Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 5: Quan Ðiểm của Pháp Sư Tịnh Không

22/05/201112:30(Xem: 8251)
Chương 5: Quan Ðiểm của Pháp Sư Tịnh Không

PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG,
Người Có Công Phục Hưng Tông Tịnh Ðộ ThờiHiện Đại
Thích Nguyên Tạng

Chương 5

Quan Ðiểm của Pháp Sư Tịnh Không

“Thành thực, Thanhtịnh, Bình đẳng, Giác ngộ, Từ bi, Sáng suốt, Xả ly, Giải thoát, Hòa hợp vớihoàn cảnh và Quán tưởng Phật A Di Ðà”. Mười phẩm tính này là những quy tắc cănbản từ lời dạy của Pháp Sư Tịnh Không. Không những Ngài không hề mệt mỏi hướngdẫn mọi người đạt được những phẩm tính này, mà suốt cuộc đời Ngài đã làm gươngcho họ. Từ lần thuyết pháp đầu tiên của Ngài ở Ðài Loan, đến nay Ngài đã hoằngpháp liên tục trong 40 năm.

Với đại hạnh nhẫnnhục, Ngài đã giảng giải cho mọi người rằng: “Phật giáo là nền giáo dục đạo đứcvà hoàn hảo nhất do Ðức Phật truyền dạy cho chúng sinh trong ba cõi. Thứ hai,Phật Thích Ca là một nhà giáo dục tự nguyện và có trách nhiệm. Thứ ba, Phậtgiáo không phải là một tôn giáo hay triết lý, mà chính yếu là cho thế giới ngàynay”.

Ngài ủng hộ cho nhữngý tưởng PG là một nền giáo dục, hiếu kính tổ tiên, cha mẹ, tôn kính thầy tổ vàtôn trọng những giá trị cổ truyền. Trong việc truyền bá giáo lý của Ðức Phật,Ngài đã du hành khắp thế giới, chủ yếu là ở Trung Hoa, Ðông Nam Á, Úc Châu vàBắc Mỹ. Ngài đã được nhiều người trên thế giới kính trọng và đã được các hộiđoàn và cơ sở giáo dục ca ngợi. Nguyên tắc và triết lý phong phú, thâm diệu củaPháp Sư Tịnh Không được trình bày tóm tắt như sau:

Truyền bá giáo lý của Ðức Phật qua giáo dục

Thiết lập Cơ Quan giáodục Phật Ðà:

Dưới sự hướng dẫn củaPháp Sư Tịnh Không, Hội Pháp Thí Hoa Tạng được thành lập năm 1962. Mục đích củaHội này là in ấn và phân phát miễn phí kinh điển cũng như các sách về luân lývà đạo đức. Tháng giêng năm 1985, cơ quan giáo dục Phật Ðà chính thức thành lậpở Ðài Bắc. Mục đích của cơ quan này là phát huy luân lý đạo đức và giúp mọingười phát tâm từ bi với chúng sinh. Tổ chức thực hiện việc này bằng cách phânphối miễn phí kinh sách, băng ghi âm, ghi hình cũng như bảo trợ những cuộcthuyết giảng về PG và tài trợ học bổng.
Cơ quan đã ấn hành“Ðại Tạng Kinh”, các Kinh, Luật, Luận của chư Phật tổ, Tứ Thư Ngũ Kinh củaKhổng Tử, các sách phát huy luân lý đạo đức, giá trị cổ truyền Trung Hoa. Nhữngsách này đã được phân phát khắp Á châu, Úc châu, Âu châu và Phi châu. Chỉ riêngnăm 1998, đã có hơn hai trăm nhóm trên khắp thế giới nhận được kinh sách vàbăng từ của cơ quan. Hơn hai mươi tám ngàn thùng chứa khoảng một triệu bảy trămngàn Kinh sách các loại đã được phân phối.

Phật Giáo là một nềnGiáo dục:

Dưới sự hướng dẫn củaPháp Sư Tịnh Không, mỗi Hội Phật Ðà mới thành lập nên xem nhiệm vụ trước hếtcủa mình là phân phối kinh sách, băng từ và những phương tiện vật chất giúp đỡmọi người hiểu rằng PG là một nền giáo dục, một lối sống. Pháp Sư Tịnh Khôngluôn nói rằng PG đã bị hiểu lầm là một tôn giáo, mà lại là một tôn giáo đathần. Ngày nay nhiệm vụ trước hết của mỗi Phật tử chúng ta là làm sáng tỏ vàhiểu rõ sự liên hệ giữa Ðức Phật và chúng ta. Chúng ta gọi Phật Thích Ca là mộtvị Thầy nguyên thủy của mình; Ðức Phật và chúng ta có sự liên hệ như thầy trò.Ðiều này khác với các tôn giáo có liên hệ như cha con hay có liên hệ như chủtớ. Phật giáo là một nền giáo dục có tính nghệ thuật cao. Mỗi bức tranh hayhình tượng Phật, Bồ Tát, mỗi nghi lễ là một sự biểu trưng hoàn hảo cho nhữnggiáo lý của Ðạo Phật. Tất cả những cái đó tượng trưng cho những đặc thù thâmdiệu của Phật Giáo. Khi bước vào một ngôi chùa, chúng ta sẽ thấy tượng Bồ TátDi Lặc tôn trí ở giữa Chánh điện. Với nụ cười sảng khoái và cái bụng to, ngàibiểu lộ ý tưởng cho rằng để học và thực hành Phật Pháp trước hết chúng ta phảihọc cách phát tâm hoan hỷ và phóng khoáng, có lòng bao dung, hiểu biết và khôngthiên vị đối với mọi người.
Bốn vị Hộ Pháp, bốn vịÐại Bồ Tát và mười tám vị La Hán, cũng như nước, hương, đèn, hoa, quả, tất cảđều tượng trưng cho những lời Phật dạy. Còn việc lễ bái chư Phật, Bồ Tát, đốtnhang, quỳ lạy các Ngài để cầu tài lộc hay thăng quan tiến chức là một loạisinh hoạt mê tín và là một sự xúc phạm đến chư Phật và chư Bồ Tát. Mọi sự vậtđều hiện hữu theo luật nhân quả. Nếu không hiểu giáo lý nhân quả, không làmtheo lời dạy của Ðức Phật mà chỉ lễ bái một cách mù quáng thì chúng ta đã đingược lại với mục đích của Phật Pháp.

Trong bốn mươi năm,Pháp Sư Tịnh Không đã liên tục truyền bá chánh pháp và giải thích rằng Phậtgiáo là một nền giáo dục. Cư Sĩ Hạ Liên Cư đã đặt tên cho các Hội là Trung TâmTịnh Ðộ Học, một tên khác của các Hội Phật Ðà. Những ý tưởng này, vốn phát sinhsau thế chiến thứ hai chỉ đựợc thực hiện khi Pháp Sư trình bày ý tưởng PG làmột nền giáo dục, đưa ý tưởng của Ngài Hạ Liên Cư vào cuộc sống hiện thực.

Học bổng dành choTrung Hoa, quê hương của Pháp Sư Tịnh Không:

Pháp Sư Tịnh Không đãlàm rất nhiều việc cho giáo dục nói chung. Năm 1993, Ngài đã thiết lập và tàitrợ Học Bổng Hoa Tạng (Hwa Dza) ở Ðại học Bắc Kinh, Ðại học Phục Ðán (Fudan),Ðại học Liêu Ninh (Liaoling), Ðại học Phổ thông Nam Kinh và Ðệ nhất Cấp TrungHọc Nam Kinh (trường cũ của Ngài Tịnh Không). Năm 1998, Pháp Sư Tịnh Không cũngthiết lập quỹ cấp Học Bổng Hiếu Kính Thành cho 30 trường học. Trong 5 năm, Ngàiđã cấp học bổng cho 88 trường học khắp Trung Hoa, bao gồm 30 đại học sư phạm,29 đại học, hai đại học y khoa, 24 trường sơ trung và ba trường tiểu học. Mỗinăm Ngài biếu tặng trên 200 ngàn Mỹ kim để tài trợ cho học bổng.

Từ việc cấp học bổngnày, chúng ta có thể thấy các Ðại Học Sư phạm huấn luyện các giáo viên là nhữngtrường chính yếu được hưởng học bổng Hoa Tạng và Hiếu Kính Thành. Pháp Sư hoàntoàn đồng ý với câu nói trong Kinh Lễ rằng “giáo dục là điều kiện thiết yếunhất để xây dựng quốc gia và lãnh đạo nhân dân”. Ngài tin rằng giáo dục là nhântố quan trọng để quốc gia được cường thịnh. Phát triển ngành giáo dục là côngviệc hàng đầu để tăng tiến nền văn minh, ổn định xã hội và cải thiện đời sống.Người giáo viên có phẩm chất và đạo đức cao sẽ giữ vai trò quan trọng trongviệc đạt được những thành quả nói trên.

Bất hạnh thay, trongxã hội ngày nay, chúng ta đang để mất đi những giá trị cổ truyền, chúng ta cầnphải một lần nữa nhấn mạnh sự quan trọng của giáo dục, trong việc dạy những giátrị cổ truyền để con cháu chúng ta tự hào với nền văn hóa, di sản và tổ quốccủa chúng. Thông qua giáo dục, mọi người sẽ dần dần mở mang trí óc, trở nênkhoan dung với người khác, kế thừa, phát huy những phẩm chất ưu việt truyềnthống và của những quốc gia khác. Như vậy tương lai của nhân loại và tổ quốc sẽxán lạn và đầy triển vọng đều phát xuất từ nền tảng giáo dục. Giáo viên làchiếc cầu nối liền quá khứ với hiện tại và từ Tây phương đến Ðông phương. Ðểthành tựu việc này, chúng ta cần phải có sự hỗ trợ của chính phủ và các kỹ nghệgia cũng như xã hội.

Ðào Tạo người kế thừaPhật Giáo

Sự quan trọng củangười kế thừa Phật giáo:

Chủ tịch Hội Phật GiáoTrung Hoa, ông Triệu Phác Sơ (Pu Chua Zhao) đã có lời kêu gọi đơn giản mà hùnghồn tại Hội nghị Giáo Dục PG Trung Hoa ở Thượng Hải năm 1991 “Ðiều quan trọngnhất cho tương lai PG Trung Hoa là, thứ nhất, chúng ta cần đào tạo những ngườikế tục PG; thứ nhì, chúng ta cần đào tạo những người kế tục PG; thứ ba, chúngta cần đào tạo những người kế tục PG”. Bài diễn văn nhiệt thành và thẳng thắncủa ông đã làm cho thính giả cảm động sâu xa.

Sau buổi nói chuyệncủa ông, Phật tử Trung Hoa chỉ nghĩ tới và tìm cách thực hiện ý kiến của ông.Kết quả nhiệt tình đó là việc thiết lập nhiều Phật học viện mới, những cơ sởmọc lên như măng tre sau cơn mưa. Những trường này đào tạo những người kế thừaPG để chăm sóc tự viện và làm giáo viên, giảng viên, được cử tới những tự việnkhắp Trung Hoa. Những người kế thừa có tài năng này sẽ đảm bảo một tương laitươi sáng cho PG Trung Hoa và do lời kêu gọi của ông Triệu Phác Sơ.

Từ lâu Pháp Sư TịnhKhông đã mong ước sâu xa rằng một ngày nào đó Ngài sẽ có thể trở về Trung Hoađể hỗ trợ việc giáo dục cho đồng bào của mình. Không may là do nhiều lý do khácnhau, điều mong ước đó đã không thể thực hiện được, ngày nay hoài bảo ấy đã trởthành hiện thực, nên Pháp sư đang tập trung để hổ trợ cho Phật Giáo Trung Hoa.

Mở Khóa đào tạo giảngviên

Pháp Sư Tịnh Khôngđược mời sang Hồng Kông thuyết giảng vào năm 1977 và Singapore năm 1987. Kếtquả là việc thuyết pháp mỗi năm ở hai nơi này tạo điều kiện cho Ngài phát triểnnhiều liên hệ vững chắc. Tháng năm, 1995, Hội PG Singapore và Hội Phật Ðà đãthành tâm thỉnh cầu Ngài đến thuyết pháp và mở lớp đào tạo những thuyết trìnhviên. Khi được biết rằng tất cả các đại đức ở khóa thứ nhất đều là đồng hươngcủa mình, Ngài đã vui mừng, vì điều mong ước đào tạo thuyết trình viên TrungHoa của Ngài đã trở thành hiện thực.

Sau khi khóa thứ nhấtkết thúc và với sự khuyến khích và giúp đỡ của Pháp Sư Tịnh Không, chín Tỳ kheođều vui vẻ trở về Trung Hoa. Tin tức về sự thành công của khóa đào tạo này gâynhiều quan tâm ở Trung Hoa. Kết quả là khi khóa thứ hai được thông báo, sốngười ghi tên tham dự nhiều hơn con số dự định. Pháp Sư Tịnh Không và ông LýMộc Nguyên (Bock-Guan Lee), Chủ tịch Hội Phật Ðà ở Singapore đồng ý tăng thêmsố chỗ và thông báo rằng sẽ dành ưu tiên cho những người ghi tên trước. Như vậyvào năm 1996, khóa thứ hai tăng lên 30 Tăng sinh đến từ các tỉnh và thành phốkhác nhau khắp Trung Hoa. Tiếp đó là khóa thứ ba mở vào tháng chín năm 1997 vàkhóa thứ tư mở tháng ba năm 1998. Tổng cộng các khóa đào tạo cho hơn 70 đại đứcvà cư sĩ từ Trung Hoa, Hoa Kỳ, Thái Lan, Phillipine và Mã Lai. Họ trở về tựviện của mình hoặc được mời đi thuyết giảng ở những nơi khác. Sự thành côngtrong công việc đào tạo người thuyết giảng mới hữu ích cho công cuộc truyền báPhật Pháp, và chắc chắn hỗ trợ việc đưa tinh thần đổi mới vào PG Trung Hoa.

Mở Khóa Dạy Kinh HoaNghiêm:

Năm 1998, Ông Lý MộcNguyên cung thỉnh Pháp Sư Tịnh Không giảng Kinh Hoa Nghiêm cho Hội PGSingapore. Khi Pháp Sư Tịnh Không nhận lời mời, các hành giả khắp nơi trên thếgiới đều hân hoan. Hội PG đã ủy nhiệm cho Khoa Kiến Trúc Ðại học Tong-Ji tạiThượng Hải vẽ hai tòa tháp bằng đồng, đúc ở Trung Hoa rồi chuyển tới Hội ởSingapore, nơi tôn trí hai bảo tháp này. Hai tòa tháp này được đúc bằng đồng,được xem là tháp đồng cao nhất thế giới, được làm để kỷ niệm cho nhữngbài thuyết giảng về Kinh Hoa Nghiêm, một bộ Kinh được coi là có tư tưởngbao quát nhất trong tất cả những kinh điển PG, một giáo lý viên mãn. Chươngtrình thuyết pháp này sẽ chiếm một thời gian từ một năm tới mười năm. Việcgiảng sâu rộng này đã chưa được hoàn thành trong hai trăm năm qua.

Hiện tại có mười haiđại đức trong khóa nghiên cứu Hoa Nghiêm. Ða số họ đã tham dự những khóa đàotạo thuyết trình viên trước đây. Bây giờ họ nghe thuyết giảng, thảo luận và ghichú về cuốn kinh, soạn bài và thuyết pháp, viết bài cho tạp chí Giáo dục PG,học tiếng Anh và học vi tính.

Thiết Lập Trường GiáoDục Phật Giáo:

Cuối năm 1998, Pháp SưTịnh Không và ông Lý Mộc Nguyên chính thức lập kế hoạch thành lập Trường Giáo DụcPG, là trường đầu tiên thuộc loại này ở Singapore. Trong thời gian này, tất cảnhững văn bản công trình đã được hoàn thành và được trình cho Bộ Giáo Dục đểđược chấp thuận. Nhiệm vụ của trường là “học làm giáo viên tốt và làm gương chomọi người”. Nơi đó sẽ có ba lớp: lớp thứ nhất là các lớp dự bị, ba năm kế tiếplà các lớp cao cấp và ba năm cuối là các lớp hậu tốt nghiệp. Nguyên tắc, nộidung và phương pháp giảng dạy của chương trình sẽ rất khác với trường Phật họcthông thường. Sinh viên sẽ học một cuốn Kinh, từng phần một. Sau khi học xongmột bài với sự chấp thuận của giáo sư, sinh viên sẽ học tiếp bài kinh kế đó.

Phương pháp này tậptrung vào một cuốn kinh, tạo điều kiện cho sinh viên học và nghiên cứu sâu cuốnkinh chính của họ. Sinh viên có thể dự thính các lớp dạy những kinh khác nhưngkhi họ đã chọn kinh chính thức thì không được thay đổi. Không giống như nhữnglớp khác các giáo sư sẽ giảng giải tất cả; với chương trình này, sinh viên tựnghiên cứu tài liệu học, soạn bài, thuyết trình, nghe các bạn học nhận xét vàsửa chữa bài soạn của mình.

Lúc đầu bài thuyếttrình chỉ dành riêng cho các bạn học. Một khi bài soạn đã được sửa chữa theolời bình của các bạn cùng lớp, sinh viên sẽ thuyết trình chính thức với thínhgiả công chúng. Khi học xong mỗi học phần, giáo sư sẽ cho điểm kết quả nghiêncứu của sinh viên để quyết định họ có thể tiếp tục với học phần kế tiếp haykhông.

Pháp Sư Tịnh Không hyvọng rằng phương pháp dạy theo truyền thống Trung Hoa này sẽ đào tạo một thế hệmới những giảng viên Phật học với trình độ cao, thông thạo giáo lý, thông hiểuý nghĩa của giáo lý, và là khuôn mẫu cho các trường Phật học khác. Cách tốtnhất để thành tựu mục tiêu ngày hôm nay là học các ngôn ngữ và các nền văn hóakhác và có khả năng ứng dụng kỹ thuật hiện đại để mang nền giáo dục PG tới mọingười trên khắp thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]