Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24-1. Phẩm Cao tràng (1)

02/05/201111:10(Xem: 13229)
24-1. Phẩm Cao tràng (1)

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 1

XXIV.1.Phẩm Cao Tràng(1)

1.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Ngàyxưa, Trời Ðế Thích bảo Trời Ba mươi ba: 'Các Khanh, nếulúc vào cuộc chiến lớn, hễ có tâm sợ hãi, kinh hoàng, cácKhánh hãy quay nhìn lá tràng (cờ) của Ta thì sẽ không sợhãi. Nếu chẳng nhớ lá cờ của ta hãy nhớ lá cờ của Thiênvương Y-sa, vì nhớ cờ đó, người sẽ tiêu hết sự sợhãi. Nếu không nhớ cờ của Ta và cờ của Thiên vương Y-sa,bấy giờ hãy nhớ lá cờ của Thiên vương Bà-lưu-na, vì nhớlà cờ kia, liền tiêu diệt sự sợ hãi'.

Nayta lại bảo các Thầy: Nếu có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Ưu-bà-tắc,Ưu-bà-di, nếu có sợ hãi, lông áo dựng ngược, bấy giờhãy nhớ đến thân Ta, đây là Như Lai Chí Chân Ðẳng ChánhGiác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô ThượngSĩ, Ðạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn xuất hiệnở đời. Nếu ai có sợ hãi, lông áo dựng đứng thì sợhãi ấy liền tự tiêu diệt. Nếu lại chẳng nhớ Ta, bấygiờ nên nhớ Pháp, Pháp của Như Lai rất là vi diệu, là chỗngười trí học. Do nhớ Pháp, liền tiêu diệt sợ hãi. Nếuchẳng nhớ Ta, cũng chẳng nhớ Pháp, bấy giờ nên nhớ Thánhchúng, Thánh chúng, của Như Lai rất là hòa thuận, pháp phápthành tựu, giới thành tựu, tam-muội thành tựu, trí tuệthành tựu, giải thoát thành tựu, giải thoát kiến tuệ thànhtựu; nghĩa là bốn đôi, tám bậc; đây là Thánh chúng củaNhư Lai, đáng kính, đáng thờ, là phước điền của thếgian, đó là Thánh chúng của Như Lai, bấy giờ nếu nhớ Tăngrồi, sự sợ hãi liền tiêu diệt.

Tỳ-kheonên biết, Thích-đề-hoàn-nhân còn có dâm nộ si, mà TrờiBa-mươi-ba nhớ đến chúa mình liền không sợ hãi, huốnglại Như Lai không có tâm dục nộ si, nên nhớ mà có sợ hãisao? Nếu Tỳ-kheo có sợ hãi thì sợ hãi ấy liền tự tiêudiệt. Thế nên các Tỳ-kheo, nên nghĩ nhớ ba bậc Phật, Pháp,Thánh chúng. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

2.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ nước Bạt-kỳ có quỷ tên là Tỳ-sa ở tại nước đórất hung bạo, giết người vô số; hằng ngày giết một người,hoặc ngày giết hai người, ba người, bốn người, năm người,mười người, hai mươi người, ba mươi người, bốn mươingười, năm mươi người.

Bấygiờ các quỷ thần, la-sát đầy dẫy khắp trong nước. Lúcấy nhân dân Bạt-kỳ tụ tập nhau lại mà nói rằng:

- Chúngta phải tránh nước này, đi đến nước khác, chẳng nên ởđây.

Bấygiờ ác quỷ Tỳ-sa biết tâm niệm của nhân dân, liền bảohọ rằng:

- CácNgươi chớ lìa xứ này đến xứ khác. Vì sao thế? Vì trọnchẳng khỏi tay ta. Các Ngươi ngày ngày đem một người dângta, ta sẽ không khuấy rối các Ngươi.

Từđó, nhân dân mỗi ngày đem một người nạp cho ác quỷ kia.Quỷ kia ăn người đó xong, đem hài cốt ném vào núi khác.Về sau, xương đầy hang, suối.

Khiấy, có Trưởng giả tên là Thiện Giác, ở tại nước ấy,lắm tiền nhiều của, tài sản ngàn ức, lừa, ngựa, lạcđà không đếm xiết; vàng bạc, trân bảo, xa cừ, mã não,trân châu, hổ phách cũng không thể đếm. Bấy giờ, Trưởnggiả có con tên là Na-ưu-la, là đứa con duy nhất ông ta rấtyêu quý không rời mắt. Lúc ấy, có kỳ hạn này, đứa béNa-ưu-la đến phiên dâng cho quỷ. Cha mẹ Na-ưu-la tắm rửacho đứa bé này, mặc áo đẹp đem đến bãi tha ma nơi quỷở. Ðến rối, họ khóc lóc, kể lể không thể tả, cùngnói rằng:

- ChưThần, Ðịa thần đều cùng chứng minh. Chúng tôi chĩ có mộtđứa con này, mong các thần minh hãy chứng minh cho, và hai mươitám Ðại quỷ thần vương, hãy gìn giữ đứa bé khỏi nguyác; Và Tứ thiên vương, đều xin cùng được gởi gắm tánhmạng, mong ủng hộ đứa bé này khiến được tai qua nạnkhỏi; cùng Thích-đề-hoàn-nhân, cũng xin hướng về quy mạngPhạm thiên vương nguyện thoát được mạng này, tất cảQuỷ Thần hộ thế, chúng tôi xin quy mạng, cho thoát đượcác này; các đệ tử A-la-hán lậu tận của Như Lai con cũngxin quy mạng, khiến thoát khỏi ách này, con cũng lại quy ycác Bích-chi Phật, không thầy tự giác, khiến thoát đượcách này; con cũng tự quy y đấng Như Lai, là bậc hàng phụcnhững người không hàng phục, độ những người chưa độ,thâu nhận những người chưa được thâu nhận, giải thoátngười chưa giải thoát, những người chẳng nhập Niết-bànkhiến nhập Niết-bàn, người không được cứu liền cứuhộ cho, Ngài làm con mắt cho người mù, làm đại y vươngcho người bệnh. Nếu ở Trời, Rồng, Quỷ thần, tất cảNhân ma và Thiên ma, Ngài là bậc tối tôn, tối thượng phướctốt lành cho người, không ai vượt trên Ngài. Vậy mong NhưLai hãy giám sát cho, xin Như Lai hãy soi thấu lòng thành này.

Bấygiờ, cha mẹ Na-ưu-la liền đem đứa bé này giao cho quỷ rồilui đi. Khi ấy, Thế Tôn dùng thiên nhãn thanh tịnh, lại dùngthiên nhĩ thấu suốt, nghe được lời này, (biết) cha mẹNa-ưu-la khóc lóc không thể kể xiết. Thế Tôn liền dùngsức thần túc đến chỗ ác quỷ ở trong núi kia. Ác quỷở chỗ của quỷ thần tại phía Bắc Tuyết Sơn. Thế Tônvào trụ xứ của quỷ mà ngồi, chánh thân, chánh ý ngồikiết-già. Bấy giờ, đứa bé Na-ưu-la đi dần đến chỗ ácquỷ ở. Bé Na-ưu-la xa trông thấy Như Lai tại trụ xứ củaác quỷ, hào quang rực rỡ, chánh thân, chánh ý, buộc niệmở trước, nhan sắc đoan chánh, kỳ lạ hơn đời, các căntịch tĩnh, được các công đức hàng phục các ma. Các đứcnhư thế chẳng thể tính kể. Ngài có ba mươi hai tướng tốt,tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm thân, như núi Tu-di cao vượtcác đỉnh núi, mặt như mặt trời, mặt trăng, lại cũng nhưánh sáng núi vàng chiếu xa. Cậu bé thấy xong mừng rỡ, hướngđến Như Lai và nghĩ: 'Ðây chắc chẳng phải ác quỷ Tỳ-sa.Vì sao thế? Nay ta thấy Ngài lòng vui mừng hết sức. Nếuđúng là ác quỷ xin tùy ý để cho ăn'.

Bấygiờ Thế Tôn bảo rằng:

- Na-ưu-la,như lời con nói, nay Ta là Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác,đến để cứu con và hàng phục ác quỷ này.

BéNa-ưu-la nghe xong, vui mừng hớn hở không kềm được, liềnđến chỗ Như Lai cúi lạy, rồi ngồi một bên. Thế Tôn thuyếtluận diệu nghĩa cho bé. Luận là luận về thí, luận vềgiới, luận sanh thiên, dục là uế ác, lậu là bất tịnh,xuất gia là cần yếu, trừ các loạn tưởng.

ThếTôn thấy bé Na-ưu-la tâm ý hoan hỉ, tánh nhu nhuyến. Chư PhậtThế Tôn thường thuyết Khổ, Tập, Diệt, Ðạo, nay Thế Tônthuyết đủ cho chú bé. Chú bé ở ngay chỗ ngồi, sạch cáctrần cấu, được pháp nhãn thanh tịnh. Bé đã thấy pháp,đắc pháp, thành tựu các pháp, vâng nhận các pháp không cóhồ nghi, hiểu rõ lời dạy của Như Lai. Bé quy y Phật, Phápvà Thánh chúng mà thọ ngũ giới.

Lúcđó ác quỷ Tỳ-sa trở lại chỗ ở của mình, từ xa ác quỷtrông thấy Thế Tôn ngồi ngay ngắn, tư duy, thân không nghiêngđộng. Thấy rồi, ác quỷ giận dữ nổi mưa, sấm, chớp,sét rền hướng vào Như Lai; hoặc mưa đao kiếm, nhưng lúcchưa rơi xuống đất liền hóa thành hoa sen ưu-bát. Bấy giờquỷ kia càng thêm sân hận, mưa các thứ núi, sông, đá, gạch;lúc rơi xuống đất lại hóa thành thức ăn, thức uống. Quỷkia lại hóa thành voi lớn kêu rống phóng tới Như Lai. Bấygiờ Thế Tôn lại hóa làm sư tử chúa. Quỷ kia lại hóa làmthân sư tử phóng đến Như Lai. Bấy giờ Thế Tôn hóa làmchim cánh vàng lớn. Quỷ kia liền nghĩ: 'Ta có bao nhiêu thầnlực đã hiện hết rồi, nhưng Sa-môn này lông áo vẫn bấtđộng. Nay ta hãy đến hỏi thâm nghĩa'. Rồi quỷ kia hỏiThế Tôn rằng:

- Nayta là Tỳ-sa muốn hỏi thâm nghĩa. Nếu không đáp được sẽnắm hai chân Ngài ném vào biển Nam.

ThếTôn bảo:

- Ácquỷ nên biết, Ta tự quán sát, không có Trời, Người, Sa-môn,Bà-la-môn, như người hay phi nhân nào có thể nắm hai chânTa mà ném vào biển Nam được. Nhưng nay Ông muốn hỏi nghĩathì cứ hỏi đi.

Ácquỷ bèn hỏi:

- Sa-môn!Thế nào là hạnh cũ? Thế nào là hạnh mới? Thế nào làhạnh diệt?

ThếTôn bảo:

- Ácquỷ nên biết: Mắt là hạnh cũ, việc làm ngày xưa duyênvới thọ thành hạnh; tai, mũi, miệng, thân, ý, đây là hạnhcũ, lúc trước tạo duyên với thọ thành hạnh. Này ác quỷ,đó là hạnh cũ.

QuỷTỳ-sa nói;

- Sa-môn!Cái gì là hạnh mới?

ThếTôn bảo:

- Thânngày nay tạo: thân ba, miệng bốn, ý ba. Này ác quỷ, đâylà hạnh mới.

Ácquỷ hỏi:

- Thếnào là hạnh diệt?

ThếTôn bảo:

- Ácquỷ nên biết: Hạnh cũ diệt hết không khởi lên nữa, lạichẳng tạo hạnh, hay giữ hạnh này trọn chẳng sanh, dứthẳn không sót. Ðó là hạnh diệt.

Bấygiờ ác quỷ bạch Thế Tôn rằng:

- Nayta quá đói, sao lại đoạt thức ăn của ta? Ðứa bé này làmón ăn của ta. Sa-môn, hãy trả cho ta đứa bé này.

ThếTôn bảo:

- Khixưa lúc Ta chưa thành đạo, từng làm Bồ-tát, có bồ câubay đến Ta, Ta còn chẳng tiếc thân mạng cứu bồ câu ấykhỏi nạn, huống ngày nay Ta đã thành Như Lai, lại có thểbỏ đứa bé cho Ông ăn thịt? Ác quỷ, nay dù Ông dùng hếtthần lực, Ta trọn chẳng trao cho Ông đứa bé này. Thế nàoÁc quỷ? Dưới thời Phật Ca-Diếp, Ông từng làm Sa-môn, tutrì Phạm hạnh, sau lại phạm giới mà sanh làm ác quỷ này.

Bấygiờ ác quỷ nương oai thần của Phật, nhớ lại các hạnhđã tạo ngày xưa, liền đến chỗ Thế Tôn cúi lạy mà nói:

- Naycon ngu mê, không phân biệt chân ngụy mà sanh tâm này đốivới Như Lai. Cúi mong đức Thế Tôn cho con sám hối.

Thưanhư thế ba bốn lần. Thế Tôn bảo:

- Chấpnhận Ông hối lỗi, chớ có phạm nữa.

Bấygiờ Thế Tôn thuyết pháp vi diệu cho ác quỷ khiến đượchoan hỉ. Ác quỷ dâng mấy ngàn lượng vàng lên Thế Tôn vàbạch Thế Tôn rằng:

- Naycon đem hang núi này cúng cho chiêu đề tăng. Cúi mong Thế Tônnhận cho con và mấy ngàn lượng vàng này.

Nhưthế hai ba lần. Lúc ấy, Thế Tôn liền nhận hang núi rồinói kệ:

Vườnquả thí thanh lương,
Vàlàm cầu đò sông,
Nếuhay tạo thuyền lớn,
Vàcác vật dưỡng sanh,
Ngàyđêm không lười mỏi,
Ðượcphước không thể lường.
Phápnghĩa, giới thành tựu,
Chếtrồi, sanh lên trời.

Quỷkia bạch Thế Tôn:

- Chẳngrõ Thế Tôn còn dạy gì không?

ThếTôn bảo:

- NayÔng nên bỏ hình tướng cũ, đắp ba y làm Sa-môn, vào thànhBạt-kỳ, đi khắp nơi nói lời dạy này: 'Chư Hiền nên biết:Như Lai ra đời, người không chịu hàng phục liền đượchàng phục; độ người không độ được; người không giảithoát khiến biết giải thoát; cứu hộ người không đượccứu; làm con mắt cho người mù, là bậc tối tôn, tối thượng,không ai bằng trong chư Thiên nhân, Thiên long, Quỷ thần, Mahoặc Thiên ma, Nhân và Phi nhân, đáng kính, đáng quý, làmphước điền tốt lành cho người. Hôm nay Ngài đã độ đứabé Na-ưu-la và hàng phục ác quỷ Tỳ-sa. Các Ông nên đếnnơi ấy nghe lời giáo hóa'.

Ácquỷ đáp:

- Xinvâng, Thế Tôn.

Bấygiờ quỷ Tỳ-sa làm Sa-môn, đắp ba y vào các làng xóm nóilời dạy này: 'Hôm nay Thế Tôn độ đứa bé Na-ưu-la và hàngphục ác quỷ Tỳ-sa. Các Ông nên đến nhận lời dạy dỗcủa Ngài'.

Ngaylúc đó, ở nước Bạt-kỳ, nhân dân tụ tập đông đúc.Trưởng giả Thiện Giác nghe lời này xong, vui mừng hớn hởkhông kềm được, liền đem tám vạn bốn ngàn người đếnchỗ Thế Tôn. Ðến nơi, cúi lạy xong ngồi một bên. Bấygiờ, nhân dân Bạt-kỳ, có người lạy chân Phật, có ngườinâng tay. Khi tám vạn bốn ngàn chúng đã ngồi một bên xong,Thế Tôn dần dần thuyết pháp vi diệu cho họ. Luận tứclà luận về thí, luận về giới, luận sanh thiên, dục làtưởng bất tịnh, lậu là họa lớn.

Bấygiờ Thế Tôn quan sát tám vạn bốn ngàn chúng kia, tâm ý vuithích. Chư Phật Thế Tôn thuyết pháp Khổ, Tập, Diệt, Ðạo,Ngài đem pháp này thuyết cho tám vạn bốn ngàn chúng kia. Tấtcả ở ngay trên tòa các trần cấu sạch hết, được phápnhãn thanh tịnh giống như áo trắng sạch dễ nhuộm màu. Támvạn bốn ngàn chúng này cũng lại như thế. Các trần cấusạch, được pháp nhãn thanh tịnh, đắc pháp, thấy pháp,phân biệt các pháp không có hồ nghi, được không chỗ sợ,họ tự quy y Tam bảo Phật, Pháp, Thánh chúng mà thọ ngũ giới.

Trưởnggiả cha của Na-ưu-la bạch Thế Tôn:

- Cúimong Thế Tôn nhận lời thỉnh cầu của con.

Lúcấy Thế Tôn yên lặng nhận lời. Trưởng giả thấy ThếTôn yên lặng nhận lời, liền từ chỗ ngồi đứng lên, cúilạy rồi lui về nhà, bày các thức ăn uống bao nhiêu vị.Sáng sớm hôm đó ông tự đến bạch Phật rằng đã đếngiờ.

Bấygiờ, Thế Tôn đúng giờ, đắp y ôm bát vào thành bạt-kỳ,đến nhà Trưởng giả, lại tòa mà ngồi. Trưởng giả thấyThế Tôn đã ngồi yên, ông tự mình châm chước các thứcăn uống. Khi thấy Phật ngọ trai xong, ông đem nước trongsạch đến, rồi lấy một chiếc ghế đến trước Như Laingồi, bạch Thế Tôn:

- Lànhthay, Thế Tôn! Nếu bốn bộ chúng cần y phục, thức ăn uống,giường nằm, thuốc men trị bệnh, đều xin đến nhà con lấy.

ThếTôn bảo:

- Lànhthay, Trưởng giả! Như lời Ông nói.

ThếTôn liền thuyết pháp vi diệu cho Trưởng giả, thuyết phápxong liền từ chỗ ngồi đứng lên đi.

Bấygiờ, Thế Tôn như trong khoảng co duỗi cánh tay, từ Bạt-kỳbiến mất, trở về Tinh xá Kỳ Hoàn ở Xá-vệ. Khi ấy, ThếTôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nếubốn bộ chúng cần y phục, ẩm thực, giường nằm, thuốcmen trị bệnh, nên đến nhà cha của Na-ưu-la mà lấy.

ThếTôn lại bảo Tỳ-kheo:

- NhưTa hôm nay, đệ tử Ưu-bà-tắc không lẫn tiếc bậc nhấtlà cha của Na-ưu-la.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

3.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở trong vườn Thích-sĩ Ni-câu-lưu cùng với nămtrăm đại chúng Tỳ-kheo.

Bấygiờ mấy ngàn người vọng tộc họ Thích, đến chỗ ThếTôn cúi lạy và ngồi một bên:

Nhữngngười họ Thích bạch Thế Tôn:

- Ngàynay, Ngài nên làm vua cai trị nước nhà để dòng họ chúngta không bị hư mất, không làm cho ngôi Chuyển luân Thánh vươngbị đoạn diệt. Nếu Thế Tôn không xuất gia, đáng lẽ làmChuyển luân Thánh vương trong thiên hạ, thống lãnh bốn thiênhạ, đầy đủ ngàn con. Dòng họ chúng ta tên tuổi vang xalà dòng họ Thích sanh ra Chuyển luân Thánh vương. Vì thế,Thế Tôn, hãy làm vua, đừng để dòng vua đoạn dứt.

ThếTôn bảo:

- NayTa chính là thân vua, gọi là Pháp vương. Vì sao thế? Nay Tahỏi các Ông: Thế nào các vị họ Thích? Bảo rằng Chuyểnluân Thánh vương bảy báu đầy đủ, có ngàn con dũng mãnh.Nay Ta ở trong tam thiên đại thiên cõi nước là bậc Tốitôn, Tối thượng chẳng ai bằng, thành tựu Thất giác ý bảo,có vô số hàng ngàn con Thanh văn vây quanh.

ThếTôn liền nói kệ:

Naydùng địa vị này,
Ðượcrồi sau lại mất,
Vịnày là Tối thắng,
Khôngcuối, không có đầu.
Ðãthắng, không thể đoạt,
Thắngnày là tối thắng,
NhưngPhật vô lượng hạnh,
Khôngvết, ai noi dấu?

Thếnên, này các vị Thích tử (Cồ-đàm), hãy tìm phương tiệnlàm vua Chánh pháp để cai trị. Như thế, các Thích tử, nênhọc điều này!

Bấygiờ những vị họ Thích nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

4.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ có một Tỳ-kheo đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lạy rồingồi một bên. Lúc ấy, vị Tỳ-kheo kia bạch Thế Tôn:

- Cósắc nào thường còn không biến đổi, tồn tại mãi ở đờimà không di động chăng? Có thọ, tưởng, hành, thức nào hằngcòn không biến đổi, tồn tại mãi ở đời mà không di độngchăng?

ThếTôn bảo:

- Tỳ-kheo,không có sắc nào hằng còn tồn tại mãi ở đời mà khôngbiến đổi; lại cũng không có thọ, tưởng, hành, thức hằngcòn mãi ở đời mà không biến đổi. Này Tỳ-kheo, nếu lạicó sắc này hằng còn mãi ở đời mà không biến đổi thìngười tu Phạm hạnh chẳng thể phân biệt; nếu thọ, tưởng,hành, thức tồn tại mãi ở đời mà không biến đổi thìngười tu Phạm hạnh chẳng thể phân biệt. Thế nên, nàyTỳ-kheo, vì sắc chẳng thể phân biệt, không tồn tại mãiở đời, thế nên người Phạm hạnh có thể phân biệt, dứthết gốc khổ; thọ, tưởng, hành, thức cũng không tồn tạimãi ở đời, thế nên người Phạm hạnh có thể phân biệt,dứt được gốc khổ.

Bấygiờ Thế Tôn vít một ít đất để trên móng tay bảo Tỳ-kheokia:

- Thếnào Tỳ-kheo, Thầy thấy đất trên móng tay này chăng?

Tỳ-kheođáp:

- Thưavâng, Thế Tôn! Con đã thấy.

Phậtbảo Tỳ-kheo:

- Nếucó một chút sắc như thế hằng còn ở đời, thì ngườiPhạm hạnh chẳng thể phân biệt được hết mé khổ. Vìthế, Tỳ-kheo, vì không một chút sắc nào còn, liền hànhđược Phạm hạnh, dứt được mé khổ. Vì sao như thế? Tỳ-kheonên biết, ngày xưa Ta từng làm đại vương, thống lãnh bốnthiên hạ, dùng pháp cai trị, thống lãnh nhân dân, bảy báuđầy đủ. Bảy báu là xe báu, voi báu, ngựa báu, châu báu,ngọc nữ báu, cư sĩ báu, điển binh báu. Tỳ-kheo nên biết,lúc đó Ta là Chuyển luân Thánh vương thống lãnh bốn thiênhạ, có tám vạn bốn ngàn voi thần, voi tên Bồ-hô; lại cóbốn ngàn xa vũ bảo, hoặc dùng da sư tử phủ, hoặc dùngda beo phủ, treo đầy tràng phan, lọng cao; lại có tám vạnbốn ngàn đài cao rộng, giống như chỗ ở của Thiên đế;lại có tám vạn bốn ngàn giảng đường so bằng giảng đườngthuyết pháp; lại có tám vạn bốn ngàn y phục để phụcsức, đều đẹp đẽ mềm mại; lại có tám vạn bốn ngànmón ẩm thực, bao nhiêu thứ mùi vị. Tỳ-kheo nên biết, lúcấy, Ta cỡi một con voi lớn, màu cực trắng, miệng đẹpcó sáu ngà, vàng bạc kết đầy thân, có thể bay được,cũng có thể ẩn hình, hoặc lớn hoặc nhỏ, voi ấy tên Bồ-hô;lúc ấy, ta cỡi một con thần mã, lông đuôi màu đỏ, đithân không động, vàng bạc kết trên thân, có thể bay đi,cũng có thể ẩn hình, hoặc lớn hoặc nhỏ, ngựa ấy tênMao Vương, lúc ấy, Ta ở trong một đài giữa tám vạn bốnngàn đài cao rộng, đài tên Tu-ni-ma, làm bằng vàng ròng, lúcấy Ta nghỉ ngơi trong một giảng đường, giảng đường tênPháp Thuyết, làm bằng vàng ròng; lúc ấy Ta cỡi một xe vũbảo, xe tên Tối Thắng, làm bằng vàng ròng, Ta cùng một ngọcnữ ở bên cạnh để sai khiến cũng như chị em, lúc ấy Tangồi trên một tòa trong số tám vạn bốn ngàn tòa cao rộng,vàng bạc, anh lạc chẳng thể tính kể, Ta mặc y phục đẹpnhư áo trời, ăn những thức ăn mùi vị cam lồ, đương lúcđó, Ta làm Chuyển luân Thánh vương, tám vạn bốn ngàn voithần mỗi sáng đến, làm phía ngoài cửa bị hư hại rấtnhiều, chẳng thể tính kể. Ta liền nghĩ: 'Tám vạn bốn ngànvoi thần này sáng sáng kéo đến, khiến ngoài cửa tổn hạirất nhiều không thể kể xiết. Nay lòng Ta muốn chia chúnglàm hai phần, mỗi sáng bốn vạn hai ngàn con đến chầu'.

Bấygiờ, này Tỳ-kheo, Ta nghĩ: 'Xưa Ta tạo phước gì, lại làmđức gì, mà nay có được oai lực này?' Rồi Ta lại nghĩ:'Do ba việc nhân duyên khiến Ta gặt được phước đức này.Thế nào là ba? Nghĩa là tuệ thí, nhân tử, và tự gìn giữ'.

Tỳ-kheohãy xem, các hành bấy giờ đã diệt hẳn không còn sót. Bấygiờ dạo ở dục ý không biết chán. Chán là đối với giớiluật Hiền Thánh sanh chán bỏ. Thế nào, Tỳ-kheo, sắc nàylà thường hay vô thường?

Tỳ-kheođáp:

- BạchThế Tôn, vô thường.

- Nếulà vô thường, là pháp biến đổi, Thầy có nên sanh tâm này:'Ðây là của ta, ta thuộc về nó' chăng?

- Thưakhông, bạch Thế Tôn.

- Thọ,tưởng, hành, thức là thường hay vô thường?

Tỳ-kheođáp:

- BạchThế Tôn, vô thường.

- Nếulà vô thường là pháp biến đổi, Thầy có nên sanh tâm này:'Ðây là ta, ta thuộc về nó' chăng?

- Thưakhông, bạch Thế Tôn.

- Thếnên, Tỳ-kheo, các sắc đã có, từ quá khứ, hiện tại, vịlai, hoặc lớn hay nhỏ, hoặc tốt hay xấu, hoặc xa hay gần.Sắc này cũng chẳng phải của ta, ta cũng chẳng phải thuộcsắc. Ðây là chỗ học của người trí. Các thọ đã có từquá khứ, tương lai, hiện tại, hoặc xa hay gần, thọ nàycũng chẳng phải của ta, ta cũng chẳng phải thuộc nó. Nhưthế người trí giác biết. Tỳ-kheo nên quán thế này. Nếubậc Thanh văn chán ghét tai họa của mắt, chán ghét hoạnở sắc, chán ghét hoạn của nhãn thức, nếu do mắt sanh khổvui cũng lại chán ghét. Cũng lại chán ghét đối với tai,chán tiếng, chán nhĩ thức, nếu nương nhĩ thức (tai) sanhkhổ vui cũng lại chán ghét; mũi, lưỡi, thân, ý cũng lạichán ghét, nếu nương ý pháp sanh khổ vui cũng lại chán ghét.Ðã chán ghét liền giải thoát, liền được trí giải thoát:'Sanh tử đã dứt, Phạm hạnh đã lập, việc phải làm đãlàm xong, chẳng còn thọ thân nữa', như thực mà biết.

Khiấy Tỳ-kheo kia được Thế Tôn dạy như thế, ở chỗ vắngvẻ tư duy tự tu. Ðó là người vọng tộc, cạo bỏ râu tóc,đắp ba pháp y, xuất gia, tu phạm hạnh vô thượng: 'Sanh tửđã dứt, Phạm hạnh đã lập, việc phải làm đã làm xong,không còn thọ thân nữa', như thật mà biết. Tỳ-kheo kia liềnthành A-la-hán.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

5.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Ma-kiệt, nơi cây Bồ-đề Ðạo Tràng,lúc vừa thành Phật. Bấy giờ Thế Tôn liền nghĩ: 'Nay Tađược pháp thâm sâu này, khó hiểu, khó rõ, khó tri, khó giác.Trí cực kỳ vi diệu mới giác tri được. Nay Ta thuyết phápcho ai đầu tiên? Người hiểu được pháp Ta là ai?'

Bấygiờ Thế Tôn lại nghĩ: 'La-lặc-ca-lam, các căn thuần thụcđáng được độ trước, vì ông ta trông đợi pháp của Ta'.

Nghĩthế xong, trên hư không có vị Trời bạch Thế Tôn:

- La-lặc-ca-lamđã chết bảy ngày.

Bấygiờ Thế Tôn lại nghĩ: 'Thật khổ thay! Ông ta chẳng ngheđược pháp Ta mà đã mạng chung. Nếu nghe pháp Ta liền đượcgiải thoát'.

ThếTôn lại nghĩ: 'Nay Ta nên thuyết pháp cho ai đầu tiên đểhọ được giải thoát? Nay Uất-đầu-lam-phất đáng đượcđộ trước, Ta sẽ thuyết pháp cho ông ta. Nghe pháp Ta xong,ông sẽ được giải thoát trước'.

ThếTôn nghĩ vậy rồi, thì trong hư không có vị Trời nói rằng:

- Nửađêm hôm qua, ông ta đã mạng chung.

ThếTôn lại nghĩ: 'Uất-đầu-lam-phất sao mà khổ thế! Chẳngđược nghe pháp của Ta thì ông mà đã chết rồi. Nếu đượcnghe pháp của Ta thì ông liền được giải thoát'.

ThếTôn lại nghĩ: 'Ai nghe pháp trước tiên mà được giải thoát?'

ThếTôn lại tự duy lần nữa: 'Năm Tỳ-kheo có nhiều lợi ích,khi Ta mới sanh họ vẫn theo sau Ta'.

ThếTôn lại nghĩ: 'Nay năm Tỳ-kheo đang ở chỗ nào?'

Ngàiliền dùng thiên nhãn quán năm Tỳ-kheo đang ở trong vườnNai của Tiên nhân tại nước Ba-la-nại, rồi nghĩ: 'Nay Ta trướctiên đến thuyết pháp cho năm Tỳ-kheo, họ nghe pháp Ta rồisẽ được giải thoát'.

Bấygiờ Thế Tôn trong suốt bảy ngày nhìn chăm chú cây Bồ-đề(đạo thọ) không hề chợp mắt.

ThếTôn nói bài kệ này:

Nayta ngồi chỗ này,
Trảiqua khổ sanh tử,
Cầmvững búa trí tuệ,
Chặtđứt rễ trồng xưa,
Thiênvương đến nơi này,
Vàcác quyến thuộc ma,
Lạiđem phương tiện hàng,
Khiếnđội mũ giải thoát.
Naydưới gốc cây này,
Ngồitrên tòa kim cương.
Ðãđược nhất thiết trí,
Ðượctuệ không chỗ ngại.
Tangồi dưới cây này,
Thấyrõ khổ sanh tử,
Ðãbỏ nguồn gốc chết,
Già,bịnh, trọn không sót.

ThếTôn nói kệ này xong, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, hướngvề nước Ba-la-nại mà đi.

Lúcđó Phạm chí Ưu-ti-ca từ xa, trông thấy Thế Tôn có hào quangrực rỡ che khuất ánh sáng mặt trời, mặt trăng.

Thấyrồi, ông bạch Thế Tôn:

- NàySư chủ (Thầy) của Cồ-đàm ở đâu? Ngài nương theo ai xuấtgia học đạo? hằng ưa thuyết giáo pháp nào? Ngài từ đâuđến và muốn đi đâu?

ThếTôn hướng về Phạm chí kia mà nói kệ:

Tathành A-la-hán,
Thếgian chẳng ai sánh,
Trờivà Người thế gian,
NayTa là Tối thượng.
Tacũng chẳng thầy dạy,
Lạicũng không ai bằng,
Ðộctôn chẳng người hơn,
Lạnhmà chẳng ấm lại.
Naysẽ chuyển Pháp luân,
Ðếntại nước Ca-thi
Nayđem thuốc cam lồ,
Mởmắt người mù lòa.
Cõinước Ba-la-nại,
Vươngthổ nước Ca-thi,
Chỗnăm Tỳ-kheo ở,
Muốnthuyết pháp vi diệu,
Khiếnhọ sớm thành đạo,
Vàđược lậu tận thông,
Ðểtrừ nguồn pháp ác,
Thếnên là Tối thắng.

Khiấy Phạm chí kia khen ngợi, cúi đầu, chắp tay, khảy móngtay, mỉm cười theo đường mà đi.

KhiThế Tôn đến Ba-la-nại, năm Tỳ-kheo từ xa thấy Thế Tônđến, bèn cùng bàn bạc với nhau:

- ÐâySa-môn Cù-đàm từ xa đến, Ông ta tánh tình lầm lẫn, tâmkhông chuyên nhất tinh cần. Chúng ta chớ có nói chuyện vớiÔng ta, cũng đừng đứng dậy đón, cũng đừng mời ngồi.

Bấygiờ năm người liền nói kệ:

Ngườinày chẳng đáng kính,
Cũngchớ cùng thân cận,
Lạiđừng kêu chào mừng,
Cũngchẳng nên mời ngồi.

Nămngười nói kệ này xong đều im lặng. Thế Tôn tiến dầnđến năm Tỳ-kheo. Khi đến gần, năm Tỳ-kheo từ từ đứnglên tiếp đón, người thì trải tòa, người múc nước. Lúcấy Thế Tôn liền đến trước ngồi, suy nghĩ thế này: 'Ðâylà người ngu si, trọn không thể giữ tròn lời hứa củamình.'

NămTỳ-kheo gọi Thế Tôn là Ông. Thế Tôn mới bảo năm Tỳ-kheo:

- CácÔng chớ gọi bậc Vô Thượng Chí Chân Ðẳng Chánh Giác làÔng. Vì cớ sao? Nay Ta đã thành Vô Thượng Chí Chân ÐẳngChánh Giác, đã gặt được thiện cam lồ, các Ông hãy tựchuyên niệm nghe lời nói pháp của Ta.

NămTỳ-kheo bạch Thế Tôn:

- Cù-đàmxưa lúc khổ hạnh còn chẳng thể được pháp Thượng nhân,huống nữa là hôm nay ý tình thác loạn mà nói là đắc đạoư?

ThếTôn bảo:

- Thếnào các Ông? Các Ông từng nghe Ta nói dối chăng?

NămTỳ-kheo đáp:

- Không,Cù-đàm!

ThếTôn bảo:

- NhưLai Vô Thượng Chí Chân Ðẳng Chánh Giác đã được cam lồ.Các Ông phải cùng chuyên tâm nghe Ta thuyết pháp.

Lúcấy, Thế Tôn lại nghĩ: 'Nay Ta đủ sức hàng phục năm ngườinày'.

ThếTôn bảo năm Tỳ-kheo:

- CácÔng nên biết có Bốn đế này. Thế nào là bốn? Khổ đế,Khổ tập đế, Khổ tận đế và Khổ xuất yếu đế.

Thếnào là Khổ đế? Ðó là sanh khổ, lão khổ, bịnh khổ, tửkhổ, ưu bi khổ não, sầu ưu thống khổ không thể kể xiết,oán tắng hội khổ, ái biệt ly khổ, chỗ muốn chẳng đượccũng lại là khổ, tóm lại là Ngũ thạnh ấm khổ. Ðó làKhổ đế.

Thếnào là Khổ tập đế? Nghĩa là phần thọ ái, tập quen chẳngmỏi mệt, ý thường tham luyến. Ðó là Khổ tập đế.

Thếnào là Khổ tận đế? Nghĩa là hay khiến cho ái kia diệt hếtkhông sót, cũng chẳng sanh lại. Ðó là Khổ tận đế.

Thếnào là Khổ xuất yếu đế? Nghĩa là Tám đạo phẩm củaHiền Thánh. Ðó là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánhnghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Ðógọi là pháp Tứ đế. Nhưng lại, này năm Tỳ-kheo, pháp Tứđế này, Khổ đế là pháp vốn chưa được nghe, khiến nhãnsanh, trí sanh, minh sanh, giác sanh, quang sanh, tuệ sanh. Lại nữa,Khổ đế là chân thật, minh sanh, giác sanh, quang sanh, tuệsanh. Lại nữa, Khổ đế là chân thật, quyết định, khônghư, không dối, trọn không có khác, là lời Thế Tôn dạynên gọi là Khổ đế.

Khổtập đế là pháp vốn chưa nghe, khiến nhãn sanh, trí sanh,minh sanh, giác sanh, quang sanh, tuệ sanh. Lại nữa Khổ tậpđế là chân thật, quyết định, không hư, không dối, trọnkhông có khác, là lời Thế Tôn dạy nên gọi là Khổ tậpđế.

Khổtận đế là pháp vốn chưa nghe, khiến nhãn sanh, trí sanh,minh sanh, giác sanh, quang sanh, tuệ sanh. Lại nữa Khổ tậnđế là chân thật, quyết định, không hư, không dối, trọnkhông có khác, là lời Thế Tôn dạy nên gọi là Khổ tậnđế.

Khổxuất yếu đế là pháp vốn chưa nghe khiến nhãn sanh, trísanh, minh sanh, giác sanh, quang sanh, tuệ sanh. Lại nữa, Khổxuất yếu đế là chân thật, quyết định, không hư, khôngdối, trọn không có khác, là lời Thế Tôn dạy nên gọi làKhổ xuất yếu đế.

NămTỳ-kheo nên biết, Tứ đế này ba phen chuyển, mười hai hành.Người chẳng biết như thật thì chẳng thành Vô Thượng ChíChân Ðẳng Chánh Giác. Ta vì phân biệt Tứ đế này, ba chuyển,mười hai hành, như thật mà biết. Thế nên Ta thành Vô ThượngChí Chân Ðẳng Chánh Giác.

Bấygiờ Thế Tôn thuyết pháp xong, A-nhã Câu-lân (A-nhã Kiều-trần-như)hết các trần cấu, được pháp nhãn thanh tịnh.

Lúcấy Thế Tôn bảo Câu-lân:

- NayThầy đã đến với pháp, đã đắc pháp.

Câu-lânđáp:

- Ðúngvậy, Thế Tôn. Con đã đắc pháp, đã đến với pháp.

Bấygiờ địa thần nghe lời này xong, liền xướng lên rằng:

- NayNhư Lai tại Ba-la-nại chuyển Pháp luân, là chỗ chư Thiên,Người đời, Ma hoặc Thiên ma, Nhân và Phi nhân chẳng thểchuyển được. Hôm nay Như Lai chuyển Pháp luân này, A-nhãCâu-lân đã được pháp cam lồ.

Lúcấy, Tứ Thiên vương nghe địa thần xướng, lại chuyển lờinói:

- A-nhãCâu-lân đã được pháp cam lồ.

Lúcấy Trời Ba mươi nghe lời của Tứ thiên vương, Trời Diệm-manghe Trời Ba mươi ba, cho đến Trời Ðâu-suất đều nghe tiếngcho đến Phạm thiên cũng lại nghe tiếng:

- NhưLai tại Ba-la-nại chuyển Pháp luân chỗ mà chư Thiên, Ngườiđời, Ma hoặc Thiên ma, Nhân và Phi nhân chẳng thể chuyểnđược. Hôm nay Như Lai chuyển Pháp luân này. Bấy giờ gọilà A-nhã Câu-lân.

ThếTôn bảo năm Tỳ-kheo:

- CácThầy, hai người ở lại nhận lời dạy dỗ, còn ba ngườiđi khất thực, thức ăn của ba người này, sáu người sẽcùng ăn. Rồi ba người ở lại nhận lời dạy dỗ, hai ngườiđi khất thực; thức ăn có được của hai người, sáu ngườisẽ cùng ăn.

Bấygiờ năm người được dạy dỗ, lúc này thành pháp vô sanhNiết-bàn, cũng thành không sanh, không bệnh, không già, khôngchết. Lúc ấy năm Tỳ-kheo đều thành A-la-hán. Lúc ấy tamthiên đại thiên quốc độ có năm A-la-hán với Phật là sáu.

ThếTôn bảo năm Tỳ-kheo:

- CácThầy khất thực đều cùng nhân gian (chung đụng), cẩn thậnchớ đi một mình. Nhưng lại có chúng sanh các căn thuần thụcđáng được độ, vì thế Ta sẽ đến Thôn Ưu-lưu-tỳ thuyếtpháp tại đó.

Bấygiờ Thế Tôn liền đến thôn Ưu-lưu-tỳ. Lúc ấy bên bờsông Liên-nhã có Cù-đàm tại đó. Ông ta biết thiên văn,địa lý, thông suốt tất cả, toán số, cây lá đều rõ biết,cùng với năm trăm đệ tử hằng ngày giáo hóa. Cách Cù-đàmkhông xa có động đá, ở trong động đá có rồng dữ ngụ.Bấy giờ Thế Tôn đến chỗ Cù-đàm, đến rồi, bảo Cù-đàm:

- Tamuốn ở trong động đá một hôm. Nếu Ông bằng lòng, Ta sẽđến ở đó.

Cù-đàmđáp:

- Tôikhông tiếc gì, nhưng ở đó có rồng dữ, sợ nó sẽ hạiNgài.

ThếTôn bảo:

- Cù-đàm,không sao, rồng dữ chẳng hại Ta. Nếu Ông bằng lòng thìTa ở một đêm.

Cù-đàmđáp:

- NếuNgài muốn ở thì tùy ý đến ở.

Bấygiờ Thế Tôn liền đến động đá, trải tòa mà ở. Ngàingồi kiết-già, chánh thân, chánh ý buộc niệm ở trước.Lúc ấy rồng dữ thấy Thế Tôn ngồi liền phun lửa độc.Thế Tôn liền nhập Từ tam-muội. Từ tam-muội dậy, Ngàinhập Diễm quang tam-muội.

Khiấy, lửa rồng và Phật quang bừng lên một lượt. Bấy giờCù-đàm ban đêm dậy xem tinh tú, thấy trong động đá có ánhlửa lớn. Thấy rồi, ông liền bảo đệ tử:

- Sa-mônCù-đàm này dung mạo đoan chánh, nay bị rồng hại thật đángthương xót. Trước ta đã nói ở đó có rồng dữ không thểở được.

Lúcấy Cù-đàm bảo năm trăm đệ tử:

- CácÔng đem bình nước và đem thang cao đến đó cứu lửa, khiếnSa-môn kia thoát nạn này.

Cù-đàmđem năm trăm đệ tử đến động đá cứu lửa. Người thìcầm nước tưới, người thì bắc thang mà chẳng thể dậptắt lửa. Ðó đều do oai thần của Như Lai.

Bấygiờ Thế Tôn nhập Từ tam-muội, dần dần làm cho rồng kiachẳng còn sân giận. Lúc đó, rồng dữ kia trong lòng sợ hãi,vùng chạy khắp nơi muốn ra khỏi động đá, nhưng không thểthoát ra được Rồng bèn chui vào bình bát của Như Lai. ThếTôn lấy tay phải rờ thân rồng dữ mà nói kệ:

Rồngra được thật khó,
Rồngcùng rồng tụ tập,
Rồngchớ dấy tâm hại,
Rồngra thật rất khó.
Quákhứ hằng sa số.
ChưPhật nhập Niết-bàn,
Ngườitrọn chẳng gặp gỡ,
Ðềudo lửa sân giận,
Lònglành hướng Như Lai
Maubỏ độc dữ này.
Ðãtrừ độc sân giận,
Liềnđược sanh lên Trời.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]