- Chương Một: Vài nét phác họa tính cách của bà Blavatsky
- Chương Hai: Hành trình sang Ấn Độ
- Chương Ba: Một động phù thủy
- Chương Bốn: Biệt thự hoa hồng
- Chương Năm: Viếng động Karli
- Chương Sáu: Một chuyến đi lên miền Bắc
- Chương Bảy: Nữ tu sĩ Maji
- Chương Tám: Pháp môn Yoga
- Chương Chín: Viếng thăm Tích Lan
- Chương Mười: Một cuộc khủng hoảng nội bộ
- Chương Mười Một: Thị trấn Simla
- Chương Mười Hai: Vài mẩu chuyện bên lề
- Chương Mười Ba: Adjar
- Chương Mười Bốn: Cái giếng thần
- Chương Mười Lăm: Bí quyết của sự chữa bệnh
- Chương Mười Sáu: Chân sư K.H. tại Lahore
- Chương Mười Bảy: Damodar biệt tích
NHỮNG GIAI THOẠI HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Những khoản tổn phí để tổ chức Đại hội đều do hội viên đóng góp kẻ ít người nhiều. Ngày 28 tháng 12, khi mọi người còn đứng ở ngoài hội trường trước khi Đại hội khai mạc, tôi có phàn nàn với bà Blavatsky rằng thật là một điều đáng tiếc mà thấy hội viên tỉnh Madras lại để cho vị thẩm phán Srinivas Row đóng góp tới năm trăm ru-pi cho Đại hội, vì tôi biết chắc rằng ông ta không có đủ khả năng tài chánh để tiêu xài rộng rãi như vậy. Bà suy nghĩ một lúc, rồi gọi Damodar trong khi người bạn trẻ này đang đứng nói chuyện với một nhóm bạn đạo ở cách đó một quãng không xa. Bà nói: “Anh hãy đi lên chánh điện và lấy xuống cho tôi một cái gói ở đó.”
Damodar tuân lệnh, và không đầy năm phút sau, y hối hả trở lại với một bao thư kín trong tay, ngoài bao thư có đề chữ: “Gửi cho P. Srinivas Row”.
Vị thẩm phán được mời đến để chúng tôi trao bức thư ấy cho ông, và yêu cầu ông mở ra. Ông làm y theo lời, và lấy làm ngạc nhiên khôn tả mà lấy từ trong bao ra, một bức thư lời lẽ rất ưu ái của chân sư K. H., cảm ơn về tinh thần phụng sự nhiệt thành của ông, và gửi kèm theo đó là một xấp giấy bạc tổng cộng là năm trăm ru-pi, trên mỗi tờ có viết hai mẫu tự “K. H.” bằng bút chì xanh.
Tôi kể lại đúng như sự việc đã xảy ra, và với sự đồng ý của vị thẩm phán, tôi còn giữ lại một tờ giấy bạc mười ru-pi để làm kỷ niệm.
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
CHƯƠNG MƯỜI BẢY: DAMODAR BIỆT TÍCH
III.
Đại hội thường niên của Hội Thông thiên học được tổ chức tại Adyar vào hạ tuần tháng 12. Khi Đại hội khai mạc, những đại biểu các Chi hội tề tựu tham dự đông đảo từ khắp nơi, chật ních cả hội trường. Toàn thể các buổi hội họp và sinh hoạt đều biểu lộ một lòng hứng khởi nhiệt thành. Vị thế của Hội ở Ấn Độ đã rất vững vàng kiên cố, không một gợn mây u ám nào xuất hiện trên vòm trời của chúng tôi.Những khoản tổn phí để tổ chức Đại hội đều do hội viên đóng góp kẻ ít người nhiều. Ngày 28 tháng 12, khi mọi người còn đứng ở ngoài hội trường trước khi Đại hội khai mạc, tôi có phàn nàn với bà Blavatsky rằng thật là một điều đáng tiếc mà thấy hội viên tỉnh Madras lại để cho vị thẩm phán Srinivas Row đóng góp tới năm trăm ru-pi cho Đại hội, vì tôi biết chắc rằng ông ta không có đủ khả năng tài chánh để tiêu xài rộng rãi như vậy. Bà suy nghĩ một lúc, rồi gọi Damodar trong khi người bạn trẻ này đang đứng nói chuyện với một nhóm bạn đạo ở cách đó một quãng không xa. Bà nói: “Anh hãy đi lên chánh điện và lấy xuống cho tôi một cái gói ở đó.”
Damodar tuân lệnh, và không đầy năm phút sau, y hối hả trở lại với một bao thư kín trong tay, ngoài bao thư có đề chữ: “Gửi cho P. Srinivas Row”.
Vị thẩm phán được mời đến để chúng tôi trao bức thư ấy cho ông, và yêu cầu ông mở ra. Ông làm y theo lời, và lấy làm ngạc nhiên khôn tả mà lấy từ trong bao ra, một bức thư lời lẽ rất ưu ái của chân sư K. H., cảm ơn về tinh thần phụng sự nhiệt thành của ông, và gửi kèm theo đó là một xấp giấy bạc tổng cộng là năm trăm ru-pi, trên mỗi tờ có viết hai mẫu tự “K. H.” bằng bút chì xanh.
Tôi kể lại đúng như sự việc đã xảy ra, và với sự đồng ý của vị thẩm phán, tôi còn giữ lại một tờ giấy bạc mười ru-pi để làm kỷ niệm.
Gửi ý kiến của bạn