Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 05: Giới thiệu về thiền quán

21/12/201102:30(Xem: 6762)
Chương 05: Giới thiệu về thiền quán

TÂM AN TỊNH HÒA BÌNH

Nguyên tác: The Peaceful Stillness of the Silent Mind
Tác giả: Lama Thubten Yeshe, Sydney Australia 1975
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 26/12/2010

CHƯƠNG NĂM

GIỚI THIỆU THIỀN QUÁN

Anzac House, Sydney, 8 April 1975

Từ lúc loài người bắt đầu tiến hóa trên hành tinh này, con người đã cố gắng với khả năng bậc nhất để hạnh phúc và thụ hưởng cuộc sống. Trong thời gian ấy, người ta phát triển một con số không thể tưởng tượng những phương pháp khác nhau để theo đuổi những mục tiêu này. Trong những phương pháp này, chúng ta thấy những sự quan tâm khác nhau, những nghề nghiệp khác nhau, những kỹ thuật khác nhau, và những tôn giáo khác nhau. Từ sản phẩm bé nhỏ nhất, một viên kẹo, đến phi thuyền không gian phức tạp nhất, động cơ nền tảng cũng là để tìm cầu hạnh phúc. Người ta không làm những thứ này không vì mục tiêu nào. Cách nào đi nữa, mọi người chúng ta đã quen thuộc với diễn tiến lịch sử nhân loại, bên dưới tất cả là sự theo đuổi liên tục cho hạnh phúc.

Tuy thế -- triết lý nhà Phật là cực kỳ rõ ràng về điều này -- cho dù chúng ta thực hiện tiến trình phát triển vật chất là bao nhiêu, chúng ta sẽ không bao giờ tìm ra niềm hạnh phúc và toại nguyện miên viễn; không thể có. Đức Thế Tôn đã tuyên bố điều này một cách dứt khoát. Không thể tìm thấy hạnh phúc và toại nguyện qua những phương tiện vật chất đơn thuần.

Khi Đức Thế Tôn thực hiện lời tuyên bố này, Ngài chỉ đưa ra một loại giáo thuyết nào đấy như một tư tưởng hoài nghi. Ngài đã nghiên cứu điều này qua kinh nghiệm của chính Ngài. Ngài đã thử qua tất cả: "Có lẽ điều này sẽ làm tôi hạnh phúc; có lẽ điều nọ sẽ làm tôi hạnh phúc; có lẽ điều kia sẽ làm tôi hạnh phúc." Ngài cố gắng tất cả, và đi đến một kết luận rồi thì phác thảo triết lý của Ngài. Không có lời dạy nào của Ngài là khô khan, những lý thuyết phức tạp xa rời thực tế.

Dĩ nhiên chúng ta biết rằng những tiến bộ của kỷ thuật hiện đại có thể giải quyết những vấn đề vật lý, như gãy xương hay đau đớn thân thể. Đức Thế Tôn không bao giờ nói những phương pháp này là nhố nhăng, rằng chúng ta không cần bác sĩ hay thuốc men. Ngài không bao giờ cực đoan như vậy.

Tuy nhiên, bất cứ cảm giác nào chúng ta ghi nhận, đau đớn hay sung sướng, là cực kỳ tạm thời. Chúng ta biết điều này qua kinh nghiệm của chúng ta; không chỉ là lý thuyết. Chúng ta trải nghiệm những sự đi lên và đi xuống của các sự hiện hữu vật lý từ khi chúng ta sinh ra. Đôi khi chúng ta yếu đuối; thỉnh thoảng chúng ta mạnh mẽ. Luôn luôn thay đổi. Nhưng trong khi y dược hiện đại chắc chắn có thể hỗ trợ cải thiện những đớn đau ưu phiền vật lý thì nó không bao giờ có thể chửa trị tâm thức phiền não, vô trật tự. Không có loại thuốc men nào có thể mang đến sự toại nguyện.

Những hiện tượng vật lý vốn vô thường trong bản chất. Nó tạm thời, không bao giờ tồn tại lâu dài. Do thế, cố gắng để nuôi dưỡng tham dục và toại nguyện của tâm thức bất mãn với điều gì đấy thay đổi liên tục là vô vọng và không thể được. Không có cách nào để thỏa mãn tâm thức nổi loạn vô nguyên tắc qua những phương tiện vật chất.

Nhằm để làm điều này, chúng ta cần thiền quán. Thiền quán là phương thuốc đúng đắn cho tâm thức hoang dã vô trật tự. Thiền quán là phương cách toại nguyện toàn hảo. Tâm thức hoang dã không thuần hóa vốn bản chất bệnh hoạn; không toại nguyện là một hình thức của bệnh hoạn tinh thần. Phương thức đối trị đúng đắn cho chúng là gì? Đấy là tri thức tuệ trí; sự thông suốt bản chất của những hiện tượng tâm lý; sự hiểu biết những chức năng thế giới nội tại. Nhiều người thông hiểu điều khiển máy móc như thế nào nhưng họ không có ý kiến gì về tâm thức; rất ít người hiểu biết hành hoạt của thế giới tâm lý của họ. Kiến thức tuệ trí là thuốc men đem đến sự hiểu biết.

Mỗi tôn giáo khuyến khích đạo đức không trộm cắp, không nói dối, v.v... Một cách nền tảng, hầu hết mọi tôn giáo có gắng đề hướng dẫn giáo đồ của họ giữ lâu bền lòng toại nguyện của họ. Những gì Đạo Phật tiếp cận để chấm dứt thái độ hoang dã vô tổ chức này? Phật Giáo không chỉ nói cho chúng ta rằng lao mình vào những hành vi bất thiện là xấu; Đạo Phật giải thích nó xấu như thế nào và tại sao đối với chúng ta khi làm những việc như thế. Chỉ nói với chúng ta điều gì ấy bất thiện sẽ không làm chúng ta dừng lại. Nó vẫn chỉ là một ý tưởng. Chúng ta phải biến thành hiện thực những ý tưởng này qua hành động.

Chúng ta hiện thực những ý tưởng tôn giáo trong hành động như thế nào? Nếu không có phương pháp cho việc đưa những ý tưởng vào trong hành động, không có sự hiểu biết nào về vấn đề tâm thức hoạt động như thế nào, chúng ta có thể nghĩ, "Thật xấu xa để làm những việc như thế này; tôi là một con người xấu xa," nhưng chúng ta vẫn không thể kiểm soát chính mình; chúng ta không thể làm cho chúng ta dừng lại những hành vi bất thiện. Chúng ta không thể kiểm soát tâm thức chúng ta bằng việc chỉ đơn giản nói rằng, "Tôi muốn kiểm soát tâm thức của tôi." Điều ấy là không thể có. Nhưng có một phương pháp tâm lý tác động để biến thành hiện thực những ý tưởng. Đấy là thiền quán.

Điều quan trọng nhất về tôn giáo không phải lý thuyết, những tư tưởng tốt đẹp. Chúng không đem nhiều sự thay đổi trong đời sống. Những gì chúng ta cần biết là liên hệ những ý tưởng này đến đời sống của chúng ta, làm sao đưa chúng vào trong hành động. Chìa khóa cho điều này là tri thức tuệ trí. Với tri thức tuệ trí, thay đổi sẽ đến một cách tự nhiên; chúng ta không phải áp lực, thúc đẩy hay bơm hơi cho chính mình. Tâm thức vô trật tự hoang dã đến một cách tự nhiên; do thế, những sự đối trị kiểm soát chúng cũng như thế.

Như tôi đã nói, nếu chúng ta sống trong một xã hội công kỹ nghệ, chúng ta biết điều khiển máy móc như thế nào. Nhưng nếu chúng ta cố gắng để áp dụng những kiến thức này vào sự thực tập tâm linh và thực hiện những sự thay đổi quan trọng đến tâm thức và thái độ của chúng ta, chúng ta sẽ gặp phải rắc rối. Chúng ta không thể thay đổi tâm thức chúng ta nhanh chóng như những thứ vật chất vật lý.

Khi chúng ta thiền quán, chúng ta thực hiện một sự khảo sát sâu sắc vào trong bản chất của chính tâm lý chúng ta để thấu hiểu những hiện tượng của thế giới nội tại. Bằng việc dần dần phát triển những kỹ thuật thiền quán, chúng ta trở nên càng ngày càng quen thuộc hơn với vấn đề tâm thức chúng ta hoạt động như thế nào, bản chất của sự bất mãn.v.v... và bắt đầu có thể giải quyết những vấn đề của chính mình.

Thí dụ, chỉ giữ nhà cửa chúng ta ngăn nắp và trật tự, chúng ta cần rèn luyện những hành vi của chúng ta đến một mức độ nào đấy. Tương tự thế, vì tâm thức bất mãn bản chất vốn là vô trật tự, chúng ta cần một trình độ nào đấy về việc thấu hiểu và rèn luyện để làm cho nó biểu hiện trật tự. Điều này là chỗ mà thiền quán đi đến. Nó hỗ trợ chúng ta thấu hiểu tâm thức mình và đem nó vào quy cách.

Nhưng thiền quán không có nghĩa là chỉ ngồi trong một tư thế nào đấy và không làm việc gì. Có hai loại thiền tập, tập trung và phân tích. Phân tích tức là quán, hay tuệ đưa đến sự tự quán chiếu tâm lý, tập trung tức là chỉ hay định là việc phát triển nhất tâm bất loạn.

Có lẽ chúng ta sẽ nói rằng, "Tập trung? Tôi không có bất cứ sự tập trung nào," nhưng việc ấy không đúng. Không có sự tập trung, chúng ta không thể sống còn dù chỉ một ngày; chúng ta không thể ngay cả lái xe. Mỗi con người có tối thiểu một mức độ tập trung nông sâu nào đấy. Nhưng việc phát triển đến khả năng vô hạn của nó cần thiền quán - một sự đối mặt to lớn với thiền quán. Do thế, tất cả chúng ta phải hành động trên sự tập trung mà chúng ta đã có.

Dĩ nhiên, khi chúng ta không thể kiểm soát tâm, khi chúng ta nổi giận hay bị lấn áp bởi những cảm xúc khác, chúng ta ngay cả đánh mất đi sự tập trung ít ỏi mà chúng ta có, nhưng tuy thế, tập trung nhất điểm không phải là điều gì mà không tồn tại với chúng ta. Nó không phải không đạt đến được, vượt xa sự tiếp cận, tận trên bầu trời không có điều gì nối kết với chúng ta. Chúng ta không phải đạt đến sự tập trung từ đoạn đường xa thẳm. Không phải thế. Chúng ta đã có một sự tập trung nào đấy; chỉ cần được phát triển. Rồi thì chúng ta có thể sắp xếp cái tâm thức vô trật tự, nhị nguyên của chúng ta. Tâm thức nhị nguyên không thể nhất thống. Cho đến khi nào mà nó vẫn còn duy trì như thế ấy, nó vẫn bất mãn từ bản chất, và mặc dù chúng ta nghĩ rằng chúng ta mạnh khỏe thân thể và tâm lý, nhưng thực tế chúng ta bệnh hoạn về tinh thần.

Chúng ta có khuynh hướng diễn giải sự bất mãn cực kỳ nông cạn. Chúng ta nói một cách liến thoắng, "tôi chưa bao giờ hài lòng" nhưng chúng ta thật sự không hiểu bất mãn gì và nó nông cạn như thế nào. Một ai đấy phỏng đoán, "Bạn không hài lòng bởi vì bạn không nhận đủ sửa từ mẹ bạn," và chúng ta nghĩ, "Ô, vâng, chắc chắn là như thế ấy." Loại giải thích kiểu này về những vấn đề tinh thần là hoàn toàn không đáng để lưu tâm; một nhận thức hoàn toàn sai lầm. Cũng thế, sự bất mãn không chỉ đến từ bẩm sinh, những nguồn gốc nội tại. Nó cũng đến từ triết lý hay giáo điều.

Cho dù nó đến từ nơi nào, bất mãn là một vấn đề tâm lý sâu sắc và không nhất thiết là điều gì đấy mà chúng ta cảnh giác một cách có ý thức. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta mạnh khỏe, nhưng rồi thì tại sao một sự thay đổi nhỏ trong những điều kiện của chúng ta lại làm cho chúng ta hoàn toàn thẫn thờ ra? Đấy là bởi vì hạt giống của rắc rối nằm sâu trong tiềm thức mạt na của chúng ta. Chúng ta không tự do với những rắc rối; chúng ta thật sự không tỉnh thức với những gì trong tâm thức chúng ta. Đấy là một hoàn cảnh rất nguy hiểm để sống trong ấy.

Thiền phân tích, kiểm tra tâm thức chính chúng ta, nó không phải là điều gì đòi hỏi một lòng tin mạnh mẽ. Chúng ta không cần phải tin tưởng bất cứ điều gì. Chỉ cần đem nó vào thực hành và kinh nghiệm nó với tâm thức của chính chúng ta. Đây là một tiến trình vô cùng khoa học. Đức Thế Tôn đã dạy rằng mọi người có thể đạt đến cùng một quan điểm như nhau - không phải một cách vật chất mà một cách nội tại, trong dạng thức của sự thực chứng. Qua thiền tập, chúng ta có thể đạt đến cùng một mục tiêu bằng việc thân chứng bản chất tối hậu của tâm thức.

Chúng ta thường thấy rằng người ta sợ hãi những ai từ các quốc gia khác hay tôn giáo khác; người ta nghi ngờ, không an toàn: "Tôi không chắc về ông ấy." Điều này xảy ra bởi vì chúng ta không thấu hiểu nhau. Nếu chúng ta thật sự thấu hiểu và đối thoại với nhau, sự sợ hãi của chúng ta sẽ biến mất. Sự thấu hiểu của chúng ta về vấn đề tôn giáo kia dạy những gì và chúng ảnh hưởng đến sự phát triển nhân loại như thế nào là rất giới hạn; do thế, chúng ta cảm thấy không an toàn khi tương tác với những giáo đồ của các tôn giáo mới.

Chúng ta không nghĩ về bất cứ điều gì về một nhà hàng lớn có một thực đơn rộng mở. Những con người khác nhau thích những thực phẩm khác nhau nhằm để thưởng thức đời sống của họ và cảm thấy hài lòng. Tôn giáo cũng giống như thế. Những lộ trình khác nhau cần thiết cho những tâm thức con người khác nhau. Nếu chúng ta thấu hiểu điều này, chúng ta sẽ không cảm thấy khó chịu với hành giả của những tôn giáo khác; chúng ta chấp nhận họ như họ là.

Vấn đề của chúng ta là chúng ta không tự chấp nhận mình như mình la và chúng ta không chấp nhận người khác như họ là. Chúng ta muốn mọi thứ là khác hơn họ bởi vì chúng ta không thấu hiểu bản chất của thực tại. Quan kiến nông cạn của chúng ta, những tư tưởng thành kiến và các nhận thức sai lạc ngăn chặn chúng ta thấy thực tại của chúng ta là gì và chúng ta tồn tại như thế nào.

Qua thiền tập, chúng ta có thể khám phá ngay cả nhưng hành vi của thân thể và lời nói bị thúc đẩy không thể kiểm soát một cách tâm lý học. Điều khám phá này đưa chúng ta đến một sự kiểm soát tự nhiên tất cả những hành vi của chúng ta. Một sự thấu hiểu về những thúc đẩy tâm lý là tất cả những gì cần thiết cho chúng ta trở thành một nhà tâm lý học cho chính chúng ta. Rồi thì chúng ta không cần phải chạy đôn chạy đáo đến những người khác như một đứa con nít, "Tôi đúng không? Anh thấy tôi có được không?" Thật là trẻ con khi luôn luôn hỏi người khác về những thái độ của chúng ta ra sao. Nó làm cho đời sống của chúng ta như con nít và chúng ta luôn luôn cảm thấy bất an. Dựa vào ai đấy để nói cho chúng ta biết chúng ta "được rồi" hay không chỉ làm cho đời sống chúng ta khó khăn hơn. Bất cứ thế nào đi nữa, chúng ta sẽ không tin người khác hết phân nửa những gì họ nói, thế thì tại sao làm phiền người khác chi vậy? Nó trở thành một chuyện khôi hài ngu ngơ ra nước mắt.

Chúng ta phải biết mọi khía cạnh đời sống của chính chúng ta. Đời sống chúng ta sẽ trở thành một thể thống nhất và chúng ta sẽ thấy mọi thứ một cách rõ ràng hơn. Quan điểm cục bộ về đời sống có thể chỉ làm cho chúng ta cảm thấy bất an.

Có nhiều loại thúc đẩy tâm lý lèo lái chúng ta làm những gì chúng ta làm. Một số thì tích cực, những thứ khác thì tiêu cực. Thay vì đơn giản thực hiện những gì chúng ta bị thúc đẩy, tốt hơn lùi lại và hỏi, "Tại sao?"

Thí dụ, khi chúng ta đau đầu, thay vì tự hỏi mình, "Cái đau đầu này là gì?" hãy hỏi, "Tại sao tôi có chứng đau đầu này? Nó đến từ chốn nào?" Khảo sát cội nguồn của chứng đau đầu thì hấp dẫn hơn chỉ đơn giản cố gắng để tìm xem nó là gì. Đôi khi chỉ thấu hiểu nguồn cội của nó là có thể làm cho nó biến mất đi. Chỉ tự hỏi nó là gì có thể không bao giờ đưa đến một sự thông hiểu. Tất cả những điều chúng ta thấy là cảm giác nông cạn, không phải nền tảng hay gốc rễ sâu xa của nó.

Đôi khi người ta nghĩ, "Tôi già hơn mỗi ngày. Làm sao có thể phát triển tâm thức?" Nếu quý vị nghĩ rằng tâm thức chúng ta già đi và suy thoái như thân thể thì quý vị đã sai lầm. Cung cách tâm thức và thân thể biểu hiện chức năng và phát triển là khác nhau.

Thiền tập không nhất thiết là một loại hành vi thiêng liêng; khi chúng ta thiền quán, chúng ta không phải hình dung ra những vấn đề thiêng liêng gì đấy trên bầu trời. Chỉ đơn giản thẩm tra đời sống của chúng ta từ khi sinh đến bây giờ -- nhìn vào hành trình mà chúng ta đã trải qua và những loại thôi thúc tâm lý nào đã xô đẩy chúng ta -- như thế là thiền quán. Quán chiếu tâm thức chúng ta hấp dẫn hơn xem truyền hình nhiều lắm. Một khi chúng ta đã thấy tâm thức chúng ta, chúng ta sẽ thấy tivi là buồn chán. Kiểm soát trong chi tiết những gì chúng ta đã và đang làm từ lúc chúng ta sinh ra -- không phải là những hành vi thân thể nhiều mà là những thúc đẩy tâm lý lèo lái chúng ta làm những việc ấy -- là cực kỳ thú vị và là việc chúng ta quen thuộc với những chức năng của thế giới nội tại như thế nào.

Phân tích tâm thức của chính mình với tri thức tuệ trí của chính mình lalmf cho sức khỏe tinh thần chúng ta được tăng cường. Đấy là việc chúng ta khám phá rằng niềm thích thú của chúng ta không phải lệ thuộc vào sô cô la; chúng ta có thể vui vẻ và toại nguyện mà không cần sô cô la. Một cách thông thường, chúng ta có khuynh hướng tin tưởng, "Cho đến khi nào tôi vẫn có sô cô la, tôi sẽ vui tươi. Tôi không thể vui tươi mà không có nó." Chúng ta tạo ra một triết lý đời sống cho chính mình với loại quyết định như thế, là những thứ đến từ sự vướng mắc chấp trước. Rồi thì, khi sô cô la biến mất, chúng ta sợ hãi: "Ô, bây giờ tôi không vui nữa." Nhưng không phải sự vắng mặt của sô cô la làm cho chúng ta không vui; mà nó là tư tưởng định kiến của chúng ta. Đấy là cách mà tâm thức chúng ta lừa phỉnh chúng ta vào trong sự tin tưởng rằng niềm vui của chúng ta tùy thuộc vào những đối tượng ngoại tại. Đấy là những thúc đẩy tâm lý của chúng ta tạo nên sự bệnh hoạn tinh thần. Người ta nhớ nhà, có phải thế không? Ô, đây là một loại bệnh mới: chứng mắc nghẹn. Tôi hy vọng quý vị hiều những gì tôi nói.

Dĩ nhiên, đây chỉ là một thí dụ về vấn đề tâm thức chúng ta suy nghĩ về những tư tưởng định kiến. Trong cuộc sống, chúng ta bận rộn với hàng nghìn ý tưởng trong cách này: "Nếu tôi có điều này, tôi sẽ vui; nếu tôi có điều nọ tôi sẽ mừng. Tôi không thể hạnh phúc nếu tôi không có cái này; tôi không thể an lòng nếu tôi không cái nọ." Chúng ta bận rộn với điều này, chúng ta thắc thỏm với điều kia, nhưng đời sống thay đổi liên tục, diễn tiến như một đồng hồ tự động. Chúng ta có thể thấy vô thường một cách đơn giản qua quán sát.

Những tư tưởng định kiến lay động chúng ta; chúng làm cho tâm thức chúng ta không thoải mái, khích động, và phân tán. Theo Đức Thế Tôn, đặt để một niềm tin mạnh mẽ vào trong những đối tượng vật chất, suy nghĩ, "chỉ điều này sẽ làm tôi hạnh phúc," hoàn toàn là mộng tưởng.

Khi chúng ta thấu hiểu mối quan hệ của chúng ta với sô cô la, chúng ta biết nó là vô thường. Sô cô la đến; sô cô la đi; sô cô la biến mất. Điều ấy là tự nhiên. Khi chúng ta thông hiểu bản chất tự nhiên của no, chúng ta không còn sợ hãi nữa. Trái lại, sự dính mắc của chúng ta với sô cô la là một sự phủ nhận luật lệ tự nhiên. Làm thế nào chúng ta có thể phủ nhận thế giới? "Tôi muốn là mười sáu tuổi mãi mãi." Bất kể chúng ta nguyện ước bao nhiêu đi nữa để mọi thứ cứ giống như thế mãi, chúng ta đang đỏi hỏi điều không thể có. Đấy hoàn toàn là một nhận thức sai lầm. Theo quan điểm của Đạo Phật, chúng ta đang mơ ngủ, đang sống trong mộng. Bất chấp chúng ta có tin tưởng trong tôn giáo hay phủ nhận tôn giáo, chúng ta cũng đang mộng mị.

Nếu chúng ta có khuynh hướng tâm lý học để cụ thể hóa ý tưởng, chúng ta là một tín đồ. Mặc dù chúng ta nói, một cách tự hào, "tôi là một người hoài nghi; tôi không tin tưởng bất cứ thứ gì," không đúng thế. Kiểm soát lại: bạn là một tín đồ. Chỉ hai hay ba câu hỏi sẽ chứng minh điều ấy. Bạn có tin điều gì đấy là tốt không? Bạn có nghĩ điều đấy là xấu không? Dĩ nhiên chúng ta có. Đấy là những niềm tin. Nói cách khác, tin tưởng là gì?

Một niềm tin là điều gì mà chúng ta tạo nên với luận lý của chính chúng ta - bất chấp nó là đúng hay sai. Mọi người có một lý do nào đấy để suy nghĩ, "Điều này tốt; điều nọ xấu." Ngay cả nó hoàn toàn vô lý, có đủ lý do để cho người nào đấy kết luận, "Ôi dào! tôi thích thứ ấy." Do bởi điều này, do bởi điều nọ, người ta nghĩ, "Vâng." Đấy là một ý tưởng định kiến; đấy là niềm tin.

Tôi không chỉ đùa cợt. Đây là kinh nghiệm của chính tôi. Tôi đã gặp nhiều người Tây phương hoài nghi và đã kiểm tra. Một cách tri thức, họ nói, "Tôi không tin tưởng bất cứ điều gì," nhưng tôi hỏi họ một vài câu và họ đã lập tức họ bộc lộ nhiều sự tin tưởng trong họ. Đây là kinh nghiệm sống, không phải triết lý trừu tượng.

Tuy thế, chức năng của thiền tập là để tái hòa nhập tâm thức tán loạn; làm cho tâm thức phân tán toàn vẹn. Thiền tập mang đến sự toại nguyện đến tâm thức bất mãn và bùng vở ý tưởng, hay niềm tin, rằng hạnh phúc tùy thuộc hoàn toàn trong những hoàn cảnh.

Quan trọng để biết điều này. Những người yếu đuối không thể đối diện với những rắc rối. Thiền tập là một cách để giúp cho chúng ta trở nên mạnh mẽ để đối diện với những vấn nạn thay vì trốn chạy khỏi chúng. Nó cho phép chúng ta đối diện và đối phó với những vấn nạn của chúng ta một cách thiện nghệ.

Theo triết lý của Đức Thế Tôn và kinh nghiệm của những thế hệ hành giả Đạo Phật, chúng ta không thể chấm dứt những rắc rối một cách đơn giản bởi vì người nào đấy nói, "Bạn có rắc rối này do bởi điều này, điều kia hay điều nọ." Người nào đấy diễn dịch điều gì đấy cho chúng ta, nói một vài lời, và bỗng nhiên chúng ta thấy ánh sáng, "Ô, vâng, cảm ơn; rắc rối của tôi đã được giải quyết." Điều đó không thể có. Gốc rể của vấn đề là sâu xa hơn rất nhiều cho điều gì đấy như thế hoạt động. Sự tiếp cận như thế là quá nông cạn để loại trừ những rắc rối.

Gốc rễ của những rắc rối không phải là tri thức. Nếu là như thế, nếu rắc rối đơn giản đến từ những ý tưởng, thế thì có lẽ những lời cố vấn của ai đấy đến chúng ta rằng nếu chúng ta thay đổi cung cách suy nghĩ thì tất cả mọi rắc rối đều sẽ được giải quyết, có thể hoạt động. Tuy nhiên, để vượt thắng tâm tư bất mãn, tâm thức hoang dã vô trật tự và chấm dứt những vấn nạn tâm lý, chúng ta cần phải là một nhà tâm lý trị liệu. Nói cách khác, chúng ta cần trở thành tri thức tuệ trí.

Để giải thoát chính mình, chúng ta phải tự biết mình, và để biết chính mình là một thành tích ngoại hạng. Rồi thì, cho dù chúng ta đi đến nơi nào - lên trên bầu trời, đi vào lòng đất - chúng ta sẽ mang theo giải pháp cho những rắc rối với chúng ta.

Sô cô la, trái lại, không thể luôn luôn đi với chúng ta. Bất cứ cách nào đấy, chúng ta biết từ chính kinh nghiệm của chúng ta rằng bất kể nơi nào chúng ta đến, khi nào chúng ta vẫn mang theo sự bất mãn với chúng ta, thì chúng ta sẽ luôn luôn bất hạnh, buồn khổ. Địa điểm không phải là vấn đề. Đấy là tâm thức chúng ta. Ngay cả nếu chúng ta lên mặt trăng, chúng ta không thể trốn khỏi những vấn nạn của chúng ta. Tâm thức bất toại vẫn ở đấy. Điều gì rồi là vấn đề sẽ lên mặt trăng nếu chúng ta mang theo tâm thức bất mãn? Chúng ta nghĩ, "Ô! Mặt trăng? Thật hấp dẫn!" Không có gì kỳ diệu; nó chỉ là một chuyến du lịch khác.

Nếu chúng ta kiểm soát lại sâu sắc hơn, chúng ta sẽ thấy rằng bất cứ điều gì chúng ta thông thường nghĩ là diệu kỳ - cảm giác sung sướng, v.v...- thì nó hoàn toàn không hấp dẫn gì cả. Chúng ta chỉ chạy quẩn quanh một vòng tròn; cũng là hành trình ấy, lần này rồi lần nữa. Tâm thức chúng ta thay đổi, chúng ta nghĩ, "Tôi vui vẻ," chúng ta nhàm chán, chúng ta thay đổi lần nữa, và cứ như thế nó tiếp diễn, và niềm vui nhỏ nhoi ấy mà chúng ta trải nghiệm không bao giờ còn mãi. Để trải nghiệm sự toại nguyện miên viễn, tự do và hoan hỉ, chúng ta phải đem tuệ trí của chính mình vào trong sự diễn biến và cố gắng hoàn toàn ý thức cũng như tỉnh thức về thái độ của chính mình và những thúc đẩy đã lèo lái hành vi của chúng ta, động cơ của chúng ta về những gì chúng ta làm.

Nếu chúng ta làm thế, chúng ta sẽ làm cho đời sống đầy năng động và quý báu của chúng ta thật sự hữu ích. Nếu chúng ta không làm như thế, ô, không chắc chắn đời sống chúng ta sẽ đầy đủ ý nghĩa hay không.

Điều này không đơn giản chứ? Kiểm soát tâm thức chúng ta khó như thế nào? Chúng ta không phải đến chùa viện; chúng ta không phải đến thánh đường. Bất cứ thế nào đi nữa, tâm thức chúng ta là thánh đường, là Phật đường của chúng ta; Đây là chỗ mà chúng ta hòa nhập hợp nhất tâm thức chúng ta qua tri thức tuệ trí của chính chúng ta. Rất đơn giản. Và quý vị không thể khước từ những gì chúng tôi đang nói: "Tôi không cần hiểu những thúc đẩy tâm lý của tôi." Quý vị không thể nói thế. Đấy là tâm thức của quý vị mà tôi đang nói đến. Chúng ta phải biết những hiện tượng tâm lý của chính chúng ta. Chúng là một bộ phận của chúng ta; chúng ta phải biết chúng ta là ai, bản chất tự nhiên của chính chúng ta. Đức Thế Tôn không bao giờ nhấn mạnh, "Bạn phải biết Đức Phật." Nhưng Ngài nhấn mạnh, "Con phải biết chính con."

Thông thường chúng hiểu quán chiếu thái độ của chính chúng ta có nghĩa là nhìn những gì chúng ta hành động một cách vật lý, nhưng những thúc đẩy tâm lý không nhất thiết được diễn dịch vào trong hành động công khai. Để quán sát những thúc đẩy không biểu hiện ra bên ngoài và vì thế bị chướng ngại với cái thấy, chúng ta cần thiền tập. Khi chúng ta thiền tập sâu sắc, chúng ta hòa nhập, hay nhất thống tâm thức chúng ta, nhờ thế tự động kiểm soát những khích động thường sinh khởi từ quan điểm nhị nguyên bị phóng chiếu bởi nhận thức cảm giác của chúng ta. Nói cách khác, chúng ta có thể vượt khỏi nhận thức cảm giác của chúng ta. Tất cả chúng ta đều có thể đạt đến trình độ này.

Do thế, hãy kiểm tra lại khả năng của chính chúng ta để thấu hiểu những thúc đẩy tâm lý và phát triển sự toại nguyện và hoan hỉ miên viễn. Bằng việc kiểm soát, chúng ta có thể đi đến kết luận; không kiểm tra, chúng ta sẽ không bao giờ đạt đến bất cứ kết luận nào và cả đời chúng ta trở nên nhu nhược, mù mờ, không chắc chắn và không an toàn.

Tại sao chúng ta không có hòa bình? Bởi vì chúng ta không thỏa mãn. Theo quan điểm của Đạo Phật, tâm thức không thỏa mãn là thủ phạm; vấn nạn thật sự. Bản chất tự nhiên của không thỏa mãn là khích động; nó biểu hiện chức năng làm nhiễu loạn sự hòa bình của tâm thức chúng ta.

Bằng việc phân tích những thứ vật chất trong những chi tiết tỉ mỉ, người ta khám phá chúng từ đâu đến và chúng làm từ những thứ gì. Nếu chúng ta đưa loại nỗ lực này vào trong việc khảo sát thế giới nội tại của chúng ta, chúng ta có thể tìm ra sự toại nguyện chân thật.

Có lẽ như thế đã đủ, và vì quý vị không có câu hỏi nào, tôi đơn giản nói chúc tất cả có một buổi tối tốt đẹp và cảm ơn rất nhiều.

Ẩn Tâm Lộ ngày 07/07/2011
http://www.lamayeshe.com/index.php?sect=article&id=139&chid=214
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]