Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Sự thành công của một tôn giáo không thờ trời

07/07/201208:07(Xem: 9348)
10. Sự thành công của một tôn giáo không thờ trời
TRÍ TUỆ TRONG PHẬT GIÁO
Hoang Phong

PHẦN II

CÁC BÀI DỊCH CỦA HOANG PHONG

SỰ THÀNH CÔNG CỦA MỘT TÔN GIÁO KHÔNG THỜ TRỜI

Tác giả: Cerf William


Lờigiới thiệu của người dịch:

Nếudịch thật sát nghĩa thì tựa của bài viết này phải làSự chiến thắng hay Sự vinh quang của một tôn giáo khôngthờ trời. Tuy nhiên chúng ta nên hiểu rằng Phật giáo từnguyên thủy chỉ là một lối sống nằm bên ngoài thế tục,hay nói một cách khác là vượt lên trên mọi tranh chấp, chinhphục và tranh đua. Mục đích của Phật giáo không nhắm vàosự chinh phục mà chỉ hướng vào sự giải thoát. Vì thếđối với Phật giáo thì sự chiến thắng hay vinh quang khôngcó ý nghĩa gì cả, mà có thể đấy chỉ là một cách nóiphóng đại để làm tăng thêm phần hấp dẫn mà thôi.

Bàibáo khá xưa, được đăng trên một tạp chí lớn về thôngtin và bình luận của Pháp là tờ L’EXPRESS,số ra ngày 30 tháng 7 năm 1998. Khi đọc lại mộtbài báo cũ, dĩ nhiên là chúng ta sẽ có thêm một lợi điểmmà tác giả không có, đấy là chiều sâu của thời gian. Dựavào lợi điểm đó chúng ta có thể đánh giá xem những quanđiểm nêu lên trong bài báo có vượt được thời gian haykhông. Chỉ xin đơn cử một thí dụ cụ thể, tác giả chobiết là chính phủ Pháp thời bấy giờ công nhận con sốPhật tử trong nước là 600 000 người, và năm vừa qua (2008)Bộ Nội vụ chính thức công nhận con số này là một triệungười. Tại sao một con số lại mang tính cách quan trọngnhư thế ? Bởi vì trong một thể chế dân chủ, vị trí, tiếngnói và quyền lợi của một tập thể do pháp luật bảo đảmluôn đi đôi và tương xứng với tầm vóc của tập thể ấytrong cộng đồng quốc gia. Các chi tiết và các quan điểmkhác trong bài viết xin dành cho người đọc nhận định vàphán xét. Dù sao thì bài báo cũng cho thấy một góc nhìn củangười Tây phương về Phật giáo nói chung. Góc nhìn đó tấtnhiên bị ảnh hưởng bởi văn hóa và giáo dục của họ,và cả bản tính cá nhân của từng người, vì thế khôngnhất thiết giống như cái nhìn của mỗi người trong chúngta. Tìm hiểu một góc nhìn khác cũng là một cách giúp chúngta xét lại và bổ khuyết tầm nhìn của chúng ta về mộtnền tín ngưỡng lâu đời của Á châu.

Đâylà một bài báo có thể dùng làm đề tài để suy tư vềmột tôn giáo đang mang lại nhiều tác động trong thế giớiTây phương, tuy nhiên ta cũng không nên chấp nhận toàn thểcác quan điểm một cách máy móc. Tác giả có lối hành vănbóng bẩy và lắc léo khó dịch, nhiều quan điểm mang tínhchủ quan và quá cứng nhắc, tuy nhiên dầu sao thì tác giảcũng đã thành công khi đưa ra nhiều góc nhìn khá bao quátvà chính xác. Trong phần cuối của bài, trái lại ông đãthả lỏng cho sự chủ quan tung hoành vì thế có nhiều đoạnhơi quá tự tin và không được chính xác lắm. Những sơ xuấtđó cũng cho thấy sự hiểu biết đôi khi còn phiến diệnvà thiếu sâu sắc của ông về Phật pháp. Dầu sao thì sựnhiệt tình và lòng hăng say tuôn ra từ ngòi bút của ông cũngthừa sức để bù đắp cho những khiếm khuyết nhỏ nhặtvừa kể. Bài viết dành cho độc giả Tây phương vì thếngười dịch thiết nghĩ một vài chú thích nhỏ cũng có thểcần thiết để giúp người đọc theo dõi bài viết dễ dànghơn. (Hoang Phong, 11.12.09)

Phầnlược dịch:

Hòa hợpgiữa vô thần và tâm linh, thân xác và tâm thức, Phật giáođã chinh phục được con tim của hàng ngàn người Pháp, tuynhiên cũng không phải là không có những hiểu lầm.

Tuyrằng Phật giáo không nhất thiết sẽ bước vào thiên kỷthứ III với tiếng kèn trống vang lừng, nhưng chắc chắcPhật giáo sẽ bước vào với tiếng kinh, câu kệ và nhữnglời tụng niệm mà thế kỷ XX tưởng rằng đã có thể bópngạt được. Quả đúng là một sự phục thù, vâng đúngthực là một sự phục thù, một sự phục thù của tâm linhtrước vật chất, của linh thiêng trước thuần lý, của suytư trước sự tiêu thụ. Sự kiện trên đây quả thật làmột sự ngạc nhiên kỳ thú, đồng thời nó cũng báotrước một tình trạng khó tránh là những cảnh ngược đờisẽ có thể xảy ra. Dầu sao thì cũng không nên quá ngạc nhiênvì người ta đều hiểu rằng những gì tồi tệ vẫn thườngxảy ra bên cạnh những gì tốt đẹp nhất.

Cónhiều người mất hết cả định hướng, tìm cách an trútrong quá khứ hoặc đi tìm con đường Đạo mà cứ tưởngrằng địa cầu «nhỏ bé như một ngôi làng». Thản nhiên,cuồng tín hay hòa đồng..., mỗi người mỗi cách, cứ thếmà họ tự vạch lấy cho mình một con đường xuyên qua nhữnghành lang ngoắt ngéo trong chiếc tháp Babel (1) của thời hiệnđại. Thế kỷ này đang mở ra không những để đón nhậnnhững con người biết quay về với tôn giáo như trường hợpcủa họ, mà còn có trọng trách phải tu sửa lại toàn bộnền tảng văn hóa và triết học mà nền văn minh Do-thái-giáo– Thiên-chúa-giáo phải đứng ra gánh chịu mọi chi phí.

Sựthức tỉnh của những con người biết trở về với tôn giáokhông phải là một sự kiện tượng trưng cho sự chiến thắngcủa Jéhovah (2) mà ngược hẳn lại như thế thì đúng hơn.Ngày nay, tình trạng tương quan theo chiều ngang – tức mốitương quan bình đẳng giữa con người và thế giới – đang thắng thế so với mối tương quan siêu nhiên theochiều dọc – tức là sự tùng phục trước một Đấng-Tối-Cao.Xuất hiện từ lâu đời, cái nền tôn giáo nhập cảng từÁ châu ấy không phải chỉ để quyến rũ giới tài tử phimảnh đang bị khủng hoảng tâm linh mà thôi. Cái tôn giáo đóđã chinh phục được con tim của hàng ngàn người Pháp, mạnhcho đến mức mà chính quyền đã phải ước lượng con sốPhật tử lên đến 600 000 người. Quả thật có đến hai sựnghịch lý đã xảy ra cho cái xứ sở tự nhận mình vừa là«quê hương của Ánh sáng» lại vừa là «ngườichị cả của Thiên chúa giáo». Thật vậy, để giảithích cho những điều nghịch lý đó nhóm người theo Phậtgiáo đã đáp lại một cách thật ôn tồn: «Quả đúng nhưthế, tôn giáo của chúng tôi không hề chống lại chủ nghĩaduy lý và đạo Thiên chúa». Có đúng thật như thế hay chăng? Dư luận chung đều cho rằng quả là đúng như thế. Năm1994, một cuộc thăm dò kết hợp hai tổ chức Sofres và LeFigaro (3) đưa ra con số hai triệu người Pháp xem Phật giáolà tôn giáo mà họ quý chuộng nhất.

Nhữngngười được thăm dò đã bày tỏ sự quý chuộng Phật giáocủa họ, nhưng không nhất thiết đấy là một cách nêu lênước vọng của họ được trở thành một Phật tử. Tuy nhiênphong trào mến chuộng Phật giáo có vẻ đang lan tràn rộnglớn, sự kiện đó có thể là do ranh giới của phong tràochưa được xác định rõ rệt. Nhiều người vẫn từng phátbiểu rằng «Phật giáo ngự trị trong tim tôi» tuy nhiênhọ vẫn chịu phép rửa tội Thiên chúa giáo, hay là vẫn còngiữ đức tin của Tin lành, hoặc tự nhận là đã lớn lênvới truyền thống Do thái giáo. Nếu hiện nay đã có 10 000người hay hơn thế nữa đang tu tập Phật giáo một cách chuyêncần mỗi ngày, thì đồng thời cũng có ít nhất 100 000 ngườikhác lui tới các thiền viện và những nơi ẩn cư. Thêm vàođó còn có hàng ngàn người nhiệt thành hơn thế nữa vàhọ đang tu tập thiền định theo các truyền thống Phật giáo(Zen, Yoga, cách luyện tập thư giãn, dưỡng sinh, tu học Phậtpháp, ẩn cư, y khoa êm dịu, shiatsu (trị liệu bằng xoa bópvà ấn huyệt) v.v...). Tổng kết có khoảng 150 000 người Pháprất kiên trì. Để chứng minh cho đủ con số 600 000 Phậttử mà Bộ Nội vụ đã công nhận thì cần phải kể thêmcác tập thể quan trọng người Á châu (phần lớn là ngườiViệt-Nam) đang sinh sống một cách hài hòa trên đất Pháp.Thành phần nòng cốt đó đã tỏa sáng và ảnh hưởng sangnhững người Pháp chung quanh, nhất là nhờ vào những tấmgương cá nhân của họ. Hình ảnh về một cuộc sống an vuibắt nguồn từ Phật giáo tỏa rộng ra như những vòng trònđồng tâm, bao trùm cả một dân tộc được thừa hưởngmột nền giáo dục cao. Thật ra sự truyền bá rỉ tai có tínhcách chọn lọc đó đã liên kết với phong trào thiện cảmlớn lao mà các cơ quan truyền thông có tầm vóc toàn cầuđang quảng bá. Về khía cạnh này gương mặt của Đức Đạt-LaiLạt-Ma vụt trở thành một biểu tượng lớn. Hình ảnh mộtnhà sư tươi cười và đơn sơ, không vướng mắc vào nhữngthứ trang sức màu mè đã chống lại và hóa giải hình ảnhcủa các nhà lãnh đạo thuộc vào ba tôn giáo lớn dựa trênKinh Sách (Do thái giáo, Thiên chúa giáo và Hồi giáo), hìnhảnh của Đức Đạt-Lai lạt-Ma cũng đã dự phần không nhỏvào sự lôi cuốn của Phật giáo. Hình ảnh hiền hòa, thanhthản và yêu đời của một nhà sư thể hiện qua sự trongsáng tỏa rộng ra chung quanh chính là loại hình ảnh mà cácnhà lãnh đạo Thiên chúa giáo, Do thái giáo và Hồi giáo đôikhi đã đánh mất. Hình như Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đôi khicũng tỏ ra ái ngại khi nhận thấy sự thành công của mìnhhơn hẳn so với các vị lãnh đạo các tôn giáo « cạnh tranh» khác. Đúng hơn thì Ngài chỉ thừa hưởng một cáchgián tiếp tình trạng vỡ mộng mà các tôn giáo độc thầngià nua đã tạo ra mà thôi. Chính chỗ vỡ mộng đó là khodự trữ quan trọng nhất cất giấu những niềm thiện cảmđối với Ngài.

Chống lạiquyền bá chủ của Bà-la-môn

Muốntìm hiểu sự lớn mạnh của Phật giáo thì trước hết phảinhìn vào những góc cạnh yếu kém của hệ thống tư tưởngTây phương. Tập san văn hóa Les Cahiers du Sud (4) trong một sốđặc biệt phát hành năm 1940 với tựa đề «Thông điệpngày nay của nước Ấn» đã đưa ra những lời phântích thật trong sáng: «Cứ mỗi lần nền tư tưởngTây phương rơi vào gọng kềm của mâu thuẫn thì nền tưtưởng đó lại tự hỏi là khoa học sẽ đưa về đâu trongtương lai, và mỗi lần như thế lại quay sang cầu cứu vớiẤn độ, cha đẻ của mọi thứ huyền thoại và các tràolưu tinh thần». Bài báo được đăng vào những ngàycuối cùng trước khi nước Pháp thất trận trước sự tiếnquân của Đức quốc xã, và có lẽ vì thế mà chẳng có aithèm để ý đến. Bỗng nhiên hôm nay bài báo lại tự khoáccho mình những giá trị của một lời tiên tri. Các nhân vậtnhư Richard Gere (5), Jean-Claude Carrière (6), Matthieu Ricard (7) (concủa thành viên Hàn Lâm viện Jean-Francois Revel (8)) đã trởthành Phật tử, đồng thời một số các nhân viên cao cấpbị khủng hoảng tâm thần, các giáo sư dạy toán bị bịnhtrầm cảm, các bà thư ký ly dị chồng... và vô số nhữngngười khác nữa cũng đã trở thành Phật tử. Muốn hiểutại sao lại xảy ra sự kiện đó thì có lẽ phải lên đườngdu hành sang quê hương của Đức Phật là Ấn độ để tìmlấy câu trả lời.

KhiĐức Phật ra đời vào khoảng 560 năm trước chúa Jêxu ởCa-tỳ La-vệ (Kapilavashu), một nơi cách thành Ba-la-nại (Bénares)240 kilomét, thì nước Ấn lúc đó còn đang bị một tôn giáodựa vào kinh Vệ-đà (9) thống trị. Nền tín ngưỡngđó được thiết lập dựa vào một bộ kinh mang tên là Vệ-đà(có nghĩa là sự hiểu biết), gồm sáu tập ghi chép nhữngđiều giáo lý căn bản viết bằng tiếng Phạn (một loạingôn ngữ Ấn-Âu có cùng một nguồn gốc với ngôn ngữ I-ran).Một cách vắn tắt thì đấy là một thứ tôn giáo thật đơngiản: chỉ nhắm vào việc thực thi các nghi lễ hiến dânghướng vào các vị trời để đổi lấy sự an bình và cứurỗi. Tuy nhiên khi đã nói đến «hiến dâng» thì phải nóiđến các người «giáo sĩ» đứng ra hiến dâng. Vì thếđã sinh ra một tầng lớp tăng lữ rất thế lực gọi lànhững vị Bà-la-môn, họ đứng ra tóm thâu quyền kiểm soáttoàn thể xã hội Ấn. Để duy trì quyền lực đó họ đãthực thi những việc thật lố lăng là phân chia xã hội Ấnthành bốn giai cấp, và sự phân chìa chia này vẫn còn tồntại đến ngày nay, quả thật đấy là một điều bất hạnhlớn lao nhất cho nước Ấn.

Chínhvì muốn chống lại sự thống trị của Bà-la-môn mà Phậtgiáo đã khởi xướng (10). Trùng hợp với thời kỳ bành trướngcủa tôn giáo Vệ-đà, bản chất tâm linh vô cùng phong phúcủa nước Ấn đã làm phát sinh ra một sự tin tưởng rấtphổ cập và đại chúng, ấy là thế giới ta-bà (samsara),và khái niệm này xuất hiện trước thời kỳ của Đức Phậtrất lâu (11). Thế giới ta-bà là gì ? Chính là một thứ địangục siêu hình phát sinh từ giáo lý luân hồi. Nói thẳngra là mỗi sinh linh đều phải trải qua một chuỗi dài bấttận gồm những chu kỳ hiện hữu tiếp nối nhau, mỗi kiếpsống cho một chu kỳ, mỗi kiếp sống của con người thuộcvào một trong những chu kỳ hiện hữu bất tận đó.

Tạisao con người lại phải gánh chịu sự tái sinh liên tục nhưthế? Chính vì nghiệp, tức là hành động của mỗi người.Sự sống của ta hôm nay là kết quả phát sinh từ chính nhữnghành động của ta trong sự hiện hữu trước đây. Lời Phậtdạy như sau: «Con người hành động như thế nào thìsẽ tái sinh trong một kiếp sống tương ứng như thế ấy». Nếu hôm nay đời tôi thật là khổ sở, có nghĩa là trongkiếp trước tôi đã làm những việc sai trái, và ngược lại.Nghiệp của tôi, tức hành vi của tôi hôm nay sẽ giữ mộtvai trò then chốt giúp cho tôi có thể tránh được hay khôngtránh được những khổ đau trong tương lai. Và giải phápduy nhất giúp cho tôi tự giải thoát khỏi cái chu kỳ khắcnghiệt của luân hồi là phải tự tạo lấy cho mình mộtnghiệp tốt. Đức Phật nói rằng: «Chính là nghiệpsẽ phân loại con người thành cao cả hay thấp hèn».

Mộtbên là quyền lực Bà-la-môn và một bên là hậu quả phũphàng của nghiệp báo đã tạo ra một bối cảnh tôn giáođầy lo sợ vào thời kỳ của Đức Phật. Vì thế mà VịHiền triết Vĩ đại của chúng ta đã tập trung tất cả suytưvà sự hiểu biết của mình để tìm ra con đường giải thoát.

Sinhra trong một gia đình hoàng tộc họ Cồ-đàm, Đức Phật đượcvua cha đặt tên là Sĩ-đạt-ta (có nghĩa là người đã thựchiện được hoài bảo của mình). Ngài hưởng một cuộc sốngđế vương, và theo truyền thuyết thì vua cha ra lịnh khôngcó ai được phép để cho Ngài nhìn thấy những cảnh tượngkhổ đau của con người. Tuy nhiên, sau bốn lần được rakhỏi hoàng thành và mặc dù đã được đoàn tùy tùng bảovệ cẩn thận, Sĩ-đạt-ta vẫn bị chấn động sâu xa khinhìn thấy bốn hình ảnh cực mạnh: một người già, mộtngười bệnh, một xác chết, và hình ảnh thứ tư lại làmột chiếc chìa khóa giúp ra thoát những thứ đớn đau đó,đấy là hình ảnh của một người tu hành.

Sĩ-đạt-tatừ bỏ hoàng cung, xa rời cả vợ lẫn con, để theo đuổitrong bảy năm liền cuộc sống khổ hạnh của những vị Bà-la-môn,tu tập theo cái lối «hành xác» mà sau này Ngài cho là quá«buồn chán, không đáng và vô ích». Một tôn giáo chỉbiết đơn thuần chấp hành nghi lễ và tôn vinh thần thánhchẳng những không thể nào thuyết phục được Ngài, và nhấtđịnh cũng sẽ không thể nào giúp cho Ngài tìm thấy mộtlối thoát. Sau đó tại một nơi gọi là Âu-lâu-tần-loa (Uruvela)phía nam thị trấn Hoa-thị-thành (Patna) dưới một gốc câybồ đề Ngài đã đạt được Giác ngộ (bodhi). Sĩ-đạt-taCồ-đàm trở thành một vị Phật (vị Giác ngộ), khi đóNgài được 35 tuổi. Ngài bắt đầu thuyết giảng về cáichân lý mà Ngài đã quán nhận được. Trong lần thuyết phápđầu tiên, Ngài nêu lên khái niệm về «Tứ diệu đế»làm nền móng cho Đạo Pháp của Ngài, đấy là bài Thuyếtgiáo lừng danh nơi thành Ba-la-nại (Bénares). Ngài đã nói lênnhư sau : «Này, hỡi các tỳ-kheo, đây là sự thực caoquý về khổ đau. Sinh là khổ đau, già là khổ đau, bệnhtật là khổ đau, chết là khổ đau, phải gánh chịu nhữnggì mình không thích là khổ đau, phải xa lìa những gì mìnhyêu quý là khổ đau, không đạt được những gì ước muốnlà khổ đau, năm thứ cấu hợp của sự bám víu là khổ đau». Đó là Sự thật thứ nhất trong số Bốn Sự thật Caoquý. Sự thật thứ hai liên quan đến nguồn gốc của khổđau, tức là «sự bám víu vào những thứ thích thú củagiác cảm». Sự thực thật thứ ba là sự chấm dứt khổđau. Sau hết Sự thực thật thứ tư là con đường đưa đếnchấm dứt khổ đau.

Saulần thuyết pháp ấy và trong suốt hơn bốn mươi năm sau đó,Đức Phật đã liên tiếp thuyết giảng và thu nạp đồ đệ.Năm vị tu sĩ đầu tiên được nghe giảng đã đi theo bướcchân của Ngài và sau đó đến lượt các đoàn người đôngđảo cũng bước theo. Họ bị thu hút bởi một sự an bìnhthoát ra từ vị Thầy của họ và đang tỏa rộng chung quanh.Đức Phật tịch diệt lúc 80 tuổi và Ngài chỉ để lạicho các đệ tử một lời dặn dò duy nhất : «Tất cảcác thành phần cấu hợp tạo ra con người đều phù du. Cáccon hãy chuyên cần tu tập để tự giải thoát lấy cho cáccon». Tuy nhiên chúng ta cũng phải tự hỏi sự giảithoát ấy là gì?

Đốivới Đức Phật, không có vị Trời nào sáng tạo ra vũ trụcả, không có thiên đường cũng chẳng có địa ngục,chẳng có Vị nào cứu thế và cũng chẳng có Ai chết đi sốnglại. Mọi sự hoàn toàn không phải thế. Phật giáo khôngquan tâm đến những chuyện siêu hình, không thắc mắc nguồngốc của thế giới là gì, kể cả các khái niệm về tốtvà xấu (12). Giáo lý của Đức Phật vô cùng thực tế, đượcxây dựng trên một sự nhận xét thật hiển nhiên: tất cảđều là khổ đau. Một sự yếm thế phủ nhận tất cả,kể cả khái niệm về linh hồn và vô hiệu hóa cả nhữngnghi lễ mang tính cách tôn giáo. Trong bối cảnh mà Trời cũngkhông có, thì những chuyện thần bí, hiến dâng, thánh lễ,hoặc bất cứ một hình thức lễ lạc màu mè nào còn cógiá trị gì nữa? Sự giải thoát chỉ tùy thuộc vào hậuquả duy nhất của nghiệp và sự tu tập giúp thoát ra khỏivòng khổ đau của thế giới ta bà. Đức Phật chủ trươngvô thần (13), có thể nói là duy vật nữa. Giáo lý của Ngàichỉ nhắm vào một mục đích duy nhất : ấy là sự giảithoát.

Muốnđạt được sự giải thoát thì phải theo con đường «bátchánh đạo». Con đường đó là : «hiểu biếtđúng, suy nghĩ đúng, ngôn từ đúng, hành động đúng, sinhsống đúng, cố gắng đúng, chú tâm đúng và tập trung đúng» ! Nói thẳng ra nếu như Phật giáo không phải là một tôngiáo và cũng chẳng phải là một nền triết học, thì nhấtđịnh nó phải là một nền luân lý kỷ cương. Con đườngcao quý của bát chánh đạo là bí quyết giúp con người vượtthoát khỏi sự ràng buộc của khổ đau, điều đó có nghĩalà tự mình phải nỗ lực. Theo lời dạy của Đức Phậtthì tất cả mọi khổ đau của con người đều phát sinh từ«cái tôi». Tuy nhiên trên thực tế thì cái tôi lại khôngcó vì đấy chỉ là một ảo giác. Ngược lại với Thiênchúa giáo, đối với Phật giáo thì khái niệm về một cáitôi bất diệt, lệ thuộc vào một nguyên lý thiêng liêng củaVũ trụ phải được đánh đổ và hoàn toàn loại bỏ. Cáitôi có thể xem như là một hình thức đòi hỏi và thèm khátvô độ, và vì thế cái tôi sẽ áp đặt quyền lực củanó lên tất cả những hành động của chính ta, vì vậy phảilàm cho nó câm miệng lại từ trong tận cùng của đáy lòngmình. Theo đúng con đường bát chánh đạo thì sẽ thực hiệnđược điều đó. Dứt bỏ được mọi sự thèm khát, mọisự cầu xin và dục vọng bằng cách tuân thủ các giới luậtkỷ cương mà Đức Phật đã chỉ dạy sẽ làm cho cái tôitan biến.

Chấmdứt được sự thèm khát và dục vọng sẽ làm cho bộ máytái sinh bất tận dừng lại và thế giới ta bà sẽ bị đánhtan. Khi đó ta sẽ đạt được «niết bàn chưa toàn vẹn» và sau cùng chỉ còn chờ tháo gỡ lớp vỏ bọc thân xácnày của ta bằng cái chết để nhập vào «niết bàn hoànhảo».

Dung hòa giữavô thần và tâm linh

Toànbộ cấu trúc kỳ diệu về tâm linh của Phật giáo đã bámrễ thật sâu vào các nền văn hoá Ấn độ và Á châu vàkhông thể tách rời ra được. Tuy thế nó vẫn hàm chứa tấtcả các khía cạnh tân tiến cần thiết để thu hút ngườiTây phương. Cái «phẩm tính» cao hơn hết của Phật giáo– mà các nhà thần học Thiên chúa giáo tranh nhau lên án nhưlà một thứ sơ hở tệ hại nhất – chính là sự khiêm tốn.Thật ra cũng chẳng cần phải biết ai đã đứng ra sáng tạocái thế giới này và rồi nó sẽ đi về đâu: triết họcsiêu hình chỉ là một sự tự biện hoàn toàn vô ích. ĐứcPhật chỉ cần nêu lên một con đường giải thoát cho mỗicon người là đủ. Phẩm tính thứ hai của Phật giáo là khảnăng hội nhập vào bất cứ bối cảnh tín ngưỡng nào. Vìlẽ không quan tâm đến Trời cho nên Đức Phật chỉ ngỏlời với con người mà thôi, nhất là đối với những ngườivô thần và cả với những người đã tỏ ra nghi ngờ vềhiệu quả các thánh lễ rửa tội cho họ (hai nhóm ngườinày đều rất đông trong thế giới Tây phương). Tinh thầnbao dung của Phật giáo được thiết lập trên căn bản hàihòa, không loại trừ bất cứ một nền tín ngưỡng mang tínhcách thần khải nào cả, và tinh thần đó đã giúp cho Phậtgiáo phát triển trên những mảnh đất thấm nhuần Do-thái-giáo– Thiên-chúa-giáo. Ngoài ra, dù cho con đường bát chánh đạocó tỏ ra là một thứ kỷ cương quá khắt khe đi nữa, thìnó cũng chẳng nghĩa lý gì so với những giáo điều làm nềntảng cho đạo Thiên chúa. Thật thế, các giáo điều củaThiên chúa giáo đang phải cưỡng lại một cách khó khăn trướcngưỡng cửa của thiên kỷ thứ III...

Tựnhận là người Phật giáo có nghĩa là tu tập theo một tôngiáo không thờ trời, hoà đồng giữa vô thần và tâm linh,tự chọn lấy cho mình một nền tảng luân lý không mang sứcép của tội lỗi ! Như thế thì còn đòi hỏi gì hơn nữa?

Đạt đượcsự trống không tuyệt đối

Tuynhiên vẫn có thể làm hơn như thế. Cũng thật oái oăm, hìnhnhư thế giới Tây phương đã tìm thấy trong giáo lý củamột trong số các tôn giáo lâu đời nhất của nhân loạimột sự trợ lực lớn lao để giúp chống lại sự phá sảncủa cả một nền văn minh tân tiến. Khả năng của khoa họctỏ ra rất giới hạn, nhất là thuộc phạm vi con người,và sự kiện đó đã làm phát sinh sự mất tự tin tập thểtrong xã hội ngày nay. Bệnh sida tung hoành nhất định là mộtyếu tố tiếp tay cho xu hướng đó. Thật vậy, từ nguyênthủy Phật giáo đã thiết lập một phương pháp giúp hộinhập với niết bàn xuyên qua thể dạng thăng bằng của thânxác và tâm linh. Điều kiện tiên quyết và tất yếu củathiền định là phải đạt được một thể dạng trống khôngtuyệt đối, và muốn đạt được thể dạng đó phải luyệntập du già và tuân thủ các quy tắc dinh dưỡng khắt khe.Mọi người đều biết nước Pháp là một quốc gia đạtkỷ lục thế giới về việc sử dụng thuốc an thần, chínhvì thế mà lối sống vô cùng tinh khiết của Phật giáo đãchinh phục một cách mạnh mẽ cả xứ sở này. Phật giáochủ trương khái niệm về một thể dạng trống không trongnội tâm nhất định sẽ hứa hẹn một sự thành công rựcrỡ trong các nền văn minh đô thị ngày nay.

Giốngnhư trường hợp vừa kể, hình như Phật giáo cũng đã manglại một giải pháp thay thế cho ngành phân tâm học già nuacủa Tây phương. Trong khi các công cuộc nghiên cứu của Freud(14) giúp cho con người đi sâu vào chính mình thì Đức Phậtlại dạy chúng ta phải làm thế nào để ra thoát khỏi chínhchúng ta. Sự kiện có nhiều người Tây phương lui tới cáctrung tâm thiền học Zen đã chứng tỏ sự thất vọng củahọ đối với ngành phân tâm học của Tây phương. Sau hếtphải nói đến tính chất sâu sắc của Phật giáo đã chinhphục được các triết gia. Chẳng hạn như trường hợp củaAndré Comte-Sponville (15), tác giả của một quyển sách bánchạy như tôm tươi mang tựa đề Tập luận nhỏ về nhữngPhẩm tính Đạo đức Lớn (Petit Traité des Grandes Vertues), vàgần đây hơn là một quyển sách khác của ông với tựa đềTrí tuệ của những con người tân tiến (La Sagesse des modernes) viết chung với ông Luc Ferry (16), quyển sách thứ hai nàyđã gây ra nhiều chấn động trong dư luận. Ông là một triếtgia vô thần nhưng lại tự chọn cho mình một đường hướngchủ trương «sự yếm thế vui tươi» mà Đức Phật đãquảng bá. «Không ước mơ gì cả, cũng chẳng cầu xingì cả, ấy chính là con đường mang lại hạnh phúc», đấy là quan điểm của André Comte-Sponville. Ông không hoàntoàn tin vào thuyết luân hồi – và đó cũng là điềuduy nhất trong Phật giáo đòi hỏi phải có một sự tin tưởngnào đó – tuy nhiên ông vẫn tự cho mình là «một ngườitân Phật giáo» (néobouddhiste). Về phần con đường bát chánhđạo thì ông đã đem ra sử dụng để xây dựng toàn bộnhững «Phẩm tính Đạo đức Lớn» trong tập luận giảicủa ông. Theo giáo lý của Đức Phật thì những gì tốt đẹpthoát ra từ lòng từ bi, tình nhân ái đối với tất cả chúngsinh (kể cả thú vật) sẽ giúp cho con người đạt đượcthể dạng sâu xa của nhập định, và thể dạng đó tươngtự như đang ngồi chờ trong một gian phòng trước khi có thểhội nhập với niết bàn. Gian phòng đó tượng trưng cho nềnđạo đức mà André Comte-Sponville đã chủ trương khi ông cốtình đặt niết bàn sang một bên.

Bấtcứ ai cũng đều có thể nhận thấy là sự kiện trên đâyđã chứng tỏ một cách hùng hồn khía cạnh yếu kém củacác ngành triết học hiện đại. Tóm lại, dù sao đi nữathì ít ra chúng ta cũng có thể khẳng định là những gì vaymượn đại loại như trường hợp vừa kể không phải làmột sự « phát minh mới mẻ » của triết học Tây phương.Cũng không đến nỗi khó khăn gì để nhận thấy những đườnghướng tốt đẹp do Phật giáo mang lại đã bồi đắp chonhững khiếm khuyết của nền tư tưởng phương Tây.

Sự vĩnhhằng của Thiên chúa giáo cần phải xét lại

Mặcdù đã hội đủ những điều kiện để thành công, tuy nhiênPhật giáo vẫn còn quá gần với vài chuyện huyễn hoặc cótính cách dân gian. Chỉ cần đơn cử một vài thí dụ trongsố những gì mâu thuẫn rất phổ biến trong xã hội Tây phương.Nhiều cuộc thăm dò cho thấy sự cả tin vào các chuyện táisinh ngày càng lan rộng một cách mạnh mẽ (kể cả các ngườiPháp tự nhận là người Thiên chúa giáo trung kiên). Chuyệntái sinh có vẻ được công nhận như một sự kiện hiểnnhiên trong quảng đại quần chúng, người ta xem đó như làmột dịp may để được sống thêm nhiều kiếp. Tóm lạiđấy chỉ là một hình thức vĩnh hằng của Thiên chúa giáođược xét lại theo đướng lối của Phật giáo. Tuy nhiênphải hiểu rằng sự tái sinh đối với Phật giáo có nghĩalà rơi vào địa ngục (những chu kỳ hiện hữu thuộc vàothế giới ta-bà) ! Phải say mê Phật giáo nhiều lắm mớicó thể quan niệm theo cách đó, tức là phải đủ sức phátbiểu ngược lại với những gì cần phải hiểu...

Đạiloại sự mâu thuẫn như trên đây cũng thấy xuất hiện đốivới khái niệm về niết bàn. Người ta vơ đũa một cáchbất cập giữa thiên đường của người Thiên chúa giáo vàthể dạng hoàn thiện do sự tu tập kiên trì của Phật giáomang lại. Chữ « niết bàn » có nghĩa là « sự dập tắt», đó là thể dạng trống không, sự chấm dứt của khổđau bằng sự tan biến của hiện hữu. Đấy là những gìtrái ngược hẳn với thiên đường, nơi đó người ta tiếptục sống trong phúc hạnh vĩnh hằng.

Sauhết, có nhiều người say mê Phật giáo thuộc loại « siêuhiện đại » tuyên bố rằng họ bị thu hút bởi những nghilễ của Phật giáo Tây tạng, như thế chẳng phải là nghịchlý lắm hay sao? Phật giáo Tây tạng là một nhánh Phật giáothần bí, gọi là Kim cương thừa hay Tan-tra thừa (xem giảithích bên dưới). Nhánh Phật giáo đó mang nặng nhiều nghithức lễ bái – vì thế đã trở thành một tôn giáo vớiđầy đủ ý nghĩa của nó – và tự đặt mình trong mộtvị thế cá biệt – tức là dưới quyền tối cao của mộtvị Đạt-Lai Lạt-Ma – vì thế nền tôn giáo của ngườiTây tạng đã đi rất xa so với những lời giảng huấn nguyênthủy của Đức Phật. Nền tôn giáo đó hàm chứa tính cáchkỳ diệu, siêu nhiên, đòi hỏi những nghi thức thụ pháplâu dài. Ngoài ra sự tái sinh của một vị Lạt-Ma quá cốcũng là một khía cạnh ngoạn mục. Có những phương phápgiúp khám phá một đứa bé hóa thân của một vị Lạt-Mađã sống trước đây. Người ta xác nhận đứa bé đúng làhóa thân của vị Lạt-Ma nhờ vào các sự kiện xảy ra lúcđứa bé chào đời, hoặc dựa vào những hành động kỳ diệuvà khác thường của đứa bé. Thật rõ ràng là tất cả cáctập tục đó rất thích hợp để dựng thành phim, chẳng hạnnhư bộ phim Đức Phật Nhỏ (Little Buddha) của Bernardo Bertolucci,Bảy năm trên Tây Tạng của Jean-Jaques Annaud, và gần đâyhơn là phim Kundun của Martin Scorsese. Dù sao thì đấy cũng làmột trong các bằng chứng của hiện tượng « mê say Phậtgiáo quá độ » (17). Có phải người ta đã từng thấy nhữngngười Thiên chúa giáo thất vọng vì không được dự thánhlễ cử hành bằng tiếng la-tinh (18) nên đã chuyển sang Phậtgiáo Tây tạng, chỉ vì nền Phật giáo này thực thi nhữngnghi thức lễ bái.

Sựkiện theo về với Phật giáo không nhất thiết bởi vì Phậtgiáo đã đáp ứng được những đòi hỏi của lý trí. Cóđược mấy tín đồ mới gia nhập hiểu rằng Đức Phậtkhông muốn bãi bỏ chế độ giai cấp bất công (19). Có đượcbao nhiêu người thuộc giới nghệ sĩ và diễn viên màn ảnhtừng say mê «học phái Tây tạng» biết Đức Phật phátbiểu như thế nào về người phụ nữ? Khi người đệ tửA-nan-đà hỏi vị Thầy như sau : «Thưa Ngài phải giữthái độ như thế nào đối với người đàn bà?».Đức Phật trả lời như sau : «Hãy tránh đừng nhìnthấy họ». A-nan-đà lại hỏi «Nhưng lỡ ranhìn thấy họ thì phải làm sao?». Đức Phật trảlời : «Không nên nói chuyện với họ. An-nan-đàlại hỏi : «Nhưng nếu phải tiếp chuyện với họ thìsao?». Phật liền bảo ngay : «Nếu thế thìphải canh chừng lấy chính mình...» (20).

Nhấtđịnh là mỗi Phật tử sẽ dựa vào các quan điểm riêngcủa mình để tự chọn lấy một vài khía cạnh giáo lý nàođó của Phật giáo thích hợp với mình. Dầu sao đi nữa thìĐức Đạt-Lai Lạt-Ma cũng chưa bao giờ khuyên người Âu châuhãy đổi đạo. Ngài biết rõ là có cả một đại dươngngăn cách giữa hai nền văn hóa.

Một nềnluân lý thụ động

Toànbộ giáo lý của Đức Phật đều cho rằng khổ đau của conngười phát sinh từ sự «mong muốn được sống» vĩnhcửu. Trong thế giới Tây phương ngày nay thì chính cái cảmtính tham sống triền miên như thế đang lan tràn, nhất lànhờ vào tuổi thọ trung bình ngày càng tăng thêm. Hơn nữatrên phương diện hành động (chẳng hạn như các tổ chứcnhân đạo, công tác xã hội...) thì Phật giáo đã không theokịp trong các xã hội hậu kỹ nghệ của chúng ta. Vì muốnlột bỏ tính chất hiện thực khoác lên mọi vật thể trongthế giới này bằng cách hướng vào sự quán tưởng nộitâm như là một thứ giấy thông hành để đạt được giảithoát, cho nên Phật giáo đã quy nạp một thứ luân lý thụđộng. Mặc dù Phật giáo không áp đặt một thứ gì cả(ngược lại với nền văn hóa Do-thái-giáo – Thiên-chúa-giáo),nhưng Phật giáo nghiêng nhiều về sự khuyên bảo nên tránhkhông được gây ra đau khổ hơn là phải thực thi những điềutốt lành. Đấy là một hình thức vô cảm trước khổ đaucủa thế giới này, sự vô cảm đó bàng bạc trong Phật giáovà được xem như là điều kiện mang lại sự trong sáng (21).Quả thật điều đó chẳng có gì phù hợp với quan niệmcủa phương Tây. Muốn hiểu được Phật giáo và sống vớiPhật giáo phải biết lắng sâu vào Phật giáo, không phảichỉ tham gia vào một chuyến du ngoạn ở Hy-mã lạp-sơn làđủ. Số Phật tử thuộc giới nghệ sĩ nổi tiếng hội nhậpthành công với Phật giáo rất ít. Trường hợp của ông MatthieuRicard rất hiếm, có rất ít người Pháp đã dấn thân đếncùng trong việc tu tập như thế. Thật vậy, ông là một nhàsư sống trên Tây tạng (22) và là thông dịch viên chính thứccủa Đức Đạt-Lai Lạt-Ma mỗi khi Ngài đến Pháp. Ông làcon trai của Jean-Francois Revel. Hình như ông Matthieu Ricard cũngkhông che dấu hết được những nỗi vui mừng của mình khinhìn thấy «làn sóng say mê Phật giáo» đang bành trướngtrên quê hương gốc của ông.

Tuykhông được hội nhập một cách đúng đắn, Phật giáo vẫncho thấy một sức thu hút lớn lao. Chỉ còn chờ xem nền tínngưỡng già nua Thiên chúa giáo có quyết tâm hành động đểchống lại hay không (23), vì nền tôn giáo đó vẫn cho thấycòn sót lại một vài khả năng ngoạn mục – chẳng hạnnhư Ngày quốc tế cho tuổi trẻ (Journées mondiale de la jeunesse)được tổ chức vào mùa hè 1997 tại Paris (24). Nhà thần họcThiên chúa giáo là Romano Guardini (25) tỏ ra có lý khi ông tuyênbố rằng Đức Phật là một «thiên tài cuối cùng trong lãnhvực tôn giáo mà nền văn minh Thiên chúa có lẽ còn phảiđối đáp» («le dernier génie religieux avec lequel la civilisationchrétienne aura à s’expliquer»).

Hãy can đảmlên và nguyện cầu !

Câuniệm chú Om mani pad me humlà lời nguyện cầu bấttận của xứ Tây tạng. Tuy rằng người ta không hiểu ý nghĩalà gì (26), nhưng câu thần chú này hàm chứa một sức mạnhsiêu nhiên. Do đó cần phải tụng niệm suốt ngày. Để cóthể giúp cho nhịp độ trì tụng nhanh hơn, các nhà sư Tâytạng đã sáng chế ra những chiếc cối xay để tiếp sức,trên mỗi cối xay có 12 tờ giấy, trên mỗi tờ giấy có chép2460 câu niệm chú. Vì thế chỉ cần quay một vòng cối xaycũng đã làm phát ra 29 520 câu trì tụng. Quả là một kỷlục thế giới... (27)

Phầnghi chú của tác giả :

Bacỗ xe của Phật giáo là ba trường phái hình thành từ giáolý của Đức Phật :

- Cỗxe Lớn, còn gọi là Mahayana là trường phái dựa vàocác kinh sách xuất hiện muộn gọi là su-tra. Theo các kinh sáchnày thì Đức Phật không nhất thiết chỉ là sự tượng trưngcủa thân xác vật chất và những lời giáo huấn của Ngài.Phật đối với trường phái này đã trở thành mộtthể dạng tinh anh hàm chứa trong tất cả chúng sinh. Đạiloại Niết bàn cũng được xem như một khái niệm tương tựnhư cách suy luận trên đây. Trường phái này được truyềnbá sang Trung quốc, Triều Tiên và Nhật bản.

- Cỗxe Nhỏ, còn gọi là Hynayana, là một trường phái tôntrọng tuyệt đối các lời giảng nguyên thủy mà Đức Phậtđã truyền dạy các đồ đệ của Ngài. Phương pháp tu tậplý tưởng nhất của trường phái này đòi hỏi người tuhành phải xuất gia và phải tuyệt đối noi theo những lờigiáo huấn của Đức Phật. Trường phái này phát triển trongcác vùng Đông Nam Á, như Campuchia, Việt Nam, Thái lan và SriLanka.

- Cỗxe Kim cương, còn gọi là Tan-tra hay Vajrayana, đúng rađây chỉ là một chi phái của Cỗ xe Lớn, mang tính cách bítruyền. Sự tu tập dựa vào phương pháp nhập định sâu xavà nhất là cần phải có một người Thầy để thụ giáo.Đó là nền Phật giáo của Tây Tạng và Mông cổ.

Chúthích của người dịch:

1-Theo truyền thuyết Do Thái giáo và Thiên chúa giáo thì con ngườiđứng ra xây dựng ngọn tháp Babel dự trù sẽ chạm đếntrời cao, nhưng Thượng đế đã phá hỏng dự tính này đểtrừng phạt sự ngạo mạn của họ.

2-Jéhovah là tên gọi của Thượng đế.

3-Sofres là viện thăm dò dư luận lớn nhất của Pháp. Figarolà một tờ báo khuynh hữu lâu đời và rất uy tín. Cả haihợp tác để thống kê hai nhóm người : theo Phật giáo vàcó cảm tình với Phật giáo.

4-Les Cahiers du Sud là một tạp chí văn học do văn hào Pháp MarcelPagnol thành lập từ năm 1914 quy tụ những cây bút nổi tiếngnhất của Pháp trong thế kỷ XX, tuy nhiên đến năm 1966 thìngưng phát hành vì hình như không còn đủ sức cạnh tranhvới hiện đại.

5-Richard Gere sinh năm 1949 là một tài tử màn ảnh nổi tiếngcủa Mỹ. Năm 1970 trong một chuyến du hành Á châu ông khámphá được Phật giáo và ý thức được sự hoàn cảnh đauthương của nước Tây tạng đang bị chiếm đóng. Đến năm1980 ông nhất quyết bỏ đạo Tin lành Methodism (Giám lý) đểquy y và đã trở thành một Phật tử vô cùng năng động vàtích cực. Ông cũng là một ngưởi bạn bên cạnh Đức Đạt-LaiLạt-Ma.

6-Jean-Claude Carrière sinh năm 1931 là một nhà văn, nhà dựng kịchvà phim ảnh, xuất thân từ các trường nổi tiếng củaPháp, chẳng hạn như Ecole Normale Supérieure. Ông viết rấtnhiều sách, đã từng đạo diễn và viết hàng nhiều chụcchuyện phim, và kịch bản. Ông là một Phật tử trung kiên.

7-Matthieu Ricard là một nhà sư Phật giáo đã từng tu học ởTây tạng và Népal. Ông là một gương mặt Phật giáo mà nhiềungười biết tiếng.

8-Jean-Francois Revel (1926-2006) là một triết gia, bình luận gia,học giả và triết gia, thành viên của Hàn Lâm Viện Pháp.Ông là cha của nhà sư Matthieu Ricard, nhưng vì hai cha con đềunối tiếng nên ông đành chọn một tên khác.

9-Vệ-đà (Veda) là bộ kinh xưa nhất của đạo Bà-la-môn gồmcó những câu thần chú và những bài hát mang tính cách thiêngliêng dùng để xướng lên trong khi thực thi những nghi lễhiến dâng.

10-Ý nghĩa của câu này không được đúng lắm vì Phật giáotrong suốt lịch sử phát triển không hề chủ trương chốnglại một quyền lực hay một chủ thuyết nào cả. Phật giáochỉ đưa ra một lối sống cá biệt, xây dựng chung quanh mộthệ thống triết học đặc thù, hàm chứa một chủ đíchthật cao cả, vượt lên trên tất cả các trào lưu tư tưởngvà tín ngưỡng khác. Phật giáo phát triển trùng hợp vớiphong trào cải tiến của đạo Bà-la-môn khi nền tín ngưỡngnày đưa ra các bộ kinh mới gọi là Upanisad thay cho kinh Vệ-đà.Tóm lại không nên xem sự hình thành của Phật giáo như làmột cuộc cách mạng chống lại một quyền lực khác, giốngnhư cuộc cách mạng 1789 của Pháp chẳng hạn. Tuy nhiên ngườita vẫn có thể xem sự hình thành của Phật giáo đã đánhdấu một mức phát triển cao độ và khác thường của tưtưởng nhân loại. Cho đến ngày nay chưa có một hệ thốngtư tưởng thâm sâu và mạch lạc nào có thể thay thế được.

11-Khái niệm về ta-bà trong đạo Bà-la-môn và trong Phật giáokhác hẳn nhau. Nói chung thì Phật giáo dùng lại một số cáctừ đã có từ trước trong đạo Bà-la-môn chẳng hạn nhưdharma, karma..., nhưng ý nghĩa thì hoàn toàn khác hẳn.

12-Tốt hay xấu có tính cách tương đối, biến đổi tùy theoquan niệm (sự chủ quan, cách cảm nhận sai lầm...) và bốicảnh (lịch sử, văn hóa, giáo dục...). Câu nệ vào khái niệmtốt hay xấu, tìm cách phân biệt và tranh luận là một hìnhthức bám víu.

13-Các thần linh trong Phật giáo Á châu là những phương tiệntu tập chịu ít nhiều ảnh hưởng từ các nền văn hóa địaphương. Các thần linh chỉ mang tính cách trợ lực và giaiđoạn. Đạt được một cấp bậc tu tập nào đó thì hìnhbóng các vị thần linh sẽ phải mờ dần để nhường chỗcho ánh sáng của trí tuệ. Người Tây phương nhìn trực tiếpvào bản chất vô thần của Phật giáo, trong khi đó nhiềungười Á châu lại dừng lại ở cấp bậc thần linh và khôngchịu đi xa hơn để tìm hiểu những lời giáo huấn trong Đạopháp.

14-Sigmund Freud (1856-1939) là cha đẻ của ngành phân tâm học hiệnđại.

15-André Comte-Sponville sinh năm 1952 là một triết gia khá nổitiếng, giảng dạy tại đại học Sorbonne, xuất bản nhiềusách và viết báo cũng nhiều. Một số người xem ông là mộtngười « gần » với Phật giáo, một số khác lại cho ônglà một «người thiên chúa giáo vô thần». Năm vừaqua (2008), chính phủ Pháp mời ông gia nhập với tư cách thànhviên trong ủy ban tư vấn của chính phủ về các vấn đềĐạo đức.

16-Luc Ferry sinh năm 1951 là một triết gia, cựu bộ trưởng giáodục, cháu nội của ông Jules Ferry (1832-1893) từng là bộ trưởngvà chủ tịch quốc hội Pháp và là người đã tranh đấuđể tách rời nhà Thờ ra khỏi trường học. Nét chính trongtư tưởng của Luc Ferry là Triết học chỉ có thể nẩy nởvà mang ý nghĩa toàn vẹn khi nào tách rời khỏi khái niệmvề Thượng đế.

17-Đây là cách nhìn quá sức duy lý (hay duy vật) của một vàingười Tây phương thiếu thận trọng. Khái niệm về sự táisinh trong Phật giáo Tây tạng đòi hỏi sự tu tập và nghiêncứu tường tận và sâu xa mới thấu triệt và nắm bắt được.Thiết nghĩ cũng không cần nêu ra đây, và có lẽ cũng quádài dòng để thảo luận trong khuôn khổ của một lời ghichú.

18-Trong nghi thức hành lễ ngày nay, Thiên chúa giáo được nhàthờ La mã cho phép dùng các ngôn ngữ hiện đại và phổ thôngtùy theo địa phương và quốc gia. Tuy nhiên xu hướng bảothủ vẫn chủ trương phải dùng tiếng la-tinh để cử hànhthánh lễ.

19-Hoàn toàn không hiểu được là tác giả đã căn cứ vào kinhsách nào để khẳng định điều này.

20-Tác giả không hiểu ý nghĩa và mục đích của mẫu chuyệnđối thoại của Đức Phật và A-nan-đà. Ngụ ý của cáclời khuyên của Đức Phật là cố tránh những phiền phứcgây ra do sự tiếp xúc và lân la giữa người tu hành và phụnữ, nhưng tuyệt nhiên không có tính cách kỳ thị nam nữ.Đối với giáo lý nhà Phật, tất cả chúng sinh đều nganghàng nhau, đều hàm chứa Phật tính như nhau, kể cả hàngsúc vật.

21-Những gì tác giả vừa trình bày chứng tỏ tác giả khônghiểu một tí gì về Từ bi trong Phật giáo. Lòng từ bi củaPhật giáo trải rộng ra đến tất cả chúng sinh và lý tưởngcủa người Bồ-tát là quên mình và hy sinh tất cả đờimình cho chúng sinh. Sự bố thí của Phật giáo rất sâu xavà toàn vẹn, từ những phương tiện vật chất (tài thí),sự an ủi và che chở (vô úy thí), cho đến sự hiểu biếtvà giải thoát (Pháp thí). Người Phật tử bố thí không cầnbiết là mình đang bố thí, bố thí cái gì và bố thí choai. Đó là tính cách bất vụ lợi tuyệt đối trong cử chỉbố thí của họ. Bố thí trong chủ đích khuyến dụ và vụlợi không phải là Từ bi. Đối với Phật giáo Từ bi phảiđi đôi với Trí tuệ. Bố thí không Trí tuệ không có hiệuquả gì cả và chỉ là cách gây thêm vướng mắc và khổđau một cách kín đáo mà thôi.

22-Đúng hơn ông sống trong một tu viện ở xứ Nepal và thườngđi thuyết giảng khắp nơi trên thế giới, kể cả Trung quốcvà Hoa kỳ.

23-Tất nhiên là có, từ thế kỷ XIX cho đến nay, dưới nhữnghình thức rất tinh vi. Chẳng qua đấy là những phản ứngtự nhiên để bảo vệ đức tin và nền văn hóa lâu đờicủa họ. Người tu tập cần phải hiểu điều đó để nhìnvào hướng khác.

24-Ngày quốc tế cho tuổi trẻ (JMJ) là phong trào quy tụ tuổitrẻ khắp nơi trên thế giới, mỗi lần tổ chức cách nhauhai hay ba năm tại một thành phố lớn trong các quốc gia theoThiên chúa giáo trên thế giới, trong mục đích «trẻ trunghóa» tín ngưỡng và vận động sự hăng say của tuổi trẻ.Mỗi lần tổ chức đều gây ra một gánh nặng về tài chínhcho giáo hội và hình như mỗi năm mỗi yếu dần (?).

25-Romano Guardini (1885-1968) gốc người Đức, là một nhà thầnhọc, triết gia và lý thuyết gia lớn nhất trong thế kỷ XXcủa nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã, được phong chức hồngy giáo chủ.

26-Nghĩa của câu này là « Om, ngọc quý trong hoa sen ». Chữ Omkhông có nghĩa, tuy nhiên âm hưởng của vần Om cùng vớitoàn bộ câu niệm chú khi xướng lên sẽ mang tính cách rấtthiêng liêng.

27-Chỉ có người tụng niệm mới nghe thấy tiếng tụng niệmcủa mình mà thôi, vì nó phát ra từ đáy tim mình, tạo ranhững âm hưởng lan rộng và tràn ngập trong lòng mình. Khôngcó ai nghe và cũng không có ai đếm để xem ta trì tụng đượcbao nhiêu lần để mà khen thưởng. Cái cối xay chỉ là mộttrợ lực bên ngoài dùng để cụ thể hóa ước vọng đượctrải rộng ra tám phương trời những hạt giống từ bi hiểnlộ trong tim mình.

Bures-Sur-Yvette,11.12.09
HoangPhong
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]