối thượng cho rất nhiều người.
Hôm kia, sau giờnghỉngơi, thọhưởng lạc vềthiền, lạc vềquả, tỳ-khưu-ni Puṇṇikā dùng thiên nhãn thông, thần túc thông, soi lại các kiếp sống xa xăm, được biết rằng, cô đã có nhân duyên với chưChánh Đẳng Giác Vipassī, Sikhī, Vessabhū, Kakusandha và Koṇāgamana. Cô đã từng là một vịtỳ-khưu-ni gương mẫu, rạng ngời vềgiới hạnh, thu thúc nghiêm túc, nghe nhiều học rộng, giảng nói ý nghĩa vềpháp và luật thâm sâu, quảng bác với ngôn ngữbiện tài, lưu loát nhưnước chảy mây trôi, đúng nhưdưâm từquá khứ: “Do tu tập cô trở thành vị ni có đại trí tuệ, và do
nghe nhiều cô trở thành vị ni thông thái”2 Vì coi mình có đại trí tuệ, coi mình là thông thái nên
1 Có thể xem phụ lục nằm sau truyện này.
2 Bhāvanāya mahāpaññā sutena ca sutāvinī.
cô sinh ra cống cao ngã mạn, coi thường các vịtrưởng lão ít học, khinh rẻ, mạt sát học chúng là ngu si, là đần độn. Cho nên, việc bị sanhra trong gia tộc hạ tiện là do ngã mạn ẩn tiềm trong dòngnghiệp không bị tiêu hoại1. Vì do nghiệp “ngã mạn” ấy nên kiếp này, tại thành phốSāvatthi, trong giáo pháp của ThếTôn Gotama, cô sinh ra làm hạng tiện dân, nô lệ. Thấy nhân duyên và quảba đời, tỳ-khưu-ni Puṇṇikā khẽngâm lên một câu kệ, nhưmặt trăng khẽvén lớp mây mờđểsoi chiếu vạn vật, núi sông, cây cỏ:
Ngã mạn và kiêu căng
Cống cao và tự đại
Ỷ mình hay mình giỏi
Cậy mình thông mình tài
Chê mọi người ngu si
Khinh thế gian cỏ rác
Sinh làm người nô lệ
Phải sống kiếp tiện nhân
Gieo gì thì được nấy
Pháp như thực như chân!
Puṇṇikā - vịtỳ-khưu-ni A-la-hán xuất thân nô lệbất giác mỉm nụ“tiếu sanh tâm” thơm ngào ngạt của trí tuệhương và giải thoát hương.
1 Mānena nīcakulajā na hi kammaṃ vinassati.
Phụ lục: Chuyện tỳ-khưu Dasaka
Có một vịtỳ-khưu tên là Dasaka xuất thân là nô lệ, ông ta là con của một nữnô lệtrong đại gia đình trưởng giảCấp Cô Độc. Khi tịnh xá Kỳ Viên đi vào sinh hoạt, công việc tạp dịch rất bộn bề, trưởng giảCấp Cô Độc đã sai thanh niên nô lệDasaka hằng ngày đến đấy đểtrông coi vườn tược kiêm cảviệc gác cổng. Dasaka bẩm chất tháo vát, lanh lợi, chịu khó nên ai cũng mến yêu và tin cậy. Ngày qua ngày, Dasaka cảm thấy đời sống xuất gia sao mà thanh bình, an ổn và cao đẹp quá, cậu thầm ước ao trong lòng, là làm sao mình cũng sống được đời sống phạm hạnh nhưvậy. Hôm kia, đến Kỳ Viên có việc, trưởng giảCấp Cô Độc tình cờtrông thấy Dasaka đứng lặng trông theo đoàn chưvịtỳ-khưu đang ôm bát vào kinh thành đểkhất thực. Đôi mắt của Dasaka nhưbịhút dính vào hình ảnh vô sựvà thanh thoát ấy không chịu buông rời.
- Con đang suy nghĩ gì đấy, này Dasaka?
Trưởng giảcất tiếng hỏi, Dasaka giật mình quay lại, lắp bắp:
- Dạ... dạ...
Nhưđọc được tâm ý của người thanh niên, ông trưởng giảquan tâm cất tiếng hỏi:
- Con có thích đời sống ấy không, Dasaka?
- Thưa, con không dám đâu. Con là thân phận nô lệthấp hèn...
Trưởng giảvới tấm lòng bao dung, rộng lượng, nởnụcười thơm ngát nhưhương hoa sen:
- Giáo hội của đức Tôn sưkhông hẹp hòi thếđâu con! Máu ai cũng đỏvà nước mắt ai cũng mặn, ngài không hềphân biệt giai cấp. Nếu con sống được đời sống xuất gia cao thượng ấy, ta sẽxóa bỏthân phận nô lệcho con. Khi ấy con sẽkhông còn là kẻnô lệthấp hèn nữa. Và nếu con tu tập tốt, ta sẽđảnh lễcon, cúng dường những vật dụng cần thiết đến cho con với tất cảtấm lòng thành, với tất cảsựquý kính...
Thanh niên Dasaka xúc động, chảy nước mắt, quỳ xuống ôm chân trưởng giả, nghẹn ngào không nói được nên lời.
Thếrồi, sau đó, thanh niên Dasaka được xuất gia. Tuy tu hành định tuệgì cũng không bằng người nhưng ông ta có đức tính phục vụrất nổi bật. Bất cứviệc gì mà chưtăng giao phó, ông đều vâng lời chu toàn bổn phận. Đặc biệt, do trong dòng nghiệp, tích lũy nhiều đời là phi nhân nên
ông ta có đôi chân đi nhanh và dẻo dai đến lạlùng. Do vậy, việc trao truyền thông tin đây đó, từquốc độnày sang quốc độkhác, từtịnh xá này sang tịnh xá kia thường là trách nhiệm và bổn phận của Dasaka. Cũng vì việc Tăng nên hôm kia tỳ-khưu Dasaka đến Kosambī, đúng lúc, tỳ- khưu Khemaka ngã bệnh đang nằm một nơi hẻo lánh tại Badarika.
Chưtăng Kosambī từlâu vốn đã nghe tiếng tu hành nghiêm túc của tỳ-khưu Khemaka, rất ngưỡng mộngài nên nhờtỳ-khưu Dasaka đến thăm hỏi bệnh tình. Tỳ-khưu Dasaka vốn thất học, chất phác, không biết ăn nói nên tình thật hỏi:
- Vậy phải thưa hỏi làm sao?
- Nói là chưtăng Kosambī quan tâm, lo lắng thăm hỏi bệnh tình của ngài, hiện ngài có kham nhẫn nổi với cơn đau hay không? Ngài đã xoay xởvà tựchữa bệnh cho mình có hiệu quảhay không?
Đến công viên Badarika, tỳ-khưu Dasaka thấy tỳ-khưu Khemaka nằm bệnh nơi một cái chòi hoang tồi tàn, dường nhưchỉcòn bộxương nhưng thần sắc rất an nhiên, tựtại.
Sau khi lặp lại lời thăm hỏi của chưtăng Kosambī, đợi câu trảlời nhưng không nghe ông ta nói gì cả. Tỳ-khưu Dasaka bèn tựđộng đi quét dọn, chùi rửa nơi này nơi khác, tìm cách múc nước đầy nơi chỗchứa - lặng lẽđảnh lễvịtrưởng lão rồi từgiã. Trước sau, tỳ-khưu Khemaka vẫn không nói một lời, ông chỉnghĩ thầm trong bụng rằng: “Mấy ông tỳ-khưu ở Kosambī không có việc gì làm haysao mà cho người đến thăm hỏi vớ vẩn như vậy chứ? Tukhông chịu tu, cứ làm ba cái chuyện tào lao không!”
Sau khi không nhận được câu trảlời nào, tỳ-khưu Dasaka được cửđi một lần nữa, với câu hỏi của chưtăng ởKosambī: “Ngài đã thấy tự tánh của ngũ uẩn chưa?” Lần này, tỳ-khưu Khemaka cũng chẳng ừvới chẳng hử! Tiếp tục, tỳ-khưu Dasaka được cửđi lần thứba với câu hỏi: “Ngài đãđắc quả A-la-hán chưa?” Nghĩ là với câu hỏi ấy thì hơi quá đáng, và cũng đã “quá tam ba bận”, không đáp không được, tỳ-khưu Khemaka nói cộc lốc, cụt ngủn: “Chưa!”Thếmà vẫn không yên, Dasaka được cửđi lần thứtưvới câu hỏi: “Khemaka có nghĩa là gì trong tự tánh?”Hết chịu nổi với những câu hỏi ngu ngốc, phù phiếm của những tỳ-khưu ởKosambī, bốn lần khó chịu dường nhưvón đặc lại thành một cục trong cổhọng, khạc mãi không ra, tỳ-khưu Khemaka vùng ngồi dậy. Mặc dầu sức khỏe còn yếu, ông cũng gắng gượng chống gậy, nhờtỳ- khưu Dasaka dìu từng bước cho đến Kosambī. Và thật kỳ diệu, do đường xa lao nhọc, ông toát mồhôi lớp này đến lớp khác và người cảm thấy rất nhẹnhàng, rồi lành bệnh.
Và cuộc đối thoại giữa tỳ-khưu Khemaka với nhóm sáu mươi tỳ-khưu ởKosambī đã xảy ra:
- Tại sao quý vịlàm phiền tôi quá vậy?
- Nghe đồn vềđời sống giới hạnh nghiêm túc và khảnăng thông bác giáo pháp của ngài, nên chúng tôi chỉmuốn học hỏi thôi!
- Thếtại sao quý vịkhông chịu khó khởi cái tâm một chút, chịu khó nhấc cái chân một chút mà lại làm phiền đến tỳ-khưu Dasaka chất phác và hiền lành này?
- Chúng tôi thấy người bạn trẻnày rất nhiệt tình và không hềthan van lấy nửa lời.
- Hóa ra, do vậy mà các vịđã lợi dụng lòng tốt của người ta?
- Chúng tôi xin sám hối!
- Không phải là với tôi!
Tỳ-khưu Dasaka vội xua xua tay, mỉm cười nói:
- Tôi có đôi chân tốt, giúp nhau một tí thôi! Không cần thiết phải nghiêm trọng sám hối nhưvậy đâu!
Sau đó, đoạn đối thoại được tiếp tục. Tỳ-khưu Khemaka nghiêm sắc mặt:
- Rồi còn những câu hỏi nữa. Tại sao chưvịcứchơi cái trò rỗng không và vô ích nhưthế?
Nhóm tỳ-khưu kia cúi đầu nhưnhận lỗi. Tỳ-khưu Khemaka nghĩ là cần phải nghiêm khắc, đưa họtừđường biên trởvềvới nẻo chánh, bèn thuyết giáo rằng:
- Chỉnhững câu nói giúp nhau tiến triển giới, định, tuệvà tuệgiải thoát mới được gọi là lời nên nói, mới là chánh ngữ, đấy là pháp giáo nghiêm huấn của đức Tôn sư. Ngoài ra, không chỉnói và nghe suông mà còn cần phải thực hành, thường trực niệm và quán ngày cũng nhưđêm, đêm cũng nhưngày. Tựtánh của ngũ uẩn là sanh diệt, là rỗng không, điều đó ai cũng biết, nhưng chỉbiết bằng tưởng tri hoặc thức tri thì có ích lợi gì, có hay hướm gì mà đặt câu hỏi? Cái biết ấy chỉlà ngoài da. Chúng phải được nhìn thấy và chứng nghiệm bởi tuệgiác do công phu hành trì miên mật, quý vịphải hiểu nhưthếchứ!
Thấy nhóm tỳ-khưu kia có vẻchăm chú lắng nghe, có vẻphục thiện nên ngài tiếp:
- Còn Khemaka có nghĩa là gì trong tựtánh ư? Câu hỏi ngốc nghếch. Chẳng có gì ráo! Nó chỉlà cái tên suông thôi! Tuy nhiên, ngay chính tôi cũng chưa hềthấy được nhưthực cái tên suông ấy, cái danh ấy, bao giờtôi cũng sinh khởi cái tôi ấy mà biết, sinh khởi cái của tôi ấy màhành! Chưa bao giờtôi trảđược tựtánh vô thường, vô ngã lại cho vô thường và vô ngã cả! Tôi chưa làm được điều đó. Một vịthánh A-na-hàm dầu đã đoạn tận năm món kết buộc và sai sử1 mà vẫn còn bịràng buộc bởi cái tôi ấy, cụthểlà vẫn còn ngã mạn, phóng tâm và vô minh. Chưvịhãy biết rõ nhưvậy, thấy rõ nhưvậy chứ!
Lời của tỳ-khưu Khemaka vừa chấm dứt, chợt ông lặng người, một sựkỳ diệu xảy ra trong tâm ông, ông đắc quảA-la-hán ngay tại chỗ. Và còn kỳ diệu hơn thếnữa, sáu mươi vịtỳ-khưu kia cũng đắc quảA-la-hán luôn.
Thếrồi, khi câu chuyện này được lan truyền ra, mọi người tín mộ, cảtăng và tục ùn ùn kéo đến; từđó, Badarika mới bắt đầu được xây dựng cốc liêu ngày càng nhiều và mọi công trình chính và phụtrông cũng tươm tất. Hiện giờđược gọi là công viên Badarikārāma.
Đức Phật kểngang đó, biết mọi người còn thắc mắc vềthân phận nô lệcủa tỳ-khưu Dasaka, ngài nói tiếp, và sau đó, ai cũng hiểu nhưsau:
- Bây giờtỳ-khưu Dasaka đã đắc quảA-la-hán rồi. Trước đây, ông tinh tấn phục vụthì tốt nhưng hễcứngồi thiền thì hôn trầm, thụy miên lại kéo đến. Đức Phật và tôn giảMahā Moggallāna đã khiển trách và cũng đã nhiều lần sách tấn, khuyến khích, tìm biện pháp thích nghi dìu dắt ông ta từng bước một. Do nhân duyên quá khứ, cách đây chín mươi mốt kiếp (kappa), tiền thân Dasaka gặp được đức Phật Độc Giác Ajita và có cúng dường đến vịnày một quảxoài. Đến thời đức Phật Kassapa, ông ta đã là một vịtỳ-khưu. Đây là nhân và duyên
1 5 món kiết sử: Thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, tình dục, bất bình.
giúp tỳ-khưu Dasaka đắc A-la-hán quả. Tuy nhiên, trong một kiếp quá khứkhác, ông ta sai bảo một vịA-la-hán làm một sốviệc lặt vặt cho mình nên đã nhiều đời kiếp phải mang thân
nô lệ.
Nhân nhưvậy đó, duyên nhưvậy đó và quảcũng nhưvậy đó; hãy chiêm nghiệm mà tu tập, hãy chiêm nghiêm mà hành trì; khi nào chưa thấy rõ tựtính vô thường, vô ngã của tâm và pháp thì khi ấy còn cần phải miên mật an trú chánh niệm trước mặt tại một căn nhà trống, tại một bãi
đất hoang hay tại một nghĩa địa thiêu xác... Hãy nhớlấy!