Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần Một: Tôi, chúng tôi, và họ

06/11/201115:45(Xem: 12871)
Phần Một: Tôi, chúng tôi, và họ

NGHỆ THUẬT HẠNH PHÚC TRONG THẾ GIỚI PHIỀN NÃO

Nguyên tác: The Art of Happiness in a Troubled World
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Howard C. Cutler
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

PHẦN MỘT: TÔI, CHÚNG TÔI, VÀ HỌ

Chương 1
Tôi Chống Với Chúng Ta

Tôi nghĩ rằng đây là lần đầu tiên mà tôi gặp gỡ với hầu hếtquý vị. Nhưng cho dù đấy là một ngườibạn mới hay một người bạn cũ, dù sao đi nữa cũng không có gì khác biệt nhiều,bởi vì tôi luôn luôn tin tưởng là chúng ta giống nhau. Tất cả chúng ta thật đúng là những con người.– ĐỨCĐẠT LAI LẠI MA NÓI CHUYỆN VỚI ĐÁM ĐÔNG HÀNG NGHÌN NGƯỜI.

THỜI GIAN TRÔI ĐI. Thế giới thay đổi. Nhưng có một sự không thay đổi mà tôi đãtrưởng thành quen thuộc trải qua hàng năm, trong việc du hành thỉnh thoảng chonhững cuộc diễn thuyết với Đức Đạt Lai Lạt Ma: Khi nói chuyện đến một thínhchúng phổ thông, ngài mở lời một cách không thay đổi, “Tất cả chúng ta là giốngnhau…”

Một khi thiết lập một mối quan hệvới mỗi thành viên của thính chúng bằng cách ấy, sau đó ngài tiếp tục đề tàiđặc thù của buổi tối ấy. Nhưng trải quahàng năm, tôi đã từng chứng kiến một hiện tượng đáng chú ý: Cho dù ngài nói chuyện đến một cuộc họp mặtnhỏ theo nghi thức của những lĩnh đạo ở điện Capitol, diễn thuyết trong mộtcuộc tập họp của hàng nghìn người ở Central Park, một cuộc đối thoại liên tôn ởÚc Đại Lợi, hay một hội nghị khoa học ở Thụy Sĩ, hay giảng dạy hai mươi nghìntu sĩ ở Ấn Độ, người ta có thể cảm nhận một tác động rõ ràng không thể nghi ngờđược. Ngài dường như đã tạo nên một cảmgiác trong thính chúng của ngài, không chỉ của sự nối kết với ngài, mà của sựliên hệ đến mỗi người với nhau, một mối quan hệ nhân bản nền tảng.

nghethuathanhphuc01Đấy là một buổi sáng sớm của Thứ Hai và tôi đã trở lạiDharamsala, thời khóa của một cuộc gặpgỡ ngắn hạn với Đức Đạt Lai Lạt Ma cho cuộc họp mặt lần đầu tiên trong một loạtthảo luận mới. Tổ ấm của cộng đồng TâyTạng lớn mạnh, Dharamsala là một làng quê yên tĩnh xây dựng gắn liền vào ngọncủa dãy núi Dauladar, những ngọn đồi thấp của rặng Hy mã lạp sơn, miền Bắc ẤnĐộ. Tôi đã đến một vài ngày trước, cũngkhoảng đồng thời với Đức Đạt Lai Lạt Ma, người vừa trở lại nhà sau ba tuần diễngiảng ở Hoa Kỳ.

Tôi dùng xong bữa điểm tâm sớm, vàvì nơi cư ngụ của Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ năm phút đi bộ theo những con đườngnúi từ khách sạn nơi tôi ở, nên tôi lui về một phòng công cộng để dùng xong lycà phê của tôi và xem lại những ghi chép chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ của chúngtôi. Mặc dù căn phòng vắng vẻ, ai đấy đãđể một chương trình tin tức thế giới trên truyền hình. Chăm chú vào tập ghi chép, tôi đã không để ýnhiều đến tin tức và trong vài phút, khổ đau của thế giới không gì hơn là nhữngtiếng ồn phía sau.

Tuy nhiên, không bao lâu trước khingẫu nhiên tôi ngước lên và một câu chuyện làm tôi chú ý. Một người Palestine ôm bom tự sát đã làm nổmột quả bom ở câu lạc bộ âm nhạc disco, thành phố Tel Aviv, một mục tiêu cốtình nhắm đến những thanh thiếu niên. Hơn hai mươi nam nữ Do Thái lứa 'tuổi mười mấy[1]'đã chết. Nhưng sự giết người rõ ràngkhông đủ hài lòng đối với những kẻ khủng bố.Hắn ta đã trộn lẫn trong chất nổ với những đinh ốc rỉ sét cho mức độ ácliệt hơn, nhằm để làm thương tật và biến dạng mặt mày những ai mà hắn không thểgiết được.

Trước khi hành động tàn bạo vô cùngnhư vậy có thể hoàn toàn lắng xuống, những tin tức khác đã nhanh chóng tiếp tục– một sự trộn lẫn ảm đạm những thảm họa thiên nhiên và những hành động xu hướngbạo lực… Thái tử Nepal đã sát hại toàn bộ gia đình ông ta… những người sống sótcủa trận động đất Gujarat vẫn vật vã hồi phục.

Mới từ cuộc tháp tùng với Đức ĐạtLai Lạt Ma trong chuyến vừa qua, tôi đã thấy rằng lời của ngài “Tất cả chúng tagiống nhau” reo trong đầu tôi như tôi xem những câu chuyện kinh khiếp của khổđau và nghèo cùng đột ngột. Rồi thì tôinhận ra rằng, tôi đang lắng nghe những báo cáo này giống như những nạn nhân lànhững thực thể mơ hồ, vô danh, trừu tượng, không phải là một nhóm người “giốngnhư tôi”. Dường như rằng cái cảm giác xacách càng lớn hơn giữa tôi và những nạn nhân, thực tế càng giảm đi, càng giảmđi sự sống, thở của con người. Nhưng bâygiờ, trong một khoảng khắc, tôi cố gắng tưởng tượng, sẽ ra sao nếu là một trongnhững nạn nhân của vụ động đất, tiếp cận công việc thường ngày của tôi mộtkhoảnh khắc và bảy mươi lăm giây sau không còn gia đình, nhà cửa, hay tài sản,đột nhiên trở thành một người không đồng xu dính túi và trơ trọi một mình.

“Tất cả chúng ta giống nhau”. Đấy là một nguyên tắc đầy năng lực, và là mộtđiều mà tôi tin chắc có thể thay đổi thế giới.

***

“Thưa Đức Thánh Thiện”, tôi bắt đầu,“tôi muốn nói với ngài trong buổi sáng hôm nay về ý tưởng rằng tất cả chúng tagiống nhau. Ngài biết đấy, trong thếgiới ngày nay, có một cảm giác cô lập và bất hòa lan tràn khắp trong con người,một cảm giác riêng rẽ, ngay cả nghi ngờ. Đối với tôi dường như là nếu chúng ta thế nào đấy có thể trau dồi cảmnhận liên kết này với người khác, một cảm giác nối kết thật sự trong một mức độsâu xa, một mối ràng buộc phổ biến, tôi nghĩ nó có thể chuyển hóa xã hội mộtcách hoàn toàn. Nó có thể loại trừ rấtnhiều vấn nạn rắc rối đối diện với thế giới ngày nay. Do vậy, buổi sáng hôm nay, tôi muốn nói vềnguyên tắc này: tất cả chúng ta giốngnhau, và –”

“Tất cả chúng ta giống nhau?” ĐứcĐạt Lai Lạt Ma lập lại.

“Vâng, và –”

“Ông đã lấy ý tưởng này ở đâu thế?”ngài hỏi.

“Hả?”

“Ai cho ông ý tưởng này?”

“Ngài… ngài chứ ai,” tôi lắp bắp, hơibối rối.

“Howard,” ngài nói thẳng, “tất cảchúng ta không giống nhau. Chúng ta khácnhau! Mọi người là khác nhau.”

“Vâng, dĩ nhiên,” tôi tự chữa lạimột cách nhanh chóng, ‘tất cả chúng ta có những sự khác biệt ở bề mặt, nhưng ýtôi muốn nói là –”

“Những phân biệt của chúng ta không hẳnlà nông cạn,” ngài khăng khăng. “Thí dụ,có một trưởng lão lạt ma người Ladakh. Bây giờ nhé, tôi rất gần gũi với vị này, nhưng cùng lúc, tôi biết cụ làngười Ladakh. Bất kể tôi cảm thấy thânthiết thế nào với con người này đi nữa, nhưng không bao giờ có thể làm cụ ấytrở thành người Tây Tạng. Sự thực vẫnhiện hữu rằng cụ là người Ladakh.”

Tôi đã từng nghe Đức Đạt Lai Lạt Mamở lời buổi diễn thuyết của ngài với“Tất cả chúng ta giống nhau” rất thường xuyên qua hàng năm mà lần traođổi này đã bắt đầu làm tôi choáng váng.

“Ô, trong những chuyến thuyết giảngcủa ngài hàng năm qua, bất cứ khi nào nói với một thính chúng đông đảo, và ngaycả lần gần đây nhất, ngài luôn luôn nói, “Tất cả chúng ta giống nhau.” Điều ấy giống như một chủ đề mạnh mẽ thật sựtrong những buổi nói chuyện công cộng của ngài.Thí dụ, ngài nói về việc người ta có xu hướng tập trung trên những khácbiệt như thế nào, nhưng tất cả chúng ta giống nhau trong dạng thức khát vọng vềhạnh phúc và né tránh khổ đau của chúng ta và –”

“Ah, vâng. Vâng,” ngài nhận ra. “Và chúng ta cũng có cùng khả năng conngười. Vâng, tôi thường bắt đầu buổi nóichuyện của tôi với những thứ này. Đây làvì nhiều người khác nhau đến để gặp tôi. Bây giờ tôi là một thầy tu Đạo Phật. Tôi là người Tây Tạng. Có thể người ta có quá khứ xuất xứ khácnhau. Vì vậy, nếu chúng ta không có cănbản giống nhau, nếu chúng ta không có những đặc trưng mà chúng ta chia sẻ, rồithì không có vấn đề nào trong buổi nói chuyện của tôi, không có phương diện nàođể chia sẻ quan điểm của tôi. Nhưng thựctế rằng tất cả chúng ta là những con người.Điều ấy là rất căn bản mà trên ấy tôi chia sẻ kinh nghiệm cá nhân củatôi với họ.”

“Đấy là loại ý tưởng mà tôi đanghướng tới – ý tưởng này, tất cả chúng ta là những con người,” tôi giải thích,an tâm rằng chúng tôi cuối cùng ở trên cùng trang sách. “Tôi nghĩ, nếu người ta thật sự có một cảmgiác chân thành bên trong, rằng tất cả mọi người là giống nhau và họ thì giốngnhư những người khác, điều ấy sẽ chuyển hóa xã hội một cách hoàn toàn… Ý tôimuốn nói trong một cung cách chân thật.Do thế, tôi hy vọng chúng ta có thể khám phá vấn đề này một chút.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời, “Thế thìđể thật sự cố gắng thấu hiều điều này, chúng ta cần khảo sát, chúng ta đi đếnsuy nghĩ về chính chúng ta như độc lập, cô lập, hay riêng biệt ra sao, và chúngta nhìn người khác như khác biệt hay riêng biệt như thế nào, và chúng ta có thểđi đến một sự thông hiểu sâu xa hơn hay không.Nhưng chúng ta không thể bắt đầu từ lập trường của việc đơn giản nóirằng tất cả chúng ta giống nhau và phủ nhận rằng không có những sự khác biệt.”

“Ồ, đấy là loại quan điểm củatôi. Tôi nghĩ chúng ta có thể đồng ýrằng nếu con người liên hệ đến mỗi người khác như những thành viên nhân loại,nếu mọi người liên hệ đến người khác như ngài làm, trên mức độ căn bản của conngười, giống như những anh chị em, như tôi đã từng nghe ngài ám chỉ đến mọingười, thế giới sẽ là một nơi tốt đẹp hơn vô vàn. Chúng ta sẽ không có tất cả những vấn nạn màtôi muốn nói đến với ngài sau này, và thay vì thế ngài cùng tôi có thể nóichuyện về những trận bóng cà na hay phimảnh!”

“Vì vậy, tôi không biết,” tôi tiếptục, “nhưng dường như rằng sự tiếp cận của ngài để xây dựng một cảm giác liênhệ giữa con người với nhau là để nhắc nhở người ta nhớ về những đặc trưng mà họcùng chia sẻ như những con người. Cungcách ngài thực hiện bất cứ khi nào ngài có cơ hội để nói đến một thính chúngđông đảo.”

“Vâng.” Ngài gật đầu.

“Tôi không biết…” tôi lặp lại mộtlần nữa. “Đấy là một đề tài quan trọng,vì thế đơn giản như một ý tưởng dù sao cũng quá khó khăn trong thực tế, mà tôivừa mới tự hỏi rằng, có bất cứ phương pháp nào khác hay không làm cho tiếntrình ấy thuận tiện hơn, giống như làm cho nó nhanh hơn, hay việc động viên mọingười quán sát mọi thứ từ nhận thức ấy, đến nhiều vấn đề rắc rối trong thế giớingày nay.”

“Những phương pháp khác…” ngài nóimột chậm rãi, dành một khoảnh khắc để quán chiếu câu hỏi một cách cẩn thậntrong khi xem xét trước một cách thiết tha với sự thẩm thấu bên trong và tuệtrí của ngài. Đột nhiên ngài bắt đầu cười. Giống như ngài có một sự hiện thân bất ngờ,ngài la lên, “Vâng! Bây giờ nếu chúng tacó thể làm cho những người ở Sao Hỏa đi xuống trái đất này, và đưa ra một loạiđe dọa nào đấy, sau đó, tôi nghĩ ông sẽ thấy tất cả mọi người trên Trái Đất sẽthống nhất rất nhanh chóng! Người ta sẽhọp lại với nhau, và nói, ‘Chúng ta, những con người của địa cầu!’” Ngài tiếp tục cười.

Không thể cưỡng lại nụ cười thú vịcủa ngài, tôi cũng bắt đầu cười. “Vâng,tôi đoán rằng người ta sẽ làm như thế,” tôi đồng ý. “Và tôi sẽ thấy nhữnggì tôi có thể làm để nói với Hội Đồng Liên Hành Tinh về nó. Nhưng trong lúc ấy,khi tất cả chúng ta chờ đợi Phi Thuyền Mẹ đến, có bất cứ ý kiến nào không?”

***

Do vậy, chúng tôi đã bắt đầu mộtloạt các cuộc đàm luận tiếp diễn một cách không liên tục trong vài năm. Sự thảo luận đã bắt đầu buổi sáng hôm ấy vớisự trăn trở thất thường của tôi chung quanh mệnh đề “Tất cả chúng ta giốngnhau” giống như tôi đang nêu lên một khẩu hiệu cho một quảng cáo nước giải khátmà nó sẽ thống nhất thế giới. Đức ĐạtLai Lạt Ma đã đáp ứng với sự từ chối hạ thấp các câu hỏi quan trọng thành nhữngcông thức đơn giản. Đây là những câu hỏicấp bách của nhân loại: Làm thế nàochúng ta thiết lập một cảm nhận sâu xa của việc liên hệ với người khác, một mốiquan hệ chân thành, kể cả những ai có thể là rất khác biệt? Thậm chí có thể nhìn kẻ thù của chúng ta mộtcách cơ bản là một người giống như chính chúng ta hay không? Có thể thật sự thấy tất cả chúng sinh như anhchị em của chúng ta không, hay đó chỉ là một giấc mơ không tưởng?

Sự thảo luận của chúng tôi chẳng baolâu đã mở rộng để lưu tâm đến một nền tảng khác là khẩn khoản đối phó với mốiquan hệ giữa cá nhân và xã hội. Nhữngvấn đề nghiêm trọng đang bị đe dọa: Có thể có một niềm vui thật sự không, khinhững rắc rối của xã hội tác động một cách cố định đến hạnh phúc cá nhân củachúng ta? Trong việc tìm kiếm hạnh phúc,chúng ta chọn lộ trình phát triển nội tại hay thay đổi xã hội?

Khi cuộc thảo luận của chúng tôitiến hành, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tuyên bố, những câu hỏi này không phải lànhững khái niệm trừu tượng khó hiểu hay sự ức đoán triết lý mà là những thực tếtrong phạm vi đời sống hàng ngày của chúng ta, vấn đề đã nhanh chóng bộc lộrằng những câu hỏi này liên hệ một cách trực tiếp đến những rắc rối và quan tâmvô cùng thực tế như thế nào.

Trong những buổi đàm luận đầu tiênnày ở Dharamsala, chúng tôi đã đối diện với thử thách của việc làm thế nào thayđổi sự định hướng của con người từ Tôi đến Chúng Ta. Không đầy một năm sau đó, tôi đã trở lạiDharamsala cho loạt đối thoại lần thứ hai của chúng tôi – vụ 11 tháng Chín đãxảy ra trong khi ấy làm khởi đầu cuộc Chiến Chống Khủng Bố toàn cầu. Rõ ràng rằng sự nuôi dưỡng một định hướngChúng Ta thì không đủ. Một cách chínhxác nhắc nhở rằng nơi nào có “chúng ta” thì cũng có “họ” (hay có “người ta”) ởđấy, chúng ta bây giờ phải đối diện với những vấn nạn tiềm tàng bị phát sinhbởi trạng huống tinh thần “chúng ta chống lại họ”: thành kiến, nghi ngờ, dửng dưng, phân biệtchủng tộc, xung đột, bạo động, tàn nhẫn, một hình ảnh bao quát của những tháiđộ xấu xa và kinh khủng với những điều mà con người có thể đối xử với ngườikhác.

Khi chúng tôi gặp gở ở Tucson,Arizona, một vài năm sau đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu đan kết những ý tưởnglại với nhau từ nhiều cuộc đàm luận của chúng tôi về những đề tài này, trìnhbày một sự tiếp cận mạch lạc chặc chẽ để đương đầu với thế giới rắc rối củachúng ta, giải thích làm để thế nào đề duy trì một cảm nhận hy vọng và thậm chíhạnh phúc mặc cho nhiều vấn nạn của thế giới ngày nay.

Nhưng buổi sáng thứ Hai hôm ấy,chúng tôi đã bắt đầu trên mức độ căn bản nhất, khám phá những khái niệm thôngthường về vấn đề chúng ta là ai và chúng ta liên hệ đến thế giới chung quanhchúng ta như thế nào, bắt đầu với việc chúng ta liên hệ đến những người trongchính cộng đồng của chúng ta như thế nào và vai trò đã thể hiện trong hạnh phúccá nhân và xã hội của chúng ta.

“Không Có Ý Thức Cộng Đồng, Không Nơi Nương Tựa”

Trong một buổi trưa thứ Sáu gần đây, một người thất nghiệphai mươi tuổi đăng một mẫu tin trên YouTube, đơn giản đưa ra đề nghị để “đếnđấy” cho bất cứ ai cần người để nói chuyện. “Tôi chưa bao giờ gặp bạn, nhưng tôi thật sự quan tâm,” chàng trai ấynói như thế.

Khi kết thúc những ngày cuối tuần ấy, chàng trai đã nhận hơnnăm nghìn cú điện thoại và tin nhắn từ những người xa lạ tiếp nhận lời đề nghịcủa cậu ta.

Tiếp tục cuộc đàm luận, tôi ôn lại,“Ngài biết không, thưa Đức Thánh Thiện, những cuộc thảo luận của chúng ta trảiqua hàng năm đã xoay chung quanh chủ đề hạnh phúc của con người. Trong quá khứ chúng ta đã thảo luận hạnh phúctừ lập trường cá nhân, từ quan điểm của việc phát triển nội tại. Nhưng bây giờ, chúng ta đang nói về hạnh phúccủa con người ở mức độ xã hội, khám phá một sốnhân tố xã hội có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc loài người. Dĩ nhiên tôi biết ngài có cơ hội để du hànhchung quanh thế giới nhiều lần, thăm viếng nhiều xứ sở khác nhau, rất nhiều nềnvăn hóa khác nhau, cũng như gặp gở với nhiều loại người và các nhà chuyên môntrong thật nhiều lĩnh vực.”

“Vâng.”

“Vì vậy, tôi chỉ tự hỏi – trong quátrình diễn biến của các cuộc du hành của ngài, có bất cứ một khía cạnh đặc thùnào của xã hội hiện đại mà ngài đã từng chú ý rằng ngài cảm thấy nó hoạt độngnhư một chướng ngại quan trọng đến sự biểu hiện trọn vẹn niềm hạnh phúc của conngười không? Dĩ nhiên, có nhiều vấn nạnđặc trưng trong thế giới ngày nay, như bạo động, phân biệt chủng tộc, khủng bố,khoảng cách giữa giàu và nghèo, môi trường, v.v… Nhưng ở đây tôi đang tự hỏi cóthêm một đặc trưng nào nữa của xã hội nổi bật lên trong tâm khảm của ngài nhưđáng chú ý một cách đặc thù hay không?

Ngồi trên một chiếc ghế nệm rộng,cúi xuống cởi dây giày màu nâu giản dị của ngài trong khi phản chiếu một cáchim lặng đối với câu hỏi. Sau đó, thu bànchân phía dưới ngài trong tư thế xếp bằng, trở nên thoải mái cho một cuộc đàmluận sâu sắc hơn, ngài trả lời, “Vâng, tôi vừa mới nghĩ về một điều mà tôi đãchú ý, điều gì đấy rất quan trọng. Tôinghĩ nó có thể là đặc trưng nhất như mộtsự thiếu vắng ý thức cộng đồng. Người Tây Tạng luôn luôn bị sốc khi nghe về những trường hợp nơi mà người ta sống gần gũi, cóhàng xóm, và họ đã là láng giềng với nhau đã hàng tháng hay thậm chí hàng năm,nhưng người ta hầu như không có tiếp xúc với nhau! Vì vậy, họ có thể chỉ đơn giản chào hỏi vớinhau khi gặp gỡ, nhưng về mặt khác người ta không biết nhau. Không có sự liên kết thật sự. Không có ý thức cộng đồng. Những tình cảnh này chúng tôi luôn luôn cảmthấy rất ngạc nhiên, bởi vì trong truyền thống xã hội Tây Tạng, ý thức cộngđồng là rất mạnh mẽ.”

Lời bình luận của Đức Đạt Lai Lạt Mađánh trúng vào tôi - theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Tôi nghĩ, không loại trừ một sự thẹn thùngnào đấy, rằng chính tôi không biết danh tính những người hàng xóm của tôi. Tôi cũng chẳng từng biết tên tuổi của họtrong nhiều năm.

Dĩ nhiên, tôi không định thú nhậnchuyện ấy bây giờ. “Vâng,” tôi nói,“ngài chắc chắn sẽ thấy những loại tình cảnh thế đấy.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục giảithích, “Trong thế giới ngày nay, thỉnh thoảng chúng ta thấy những cộng đồng hayxã hội này, nơi mà mọi người không có sự chung sức, không có cảm nhận liênhệ. Rồi thì chúng ta sẽ thấy sự cô độclan rộng ăn sâu vào. Tôi cảm thấy rằng ýthức cộng đồng là rất quan trọng. Tôimuốn nói là ngay cả mặc dù chúng ta rất giàu có, nhưng nếu chúng ta không cóthân hữu hay bè bạn để chia sẻ tình thương với chúng ta, đôi khi cuối cùngchúng ta phải đơn thuần chia sẻ với con vật nuôi, con thú nuôi, mà điều ấy cònhơn là không có gì. Tuy nhiên, nếu ông ởtrong một cộng đồng nghèo nàn, người nghèo sẽ có với nhau. Do thế, có một cảm giác thật sự rằng chúng tacó một loại nương tựa, một loại nương tựa cảm xúc. Trái lại, nếu một cộng đồng thiếu vắng cảmnhận này, rồi thì khi chúng ta cảm thấy đơn độc, khi chúng ta có niềm đau, thìkhông có ai thật sự chia sẻ với chúng ta. Tôi nghĩ loại cô đơn này chắc chắn là một vấn đề quan trọng trong thếgiới ngày nay, và chắc chắn có thể ảnh hưởng hạnh phúc cá nhân ngày – qua –ngày.

“Bây giờ khi chúng ta nói về côđơn,” ngài thêm, “tôi nghĩ chúng ta nên cẩn trọng về những gì chúng ta muốnnói. Ở đây tôi không nhất thiết muốn nóiđến cô độc duy nhất như cảm giác nhớ nhung người nào đấy, hay muốn có một ngườibạn để nói chuyện, hay điều gì đấy giống như thế. Bởi vì chúng ta có thể có một gia đình có mộtsự ràng buộc gần gũi, vì thế chúng ta có thể không có một mức đơn côi cao độ,nhưng chúng ta có thể cảm thấy xa lánh khỏi xã hội rộng lớn. Do vậy ở đây, tôi đang nói về sự cô đơn nhiềuhơn là một loại rộng lớn hơn của sự cô lập hay cảm giác tách biệt giữa conngười hay những nhóm người.”

Sự suy sụp của ý thức cộng đồng đãgia tăng trở thành một đề tài luận nghị phổ biến trong thập niên vừa qua, quanhững phần trong các quyển sách như Ném Bóng Một Mình (Bowling Alone) củaRobert D. Putnam, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Harvard. Putnam đã rút ra kết luận rằng ý thức cộng đồngvà cam kết công dân đã giảm giá trị một cách đột ngột hơn ba mươi năm qua –nhận thấy với sự mất tinh thần suy giảm rõ rệt của mối quan hệ hàng xóm lánggiềng, tiệc tùng ban đêm, những thảo luận nhóm, thành viên câu lạc bộ, hội đồngnhà thờ, sự tham gia chính trị, và một cách căn bản tất cả những liên quan làmnên hoạt động dân chủ.

Theo những nhà tâm lý học MillerMcPherson và Matthew E. Brashears của Đại học Arizona và Lynn Smith-Lovin củaĐại học Duke, trong hai thập niên vừa qua số người được báo cáo là họ không cóai để nói chuyện về những vấn đề quan trọng đã tăng lên gần gấp ba lần. Căn cứ trên những dữ liệu rộng rãi thu thậptrong sự Thăm Dò Xã Hội Tổng Quát của Đại học Chicago, tỉ lệ của những cá nhânkhông có bạn thân hay người tâm tình là choáng người, 25 phần trăm trong tổngsố dân chúng Hoa Kỳ. Con số này là quákinh ngạc, nó làm cho những nhà nghiên cứu tự hỏi điều này có thật sự là sốlượng chính xác hay không? Cùng tổ chứcấy chỉ đạo một cuộc thăm dò toàn quốc vào năm 1985, lúc ấy đã làm sốc người HoaKỳ qua việc cho biết rằng, trung bình, mọi người trong xã hội chúng ta chỉ cóba người bạn thân. Qua năm 2005, con sốnày đã giảm xuống một phần ba – hầu hết mọi người chỉ có hai người bạn thân hayngười tâm tình.

Những sự điều tra không chỉ thấyrằng người ta có ít những sự nối kết với xã hội hơn trong hai thập niên qua màcũng khám phá ra rằng khuôn thức của những mối liên hệ công cộng cũng thayđổi. Càng ngày người ta càng dựa trênnhững thành viên của gia đình như nền tảng chính của sự liên hệ xã hội. Những nhà nghiên cứu, chú ý rằng người tađang tin cậy ít hơn qua tình bằng hữu trong cộng đồng rộng rãi, đã kết luận,“Những loại quan hệ nối kết chúng ta với cộng đồng và láng giềng đã héo hắtđi.”

Trong khi sự nghiên cứu không xác địnhnhững lý do cho sự suy sụp này trong những mối quan hệ xã hội và cộng đồng,những cuộc điều tra khác đã nhận ra con số những nhân tố đóng góp đến xu hướngbáo động này. Về phương diện lịch sử,những tiến bộ trong giao thông hiện đại đã tạo nên một xã hội di động gia tăng;khi ngày càng nhiều gia đình hơn đã rời quê hương và di chuyển đến những thànhphố mới trong việc tìm kiếm nghề nghiệp hay điều kiện sinh sống khấm kháhơn. Khi xã hội trở nên thịnh vượng hơn,nó cũng trở thành một sự thực hành thông thường trong bộ phận dân cư cho thanhthiếu niên lìa gia đình để đi đến những trường đại học trong những thành phốhay tiểu bang khác. Du lịch và giaothiệp dễ dàng hơn đã cho phép những người trẻ tuổi di chuyển xa nhà cửa của chamẹ hơn bao giờ hết, trong việc tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp tốt đẹp hơn.

Những nghiên cứu gần đây hơn chothấy rằng giờ giấc và di chuyển vì việc làm đều dài hơn, kết quả làm cho ngườita có ít thời gian để tương tác với cộng đồng của họ. Những sự thay đổi này trong giờ giấc làm việcvà sự dàn trải địa lý của gia đình có thể khuyến khích cho một mạng lưới phóngkhoáng hơn, và nông cạn hơn đối với vấn đề gắn bó, hơn là những mối ràng buộcgần gũi cần thiết cho việc đáp ứng nhu cầu của con người đối với việc liên hệ.

Xem truyền hình và sử dụng máy điệntoán một mình, gia tăng mãi, cũng góp phần đến sự cô lập xã hội. Sự lớn mạnh của Internet như một dụng cụ giaotiếp có thể cũng đóng một vai trò cho vấn đề này. Trong khi Internet có thể giúp chúng ta nốikết với bè bạn, gia đình và hàng xóm, nó cũng có thể giảm bớt nhu cầu để chúngta thật sự gặp gỡ nhau làm cho những mối quan hệ này gần gũi hơn. Những nhà nghiên cứu chỉ ra rằng trong khigiao tiếp qua những khí cụ như Internet và tin nhắn thật sự tạo nên những mốiliên kết giữa con người với nhau, thì những loại ràng buộc này cũng tạo nênnhững quan hệ xã hội lỏng lẻo hơn những sự giao thiệp gặp mặt trực tiếp giữangười với người. Ngôn ngữ đôi khi lànhững phương tiện nghèo nàn để biểu lộ và truyền đạt cảm xúc; một sự đối diệnhiệu quả cho truyền thông nhân loại được chuyển tải qua những tín hiệu thị giáctế nhị có thể được nhận thức tốt hơn trong những cuộc chạm trán mặt đối mặt.

Bất cứ nguyên nhân là gì, rõ ràngrằng sự suy giảm trong ý thức cộng đồng và sự cô lập xã hội gia tăng có nhữngsự liên đới toàn diện trên mọi mức độ - cá nhân, công cộng, xã hội, và toàncầu. Với tuệ trí và cái nhìn thẩm thấubên trong đặc trưng của mình, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhanh chóng chỉ ra tầm quantrọng của vấn đề này, và tác động của nó đối với hạnh phúc nhân loại cả trênmức độ cá nhân lẫn trên mức độ rộng rãicủa xã hội. Ở đây những quan điểm củaĐức Đạt Lai Lạt Ma và khoa học Tây phương gặp gỡ nhau. Thực tế, việc phản chiếu quan điểm của ĐứcĐạt Lai Lạt Ma, và tổng hợp những nghiên cứu khoa học gần đây nhất từ nhiềunguồn gốc, Robin Dunbar, giáo sư tâm lý học tại Đại học Liverool, Anh quốc,thừa nhận, “Sự thiếu vắng giao tiếp xãhội, sự thiếu vắng ý thức cộng đồng, có thể là vấn nạn xã hội thúc bách nhấtcủa thiên niên kỷ mới.”

Xây Dựng Tâm Linh của Xã Hội: Bước Thứ Nhất

“À, thế đấy, thuốc men cuối cùng đãcó tác dụng!” David nói, một người trai trẻ ăn mặc tề chỉnh bảnh bao ngồi trongvăn phòng của tôi ở Phoenix. “Sự chánchường của tôi đã hoàn toàn biến mất, và bây giờ tôi trở lại trạng thái phiềnmuộn bình thường của tôi.” Cậu ta đùabỡn nửa vời – nhưng chỉ phân nửa thôi. Một kỹ sư sáng sủa, thành công, độc thân ba mươi hai tuổi, David đã hiệndiện để chữa trị khoảng một tháng trước đây với một chuỗi triệu chứng quenthuộc: đột nhiên mất thích thú trongnhững hành vi thường lệ, mệt mỏi, mất ngủ, sụt cân, tập trung khó khăn – tómlại, một chứng trầm cảm nhiều nguyên nhân rất thông thường. Không cần nhiều thời gian để khám phá ra rằngcậu ta vừa mới dời đến Phoenix để nhận một nghiệp vụ mới và những sự căng thẳngliên hệ đến sự thay đổi đã gây nên sự suy nhược của chàng kỹ sư trẻ.

Đấy là một năm trước đây, khi tôiđang hành nghề như một nhà tâm lý trị liệu, tôi bắt đầu với cậu ta trong cáchgiải quyết tiêu chuẩn của thuốc men chống suy nhược, và những triệu chứng cấptính của sự trầm cảm nghiêm trọng được giải quyết trong vòng ít tuần. Tuy nhiên, chẳng bao lâu khi hồi phục lạitình trạng bình thường, cậu ta lại báo cáo một vấn đề lâu xa hơn, một quá trìnhnhiều năm của “một loại phiền muộn kinh niên”, một cảm giác mung lung không thểgiải thích được của việc bất mãn với đời sống,” một sự thiếu vắng phổ biến củanhiệt tình hay “thích thú” cho đời sống. Hy vọng khám phá nguồn gốc và ra khỏi trạng thái đang diễn biến này, cậuta yêu cầu tiếp tục với việc tâm lý trị liệu.Tôi đã vui vẻ để giúp đỡ. Thếnên, sau khi chẩn đoán cậu ta với tâm trạng rồi loạn tính khí, chúng tôi bắtđầu trong thái độ nghiêm chỉnh, khám phá những vấn đề “căn nguyên của gia đình”thông thường – thời thơ ấu, bà mẹ kiểm soát quá mức, người cha cảm giác xa vời– cùng với những khuôn mẫu quan hệ quá khứ của cậu ta và những động lực giữa cánhân với nhau hiện tại. Chất liệu chuẩnmực thú vị.

Tuần này qua tuần nọ, David có mặtmột cách thường lệ, cho đến khi chấm dứt chửa trị ít tháng sau đấy do phải dichuyển vì một công việc khác. Trải quahàng tháng chứng trầm cảm quan trọng của cậu ta đã chẳng bao giờ trở lại, nhưngchúng tôi đã chỉ có thể làm được một chút hoặc không tiến bộ gì đối với tìnhtrạng bất mãn kinh niên của cậu ta.

Nhớ lại bệnh nhân này bây giờ, ngườichẳng có gì đặc biệt, tôi gợi lại một khía cạnh cá nhân quá khứ của cậu ta màdường như không có gì nổi bật đúng hơn là lúc ấy. Công việc thường làm hằng ngày gồm có đến sởnăm hay sáu ngày mỗi tuần, tối thiểu tám giờ một ngày, rồi thì trở lạinhà. Tổng quát là như thế. Tại nhà, thông thường những buổi tối và cuốituần, cậu xem truyền hình, chơi các trò video, có thể đọc một ít. Đôi khi cậu ta đi đến quán rượu hay xem phimvới một người bạn, thường thì với một người nào đấy cùng sở làm. Cũng có những ngày đặc biệt nào đấy, nhưngchủ yếu thì cậu ta ở nhà. Những hoạtđộng thường ngày này đã duy trì không thay đổi một cách cơ bản trong nhiều năm.

Nhìn lại sự chửa trị của tôi choDavid, tôi chỉ có thể tự hỏi một điều: Tôi đã nghĩ gì trên đời này?! Trong hằng tháng, tôi chữa trị cậu ta vì sựphàn nàn của cậu về một cảm giác bất mãn (“Tôi k-h-ô-n-g biết, chỉ là có điềugì đấy thiếu vắng từ cuộc đời tôi…”), khám phá thời thơ ấu của cậu, tìm những khuônthức trong các mối quan hệ quá khứ, nhưng ngay phía trước chúng ta, cuộc sốngcủa cậu ta có tối thiểu một khoảng cách nổi bật, một kẽ hở mà chúng ta khôngthấy để nhận ra. Không phải một lổ hổngnhỏ bé, mờ tối, hay tế nhị, nhưng đúng hơn là một hang động khổng lồ - cậu talà một người đàn ông không có cộng đồng, không có ý thức quan hệ rộng rãi hơn.

Trong những năm làm việc như một nhàtâm lý trị liệu, hiếm khi tôi nhìn vượt khỏi cấp độ cá nhân trong việc chửa trịcho bệnh nhân. Thậm chí chưa từng xãy ra đối với tôi trong việc nhìn xa hơn cấpđộ gia đình và bạn hữu đến mối quan hệ của bệnh nhân cùng cộng đồng rộng rộnglớn hơn. Điều này nhắc nhở tôi về nữ Thủtướng Anh Quốc Margaret Thatcher vào lúc mà bà đang ở cực điểm của quyền lực vàảnh hưởng, phát biểu, “Ai là xã hội? Không có điều gì như thế! Chỉ cónhững người đàn ông cùng đàn bà và có gia đình của họ.” Nhìn lại điều ấy bây giờ, xem ra hầu như tôiđã thực hành nhãn hiệu của trường phái Margaret Thatcher về Tâm lý trị liệu.

Từ nhận thức hiện tại của tôi, tôiđã phải nên cống hiến cho người cựu bệnh nhân David của tôi một sự phục vụtuyệt vời hơn, là đưa cho cậu ta một toa thuốc: “Chữa trị: Một hành động liên hệvới cộng đồng mỗi tuần. Gia tăng liềulượng dung nạp. Để thật nhiều thời gian nghĩngơi, uống thật nhiều chất lỏng, và làm như vậy trong một tháng.

Trong việc tìm kiếm sự trị liệu hiệuquả để chữa trị những căn bệnh của xã hội chúng ta, như Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽkhai mở, tiến lên một ý thức sâu xa hơn của việc nối kết với những người khác,và xây dựng một ý thức cộng đồng rộng lớn hơn, có thể là một nơi tuyệt vời đểbắt đầu.

Đã xác định chỗ khiếm khuyết này củaliên hệ cộng đồng như một vấn nạn nổi bật, bây giờ chúng ta hướng đến vấn đềcủa việc làm gì với nó.

“Thưa Đức Thánh Thiện, ngài đã đềcập rằng sự thiếu vắng ý thức cộng động nàylà một vấn nạn lớn trong xã hội hiện tại. Ngài có bất cứ suy nghĩ nào về việc làm thếnào để gia tăng ý thức xã hội, củng cố những mối quan hệ này của con ngườikhông?”

“Vâng,” Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời. “Tôi nghĩ phương pháp giải quyết phải bắt đầuvới việc trau dồi tỉnh thức…”

“Tỉnh thức một cách đặc biệt về điềugì? Tôi hỏi.

“Dĩ nhiên, việc trước nhất, chúng tacần có tỉnh thức về sự nghiêm trọng của chính vấn đề, sự tàn phá của nó có thểlà như thế nào. Rồi thì chúng ta cầntỉnh thức sâu xa hơn về những cung cách mà chúng ta liên hệ với người khác,phản chiếu trên những đặc trưng mà chúng ta chia sẻ với người khác. Và cuối cùng, chúng ta cần chuyển hóa tỉnhthức vào trong hành động. Tôi nghĩ đấylà vấn đề chính. Điều này có nghĩa làthực hiện một nỗ lực thận trọng để gia tăng sự tiếp xúc cá nhân trong nhữngthành viên khác nhau của cộng đồng. Vìvậy, đấy là việc làm thể nào để gia tăng cảm nhận quan hệ của chúng ta, tăngcường mối liên hệ trong cộng đồng!”

“Vậy thì, nếu được, tôi tự hỏi ngàicó thể đề cập một cách vắn tắt trên mỗi bước hay sách lược này hơi chi tiếthơn, chỉ để phác họa chúng một cách rõ ràng hay không?”

“Vâng, được chứ,” ngài nói một cáchdễ thương, trong lúc ngài bắt đầu phác thảo phương pháp của ngài. “Bây giờ, việc quan tâm, trau dồi sự tỉnhthức mạnh mẽ hơn. Bất kể vấn đề là gì,mà chúng ta đang đối phó, chúng ta cần thể hiện một nổ lực để thay đổi mọi thứ- rắc rối sẽ tự thu xếp. Chúng ta cần cómột quyết tâm mạnh mẽ để thay đổi vấn đề. Sự quyết tâm này đến từ việc chúng ta nhận thức rằng vấn đề là nghiêmtrọng, và nó sẽ có hậu quả nghiêm trọng. Và cung cách để phát sinh nhận thức này là bằng việc nghiên cứu vấn đề,khảo sát, và dùng giác quan cùng lý trí thông thường. Đây là những gì tôi muốn nói về tỉnh thức ởđây. Tôi nghĩ chúng ta đã từng thảo luậnloại tiếp cận phổ quát này trong quá khứ. Nhưng ở đây, chúng ta không chỉ nói về việc trở nên cảnh giác hơn vềnhững hậu quả tàn phá của việc thiếu vắng cộng đồng và sự cô đơn lan rộng,nhưng chúng ta cũng nói về những lợi ích tích cực của một ý thức cộng đồng mạnhmẽ.”

“Những lợi ích như là…?”

“ Như tôi đã đề cập – có nguồn cảmxúc nương tựa tin cậy, những người mà chúng ta có thể chia sẻ những rắc rối củachúng ta với họ, v.v…”

“Ô, tôi lại nghĩ nhiều hơn trongnhững hình thức của những sự việc như ít tội phạm hơn, hay có thể là những lợi ích lành mạnh của việc liên kếtđến một cộng đồng rộng rãi hơn…”

“Howard, những thứ đó tôi khôngbiết. Ở đây, chúng ta nên lưu ý đến mộtchuyên môn, hãy thấy có loại bằng chứng nào, bằng chứng khoa học. Tôi không phải là người chuyên môn về nhữngthứ này. Nhưng ngay cả không nhìn vào sựnghiên cứu, thì tôi nghĩ bất cứ ai cũng có thể thực hiện việc khảo sát củachính họ, giữ đôi mắt của họ mở ra và phản chiếu trên những thứ này.

“Thí dụ, ngay cả trong cùng mộtthành phố hay một cộng đồng, chúng ta có thể tìm thấy hai loại láng giềng khácnhau. Hãy nói trong loại những ngườihàng xóm không thật sự hòa hiệp với nhau,những láng giềng không thật sự giao thiệp với nhau, và không ai quan tâm nhiềuđến cộng đồng phổ biến. Rồi thì so sánhvới loại hàng xóm khác, nơi mà người ta nói chuyện với nhau, nơi mà có một ýthức thân hữu và cộng đồng, vì vậy khi có điều gì đấy xảy ra, dù tốt hay xấu,người ta họp lại và chia sẻ nó. So sánhhai loại này, chúng ta chắc chắn sẽ thấy rằng những người sống trong loại hàngxóm định hướng cộng đồng hơn sẽ hạnh phúc nhiều hơn và sẽ có một cảm giác bảođảm, an toàn hơn. Đấy chỉ là cảm nhậnthông thường.”

Ngừng lại trong giây lát, Đức ĐạtLai Lạt Ma tiếp tục. “Ông biết không,Howard, tôi nghĩ rằng trong những thời gian khó khăn, như khi gia đình đau khổvì một thảm kịch, đặc biệt với cái chết của người thân, thế thì đấy là lúc mộtcộng đồng trở nên rất quan trọng. Đấy làtrong những lúc đau buồn như vậy mà chúng ta thật sự thấy giá trị của cộngđồng… Điều này nhắc tôi. Thí dụ, tôi đãnghe trong một số khu định cư của người Tây Tạng ở Nam Ấn Độ, khi có một ngườichết trong gia đình, tất cả những gia đình khác cùng một trại tụ tập lại đểgiúp đỡ và an ủi họ, ngay cả mang củi đến để làm lễ hỏa táng cho thi thể ngườiquá cố.

“Ngài muốn nói gì về “trại” ở đây?”Tôi hỏi.

“Ô, có nhiều khu định cư này, banđầu được tổ chức thành những trại với khoảng một trăm hay sáu mươi người, khisơ khởi được thành lập,” ngài trả lời.

“Trong những trại này,” Đức Đạt LaiLạt Ma tiếp tục, “láng giềng cũng quan sát nhau, đặc biệt đối với những ngườigià cả mà có thể con cháu không sống lân cận.Nếu họ bệnh hoạn hoặc không thể tự săn sóc cho chính họ hay bởi nhữngngười trong gia đình, cộng đồng cũng sẽ chắc chắn rằng những người ấy được sănsóc một cách thích hợp. Điều này thật làtuyệt, có phải không?”

“Thế thì, ngài đã nhận ra rằng cónhững lợi ích rõ ràng từ việc liên kết với cộng đồng, vậy ngài có thể giảithích sách lược tiếp theo mà ngài đã đề cập, gợi ý của ngài để gia tăng tỉnhthức trong những cung cách mà chúng ta được nối kết với người khác không?”

Đức Đạt Lai Lạt Ma trầm ngâm về câuhỏi trong một lúc. “Vâng. Bây giờ có mộtđiều. Khi chúng ta nói về ý thức cộngđồng, một cách căn bản chúng ta nói về một cảm nhận nối kết với người khác, mộtcảm giác lôi cuốn đến một nhóm người rộng lớn hơn chính mình, nơi mà chúng tacảm thấy một ý thức cộng đồng, làm mạnh quan hệ cộng đồng, chúng ta cần tìm ramột cách để nối kết với người khác, thiết lập một cảm giác liên hệ. Vấn đề ởđây là chúng ta phải trở nên tỉnh thức về những gì căn bản mà chúng ta liên hệvới người khác, và nghiên cứu những cung cách đa dạng mà chúng ta có thể nốikết, hay liên hệ với họ. Hãy xem xét mộtcách cẩn thận. Hãy phân tích. Hãy hỏi chính mình, những đặc trưng gì khácbiệt mà chúng ta chia sẻ với người khác? Những ràng buộc thông thường là gì?”

“Vậy thì ở đây,” tôi làm sáng tỏ, “ngàinói về những thứ, thí dụ, các thành viên của cộng đồng Tây Tạng liên hệ trêncăn bản của cùng một nền văn hóa và tâm linh như thế nào, và điều ấy sáng tạonhững mối liên hệ cộng đồng mạnh mẽ ra sao?

“Đúng đấy. Nhưng hãy nhớ rằng, một quá trình văn hóa haytâm linh hay truyền thống chung không là căn bản duy nhất cho mối quan hệ cộngđồng mạnh mẽ, ý thức cộng đồng này. Đâylà một trình độ. Nhưng người ta có thểcũng liên hệ đến những người khác trên những trình độ khác, chẳng hạn như tùythuộc cùng một gia đình, hay căn cứ trên việc cùng là láng giềng, hay một địaphương, hay chúng ta có thể thấy những người khác chia sẻ cùng sự quan tâm haysở thích riêng. Mỗi thứ này có thể xemnhư một loại ‘cộng đồng’ khác nhau. Nólà vấn đề nền tảng ý thức thuộc về một nhóm rộng lớn hơn. Đấy là những gì quan trọng.”

“Thế thì, điều này đưa chúng ta đếnbước sau cùng,” tôi nói, “hay có thể nó thật sự là bước đầu tiên: hành động – thực hiện nỗ lực để thiết lập sựtiếp xúc cá nhân với những người khác trong cộng đồng của chúng ta, tuy thế,chúng ta nhận thức hay định rõ tính cách về cộng đồng của chúng ta.”

“Đúng đấy.”

“Ngài biết không, thưa Đức ThánhThiện, tôi vừa nghĩ rằng có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau của việc pháhỏng ý thức cộng đồng của chúng ta, và nhiều thứ này không nghi ngờ gì nữa phảiphối hợp với những đặc trưng căn bản của xã hội hiện đại. Thí dụ, một trong những nhân tố của xã hộiTây phương có thể ảnh hưởng điều này là tính linh động. Người ta thường di chuyển từ một thành phốhay tiểu bang đến một nơi khác để cải thiện chính họ trong cách nào đấy, vì mộtnghề nghiệp tốt hơn, để làm ra nhiều tiền hơn, hay cố gắng để cải thiện điềukiện sinh sống của họ. Ý tưởng bật gốcđể linh động trong việc tìm kiếm những cơ hội tốt hơn được xúc tiến thật sựtrong xã hội chúng ta.”

“Vâng,” Đức Đạt Lai Lạt Ma nhất trí, “tính linh độngnày có thể đóng một vai trò nào đấy. Thídụ, sẽ có một sự đồng cảm cho những người khác và một ý thức cộng đồng lớn hơnnếu chúng ta sống với những người mà chúng ta sinh trưởng với họ, đến trườngvới họ,v.v… Và trong xã hội hiện đại,với những người di chuyển quá thường xuyên, chúng ta không luôn luôn có nhữnghoàn cảnh như thế.”

“Vậy thì, đấy là một nguyên nhân củavấn đề,” tôi kết luận. “Nhưng ý tôi muốnnói là, làm thế nào chúng ta có thể xây dựng một ý thức cộng đồng khi người taluôn luôn được khuyến khích để khăn gói lên và di chuyển đi nơi khác, căn cứtrên… ‘Ô, công việc ở đấy khá hơn’, và v.v…?”

“Howard, tôi không nghĩ rằng dichuyển tự động làm người ta mất đi ý thức cộng đồng,” ngài đáp lời một cáchchắc chắn, “bởi vì nếu một người mới đếnmột cộng đồng, người ấy có thể nổ lực để tìm hiều những người hàng xóm. Ngay cả nếu chúng ta di chuyển đến một vùngmới, chúng ta cũng có thể tạo nên một cộng đồng ở đấy. Ý thức cộng đồng này được căn cứ trên nhữngcá nhân và các gia đình thực hiện một nổ lực để gặp gở và để quen biếtnhau. Chúng ta có thể luôn luôn làm mộtcố gắng để biết những người chúng ta sống với nhau trong tính cách địa phương,tham gia những tổ chức địa phương, dự vào những công việc cộng đồng, và v.v…

“Vì vậy, thường thường chỉ đơn giảnlà một vấn đề của ý chí. Và làm thế nàođể hỗ trợ cho việc tăng trưởng ý chí này?Thì lại là qua tỉnh thức, qua nhận thức tầm quan trọng thật sự của ýthức cộng đồng, của việc làm thế nào điều ấy có thể có một tác động trực tiếptrong hạnh phúc của chính chúng ta, và hạnh phúc của gia đình chúng ta.

“Sự thực rằng bất cứ nơi nào chúngta đến, chúng ta cũng không thể lánh xa cộng đồng, có phải thế không? Đấy là như thế. Ngoại trừ chúng ta muốn tự côlập. Muốn mình trở nên dửng dưng. Khôngmuốn có sự cống hiến. Điều ấy tùy thuộcvào cá nhân chúng ta.”

Đúng vào lúc ấy, những thị giả củaĐức Đạt Lai Lạt Ma thấp thoáng bên khung cửa ngay ngoài hành lang, ra dấu báohiệu đã hết giờ. “Thôi, tôi nghĩ chúngta phải chấm dứt hôm nay bây giờ,” ngài nói một cách vui vẻ. “Chúng ta sẽ gặp nhau một lần nữa ngày mai.” Với lời ấy, ngài xỏ chân vào giày vànhanhchóng rời khỏi phòng.

***

Thế là chúng tôi bắt đầu nghiên cứuvề xã hội và hạnh phúc nhân loại với một vài tiền đề căn bản. Đầu tiên, không nghi ngờ gì, những nhân tố xãhội có thể ảnh hưởng hạnh phúc của cá nhân. Thứ hai, trong việc nhìn vào những nhân tố có thể ảnh hưởng hạnh phúcnhân loại, không nghi ngờ gì nữa, một ý thức liên kết đến những người khác vàmột ý thức cộng đồng rộng lớn hơn đóng một vài trò then chốt trong hạnh phúcnhân loại. Thứ ba, trong việc nhìn vàonhững xu hướng của xã hội hiện đại, như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chỉ ra, khôngnghi ngờ gì nữa, có vấn đề làm giảm giá trị ý thức cộng đồng, sự cô lập xã giaogia tăng, và sự thiếu vắng một cảm nhận sâu xa về việc nối kết giữa những conngười.

Trong khi tôi chưa từng nghĩ nhiềuđến xu hướng này trước đây, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nêu bật sự vắng bóng ý thứccộng đồng lớn mạnh trong xã hội hiện đại, tôi trở nên tỉnh thức một cách sâu xahơn về sự lan rộng và nghiêm trọng của vấn đề này. Càng quán chiếu hơn về vấn đề cốt yếu này,dường như khuynh hướng của toàn bộ nền văn minh hiện đại đã bị bao phủ bởi vấnnạn này, tạo nên nó, nuôi dưỡng nó, và đẩy nó đi tới – và đưa chúng ta đếnnhững rắc rối to lớn hơn, rộng lớn hơn và một cách tiềm tàng ngay cả là thảmhọa. Bên dưới sự hao mòn những liên kếtxã hội này là những lực lượng xã hội phức tạp, những lực lượng của một năng lựckinh khủng và thâm nhập khắp như vậy như kỷ thuật hiện đại và ngay cả những giátrị nền tảng của xã hội chúng ta. Trongmột xã hội đang chuyển động ngày càng nhanh hơn, những lực lượng xã hội nàydường như đang tạo nên một luồng mãnh lực lôi cuốn chúng ta một cách ngoài ýmuốn. Làm thế nào để chúng ta giảm tốcđộ luồng mãnh lực của dòng sông dễ sợ này mà dường như đang mang chúng ta đếnnhững nổi khốn khổ to lớn hơn và thậm chí có thể là tình trạng bị tàn phá?”

May mắn thay, Đức Đạt Lai Lạt Ma đãcống hiến cho chúng ta một phương pháp minh bạch để tái thiết lập những mốiliên hệ xã hội, và luôn luôn như thế, phương pháp của ngài là vô cùng thựctiễn. Với tuệ trí tự tại tự nhiên, ngàiđã giải thích việc tạo nên một cộng đồng tâm linh như thế nào trong ba bước cănbản…

BƯỚC THỨ NHẤT: TỈNH THỨC VỀ NHỮNG LỢI ÍCH

Nếu một người xa lạ kỳ bí len lén điđến bên cạnh chúng ta và thì thầm, “Tôi có thể cống hiến cho bạn một phươngpháp bí mật để cắt đi một nửa định mệnh về cái chết của bạn trong năm tới – màkhông cần phải bỏ hút thuốc, Big Mac, bia rượu, không cần một cái hit đất nào,hay một phút nào cho thể dục!” tin tứcấy sẽ có giá trị như thế nào? Thế đấy, đốivới những ai khổ sở vì sự cô lập và sự ghét bỏ lan tràn khắp của xã hội hiệnđại, một phương pháp như vậy thực sự hiện hữu.“Những chủ đề liên hệ thật sự,”Robert Putnam đã giải thích tại một hội nghị ở tòa Bạch Ốc. “Những sự nghiên cứu tuyệt diệu, kiểm soát cơcấu máu huyết của bạn và bạn già như thế nào và giới tính của bạn và cho dù bạncó chạy bộ hay không, và cho dù bạn có hút thuốc hay không, và v.v…, cho thấyrằng nguy cơ của cái chết trong năm tới sẽ được bớt đi một nửa bằng việc thamgia một nhóm nào đấy. Bớt đi một phần tưnếu tham gia hai nhóm,” Putnam cho hay.

Trong việc phác thảo phương pháp củangài để xây dựng một ý thức cộng đồng mạnh mẽ hơn, Đức Đạt Lai Lạt Ma khuyếncáo chúng ta bắt đầu bằng việc thẩm tra những lợi ích của việc liên kết đến mộtnhóm rộng rãi hơn. Căn cứ trên nhiềunghiên cứu, không có nghi ngờ gì rằng những lợi ích sức khỏe thân thể, tinhthần, và cảm xúc của những mối liên hệ mật thiết và quan hệ xã hội là vôsố: Tỉ lệ chết giảm xuống, hồi phụcnhanh chóng hơn từ bệnh tật, sức khỏe tinh thần tốt hơn, và chức năng miễnnhiễm cũng tốt hơn chỉ là một ít trong số ấy. Những bằng chứng khoa học đến từ nhiều nguồn gốc, xếp loại từ những hàngnghìn cuộc thăm dò rộng rãi, đến phạm vi giới hạn của những nhà chuyên môntrong phòng thí nghiệm. – chẳng hạn sự nghiên cứu rối loạn nhẹ nhàng tiến hànhtại Đại học Carnegie Mellon mà ở đấy những mẫu vi rút lạnh được tiêm trực tiếpvào trong lỗ mũi của một ít đối tượng can đảm, và đã thấy rằng những ai vớinhững mạng lưới liên hệ xã hội phong phú thì bị nhiễm bệnh bốn lần ít hơn nhữngngười ít liên hệ với xã hội!

Thêm nữa đối với những lợi ích sứckhỏe cá nhân của những mối quan hệ gần gũi, chứng cớ đã được thu thập rằng mộtý thức liên hệ đến một cộng đồng rộng lớn hơn, mở rộng vượt khỏi chu vi nhữngngười bạn thân thiết hay gia đình, có những lợi ích tương đồng thuyết phục màcó thể biểu hiện trong nhiều cách khác nhau.Như Robert Putnam chỉ ra rằng, “Những cộng đồng có các mối liên hệ xãhội chặc chẽ có tỉ lệ tội phạm thấp hơn và số tử vong thấp hơn và ít thối náthơn và chính quyền hiệu quả hơn và ít trốn thuế hơn.”

Mục tiêu căn bản những cuộc đốithoại của tôi với Đức Đạt Lai Lạt Ma là để khám phá một sự tiếp cận nhằm tìm rahạnh phúc trong một phạm vi rộng rãi hơn của đời sống trong xã hội hiệnđại. Do thế, trong việc lượng định nhữnglợi ích của việc có ý thức cộng đồng, thật quan trọng để nhìn vào vai trò (nếucó) của điều này thể hiện trong hạnh phúc của con người. Trong quyển sách tuyệt diệu Hạnh Phúc: Những Bài Học từ Khoa Học Mới,nhà chỉ đạo kinh tế Lord Richard Layard phác họa sáu nhân tố có thể được giải thíchmột cách rộng rãi những khác biệt trong những trình độ trung bình của hạnh phúcgiữa một quốc gia và một nước khác. Mộttrong những điều ấy là tỉ lệ của dân số thuộc vào một tổ chức xã hội.

BƯỚC THỨ HAI: TỈNH THỨC VỀ NHỮNG CUNG CÁCH MÀ CHÚNG TA NỐIKẾT

Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, cung cáchđể xây dựng một ý thức cộng đồng mạnh mẽ hơn là phát triển một sự tỉnh thức sâuxa hơn về những cung cách mà chúng ta nối kết với người khác. Sự tỉnh thức như thế có thể được phát triểnbởi sự phản chiếu cẩn trọng trên những đặc trưng chúng ta chia sẻ với nhữngngười khác, những mối quan tâm thông thường của chúng ta, quá trình từ trước,và kinh nghiệm dự phần. Đức Đạt Lai LạtMa chỉ ra, thí dụ, người Tây Tạng đã đã kết hợp chặt chẽ như thế nào bởi một disản văn hóa và tâm linh thông thường, cho dù sống ở Ấn Độ hay những quốc giakhác. Những mối ràng buộc này có gốc rễsâu xa với di sản tâm linh ngược lại từ thế kỷ thứ bảy, khi Đạo Phật bắt đầulan rộng khắp Tây Tạng, và di sản văn hóa mở rộng ngược lại còn lâu xahơn. Dường như hợp lý để cho rằng gốc rểcủa di sản chia sẻ càng sâu, ý thức về sự đồng nhất hay tâm linh của cộng đồngcàng mạnh. Nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma cũngnhắc nhở chúng ta rằng có nhiều đặc tính khác mà qua đấy chúng ta trui rèn ýthức liên kết. Nếu chúng ta khảo sát mộtcách cẩn thận, chúng ta luôn luôn có thể tìm ra một số đặc trưng hay kinhnghiệm mà chúng ta chia sẻ với người khác, một sự ràng buộc nào đấy.

Trong việc nghĩ về sự tiếp cận nàyđể trau dồi về một ý thức cộng đồng sâu sắc hơn, tôi không thể không tự hỏinhững đặc trưng của cư dân thành phố quê tôi là gì. Phoenix, – xa hơn việc cùng ở chung trong mộtthành phố, có thể có điểm chung là dường như không hứa hẹn nuôi dưỡng một mốiliên kết toàn thể của chính nó. Cái disản chung hay mối ràng buộc để đem lại một ý thức thống nhất trong những cư dânđa dạng của thành phố này là gì?

Giống như con chim phượng hoànghuyền thoại mà nó được mang tên, lại sinh ra từ đống tro tàn của nó, thành phốnày vươn lên từ sa mạc Sonoran khô khan trên những tàn tích của một cộng đồngcổ xưa không ai biết. Một thành phố vớihơn hai triệu dân hiện nay, thậm chí nó đã không hiện hữu cho chí đến 150 nămtrước đây. Thành phố đã bừng dậy chủ yếuqua đêm, với hầu hết dân chúng di trú đến đây chỉ trong vài thập niêntrước. Một sự trái ngược rõ rệt đến mốiliên kết mạnh mẽ căn cứ trong gốc rể di sản phong phú sâu đậm của người TâyTạng, dường như chỉ có những ràng buộc yếu ớt có thể hình thành được bởi nguồngốc lịch sử cạn cợt trong trường hợp này. Điều gì có thể cung cấp cho con người Phoenix một nền tảng chung để quétđi dấu hiệu đáng ngại đầu tiên của cộng đồng?

nghethuathanhphuc03Tìmcâutrả lời cho câu hỏi này, tôi đã tự tiến hành một cuộc thăm dò nho nhỏ ý kiến của những cư dân lâu năm. Di sản văn hóa chung mà tôi đã khám phára làgì? Trong ba mươi lăm năm, hầu như mỗithiếu niên học sinh ở Phoenix cùng chia sẻ chung một kinh nghiệm giống in cùngmột thời gian, năm ngày một tuần – xem phim hoạt họa thiếu nhi địa phương trêntruyền hình gọi là ‘Wallace và Ladmo’,với vai chính là một gã béo mập mặc áo sơ mi lấm tấm, đội nón rơm (sau này đổithành mũ quả dưa và đeo nơ) và một chàng gầy ốm cao nhồng đội mũ chóp cao, mangcà vạt khổng lồ. Như nhà làm phim sinhtrưởng ở Phoenix, Steven Spielberg giải thích, “Khi mẹ tôi thấy tôi và ba chịem gái của tôi ngồi phía trước truyền hình xem ‘Wallace và Ladmo’, bà biết rằng, ngoại trừ đi vào nhà vệ sinh,chúng tôi sẽ không đi nơi nào khác.” Mộtlời tuyền bố tương tự như vậy có thể được thốt ra bởi một thế hệ cư dânPhoenix, cắt ngang những rào cản của đạo đức, chủng tộc, giới tính, tôn giáohay kinh tế xã hội – một thế hệ chia sẻ cùng những từ ngữ và cùng những hìnhảnh giống hệt nhau được ghi nhớ và chứa đựng trong não bộ của họ cùng vào mộtthời gian hàng giờ mỗi tuần.

Tốt thôi, được thôi, có lẽ đây khôngphải là cơ sở mạnh mẽ nhất để trui rèn một nền tảng chung, nhưng tối thiểu nócũng cho thấy rằng nếu chúng ta đào đủ sâu, chúng ta sẽ nẩy bật để lộ ra điềugì đấy là kinh nghiệm cùng chia sẻ, một nền tảng cho sự thân thiết. Khi cuộc đối thoại của tôi với Đức Đạt LaiLạt Ma tiếp diễn, ngài sẽ khơi mở một cung cách để hình thành mối ràng buộctrên trình độ căn bản hơn, bao gồm một mảng rộng rãi hơn của nhân loại hơn làmột thành phố của những đứa trẻ ở thành phố, những người ngay trong phút chốcđang hòa tan trong tuệ trí của Popeye: “Tôi là những gì là tôi và đấy là tất cả những gì tôi là.”

BƯỚC THỨ BA: THỰC HIỆN HÀNH ĐỘNG: TĂNG CƯỜNG TIẾP XÚC CÁNHÂN

Bước cuối cùng: Thực hiện hành động. Một cách rõ ràng, hai bước đầu tiên trongphương pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma về việc xây dựng ý thức cộng đồng, liên hệsự phát triển tâm tỉnh thức lớn hơn, không có nghĩa gì cả ngoại trừ ý thức tỉnh giác ấy được biến thành hànhđộng. Nhiều năm sau này khi tôi ôn lạibuổi đàm luận ấy, tôi đã đi đến những bình luận của ngài về việc không biếtnhững người hàng xóm của chúng ta. Trongkhi tỉnh thức một cách đúng đắn rằng những lời của ngài được liên hệ đến chotôi lúc ấy, tôi đã mau chóng quên đi.Thực tế bây giờ đây, hàng năm sau đó, tôi đã nhận ra rằng tôi vẫn khôngbuồn để tìm hiểu tên tuổi những người hàng xóm của tôi. Dĩ nhiên, tôi đã không tảng lờ họ sau nhiềunăm, nhưng bất cứ khi nào tôi thấy một người hàng xóm, phản ứng luôn luôn hạnchế đến một cái gật đầu, có lẽ một nụ cười mỉm, đôi khi một lời xã giao “Khỏechứ?” hay hiếm khi có một cuộc trao đổi ngắn ngủi về thời tiết. Nhưng không bao giờ có một cố gắng đề liên hệtrong một cung cách đầy đủ ý nghĩa.

Khi tôi đọc những lời của Đức ĐạtLai Lạt Ma ghi lại “đơn giản chỉ là mộtvấn đề của ý chí” và gợi nhớ lại cuộc đàm luận của chúng tôi, tôi đột nhiênđứng lên khỏi máy điện toán của tôi.“Trễ còn hơn là không bao giờ”, tôi nghĩ, và đi ra ngoài, quyết định đểgặp ít nhất một người hàng xóm của tôi.May mắn, tôi thấy một người đang gặp rắc rối với xe cộ. Tôi bước tới đểtỏ lời giúp đỡ. Chúng tôi giới thiệu lẫn nhau và khi hóa rasau đấy chúng tôi đã có một cuộc đàm thoại vô cùng hứng thú. Tôi bước vào trong nhà, trở lại máy điện toáncủa tôi, và làm việc lại.

Những đồng nghiệp chuyên môn của tôicó thể liệt điều này một cách gièm pha như “báo cáo vặt vãnh” và gạt bỏ nhữngsự theo dõi của tôi như thiên kiến và không có giá trị minh chứng cho bất cứđiều gì. Tốt thôi, không sao. Nhưng tôi quả quyết rằng chỉ thực hiện mộtbước nho nhỏ, hành động đơn giản của việc nối kết với những người láng giềng,đã cho tôi một sự cổ vũ và gây ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trạng, mức độ nghịlực, và ngay cả sự trong sáng tinh thần, như tôi có thể trở lại làm việc với sựtươi mát và nhiệt tình mới mẻ, giống như mới trở lại làm việc sau những ngàynghỉ cuối tuần thay vì một buổi nói chuyện ngắn ngủi với người hàng xóm củatôi.

Khi quán chiếu về sự suy thoái ýthức cộng đồng của chúng ta, sự xa lánh gia tăng trong xã hội của chúng ta, vànhững năng lực tàn phá làm ra chúng, những điều này ban đầu dường như là nhữngvấn nạn thực sự không thể giải quyết. Nhưng bây giờ, chúng dường như có thể giải quyết được. Trong việc trình bày những vấn đề xã hội phứctạp và dường như đang lan tràn với Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngài dường như cắt xuyênqua chúng ra từng miếng mỏng như A Lịch Sơn Đại Đế giải quyết những vấn đề hắcbúa. Những câu trả lời của ngài vô cùngcăn bản, chúng bị tước hết khả năng làm rắc rối. Nếu chúng ta dời đến một chỗ mới thìsao? Chỉđơn giản tham gia một nhóm người.Nếu chúng ta cảm thấy chẳng có lý do gì? Hãy thông hiểu hơn về những lợiích.Nếu chúng ta cảm thấy bị côlập, bị xa lánh, và không liên hệ với bất cứ cộng đồng nào thì sao? Lưu tâmđến những thích thú riêng của mình, và liên hệ với những người khác có cùng sởthích tương tự.

Chỉ cho chúng ta cung cách bắt đầuđể xây dựng một ý thức làm mới cộng đồng, một cảm giác liên đới, ngài chỉ ra lẽthật với sự trong sáng hoàn toàn. Tùyvào chúng ta mà thôi. Ngài đặt tráchnhiệm một cách dứt khoát vào trong tay của chính chúng ta thay vì trong bàn taycủa những năng lực tràn ngập xã hội.Chúng ta không phải điều chỉnh đồng hồ ngược lại những ngày nào đấytrước đây; chúng ta không phải trở lại những xã hội thời nông nghiệp. Chúng ta không cần phải thay đổi dòng chuyểnbiến của xã hội hiện đại nhằm để tạo ra một ý thức cộng đồng lớn hơn. Chúng ta chỉ cần hành động, từ mỗi người, từmỗi lúc, vươn ra để nối kết với những người khác với những thích thú tương tự.

Nhưng trong khi những nguyên tắc củaĐức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố là đơn giản, nhưng chúng không phải quá giản dị,chúng cũng không nhất thiết là dễ dàng để đạt đến. Khi tôi khám phá ra, nhưng ý tưởng mà ngài đãtrình bày vô cùng sâu sắc và tế nhị hơn, và sự tiếp cận của ngài quá thẳng thắndường như ngay trên cái nhìn đầu tiên.Điều này chỉ là bước đầu tiên trong việc khám phá mối quan hệ giữa cánhân, xã hội, và việc theo đuổi hạnh phúc của con người.

Nguyên tác:
MeVesus We tríchtừ quyển The Art of Happiness in a Trouble World
Ẩn Tâm Lộ ngày 23/05/2011


[1]Teenage: lứa tuổi từ 13 đến 19

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]