Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Chương Thứ Chín

18/07/201115:14(Xem: 8462)
9. Chương Thứ Chín
TỊNH ĐỘ GIÁO KHÁI LUẬN

Nguyên tác Nhật ngữ:Vọng Nguyệt Tín Hanh

Hán dịch:Ấn Hải - Việt dịch: Viên Thắng - Hiệu đính: Định Huệ

 

Chương thứ chín

Thuyết thế giới Liên Hoa Tạng của kinh Hoa Nghiêm

Tiết thứ nhất

Thuyết thế giới Liên Hoa Tạng

Thế giới Liên Hoa Tạng (Padma-garbha-loka-dhātu) là Tịnh độ của Đức Phật Tì-lô-giá-na (Vairocana). Kinh Hoa nghiêmkinh Phạm võngđều lược thuật cảnh tượng của thế giới ấy. Thuyết này là dựa theo khảo sát của phiếm thần luận đem toàn vũ trụ đặt trong Liên Hoa Thai Tạng, cùng với văn kinh Duy-ma, kinh Pháp hoađã nói đoạn ở trước là Ta-bà tức Tịnh độ; luận điểm có chỗ giống nhau. Theo các kinh đã nói là có xu hướng tích cực.

Thuyết thế giới Liên Hoa Tạng cũng có vài loại bất đồng. Trong kinh Hoa nghiêm gọi là thế giới hải Hoa Tạng trang nghiêm, được cấu tưởng rất rộng lớn. Trong kinh Phạm võnggọi là thế giới Liên Hoa Đài Tạng, lấy phạm vi một nghìn trăm ức thế giới có một nghìn trăm ức núi Tu-di làm một thế giới. Trong Nhiếp Đại thừa luậnnói Tịnh độ của chư Phật được kiến lập trên liên hoa. Đặc biệt là trụ xứ của Đức Phật Tì-lô-giá-na không có hạn định. Có lẽ kinh Hoa nghiêmđề xướng sớm nhất; kế đến kinh Phạm võngnói đơn thuần hóa là Đức Phật Tì-lô-giá-na đã hóa một cõi nước lớn; cuối cùng là Nhiếp Đại thừa luậncàng phổ biến hóa, được Tịnh độ của chư Phật lấy làm quy phạm.

Tiết thứ hai

Thế giới Liên Hoa Tạng của kinh Hoa Nghiêm

Nay y theo phẩm Hoa Tạng thế giới, kinh Tân Hoa nghiêmquyển 8, do ngài Thật-xoa-nan-đà dịch vào đời Đường, nói về sự cấu thành thế giới hải Hoa Tạng trang nghiêm. Tầng dưới của thế giới này có bất khả thuyết vi trần số phong luân, phong luân cao nhất có năng lực giữ gìn biển Hương Thủy, trong biển Hương Thủy có hoa sen lớn, trong hoa sen lớn có thành lập thế giới. Thế giới này được núi Kim Cang Luân vây quanh, bên trong là đại địa, trong đại địa có bất khả thuyết vi trần số biển Hương Thủy, trong mỗi biển Hương Thủy đều có bất khả thuyết vi trần số thế giới chủng (tức là một tập hợp lớn của thế giới), trong mỗi thế giới chủng cũng có bất khả thuyết vi trần số thế giới, hình dáng mỗi thế giới đều không giống nhau. Chính giữa biển Hương Thủy gọi là Vô biên diệu hoa quang, từ trong biển này hiện ra hoa sen lớn, trên hoa sen có một thế giới chủng tên là Phổ chiếu thập phương xí nhiên bảo quang minh. Có hai mươi tầng thế giới xếp chồng lên nhau. Tầng thế giới thứ nhất ở dưới cùng gọi là Tối thắng quang minh biến chiếu, có một Phật sát vi trần số thế giới bao quanh, Đức Phật Tịnh Nhãn Li Cấu Đăng trụ trong đó.

Kế đến, từ phương trên đi qua vi trần số thế giới, có thế giới tên là Chủng chủng hương liên hoa diệu trang nghiêm, có hai Phật sát vi trần số thế giới bao quanh, Đức Phật Sư Tử Quang Thắng Chiếu trụ trong đó. Như thế, theo thứ tự từ phương trên có các thế giới tên: Nhất thiết bảo trang nghiêm phổ chiếu quang, Chủng chủng quang minh hoa trang nghiêm, Phổ phóng diệu hoa quang, Tịnh diệu quang minh, Chúng hoa diệm trang nghiêm, Xuất sanh oai lực địa, Xuất diệu âm thanh, Kim cang tràng, Hằng xuất hiện đế thanh bảo quang minh, Quang minh chiếu diệu. Từ ba Phật sát cho đến mười hai Phật sát vi trần số thế giới, các thế giới bao quanh nhau, mỗi thế giới đều một Đức Phật trụ. Lần lượt lại từ phương trên này đi qua vi trần số thế giới có một thế giới tên Ta-bà, thế giới này lấy kim cang trang nghiêm làm nền, phong luân giữ các sắc chất, hình dáng vòng tròn, trụ trên lưới hoa sen, dùng đồ trang nghiêm của cung điện trời Không Cư trên thế giới này. Từ mười ba Phật sát vi trần số thế giới bao quanh trở lên, Đức Phật Tì-lô-giá-na trụ trong đó.

Lại nữa, ở phương trên này có các thế giới tên: Tịch tĩnh li trần quang, Chúng diệu quang minh đăng, Thanh tịnh quang biến chiếu, Bảo trang nghiêm tạng, Li trần, Thanh tịnh quang phổ chiếu và Diệu bảo diễm. Từ mười bốn Phật sát cho đến hai mươi Phật sát vi trần số thế giới bao quanh, mỗi thế giới đều có Đức Phật trụ. Ngoài ra, mười phương ở chính giữa là biển Hương Thủy, mỗi phương cũng có một biển Hương Thủy. Từ trong đó hiện ra hoa sen lớn, trên hoa sen cũng có hai mươi tầng thế giới chủng; lại mười phương này có mười thế giới chủng bao quanh, mỗi thế giới cũng có mười phương, mười cái hai mươi tầng thế giới chủng bao quanh, ngay chính giữa thế giới chủng hợp lại tính ra có một trăm mười một thế giới chủng, tổ chức thành thế giới hải Hoa Nghiêm Trang Nghiêm (thấy rải rác trong Đại Chính, 9, 39, 43).

Tiết thứ ba

Tì-lô-giá-na Như Lai

Tì-lô-giá-na Như Lai là thần cách hóa của quang minh, tức là trí tuệ của Như Lai chiếu sáng khắp vũ trụ, phá tan vô minh tăm tối, tạo thành tướng công đức của Như Lai. Ngài đã ở thế giới hải vi trần số kiếp tu hạnh bồ-tát, tĩnh tu vi trần số đại nguyện, trang nghiêm thế giới Hoa Tạng, đầy đủ vi trần số tướng đại nhân, phóng đại quang minh chiếu khắp mười phương. Các lỗ chân lông từ thân của Ngài hóa ra thân vân, dùng âm thanh vi diệu diễn thuyết vô biên khế kinh hải, nói báo thân Phật là nhân phát nguyện mà thành tựu quả. Ngài đã trải qua kiếp số tu hành, phát nguyện vô số, thân tướng đầy đủ, cho đến thuyết khế kinh đều bất khả thuyết vi trần số, phải nên hiểu đây là ý nghĩa pháp thân Như Lai tuyệt đối vô hạn. Khảo sát về Như Lai chủ yếu từ phiếm thần luận, trụ xứ của Ngài là thế giới Hoa Tạng trang nghiêm cũng dựa trên phiếm thần quan, phải nên quan sát cõi nước trong toàn vũ trụ vô lượng quang minh. Thế giới Liên Hoa Tạng bắt đầu từ thuyết khai thiên lập địa theo phái Tì-thấp-nô (Viṣṇu) của Ấn Độ giáo; đồng thời, phong luân gìn giữ thế giới này, phong luân gìn giữ biển Hương Thủy, trong biển Hương Thủy có hoa sen lớn, biển Hương Thủy cùng thế giới Ta-bà nương theo phong luân, thủy luân, địa luân mà thành lập là đồng một cấu tưởng. Chẳng những như thế, tầng mười ba của hai mươi tầng thế giới kia là thế giới Ta-bà; do đây, chúng ta có thể biết thế giới Hoa Tạng bao hàm cả thế giới Ta-bà.

Trong kinh Pháp hoachỉ núi Linh Thứu là trụ xứ vĩnh viễn của Đức Phật. Kinh Duy-mabiến một đại thiên thế giới thành Tịnh độ, chỉ đối với một chỗ, một thế giới mà chỉ ra là Tịnh độ, nay bao hàm rộng khắp mười phương, bao gồm hai cõi Tịnh, Uế, lấy toàn cả vũ trụ làm Tịnh độ của Tì-lô-giá-na Như Lai. Hai kinh Hoa nghiêmPhạm võngđã triển khai đến chỗ viên mãn, thật là không nơi nào mà không đến được.

Tiết thứ tư

Thế giới Liên Hoa Đài Tạng của kinh Phạm Võng

Thế giới Liên Hoa Đài Tạng trong kinh Phạm võngvà thế giới Hoa Tạng trang nghiêm trong kinh Hoa nghiêmkhông hoàn toàn giống nhau. Trong bài kệ kinh Phạm võngquyển hạ ghi:

“Ta nay Lô-xá-na

Đang ngồi đài Liên Hoa

Trên nghìn cánh hoa sen

Lại hiện nghìn Thích-ca

Một cánh trăm ức cõi

Một cõi, một Thích-ca

Đều ngồi cội bồ-đề

Đồng thời thành Phật đạo.

Trăm nghìn ức như vậy

Ta là Lô-xá-na

Nghìn trăm ức Thích-ca

Đều đem vi trần chúng

Cùng đi đến chỗ Ta

Nghe Ta tụng giới Phật.

(Đại Chính, 24, 1003, hạ)

Cũng kinh này, quyển thượng ghi: “Bấy giờ, Đức Phật Thích-ca trụ trong đệ tứ thiền, ở cung trời Ma-hê-thủ-la (Mahesvara) đem theo đại chúng ở thế giới này, rồi trở về thế giới Liên Hoa Đài Tạng, trong cung Bách Vạn Ức Tử Kim Cang Quang Minh thấy Đức Phật Tì-lô-giá-na ngồi trên tòa hoa sen có trăm vạn ức cánh sen chiếu sáng rực rỡ. Khi đó, Đức Phật Tì-lô-xá-na bảo đại chúng: “Ta đã từng ở trong a-tăng-kì-kiếp tu hành tâm địa lấy đó làm nhân, vừa xả bỏ phàm phu liền thành Chính giác, hiệu là Lô-giá-na ở thế giới hải Liên Hoa Đài Tạng. Đài hoa sen này rộng lớn có một nghìn cánh, một cánh là một thế giới, thành một nghìn thế giới. Ta hóa thành một nghìn Thích-ca ở nghìn thế giới ấy, mỗi cánh một Thích-ca; lại có trăm ức núi Tu-di, trăm ức nhật nguyệt, trăm ức tứ thiên hạ, trăm ức Nam Diêm-phù-đề, trăm ức bồ-tát Thích-ca ngồi dưới trăm ức cây bồ-đề, một vị Thích-ca nói pháp tâm địa bồ-đề-tát-đỏa. Còn lại, chín trăm chín mươi chín Thích-ca, mỗi vị đều hiện nghìn trăm ức Thích-ca cũng lại như vậy. Đức Phật ngồi trên cánh hoa sen là hóa thân của Ta, nghìn trăm ức Thích-ca là hóa thân của nghìn Thích-ca đều lấy Ta làm bản nguyên, gọi là Phật Lô-xá-na. (Đại Chính, 24, 997, thượng).

Hoa sen lớn này có nghìn cánh hoa, một nghìn cánh hoa thành một đại thiên thế giới có trăm ức Tu-di cho đến trăm ức Diêm-phù-đề. Đức Phật Lô-xá-na ngồi kiết già trên đài hoa sen có nghìn cánh, mỗi cánh có một Đức Thích-ca; ở trăm ức cõi nước, dưới mỗi cây bồ-đề đều có một bồ-tát Thích-ca thuyết pháp môn Tâm địa bồ-đề-tát-đỏa. Nhưng nghìn Đức Thích-ca ngồi trên nghìn cánh sen là hóa thân của Lô-xá-na. Bồ-tát Thích-ca ở trăm ức cõi nước cũng là hóa thân của Đức Thích-ca, tức là bao hàm một nghìn đại thiên thế giới, lấy thế giới Liên Hoa Đài Tạng làm trụ xứ của Đức Phật Lô-xá-na. Hóa thân nghìn Đức Thích-ca của Lô-xá-na ở trong đó, hóa thân của Đức Thích-ca thành ở trăm ức bồ-tát Thích-ca cùng với thuyết thế giới hải Hoa Tạng trang nghiêm trong kinh Hoa nghiêmhoàn toàn không giống nhau.

Theo trong kinh Thế kỉ, Trường A-hàm, quyển 18 ghi: “Nghìn Tu-di cho đến nghìn tứ thiên hạ là tiểu thiên thế giới, một nghìn tiểu thiên thế giới tập hợp thành trung thiên thế giới, lại lấy một nghìn trung thiên thế giới tập hợp thành đại thiên thế giới. Tính ra như trên đã nói, trong đại thiên thế giới có trăm ức Tu-di cho đến trăm ức tứ thiên hạ, tức là tương đương một Đức Thích-ca ngồi trên một cánh sen.

Trong kinh Trường A-hàm,ghi: “Đại thiên thế giới này gọi là một Phật sát, hạn định là một phạm vi rất lớn của một Đức Phật giáo hóa. Nay kinh Phạm võnglấy một Đức Thích-ca ngồi trên cánh sen là hóa thân của Đức Phật Lô-xá-na; nhưng Phật Lô-xá-na ngồi kiết già trên đài hoa sen lớn bao hàm nghìn cánh sen kia.

Kinh A-hàm,ghi: “Phật Lô-xá-na đã hóa một cõi Phật rộng lớn gấp nghìn lần một Phật sát ”. Đây là lấy chân thân bất diệt của Đức Thích-ca, gọi là Phật Lô-xá-na, nói hiện tại mười phương xuất hiện Hằng hà sa vô lượng chư Phật là do Ngài hóa hiện. Điều này phát huy nghĩa chân thật của Phật-đà luận.

Tiết thứ năm

Thường Tịch Quang Độ của kinh Quán Phổ Hiền

Lại nữa, trong kinh Quán Phổ Hiền bồ-tát hành phápghi: “Thích-ca Mâu-ni còn được gọi là Tì-lô-giá-na, Hán dịch là Biến Nhất Thiết Xứ, trụ xứ của Đức Phật gọi là Thường Tịch Quang, do bốn đức thường, lạc, ngã, tịnh và các ba-la-mật thành lập. Thường Tịch Quang độ này cũng không ngoài Tịnh độ của Tì-lô-giá-na Như Lai. Kinh này tuy chưa nói đến tướng cõi này, nhưng khảo sát từ tên gọi Thường Tịch Quang thì biết đây là thế giới tịch tĩnh, quang minh rực rỡ, vĩnh viễn bất diệt nên đoán biết trụ xứ của Tì-lô-giá-na làm bằng ánh sáng là lẽ đương nhiên. Vì thế, nói phong luân của thế giới Hoa Tạng trong kinh Hoa nghiêm,cho đến mỗi thế giới phần nhiều đều có kèm theo danh từ Quang Minh. Nhân đây mà tạo thành ý nghĩa liên hoa, vì trong kinh Hoa nghiêmnói thế giới kia tên là Liên Hoa Tạng, nay ý nghĩa kinh này lấy theo nghĩa Quang Minh Biến Chiếu và còn gọi là Thường Tịch Quang.

Tóm lại, thân và độ của Đức Phật có liên quan với nhau, Phật-đà quan thấp kém thì Tịnh độ quan cũng thấp kém, nếu Phật-đà quan cao diệu thì Tịnh độ quan cũng cao diệu. Nếu chúng ta thấy thân Đức Phật Thích-ca thọ tám mươi tuổi thì cõi này là uế độ của Diêm-phù-đề; còn thấy Ngài sống mãi thì cõi này là Tịnh độ của Linh Sơn ra khỏi ba cõi. Nếu chúng ta thấy Tì-lô-giá-na là Quang Minh Biến Chiếu thì cõi này không thể không nói là thế giới Liên Hoa Tạng của Biến Nhất Thiết Xứ.

Tư tưởng Tì-lô-giá-na có lẽ là do người đời sau đề xướng, sau khi tư tưởng này hưng khởi thì Phật-đà luận cũng phát triển đạt đến giai đoạn cao nhất; đồng thời, cũng làm cho Tịnh độ quan đạt đến bậc cao nhất. Từ đó, thân Phật trải qua sanh thân quan, báo thân quan; lại từ báo thân quan chuyển đến pháp thân quan. Tuy luận điểm về Tịnh độ có phức tạp nhưng đại thể chỉ theo một con đường để phát khởi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567