Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Phật Giáo Tịnh Độ ở Nhật Bản

21/07/201207:45(Xem: 10183)
03. Phật Giáo Tịnh Độ ở Nhật Bản

Những bản văn căn bản của
PHẬT GIÁO TỊNH ĐỘ (A Di Đà) NHẬT BẢN

Nguyên tác Đức Ngữ: Christian Steineck

HT Thích Như Điển: dịch từ bản tiếng Đức ra tiếng Việt
có so sánh với tiếng Nhật

II. Dẫn nhập

3. Phật Giáo Tịnh Độ ở Nhật Bản

3.1 Khởi đầu của Đức tin nơi Phật A Di Đà trong khuôn khổ của những Tông phái khác

Việc truyền bá Phật Giáo Tịnh Độ ở Nhật Bản, “Chân Tông” đóng một vai trò ít quan trọng hơn là việc đón nhận trong niềm tín ngưỡng Đức Di Đà trong việc hành trì của các tông phái khác. Ngay cả Chigi (538–597) người khai sáng Tông Thiên Thai đã đón nhận căn bản về niềm tin A Di Đà trong hệ thống hỗn hợp ấy. Ngài đã khuyên về việc học thuộc lễ nhạc Thiền Định và trong 90 ngày thực tập luôn luôn lập lại danh hiệu của Đức A Di Đà không cho gián đoạn. Về sau việc tin tưởng Đức A Di Đà càng mạnh hơn và có vai trò đáng kể trong tông phái nầy.

Ở tại Nhật luôn được lặp lại giống nhau như thế. Ngài Tối Trừng (762–822) vào năm 807 đã thành lập phái Thiên Thai sau một năm tu học tại Trung Hoa. Trong tư tưởng giáo lý của Tông nầy đã sắp đặt đón nhận một cách rộng rãi những giáo lý khác nhau và tìm cách để hội nhập vào và trải qua hằng trăm năm đã thừa nhận tín ngưỡng A Di Đà trong khuôn khổ to lớn hơn. Trong thế kỷ thứ 10 ý tưởng thời kỳ mạt pháp đã bắt đầu và chính đó, không khí tinh thần đã ngự trị. Như vậy con người đi tìm kiếm một con đường tương ưng để đến với sự Thánh thiện của Tôn Giáo hơn là bất thiện. Nội bộ của Tông Thiên Thai cũng đã ảnh hưởng rất lớn về vấn đề chính trị và việc thờ phượng A Di Đà đã trở thành một sự hành trì căn bản trong các tu viện. Nhiều chùa Tổng Bổn Sơn như Enryaku – ji ở núi Tỉ Duệ thuộc miền Đông Bắc kinh đô Kyoto đã đổi thành niềm tin vào Đức Phật A Di Đà và nhiều vị Tăng sĩ đã độc quyền cống hiến cho việc phức tạp nầy, đồng thời học thuộc lòng những nghi lễ để thích nghi theo lời thệ nguyện kia. Những sự tế lễ nầy cũng do tín đồ đóng góp từ giới quý tộc và để tránh khỏi việc bất thiện cũng như muốn bảo đảm cho việc vãng sanh về Tịnh Độ.

Trong khi trước đây cánh cửa đến với lời thệ nguyện của Đức A Di Đà chỉ được hé mở cho một phần nhỏ thì khoảng giữa thế kỷ thứ 10 cũng đã hiện hữu những vị Tăng sĩ và họ đã truyền đến cho người bình dân giáo lý của Đức A Di Đà về Tịnh Độ. Con đường ấy rõ ràng chỉ để giúp đỡ cho mọi người không phân biệt giàu có, giáo dục, hay địa vị để sanh về Tịnh Độ. Đặc biệt có thầy Kueya (903-972) rất nổi tiếng khi lữ hành qua khắp nước Nhật với việc niệm Phật tại các chợ, xây cầu, đào giếng và lúc nào cũng gần gũi con người.

Nền móng căn bản cho việc tiếp tục phát triển của Phật giáo Tịnh Độ tại Nhật qua tác phẩm “Vãng sanh yếu tập” của vị Tăng sĩ Genshin (942-1017) của Tông Thiên Thai. Genshin (Nguyên Tín) là một học giả, người đã tham cứu qua tất cả những truyền thống Phật Giáo khác đã thừa nhận tính đại chúng của niềm tin Tịnh Độ và đây là cơ hội để Ngài khảo sát về căn bản của giáo điều kia. Ở đó Ngài đã lặp lại giáo lý của Ngài Thiện Đạo, mà đây là lần dầu tiên ở Nhật được biết đến giáo lý ấy trong tác phẩm nầy. Vãng sanh yếu tập không những chỉ là giáo trình đại học mà còn chứa đựng sự mô tả sống động của sự sụp đổ trong sự tồn tại của con người ở vào thời mạt pháp; ở nhiều địa ngục khác nhau, con người bị rơi vào đó vì tội lỗi và thế giới Cực Lạc qua tha lực của Đức A Di Đà còn có thể được sanh về đó. Chất lượng văn chương kia và năng lực gợi cảm qua hình ảnh đã tạo thành tác phẩm nầy có ảnh hưởng vô cùng về phương diện văn hóa cũng như cách suy nghĩ thuở bấy giờ.

Genshin đã thừa nhận tư tưởng của Ngài Thiện Đạo qua việc niệm A Di Đà như là làm rõ con đường nhân từ tại Nhật Bản và đã tạo thành một giáo lý cơ bản. Với việc nầy Ngài đã góp phần lớn trong việc tế lễ tại Nhật Bản. Vì tính cách giản dị kia, chẳng bao lâu đã thành tựu to lớn có tánh cách đại chúng và Tịnh Độ Giáo đã trở thành điểm tựa vững chắc trong cuộc sống tôn giáo ấy. Tuy vậy Genshin vẫn trụ vững trong truyền thống của Tu Viện và với ông Thiền Định vẫn là lý do đầu tiên rõ ràng và việc tụng niệm chỉ là con đường thứ hai để đi đến sự Thánh Thiện. Ngoài ra theo Ngài nếu chỉ niệm danh hiệu của Đức A Di Đà thì không đủ mà các tín đồ còn phải dụng tâm vào đó sâu xa hơn nữa; hình ảnh của Đức Phật ở trước mắt và chẳng có một ai làm suy yếu sự thực hành kia.

Sau một trăm năm niềm tin về Đức A Di Đà vẫn tiếp tục phát triển. Cửa chùa giao tiếp với tín đồ để cầu nguyện cho việc vãng sanh về Tinh Độ. Các Tăng sĩ Thiên Thai Tông, như Ngài Ryônin (1072 -1132) đã giảng pháp với sự thành công lớn lao cho Hoàng gia và cho cả dân chúng nữa. Những vị thần linh bản địa của đại chúng được đồng hóa và gần giống như sự tín ngưỡng của Đức Di Đà. Khi Ngài Pháp Nhiên và Thân Loan ở vào cuối thế kỷ thứ 12 đã tiếp tục phát triển giáo lý của sự giải thoát qua Đức A Di Đà và đã trở thành độc tôn cho hướng tin tưởng ấy. Có thể các Ngài đã dựa vào làn sóng của Tôn Giáo đã tồn tại sẵn, mà tôn giáo ấy (niềm tin ấy) tất nhiên còn vắng mặt một tâm thành của sự sắp đặt có hệ thống và sự vững chắc; bởi vì lý thuyết về việc niệm danh hiệu Phật A Di Đà nó có giá trị như là một kỹ năng trợ lực duy nhất cho việc Thiền Định hoặc giả đó cũng là sự thực hành kém nhất cho những người với tự lực tinh thần còn giới hạn.

3.2 Hoàn cảnh lịch sử của sự phát triển dẫn đến chiều hướng một niềm tin độc lập

Những tài liệu được dịch trong quyển sách nầy tất cả đều xuất xứ từ thời 1175 cho đến năm 1289 (năm đầu là năm mà Pháp Nhiên lần đầu tiên thành lập Tịnh Độ Chân Tông, độc lập tại Nhật Bản và niên đại sau là năm Nhứt Biến mất; người sáng lập ra Thời Tông). Trong khoảng thời gian nầy chẳng phải chỉ riêng xuất hiện Tịnh Độ Tông như là một giáo phái độc lập mà ngoài ra còn các tông phái khác của Nhật Bản cũng đã được thành lập và ngôi nhà giáo lý ấy chẳng còn bị lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn gốc của Ấn Độ và Trung Hoa nữa. Đó là Pháp Hoa Tông và hai Tông của Thiền.

Sự phát sinh và thành quả của Tông phái mới, chỉ có thể hiểu được trước những lý do thầm kín của sự phát triển đoàn thể cho từng thời. Những tông nầy đã ảnh hưởng qua những sự khủng hoảng và sự sụp đổ hoàn toàn của thế lực chính trị của Hoàng gia tại Kyoto và kết quả ấy là sự thành lập chính quyền quân đội năm 1192 tại Kamakura đã biểu lộ sự thay đổi về cơ cấu xã hội, mà cơ cấu ấy đã được dọn sẵn đường giữa thời Heian (Bình An). Trong khi sự thanh nhàn và sự tinh luyện về văn hóa của Triều Đình còn là một điểm cao hướng về thì những việc làm cụ thể của những cơ quan tại các tỉnh lỵ càng ngày càng bị quân đội chi phối và việc nầy từ hạ tầng cơ sở và là tay chân bên cạnh của Triều Đình đã được huấn luyện. Nó được hình thành bởi cấu trúc của phong kiến với sự thống trị, qua sự trung thành cá nhân và sự quan tâm. Khi triều đình ít quan tâm đến sự thống trị về hành chánh ấy đối với cuộc sống tại các tỉnh; cho nên ảnh hưởng của quân đội lại càng mạnh hơn và cuối cùng tiến dần đến những ông quan đóng vai trò chính trị quan trọng. Sự tranh giành giữa Taira và Minamoto ở vào giữa thế kỷ thứ 12 đã bị ảnh hưởng; dẫn đến việc thành lập chính quyền quân nhân tại Kamakura. Đây chính là sự chiến đấu giữa hai phe đảng của tầng lớp mới. Trong khi Taira qua một thời gian dài thống trị vẫn còn chủ trương chế độ quan liêu công khai quan trọng và nhại theo văn hóa của Triều đình, thì Minamoto cuối cùng đã chiến thắng và tổ chức cho chính quyền mới ở Kamakura; trong ấy chẳng thân thiện với những tỉnh miền nam đang phát triển mạnh.

Cuộc cách mạng quần chúng nầy cũng đã mang nhiều ý nghĩa với cuộc sống Tôn Giáo qua việc đánh đổ lối sống cũ, sự biến dạng của chính trị và chiến tranh sai quấy đã còn dẫn đến nhiều nạn đói và bệnh dịch lan truyền, những việc trông thấy đó đã ảnh hưởng đến quyết định của con người. Tương ưng với tư tưởng về thời mạt pháp; thời gian sụp đổ đã bắt đầu, luôn là điểm có thể nhận ra và đồng thời việc ấy đã rõ ràng để cho giáo lý của các Tông phái Phật Giáo được thành lập, mà nhu cầu Tôn Giáo của thời ấy chẳng thể thực hiện được. Những Tông phái nầy với cách học thuộc lòng là những nghi lễ có liên hệ trực tiếp với kinh điển bằng chữ Hán và đường hướng theo đời sống của Tu Viện để dẫn đến con đường giải thoát cho nhiều người là không thể tiến tới được và khó hiểu. Ngoài ra các Tông phái cũng còn liên hệ chặt chẽ với những tầng lớp của Triều Đình cũng như bị mắc kẹt vào sự sai quấy của chính trị đương thời.

Những kẻ thống trị mới, tìm đến một hình thức tự chủ của văn hóa và đại diện của Tôn Giáo. Họ chẳng muốn tiếp tục đẩy mạnh truyền thống tu viện, Tông phái và nối kết chặt chẽ với những hình thức đại diện cũ. Ngoài ra nhóm mới nầy đã đẩy mạnh vấn đề thực tế và họ biết rõ việc nầy. Họ đã đạt được kết quả và tiếp thu việc hành chánh mà Triều Đình đã bỏ ngõ và dĩ nhiên họ dùng quyền lực bạo động để hạ địch thủ. Họ không tin tưởng nền văn hóa Triều đình thời Heian (Bình An) mà trong đó lễ nhạc thật phức tạp của những Tông phái đã cống hiến. Những kẻ thống trị mới cũng cai trị theo nguyện vọng và thể thức của Tôn Giáo, mà với họ đã ảnh hưởng bởi việc làm cũng như đời sống chiến tranh hội nhập. Đây chính là nền tảng để thành lập những Tông phái Phật Giáo mới vào thế kỷ thứ 13.

3.3 Pháp Nhiên – sự bắt đầu của Phật Giáo Tịnh Độ tại Nhật Bản

Vị Thầy Tôn Giáo đầu tiên thành lập Tông phái tự chủ Tịnh Độ Tông tại Nhật Bản là Ngài Nguyên Không (1133-1212) và thường được biết đến với danh hiệu là Pháp Nhiên. Căn cứ vào tác phẩm căn bản của Genshin (Nguyên Tín) và Thiện Đạo, Ngài đã đến với niềm tin niệm danh hiệu A Di Đà là cách duy nhất và là con đường chắc chắn để được vãng sanh. Sự thực tập phức tạp và những quy định đạo đức cứng nhắc đối với Ngài sẽ làm chướng ngại; bởi vì những tư tưởng nầy sẽ làm cho con người tin rằng điều ấy là họ có thể là tự lực để được chứng ngộ. Thế nhưng theo Ngài, thời mạt pháp đã bắt đầu; nên không thể thực hiện được. Cho nên Ngài đã dạy về “tuyển trạch niệm Phật”, tin tưởng vào sự nhiệt thành niệm Phật A Di Đà là sự định để sau cùng cho tất cả những lễ nghi và sự thực hành khác.

Pháp Nhiên xuất thân từ một gia đình quyền quý ở phía Tây Nhật Bản. Bởi vì cha ngài mất sớm; nên Ngài được mang vào chùa thuộc Tông phái Thiên Thai ở vào lứa tuổi 8 hay 9. Ở đó với trí thông minh ông đã học rất nhanh; nên lúc 12 tuổi ông đã được gởi vào chùa Enryaku-Ji là Tổng Bổn Sơn của phái nầy; nơi mà hai năm sau ông trở thành Tăng Sĩ và trong thời gian nầy ông đã nhận được pháp danh là Nguyên Không.

Chùa Enryaku-Ji tổng thể rất lớn, trong ấy có nhiều khuynh hướng khác nhau để phát triển về Tôn Giáo đồng thời tồn tại bên cạnh nhau. Ngài đã bị ảnh hưởng về sự suy đồi của Tôn Giáo như các Tông Phái truyền thống Thiên Thai, Hoa Nghiêm và Chân Ngôn. Rất nhiều Tăng Sĩ của Tông Thiên Thai là những người quý tộc; họ đã trở về lại với triều đình; nhưng bây giờ họ ra khỏi tu viện để lèo lái chính trị. Với điều ấy họ đã có ảnh hưởng và tài sản của Tông phái cũng được xử dụng như là chiến lược hợp lý ở vị trí của chùa chính ở trên núi Tỉ Duệ thuộc miền Bắc của kinh đô; bởi vì dưới hình thức người lãnh đạo tinh thần họ ở lại Enryaku-Ji và cũng có một nhóm lớn tu sĩ chiến đấu với khí giới.

Bên cạnh đó vị trí của ngôi chùa cũng đã cố gắng để trở thành trung tâm tôn giáo uyên thâm suốt cả thế kỷ thứ 12. Điều ấy chẳng phải là một sự ngẫu nhiên mà nhiều Tôn Giáo mới đã xuất hiện giữa thời gian năm 1175 và 1300 bên cạnh Pháp Nhiên và Thân Loan còn có cả Đạo Nguyên (1200–1253), người sáng lập ra Tào Động Tông tại Nhật Bản, cũng xuất thân từ tông Thiên Thai. Với giáo lý hỗn hợp ở trong hoàn cảnh đa dạng cho việc thực tập, với sự phong phú của văn học Phật Giáo của nhiều tông phái khác nhau; tuy vậy trên tất cả sự đa dạng đó phải có một nơi chốn tìm được con đường mới để hướng đến sự giải thoát. Mảnh đất của chùa trên núi Tỉ Duệ với những thung lũng và hang động; ở nơi đó trên thực tế những ai có niềm tin Tôn Giáo đều có thể tu tập, không bị cản trở cho việc nghiên cứu tu học và việc hành trì.

Ngay từ đầu Pháp Nhiên đã làm muốn có một cuộc sống như vậy để nghiên cứu về những tài liệu học Phật. Ngài đã sống thường xuyên tại Kurodani cho đến năm 1175; nơi đây là chỗ yên ổn trong già làm. Trong những năm sau đó Ngài đã thẩm định những nguồn tài liệu quan trọng của giáo điển để tìm ra một hệ thống giáo lý, nhằm đại diện cho Nhật Bản lúc bấy giờ. Vấn đề là làm thế nào cho con người ở vào thời mạt pháp; nơi Ngài đang sống còn có thể tìm ra được một con đường để đi đến chỗ Thánh thiện.

Những gì Ngài đọc qua, chẳng làm cho Ngài hài lòng. Như đã trình bày trước đây những giáo lý Phật Giáo theo truyền thống, cái gốc ấy có tính cách huyền bí, việc giải thoát dành riêng cho một số ít người, mà những ai đã thoát ra khỏi đời sống thế tục, có thể giữ giới luật chặt chẽ để thực hành những lễ nghi phức tạp. Mặc dầu Pháp Nhiên suốt cuộc đời đã trải qua những quy định ấy, có giá trị làm kim chỉ nam cho Tăng sĩ và tổng thể là một sự đòi hỏi chắc chắn đã được trưởng thành; nhưng Ngài vẫn cố tìm ra một con đường khác để đi đến chỗ Thánh thiện mà mọi người có thể đạt đến được.

Sau 20 năm nghiên cứu tìm tòi, cuối cùng qua những tác phẩm “Vãng Sanh Yếu Tập” của Genshin nói về giáo lý A Di Đà Tịnh Độ và đặc biệt ở đây Ngài đã quyết định dõi bước theo dấu chân của Ngài Thiện Đạo. Khi ấy Ngài đã đọc một đoạn trong việc bình luận về kinh Quán Vô Lượng Thọ. Và trong ấy cho rằng việc trì danh niệm Phật như là dấu hiệu của con đường đưa đến sự Thánh Thiện, mà con đường ấy riêng lẽ của Đức A Di Đà đã lựa chọn cho con người. Dĩ nhiên là Ngài Pháp Nhiên biết pháp môn niệm Phật đã có sẵn nơi quần chúng. Tuy nhiên theo những truyền thống có sẵn thì Tông phái riêng lẽ của Ngài chỉ có giá trị thực tập hay nói đúng hơn là một biện pháp tạm thời cho đại chúng bình dân, mà con đường đúng ra của Thiền Định và khổ hạnh chẳng có khả năng để đi. Những sách viết của Thiện Đạo bây giờ đã dẫn dắt Pháp Nhiên vào niềm tin. Điều ấy ngược lại với việc niệm danh hiệu A Di Đà là con đường đúng và con đường duy nhất dẫn đến sự Thánh thiện. Cộng thêm vào tư tưởng nầy, Ngài đã nắm bắt được ý tưởng của Thiện Đạo là sự thực tập niệm danh hiệu Phật A Di Đà chính là sự tự sáng chế và làm quà biếu cho con người. Pháp Nhiên suy diễn việc ấy là tất cả lễ nghi cũng như sự thực tập thực ra không cần thiết nữa. Ngoài ra chính Ngài suốt cả cuộc đời sống theo quy cách của một Tăng sĩ; nhưng đã không đòi hỏi cho những người khác như là một điều kiện để tiến đến sự giải thoát. Hơn thế nữa Ngài còn yêu cầu thực hành niệm Phật thật miên mật.

Với sự đánh giá mới về niệm Phật (Nembutsu) Pháp Nhiên đã mở ra một Tông phái độc lập là Tông Tịnh Độ. Ngài đã rời Kurodani vào năm 1175 và đi đến gần kinh đô Kyoto để triển khai giáo lý mới của Ngài. Năm nầy nói chung được xem là năm thành lập Tịnh Độ Tông hay Tông Tịnh Độ. Đệ tử của Ngài dần tăng theo những năm sau đó. Giáo lý của Pháp Nhiên đã được giải thích lần đầu tiên về Phật Giáo ngay cả cho những người nghèo khó; những người không có học và cả đàn bà (mà theo Phật Giáo truyền thống luôn luôn bị coi rẽ) và chứng minh cho một con đường trực tiếp để đến nơi Thánh Thiện giải thoát. Những người như vậy quy tụ thành một nhóm lớn trong dân gian và ngay cả những Tăng sĩ không hài lòng từ những chùa khác và thành viên của Hoàng Tộc cũng có mặt nơi đó.

Pháp Nhiên đã tìm trong nhiều sách vở để làm rõ quan niệm của mình và căn cứ vào truyền thống để giải thích. Tác phẩm chính của Ngài là ‘Tuyển trạch bổn nguyện niệm Phật” và Ngài đã biên soạn vào năm 1198 với lời đề nghị lên Triều Đình Kujô no Kanezane. Tác phẩm nầy chứa đựng những đoạn văn trích dẫn từ ba Kinh Tịnh Độ và từ sự bình luận của Thiện Đạo cũng như của Đạo Xước mà Pháp Nhiên đã tự giải thoát cho phần mình kèm theo đó. Với việc nầy chứng minh cho sự bỏ neo của tư tưởng của Ngài về giáo lý ấy cho phép. Tuy vậy Ngài cũng đã kêu gọi về sự quyết định của Đạo Xước giữa "con đường Thánh thiện (Thánh Đạo Môn)” và “cánh cửa Tịnh Độ (Tịnh Độ Môn)” rằng: mỗi giáo lý đều mang đến cho tín đồ một thành quả nhất định và cuối cùng thì “con đường Thánh thiện” mà con người trong thời mạt pháp khó thể thực hiện được. Giáo lý truyền thống theo sự trình bày của Ngài chỉ thích hợp vào thời chánh pháp và trong thời gian ấy chúng sanh không bị vô minh chi phối nhiều. Giáo lý ấy là cho con người, đã làm chủ tư tưởng tinh thần to lớn và có thể thực tập lành mạnh, vững chắc đối với những người ít học, bịnh hoạn, những kẻ yếu thì không có con đường để đi đến chốn Thánh thiện. Đối với họ chỉ có “con đường Tịnh Độ” mà con đường ấy họ không phải tự lực; mà qua lời thệ nguyện của Đức Di Đà sẽ mang họ đến sự giải thoát.

Những tác phẩm của Pháp Nhiên đã tạo sự lưu tâm to lớn cho những học giả Phật Giáo đương thời. Rồi vị Tăng Viện Trưởng nổi tiếng của chùa Eikandô thuộc Chân Ngôn Tông đã chính thức trao quyền trụ trì cho Ngài. Tuy vậy vẫn có sự phê phán về Tông Phái của Pháp Nhiên càng ngày càng nhiều thêm. Kể từ năm 1204 nhiều Tăng nhơn có quyền thế khác đã khiến cho Triều đình đạt lệnh cấm đoán giáo lý mới nầy. Họ biện luận rằng giáo lý độc quyền thực hành niệm Phật ấy bỏ rơi những vị Phật khác ngoại trừ Đức Phật A Di Đà và sẽ dẫn đến sự sa đọa về đạo đức. Pháp Nhiên nhắc nhở những tín đồ của Ngài là đừng khả nghi về những việc làm hoặc đừng bày tỏ sự xúc động. Tuy vậy có những sự kiện khác lại gây ra những ấn tượng không thiện cảm. Một buổi họp của các đệ tử lại, đặc biệt có nhiều phụ nữ đến tham dự hô hoán về những tin đồn thừa mứa. Đây chính là cái cớ để năm 1207 chính thức bị cấm về giáo lý niệm Phật. Pháp Nhiên và những đại để tử dưới trướng Ngài và ngay cả Thân Loan cũng bị tước quyền làm Tăng sĩ và bị lưu đày. Bốn đệ tử lớn có trách nhiệm được chọn ra trong cuộc họp nầy và họ đã bị khởi tố và bị kết án tử hình. Ngài Pháp Nhiên bị giam giữ ở chốn lưu đày cho đến tháng 11 năm 1211 Ngài mới được phép trở lại Thủ Đô (Kyoto) và Ngài đã viên tịch trong tháng giêng năm sau đó.

Hai tác phẩm của Ngài được xử dụng trong quyển nầy gồm: Một là quyển “Một tờ khởi tín văn” tờ nầy Ngài đã viết trước khi ra đi vài ngày. Tài liệu nầy rất giá trị cho Tịnh Độ giáo của Nhật Bản, sẽ được dịch ở phần đầu; bởi vì nó có những điểm chính của giáo lý nầy trong ít chữ.

Tác phẩm thứ hai của Ngài Pháp Nhiên được tuyển chọn để sưu tập. Tác phẩm ấy gọi là: “Đại ý ba bộ kinh”. Như tiêu đề đã đề cập, Pháp Nhiên một lần nữa giải thích về nội dung của 3 kinh Tinh Độ. Ở đó được hiểu rõ ràng hơn như Ngài đã ảnh hưởng rất nhiều về tín tâm qua cái nhìn uy tín của những tài liệu và Ngài đã đối xử với niềm tin như thế nào. Tác phẩm ấy không chỉ chú trọng đưa ra nội dung của các kinh, tuy vậy chỉ chọn một vài chỗ để làm dữ kiện thôi, mà còn để làm quen với lời dạy của Ngài Pháp Nhiên. Chủ đề chính mà Ngài muốn nói là sự tương quan của việc niệm Phật so với những pháp môn tu khác cũng như đối với truyền thống; mà vị trí của niềm tin Phật A Di Đà đối với Đức Thích Ca Mâu Ni; điều quan trọng là tin tưởng vào Đức Phật A Di Đà qua năng lực của danh hiệu A Di Đà Phật. Đồng thời bản văn cũng cho biết rằng tư tưởng của Ngài Pháp Nhiên chưa hoàn toàn tự giải thích rõ hết được của việc trì danh và tin tưởng Đức Phật A Di Đà. Với Ngài thì tự lực và phong cách của tín đồ luôn luôn đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề giải thoát. Sự bất hòa ấy cũng đã cho thấy qua cuộc đời của Ngài Pháp Nhiên là Ngài đã ra lệnh cho tất cả Tăng sĩ và tín đồ (đệ tử) của Ngài được tự do; nhưng chính Ngài suốt cuộc đời lại sống hoàn toàn trong tu viện.

3.4 Thân Loan - việc hoàn thiện giáo lý mới

Học trò Ngài Pháp Nhiên là Thân Loan đã bổ sung chỗ thiếu sót để hoàn thiện giáo lý mới mẻ ấy. Thân Loan (1173–1262) chắc chắn được kể là một con người mang đầy đủ ý nghĩa Tôn Giáo của lịch sử Nhật Bản. Ông ta nắm bắt tư tưởng căn bản của Pháp Nhiên rằng: trong thời đại mạt pháp việc giải thoát cho con người chỉ có đến từ bên ngoài mà qua tha lực lời thệ nguyện tổng quát của Đức Phật A Di Đà có thể đến được và đã thực hành một cách tuyệt đối; như vậy Ngài đã tạo một nền tảng căn bản cho tín đồ; trong ấy Ngài chẳng phân biệt giữa hai cách sống tăng và tục nữa: con đường giải thoát ấy được vạch ra cho tất cả mọi người; nếu họ chỉ cần tin nơi lời thệ nguyện của Đức A Di Đà mà thôi.

Thân Loan sinh vào năm 1173 gần Kyoto và xuất thân từ một gia đình liên hệ với dòng dõi Fujiwara và gần gũi với Triều Đình. Thuở ấy với lý do bất mãn giữa sự thống trị về chính trị đã khiến cho gia đình của Ngài lâm vào thời kỳ khó khăn và điều ấy đã dẫn tới việc Ngài đã bị gởi vào chùa Enryaku – Ji vào năm 1181, là Tổng Bổn Sơn của Tông Thiên Thai. Tại đó Ngài ít nhất cũng có 2 cách sống như một Tăng nhân ở chùa; nghĩa là những gì xảy ra bên cạnh sự nghiên cứu của Ngài về những kinh điển Phật Giáo với sự hướng dẫn bởi những nghi lễ phiền toái phức tạp. Một trong những nghi lễ ấy là Thiền định quán tưởng về Đức Phật A Di Đà kéo dài trong 90 ngày. Gồm có cả sự thay đổi trong đi, đứng, ngồi luôn luôn được lặp lại với danh hiệu Đức A Di Đà.

Như Pháp Nhiên trước đây, Thân Loan đã tận dụng thời gian nầy để tham khảo những sách vở của các tông phái khác tìm được ở Tu Viện của Thiên Thai. Trong lúc đó tình trạng bên ngoài núi Tỉ Duệ cũng chẳng thay đổi mấy như: luôn luôn thấy tại sân chùa Enryaku–Ji những mưu mô chính trị và tập trung nhiều lính tráng Tăng sĩ, mà cuộc sống của họ ít thực hành mục đích cao cả về Tôn Giáo.

Con đường niềm tin của Thân Loan rõ ràng đã sớm cho thấy cảm giác được ảnh hưởng bởi những tội lỗi không mất đi. Sự thực tập khổ hạnh và những lễ nghi mà Ngài đã trải qua đời sống của Tăng sĩ trong chùa chẳng còn thích hợp nữa, mà cảm giác nầy đã không bớt đi. Lại càng ít hơn Ngài có ý muốn tìm trong giáo lý truyền thống của Phật Giáo một con đường để giải thoát cho Ngài. Tự lực của Ngài đã chẳng làm cho Ngài đầy đủ, đặc biệt là qua cái nhìn chung quanh xảy ra trước mắt Ngài tại Enryaku-Ji quá rõ ràng để cho Ngài phán đoán. Vào năm 1201 một sự khủng hoảng đã đến và cuối cùng đã khiến cho Ngài phải tìm đến Ngài Pháp Nhiên để làm học trò.

Thân Loan luôn luôn nhấn mạnh về sau đó rằng ông ta nhận được niềm tin từ Ngài Pháp Nhiên và giáo lý của Ngài chính là quan điểm của Thầy mình được trao truyền lại. Trong vòng 6 năm sau đó, cho đến khi việc niệm Phật bị cấm vào năm 1207, Ngài sống gần với Ngài Pháp Nhiên, học hỏi những kinh điển về Tịnh Độ Tông và nhận được sự truyền thừa của Thầy mình.

Năm 1024 theo mệnh lệnh của Pháp Nhiên, ông ta lập gia đình để chứng tỏ rằng: lời nguyện của Đức Di Đà không phân biệt giữa Tăng nhơn và tín đồ. Nơi đây không rõ nhân việc ấy đã có ý sẵn hoàn tục và qua lời của Sư Phụ của Ngài đã hợp pháp hóa. Điều chắc chắn rằng từ năm 1207 Thân Loan sau khi bị cấm giáo lý niệm Phật ông đã bị đày đi đến giam tại Echigo (thuộc vùng Tây Bắc); sau khi kết hôn ông ta sống tại đó với vợ và các con. Dẫu sao đi nữa thì đây là sự tuyên truyền công khai về việc kết hôn và đời sống thế tục như là một hình thức đồng đẳng với đời sống tôn giáo rõ ràng qua sự tách biệt với truyền thống. Tuy rằng việc nầy trong lời dạy của Pháp Nhiên; nhưng Thân Loan là vị giáo tổ đầu tiên của Phật Giáo, mà thực hành niềm tin tưởng tuyệt đối của Đức Di Đà mà chính Ngài đã từ chối cuộc đời của một Tăng nhân.

Kể từ đó trở đi Ngài tự gọi là “ngu ngốc Thân Loan” nó có nghĩa là: "kẻ đầu trọc Thân Loan chẳng biết gì". Với cách gọi nầy Ngài đã đóng một vị trí quan trọng và Ngài đã có lần viết: “chẳng phải Tăng nhơn, chẳng phải tín đồ”. Trên nguyên tắc kể từ khi Ngài bị đày trong bất kỳ trường hợp nào Ngài cũng là một tín đồ bị đày và không còn được đối xử như một Tăng nhơn nữa. Ngoài ra gia đình của vợ Ngài còn làm chủ đất đai; cho nên cuộc đời của Ngài chẳng còn phải lo lắng nhiều về vấn đề tài chánh nữa. Tuy nhiên Ngài bây giờ hình như phải bận tâm hơn với những vấn đề thường nhật xảy ra hơn là lúc sống với Ngài Pháp Nhiên.

Vào cuối năm 1211 Ngài được phép trở lại Tokyo nhưng Ngài quyết định không trở về thủ đô. Điều có thể đoán là việc quá vãng của Thầy ông, Ngài Pháp Nhiên đã tạo nên một vai trò quan trọng. Thân Loan đến sống ở vùng Kantô; nơi mà Ngài sẽ sống gần 20 năm tại đó. Giờ đây Ngài thường hay sống ở Inada (Tỉnh Hitachi; ngày nay thuộc quận Ibaraki) trong một hoàn cảnh đơn giản và đã tập trung được một lượng đệ tử lớn lao.

Ở tại Inada, Ngài đã thực sự bắt đầu hoàn thành tác phẩm chính của Ngài là: Giáo, Hạnh, Tín, Chứng. Đặt nền móng vững chắc cho giáo lý của Ngài với việc trích dẫn từ những tác phẩm chính của truyền thống Tịnh Độ, mà đây chính là tư tưởng hướng đạo của Ngài. Ngài lập nên bảy vị Tổ của Tịnh Độ giáo như các Ngài: Long Thọ, Thế Thân, Đàm Loan, Đạo Xước, Thiện Đạo, Genshin (Nguyên Tín) và Pháp Nhiên. Về phần những vị Tổ đã đóng góp cho giáo lý ấy mà Thân Loan, đã thấy được qua sự hướng dẫn về: “Chánh tín niệm Phật kệ” là một phần nổi tiếng của tác phẩm nầy.

Phần bao gồm để trích đoạn những nguồn tài liệu nơi tác phẩm chính của Thân Loan là một tác phẩm để làm mới lớn mạnh hơn. Thân Loan đã thành lập giáo nghĩa chỉ riêng cho việc vãng sanh bằng tha lực của Đức Phật A Di Đà trợ giúp. Chính sự quay về với niềm tin Đức A Di Đà; điều kiện ấy sẽ được giải thoát mà còn phải thâm tạ về sự trợ lực của chư Phật nữa. Kết quả cuối cùng là được trích ra từ tư tưởng của Pháp Nhiên: khi mà con người ở thời kỳ mạt pháp chẳng có thể làm việc thiện được nữa, thì chính họ cũng chẳng thể dùng tự lực như là một sự tin tưởng đứng đắn được. Và khi ảnh hưởng lời thệ nguyện của Đức Di Đà vô cùng tận thì chẳng có một sự cần yếu nào để chứng minh cho sự lặp lại việc trì danh nữa, và xem đó là việc tích tụ phước cũng không cần phải thực hiện nữa. Sự phô diễn của câu Phật hiệu chỉ để chứng tỏ cho mọi người giữa Đức A Di Đà và những tín đồ. Sự lặp đi lặp lại của việc tụng niệm, Ngài Thân Loan không chối bỏ; nhưng với ông, chỉ còn là một chức năng để chứng minh cho sự cảm ân về lời thệ nguyện của Đức A Di Đà.

Sau 20 năm ở Kantô, không biết vì lý do tại sao mà Thân Loan trở lại Kyoto từ năm 1235. Nơi mà cuối đời Ngài ra đi tại đó. Ngài sống tại đó ở nhiều địa điểm khác nhau và dựa vào việc cúng dường của tín đồ từ những đệ tử của Ngài ở tại Inada để sinh sống, mà những người nầy cũng thường hay thăm viếng Ngài. Từ thuở ấy thường xuất hiện nhiều tài liệu nổi tiếng. Có lẽ sau khi trở lại Kyoto, Ngài mới có được điều kiện nghiên cứu những tư liệu Phật Giáo và có thể viết dễ dàng hơn. Tác phẩm của Ngài chẳng phải chỉ là một loại bác học; một phần cốt yếu cũng kết nối với văn tự và thư từ; mà trong đó còn nhằm giải thích về giáo lý qua lời nguyện của Đức Phật A Di Đà cho những tín đồ bình dân và ít học, và Thân Loan đã tránh dùng hoặc viết những thuật ngữ khó hiểu: “Duy Tín sao văn ý” trong đó Thân Loan đã giải thích về những quan niệm quan trọng của giáo lý Tịnh Độ giáo bằng một ngôn ngữ giản dị. Tác phẩm nầy được tuyển dịch trước phần Giáo, Hạnh, Tín, Chứng; bởi vì nó là những thuật ngữ và cũng là tư tưởng chỉ đạo của giáo lý Thân Loan hướng dẫn từng chữ một để hiểu một cách dễ dàng.

Những năm tháng cuối đời của Thân Loan cũng đã trải qua nhiều sóng gió. Vào năm 1250 có những vấn đề của nhóm ở Kantô mà nhóm nầy đã bị đàn áp mạnh ngoài dự tưởng. Thân Loan đã sai con của mình là Zenran (Thiện Loan) đến nơi để giải thích; nhưng người con xử dụng địa vị của mình để lạm quyền mà điều nầy trái với giáo lý của Thân Loan và nhảy qua phía bên kia gây ra áp lực. Thân Loan đành phải xa cách con của mình.

Ngài cũng đã tiếp tục hoàn thành những công việc về văn học chẳng mỏi mệt cho đến khi Ngài quá vãng, dầu sau sự kiện nầy đã xảy ra. Ngài mất vào năm 1262 tại Kyoto ở tuổi 89.

Với sự ngộ nhận và hiểu lầm đã thường xuyên chạm đến giáo lý của Ngài như trong Thán Dị Sao là bằng chứng; việc nầy xảy ra sau khi Thân Loan mất và việc nầy cũng đã được ghi vào trong sách nầy. Điều ấy cho thấy rằng, không đơn giản để hiểu giáo lý của Thân Loan lúc nào cũng có tư tưởng nhập vào việc tự lập công đức của tín đồ là cần thiết; hoặc giả theo lời thệ nguyện của Đức Di Đà để bào chữa cho những lỗi lầm thái quá.

Đúng vào thời điểm của Thân Loan quá vãng đã có sẵn một nhóm đệ tử chuẩn bị sẵn sàng thực hiện “Tịnh Độ Chân Tông”, tách ra khỏi với vị sáng lập là Pháp Nhiên của Tịnh Độ Tông vì nhiều điểm khác biệt. Kể từ đó càng ngày càng xa rời với tông phái chính được thành lập của Pháp Nhiên để thích hợp với Thân Loan. Cả hai tông nầy dẫu sao đi nữa vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay và có số tín đồ nhiều nhất ở Nhật Bản.

3.5 Nhứt Biến – sự lãnh hội của niềm tin của quần chúng

Tông phái thứ 3 nổi tiếng về Tịnh Độ Di Đà của Phật Giáo ở Nhật Bản đã được Nhứt Biến (1239–1289) thành lập. Đối với Nhứt Biến việc nhấn mạnh về niềm tin như được thấy ở Thân Loan, còn tồn tại lại tư tưởng của việc giải thoát qua công đức của chính mình. Những câu hỏi qua sự tương quan giữa niềm tin và Niệm Phật đã được hướng dẫn thảo luận về Tịnh Độ Tông rất rắc rối. Nhứt Biến đã dạy cho tín đồ của Ngài rằng chỉ niệm Phật, không suy nghĩ tiếp tục, như được đến trong trạng thái giải thoát; bởi vì đây là do hoàn toàn nơi tha lực của Đức Di Đà qua sự niệm Phật. Tông phái của Ngài là Thời Tông; bởi vì người ta tụng đọc việc niệm Phật được chia ra ngày giờ nhất định. Một phần được đại chúng hóa và tín đồ được an lạc về sự giải thoát chắc chắn qua sự niệm Phật bằng cách múa.

Nhứt Biến xuất thân từ một gia đình tướng quân ở Tứ Quốc và Ngài đã trở thành Tăng Nhơn lúc 10 tuổi sau khi mất mẹ. Hai năm sau đó Ngài đến Cửu Châu học giáo lý của Tịnh Độ. Sau đó Ngài trở lại quê hương mình và vào năm 1263 thì mất cha và những năm sau đó Ngài sống với những người trong thân tộc. Năm 1271 bất thình lình Ngài từ giã quê nhà và từ đó sống như là một Tăng sĩ hành cước và người tu khổ hạnh. Ngài đã tỏ rõ về niềm tin được quyết định vào vài năm sau đó. Cái nhìn căn bản của Nhất Biến là sự giác ngộ của tất cả chúng sanh qua lời thệ nguyện của Đức A Di Đà được trợ giúp trong thời gian vô tận. Từ đó mọi người tin tưởng vào lời nguyện kia và sẵn sàng giải thoát. Trong lời nguyện của Đức Phật A Di Đà không có sự phân biệt về thời gian; cho nên những tín đồ không cần phải chờ đợi lúc chết mới được sanh về Tịnh Độ và được giải thoát.

Một điểm căn bản quan trọng tiếp theo của giáo lý Nhứt Biến là tất cả niềm tin vào Phật lực của Đức Phật A Di Đà đã chứa đựng sẵn nơi câu Phật hiệu Nam Mô A Di Đà Phật khi xưng danh có sự liên hệ với tên của Ngài. Nhất Biến đã phát tán những tờ giấy có danh hiệu Phật A Di Đà đến cho quần chúng về niềm tin và tin rằng qua đó sẽ được trợ lực để được giải thoát. Người ta thấy rằng việc nầy như ảo thuật để đi vào giáo lý của Ngài. Một điểm khác tiếp theo là vai trò của sự nhảy múa trần truồng. Nhứt Biến đã trưng dụng được nhiều người và Ngài đã nhảy múa trên đường phố hoặc chợ búa để vang lên lời niệm Phật. Cả tín đồ của Ngài cũng ủng hộ cho việc “múa hát niệm Phật” nầy và về sau Thời Tông đã lấy đây làm nghi lễ. Qua sự thâu nhận những thực tập nầy phát khởi từ niềm tin quần chúng; Nhứt Biến đã thành công, chẳng phải chỉ một đám đông to lớn ấy của học trò Ngài tụ tập lại, mà họ đã cùng ông đi khắp cả nước; đồng thời cũng có nhiều tín đồ được thuyết phục, và những tên tuổi của họ Ngài đã ghi chung vào một dãy. Sau khi nhóm của Ngài bị tướng quân tại Kamakura xua đuổi vào năm 1282 thì Nhứt Biến đã dời về Kyoto với họ; nơi ấy ông tìm một sự đồng thuận chính thức. Từ thuở ấy cũng đã xuất hiện 9 bức thư và trong sách nầy cũng đã được dịch ra. Nó chứa đựng những quan điểm khác nhau của tín đồ và làm rõ tư tưởng của Nhứt Biến trong vài điểm chính, được nối tiếp bởi di chúc ấy Ngài đã trực tiếp truyền trao lại từ trước khi Ngài quá vãng vào năm 1289. Chỉ còn lại một vài chữ làm căn bản cho sự giải thoát không có gì khác hơn Phật hiệu: Nam Mô A Di Đà Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]