Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Chỉ Các Đại Có Thể Tương Dung

23/11/201217:05(Xem: 10783)
05. Chỉ Các Đại Có Thể Tương Dung

Tây Tạng Tự - Bình Dương

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG
Người dịch: Thubten Osall Lama - Nhẫn Tế Thiền Sư

 

PHẦN THỨ HAI: PHẦN CHÁNH TÔNG

CHƯƠNG I: CHỈ BÀY CHÂN TÂM

Mục 8: Chỉ Rõ Căn Nguyên Hư Vọng Và Tánh Giác Toàn Vẹn


V. CHỈ CÁC ĐẠI CÓ THỂ TƯƠNG DUNG

Kinh: “Phú Lâu Na, lại chỗ ông hỏi: “Địa, Thủy, Hỏa, Phong, bản tánh viên dung, toàn khắp thế giới mà nghi sao tánh Nước, tánh Lửa lại không diệt lại nhau. Ông lại nêu ra Hư Không và Đất Đai đều cùng khắp pháp giới, lẽ ra chẳng tương dung.

“Phú Lâu Na, ví như Hư Không, bản thể chẳng phải là các tướng, nhưng không chống lại các tướng phát huy. Tại sao như thế? Phú Lâu Na, trong hư không kia, mặt trời soi thì sáng, mây tụ thì tối, gió lay thì động, tạnh ráo thì trong, mù đọïng thì đục, bụi nổi thì mịt mùø, nước lắng thì óng ánh. Ý ông thế nào? Các thứ tướng hữu vi khác nhau như vậy, là nhân các thứ kia mà sanh, hay nhân Hư Không mà có? Phú Lâu Na, nếu nhân các thứ kia sanh, thì khi mặt trời chiếu soi, đã là mặt trời sáng, mười phương thế giới dều thành sắc của mặt trời, làm sao ở giữa Hư Không, lại còn thấy mặt trời tròn? Nếu là Hư Không sáng, thì Hư Không phải tự chiếu soi lấy; thế sao giữa đêm hay lúc mây mù, lại chẳng có sáng chiếu ? Vậy, nên biết rằng cái sáng đó, chẳng phải là mặt trời, chẳng phải là Hư Không mà cũng chẳng khác mặt trời và Hư Không. Xét kỹ các tướng, vốn là hư vọng, không thể chỉ bày, cũng như mong hoa đốm giữa Hư Không kết thành quả của Hư Không! Sao lại còn hỏi nghĩa lấn diệt lẫn nhau? Xét kỹ cái tánh, vốn là chân thật, chỉ là Tánh Giác Diệu Minh, Tâm Tánh Diệu Minh đó vốn chẳng phải là lửa hay nước, thế sao lại còn hỏi chẳng có tương dung?

“Tánh Giác Diệu Minh chân thật thì cũng như vậy. Ông phát minh cái Hư Không, thì có Hư Không hiện; phát minh ra mỗi mỗi Đất, Nước, Lửa, Gió thì mỗi mỗi thứ hiện. Nếu cùng phát minh thì cùng có hiện.

“Thế nào là cùng có hiện ra? Phú Lâu Na, như trong một chỗ có nước hiện ra bóng mặt trời, hai người cùng xem mặt trời trong nước. Rồi một người đi về phương Đông, một người đi về phương Tây, thì mỗi bên đều có mặt trời đi theo, một cái về phương Đông, một cái về phương Tây, không có mẫu mực nhất định. Chẳng nên hỏi rằng: Mặt trời chỉ có một, tại sao mỗi cái đi theo mỗi người? Mặt trời đã thành hai, vì sao hiện ra chỉ có một? Quanh quẩn hư vọng như vậy, không có gì có thể làm bằng cứ.

Thông rằng: Ở trước, đáp câu hỏi “Thanh tịnh bổn nhiên sao bỗng dưng sanh núi sông, đại địa?” Lấy Tướng mà luận, thì có sanh là từ vọng thấy mà sanh. Trong Tánh mà luận, thì tức là Vô Sanh, Giác chẳng trở lại Mê vậy. Tướng nguyên là Vọng, có gì mà lấn diệt? Tánh vốn Vô Sanh, cái gì mà chẳng tương dung? Cho nên bảy Đại là Như Lai Tạng Diệu Chân Như Tánh. Như Lai Tạng vốn chẳng phải là bảy Đại, nhưng chẳng ngăn bảy Đại kia phát hiện. Ví như Hư Không, bản thể của nó chẳng phải là các tướng mà chẳng ngăn ngại các tướng kia phát huy. Chỉ một Hư Không mà Đất tích tụ thì Tướng của Đất hiện ra, Nước lắng thì Tướng Nước hiện ra, mặt trời chiếu thì Tướng Lửa hiện ra, Gió thổi thì Tướng Gió hiện ra, trong tạnh thì Tướng Hư Không hiện ra. Sáng, Tối là thuộc về cái Thấy, khí đục nên thuộc về cái Thức. Bảy ví dụ trên để ví dụï cho bảy Đại vậy.

Bảy Đại không tự sanh, cũng chẳng phải do cái khác sanh. Chẳng phải cái khác sanh, nên chẳng phải là không hay là có. Chẳng do mặt trời, chẳng do Hư Không, nên chẳng phải là cọng sanh. Chẳng khác mặt trời và Hư Không, nên chẳng phải là không nguyên nhân mà sanh. Do đó, nói: vốn Vô Sanh vậy. Đã vốn Vô Sanh, thì tùy theo nghiệp mà có hiện, cũng là hoa đốm. Hoa-không nào kết thành trái-không, thì làm sao có chuyện lấn diệt cho đến sự chẳng tương dung? Tướng tuy là hư vọng mà Tánh vốn là Chân, thanh tịnh toàn khắp, vốn chẳng phải là hình tướng nước, lửa gì đâu. Không hình thì có gì mà ngăn ngại nhau, há lại có sự chẳng tương dung cho đến sự hại diệt lẫn nhau sao? Tướng của bảy Đại đã như hoa không, tánh của bảy Đại cũng như Hư Không, thì Như Lai Tạng, Diệu Giác Minh Tâm cũng giống như thế vậy.

Như phát minh ra Hư Không, thì có Hư Không hiện. Lấy Sự mà nói, thì như đào giếng. Lấy Nghiệp mà nói, thì đó là vọng khởi lên cái thấy có Hư Không. Do cái Thấy mà có Hư Không, Đất, Nước, Lửa, Gió cũng là như thế. Mỗi mỗi phát minh, thì mỗi mỗi hiện ra. Nếu cùng phát minh, thì cùng có hiện. Chẳng kể núi Nam nổi mây mà núi Bắc mưa xuống, đều là trong Hư Không vô ngại. Bèn như mặt trời trong nước, mỗi người đi về mỗi hướng Đông, Tây, đều có mặt trời cùng theo. Chẳng tin vào mặt trời trên không, mà lại nghi ngờ mặt trời trong nước, cũng như mây bay mà tưởng mặt trăng chạy; thuyền đi mà cứ tưởng là bờ trôi! Đã từ vọng thấy mà có sanh ra, thì há có thể ở nơi chỗ thấy hư vọng đó mà biện luận là một hay chẳng phải một, thế chẳng phải là cái lầm quá cỡ sao?

Hoặc hỏi rằng: “Đất, nước, lửa, gió hiện có thật trước mắt, sao gọi là hư vọng?”

Đáp rằng: “Người vô trí gọi là thật có. Người có con mắt Trí Huệ xem thì chẳng phải thế! Ví như đứa trẻ con xem thấy bóng trong gương vui mừng muốn chụp lấy. Người lớn hiểu biết, đâu có bị lầm theo. Phàm phu thấy vi trần hòa hợp gọi là đất thực, bậc có thiên nhãn có thể thấy ra sự phân tán của đất này, ở nơi chỗ bắt đầu, vốn bất khả đắc, nên biết hình tướng nguyên là hư vọng”.

Tổ Pháp Nhãn hỏi Trưởng Lão Bảo Tư rằng: “Người xưa nói: Núi sông không cách trở, quang minh chốn chốn thấu suốt. Vậy làm sao là cái quang minh chốn chốn thấu suốt?”

Ngài Bảo Tư nói: “Bờ Đông tiếng đánh lưới!”

Tổ Quy Tông Nhu riêng nói rằng: “Hòa Thượng định cách trở!”

Như chỗ hỏi đáp của hai vị tôn túc, chẳng có rỉ giọt, mà còn bị Quy Tông xét ra!

Thầy Tam Tạng Đại Nhĩ ở Ấn Độ đến kinh đô, tự nói là có tha tâm thông. Vua Túc Tông mời Quốc Sư Huệ Trung xét thử.

Quốc Sư nói: “Ông hãy nói lão tăng bây giờ ở tại đâu?”

Vị kia đáp: “Hòa Thượng là thầy của một nước, sao lại đi Tây Xuyên xem đua thuyền!”

Chặp lâu, lại hỏi: “Ông hãy nói lão tăng bây giờ ở tại nơi đâu?”

Vị Tam Tạng đáp: “Hòa Thượng là thầy của một nước, sao có thể đến cầu Thiên Tân xem hát khỉ!”

Chặp lâu, lại hỏi: “Ông nói lão tăng ngay bây giờ ở tại nơi đâu?”

Thầy Tam Tạng chịu, không biết được.

Tổ sư quát rằng: “Con cáo đồng, tha tâm thông ở tại chốn nào?”

Vị kia không đáp được.

Có nhà sư hỏi Tổ Ngưỡng Sơn: “Thầy Đại Nhĩ Tam Tạng vì sao trong lần thứ ba chẳng thấy được Quốc Sư?”

Tổ Ngưỡng nói: “Hai lần trước là cái tâm giao thiệp với cảnh, còn lần sau thì vào Tam muội Tự thọ dụng, nên chẳng thấy!”

Vị tăng thuật lại, và hỏi Tổ Huyền Sa.

Tổ Huyền Sa nói: “Ông nói hai lần trước thấy cái gì?”

Lại có vị tăng hỏi Tổ Triệu Châu: “Trong lần thứ ba, vị Tam Tạng chẳng thấy Quốc Sư, chưa rõ Quốc Sư ở tại chỗ nào?”

Tổ châu nói: “Ở trên lỗ mũi Tam Tạng!”

Vị tăng sau lại hỏi Tổ Huyền Sa: “Đã ở trên lỗ mũi, tại sao mà chẳng thấy?”

Tổ Huyền Sa nói: “Chỉ vì quá gần!”

Tổ Thiên Đồng nêu ra rằng: “Tam Tạng không thấy Quốc Sư hãy để đó. Ông hãy nói xem Quốc Sư có tự biết chỗ không? Nếu nói là tự biết, thì trăm chim ngậm hoa, Chư Thiên cúng dường, chưa có ngày thôi! Hãy nói chính ngay lúc ấy, ở tại chốn nào?”

Thế, có thể biết Quốc Sư hai lần tâm giao thiệp với cảnh, chẳng ngăn ngại mỗi mỗi phát minh thì mỗi mỗi hiện ra. Huống như Diệu Giác Minh Tâm là cái Tam Muội Tự thọ dụng thì chỗ ở làm sao mà biết, sao còn gạn hỏi chuyện lấn diệt hay chẳng tương dung?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]