Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 3 - Hướng dẫn hành Thiền

20/06/201103:53(Xem: 9828)
Phần 3 - Hướng dẫn hành Thiền


ĐẠI NIỆM XỨ

Thiền sư U Silananda - Tỳ kheo Khánh Hỷ dịch Việt
Như Lai Thiền Viện, San Jose, Hoa Kỳ 1999

[07]
Hướng Dẫn Hành Thiền

Muốn hành thiền, trước tiên bạn phải tìm một nơi thích hợp để giúp cho việc hành thiền của bạn được tốt đẹp. Nơi thích hợp là nơi yên tịnh. Bạn có thể tìm được nơi yên tịnh trong thiên nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn hành thiền trong nhà, bạn phải tìm một nơi thích hợp cho việc định tâm của bạn, và mỗi khi hành thiền bạn nên đến đó. Bạn có thể tôn trí nơi hành thiền bằng một pho tượng hay ảnh Phật, đèn, hoa và thắp một nén nhang để hổ trợ cho việc hành thiền. Tuy nhiên, những thứ trên không phải là điều thiết yếu. Điều quan trọng là bạn phải có một nơi yên tịnh để hành thiền.

Bắt đầu hành thiền, bạn phải chọn một thế ngồi thoải mái thích hợp với bạn. Bạn có thể ngồi xếp bằng, lưng giữ thẳng. Nếu ngồi kiết già, hai chân tréo vào nhau, quá khó đối với bạn thì bạn có thể ngồi bán già, đặt chân này lên chân kia. Nếu ngồi bán già cũng còn khó khăn đối với bạn thì bạn có thể ngồi theo "lối Miến Điện" hay còn gọi là "lối dễ dàng", chân này đặt trước chân kia, hai chân rời ra mà không chồng lên nhau. Nếu vẫn còn thấy khó khăn, bạn có thể ngồi trên ghế hoặc trên băng dài. Bạn cũng có thể dùng gối đệm nếu muốn. Mặc dầu ngồi kiết già là tư thế lý tưởng, nhưng bạn phải quyết định chọn cho mình một tư thế thích hợp để có thể duy trì việc hành thiền một cách tốt đẹp nhất. Dầu ngồi ở tư thế nào đi nữa, điều quan trọng là phải giữ thân thể và lưng cho ngay thẳng.

Chúng ta sẽ nói đến ba loại thiền: Thiền Tha Thứ, Thiền Từ Bi (Niệm Tâm Từ) và Thiền Minh Sát.

1. Thiền Tha Thứ

Chúng ta hành Thiền Tha Thứ để loại bỏ mọi cảm giác hối hận và sân hận. Thiền Tha Thứ có ba phần: xin người khác tha thứ cho mình, tự mình tha thứ cho người khác, và chính mình tha thứ cho mình.

Trước khi muốn viết gì lên bảng đen, bạn phải chùi sạch bảng. Cũng vậy, trước khi tha thứ cho người khác và tha thứ cho chính mình, bạn phải được người khác tha thứ. Đôi khi bạn làm một điều gì sai lầm đối với người nào, bạn cảm thấy ân hận. Đặc biệt lúc hành thiền, bạn muốn giữ tâm trong sạch thanh tịnh nhưng những tư tưởng ăn năn hối tiếc này cứ lãng vãng trong tâm trí khiến cho việc hành thiền của bạn bị rối loạn. Do đó, trước tiên bạn phải xin người khác tha thứ cho bạn. Sau đó, chính bạn phải tha thứ cho người khác về những lỗi lầm của họ. Có thể, có người nào đó làm điều gì sai lầm đối với bạn và làm bạn giận dữ, bực tức thì bạn cũng phải lọai bỏ những tư tưởng sân hận ấy đi để cho tâm trí được thảnh thơi. Bạn phải tha thứ cho mọi người, nếu không tha thứ thì bạn không thể hành thiền được. Một điều rất quan trọng nữa là bạn phải tha thứ cho chính mình. Đôi khi bạn cảm thấy tha thứ cho mình là một điều khó khăn. Nếu bạn không thể tha thứ cho chính mình thì những tư tưởng sân hận, bực tức về chính mình sẽ quấy rối việc hành thiền của bạn.

Thiền Tha Thứ là điều kiện tiên quyết để hành Thiền Từ Bi. Nếu bạn không thể tha thứ một người nào đó thì bạn không thể rãi tâm từ đến họ được. Bởi thế bạn phải hành Thiền Tha Thứ trước khi hành Thiền Từ Bi.

2. Thiền Từ Bi (Niệm Tâm Từ)

Từ ái là một loại tình thương, lòng thành thật mong muốn tất cả chúng sanh được an vui hạnh phúc. Lòng từ ái chẳng dính dấp gì đến sự luyến ái, dính mắc vào riêng một cá nhân nào. Đó là một tình thương thật trong sạch, một sự ước mong thành thật cho chính mình và cho người khác.

Khi thực tập Thiền Từ Bi, trước tiên bạn mong ước cho chính mình được an vui hạnh phúc. Khi đọc thầm câu "nguyện cho tôi có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại" không có nghĩa là bạn ích kỷ, bởi vì muốn rải tâm từ ái đến người khác thì trước tiên bạn phải có tư tưởng từ ái với chính mình. Điều này có nghĩa là khi rải tâm từ ái đến cho chính mình, bạn thành thật mong rằng "ta muốn có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại" thì bạn cũng đồng thời cầu mong cho "người khác có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại."

Bạn có thể rãi tâm từ bằng nhiều cách. Bạn có thể rãi tâm từ đến tất cả chúng sanh căn cứ theo chỗ ở. Chúng sanh ở đây bao gồm cả súc vật, côn trùng v.v... Trước hết, bạn rãi tâm từ đến tất cả chúng sanh trong nhà bạn. Tiếp theo đó bạn rãi tâm từ đến tất cả chúng sanh trong khu vực bạn đang cư ngụ, trong thành phố, trong quận, trong tiểu bang, trong nước, trên thế giới, trong vũ trụ, và cuối cùng là rãi tâm từ đến tất cả chúng sanh một cách tổng quát. Khi nói các câu trên, bạn hãy cố gắng hình dung ra những chúng sanh mà bạn hướng đến đang mạnh khoẻ, an lạc và hạnh phúc. Tư tưởng từ ái của bạn sẽ đến với họ và khiến họ thật sự mạnh khoẻ, an lạc và hạnh phúc. Việc hành Thiền Từ Bi kéo dài trong mười lăm phút.

Khi hành Thiền Tha Thứ, xin bạn chắp hai tay và đọc:

Vì lầm lạc và không minh mẩn nên tôi đã có hành động, lời nói và ý nghĩ sai lầm làm thiệt hại và gây ra đau khổ cho người khác. Xin tất cả hãy mở rộng lòng từ bi và trí tuệ tha thứ cho tôi.

Tôi thành thật tha thứ cho tất cả những ai đã có hành động, lời nói và ý nghĩ sai lầm làm thiệt hại và gây ra đau khổ cho tôi.

Tôi thành thật tha thứ cho chính tôi và nguyện từ nay về sau làm lành, lánh dữ, giữ tâm trong sạch.

Bạn nên đọc các câu trên từ năm đến mười lần trước khi hành Thiền Từ Bi hay Niệm Tâm Từ.

Ngay sau Thiền Tha Thứ, bạn có thể hành Thiền Từ Bi như sau:

a) Rải tâm từ đến chúng sanh theo nơi chốn:

Khi hành Thiền Từ Bi theo cách này, bạn có thể niệm thầm trong tâm vào khoảng mười lần những câu sau đây:

Nguyện cho tôi có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho tất cả chúng sanh trong nhà này có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho tất cả chúng sanh trong khu vực này có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho tất cả chúng sanh trong thành phố này có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho tất cả chúng sanh trong tiểu bang này có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho tất cả chúng sanh trong nước này có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho tất cả chúng sanh trên thế giới thân có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho tất cả chúng sanh trong vũ trụ có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho tất cả chúng sanh có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

b) Rải tâm từ qua từng hạng người:

Khi hành Thiền Từ Bi theo cách này, bạn có thể niệm thầm trong tâm vào khoảng mười lần những câu sau đây:

Nguyện cho tôi có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho thầy tôi có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho cha mẹ tôi có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho những người trong gia đình tôi có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho thân bằng quyến thuộc tôi có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho bạn bè tôi có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho những người cùng sở làm với tôi có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho tất cả thiền sinh có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho những người không quen biết tôi có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho những người không có thiện cảm với tôi có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho tất cả chúng sanh có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho tất cả chúng sanh đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự an vui, đừng có khổ, đừng làm hại lẫn nhau, đừng hẹp lượng; hãy cho được sống lâu, đừng có bệnh hoạn, hãy cho được thành tựu đầy đủ, hãy giữ mình cho được an vui; tất cả chúng sanh đang đau khổ, xin cho dứt khổ, đang kinh sợ, xin cho hết kinh sợ, đang thương tiếc, xin cho hết thương tiếc.

Sau khi đã rải tâm từ ái đến toàn thế giới và tất cả chúng sanh. Bây giờ chúng ta hãy hành Thiền Minh Sát.

3. Thiền Minh Sát

Thiền Minh Sát là thiền tỉnh thức hay chánh niệm. Thiền Minh Sát dạy chúng ta sống và đối diện với hiện tại. Thiền sinh phải ý thức tất cả mọi chuyện đến và đang xảy ra trong hiện tại. Đối với thiền sinh, chỉ có hiện tại là quan trọng. Trong khi hành thiền, thiền sinh phải ghi nhận, theo dõi, quán sát mọi chuyện đến từ sáu cửa giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm) trong giây phút hiện tại vì đó chính là những đề mục mà ta cần phải ý thức và chánh niệm.

Khi hành Thiền Minh Sát, thiền sinh thuần theo dõi các hiện tượng đang xảy ra hoặc nếu muốn có thể niệm thầm theo khi ghi nhận các đề mục đó. Khi theo dõi một cách tinh tấn, chánh niệm, dần dần bạn sẽ đạt được mức độ tỉnh thức cao nhờ đó có thể thấy được chân tướng của sự vật. Đó là sự kết hợp tạm thời của thân và tâm, của các hiện tượng tâm vật lý hiện đang xảy ra. Chúng mang bản chất vô thường, khổ hay bất toại nguyện, và vô ngã hay không có cốt lõi, không kiểm soát được. Một khi nhìn thấy được ba bản chất thật sự này rồi, thì bạn sẽ loại bỏ được ý tưởng sai lầm (tà kiến) về sự vật. Nhờ hiểu biết đứng đắn chân tướng của sự vật, bạn sẽ giảm bớt tham ái, dính mắc vào thân và tâm, và do đó các phiền não đã cản trở hay ngăn chận sự giác ngộ sẽ dần dần bị suy yếu đi.

Khi hành thiền Minh Sát, bạn phải chọn một đề mục để chú tâm theo dõi. Đề mục này gọi là đề mục chính. Theo truyền thống, thiền sinh thường chú ý vào hơi thở, lấy hơi thở làm đề mục chính. Bạn đặt tâm ở cửa mũi theo dõi hơi thở vào và hơi thở ra. Nếu muốn, bạn có thể niệm thầm trong khi theo dõi hơi thở như vậy.

Hơi thở vào và hơi thở ra kéo dài khoảng bốn đến năm giây. Khi chú tâm ghi nhận hơi thở vào, bạn sẽ cảm nhận được cảm giác của hơi thở ở cửa mũi hay bên trong mũi. Bạn phải chú tâm vào cảm giác của hơi thở trong suốt quá trình từ đầu đến cuối. Hãy chú tâm vào bản chất của hơi thở, đó là bản chất chuyển động hay bản chất nâng đỡ, chứ không phải chú tâm vào hình dáng hay tướng của hơi thở. Hãy cố gắng quán sát hơi thở vào và hơi thở ra riêng biệt nhau, đừng nhập chung. Đừng để tâm chạy theo hơi thở vào trong cơ thể hay hơi thở ra khỏi cơ thể. Tâm bạn đóng vai trò của người gác cửa, chỉ ghi nhận kẻ ra người vào mà thôi. Đừng cố gắng thúc ép hay điều khiển hơi thở. Hãy bình thản, thoải mái ghi nhận và theo dõi hơi thở. Bạn có thể niệm thầm khi chú tâm theo dõi hơi thở vào và hơi thở ra.

Khi thở vào bạn niệm "vào" và khi thở ra bạn niệm "ra". Bạn chỉ thuần chú tâm ghi nhận hơi thở mà đừng để ý gì đến những quấy nhiễu hay đề mục phụ đang ảnh hưởng đến sự định tâm của bạn. Nếu thấy sự niệm thầm hổ trợ cho việc định tâm của bạn thì bạn nên làm. Nếu thấy sự niệm thầm gây trở ngại cho sự tập trung tâm ý thì đừng niệm mà chỉ chánh niệm ghi nhận là đủ. Khi tâm bạn chỉ an trú trên đề mục hơi thở mà không bị phóng tâm thì đó là điều rất tốt đẹp.

Tuy nhiên, tâm có khuynh hướng phóng đi nơi khác. Khi bị phóng tâm hay vọng tâm, bạn phải ý thức điều đó, phải ghi nhận sự phóng tâm hay vọng tâm này. Khi phóng tâm, bạn có thể niệm thầm: "phóng tâm, phóng tâm, phóng tâm", rồi trở về lại với đề mục hơi thở. Khi có một vật gì hay một người nào hiện ra trong tư tưởng bạn thì bạn hãy thuần ghi nhận sự thấy này hoặc có thể vừa ghi nhận vừa niệm thầm: "thấy, thấy, thấy", rồi trở về lại với đề mục hơi thở. Khi bạn nghe người nào đang nói chuyện trong tâm bạn thì bạn cũng ghi nhận thuần sự nghe này hoặc có thể vừa nghe vừa niệm thầm: "nghe, nghe, nghe", rồi trở về lại với đề mục hơi thở. Nếu bạn nói chuyện với người nào trong tâm mình hay tự nói với mình cũng phải thuần ghi nhận sự nói này hoặc vừa ghi nhận vừa niệm thầm: "nói, nói, nói", rồi trở về lại với đề mục hơi thở. Khi bạn phân tích điều gì, hãy thuần ghi nhận sự phân tích này hoặc vừa ghi nhận vừa niệm thầm: "phân tích, phân tích, phân tích". Khi bạn phán đoán hãy thuần ghi nhận sự phán đoán này hoặc vừa ghi nhận vừa niệm thầm: "phán đoán, phán đoán, phán đoán", rồi trở về lại với đề mục hơi thở. Khi bạn nhớ điều gì trong quá khứ, hãy thuần ghi nhận sự nhớ này hoặc vừa ghi nhận vừa niệm thầm: "nhớ, nhớ, nhớ", rồi trở về lại với đề mục hơi thở. Nếu bạn suy nghĩ đến tương lai, sắp đặt hay dự trù điều gì, hãy thuần ghi nhận hoặc vừa ghi nhận vừa niệm thầm: "dự trù, dự trù, dự trù", rồi trở về với hơi thở. Nếu bạn cảm thấy làm biếng, hãy thuần ghi nhận sự làm biếng này hoặc vừa ghi nhận vừa niệm thầm: "làm biếng, làm biếng, làm biếng", rồi trở về lại với đề mục hơi thở. Nếu bạn cảm thấy chán nản, hãy thuần ghi nhận sự chán nản này hoặc vừa ghi nhận vừa niệm thầm: "chán nản, chán nản, chán nản", rồi trở về lại với đề mục hơi thở. Nếu bạn cảm thấy phản kháng điều gì, hãy thuần ghi nhận sự phản kháng này hoặc vừa ghi nhận vừa niệm thầm: "phản kháng, phản kháng, phản kháng", rồi trở về lại với đề mục hơi thở. Khi có tư tưởng luyến ái hay tham lam hãy thuần ghi nhận sự luyến ái này hoặc vừa ghi nhận vừa niệm thầm: "luyến ái, luyến ái, luyến ái", hay "tham lam, tham lam, tham lam", rồi trở về lại với đề mục hơi thở. Nếu bạn cảm thấy nóng giận, hãy thuần ghi nhận sự nóng giận này hoặc vừa ghi nhận vừa niệm thầm: "nóng giận, nóng giận, nóng giận", rồi trở về lại với đề mục hơi thở.

Nếu muốn nuốt nước bọt, hãy thuần ghi nhận ý muốn này hoặc vừa ghi nhận vừa niệm thầm: "muốn, muốn, muốn". Khi dồn nước miếng trước khi nuốt, hãy thuần ghi nhận sự dồn này hoặc vừa ghi nhận vừa niệm thầm: "dồn, dồn, dồn". Khi nuốt nước bọt hãy thuần ghi nhận sự nuốt này hoặc vừa ghi nhận vừa niệm thầm: "nuốt, nuốt, nuốt", rồi trở về lại với đề mục hơi thở.

Nếu có cảm giác ngứa ngáy thì đừng gãi ngay mà hãy chú tâm vào nơi ngứa và thuần ghi nhận sự ngứa này hoặc vừa ghi nhận vừa niệm thầm: "ngứa, ngứa, ngứa". Thường thì chẳng bao lâu sau sự ngứa sẽ biến mất. Khi hết ngứa hãy trở về lại với đề mục hơi thở. Đôi lúc sự ngứa không biến mất mà càng gia tăng thì hãy chú tâm vào chỗ ngứa ghi nhận sự ngứa, ý thức sự ngứa, cố gắng quan sát sự ngứa càng lâu càng tốt. Nếu bạn cảm thấy không thể nào chịu đựng được nữa thì bạn có thể gãi. Tuy nhiên, trước khi gãi phải ghi nhận ý định hay ý muốn gãi. Khi đưa tay đến chỗ ngứa bạn phải ghi nhận sự chuyển động này. Hãy di chuyển tay một cách chậm rãi và theo dõi chuyển động trong chánh niệm.

Khi những ngón tay của bạn đụng vào chỗ ngứa, hãy thuần ghi nhận sự đụng này hoặc vừa ghi nhận vừa niệm thầm: "đụng, đụng, đụng". Khi gãi, hãy thuần ghi nhận sự gãi này hoặc vừa ghi nhận vừa niệm thầm: "gãi, gãi, gãi". Khi đưa tay về, hãy thuần ghi nhận sự đưa này hoặc vừa ghi nhận vừa niệm thầm: "đưa tay về, đưa tay về, đưa tay về". Khi bàn tay đụng vào chân, vào đầu gối hay tay kia, hãy thuần ghi nhận sự đụng này hoặc vừa ghi nhận vừa niệm thầm: "đụng, đụng, đụng", rồi trở về lại với đề mục hơi thở.

Nếu cảm thấy tê, đau, cứng, nóng... trên cơ thể, hãy chú tâm vào chỗ có những cảm giác này và chánh niệm ghi nhận. Nếu cảm thấy đau ở một nơi nào đó trên cơ thể, hãy thuần ghi nhận sự đau này hoặc vừa ghi nhận vừa niệm thầm: "đau, đau, đau". Cảm giác đau nhức rất khó biến mất, bởi vậy bạn phải kiên nhẫn và tiếp tục chú tâm ghi nhận. Đau nhức có thể biến mất hay càng trầm trọng hơn. Hãy chịu đựng với sự đau càng lâu càng tốt. Đau nhức là một đề mục mạnh mẽ và thuận lợi cho việc hành thiền bởi vì tâm có khuynh hướng bị kéo đến nơi đau nhức. Do đó, hãy nỗ lực chú tâm ghi nhận mọi sự đau nhức và cố gắng ý thức rằng đây là đề mục mạnh mẽ nhất trong các đề mục về cảm giác. Đừng đồng hóa sự đau với chính mình. Đừng nghĩ: "Đây là cái đau của tôi" hay "tôi cảm thấy đau". Cũng đừng nghĩ "đây không phải là cái đau của tôi". Thiền sinh chỉ ghi nhận có sự đau nhức hoặc cảm giác đau đớn mà thôi chứ không có ai đau cả. Nếu đau nhức quá mãnh liệt và bạn nghĩ rằng mình không thể chịu đựng nỗi thì bạn có thể bỏ hẳn sự đau nhức và trở về lại với đề mục hơi thở của mình. Bạn cũng có thể di chuyển hay thay đổi tư thế để bớt đau, nhưng trước khi di chuyển hay thay đổi tư thế bạn phải ghi nhận ý định thay đổi, rồi thay đổi từ từ từng động tác một, theo dõi các tác động một cách chánh niệm. Sau khi đã thay đổi xong hãy trở về lại với đề mục hơi thở.

Như thế, hơi thở là đề mục chính trong việc hành thiền của bạn. Khi không có đề mục lạ chen vào thì bạn hãy tiếp tục ghi nhận hơi thở. Khi có đề mục phụ nổi bật xuất hiện, hãy ghi nhận, ý thức, quán sát đề mục này rồi trở về lại với đề mục chính là hơi thở. Đừng thúc ép, dồn nén mình, hãy quán sát đối tượng một cách thoải mái, nhẹ nhàng. Hãy chú tâm chánh niệm ghi nhận hơi thở. Đừng cố gắng xua đuổi vọng tâm, đừng cố gắng loại trừ những cảm giác hay cảm xúc; chỉ thuần theo dõi, quán sát chúng và để chúng tự ra đi.

Một số người không thích hợp với đề mục hơi thở vì không thể chú tâm hoặc cảm thấy khó khăn ghi nhận hơi thở ra vào thì có thể chọn chuyển động "phồng xẹp" của bụng làm đề mục chính. Chú tâm vào bụng và ghi nhận chuyển động phồng xẹp của bụng từ lúc khởi đầu cho đến khi chấm dứt. Nếu không thấy được sự phồng xẹp, bạn có thể đặt tay lên bụng để cảm nhận sự chuyển động. Sau một vài lần làm như thế, bạn có thể theo dõi được chuyển động phồng xẹp mà không cần đặt tay lên bụng nữa.

Tóm lại, bạn có thể chọn hơi thở hoặc chuyển động của bụng làm đề mục chính cho việc hành thiền. Nếu là thiền sinh mới bắt đầu thực tập, bạn có thể thử mỗi phương pháp trong một thời gian và xem phương pháp nào thích hợp và đễ dàng giúp cho mình định tâm thì hãy chọn phương pháp đó. Một khi đã chọn xong, hãy nỗ lực tinh tấn theo dõi đề mục đó. Điều đáng ghi nhớ là hãy tham khảo với thiền sư trong việc lựa chọn đề mục chính cũng như nhờ thiền sư hướng dẫn trong việc thực tập để cho sự hành thiền đạt được kết quả tốt đẹp.

Trong khi hành thiền, bạn đừng kỳ vọng hay mong ngóng điều gì; đừng cầu mong mình sẽ thấy hay đạt được những gì thật kỳ diệu hoặc lạ lùng. Mong cầu là một hình thức vi tế của tham ái, dính mắc. Đó là một chướng ngại của sự định tâm cần phải loại trừ. Khi có mong cầu thì chỉ cần thuần chú tâm ghi nhận hay vừa chú tâm vừa niệm thầm: mong cầu, mong cầu, mong cầu, rồi trở về lại với đề mục chính là hơi thở hay chuyển động phồng xẹp của bụng. Sau khi đã hành thiền được mười phút hay nhiều hơn, bạn có thể đi kinh hành.

Thiền hành

Khi thay đổi tư thế ngồi sang tư thế đứng để chuẩn bị đi kinh hành, bạn phải luôn luôn cố gắng giữ tâm chánh niệm liên tục. Khi thực hành Thiền Minh Sát, điều quan trọng là phải luôn luôn chú tâm ghi nhận với chánh niệm. Bởi vậy, trước khi đứng dậy, bạn phải thuần chú tâm ghi nhận hay vừa chú tâm vừa niệm thầm: "muốn, muốn, muốn". Sau đó, chú tâm vào toàn thể cơ thể, và từ từ đứng dậy. Trong khi đứng dậy, hãy thuần chú tâm ghi nhận sự đứng dậy hay vừa chú tâm vừa niệm thầm: "đứng dậy, đứng dậy, đứng dậy". Khi đã đứng dậy rồi, hãy chú tâm vào sự đứng, trong khi chú tâm vào sự đứng bạn có thể niệm thầm: "đứng, đứng, đứng". Khi đi kinh hành, tốt nhất nên chọn lối đi đã có sẵn, rồi đi tới đi lui trên đó. Hãy đi một cách chậm rãi và chú tâm vào chân hay chuyển động của chân. Nên chú tâm ghi nhận ít nhât bốn giai đoạn của mỗi bước đi.

Để đi một bước, trước tiên bạn phải dở chân. Hãy chú tâm vào chân và thuần chú tâm ghi nhận sự dở chân hay vừa chú tâm vừa niệm thầm: "dở, dở, dở". Khi chân đưa ra phía trước, hãy ghi nhận chuyển động đưa tới, trong khi ghi nhận chuyển động bạn có thể niệm thầm: "bước, bước, bước". Khi chân hạ xuống sàn hay xuống mặt đất hãy ghi nhận sự hạ chân xuống này và có thể niệm thầm: "đạp, đạp, đạp". Khi bạn chuyển sức nặng sang chân khác để thực hiện một bước mới hãy chánh niệm ghi nhận trên toàn thân thể và có thể niệm thầm: "chuyển, chuyển, chuyển" (Bạn cũng có thể chú tâm vào sự ấn xuống của bàn chân sau khi đạp xuống và có thể niệm thầm: "ấn, ấn, ấn").

Sau đó, tiếp tục thực hiện bước kế tiếp và lần lược ghi nhận: "dở, bước, đạp, chuyển (hay ấn)". Hãy đi một cách chậm rãi trong chánh niệm và nhìn xuống phía trước vào khoảng hai thước. Đừng nhắm mắt vì nhắm mắt bạn sẽ bị ngã. Mắt mở vừa phải, nhìn vào lối đi.

Khi đi đến cuối đường kinh hành bạn đứng lại, hãy ghi nhận sự đứng lại này và có thể niệm thầm: "đứng lại, đứng lại, đứng lại". Khi muốn quay lui, hãy ghi nhận ý muốn quay và có thể niệm thầm: "muốn, muốn, muốn". Sau đó quay từ từ. Trong khi quay, hãy chú tâm chánh niệm vào chuyển động quay và có thể niệm thầm: "quay, quay, quay". Khi bắt đầu đi trở lại, cũng hãy ghi nhận chánh niệm từng giai đoạn một của bước đi: "dở, bước, đạp, chuyển (ấn)", cho đến cuối đoạn đường kinh hành. Đứng lại, chánh niệm vào sự đứng lại. Muốn quay, chánh niệm vào ý muốn quay. Quay, chánh niệm vào chuyển động quay, rồi tiếp tục đi hành như trước. Khi đi, hai tay có thể nắm lại phía trước hay phía sau. Cứ như thế, tiếp tục đi cho đến hết giờ kinh hành.

Kinh hành cũng là dịp để vận động cơ thể. Khi tham gia một khóa thiền suốt ngày thì cơ thể cần phải được vận động. Vì vậy, kinh hành và ngồi thiền cần phải xen kẻ nhau, sau giờ kinh hành lại đến giờ ngồi thiền. Khi trở vào thiền đường, bạn phải đi chậm rãi, ghi nhận từng giai đoạn một của mỗi bước đi. Trước khi ngồi xuống, hãy ghi nhận ý muốn ngồi xuống. Sau đó ngồi xuống một cách chậm rãi, chú tâm vào toàn thể cơ thể. Khi thân chạm vào sàn nhà hãy thuần chú tâm ghi nhận sự xúc chạm này hay vừa chú tâm vừa niệm thầm: "đụng, đụng, đụng". Khi xếp chân và tay hãy thuần chú tâm ghi nhận sự xếp chân hay tay này hay vừa chú tâm vừa niệm thầm: "xếp, xếp, xếp". Sau đó, hãy ngồi thẳng thắng và chú tâm vào hơi thở ra vào hay chuyển động của bụng. Cứ thế, bạn liên tục ngồi thiền và đi kinh hành. Hãy cố gắng giữ tâm chánh niệm liên tục đừng để thất niệm một giây phút nào trong suốt khóa thiền.

Chánh niệm lúc ăn

Trong khóa thiền, bạn cũng phải ăn uống trong chánh niệm. Hãy theo dõi trong chánh niệm mọi động tác trong khi ăn. Khi nhìn thức ăn, hãy thuần chú tâm ghi nhận sự nhìn này hay vừa chú tâm vừa niệm thầm: "nhìn, nhìn, nhìn". Khi gắp thức ăn, hãy thuần chú tâm ghi nhận sự gắp này hay vừa chú tâm vừa niệm thầm: "gắp gắp, gắp". Khi đưa thức ăn lên miệng, hãy thuần chú tâm ghi nhận sự đưa này hay vừa chú tâm vừa niệm thầm: "đưa, đưa, đưa". Khi thức ăn đụng vào miệng, hãy thuần chú tâm ghi nhận sự đụng này hay vừa chú tâm vừa niệm thầm: "đụng, đụng, đụng". Khi ngậm thức ăn, hãy thuần chú tâm ghi nhận sự ngậm này hay vừa chú tâm vừa niệm thầm: "ngậm, ngậm, ngậm". Khi bỏ tay xuống, hãy thuần chú tâm ghi nhận sự bỏ xuống này hay vừa chú tâm vừa niệm thầm: "bỏ xuống, bỏ xuống, bỏ xuống". Khi tay đụng bàn hay đĩa ăn, hãy thuần chú tâm ghi nhận sự đụng này hay vừa chú tâm vừa niệm thầm: "đụng, đụng, đụng".

Khi nhai thức ăn, hãy thuần chú tâm ghi nhận sự nhai này hay vừa chú tâm vừa niệm thầm: "nhai, nhai, nhai". Khi biết mùi vị thức ăn, hãy thuần chú tâm ghi nhận sự biết này hay vừa chú tâm vừa niệm thầm: "biết, biết, biết". Khi nuốt thức ăn, hãy thuần chú tâm ghi nhận sự nuốt này hay vừa chú tâm vừa niệm thầm: "nuốt, nuốt, nuốt". Khi thức ăn xuống cổ họng, hãy thuần chú tâm ghi nhận sự xuống này hay vừa chú tâm vừa niệm thầm: "xuống, xuống, xuống". Hãy chú tâm theo dõi với chánh niệm từ lúc bắt đầu cho đến khi ăn xong. Tất cả mọi việc khác, ngay cả những tác động trong nhà tắm, đều phải làm trong chánh niệm.

-oOo-

Sau khi làm được điều thiện nào, bạn hãy hồi hướng phước báu đến tất cả chúng sinh. Đó là một việc làm tốt đẹp. Cũng vậy, sau khi hành thiền, bạn nên hồi hướng phước báu như sau:

Chúng tôi xin hồi hướng tất cả những phước báu mà chúng tôi đã tạo đến tất cả chúng sinh, nguyện cho tất cả đều được an vui hạnh phúc.
Chúng tôi xin hồi hướng phước báu này đến tất cả chư thiên khắp mọi nơi, xin tất cả đều được an vui hạnh phúc để hộ trì Phật Pháp cho được bền vững lâu dài.

[08]
Ghi Chú

Lời Giới Thiệu

[1]. Những đoạn chữ in nghiêng được trích từ Kinh Đại Tứ Niệm Xứ (Maha Satipatthana Sutta.)

[2] The Expositor, p. 19.

Chương 1: Quán Sát Thân Trong Thân

[3] Majjhima Nikaya (Trung Bộ), 1979, i., p. 181.

[4] The Path of Purification - Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo), 1976, Ch.VIII, p. 290.

[5] Ibid., p.286.

[6] Ibid., pp. 294-295.

[7] The Way of Mindfulness, 1975, p.81.

[8] Anguttara (Tăng Chi), i.43.

[9] Anguttara (Tăng Chi), i.45.

[10] The Path of Purification - Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo), 1976, pp. 403-406.

[11] Ibid.

Chương 4: Quán Sát Pháp Trong Pháp

[12] Anguttara (Tăng Chi), iv, p. 85ff.

[13] Dhammasangani (Pháp Tụ), p. 197.

[14] The Path of Purification - Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo), 1976, Ch.. XIV, p.523.

[15] The Path of Purification - Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo), 1976, Ch. IV, pp.95-97.

[16] The Progress of Insight, p. 13.

[17] Xem thêm các chi tiết trong quyển The Path of Purification - Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo), 1976, Ch. IV; và quyển The Way of Mindfulness, 1975, p. 186.

[18] The Way of Mindfulness, 1975, p. 186.

[19] Ibid.

[20] The Path of Purification - Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo), 1976, Ch.IV, pp. 166-168.

[21] The Questions of King Milinda, ii, pp. 151ff.

[22] The Expositor, p. 428.

[23] The Path of Purification - Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo), 1976, Ch.XVI, p. 574.

[24] Xem các đoạn còn lại về các nguyên nhân của Khổ trong bài Kinh, Phần II

[25] The Path of Purification - Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo), 1976, Ch. IV, p.148.

[26] The Path of Purification - Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo), 1976, Ch. XII, para 78-91.

[27] The Questions of King Milinda (Vua Milinđa Vấn Đạo), ii, 151.

[28] On the Nature of Nibbana, Burmese language edition, pp. 252-253.

[29] Dhammapada (Kinh Pháp Cú), câu 204.

[30] The Path of Purification - Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo), 1976, Ch. XVI, p. 577.

[31] The Book of the Gradual Sayings (Tăng Chi Bộ), iii, p. 153.

[32] The Expositor, pp. 136-137.

[33] Samyutta Nikaya (Tương Ưng Bộ), iv, p.321; và Kindred Sayings (Tương Ưng Bộ), iv, pp. 225-226.

[34] Dhammapada (Kinh Pháp Cú), câu 173.

Chương 5: Bảo Đảm Thành Đạo

[35] The Middle Length Sayings (Trung Bộ), ii, pp. 281-283.

[09]
Paa.li-Việt Đối Chiếu

A | B | C | D | E | F | G | H | I | J | K | L | M | N |
O | P | Q | R | S | T | U | V | W | X | Y | Z

[A]

Abhidhammaa: Vi Diệu Pháp; Thắng Pháp; những giáo pháp cao thượng của Đức Phật; tạng thứ ba trong Tam Tạng Paa.li; triết học và tâm lý học Phật giáo; siêu hình học Phật giáo, giải thích sự vật theo chân đế.

Abhi~n~naa: Thần thông; thắng trí; năng lực siêu nhiên.

Abhirati: Người có sự thích thú về một thứ gì đó, như thích thú và nhiệt thành trong giáo pháp chẳng hạn; dùng để chỉ người hành thiền với mục đích được hưởng dục lạc ngũ trần trong các kiếp sau.

Akusala: Bất thiện; ác; tội lỗi.

Aalaara Kaalaama: Một thiền sư nổi tiếng thời Đức Phật, một trong hai vị thầy của Bồ tát Sĩ Đạt Ta.

Anaagaami: A-na-hàm; Bất lai; vị đắc tầng thánh thứ ba, không còn tái sanh vào cảnh dục giới, hoàn toàn loại trừ sân hận và tham ái ngũ dục; nhưng còn các phiền não vi tế như: luyến ái cảnh sắc giới, luyến ái cảnh vô sắc giới, ngã mạn, phóng dật và vô minh.

Anaagaarika: Người hộ tăng. Trong các xứ Phật giáo, người hộ tăng giữ tám giới hay mười giới, thường mặc đồ trắng, sống trong chùa phụ giúp cho tăng, ni.

Aanaapaana-sati: Niệm hơi thở.

Anatta: Vô ngã, phi ngã, không có tự ngã, không có bản chất, không đáp ứng được sự mong ước của`con người. Một trong Tam tướng: vô thường, khổ, vô ngã.

Anatta lakkhanaa: Đặc tính hay tướng vô ngã. Hiện tượng vượt ngoài khả năng kiểm soát.

Anattaa-nupassanaa-~naana: Tuệ giác thấy được sự vô ngã. Trực giác được rằng không ai có thể điều khiển, kiểm soát.

Anicca: Vô thường.

Anicca lakkhanaa: Đặc tính hay tướng vô thường. Hiện tượng sinh diệt của các pháp.

Aniccaa-nupassanaa-~naana: Tuệ giác thấy được sự vô thường. Trực giác được sự diệt tận nhanh chóng của các pháp.

Anuggahita: Bảo vệ, đặc biệt cho việc hành thiền.

Anumodanaa: Lời cầu chúc của nhà sư sau khi nhận lãnh của tín thí (tứ vật dụng).

Apaaya: Cảnh khổ. Có bốn cảnh khổ: súc sanh, ngạ quỉ, a-tu-la, địa ngục. Chúnh sinh ở những cõi này thiếu thiện nghiệp nên không có hạnh phúc.

Araha: Hoàn toàn trong sạch thanh tịnh, xứng đáng được người, trời và phạm thiên kính trọng. Đây là ân đức đầu tiên trong mười ân đức của Phật.

Arahat hay Arahanta: A-la-hán hay Ứng Cúng, bậc thánh thứ tư. Là người hoàn toàn giác ngộ, diệt tận phiền não, không còn tâm bệnh. Sau khi chết không còn tái sinh nữa.

Ariyasaccani: Chân lý cao thượng. Xem thêm chữ attari ariyasaccani (Tứ Diệu Đế)

Aasava: Hoặc lậu; ách nô lệ; trầm luân; trầm mịch hay dòng nước lũ. Bởi vì chúng trói buộc, nhận chìm và lôi cuốn chúng sinh trôi nổi trong sông mê bể khổ. Có bốn loại hoặc lậu:

1. Dục lậu (Kaamaasava): Ưa thích thụ hưởng những khoái cảm giác quan.

2. Hữu lậu (Bhavaasava): Khát vọng được tồn tại vĩnh viễn.

3. Kiến lậu (Di.t.thaasava): Quan kiến sai lầm về vũ trụ và nhân sinh. Có sáu mươi hai tà kiến hay quan kiến sai lầm nhưng có thể chia ra làm hai hai nhóm chính: thường kiến và đoạn kiến. Thường kiến, cho rằng bản ngã và thế giới trường tồn vĩnh cửu. Đoạn kiến chủ trương bản ngã hoàn toàn hủy diệt sau khi thân hoại mạng chung.

4. Vô minh lậu (Avijjaasava): Không thấy rõ hay thấy sai lầm. (Xem chữ Avijjaa).

Aataapa: Rất nóng; Thiền có năng lực đốt cháy phiền não.

Avijjaa: Vô minh. Không thấy chân lý, nghĩa là không thấy được vô thường, khổ và vô ngã, và thấy sai lầm: cho rằng thế gian là trường tồn, an vui và có tự ngã.

Aayatana: Các xứ, gồm nội xứ và ngoại xứ. Nội xứ gồm: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm. Ngoại xứ gồm: Hình sắc, âm thanh, mùi, vị, vật xúc chạm và đối tượng của tâm.

[B]

Bhaavanaa: Tham thiền hay thiền, đốt cháy phiền não, gồm hai loại: thiền vắng lặng và thiền minh sát. (Xem chữ Samatha và Vipassanaa).

Bhikkhu: Tỳ khưu, tỳ kheo. Khất sĩ. Nam tu sĩ Phật giáo, giữ 227 giới, cạo đầu, mặc y vàng sống nhờ vào thực phẩm khất thực. Còn có nghĩa là những người cố gắng tu trì giới, định, huệ để giải thoát.

Bodhi: Giác ngộ, trí tuệ phát sinh vào lúc đạo tâm hiện khởi.

Bodhisatta: Bồ tát, người có hạnh nguyện trở thành một vị Phật toàn giác để có đủ khả năng cứu độ chúng sinh. Còn để chỉ Đức Phật khi chưa giác ngộ.

Bojjha"nga: Yếu tố giác ngộ. Đặc tính của tâm dẫn đến giác ngộ. Cũng là tuệ giác thấy rõ Tứ Diệu Đế. (xem chữ sa"mbojja"nga)

Brahmaa: Phạm thiên. Tên của vị trời cao nhất. Tên của một cõi trời vô sắc, chỉ có tâm mà không có thân.

Brahmacariya: Phạm hạnh. Đời sống thánh thiện, một đời sống cống hiến cho sự phát triển tinh thần. Đời sống độc thân thánh thiện.

Brahma vihaara: Tứ vô lượng tâm: Từ, Bi, Hỉ, Xả.

Buddha: Phật. Đấng giác ngộ. Danh từ được dùng để chỉ Thái tử Siddhattha Gotama, con của vua Suddhodana và hoàng hậu Maya. Vào năm hai mươi chín tuổi, Thái tử rời bỏ cung điện, xuất gia tu hành. Sau khi theo học với một số thầy và thực hành khổ hạnh trong sáu năm không hiệu quả, Thái tử tự tìm ra Trung Đạo và giác ngộ do nỗ lực của chính mình. Trong bài pháp đầu tiên, Dhammacakka-pavatthana Sutta (Kinh Chuyển Pháp Luân), Đức Phật đã dạy Bát Chánh đạo và Tứ Diệu Đế.

Buddhaanussati: Niệm Ân Đức Phật.

[C]

Caaga: Bố thí. dứt bỏ. Mong muốn loại trừ phiền não, cũng như có sự bố thí vật chất rộng rãi.

Cattaari ariyasaccaani: Tứ Thánh Đế hay Tứ Diệu Đế: (Bốn chân lý về sự khổ):

1. Chân lý về sự khổ (Dukkha): Sinh là khổ, già là khổ, đau là khổ, chết là khổ, xa lìa cái mình yêu thương là khổ, gần cái mình ghét là khổ, muốn không được là khổ...(sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ)... ngũ uẩn thủ là khổ.

2. Chân lý về nguyên nhân của sự khổ (samudaya): Dục ái (kaamatanhaa), hữu ái (bhavatanhaa) và vô hữu ái (vibhavatanhaa).

3. Chân lý về sự diệt khổ (Nirodha): Hoàn toàn chấm dứt, là từ bỏ ái dục, tháo gỡ và giải thoát.

4. Chân lý về con đường dẫn đến nơi thoát khổ (magga): Đó là Bát Chánh Đạo.

Chanda: Dục: ý muốn làm

Citta: Tâm

Cittaa: Tên một vị tỳ khưu ni vào thời Đức Phật. Tỳ khưu ni Cittaa đã chế ngự được sự đau yếu thể chất trầm trọng và sự yếu đuối, nỗ lực tinh tấn trở thành một vị A-la-hán.

Citta viveka: Tâm ẩn cư. Tâm ẩn cư khỏi mọi phiền não làm cản trở sự phát triển minh sát. Tương đương với liên tục chánh niệm, không để cho phiền não chế ngự.

[D]

Daana: Bố thí. Một trong mười Ba-la-mật (xem Paaramii). Đây là pháp thực hành đầu tiên để loại trừ tâm tham ái.

Dasa kasina: Mười đề mục hành thiền: Tứ đại (đất, nước, gió, lửa), bốn màu sắc (xanh, vàng, đỏ, trắng), không gian, ánh sáng. Những đề mục hành thiền này giúp chế ngự tham ái.

Deva: (Nguyên nghĩa: Chúng sanh có ánh sáng). Các vị trời, có cơ thể vi tế nên mắt người không nhìn thấy được. Đây là những chúng sanh sống trên các cõi trời, được an vui hạnh phúc hơn cõi người, nhưng khi hết tuổi thọ vẫn còn phải tái sanh trở lại chịu khổ trong sanh, già, đau, chết, tức là vẫn còn luân lưu trong vòng luân hồi.

Devadatta: Đề-bà-đạt-đa. Một vị sư vào thời Đức Phật, âm mưu chia rẽ giáo hội, và về sau nhiều lần muốn giết hại Đức Phật.

Dhamma: Pháp, những lời dạy của Đức Phật; bản chất của sự vật; luật thiên nhiên; chân lý.

Dhamma vicaya: Trạch pháp giác chi, một tâm sở thấy rõ bản chất các pháp, hay thấy rõ Niết bàn. Chi thứ hai trong Thất Giác Chi.

Dhuta"nga: Hạnh đầu đà, Thầy Tỳ khưu thực hành hạnh này để loại trừ phiền não. Người hành hạnh đầu đà giữ một số qui điều chặt chẽ, tri túc, từ bỏ, hạn chế các nhu cầu, chẳng hạn giữ hạnh: Chỉ dùng một bộ y gồm: y vai trái, y nội, y hai lớp; ăn ngày một bữa, sống trong rừng ....

Dosa: Sân hận, giận dữ, nóng giận. Tâm từ chối các đối tượng không vừa lòng; chẳng hạn, trong lúc hành thiền, tâm khó chịu khi cơ thể bị đau nhức. Sân hận là một trong ba phiền não chính khiến tâm chúng sinh mê mờ. Hai phiền não kia là tham lam và si mê.

Dukkha: Khổ, bất toại nguyện, đau khổ. Đặc tính thứ hai của các pháp có điều kiện (pháp hữu vi). Đây là kết quả của vô thường và tham ái. Khổ là chân lý đầu tiên trong Tứ Diệu Đế, có ba loại khổ chính: khổ khổ, hành khổ và hoại khổ.

Dukkha lakkhanaa: Đặc tính hay tướng của khổ nhờ đó mà thấy được khổ. Bị áp bức, bị đè nén bởi sự vô thường.

Dukkha-nupassanaa-~naana: Tuệ giác thấy được sự khổ. Trực giác được rằng không thể dựa vào ai hay cái gì cả, tất cả mọi đối tượng đều đáng sợ, đáng nhờm gớm, không nơi nào có thể nương nhờ hay ỷ lại vào vì tất cả đều bị hủy diệt, bị tan biến mau chóng.

[H]

Hiiri: Hỗ thẹn tội lỗi, cảm giác hỗ thẹn về những gì cần phải hỗ thẹn. Cảm giác hỗ thẹn khi làm hay nghĩ đến điều xấu xa, tội lỗi.

[I]

Issaa: Ganh tị. Không muốn nhìn thấy người khác thành công hay hạnh phúc.

[J]

Jetavana: Chùa Kỳ Viên. Một ngôi chùa gần thành Saavatthii (Xá-vệ) ở miền bắc Ấn Độ, nơi đức Phật thường dạy đạo.

Jhaana: Nhập định hay tầng thiền. Đặc tính của tâm có khả năng dính chặt trên đối tượng và quan sát đối tượng, đốt cháy phiền não.

Jhaana sammaa di.t.thi: Chánh kiến trong các tầng thiền. Đây là chánh kiến khởi sinh trong tám tầng thiền định, không phải trong thiền minh sát.

[K]

Kaccaayana: Ca-chiên-diên. Một trong những người học trò lớn của Đức Phật, một vị A-la-hán, có khả năng diễn giải những bài pháp ngắn gọn của Đức Phật. Nhiều bài Pháp của Đức Phật chỉ vỏn vẹn có vài chữ.

Kalyaa.na mitta: Người bạn đức hạnh, người bạn tinh thần, thiện hữu.

Kaamacchanda: Dục lạc. Chướng ngại đầu tiên trong năm chướng ngại.

Kamma: Nghiệp. Hành động, lời nói hay tư tưởng cố ý. Nghiệp tích lũy trong quá khứ hay trong hiện tại sẽ trả quả trong hiện tại hay trong tương lai tùy theo tính chất của nghiệp.

Kammassakataa sammaa-dhi.t.thi: Chánh kiến thấy rõ chỉ có nghiệp mới thực sự là gia tài của chúng ta.

Kamma.t.thaana: Tham thiền.

Karu.naa: Lòng Bi mẫn. Tâm se lại trước sự đau khổ của chúng sinh khác. Lòng mong muốn loại bỏ những đau khổ của chúng sinh khác.

Kasina: Đề mục hành thiền Kasina (Biến xứ). Có mười đề mục hành thiền Kasina: Đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, ánh sáng, "khoảng không" có giới hạn.

Kaaya: Thân thể, hình dáng.

Kaaya viveka: Thân ẩn cư, điều kiện đầu tiên giúp cho việc hành thiền tốt đẹp. Thái độ không dính mắc vào lục trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc và pháp. Cũng có nghĩa là thân xa lánh các nơi ồn ào náo nhiệt. Hằng ngày đến nơi yên tịnh vắng lặng để hành thiền.

Khandaa: Uẩn, nhóm, tập hợp. Thân người là tập hợp của năm uẩn: Sắc (ruupa), thọ (vedanaa), tưởng (sa~n~naa), hành (sa"nkhaara), thức (vi~n~naana).

Khema: Tịnh an. An ninh, an toàn. Một trong những đặc tính của Niết bàn, trái hẳn với sự an toàn có điều kiện của thế gian.

Kilesaa: Phiền não, những yếu tố làm cho tâm ô nhiễm. Phiền não có thể khởi dậy ngay cả khi các điều kiện của chúng đã được loại trừ.

Kilesaa parinibbaana: Hoàn toàn loại trừ phiền não.

Kodha: Sân hận, nóng nảy, "tâm gai góc". Sân hận và những tâm sở đi kèm với sân hận.

Kusala: Thiện, tốt.

Kusiita: Người lười biếng.

[L]

Lakkha.naa: Đặc tính.

Lobha: Tham. Tâm nắm giữ vật ưa thích.

Lokiya: Thế tục.

Lokuttara: Siêu thế. Đây là từ để chỉ bốn đạo, bốn quả và Niết bàn.

[M]

Macchariya: Bủn xỉn. Không muốn thấy người khác hạnh phúc như mình.

Magga: Đạo. Danh từ để chỉ giây phút giác ngộ, khi mọi phiền não đều được loại trừ. Tâm đầu tiên của Niết bàn.

Mahaakassapa: Ma-ha (Đại) Ca-diếp. Một trong những vị học trò đầu tiên của Đức Phật. Ngài là vị tỳ khưu đệ nhất đầu đà, chủ tọa kỳ kết tập Tam Tạng lần đầu tiên sau khi Đức Phật niết bàn ba tháng.

Mahaamoggallaana: Đại Mộc Kiền Liên. Một trong hai Đại Đệ Tử của Đức Phật, có thần thông bậc nhất.

Mahaapajaapati Gotamii: Người dì đồng thời cũng là mẹ kế của Thái Tử Siddhatta. Vị nữ tỳ khưu đầu tiên, sáng lập Tỳ khưu ni đoàn. Vị thánh đệ nhất về sự chứng đắc.

Mahaayaana: Đại thừa. Sau khi hoàng đế Asoka cố gắng hợp nhất Tăng Chúng vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, một số tông phái tự động phát triển các học phái của riêng mình. Một số quan điểm của Đại thừa khác hẳn giáo lý thời nguyên thủy, chẳng hạn như quan điểm về Bodhisattva (Bồ tát): Bồ tát từ khước Niết bàn để có thể tiếp tục sống trong Tam Giới cứu độ chúng sinh. Trong khi đó Phật giáo Nguyên thủy dựa vào lời dạy cuối cùng của Đức Phật trước khi nhập diệt, khuyến khích mọi người hãy "tự nổ lực để cứu độ chính mình" (Xem kinh Mahaaparinibbaana Sutta, Đại Bát Niết Bàn, Trường Bộ). Đại Thừa thêm vào nhiều kinh điển mà thời Phật Giáo Nguyên Thủy không có. Phật giáo Đại thừa được truyền bá vào Trung Á do các thương buôn và các nhà sư thời vua Kushan ở Ấn Độ trong suốt hai thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên và dần dần lan tràn sang Tây tạng, Trung hoa, Siberia, Triều tiên, Nhật bản và Việt nam. Từ thế kỷ thứ tám đến thế kỷ thứ mười ba được truyền sang Cam Bốt, Java, Sumatra và Mã lai.

Maana: Mạn. Có ba loại mạn: Cho mình hơn người, cho mình bằng người, cho mình thua người.

Maara: Ma vương. Theo nguyên ngữ Paa.li, Maara được rút ra từ một từ gốc có nghĩa là "sự chết". Nhân cách hóa sức mạnh của si mê và ái dục. Si mê và ái dục hủy hoại đức hạnh và mạng sống chúng sinh, là chủ tể của mọi cảnh giới có điều kiện.

Maatikamaataa: Một tín nữ vào thời Đức Phật, hỗ trợ chư tăng hành thiền. Trong lúc lo nấu nướng cho chư tăng bà luôn luôn chú tâm chánh niệm vào việc làm, chẳng bao lâu sau bà đắc quả.

Mettaa: Từ ái, tâm Từ. Mong cầu tất cả chúng sinh có đầy đủ sức khỏe, thân tâm an lạc.

Middha: Buồn ngủ. Tâm trở nên tiêu cực, thụ động khi buồn ngủ có mặt.

Moha: Si mê. Tâm không đủ khả năng nhận biết những điều xảy ra, đặc biệt là các cảm giác vô ký. Một trong ba Phiền não chính (tham, sân, si) làm tâm chúng sinh mê mờ, đen tối.

Muditaa: Hỉ. Vui mừng trước sự thành công, hạnh phúc của kẽ khác.

[N]

Naama: Danh hay tâm. Tâm, theo nguyên nghĩa, là cái hướng đến đối tượng hay cái làm cho những cái khác hướng đế chúng. Đây là một từ để chỉ mọi hiện tượng của tâm.

Namuci: Một tên khác của Maara.

Nekkhamma sukha: Hạnh phúc của sự khước từ, hạnh phúc của sự xuất gia. Hạnh phúc, an lạc và thoải mái đến từ sự xa lìa dục lạc ngũ trần, xa lìa những phiền não do dục lạc thú ngũ trần đem lại.

Nibbaana: Niết Bàn. Không điều kiện, hoàn toàn không có phiền não vì không phải là thân hay tâm.

Nikanti ta.nhaa: Tham luyến vào những lạc thú do thiền đem lại. Đây là một loại phiền não rất vi tế, mong manh như mạng nhện nhưng làm cản trở bánh xe trí tuệ.

Nimita: "Tướng" hay hình ảnh trong tâm xuất hiện lúc hành thiền, cho thấy khả năng định tâm cao.

Nirodha: Diệt, chấm dứt.

Nirodha samaapatti: Diệt Thọ Tưởng Định. Đạt được sự diệt. Đây là loại định tâm mà chỉ có vị A-la-hán hay A-na-hàm mới có thể vào được.

Niivarana: Chướng ngại, Triền cái. Có năm chướng ngại trên đường giải thoát, giác ngộ: Tham ái, sân hận, giao động hối hận, dã dượi buồn ngủ và hoài nghi.

[O]

Ottappa: Ghê sợ tội lỗi. Không muốn làm điều ác vì sợ hậu quả tai hại của nó; đây là thái độ của người trí.

[P]

Pabbajita: Xuất gia hay từ bỏ. Người từ bỏ đờ sống thế tục để diệt trừ phiền não.

Pacceka Buddha: Độc Giác Phật. Tự mình giác ngộ, nhưng sau khi giác ngộ không thể giảng dạy cho người khác.

Paccakkha-~naa.na: Tri giác tuệ. Tri giác do kinh nghiệm trực tiếp. Tuệ giác trực tiếp. Đồng nghĩa với chữ Vipassanaa.

Paa.li: Ngôn ngữ dùng để ghi kinh điển Phật giáo, gần với tiếng Magadhii (Ma-kiệt-đà). Đây là ngôn ngữ mà Đức Phật và các đệ tử của Ngài dùng để giảng dạy và nói chuyện hằng ngày.

Paamojja, paamujja: Khinh hỉ hay thiểu hỉ. Loại hỉ đầu tiên trong năm loại hỉ.

Pancendriya: Ngũ căn. Một từ về thiền để chỉ năm tâm sở: Tín, Tấn, Niệm, Định, Huệ.

Pa~n~naa: Trí tuệ. Trí tuệ trực giác về chân lý tối thượng.

Paramattha dhamma: Thực tại tuyệt đối. Chân đế. Đối tượng được nhận biết một cách trực tiếp không qua khái niệm. Có ba loại chân đế: hiện tượng vật chất, hiện tượng tâm và Niết bàn.

Paramatha sacca: Chân lý tuyệt đối. Cùng nghĩa với paramattha dhamma. (phản nghĩa với sammuti sacca).

Paaramii: Ba-la-mật. Hoàn hảo. Sức mạnh thanh tịnh nội tâm được phát triển và tích lũy qua nhiều đời. Có mười ba-la-mật: daana (bố thí), siila (trì giới), nekkhama (xuất gia hay khước từ), pa~n~naa (trí tuệ), viiriya (tinh tấn), khanti (nhẩn nhục), sacca (chân thật), adhi.t.thaana (quyết định), mettaa (tâm từ) và upekkhaa (tâm xả).

Parinibbaana: Bát Niết Bàn, Vô Dư Niết Bàn. Một vị Phật hay A-la-hán khi còn sống thì có Hữu Dư Niết Bàn, lúc rời bỏ thân thể này thì gọi là Vô Dư Niết Bàn.

Parisuddhi sukha: Tịnh lạc. Hạnh phúc an lạc không trộn lẫn với phiền não. Niết bàn.

Passaddhi : Thư thái. Chi thứ năm trong thất giác chi.

Paticca samuppaada: Thập nhị nhân duyên.

Paatimokkha: Giới bổn, Ba-la-đề-mộc-xoa. Giới luật được ghi trong tạng Luật (227 giới cho Tỳ khưu và 311 giới cho Tỳ khưu ni), tạng đầu tiên trong Tam Tạng Paa.li. Chư Tăng Ni mỗi tháng phải tụng giới bổn hai lần vào ngày mười bốn và ba mươi mỗi tháng

Peta: Ngạ quỉ. Quỉ đói. Loại quỉ không có hạnh phúc.

Phala: Quả. Tâm xảy ra tiếp theo đạo tâm, tiếp tục thấy Niết Bàn, và trong khi đó thì phiền não bị loại trừ.

Phassa: Xúc, một tâm sở phát sanh khi tâm tiếp xúc với đối tượng.

Pin.dapaata: Trì bình hay khất thực: chư tăng ôm bát nhận cơm cúng dường của bá tánh.

Piiti: Hỉ. Nhờ tâm trong sáng thanh tịnh nên thân và tâm có cảm giác nhẹ nhàng thích thú.

Puthujjana: Thế tục, phàm nhân.

[R]

Raaga: Dục ái. Tham ái.

Ruupa: Sắc, vật chất.

[S]

Saddhaa: Đức tin, Tín.

Sahagata: Đi kèm với. Phối hợp với.

Sakadaagaami: Tư-Đà-Hàm. Nhất Lai. Tham ái và sân hận của vị có quả thánh thứ hai đã yếu kém nên chỉ còn tái sinh một lần.

Samatha bhaavanaa: Thiền vắng lặng. Thiền An Chỉ. Hành thiền theo bốn mươi đề mục nhằm mục đích đạt được tâm vắng lặng. Bình an do chế ngự được một số phiền não và chướng ngại.

Samaadhi: Định. Trạng thái của tâm trụ trên một đối tượng duy nhất. Có ba loại Định: chuẩn bị (Parikamma), cận định (upacaara) và định (jhaana hay appanaa). Chi thứ sáu trong Thất Giác Chi.

Saama.nera: Sa di.

Saama.nerii: Sa di ni.

Samatha jhaana: Nhập Định. Tâm hoàn toàn an trú trong một đề mục duy nhất. ở trong tình trạng hoàn toàn an tịnh, tĩnh lặng, tâm thấm nhập vào đề mục.

Sa"mbojjha"nga: Thất giác chi. Bảy yếu tố giác ngộ. Bảy nhân sinh quả bồ đề gồm: Chánh niệm (sati), Trạch pháp (dhamma vicaya), tinh tấn (viiriya), hỉ (piiti), Thư thái (passaddhi), định (samaadhi) và xả (upekkhaa).

Sammaa-di.t.thi: Chánh kiến. Kiến thức chân chánh.

Sammaa-kammanta: Chánh nghiệp. Hành động chân chánh: Không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh.

Sammaa-sambuddha: Tam-miệu tam-bồ-đề. Chánh đẳng chánh giác, tự mình ngộ lấy không thầy chỉ dạy.

Sammasana-~naa.na: Tư duy trí. Tuệ thấy rõ: vô thường, khổ não, vô ngã. Đạt tuệ này, thiền sinh thấy rõ sự tan rã, sự biến mất một cách nhanh chóng của đối tượng. Với sự thấy rõ này, thiền sinh kinh nghiệm trực tiếp rằng tất cả mọi vật đều vô thường, bất toại nguyện và không có tự ngã. Được gọi là "liễu tri" vì thiền sinh tự mình thấy rõ chân lý căn bản.

Sammaa vaacaa: Chánh ngữ. Lời nói chân chánh: lời nói thành thật, lời nói đem lại sự đoàn kết, lời nói dịu dàng, lời nói hữu ích.

Sa"mpajja~n~na: Giác tỉnh. Biết mình. Hiểu biết sáng suốt.

Samsaara: Vòng luân hồi. Vòng tham ái và đau khổ do không hiểu biết chân lý

Samudaya: Khởi sinh.

Samudaya dhamma: Pháp duyên sinh.

Samutti sacca: Tục đế. Sự thật thế tình. Ngược với chân đế: sự thật tuyệt đối. Tục đế dính mắc quan niệm, vào danh từ như cho rằng có tôi, anh, chị, ghế, bàn, sông, núi ... Chân đế nhìn đúng bản chất của sự vật nên không có tôi, anh, chị, ghế, bàn, sông, núi ... mà chỉ có vật chất và tinh thần thuần túy hay danh và sắc hoặc thân và tâm

Sangha: Tăng già. Chúng. Cộng đồng tu sĩ Phật giáo gồm những nhà sư ăn mặc theo Phật, tu trì Giới (227 giới), Định, Huệ.

Sa"nkhaara: Hành. Trong thập nhị nhân duyên thì hành có nghĩa là tác ý. Trong ngũ uẩn thì hành chỉ cho năm mươi tâm sở. Hành còn có nghĩa là danh sắc hay các pháp có điều kiện, chẳng hạn như câu: Các pháp hành đều vô thường, hãy tinh tấn, chớ phóng dật. Chữ hành ở đây có nghĩa là các pháp có điều kiện hay danh sắc

Sa"nkhaara paramattha dhamma: Chân lý tuyệt đối về các pháp có điều kiện. Hiện tượng danh sắc hay thân tâm được trực tiếp thấy rõ, không xuyên qua tư duy hay khái niệm.

Sa"nkhaarupekkhaa~naa.na: Tuệ xả. Có tâm xả thọ đối với tất cả mọi pháp (duyên sinh). Một trong những tuệ giác cao nhất trong thiền minh sát. Một trạng thái quân bình nội tâm tinh tế không bị ảnh hưởng bởi các cảm thọ vui khổ.

Sa~n~naa: Tưởng. Ttri giác, ý niệm, quan kiến, trí nhớ.

Santi sukha: Tịnh lạc. Hạnh phúc tịch tịnh. Một từ để chỉ kinh nghiệm Niết bàn.

Saariputta: Xá-lợi-phất. Một trong hai đại đệ tử của Phật, có trí tuệ bậc nhất.

Sati: Chánh niệm. Ghi nhớ đúng đắn. Chi thứ nhất trong thất giác chi.

Satipa.t.thaana: Tứ niệm xứ. Bốn căn bản của chánh niệm: niệm thân, niệm thọ, niệm tâm và niệm pháp.

Satipa.t.thaana Sutta: Kinh Tứ niệm xứ. Một bài kinh trong đó Đức Phật chỉ dạy cách thực hành chánh niệm.

Sayadaw: Đại sư. Một danh từ của người Miến Điện để tôn xưng một thiền sư hay một vị trụ trì.

Siila: Giới. Đức hạnh.

Siilashin: Tu nữ Miến Điện, giữ tám hay mười giới, Mặc y phục vàng, hồng hay nâu.

Sona Therii: Tên một vị tỳ khưu ni. Bị con cái ruồng bỏ, bà Sona vào chùa tu và đắc quả.

Sotaapanna: Tu-đà-huờn, Nhập lưu. Đắc quả thánh thứ nhất, kinh nghiệm Niết Bàn lần đầu tiên, dứt trừ ba dây trói buộc: thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ. Vì các phiền não đã yếu nên vị Tu-đà-huờn không bị tái sinh vào bốn cõi dữ. Còn gọi là Thất Lai vì vị Tu-đà-huờn chỉ còn tái sinh tối đa bốn kiếp.

Subhadda: Một tu sĩ ngoại đạo trở thành người học trò cuối cùng của Đức Phật. Subhadda trở thành một vị tỳ kheo Phật giáo trước khi Phật nhập Niết Bàn độ vài giờ đồng hồ.

Sukha: Lạc, hoan hỉ, cảm giác vui vẻ. Chi thứ tư trong tầng thiền định thứ nhất.

Sumedha: tên một vị ẩn sĩ giữ hạnh bồ tát để trở thành một vị Phật toàn giác. Đây là vị bồ tát tiền thân Phật Thích Ca.

Sutta: Kinh. Ghi lại những lời giảng của Đức Phật. Tạng thứ hai trong Tam Tạng Paa.li.

[T]

Ta.nhaa: Ái dục, tham ái, lòng tham muốn dẫn đến tái sinh.

Theravaada: Nguyên ngữ là lời dạy của những vị trưởng lão. Trưởng lão bộ, Bảo thủ bộ, Thượng tọa bộ hay Phật giáo Nguyên thủy. Một tông phái duy nhất trong số mười tám tông phái còn lại sau khi Phật Niết bàn. Các vị trưởng lão tụng đọc lại tất cả những lời dạy của Đức Phật vào kỳ kết tập Tam Tạng lần thứ nhất, ba tháng sau khi Phật Niết bàn. Những lời dạy này được nhóm trưởng lão bảo thủ lưu giữ cho đến ngày nay. Phật Giáo Nguyên Thủy được duy trì và phổ biến tại các xứ Miến Điện, Thái Lan, Kampuchia, Lào, và Tích Lan.

Tatra majjhattataa: Quân bình nội tâm. Một khía cạnh của tâm xả.

Taavatimsa: Cõi trời Đao Lợi còn gọi là cõi trời Tam thập tam thiên: cõi trời của ba mươi ba vị trời. Đây là cõi trời mà Đức Phật thuyết vi diệu pháp cho Phật mẫu nghe. Hoàng hậu Maya sau khi chết tái sinh vào cõi trời này.

Thera: Trưởng lão tăng. Thường được dùng để trước tên những vị Tăng cao hạ để bày tỏ lòng kính trọng.

Therii: Trưởng lão ni. Thường được dùng để trước tên những vị Ni cao hạ để bày tỏ lòng kính trọng.

Thina: Dã dượi.

Thina middha: Dã dượi buồn ngủ. Dã dượi và buồn ngủ thường đi đôi với nhau. Dã dượi là tâm co rút lại như lông gà đặt gần lửa thì bị teo lại. Buồn ngủ là một tâm thụ động đi theo dã dượi. Thiina middha là chướng ngại thứ tư trong năm chướng ngại, là đạo binh thứ năm trong mười đạo binh ma.

Tipi.taka: Tam tạng kinh. Gồm ba tạng: Luật (Vinaya) giới điều, (những qui luật mà tăng Ni phải hành trì), Kinh (Sutta) và Vi diệu pháp (Abhidhamma)

Tisara.na: Tam qui. Qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng.

[U]

Uddhacca kukkucca: Trạo hối. Bất an giao động và hối hận. Chướng ngại thứ tư trong năm chướng ngại

Uddhata: Bất an, nguyên nghĩa là giao động.

Udaka Raamaputta: Một thiền sư nổi tiếng thời Đức Phật, một trong hai vị thầy của Bồ tát Sĩ Đạt Ta.

Upaadaana: Chấp thủ. Tâm tham ái dính chặt vào đối tượng không buông rời

Upasama: Bình an, tĩnh lặng

Upekkhaa: Xả. Quân bình năng lực. Đặc tính của tâm thăng bằng không nghiêng về một thái cực nào. Chi thứ bảy trong thất giác chi.

[V]

Vaya dhamma: Pháp diệt.

Vedanaa: Thọ hay cảm thọ.

Vicaara: Tứ hay Sát. Một khía cạnh của sự định tâm bao gồm tâm "chà xát" trên đối tượng. Yếu tố thứ hai trong tầng thiền định đầu tiên.

Vicikicchaa: Hoài nghi. Tâm mệt mỏi vì phân vân không quyết và ức đoán. Chướng ngại thứ năm trong năm chướng ngại. Đạo binh ma thứ bảy trong mười đạo binh ma.

Vikkhambhana viveka: Tị phiền não ẩn cư. Trạng thái phiền não bị yếu kém trong một thời gian. Đây là kết quả của thân ẩn cư và tâm ẩn cư.

Vinaya: Luật (xem Paa.timokkha)

Vi~n~naa.na: Thức.

Vipaaka: Quả của nghiệp. Những điều kiện sinh khởi do hành động quá khứ

Vipassanaa: Thiền minh sát. Nguyên nghĩa: 'thấy bằng nhiều cách'. Năng lực quán sát đối tượng thân tâm qua ánh sáng của vô thường, khổ não và vô ngã.

Vipassanaa jhaana: 1) Tiếp tục chú tâm vào bản chất thật sự (chân đế) của sự vật không xuyên qua sự suy nghĩ hay khái niệm. 2) Trụ tâm vào các đề mục thay đổi, nhưng vẫn chú tâm khắn khít vào đặc tính vô thường, khổ và vô ngã.

Vipassanaa kilesa: Minh sát phiền não. Đây là những loại phiền não khởi sinh lúc thiền sinh đạt đến tuệ giác thấy rõ sự sinh diệt mau chóng của các hiện tượng. Hỉ lạc phát sinh vào lúc này. Minh sát phiền não bao gồm sự nắm giữ những kinh nghiệm hỉ lạc do việc hành thiền đem lại mà không biết rằng mình đang dính mắc vào chúng.

Viiraana"m bhaavo: Dũng cảm. Đặc tính của một anh hùng. Đây là từ để chỉ sự dũng cảm tinh tấn trong việc hành thiền.

Virati: Sự thu thúc, sự kiêng cử.

Viriya: Tinh tấn. Năng lực hay sự tinh tấn liên tục hướng tâm đến đối tượng. Được rút ra từ chữ anh hùng. Chi thứ ba trong thất giác chi.

Visuddhi Magga: Thanh Tịnh Đạo. Một cuốn sách viết về Thiền do Ngài Buddhaghosa soạn vào thế kỷ thứ tư sau Công nguyên.

Vitakka: Tầm: Một khía cạnh của định tâm, tâm hướng về đối tượng, dính trên đối tượng và đặt trên đối tượng. Chi thứ nhất của tầng thiền định đầu tiên.

Viveka: ẩn cư. Một từ chỉ trạng thái an tịnh tĩnh lặng, xuắt hiện khi tâm được an trú và bảo vệ không bị phiên não quấy nhiễu.

Vivekaja piiti sukha: ẩn cư hỉ lạc. Hỉ lạc, hạnh phúc do sự ẩn cư đem lại. Một từ để chỉ hai chi thiền thứ ba và thứ tư của tầng thiền định đầu tiên, được xem như phối hợp chung với nhau.

Vyaapaada: Sân hận. Chướng ngại thứ hai trong năm chướng ngại.

[Y]

Yogi: Thiền sinh.

Source: Như Lai Thiền Viện
Tathagata Meditation Center,

San Jose, California, U.S.A.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]