Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 2: Tôi và Chúng Ta

06/11/201115:45(Xem: 12241)
Chương 2: Tôi và Chúng Ta

NGHỆ THUẬT HẠNH PHÚC TRONG THẾ GIỚI PHIỀN NÃO

Nguyên tác: The Art of Happiness in a Troubled World
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Howard C. Cutler
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

PHẦN MỘT: TÔI, CHÚNG TÔI, VÀ HỌ

Chương 2
Tôi và Chúng Ta

Mối Quan Hệ Trên Trình Độ Căn Bản Của Con Người

nghethuathanhphut-01Buổi sángngày hôm sau, chúng tôi đã tiếp tục thảo luận về cộng đồng.

“Thưa Đức Thánh Thiện, hôm qua,chúng ta đã nói về vấn đề những người cảm thấy bị cô lập và những lợi ích của ýthức cộng đồng này,” tôi bắt đầu, “do thế, một cách căn bản, những gì chúng tađang nói đến ở đây là đang đồng nhất với một nhóm rộng hơn, một loại hướng từ việctập trung trên “tôi” đến tập trung trên “chúng ta”.

“Đúng đấy.”

“Bây giờ, những lợi ích cho điều nàylàm cho sự định hướng rất rõ rệt. Cónhững lợi ích cho cá nhân chẳng hạn như sức khỏe tốt hơn, cũng như lợi ích chophúc lợi của cộng đồng và xã hội mà chúng ta đang sinh sống. Cũng thế, không nghi ngờ gì nữa rằng nhữngmối quan hệ giữa cá nhân, mạng lưới xã hội, v.v… cung cấp nguồn gốc năng lực tolớn nhất cho hạnh phúc con người. Trongcác buổi thảo luận của chúng ta những năm qua, thậm chí trước khi nhận ra tầmquan trọng của ý thức cộng đồng, ngài thường đề cập, ngài cảm nhận thế nào rằngsự nối kết của chúng ta với người khác, liên hệ đến người khác với ảnh hưởngcủa nhân loại, một nhận thức của ân cần và từ bi, v.v…, là toàn bộ đến hạnhphúc của cá nhân…”

“Đúng như thế,” ngài tái khẳng định.

“Tốt vậy,” tôi tiếp tục, “tôi nghĩcó thể có một khả năng rắc rối ở đây. Một cách chắc chắn là tự nhiên rằng người ta có thể đồng nhất một cáchmạnh mẽ với một nhóm đặc thù hay cộng đồng nào đấy. Nhưng điều này có thể làm nổi bật những sựkhác biệt của chúng ta với những nhóm khác, điều thường đưa đến tính ưuviệt. Sự xác chứng căn cước mạnh mẽ củamột nhóm không chi sản sinh ra tự hào của nhóm mình mà cũng tạo nên khả năngthực sự của việc phát triển xu hướng hay thành kiến (chấp trước) chống lạinhững nhóm khác. Và rồi tất cả nhữngloại rắc rối có thể nẩy sinh như một hệ quả. Vì vậy, câu hỏi là, làm thế nào chúng ta nhiệt tâm với sự chuyển tiếp từ“Tôi” đến “Chúng ta”, chuyển hướng từ một cảm giác cô lập đến một cảm nhận đồngnhất với một nhóm, nhưng ngăn ngừa điều ấy khỏi tiến trình đưa đến “Chúng ta”chống với “Họ”. Dường như rằng loàingười có một lịch sử lâu dài của loại sự việc xảy ra, và từ đấy nó là một bướcrất ngắn để xung đột và thậm chí bạo động.”

“Đây là sự thật,” Đức Đạt LaiLạt Ma đồng ý; “đó là tại sao thật làquan trọng để nhận ra, như tôi đã đề cập hôm qua, rằng có thể có những trình độkhác nhau của khái niệm “cộng đồng” – và tôi nghĩ điều quan trọng là đặc tínhvăn hóa hay quốc gia của cá nhân, hay bất cứ điều gì đi nữa, không nên phủ lấpcăn cước của một con người, cũng là một thành viên của cộng đồng nhân loại. Điều này là quan yếu.”

“À, tôi nghĩ ở đây chúng ta đang nóivề việc nối kết trên một trình độ sâu xa hơn, trình độ căn bản con người, việcnối kết với những người khác được căn cứ trên sự liên hệ nền tảng nhân loạiấy. Và tôi nghĩ vấn đề là nhiều ngườivẫn thiếu vắng ý thức nền tảng sâu xa của sự nối kết với người khác. Sự vắng mặt mối ràng buộc nền tảng của conngười có thể tạo nên cảm nhận dửng dưng, sự thiếu vắng mối quan tâm đến lợi íchcủa người khác có thể lần lượt đưa đến những vấn nạn thứ tự từ nghèo đói đếntàn phá môi trường. Cũng thế, không cósự liên kết sâu sắc thì có cảm nhận xa cách, một cảm giác rằng những người kiakhác biệt một cách căn bản, là điều có thể mở ra cánh cửa của thành kiến vàthậm chí có thể đi đến những loại vô nhân đạo mà có thể đưa đến những hành độnghung bạo không thể tưởng tượng. Lịch sửnhân loại thì đầy ấp những thí dụ như thế này. Do vậy, vì điều này dường như là ngay tại cốt lõi của vô số rắc rối củanhân loại, làm thế nào ngài đề nghị việc trau dồi một ý thức rộng lớn hơn củaviệc nối kết với người khác, thậm chí toàn nhân loại?”

“Dĩ nhiên, có thể có nhiều nguyênnhân, nhiều thành phần đối với những vấn đề ông đề cập,” ngài nhắc tôi. “Nhưng bây giờ trong việc trả lời câu hỏi củaông về việc trau dồi một cảm nhận sâu xa hơn về sự nối kết, tôi nghĩ chìa khóalà việc chúng ta liên hệ với nhau như thế nào.Nó đi xuống quan điểm căn bản củachúng ta, trên những gì nền tảng mà chúng ta liên hệ đến những người chungquanh chúng ta.”

“Chỉ để cho rõ hơn, khi ông nói,‘trên căn bản nào’, ông muốn nói…?”

“Câu hỏi là chúng ta liên hệ đến ngườikhác căn cứ trên những gì phân biệt chúng ta hay trên những đặc trưng mà chúngta cùng chia sẻ. Điều này có thể quyếtđịnh chúng ta có một ý thức cơ bản của sự phân biệt với những người khác, haycảm nhận quan hệ thân thuộc và mối ràng buộc với cộng đồng rộng lớn hơn.”

“Tôi cho rằng điều ấy đúng,” tôiđồng ý, “nhưng tôi nghĩ rằng con người tự nhiên có khuynh hướng nhìn người kháccăn cứ nhiều hơn trên những sự khác biệt của họ. Trong thực tế, tôi nghĩ chúng ta thích nhìnchính chúng ta như đặc biệt, như khác biệt với người khác. Tôi không nghĩ rằng sẽ dễ dàng thay đổi cungcách chúng ta liên hệ như thế.”

“Điều ấy đúng,” ngài nói. “Để có một cảm nhận thật sự của tình huynhđệ, anh chị em, căn cứ trên sự xác định rõ chính mình trước nhất và trên tất cảnhư một con người là không dễ dàng. Nókhông xảy ra qua một đêm. Nhưng tôi cảmthấy rằng một bộ phận của vấn đề là trong đời sống ngày qua ngày, đại đa số conngười không đặt một tư duy nghiêm chỉnh cho mối quan hệ chung nhất đến tất cảnhững con người khác. Người ta khôngdành nhiều thời gian để phản chiếu điều này.Tôi nghĩ trong phổ quát trong xã hội có sự nhấn mạnh to lớn hơn trênnhững khác biệt cá nhân của chúng ta. Dovậy, đối với nhiều người, sự nối kết của họ đến những người khác là thôngthường không quá hiển nhiên. Nhưng mốiràng buộc nhân loại luôn luôn ở đấy.”

nghethuathanhphut-02Đức Đạt Lai Lạt Ma cầm lên cái ca bằng gốm màngài để trên bàn bên cạnh ngài và mở nắp. Nhắp một ngụm nước nóng, thức uống thông thường của ngài, rồi tiếptục. “Tôi chỉ nghĩ – có thể ông khôngthể tưởng tượng một hoàn cảnh khi một người nào đấy bị mắc cạn trên một hòn đảokhông có người ở một thời gian dài, và nếu ông ngẫu nhiên đi ngang qua mộtngười khác, thậm chí nếu người ấy vô cùng khác biệt với ông và hoàn toàn xa lạ,ông sẽ lập tức cảm thấy một mối đồng cảm với người ấy. Sau đó mối ràng buộc thông thường như nhữngcon người sẽ trở nên rất rõ ràng.”

“À,” tôi nói, “tôi nghĩ ngài đangchỉ ra một trong những vấn nạn chính – chúng ta không thường nghĩ đến những vấnđề này. Xét cho cùng, chúng ta không bịmắc cạn trên một hoang đảo! Vì thế,trong đời sống hằng ngày, chúng ta bị tiêm nhiễm trong những vấn đề cá nhân củachúng ta và chúng ta có khuynh hướng quên lãng mối liên hệ và ràng buộc căn bảncủa chúng ta như những con người. Nếuchúng ta thật sự muốn thay đổi nhận thức của chúng ta, và phát triển ý thức nốikết chân thành ấy với những người khác, đến tất cả nhân loại, chúng ta bắt đầutừ chỗ nào?”

“Một lần nữa, nó đi đến chỗ thứctỉnh – việc trau dồi một sự thức tỉnh đều đặn rộng rãi hơn của những cung cáchmà chúng ta nối kết, những đặc trưng mà chúng ta chia sẻ như những con người,và việc khuyến khích cẩn trọng những ý tưởng này trong xã hội của chúng ta.”

“Ngài biết không, thưa Đức ThánhThiện, tôi không chắc nếu chỉ ‘tỉnh thức’ không mà thôi sẽ làm nên một sự khácbiệt lớn trong việc vượt thắng ý thức riêng lẽ của chúng ta. Ý tôi muốn nói là đã có đủ bằng chứng có giátrị của những cung cách mà trong ấy chúng ta quá giống nhau như những conngười, chẳng hạn như ‘Công Trình Nghiên Cứu Hệ Gene Nhân Loại’ đã hoànthành. Có những câu chuyện trên truyềnthông khắp nơi về việc chúng ta chia sẻ 99,9 phần trăm mã gene với mọi ngườitrên hành tinh này.”

“Vâng, nhưng tôi nghĩ rằng nghiêncứu điều gì đấy chỉ mới là bước đầu tiên,” ngài nhắc nhở tôi. “Chúng ta cần thẩm tra, phân tích, và suynghĩ thật sự về điều này nhiều lần, cho đến khi chúng ta phát triển một sựthuyết phục sâu xa, cho đến khi điều này trở thành một bộ phận trong quan điểmcăn bản của chúng ta, cung cách tự nhiên của sự đáp ứng đến thế giới chungquanh chúng ta. Và sau đó, một khi chúng ta có lòng tin sâu sắc này chúng tacần hành động trên việc thay đổi thái độ của chúng ta – hơn nữa, điều này đòihỏi nỗ lực.

“Nhưng tất cả điều này bắt đầu vớiviệc đơn giản học hỏi nghiên cứu, đơn giản trở nên tỉnh thức với một vài sựkiện, qua đọc hay qua nghe về điều gì đấy – rồi thì chúng ta có thể thực hiệnbước tiếp theo, vận dụng nỗ lực để làm sâu sắc hơn sự thấu hiểu của chúng ta vàcủng cố những gì chúng ta đã học hỏi và nghiên cứu.”

***

Quả thực chúng tôi thật sự hướng tậptrung trên những khác biệt của chúng ta hơn là những sự tương đồng. Tuy thế, Đức Đạt Lai Lạt Ma xác định rõ “tỉnhthức” về các sự tương đồng, những đặc trưng, các phẩm chất, và những nét màchúng ta cùng chia sẻ, như bước đầu tiên trong việc trau dồi một cảm nhận sâuxa của “mối đồng cảm và liên hệ” với những người khác – và không chỉ từ mộtngười đến cộng đồng, văn hóa, tôn giáo, hay phe phái chính trị của riêng ngườiấy, mà đến toàn thể nhân loại. Khôngngạc nhiên gì khi ngài cũng chỉ ra rằng điều này sẽ không dễ dàng, rằng nó cầncó thời gian vì nó liên hệ một sự thay đổi nền tảng trong cung cách mà chúng tanhận thức và đáp ứng đến người khác. Không hứa hẹn rằng chỉ bằng việc suy tư về vấn đề này một hay hai lần,rồi đột nhiên chúng ta sẽ bắt đầu cảm thấy có cùng ý thức gần gũi và đồng cảmvới mọi người mà chúng ta có thể cảm nhận cho những vận động viên đội nhà củachúng ta trong liên đoàn dã cầu chiều Thứ Bảy.

Đức Đạt Lai Lạt Ma công nhận rằngchúng ta sẽ cần phản chiếu trên những đặc trưng chung như những con người, quánxét như vậy nhiều lần, cho đến khi chúng ta suy nghĩ như thói quen về nhữngngười khác trong một cung cách mới – cuối cùng, mỗi con người không phải đượccấp một chiếc áo xứng hợp khi sinh ra, có in dòng chữ “Đội ngũ Nhân loại”. Nhưng với tác động sâu thẩm của một quan điểmcó thể giảm thiểu thành kiến, thù hận, và bạo động trên thế giới, không mãy maynghi ngờ gì về giá trị cho nổ lực tiếp nhận một quan điểm mới – hay tối thiểuquan tâm vể trách nhiệm mà chúng ta có thể nghiên cứu để liên hệ đến người kháctrong một cung cách mới.

nghethuathanhphut-03Nhưng chúng ta sẽ không tránh khỏigặp phải một sự đề kháng nội tại nào đấy khi chúng ta gắng sức tiếp nhận mộtcái nhìn mới. Trong cuộc nghiên cứu nàyđến cuộc nghiên cứu khác cho thấy, người ta cố thổi phồng những khác biệt củahọ với người khác, cũng như làm giảm thiếu tối đa các tương đồng trong nhânloại một cách tổng quát. Chúng tôi đãđánh giá quá cao tính độc nhất của mỗi người, không chỉ của riêng chính chúngta. Trong quyển ‘Trượt Chân trên Hạnh Phúc”, nhà tâm lý xã hội của Harvard,Daliel Gilbert, kết luận, “Nếu chúng ta giống như hầu hết mọi người, rồi thìgiống như hầu hết mọi người, chúng ta không biết chúng ta giống như hầu hết mọingười.”

Trong việc tìm kiếm những lý do chođặc trưng này của chính con người, ngài chỉ ra đời sống xã hội hằng ngày củachúng ta liên hệ lập tức đến những chọn lọc – tuyển lựa những cá nhân đặc thù“để là người tình chăn gối, đồng nghiệp thương mại, bè bạn ném bóng, và hơnnữa.” Vì đòi hỏi này “mà chúng ta tậptrung trên những thứ phân biệt người này với người nọ chứ không phải trên nhữngthứ mà tất cả mọi người cùng chia sẻ.” Điều ẩn ý đã rõ: Cả cuộc đời dànhđể tập trung trên những thứ khác biệt giữa con người đưa đến kết quả trong mộtsự xuyên tạc nền tảng, trong sự thổi phồng cấp độ đến những điều mà con ngườilà đồng nhất hay khác biệt. Sau cùng,trong quá trình diễn biến của đời sống ngày qua ngày, không có nhiều kêu gọi đểkhảo sát hay phản chiếu trên những đặc trưng mà chúng ta cùng sẻ chia – cầnthiết một ít để suy nghĩ về việc toàn thể nhân loại cùng thở dưỡng khí oxy nhưthế nào mà thôi, hay toàn thể cùng chia sẻ những đáp ứng và mô hình cảm xúc đặctrưng của thái độ, hay tất cả đều ước muốn hạnh phúc và xa lánh khổ đau – ngoạitrừ, đó là, người ấy là một nhà sinh vật học, tâm lý học, hay một thầy tu PhậtGiáo. Sự thật là dưới những điều kiện bìnhthường, người ta thích nghĩ về chính họ như đặc biệt và khác biệt với nhữngngười khác. Như Gilbert báo cáo, “Nghiêncứu cho thấy rằng khi người ta được làm cho cảm thấy quá giống với người khác,tính tình họ nhanh chóng trở nên cáu gắt và họ cố gắng để xa cách và phân biệtchính họ với người khác trong những cung cách bất đồng.”

Chúng ta ấp ủ các khác biệt củachúng ta, những đặc biệt của chúng ta. Chính đặc trưng tâm lý này của con người mà Gilbert đã than van trongthông điệp kết luận cuốn sách của ông, khi chiến lược không đề cập và bấtthường to lớn nhất này của chúng ta đưa chúng ta đến hạnh phúc to lớn hơn. Suốt đời sống của chúng ta, chúng ta tiếp tụclựa chọn và quyết định, căn cứ trên những gì chúng ta tin tưởng sẽ làm chochúng ta hạnh phúc. Vấn nạn là, đối vớinhững lý do cụ thể và đa dạng, những sự thừa nhận và tin tưởng nền tảng vềnhững gì sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc thường đơn giản là không đúng. Tuy nhiên, do bởi con người là quá giống nhautrong nhiều cung cách, chúng ta có sự tùy ý sử dụng một phương pháp đáng tincậy và hiệu quả để giúp chúng ta dự đoán một cách chính xác tiến trình nào củahành động sẽ làm cho hay không làm cho chúng ta hạnh phúc trong tương lai: quán sát những người khác, những người đangthực hiện cùng quyết định mà chúng ta đang quán chiếu, những người đã vẽ đồ thịtiến trình này trước đây, và hăng hái quán sát những cá nhân ấy hạnh phúc nhưthế nào dưới cùng những hoàn cảnh chính xác như vậy. Tuy thế, buồn thay, do bởi tin tưởng củachúng ta rằng chúng ta là đặc biệt, rằng tâm thức chúng ta là quá khác biệt vớinhau từ người này đến người nọ, và rằng tất cả mọi người thì quá khác biệt vớinhau, chúng ta thường phủ nhận những bài học mà chúng ta có thể học hỏi từnhững người khác về những gì sẽ mang đến hạnh phúc chân thật cho chúng ta.

Không nghi ngờ gì nếu chúng ta pháttriển một sự tỉnh thức sâu xa về những tương đồng của chúng ta như những conngười, chúng ta có thể thiết lập một tiến trình trực tiếp đối với niềm hạnhphúc lớn hơn bằng việc quán chiếu mối quan hệ giữa thái độ của những người khácvà trãi nghiệm của họ với hạnh phúc hay khốn cùng. Ý nghĩa của sự tương đồng này cũng có thểcung cấp căn bản cho việc trau dồi một sự thấu cảm sâu sắc cho tất cả nhữngchúng sinh khác mà có thể hoạt động như một loại đối trị đối với thành kiến,thù hận và xung đột bạo động.

Tuy vậy, nếu chúng ta tôn trọngtriệt để ý kiến của Đức Đạt Lai Lạt Ma để nhìn những kẻ khác trên căn bản củanhững đức tính nền tảng nhất của nhân loại mà chúng ta cùng chia sẻ, chúng taphân biệt một người với những người khác như thế nào? Làm thế nào chúng ta thực hiện những quyếtđịnh về người nào được chọn làm bạn nghề, người phối ngẫu hay công nhân nào nênmướn?

Nó sẽ giống như thế nào nếu chúng tađang liên hệ đến những người khác chỉ trên căn bản của những điểm mà chúng tacùng sẻ chia, nhìn người khác chỉ đơn thuần như những “con người”? Đúng là nếu chúng ta làm như thế, sẽ không cócăn bản cho việc thành kiến, cũng không có việc chống lại bất cứ con người đặcthù nào, không cơ sở cho định kiến, phân biệt hay thù ghét sinh khởi. Nhưng có phải nó cũng giống như khi liên hệđến sự đa dạng rộng rãi của việc nếm những món ăn đơn thuần như “thức ăn”? Như một thí dụ, hãy nói rằng một người nàođấy đi vào nhà hàng và được đưa cho một thực đơn với nhiều thức ăn đặc sắc, mỗithứ có đối trọng tốt và có cùng phần trăm chất đạm, chất béo, đường(carbohydrate). Nếu chúng ta nhìn nhữngthức ăn này thuần túy trên căn bản của những điểm mà chúng chia sẻ - chẳng hạntất cả đều cấu thành từ những nguyên tử carbon, hydrogen, và oxygen – rồi thìtrên căn bản nào chúng ta có thể lựa chọn món ăn cho chúng ta? Từ nhận thức này, tất cả những thứ ấy phải làgiống hệt nhau.

May mắn thay, chúng ta không phảilàm một sự lựa chọn giữa việc nhìn những người khác duy nhất trong những dạngthức khác nhau của chúng ta, từ nhận thức của những gì phân biệt chúng ta, haynhìn kẻ khác đơn thuần từ lập trường những nền tảng con người mà chúng ta chiasẻ. Khi những cuộc thảo luận của chúngtôi tiến triển, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ tiếp tục giải thích việc chúng ta thựchiện cả hai như thế nào, việc tiếp nhận quan điểm căn bản mới mà trong ấy chúngta giữ cả những nhận thức và sự chuyển hóa cái nhìn cùng thái độ của chúng tavề người khác – nhưng không phải không có một ít cố gắng trước tiên, khi cốgắng hòa hiệp những lập trường khác biệt của chúng tôi.

Chủ NghĩaCá Nhân Cực Đoan

Mỗi đêm, hàng triệu người Hoa Kỳdành ba giờ rỗi rãnh của họ để xem truyền hình hơn là tham gia trong bất cứhình thức nào của hoạt động tương tác xã hội. Người ta xem gì? Trong những nămgần đây, chúng ta đã thấy truyền hình thực tế trở thành hình thức phổ thôngnhất của truyền hình lập chương trình. Để khám phá bản chất “thực tế” hiện tại của chúng ta, chúng ta có thểquan tâm những thí dụ như Sống Sót(Survivor), loạt chương trình giúp đem lại cuộc cách mạng truyền hình thựctế. Mỗi tuần hàng chục triệu khán giả đãxem một nhóm người bình thường bị bỏ trong một nơi cô lập nào đấy vật lộn đểgặp đủ thứ những thử thách và chịu đựng những điều kiện khắc nghiệt. À,người ta có thể nghĩ, ở đây chúng ta sẽthấy nhóm người này làm việc hợp tác với nhau, giống như tổ tiên cổ xưa củachúng ta, hoạt động cộng tác nhằm để “chiến thắng”! Nhưng “thực tế” thìrất khác biệt. Những điều kiện của trò chơi được chuẩn bị,vâng, vì thế họ phải hành động hợp tác với nhau, nhưng bản chất của sự liênminh chỉ là tạm thời và quy ước, khi những đấu thủ mưu tính và vạch kế hoạch đểchống lại nhau để thắng trò chơi và rời cuộc thi với Giải thưởng Lớn: một triệuđô la! Mục tiêu là loại bỏ từng đối thủmột khỏi một hoang đảo không người ở qua một cuộc bỏ phiếu của nhóm, loại trừtừng đối thủ khác cho đến khi chỉ còn một cá nhân đơn độc – “người sống sót duynhất.” Chấm dứt trò chơi là ý tưởng ngườiMỹ kỳ quặc tối đa trong Thời đại Chủ Nghĩa Cá Nhân của chúng ta: bị bỏ lại hoàntoàn một mình, ngồi trên một núi tiền!

Trong khi Sống Sótlà một thí dụ hiển nhiên về định hướng có tính chất chủnghĩa cá nhân, chắc chắn nó không phải là duy nhất trong sự tô điểm của tấmchăn thô kệch của chủ nghĩa cá nhân của nó trên truyền hình Hoa Kỳ. Ngay cả những phút thương mại xen kẻ cung cấpnhững thí dụ bắt buộc tương tự, với những quảng cáo như Burger King, tuyên bốHÃY CÓ NÓ TRONG PHONG CÁCH CỦA BẠN!Thông điệp? Mỹ Quốc, mãnh đất duy không phải mỗi người đàn ông hay mỗingười đàn bà là một cá nhân riêng lẻ nhưng cũng là nơi mà mỗi cái bánh mì tròn nhân thịt hamburger là một vật riêng biệt!

Con người không sống giữa khoảngkhông; chúng ta sống trong một xã hội.Vì thế điều quan trọng là hãy nhìn vào những giá trị được thúc đẩy và catụng trong một xã hội quy định và lượng định những gì tác động đến điều kiệnnày có trong cảm nhận của chúng ta về độc lập hay của sự liên hệ hổ tương duyênsinh.

Thật dễ dàng để thấy những xã hộiTây phương thúc đẩy các giá trị của Chủ Nghĩa Cá Nhân như thế nào. Tu vậy, có nhiều xã hội trên thế giới, chínhyếu ở Á châu, đã khuyến khích một quan điểm khác, những gì mà các nhà nghiêncứu một cách tổng quát liên hệ như Chủ Nghĩa Tập Thể, căn bản chống lại ChủNghĩa Cá Nhân. Chủ Nghĩa Tập Thể trongphạm vi này không liên hệ đến một loại triết lý chính trị nào đấy, như ChủNghĩa Cộng Sản chẳng hạn, nhưng thay vì thế liên hệ đến một định hướng căn bảntập trung trên mối quan hệ duyên sinh và tương tác với người khác.

Người ta có thể thường xác địnhnhững giá trị nền tảng mà một nền văn hóa đặc thù thúc đẩy bằng việc nhìn vàonhững châm ngôn truyền thống trong nền văn hóa ấy – trong trường hợp này, thídụ, chúng ta thấy châm ngôn đó như “bánh xe kêu cót két cần dầu mở” có gốc rễ ởphương Tây, ca ngợi một cá nhân đứng bên ngoài đám đông và nói lên tâm tư củamình, trong khi những nền văn hóa Á châu như Nhật Bản chẳng hạn, người ta sẽthấy những câu châm ngôn như “cây đinh lộ ra ngoài phải được đóng xuống,” ámchỉ đến sự tiếp thu mà người ta có thể dự đoán cho việc bước ra khỏi nhóm, mộtcách kiêu kỳ.

Câu hỏi nền tảng là, giá trị của nềnvăn hóa nào - Chủ Nghĩa Cá Nhân hay Chủ Nghĩa Tập Thể - là thích hợp để thúcđẩy hạnh phúc trong những thành viên của một xã hội, một câu hỏi mà tôi hy vọngĐức Đạt Lai Lạt Ma có thể trả lời khi chúng tôi tiếp tục đàm luận.

***

Vẫn thẩm tra vấn đề Tôi chống lạiChúng Ta, nhưng đưa trình độ của cuộc thảo luận từ mức độ của quan điểm và cácthái độ cá nhân đến mức độ của những thái độ và giá trị của xã hội, chúng tôiđã tiếp tục việc đàm luận của chúng tôi.

“Ngài biết không, thưa Đức ThánhThiện, chúng ta đang thảo luận về khả năng cá nhân để hình thành những mối ràngbuộc và nối kết xã hội đến những người khác. Trong việc thiết lập những liên hệ này, ngài không chi đề cập sự cầnthiết cho một sự tỉnh thức rộng rãi hơn của những cung cách mà chúng ta đượcnối kết và tầm quan trọng của việc xúc tiến cân nhắc những ý tưởng này trong xãhội của chúng ta. Ngài cũng đề cập trướcđây về việc con người có thể được tác động bởi những giá trị được thúc đẩy từxã hội và văn hóa của họ.

“Tôi đang tự hỏi rằng làm thế nàođến cấp độ nào ý thức cộng đồng của con người mới có thể được tác động bởinhững giá trị của xã hội mà con người sống trong ấy. Một cách đặc biệt, tôi tự hỏi về những ảnhhưởng của chủ nghĩa cá nhân. Con ngườisống ở những xã hội chủ nghĩa cá nhân hướng tới có một cảm giác 'cái tôi' độclập hơn so với những quốc gia Á châu nơi người ta hướng tới ý tưởng của ChủNghĩa Tập Thể, phối hợp với những giá trị truyền thống hơn và một sự tỉnh thứcsâu rộng hơn về duyên sinh tương khởi và tương tác với những người khác.

"Từ một viễn kiến, người ta cóthể nói rằng những nền văn hóa cá nhân chủ nghĩa có một định hướng của 'Tôi'phổ quát trong khi những nền văn hóa tập thể chủ nghĩa có một định hướng của 'ChúngTa'. Nhưng vấn đề căn bản là xã hội nàosẽ hạnh phúc hơn. Thí dụ, dường như rằngviệc thúc đẩy Chủ Nghĩa Cá Nhân, với sự tập trung trên 'Tôi', có thể đưa đến ýthức riêng rẻ và thiếu tính cộng đồng như ngài nói đến. Trái lại, dường như có một số lợi ích nào củaChủ Nghĩa Cá Nhân: một ý thức độc lập, tự tin, v.v... Thực tế, tôi nghĩ rằng việc thúc đẩy suy tưđộc lập, tự túc, và tự quản có thể đưa đến môt sự sáng tạo lớn mạnh hơn, ócsáng kiến, sự hoàn thành, khám phá hơn, và rồi thì - "

"Bây giờ, một vấn đề là,"Đức Đạt Lai Lạt Ma ngắt lời, "khi ông nói 'Chủ Nghĩa Cá Nhân', tôi nghĩđiều quan trọng là nhận ra rằng có thể có nhiều trình độ. Một trình độ có thể là vấn đề tích cực, và nócó thể đưa đến sáng tạo, hay một ý thức tự tin, những thứ này là những điều rấttích cực. Nhưng cũng có thể trở nên cựcđoan hơn, chỗ mà ông cảm thấy quá độc lập và quá tự mãn, 'Ô, tôi không cần nhữngngười khác.' Nó có thể trở thành một ýthức tự cho mình là trung tâm, hay vị kỷ, nơi mà chúng ta hoàn toàn không quantâm đến lợi ích của người khác. Nếu nótrở thành những hình thức cực đoan hơn của Chủ Nghĩa Cá Nhân thì điều ấy có thểlàm nên rắc rối."

nghethuathanhphut-04Trưởngthành ở Hoa Kỳ, bản chất quá thấm nhuầnvới ý tưởng của chủ nghĩa cá nhân, chẳngbao giờ xảy đến với tôi cái việc phân tích có những hình thức lành mạnh hay cựcđoan hay tìm những thí dụ của bất cứ những hệ quả tiêu cực của điều này trên cánhân con người. Nhưng khi Đức Đạt Lai LạtMa nêu ra những sự phân biệt này, thật dễ dàng để đi đến những sự soi sáng vềchủ nghĩa cá nhân cực đoan. Tôi nghĩ,thí dụ, Ted Kaczynski[1],một kẻ Unabomber bị tước quyền công dân,trong nhiều năm là một kẻ khủng bố nguy hiểm nhất trong nước - có lẽ là hiệnthân của Chủ Nghĩa Cá Nhân cực đoan. Mặcdù có một đầu óc thông minh về toán học.Kaczynski cuối cùng phải sống trong lán trại bẩn thỉu ở một vùng xa xôihẻo lánh của Montana, tiến hành một cuộc chiến tranh đơn độc chống lại kỷthuật, công nghệ, xã hội và mọi hình thức của Chủ Nghĩa Tập Thể. Hắn ta đã dànhnhững ngày tháng của y trong cô đơn chế những bức thư bom để giết hại và làmmất tay chân những người hắn không thích.

Dĩ nhiên, bên cạnh những hiểm họacủa chủ nghĩa cá nhân cực đoan, vẫn có một câu hỏi về những ảnh hưởng tiêu cựccủa những sự đa dạng ít cực đoan hơn đưa tôi đến thắc mắc, "Thưa Đức ThánhThiện, ngài đề cập Chủ Nghĩa Cá Nhân cực đoan có làm ra những thứ như ích kỷ,nhưng để làm sáng tỏ, ngài có nghĩ rằng việc khuyến khích những hình thức ítcực đoan hơn của Chủ Nghĩa Cá Nhân có thể tạo nên hay góp phần cho sự cô đơn vàxa lánh lan rộng như ngài đã đề cập trước đây không?"

Ngài ngưng lại để trầm tư một cáchcẩn thận trước khi trả lời. "Tôinghĩ rằng không có hệ quả nhiều của việc khuyến khích Chủ Nghĩa Cá Nhân này,nhân tố làm cho con người cảm thấy phải xa lánh những người khác. Tôi cảm thấy rằng nó sẽ khá hơn, quan điểmđối kháng không hiện diện. Đấy là yếu tốđang biến mất.

nghethuathanhphut-05"Cũng vậy, Howard, tôi nghĩ điều quan trọng phải nhớlà có thể có những mức độ khác nhau của Chủ Nghĩa Cá Nhân giữa các quốcgia. Ngay cả ở phương Tây, có thể cónhững cộng đồng có được việc đánh giárộng rãi sự liên hệ hỗ tương của chúng ta, và hợp tác tâm linh. Mặc dù, có thể không phải là trường hợp ở HoaKỳ, các quốc gia Âu châu như Thụy Điển và những nước khác ở bán đảo Scandinaviacủa Bắc Âu, cũng như phong trào kibbutz[2] ởDo Thái, có một ý tưởng xã hội mạnh mẽ. Tương tự thế, trong mô thức dân chủ nổi tiếng ở Thụy Sĩ, có một sự tựtrị rộng rãi ở cấp độ quận, huyện (district), và khi người ta nói về việc sángtạo những chính sách nó sẽ tác động trực tiếp đến đời sống của họ, tôi nghĩrằng họ có thể có cảm nhận một ý thức cộng đồng rộng lớn hơn. Và tôi tin rằng những cá nhân sống trongnhững loại kiểu mẫu xã hội này chắc chắn sẽ hạnh phúc hơn nhiều.

Ngài đã đúng. Theo "Bản Đồ Hạnh Phúc của ThếGiới" đầu tiên, được hình thành rõ rệt sau sự dự đoán của Đức Đạt Lai LạtMa về những mức độ hạnh phúc cao hơn trong những quốc gia này, quốc gia Bắc ÂuĐan Mạch được đánh giá là hạnh phúc nhất, Thụy Sĩ thứ hai, và Thụy Điển đứngvào hàng thứ bảy.

"Vậy thì," Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục, "tôi nghĩnó đưa đến điều này: Nếu một xã hội thúc đẩy tư tưởng Chủ NghĩaCá Nhân hẹp hòi hay Chủ Nghĩa Xã Hội nhỏ nhen, trong trường hợp nào cũng làthiển cận, và một cách căn bản không thúc đẩy một sự hạnh phúc lớn rộng nhấtcho những thành viên của xã hội ấy.Thí dụ, nếu một xã hội là quá cực đoan trongsự tiếp cận xã hội chủ nghĩa của nó đến mức độ là sự trả giá của cá nhân (khôngcó chỗ đứng cho cá nhân), và nó sẽ giống như một cái cây chỉ có thân cây màkhông có cành cây. Ngoài một chính quyềnmạnh mẽ, không có gì khác nữa. Không cótự do cá nhân, không có sự sáng tạo. Không có gì cả. Trái lại, nếu mộtxã hội quá đặt sự nhấn mạnh trên cá nhân, đến mức người ta cảm thấy quá độclập, có một cảm giác không cần những người khác, và cảm thấy hoàn toàn tự mãn,rồi thì nó là giống như loại người ngồi trên một cành cây trong khi người ấy tựcưa nó đi. Thật là khờ dại!"

nghethuathanhphut-06Như với Chủ Nghĩa Cá Nhân cực đoan,thật dễ dàng để thấy những hiểm họa của Chủ Nghĩa Tập Thể cực đoan. Trong thực tế, thế giới quá thường thấy nhữngảnh hưởng tàn phá của tình trạng dẫm nát trên những quyền của cá nhân nhân danhtập thể: những trại lao động cải tạo gulag của Liên Xô, những chế độ đàn áp,những sự kinh khiếp xảy ra khi nhân quyền bị tước đoạt khỏi quyền con người củacá nhân. Có điều gì đấy thậm chí nhữnghình thức ôn hòa hơn của Chủ Nghĩa Tập Thể cực đoan dường như dẩm nát óc sáng tạo của conngười, sáng kiến cá nhân, và sự phát triển. Tôi nhớ lại lần viếng thăm đầu tiên của tôi đến Trung Hoa năm 1981, lúcmà mọi người chỉ cần đặt chân đến bất cứ một con đường nào ở Bắc Kinh để chứngkiến Chủ Nghĩa Tập Thể được ca ngợi trong xã hội đó như thế nào. Có điều gì đấy làm bối rối với việc đi tản bộtrong một thành phố của hàng triệu cư dân, nơi mà chúng ta thấy mọi người, người nào cũng như người nấy, ăn mặctrong cùng bộ quần áo màu xanh dương đậm của Mao[3] -à, ngoại trừ những kẻ phản động hiếm hoi mới dám biểu lộ thái độ không theotrật tự [cách mạng] của họ bằng việc chưng diện một bộ đồ Mao xám đậm thay vìmột bộ đồ xanh dương đậm (có thể nói đâylà quốc phục của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa).

Khi nhớ lại lần viếng thăm ấy, tôinghĩ về người hướng dẫn du lịch Trung Hoa của tôi, một chàng thanh niên vui vẻvừa mới tốt nghiệp đại học cộng đồng (college). Anh ta không phải là một ngườihướng dẫn chuyên nghiệp, nhưng được phân công cho nhóm du lịch của chúng tôi dobởi khả năng cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp của anh ta, vì nhóm của chúng tôi baogồm vài người Canada nói tiếng Pháp. Hoàn toàn dự đoán rằng nhóm của chúng tôi tôn trọng triệt để một cách tựđộng và giống nhau theo chương trình nguyên bản cẩn thận của nhà nước, anh takhông chuẩn bị để đối diện với một nhóm bao gồm những cá nhân với những sự ưathích của riêng họ về những thứ họ muốn thấy hay làm. Không bao lâu khi chúng tôi đến, nhóm đượcsắp đặt để khám phá một vài khu vườn địa phương trong vài giờ. Sau khi đồng ý gặp lại trên xe buýt của chúngtôi vào giờ quy định, nhóm chúng tôi chia ra làm những nhóm nhỏ hơn, và vài đôinam nữ cùng những cá nhân độc thân bắt đầu tự thăm viếng những đặc trưng đa dạng của các khuvườn. Người hướng dẫn của chúng tôi lậptức gọi lớn, "Xin vui lòng tập họp chung với nhau! nghethuathanhphut-07Xin vui lòng tập họpCHUNG VỚI NHAU!" Anh ta chạy tới chạy lui, cố gắng tập họp chúngtôi lại, nhưng khi những thành viên trong nhóm chia ra nhiều hướng khác nhau,anh ta đã trở nên bối rối thấy rõ hơn. Khi thấy rõ ràng là không thể quy tụ chúng tôi lại được với nhau và đưachúng tôi qua những khu vườn như tổ chức, anh hoàn toàn hoảng hốt. Lắp bắp và sôi sục với sự giận dữ và điêntiết lên, anh ta hét lên, "QUÝ VỊ LÀ NHỮNG NGƯỜI KHÔNG CÓ TINH THẦN TẬPTHỂ ĐÚNG ĐẮN!!!" giống như đấy làmột sự lăng mạ xấu xa nhất, hổ thẹn nhất mà anh ta có thể xúc phạm đến chúngtôi.

Tóm tắt lại quan điểm của ngài, ĐứcĐạt Lai Lạt Ma kết luận, "Tôi nghĩ một xã hội có thể khuyến khích pháttriển những quyền cá nhân và chấp nhận những quyền cá nhân, trong cùng lúc chúý đến quyền lợi và hạnh phúc của toàn thể cộng đồng hay xã hội - cần được tuyênbố nhằm để mở rộng tối đa hạnh phúc của con người. Bây giờ, trên mức độ cá nhân, vì hạnh phúcluôn luôn là một tình trạng chủ quan của tâm thức, nhằm để tạo nên một xã hộihạnh phúc hơn, chúng ta cần bắt đầu ở trình độ tâm thức cá nhân. Sau rốt, một xã hội hạnh phúc được viết nêntừ những cá nhân hạnh phúc vui tươi. Dovậy, tất cả những sự bàn luận này hỗ trợ sự chú ý đến phúc lợi của những cánhân.

"Tuy nhiên, chúng ta cũng cầnnhìn vào mức độ xã hội như một tổng thể và chú ý đến những quan tâm của nhóm,để tạo nên những điều kiện nơi mà những cá nhân và những nhóm có thể phát triểnlớn mạnh, nơi có một ý thức yên ổn toàn bộ, sự chú ý đến phúc lợi xã hội,v.v... Thế nên, chúng ta cần một nhận thức rộng rãi hơn, thánh thiện hơn baogồm cả hai sự tiếp cận. Và tất cả sẽ điđến cân bằng."

Có thể có vô số nhân tố ảnh hưởngđến mức độ trung bình của hạnh phúc trong một quốc gia, nhưng loại xã hội nàolà hạnh phúc hơn? Câu trả lời cho câu hỏi này cho chúng ta trực diện tương ứng với quanđiểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma!Trongviệc nhìn vào những nét của các quốc gia hạnh phúc nhất trên trái đất, chúng takhám phá một mô thức xuất hiện theo sau nguyên tắc chìa khóa của Đức Đạt LaiLạt Ma: sự cân bằng. Ở đây chúng ta thấymột sự tiếp cận cân bằng tránh những cực đoan của độc lập hay lệ thuộc, ChủNghĩa Cá Nhân và Chủ Nghĩa Tập Thể, mà đúng hơn là kết hợp chặc chẽ cả hai nhậnthức. Trong những nước ở bán đảoScandinavia, thí dụ, chúng ta thấy một nền văn hóa công nghiệp Tây phương, mộtcách truyền thống kỹ nghệ hơn, với tập quán đặc thù Tây phương của việc tôntrọng những quyền cá nhân và suy nghĩ độc lập. Cùng lúc ấy, chúng ta cũng thấy những tiêu chuẩn tập thể, chẳng hạn nhưgiá trị văn hóa mà chúng ta không nên đứng ngoài lề, đạo đức của "cây đinhđược đóng xuống", Một mô thức tương tự hiện hữu trong những xứ sở khác vớichính những mức độ hạnh phúc nhất, như Thụy Sĩ, minh chứng sự cân bằng giữa ýthức độc lập và cảm nhận tương liên, quan tâm cho tự do và sáng kiến cá nhânnhưng với một ý thức mạnh mẽ hơn của phúc lợi xã hội và một sự liên hệ năngđộng hơn trong lợi ích của cộng đồng địa phương được thấy trong những quốc giaít hạnh phúc hơn ở phương Tây.

Khi đi đến việc xác định loại xã hộimà chúng ta nên tìm cầu để tạo dựng một thế giới hạnh phúc hơn, tất cả nhữngchứng cứ có giá trị dường như hỗ trợ cho quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma: Chúng ta phải hành động đối với việc xây dựngnhững xã hội duy trì sự tôn trọng quyền con người và chân giá trị của cá nhân,là điều khuyến khích sự phát triển những sức mạnh cá nhân, tính chính trực cánhân, và sự tự tin tuy thế cùng lúc thúc đẩy ý thức nối kết sâu xa đến ngườikhác và quan tâm đến phúc lợi của người khác. Cân bằng là chìa khóa.

"KhôngPhải Tôi hay Chúng Ta, Nhưng Tôi và Chúng Ta"

Thị giả, một tu sĩ mặc y áo màu nâuđỏ và vàng nghệ với nụ cưởi luôn nở trên môi, di chuyển một cách im lặng âmthầm, khiêm tốn đặt trà phục vụ trên một bàn cà phê thấp phía trước chúngtôi. Sau khi rót cho tôi một ít trà vàthêm nước nóng vào chiếc ca sứ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, ông ta dường như biếnmất. Phút giải lao với trà ngắn ngủi đãcho phép thư ký riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma đi vào phòng và bàn bạc với ngàitrong chốc lát, nhưng chúng tôi đã nhanh chóng trở lại đàm đạo.

"Thưa Đức Thánh Thiện, chúng tađang thảo luận về quan điểm của ngài rằng một xã hội hạnh phúc nhất là một xãhội có sự cân bằng - nơi mà cả phúc lợi của cá nhân và cộng đồng được tôn trọngvà thúc đẩy, và là nơi được phản chiếu trong những chính sách xã hội và các giátrị được khuyến khích trong xã hội ấy. Nhưng bây giờ tôi muốn đi ngược trở lại mức độ của cá nhân. Trước đây, chúng ta đã nói về tầm quan trọngcủa việc thiết lập một ý thức sâu xa trong việc nối kết với người khác, điều ấycó thể mang đến niềm hạnh phúc cá nhân to lớn hơn cũng như hỗ trợ cho việc vượtthắng những vấn nạn của xã hội như thành kiến, xung đột, v.v... Do vậy, một cách cốt yếu chúng ta đang nói vềnhiều lợi ích có thể kết quả từ việc chuyển hướng nền tảng trong thiên hướngnội tại của chúng ta từ Tôi đến Chúng Ta. Điều này liên hệ việc tập trungít hơn trên những sự khác biệt của chúng ta và nhiều hơn trên những sự tươngđồng của chúng ta, trên những đặc trưng chung của chúng ta."

"Vâng."

"Nhưng bây giờ chúng ta cũngnhận thức những lợi ích của một ý thức lành mạnh của chủ nghĩa cá nhân. Thế nên câu hỏi là, Chúng ta làm hòa hiệp sựxung đột này giữa việc trau dồi ý thức độc lập lành mạnh này, một ý thức của Tôi, với một ý thức của sự nối kếtvới nhóm, một ý thức của Chúng Ta như thế nào?"

"Tôi không thấy có sự xung độtở đây," Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố dứt khoát.

"Ô, nó là câu hỏi về việc làmthế nào để tìm ra sự cân bằng đúng đắn giữa hai nhận thức khác nhau này. Một phía, chúng ta có một ý thức độc nhất, cátính của chính mình, và phía khác là một cảm nhận tùy thuộc, đặc tính củanhóm. Vậy thì, vấn đề căn bản một cáchthiết yếu là câu hỏi về Tôi Chống LạiChúng Ta, và làm thế nào chúng ta - "

"Howard," Đức Đạt Lai Lạt Ma cắt ngang, "Tôi nghĩtrong việc thảo luận chủ đề này, trước tiên chúng ta phải làm điều đấy rõ rànghơn. Bây giờ, chúng ta chú ý rằng đôikhi con người ở phương Tây có khuynh hướng này để thấy mọi thứ trong những dạngthức trắng hay đen, tất cả hay không gì cả. Do vậy, ở đây ông đang nói về điều này, Tôi Chống Lại Chúng Ta, giống như một người cần phải làm một sự lựachọn, giống như để đạt đến một cảm nhận thống nhất, mục tiêu của chúng ta phảilà quên đi những sự khác biệt của chúng ta, và chỉ nhìn vào những khu vực màchúng ta giống nhau với những người khác.

"Nhưng điều ấy không là mụctiêu ở đây," ngài nói một cách dứt khoát. "Sự tiếp cận chúng ta đang chủ trương trong việc đem đến những thayđổi tích cực là phát triển một quan điểm thực tế hơn, một nhận thức phù hợp hơnvới thực tế. Do thế, chúng ta không đangnói đến việc quên lãng chính mình, những sự quan tâm của riêng mỗi người. Điều ấy không thực tế. Chúng ta đang nói rằng ông có thể nghĩ về cảlợi ích của riêng mình và phúc lợi của những người khác cùng một lúc."

Tuy nhiên tôi đã khăng khăng với câuhỏi ban đầu của tôi. "Nhưng đối vớitôi dường như trên một mức độ nào đấy, nếu chúng ta muốn có một cảm nhận liênkết mạnh mẽ với người khác và một loại xác minh với nhóm của mình, cho dù đấylà một nhóm nhỏ hay cộng đồng địa phương hay xã hội mà chúng ta sống trong ấy, chúngta vẫn cần điều hòa thế nào ấy đặc tính của cá nhân về một mặt, tính chất cánhân của chúng ta và cảm giác độc lập, riêng lẻ, và cô lập, với cảm giác đốikháng liên kết, về mặt kia."

Chúngtôi tiếp tục cùng trên những đường nét ấy trong một lúc nữa, khi tôi khẩn khoảnngài cho một cung cách để đối phó với sự đối kháng những cảm giác của sự địnhhướng một cái Tôi hay một cái Chúng Ta.Đức Đạt Lai Lạt Ma chà xát một cáchlơ đãng lòng bàn tay trên đỉnh đầu tròn trịa của ngài khi tôi nói, một thái độ bứcrức mà cũng phản chiếu trong biểu lộ thay đổi một cách nhanh chóng trên khuônmặt của ngài. Khi sự bày tỏ của ngàingừng trên một sự phối hợp không lượng định được của ba phần khó xử, một phầnkhôi hài, và một vẻ mệt mỏi, ngài lắc đầu và cười. "Tôi chưa rõ mâu thuẫn nằm ở chỗnào! Theo nhận thức của tôi không có sự đối kháng cố hữuở đây."

Rõ ràng có một sự khác biệt căn bảnvề nhận thức đang hoạt động như một rào cản.Dĩ nhiên, điều này không có gì mới. Chúng tôi đã bắt đầu loạt gặp gỡ này với một sự kèn cựa ngắn khi tôi bấtchợt loay hoay quanh mệnh đề "Tất cả chúng ta là giống nhau" và đápứng duy nhất mà ngài có thể nêu lên cho một nhận thức đơn giản như vậy là đưara giả thuyết một cách đùa nghịch về sự xâm lăng của những người Hỏa tinh nhưmột giải pháp cho những vấn nạn của địa cầu chúng ta.

Sự kèn cựa này để điều hòa nhữngquan điểm bất đồng của chúng tôi - ngài như một thầy tu Phật Giáo, tôi như mộtnhà tâm lý trị liệu Tây phương - là điều gì đấy mà chúng tôi đã chạm trán trướctiên trong loạt thảo luận lần thứ nhất của chúng tôi nhiều năm trước, được ghichép trong tập đầu tiên Nghệ Thuật củaHạnh Phúc. Nó đã tiếp tục một cáchđịnh kỳ qua năm tháng, mặc dù điều ấy đã trở nên ít thường xuyên hơn khi chúngtôi đã trở nên quen thuộc hơn với những quan điểm của nhau.

Chứng cứ những quan điểm bất đồngcủa chúng tôi vẫn thỉnh thoảng nổi lên, tuy thế, khi trong lòng hăng hái củatôi cho những giải pháp rõ ràng, dứt khoát đến những vấn nạn bao la củacon người, tôi đã hỏi những điều mà ngàicảm thấy quá bao quát tưởng như không thể trả lời được. Một cách tổng quát, ngài quy cho những câuhỏi loại này là từ suy nghĩ đặc trưng "chuyên chế" Tây phương củatôi, khuynh hướng xem thấy mọi thứ trong những dạng thức của trắng hoặc đen -tương phản với quan điểm tập quán của ngài rằng những vấn nạn của nhân loạithường phức tạp, sắc thái, trầm lặng hơn hầu như khó phân biệt. (Tuy thế, vaitrò đôi khi bị đảo ngược khi thỉnh thoảng tôi giải thích một thái độ khôngthích nghi của cá nhân trong những dạng thức của những động lực tâm lý phứctạp, trong khi ngài có thể quy cho thái độ ấy với quyết định đơn giản: "Ô,họ vừa mới vướng phải thói quen của thái độ đó," hay ảnh hưởng của nhữngkiếp sống trước.)

Mặc dù những câu hỏi quá sức đơngiản hay tổng quát hóa có thể làm Đức Đạt Lai Lat Ma bức xúc trong những lúcnào đấy, nhưng chúng tôi đã phát triển một cung cách đối phó với những loại câuhỏi này: Chúng thường được bỏ qua vớimột câu nói đùa. Chúng tôi đã có một lốiđùa nghịch được đan kết qua những buổi thảo luận của chúng tôi. Chúng tôi đã đặt những loại câu hỏi như thếvào một trong hai đặc trưng: Không Có Thểhay Ngớ Ngẩn. Nếu tôi biết tôisắp hỏi một câu hỏi mà tôi biết là ngài sẽ phản ứng trong thái độ như thế,nhưng tôi cứ muốn hỏi bất cứ giá nào. Tôi mở đầu câu hỏi tôi bằng cách, "Bâygiờ, thưa Đức Thánh Thiện, đây là một câu hỏi thuộc loại Không Có Thể, và câu hỏi là..." Thế đấy, trong cung cách ấy, chúng tôi đã điqua những quan điểm khác nhau của chúng tôi một cách thật dễ dàng, được hỗ trợbởi thái độ khôi hài tự nhiên và ung dung của ngài.

Buổi sáng hôm ấy, khi Đức Đạt LaiLạt Ma đã bận tâm với sự thấu hiểu rằng tôi không thể nắm bắt một nhận thức đơngiản như vậy ra sao - đấy là chúng ta có thể nối kết với những người khác đồngthời duy trì tính cách cá nhân của chúng ta - ngài chỉ đơn thuần quy cho nó làcái lối suy nghĩ gàn dở độc đoán của Tây phương, và bùng vỡ trong cái cười hồnnhiên tự tại của ngài. Tuy nhiên, tôithú nhận là tôi không từ bỏ ý kiến của tôi rằng chúng ta phải bỏ đi tính cáchcá nhân nếu chúng ta muốn 'hiệp nhất' với đặc tính của một nhóm, tôi không hoàntoàn chấp nhận quan điểm của ngài, cho đến tận sau này, khi tôi bắt đầu tìmthấy những chứng cứ khoa học hỗ trợ cho ý tưởng của ngài.

Gãy đầu và tiếp tục cười, Đức ĐạtLai Lạt Ma tiếp tục, "Tôi vừa mới nghĩ... tôi đang nghĩ là sự khác biệtgiữa Tạng ngữ và Anh ngữ có thể đưa đến sự khác biệt căn bản về nhận thức. Trong Tạng ngữ, chữ mà chúng tôi dùng cho'tôi' ('I' và 'me') là 'nga' và chữ dùng cho 'chúng tôi - chúng ta' ('we' và'us') là 'ngatso'. Thế nên trên cấp độcăn bản của chính từ ngữ do vậy trong Tạng ngữ, có một liên hệ mật thiết giữa'tôi' như một cá nhân và 'chúng tôi' như tập thể. 'Ngatso' từ ngữ cho 'chúng tôi', có nghĩa đencủa một điều gì như 'một tập thể của "tôi"' hay nhiều cái"tôi". Vì vậy, loại ý tưởngnày, nó giống như nhiều cái tôi. Vì vậy,khi ông đang đồng nhất hóa với một nhóm rộng lớn hơn, trở thành một bộ phận củamột nhóm, nó giống như đang mở rộng ý nghĩa của cái tôi, hơn là đánh mất nó. Trái lại thuật ngữ trong tiếng Anh, 'we'(chúng tôi) và 'I' (tôi) dường như hoàn toàn không liên hệ, căn bản của từ ngữkhác nhau, chúng không liên hệ...Từ ngữ là gì?"

"Từ nguyên, theo từnguyên?"

"Vâng, theo từ nguyên. Do thế, trong câu hỏi của ông về Tôi Chốngvới Chúng Ta, có thể điều này chứng tỏ ở phương Tây có một loại cảm giác trongmột mức độ nào đấy của Tôi trong sự đối kháng với Chúng Ta. Vì vậy, có thể khi ông hòa đồng với một nhóm,hay trở thành một bộ phận của một nhóm lớn hơn, thì hầu như ông đang đánh mấtđặc tính cá nhân của ông. Tôi khôngbiết." Đức Đạt Lai Lạt Ma thậntrọng.

"À," tôi nói, "dĩnhiên, tôi có thể thấy những lợi ích của việc phát triển một ý nghĩa lớn hơncủa đặc tính một nhóm, cảm nhận là một bộ phận của một nhóm rộng lớn hơn. Nhưng dường như tối thiểu vẫn trên một mức độnào đấy, rằng nếu chúng ta càng di chuyển vào trong phương hướng ấy, càng cónguy cơ của sự yếu kém đặc tính cá nhân của chúng ta, mà điều ấy phải hành độngvới một cảm nhận của việc chúng ta đặc biệt như thế nào, chúng ta khác biệt vớinhững người khác như thế nào."

"Không, không nhất thiết phảilà trường hợp ấy," ngài trả lời. "Và, trong thực tế, tiến trình của việc mở rộng đặc tính này củachúng ta như là một bộ phận của một nhóm có thể thật sự là một tiến trình rấttự nhiên xãy ra mà không đánh mất đặc tính cá nhân của mình. Thí dụ, trong một gia đình, có nhiều cá nhân,và họ khác nhau. Nhưng khi người ta suynghĩ trong dạng thức của 'gia đình chúng ta', thế thì có một tính chất bao gồm,bởi vì chúng ta liên hệ với mỗi người trên căn bản của sự liên hệ. Do vậy, ở đây ông mở rộng đặc tính của ông đểbao gồm gia đình, và ông có đặc tính tập thể gia đình này. Nó thật sự là vấn đề mở rộng phạm vi hay mụctiêu, bởi vì nếu người ta không tỏ ý chí để mở rộng điều này, họ có thể thậmchí có một sự phân chia trong chính gia đình họ. Có thể có một gia đình nơi mà họ thực hiệnmột sự phân chia trong gia đình căn cứ trên đủ thứ việc - quan điểm chính trịkhác biệt hay quy trình tài chính hay bất cứ điều gì.

"Rồi thì chúng ta có thể có một gia đình, những người có một đặc trưng tậpthể của gia đình, nhưng cảm giác của chúng ta về 'cộng đồng' hay mối quan hệthân thuộc là rất hạn chế đến gia đình hạt nhân ấy. Vì vậy chúng ta có người phối ngẫu, con cái,nhưng nếu chúng ta không thể vươn ra ngoài và mở rộng chu vi vòng tròn củachúng ta, thế thì một lần nữa, nó là thật là hạn hẹp. Gia đình này sẽ tự khác biệt với láng giềng củahọ, và giữ chính họ hoàn toàn cắt đứt, và rồi thì sống một cách độc lập. Nhưng chúng ta cũng có thể có những gia đìnhkhông chỉ xác định chính họ như một giađình nhưng cũng đồng nhất chính họ như là một phần của cư dân láng giềng. Và nếu gia đình chúng ta có thể vươn ra, mở rộngvòng tròn ấy vượt khỏi hàng xóm bên cạnh, chúng ta có thể phát triển một sựliên kết và một sự ràng buộc với những người khác căn cứ trên dạng thức 'chúngta như một cộng đồng.' Và điều đó sẽ làmnên một sự khác biệt khổng lồ.

"Nếu những gia đình con người sống trongmột cộng đồng có thể thật sự liên hệ với nhau như những thành viên của cùng mộtcộng đồng, dĩ nhiên, đôi khi có thể có một sự xung đột và tranh luận, v.v...nhưng tối thiểu sẽ có một cảm giác liên quan. Nếu chúng ta cảm thấy đôi khi chúng ta cần nói chuyện với ai đấy, chúngta chỉ cần gõ cửa nhà người ấy, hay chia sẻ những rắc rối, chia sẻ niềm vui, mờimọc mọi người chung quanh."

Ngài dừng lại, rồi kết luận. "Vì thế, trong cùng cách này chúng ta cóthể mở rộng đặc tính của chúng ta để bao gồm 'chúng ta như một khu vực' hay'chúng ta như một quốc gia', v.v... Và căn bản, trong trường hợp của xã hội, cộng đồng nhân loại, chúng ta có thể mởrộng sự thống nhất này để bao gồm mọi người, nên chúng ta có thể nói, 'chúng tanhững con người trên trái đất.' Do vậy, ởmức độ nhân loại, có những sự khác biệt trong những cá nhân thành viên nhưngcùng lúc chúng ta có thể thấy một 'sự đồng nhất', chúng ta có thể liên hệ vớingười khác trên một căn bản sâu sắc hơn, nền tảng hơn.... Ông biết không,"ngài thêm, khi ngài chuẩn bị chấm dứt buổi thảo luận, "những ngàynày, tôi nhận thấy rằng việc sử dụng từ ngữ "nhân loại" rất nhiều,tôi nghĩ đấy là một tiến triển diệu kỳ - bởi vì điều này rất toàn diện."

Đặt cái ca nước nóng và với lấy đôi giày, ĐứcĐạt Lai Lạt Ma tóm lược: "Vì thế, vấnđề quan trọng ở đây là một cá nhân vẫn có một sự quan tâm đến lợi ích cho chínhmình, để có một ý nghĩa của Tôi (Me), nhưng người ấy có thể mở rộng phạm vi đặctrưng của cá nhân, và sự quan tâm của cá nhân, để bao gồm những người khác - không phải là quên lãng những sựkhác biệt của chúng ta quá nhiều, mà đúng hơn là ghi nhớ những sự tương đồng củachúng ta, cho nó một sự chú ý và tầm quan trọng tương ứng. Một cách căn bản, không phải là vấn đề về Tôihay Chúng Ta mà đúng hơn là Tôi và Chúng Ta."

***

Chúng ta bắt đầu thảo luận về hạnh phúc củacon người trong phạm vi xã hội bằng việc khảo sát vấn đề nền tảng Tôi Chống lạiChúng Ta - riêng lẻ chống lại nối kết. ĐứcĐạt Lai Lạt Ma tranh luận rằng con người được phác họa để nối kết với những ngườikhác, giải thích khả năng tình cảm, nồng ấm, thân hữu, và yêu mến của chúng talà giàu có và những nguồn gốc đáng tin cậy của hạnh phúc nhân loại - giống nhưtiến trình giả kim nào đấy biến chì thành vàng, sự chuyển hóa Tôi thành ChúngTa, trau dồi một ý thức liên hệ, đem đến những phần thưởng phong phú cho sự toạinguyện của con người, cùng với sức khỏe thân thể, tinh thần, và cảm xúc tốt đẹphơn. Cùng lúc, sự nối kết với người khácsẽ giúp để tăng cường cộng đồng rộng lớn hơn và hỗ trợ để xây dựng một xã hội tốtđẹp hơn. Trong thực tế, cho dù nhìn qualăng kính từ bi của Đạo Phật hay trích dẫn chứng cứ khoa học gần đây, người tacó thể tranh luận một cách hợp lý rằng sự nối kết của nhân loại và những ràngbuộc cộng đồng, căn cứ trên ý thức ân cần, có thể là cội nguồn đơn độc to lớnnhất của niềm hạnh phúc và toại nguyện của nhân loại.

Nhưng, khi chúng ta chứng kiến qua lịch sửnhân loại, đôi khi sự việc có thể đi lạc hướng. Sai lầm kinh khiếp. Trong khi cảmnhận liên hệ, ý thức Chúng Ta, có thể đem đến những tưởng thưởng vĩ đại, điềugì xảy ra khi Chúng Ta và Họ trở thành Chúng Ta Chống Lại Họ? Làm thế nào chỉ khái niệm về Chúng Ta và Họleo thang thành thành kiến, thù hận, xung đột, và bạo động? Đây là những vấn đề thiết yếu mà chúng tôi phảiđối diện khi những đàm luận của chúng tôi tiếp tục.

Nguyên tác:

Me andWe trích từ quyển The Art ofHappiness in a Trouble World
Ẩn Tâm Lộ ngày 07/06/2011

[1] Sinh ngày 22tháng Năm 1942, từng là giáo sư phụ tá toán học, bị tù chung thân, không đượcmiễn giảm.

[2] Cộng đồng tậpthể ở Do Thái, khởi đầu căn bản nông nghiệp. Ngày nay, nông trại là một bộ phận được hổ trợ bởi những bộ phận khác, kểcả nhà máy công nghiệp và kỷ thuật cao cấp.

[3] Còn gọi là đồ đại cán, hay áo Tôn Trung Sơn, Tưởng Giới Thạchcũng mặc bộ đồ này. Các lĩnh tụ cộng sảnTrung Hoa, Bắc Hàn, Việt Nam, Lào và Khmer như Polpot, Ieng Sary đều mặc bồ đồnày. Từ Cách mạng Văn hóa 1966, bộ đồnày với chiếc nón công nhân của Lê-nin trở thành đồng phục cho mọi giới ở Hoa Lụctừ quân sự đến dân sự, từ lĩnh tụ đến dân thường, nam cũng như nữ, chỉ có khácmàu, và lĩnh tụ cùng cán bộ cao cấp thì có thêm chiếc áo sơ mi trắng bêntrong. Từ sau Đặng Tiểu Bình, các lĩnh tụTrung Hoa cùng các nước cộng sản Á châu đều đã thay bằng bộ đồ lớn hay veston vớicà vạt.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]