Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm lý học Phật giáo ( sách)

08/04/201319:10(Xem: 10089)
Tâm lý học Phật giáo ( sách)




Tâm Lý Học Phật Giáo
A. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT
1.VỀ TÂM LÝ HỌC PHƯƠNG TÂY

1.1.Các định nghĩa:

·Các dịnh nghĩa tâm lý học trước thế kỷ XX (tiêu biểu):

a.Wilhelm Wundt (1832 – 1920), người Đức:

Wundt là nhà sáng lập phòng thực nghiệm về tâm lý đầu tiên gọi là Psychological laboratory (1879), định nghĩa: “Tôi thiết nghĩ, tâm lý học phải là nghành nghiên cứu về kinh nghiệm của ý thức. Công việc của chúng ta là phân tích các cảm giác, các cảm thọ và các ý niệm, đi vào những phần căn bản (nền tảng) nhất của chúng, hệt như các nhà hóa học phân tích các vật chất phức tạp. Bằng cách đó, chúng ta sẽ đi đến hiểu biết bản chất của cái tâm của con người...” Nghành Tâm lý học này có tên gọi là “Tâm lý cấu trúc học” (Structuralist)

(Psychology, Robert A. Baron, Prentice Hall of India Private Limited,

New Delhi – 110001, 1995, p.4)

b.William James (1842-1910), người Mỹ:

James là tác giả của một tập sách có ảnh hưởng trước đây gọi là tập “Các nguyên lý của Tâm lý học” (Principles of Psychology), định nghĩa: “Tôi không đồng ý – không đồng ý với định nghĩa của Wundt - Cái tâm thì không tỉnh tại. Nó luôn luôn thay đổi. Cái tâm còn hữu dụng nữa – có lẽ nó là cái hữu dụng nhất mà chúng ta có được. Như thế, công việc chính của chúng ta dành cho Tâm lý học phải là công việc hiểu rõ cái Tâm vận hành trong đời sống hằng ngày. Như thế nào để bản chất Tâm lý cơ bản của chúng ta giúp chúng ta thích nghi với cái thế giới phức tạp và vô thường này? Để hiểu rõ cái Tâm con người, chúng ta phải nghiên cứu cái Tâm vận hànhnhư thế nào, sự nhận ra rõ ràng các phần căn bản của tâm, hay các phần tố của tâm, là có ý nghĩa, nhưng nó cung ứng chỉ một phần của sự miêu tả tổng thể”. Nghành tâm lý học này gọi là “Tâm lý vận hành”.

(Ibid, p.4)

c.John B. Watson, người Mỹ (1878-1958):

Watson là nhà sáng lập về một phương pháp chế ngự nghành Tâm lý học mãi cho đến thế kỷ XX (suốt thế kỷ XX), định nghĩa: “Cả hai anh (chỉ Wundt và James) đều nghệt. Chúng ta không thể biết được (thấy được, hiểu được) cái tâm, cũng không thể thấy biết “cảm nghiệm của ý thức”. Những gì chúng ta có thể quan sát là cách ứng xử công khai (bên ngoài). Chúng ta không thể ghi lại một cách chính xác về những gì đang tiếp diễn trong tâm – dù là những gì. Như thế, ý tưởng xử dụng nội quan như là một phương pháp nghiên cứu để xây dựng lên cái khoa học mới mẻ của chúng ta quả là buồn cười. Sự ứng xử biểu lộ bên ngoài là điều duy nhất mà chúng ta có thể khảo sát (quan sát) hay trắc đạc một cách khoa học, nên sự ứng xử công khai (tánh hạnh) phải là quy điểm của Tâm lý học”. Nghành Tâm lý mà ông đưa ra gọi là “Tâm lý ứng xử” hay còn gọi là “nghĩa cử học”, “tánh hạnh học” (Behaviorism).

(Ibid, p.4)

·Các định nghĩa về tâm lý học của thập niên cuối thế kỷ XX:

Từ ba định nghĩa vừa được giới thiệu ở trên, Wundt thực sự là đại biểu của các nhà “Cấu trúc học”, James là đại biểu của các nhà “Chức năng học”, còn Watson là đại biểu của các nhà “Tánh hạnh học” (hay ứng xử học). Các nhà Tâm lý học của thập niên cuối của thế kỷ XX phần lớn tin tưởng vào nghành “Tánh hạnh học” (Behaviorism) – phần ít hơn của các nhà Tâm lý học thì chủ trương nghành tâm lý nhân bản (Humanism) – Tuy nhiên các nhà tâm lý ấy cũng nhận thức rằng “Tánh hạnh học” không phải là điều quan tâm duy nhất của họ, họ còn quan tâm về sự nghiên cứu tâm lý ở nhiều khía cạnh (hay phương diện) khác nữa, như về Nhận thức, về Sinh lý, về Xã hội – Văn hóa, và về Động lực tâm lý học (Cognitive, Physiologycal, Sociocultural, Psychodynamic perspectives).

a.Về khía cạnh nhận thức (hiểu biết):

Như khi giới thiệu một sinh viên chuyển trường hay tiếp tục theo học ở cấp học cao hơn tại trường khác, Viện trưởng, đại diện Viện trưởng, hay một giáo sư, cần theo dõi, quan sát sinh viên ấy để cung cấp một số thông tin về khả năng nhận thức, khả năng ghi nhớ, tiếp thu, khả năng học vấn (thông minh, giỏi...), về sự hiếu học, cần mẫn, v.v... của sinh viên ấy. Đây là sự để ý (lưu ý) về các tiến trình nhận thức (hiểu biết).

b.Về khía cạnh sinh lý:

Khi một người suy tư, nghe nhạc, đói bụng, khát nước hay giận hờn, giận dữ, có cái gì xảy đến với cơ thể của người ấy? Cái gì xảy đến khi người ấy mơ mộng, âu sầu, ham muốn dục tình hay muốn đọc cuốn sách hay?

Thực sự hẳn là có “một cái gì ấy” xuất hiện trong các trường hợp vừa nêu. Là con người đang sống, trong các cảm thọ của mình, luôn có các sự kiện sinh lý đi kèm theo ở một mức độ nào đó. Hoạt động của não bộ, hệ thần kinh, sự giải phóng các hormores, các năng lượng, nhiệt lượng trong cơ thể luôn luôn nối kết với những gì mà con người cảm thọ, tư duy, nói năng, v.v... Hiểu biết các sự kiện về sinh vật học cũng là một phần tố nghiên cứu của Ngành tâm lý học.

c.Về khía cạnh Văn hoá – Xã hội:

Về khía cạnh này, Robert A. Baron nêu ra một trường hợp biểu trưng để nhận rõ, đại để:

Quan sát hai nhà ngoại giao đang đàm phán về một thoả thiệp về thương mãi: một là người Mỹ, và một là người Nhật. Nhà đàm phán Mỹ đưa ra một số đề nghị. Nhà đàm phán Nhật chỉ mỉm cười mà không đáp lại một lời đáp cụ thể nào. Nhà đám phán Mỹ nhắc lại, nhưng nhà đám phán Nhật cũng chỉ mỉm cười. Điều nầy khiến nhà đàm phán Mỹ trở nên giận dữ và phá vở cuộc đàm phán.

Thái độ biểu hiện khác nhau của hai nhà đàm phán ấy có sự liên hệ đến hai nền văn hoá (Culture) khác nhau. Mỗi nền văn hoá, giáo dục thường chỉ dẫn cho con người của nền văn hoá ấy cách xử sự (ứng xử) riêng biệt: người Mỹ thì chấp nhận cách nói thẳng thắn: chấp nhận hoặc chối từ (không có gì sai khi chối từ đề nghị của người khác); nhưng người Nhật thì quan niệm nên cần thời gian để tìm hiểu ý muốn của hai bên trước khi đi vào giải quyết vấn đề, nếu nói thẳng lời chối từ là không lịch sự, không phải cách tốt. Điều này nói lên rằng các hệ thống văn hóa, xã hội có ảnh hưởng rất mạnh đến nhận thức, cảm nhận hay ứng xử của các cá nhân. Vì vậy, để hiểu rõ cách ứng xử (tánh hạnh), nhiều khía cạnh ứng xử, chúng ta cần tìm hiểu các yếu tố văn hoá, xã hội.

d.Về động lực tâm lý (Psychodynamic Perspective)

·Do nhiều nhà tâm lý học chủ trương, không do một nhà sáng lập.

·Quan sát, phân tích các giấc mơ và mối liên hệ giữa mơ và tâm lý hàng ngày. (Mộng làm sao chiêm bao vậy!)

·Quan sát các hiện tượng:

-Tâm lý rối loạn (Psychological disorder)

-Tâm bệnh (Metal illness)

àDo các động lực bên trong và bên ngoài tác động ( Forces; Urges; Tendencies).

·Chấp nhận Behaviorism, nhưng cần bổ sung thêm nhiều phương diện tâm lý (nghiên cứu).

·Chấp nhận vô thức (tiềm thức) do Freud khởi xướng, nhưng không chấp nhận lý thuyết Nhân tính của ông ta.

1.2.Nét đặc trưng của Tâm lý học phương Tây:

Từ các phần vừa trưng dẫn, Tâm lý học phương Tây nổi bật một số nét tiêu biểu như sau:

-Dựa vào thông tin của các giác quan giới hạn và thiếu chính xác của con người.

-Dựa vào quan sát và khả năng quan sát của người quan sát.

-Dựa vào sự phân tích và tổng hợp và tổng hợp của tư duy ngã tính.

-Dựa vào các phương pháp nghiên cứu và kỷ thuật khoa học về sự ghi nhận và trắc đạc.

-Mục tiêu tìm hiểu tâm lý cá nhân (riêng lẻ, đại chúng và quần chúng) là thực dụng để đáp ứng các yêu cầu về lợi ích kinh tế, ngoại giao, xã hội, các yêu cầu lợi ích cá nhân.

-Dựa vào kết quả nghiên cứu gián tiếp về các nhân duyên (lãnh vực) liên hệ đến các biểu hiện của tâm lý cá nhân.

Tất cả điểm dựa ấy của nghành Tâm lý học sẽ không bao giờ có thể giúp con người thấy đúng và rõ sự thật của tâm lý mình và tâm lý người khác, và sẽ không bao giờ có thể nói lên sự thật của hạnh phúc, con người và cuộc đời. Đây là lý do mà nghành tâm lý học tiếp tục cuộc hành trình vô định của nó (nếu không như vậy thì đã chấm dứt, ngừng lại, công tác tìm hiểu, nghiên cứu tâm lý con người).

2.Về Tâm lý học Phật giáo :

Từ thời kiết tập Kinh, Luật, Luận thứ ba, dưới triều đại đế Asoka (thế kỷ thứ III trước Tây lịch) cho đến thế kỷ thứ IV sau Tây lịch (và cả cho đến nay), có ba hệ thống Tâm lý học Phật giáo xuất hiện:

-Cu Xá Luận (thuộc Nhất Thiết Hữu Bộ – Sarvastivada)

-Duy Thức luận ( thuộc Phật giáo phát triển – Mahayana)

-Abhidhamma (thuộc Thượng Tọa Bộ – Theravada).

Cả ba hệ thống này đều xây dựng từ hệ thống kinh tạng, từ sự chứng ngộ giải thoát tận cùng của Đức Phật. Đây là dòng tâm linh thực nghiệm vừa xử dụng phương pháp phân tích, vừa dựa vào “tâm chứng” của chư Phật, chư Tổ, vừa để thích ứng với thời đại phát triển triết học, văn học hầu để giới thiệu con đường huấn luyện tâm lý dần đến chân lý và hạnh phúc của Phật giáo: Con đường Thiền định (hay Giới – Định – Tuệ).

Bài viết này chỉ giới thiệu hệ Tâm Lý Abhidhamma.

Về Abhidhamma, cụ thể phần giới thiệu ở đây là tập: Abhidhammatthasangaha (Thắng Pháp Tập Yếu Luận).

Như lời giới thiệu tổng quát của Hoà thượng Viện trưởng HVPGVN, tại TP. HCM, lời nói đầu của tập Thắng Pháp Tập Yếu Luận, tạng Abhidhamma là công trình hệ thống lại những gì đức Phật đã dạy cho nhiều người, tại nhiều nơi, về nhiều vấn đề liên hệ đến Sắc pháp (thế giới vật lý) và tâm pháp (thế giới tâm lý), về các cảnh giới (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, Siêu thế giới), về các ác tâm, hại tâm, sân tâm, tham tâm, si tâm, tuệ tâm, giải thoát tâm, về nhân quả nghiệp báo, về sự tái sanh, luân hồi, v.v... vốn đã được kết tập trong kinh tạng.

Tập Abhidhammatthasangaha là bản tóm tắt (toát yếu và hệ thống hoá) bảy bộ luận của luận tạng Pàli, bao gồm:

1.Dhammasangani (Pháp tụ luận) Được một số nhà nghiên cứu

2.Vibhanga (phân tích, phân biệt luận) Phật học xem là ba bộ luận

3.Patthàna (Phát trí luận) xưa nhất

4.Dhàtu -kathà ( Giới luận, Giới thuyết luận) Được xem là đã có mặt

5.Puggala-Pannđđatti (Nhân thi thiết luận) trước thời vua Asoka

6.Yamaka (Song đối luận).

7.Kathàvatthu (Luận sự hay Thuyết sự luận). Do ngài Moggaliputta sáng tác vào thời kỳ kiết tập kinh điển lần thứ ba.

Bản luận tóm tắt này phân tích tâm lý con người rất chi ly, ghi nhận Tâm hoạt động thường xuyên qua 89 (hay 121) tâm (cittas) và 52 tâm sở (cetasikas). Sự hiện diện di động của các nhóm tâm sở đã hình thành ra các loại tâm, như Dục giới tâm, Sắc giới tâm và, Vô sắc giới tâm, Siêu thế giới tâm; hoặc hình thành ra các thể loại tâm như Bất thiện tâm, Vô nhân tâm và Tịnh quang tâm (thuộc thiện tâm, ác tâm và tâm do nghiệp quá khứ hình thành – Vô nhân tâm-); hoặc trình bày dưới các dạng Thiện tâm, Dị thục tâm, và Duy tác tâm.

Đặc biệt Abhidhamma miêu tả Kiết sanh thức ( Patisandhi) liên hệ giữa đời này và đời sau, giới thiệu trạng thái tái sanh của con người.

Abhidhammatthasangaha giới thiệu con đường đi vào các cảnh giới tâm, vẫn là con đường Thiền định, rất truyền thống (hay là con đường Giới-Định-Tuệ)

Các phần thuộc nội dung của tập sách sẽ được lần lượt giới thiệu tiếp.

B. NỘI DUNG ABHIDHAMMATTHANGAHA

Theo chân nghĩa triết học, các pháp thuộc Abhidhamma gồm có 4 loại tất cả: Tâm, Tâm sở, Sắc và Niết bàn.

I.TÂM: Có 4 loại Tâm:

-Dục giới tâm

-Sắc giới tâm

-Vô sắc giới tâm

-Siêu thế giới tâm.

I.1. Dục giới tâm:Có tất cả 54 loại Dục giới tâm (kàmàvacaram) bao gồm các loại như sau: 23 Dị thục tâm, 20 Thiện và bất thiện tâm, 11 Duy tác tâm và được trình bày như sau: (theo bất thiện tâm, vô nhân tâm, và tịch quang tâm).

·Về bất thiện tâm thì có 12 tâm như sau:

-8 Tâm đi cùng với tham (gọi là 8 tham tâm)

-2 Tâm đi cùng với sân (gọi là 2 sân tâm)

-2 Tâm đi cùng với si (gọi là 2 si tâm)

a). 8 Tham tâm:

a.1. Một tâm đi cùng với hỷ, có mặt tà kiến, không cần nhắc bảo (vì tham tâm này khởi mạnh)

a.2. Một tâm đi cùng với hỷ, có mặt tà kiến, cần nhắc bảo (vì tham tâm này yếu, cần có thêm duyên nhắc nhở, đánh thức, kích thích)

a.3. Một tâm đi cùng với hỷ, không có mặt tà kiến, không cần nhắc bảo (vì tâm này mạnh)

a.4. Một tâm đi cùng với hỷ, không có mặt tà kiến, cần nhắc bảo (vì tâm này yếu)

4 loại tâm này làm việc bất thiện một cách thích thú.

a.5. Một tâm đi cùng với xả, có mặt tà kiến, không cần nhắc bảo (vì tâm này mạnh)

a.6. Một tâm đi cùng với xả, có mặt tà kiến, cần nhắc bảo (vì tâm này yếu hơn)

a.7. Một tâm đi cùng với xả, không có mặt tà kiến, không cần nhắc bảo (vì tâm này mạnh)

a.8. Một tâm đi cùng với xả, không có mặt tà kiến, cần nhắc bảo (vì tâm này yếu).

Bốn tâm này làm việc bất thiện một cách thản nhiên.

b). Hai sân tâm:

b.1. Một tâm đi cùng với ưu (chán ghét, domanassa), có mặt của hận (muốn huỷ diệt đối tượng chung, Patigha), không cần nhắc bảo (vì tâm này mạnh).

b.2. Một tâm đi cùng với ưu, có mặt của hận, cần nhắc bảo (vì tâm này yếu)

Hai tâm này làm việc bất thiện với thái độ chán ghét, oán hận đến muốn tiêu diệt đối tượng bị chán ghét ấy.

c). Hai si tâm:

c.1. Một tâm đi cùng với xả, có mặt nghi.

c.2. Một tâm đi cùng với xả, có mặt trạo cử.

Đối chiếu với kinh tạng Nikàỳa, chúng ta thấy 12 tâm bất thiện trên bị chi phối bởi đủ năm triền cái (trạo cử, hôn trầm, dục, sân, nghi: tất cả hành động bất thiện đều do năm triền cái phát sinh ra cả).

·Về vô nhân tâm thì có 18 tâm, bao gồm:

-7 Bất thiện dị thục tâm

-8 Thiện dị dục tâm

-3 Vô nhân duy tác tâm.

a.7 bất thiện dị thục tâm:

-Nhãn thức đi cùng với xả.

-Nhĩ thức đi cùng với xả

-Tỷ thức đi cùng với xả

-Thiệt thức đi cùng với xả

-Thân thức đi cùng với khổ

-Tiếp thọ tâm đi cùng với xả

-Suy đạc tâm đi cùng với xả.

b.8 thiện dị thục tâm:

-Nhãn thức đi cùng với xả

-Nhĩ thức đi cùng với xả

-Tỷ thức đi cùng với xả

-Thiệt thức đi cùng với xả

-Thân thức đi cùng với lạc.

-Tiếp thọ tâm đi cùng với xả

-Suy đạc tâm đi cùng với hỷ

-Suy đạc tâm đi cùng với xả.

c.3 Vô nhân duy tác tâm:

-Ngã môn hướng tâm đi cùng với xả,

-Ý mông hướng tâm đi cùng với xả

-Tiếu sanh tâm đi cùng với hỷ.

·24 Dục giới tịnh quang tâm: (# Dục giới thiện tâm) bao gồm:

-8 Dục giới tịnh quang thiện tâm,

-8 Dục giới tịnh quang dị thục tâm,

-8 Dục giới tịnh quang duy tác tâm.

a.8 Dục giới tịnh quang thiện tâm:

a1. Một tâm đi cùng với hỷ, có mặt trí, không cần nhắc bảo .

a2. Một tâm đi cùng với hỷ, có mặt trí, cần nhắc bảo.

a3. Một tâm đi cùng với hỷ, không có mặt trí, không cần nhắc bảo.

a4. Một tâm đi cùng với hỷ, không có mặt trí, cần nhắc bảo.

a5. Một tâm đi cùng với xả, có mặt trí, không cần nhắc bảo.

a6. Một tâm đi cùng với xả, có mặt trí, cần nhắc bảo.

a7. Một tâm đi cùng với xả, không có mặt trí, không cần nhắc bảo.

a8. Một tâm đi cùng với xả, không có mặt trí, cần nhắc bảo.

b.8 Dục giới tịnh quang dị thục tâm:

b1. Một tâm đi cùng với hỷ, có mặt trí, không cần nhắc bảo.

b2. Một tâm đi cùng với hỷ, có mặt trí, cần nhắc bảo.

b3. Một tâm đi cùng với hỷ, không có mặt trí, không cần nhắc bảo.

b4. Một tâm đi cùng với hỷ, không có mặt trí, cần nhắc bảo.

b5. Một tâm đi cùng với xả, có mặt trí, không cần nhắc bảo.

b6. Một tâm đi cùng với xả, có mặt trí, cần nhắc bảo.

b7. Một tâm đi cùng với xả, không có mặt trí, không cần nhắc bảo.

b8. Một tâm đi cùng với xả, không có mặt trí, cần nhắc bảo.

Ghi chú:

-Tám tâm này là kết quả chín muồi (dị thục) của tám dục giới tịnh quang thiện tâm.

-Tám tâm Vô nhân dị thục (giới thiệu ở phần kế) – Ahetuka kusabavipàkacittam- Như thế 8 thiện tâm làm nhân tạo ra 16 dị thục tâm.

-Riêng ở 12 bất thiện tâm đã giới thiệu ở phần trước chỉ có mặt 7 Vô nhân bất thiện dị thục tâm.

c.8 Dục giới tịnh quang tâm:

c1. Một tâm đi cùng với hỷ, có mặt trí, không cần nhắc bảo.

c2. Một tâm đi cùng với hỷ, có mặt trí, cần nhắc bảo.

c3. Một tâm đi cùng với hỷ, không có mặt trí, không cần nhắc bảo.

c4. Một tâm đi cùng với hỷ, không có mặt trí, cần nhắc bảo.

c5. Một tâm đi cùng với xả, có mặt trí, không cần nhắc bảo.

c6. Một tâm đi cùng với xả, có mặt trí, cần nhắc bảo.

c7. Một tâm đi cùng với xả, không có mặt trí, không cần nhắc bảo.

c8. Một tâm đi cùng với xả, không có mặt trí, cần nhắc bảo.

+ Ghi chú chung về Dục giới tâm:

1.- Trong 54 tâm dục giới sinh khởi (hoạt động) thì có 12 bất thiện tâm và 7 bất thiện dị thục tâm (7 tâm này được xem như bất thiện tâm), tổng cộng chỉ có 19 dục giới tâm bất thiện.

-Trong khi đó thì có 8 dục giới thiện dị thục tâm và 24 tịnh quang tâm (được xem là thiện tâm), tổng cộng có tất cả là 32 dục giới thiện tâm.

-Ở đây, chúng ta thấy rõ rằng ở cõi dục (bao gồm Dục giới thiên) hoạt động của các thiện tâm vẫn nhiều hơn, mạnh hơn. Cuộc sống bao giờ cũng nổi bật hẳn ra những nét thiện, hiền. Đây là quan điểm trình bày các luận sư Abhidhamma.

2.– Các thiện tâm luôn luôn có động cơ, hay có mặt, chánh kiến, chánh tư duy và được đưa đẩy bởi tâm xỷ xả.

-Các bất thiện tâm luôn luôn bị điều động bởi tham, sân, si và hận

3.Phân tích lại và tổng hợp lại các Dục giới tâm mà Abhidhamma giới thiệu thì chúng ta phát hiện ra rằng: Tất cả bất thiện tâm đều phát sinh từ 5 nhân tố (hay một phần tử của năm nhân tố) gọi là Ngũ triền cái.

Các thiện tâm ở cảnh Dục (Dục giới) đều phát sinh từ chánh kiến, từ sự nhiếp phục dần và mạnh Ngũ triền cái. Khi ngũ triền cái lặn hẳn đi, nhường chổ cho năm thiền chi: Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Nhất tâm thì Dục giới tâm liền được chuyển hóa thành sắc giới tâm (từ sơ đến Ngũ thiền – hay sơ đến Tứ thiền theo kinh tạng). Như thế Abhidhamma đã bằng phương pháp phân tích chi li có tính cách triết học, khoa học, và hệ thống các tâm một cách rất logicnhững gì đã được kiết tập rõ ràng ở kinh tạng. Abhidhamma, quả thật, như luận sư tác bộ luận này đã nói từ đầu luận rằng: Từ đúng ý nghĩa triết học (hay một cách triết học rằng), Abhidhamma gồm có 4 pháp: Tâm, Tâm sở, Sắc và Niết bàn – Tattha vuttàbhi – dhammatthà paramatthato, cittam, cetasikam, rùpam nibbànamiti sabbathà – là một hệ thống vừa rất triết lý tâm lý, vừa rất là tâm lý thực nghiệm. Từ đây, Abhidhamma đã hiện rõ sắc thái của Phật giáo phát triển, mở đầu cho một dòng Phật giáo phát triển về sau (mà thường được gọi là Mahayana).

I.2 SẮC GIỚI TÂM (Rùpàvacaram):

Sắc giới tâm có 15 tâm : 5 sắc giới thiện tâm, 5 sắc giới dị thục, và 5 sắc giới duy tác tâm.

·Về 5 sắc giới thiện tâm :

-Đệ nhất thiền thiện tâm đi với tầm, tứ, hỷ lạc và nhất tâm.

-Đệ nhị thiền thiện tâm đi với : tứ, hỷ, lạc và nhất tâm.

-Đệ tam thiền thiện tâm đi với :hỷ, lạc và nhất tâm.

-Đệ tứ thiền thiện tâm đi với : lạc và nhất tâm.

-Đệ ngũ thiền thiện tâm đi với :xả và nhất tâm.

@Ghi chú:

1) Theo phần thích nghĩa của Abhidhammatthangha, để vào đệ nhất thiền hành gia phải dùng một tượng quán để tu tập :đối tượng này gọi là Parikamma Nimitta (sơ tướng). Nhìn đối tượng ấy cho đến kết quả khi nhắm mắt mà vẫn thấy một vòng tròn sáng hiện ra (đối tượng quán là một vật bằng đất sét, hình tròn trét bằng phẳng, màu hồng) : đây là kết quả gọi là Uggaha Nimitta ( thô tướng). Nếu đối tượng được nhìn thấy (lúc nhắm mắt) là một vòng sáng không có tỳ vết theo trí tưởng tượng của mình : đây là kết quả gọi là Pàtibhàga Nimitta (quang tướng). Tiếp tục trú trên quang tướng này cho đến khi ngũ triền cái bị đoạn trừ ( chuyển thành 5 thiền chi) thì chứng đắc đệ nhất thiền sắc giới.

2) Theo tôn giả Buddhaghosa và theo kinh tạng Nikàya thì trú tâm trên đối tượng đối nghịch để trực tiếp đoạn trừ ngũ triền cái ( như trú bất tịnh tướng để loại trừ Dục triền cái; trú từ tâm để loại trừ sân triền cái; trú vào như lý hay chánh kiến để loại trừ nghi triền cái; trú vào tư duy để loại trừ hôn trầm triền cái; và trú vào chỉ để loại trừ trạo cử triền cái.) Như thế hình thức quán (nhìn) Parikamma Nimitta thì mang sắc thái thiền chỉ (samatha); hình thức dưới này là thiên về quán (vipassana).

3) Phần thích nghĩa trên không nói phương cách nào để vào định thứ hai. Riêng theo kinh tạng Nikàya thì khi hành giả ở Đệ nhất thiền tác ý loại trừ Tầm tâm sở (hay Tầm thiền chi) – Vitakka - (nghĩa là nhiếp tâm trên dối tượng hơi thở) thì hành giả vào được Đệ nhị thiền sắc giới. Theo kinh thuật lại lộ trình hành thiền của Thế Tôn thì Đức Thế Tôn tác ý (quán) đến cái nguy hiểm của ngũ dục lạc (lạc về sắc, thanh, hương, vị và xúc) thì liền đoạn trừ cả tầm và tứ thiền chi để vào đệ tam thiền sắc giới (# Đệ nhị thiền ở Kinh Tạng)

®Như thế hình thái tu tập nhiếp niệm vào hơi thở là hình thái Samatha; còn hình thái quán hiểm nguy của ngũ dục là hình thái Vìpassana.

·Về 5 sắc giới Dị Thục Tâm (Vipàkacittam):tương tự như 5 sắc giới Thiện Tâm, chỉ thay từ thiện tâm thành Dị Thục Tâm.

@Ghi chú quan trọng :

1.Phần thích nghĩa của Abhidhammatthangaha nói rằng: 3 thiện tâm (Kussalahetu) là amoha, adosa và alobha (vô si, vô sân và vô tham) trong các sắc giới tâm rất mạnh nên có quả dị thục giống như các tâm chứng đắc nầy đến đời sau.

2.Kinh tạng Nikàya thì ghi rằng : Hành giả nếu khi đang tu trú thiền sắc giới nào mà bỗng nhiên xả báo thân(chết) thì liền được sanh về cảnh giới tương ưng với thiền chứng.

3.Như vậy, về điểm này, Abhidhamma phản ánh rất trung thành với Kinh Tạng.

·về 5 sắc giới duy tác tâm (Kriyàcittam):tương tự như 5 sắc giới thiện tâm, chỉ thay từ thiện tâm thành từ duy tác tâm.

I.3. VÔ SẮC GIỚI THIỆN TÂM(Arùpàvacarakusalacittàni

hoặc Arùpàvacarakusalacittam )

Có 12 vô sắc giới thiện tâm : 4 vô sắc thiện tâm, 4 vô sắc dị thục tâm, và 4 vô sắc duy tác tâm.

·Về 4 vô sắc giới thiện tâm

-Không vô biên xứ thiện tâm.

-Thức vô biên xứ thiện tâm.

-Vô sở hữu xứ thiện tâm.

-Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiện tâm.

¢Ghi chú quan trọng :

1.Abhidhammatthangaha chú nghĩa rằng : Trú tâm trên quang tướng (Patibhàganimitta ) thì một ánh sáng yếu ớt như đom đóm sinh ra từ đối tượng ấy cho đến khi thấy ánh sáng lan khắp mọi nơi (thấy là do tưởng sinh). Rồi hành giả trên đối tượng ấy tác ý “Hư không là vô biên”(Aøkàsa ananto) cho đến khi chứng đắc thực sự thiền Hư không vô biên xứ. Hành giả trú tâm ở hư không vô biên mà tác ý Thức là vô biên (Vinnànam anantam) cho đến khi thực chứng thiền thức vô biên xứ. Tiếp tục trú Hư không vô biên xứ mà tác ý : không có gì cả (Natthi Kinci) cho đến khi chứng thực thiền này. Tiếp tục an trú ở thiền này cho đến ( rất tế nhị về ý nghĩa tác tưởng này) khi chứng Phi tưởng phi phi tưởng xứ (Nevasasannàyatana )

2.Theo Kinh Tạng thì ghi :

- Trú tứ thiền sắc định ( xả và nhất tâm) mà tác ý “Hư không là vô biên”, “Thức là vô biên”, “Không có vật gì cả” thì sẽ lần lượt chứng đắc Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ. Tại đây hành giả không nên đi vào Phi tưởng phi phi tưởng mà tác ý “Tứ vô lượng tâm” ( đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả) để vào diệt thị tưởng định. Nhưng nếu ở vô sở hữu định mà hành giả không tác ý gì cả, hay nhàm chán hữu vi thì sẽ đi vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ định.

3.Như thế ở Luận Abhidhamma có thêm phần giới thiệu đối tượng trú là quang tướng thay vì là tứ sắc định. Phần thực hành tiếp theo thì tương tự ơ ûKinh tạng.

I.4. VỀ SIÊU THẾ TÂM (LOKUTTARA):Có 8 siêu thế tâm, đó là:

- Đạo và quả của 4 quả thánh (Thinh văn)

- Hay gọi là 4 siêu thế thiện tâm (4 siêu thế đạo) và 4 siêu thế dị thục tâm (4 siêu thế quả tâm).

Tám siêu thế tâm trên là:

-Dự lưu đạo tâm (Sotàpattimaggacittam)

-Nhất lai đạo tâm (Sakadàgàmimaggcittam) 4 Siêu thế giới thiện tâm

-Bất lai đạo tâm (Anàgàmimaggacittam)

-A la hán đạo tâm (Arhattamaggacittam).

-Dự lưu quả tâm (Sotàpattiphalacittam).

-Nhất lai quả tâm (Sakadàgàmiphalacittam). 4 Siêu thế dị thục tâm

-Bất lai quả tâm (Anàgàmiphalacittam).

-A la hán quả tâm (Arhattaphalacittam).

¢Ghi chú quan trọng :

1.Abhidhammathangaha ghi chú về 10 kiết sử phải đoạn để chứng 4 quả Thánh như sau :

1, Thân kiến (Sakàyaditthi ); 2, Nghi (Vicikicchà); 3, Giới cấm thủ (Sìlabbataparànàsa); 4, Dục (hay dục ái –Kàmàràga ); 5, Sân (Patigha); 6, Hữu ái (sắc ái-Rùparàga); 7, Vô hữu ái (hay vô sắc ái-Aøuparàga); 8, mạn (Màna); 9, trạo cử (Uddhacca); 10, Vô minh (Avijjà).

Phương pháp đoạn trừ 10 kiết sử ấy là quán tưởng 3 pháp ấn ( khổ, vô thường và vô ngã). Nét chính của phần giới thiệu trên thì hệt như lời dạy ở Kinh.

2.Tuy nhiên, ở đây Abhidhammattha sangaha chỉ giới thiệu chỉ một cách quán 3 pháp ấn; còn ở Kinh tạng thì giới thiệu nhiều cách như là :

a)Từ Tứ sắc định hành giả thấy rõ sự thật duyên sinh vô ngã của thân danh sắc (hay ngũ uẩn) nầy, chỉ việc tiếp tục an trú ở thiền này và phát triển thiền quán (giác tỉnh) thì 10 kiết sử sẽ lần lượt bị đoạn trừ.

b)Kinh trạm xe chỉ rõ hơn rằng :an trú vào “như lý tác ý” để lần lượt đi vào giới thanh tịnh , tâm thanh tịnh , kiến thanh tịnh , đoạn nghi thanh tịnh , đạo phi phi đạo thanh tịnh và thanh tịnh cái thấy biết – tại đây , hành giả sẽ liền đi đến đắc quả A – la hán .

c)Từ vô sở hữu xứ định hành tứ vô lượng tâm thì hành giả có thể đi thẳng vào Diệt thọ tưởng định và đắc Ala – hán . ( xem Phật học khái luận )

d)Từ tứ sắc định cũng có thể hành tứ vô lượng tâm để đi vào các thánh quả ( vì thế tứ sắc định được gọi là phạm trú, thánh trú )

e)Tương ưng bộ kinh ghi lại có hơn 10 trường hợp đệ tử Thế Tôn đắc A-la-hán quả mà không phải đi vào một sắc định hay không định nào v.v…

&Tổng luận về Tâm được trình bày trong Abhidhammattl sangaha :

Có một số điểm về Abhidhammalsangaha cần được chú ý :

1./ Sự phân tích về các tâm Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và Siêu thế giới rất là đặc biệt, rất là chi li. Đặc biệt là sự giới thiệu các vô nhân tâm và cac dị thục tâm, nội dung mà chúng ta không thấy đề cập ở Cu-Xá hay Duy thức .

2./ Sự phân tích có 2 loại tâm: một loại cần được nhắc bảo, loại kia là không cần được nhắc bảo, tương tự sự hệ thống có 4 siêu thế đạo tâm và 4 siêu thế quả tâm, sự phân tích nầy nổi bật hẳn vẻ triết lý, chia chẻ của triết lý. Trên thực tế, sau khi chứng Dự lưu quả, hành giả tiếp liền chứng Nhất lai đạo.

3./ Riêng phần thích nghĩa thì có một số điểm không thực sự phản ánh trung thành với lời dạy của đức Phật ở trong kinh Nikàya-như có đề cập ở phần ghi chú trong các phần đã trình bày-nhưng đó là phần giải thích của tác giả Anurudha và Kachiyap nên ở đây không bàn thảo đến .

II. CÁC TÂM SỞ (CETASIKA)

A.TỔNG QUÁT:

Có một số điểm dưới đây cần được chú ý:

1.Mỗi tâm (hay mỗi tâm niệm) không phải là một ngã thể cố định thường có mặt, mà là tập hợp của các nhân duyên (điều kiện – conditions) gọi là các tâm sở (cetasika)

2.Các thức (viđđana) như Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thức, và Ý thức, theo Abhidhamma, là các Tâm vương (cittam) do bảy tâm sở kết hợp hình thành, đó là: Xúc (phassa), Tác ý (manasikàra), Thọ (vedàna), Tưởng (sađđa), Tư (cetanà), Nhất tâm (ekaggatà), và Mạng căn (jìvindriya). Các tâm sở này cùng khởi lên một lượt (không trước, không sau).

3.Mỗi loại tâm (tâm vương) được hình thành bởi các tâm sở khác nhau.

4.Các bất thiện tâm sở thì chỉ hình thành (hay có mặt) trong các bất thiện tâm. Các thiện tâm sở thì chỉ hình thành (hay có mặt) trong thiện tâm. Các thiện tâm sở này được Abhidhamma gọi một tên khác nữa là: các tịnh quang tâm sở.

5.Các tâm sở cùng khởi và cùng diệt với tâm vương

B.CÁC LOẠI TÂM SỞ:

Theo sự hệ thống của Abhidhammatthangaha, có tất cả 52 tâm sở được xếp thành các loại như sau:

-Biến hành tâm sở có 7(Sabbacittasàdhàranà: biến hành trong tất cả tâm).

-Biệt cảnh tâm sở có 6(Pakinnacetasika)

-Bất thiện tâm sơ có 14(Akusalacetasika)

-Tịnh quang tâm sở có 25(Sobhanacetasika)

B.1. Biến hành tâm sở: có 7:

Xúc (phassa), Tác ý (manasikàra), Thọ (vedàna), Tưởng (sađđa), Tư (cetanà), Nhất tâm (ekaggatà), và Mạng căn (jìvindriya).

-Bảy biến hành tâm sở này hình thành nên các thức : Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân và Ý thức.

-Tư tâm sở (Cetanà) có chức năng suy nghĩ, phối hợp và chất chứa các tâm sở cùng đi với nó trong một đối tượng. Nó chi phối và định đoạt mọi hoạt động của tâm.

-Bảy tâm sở trên luôn luôn có mặt trong các loại tâm nên có tên là biến hành tâm sở.

-Tư tâm sở (cetanà) chính là nghiệp nhân (tác thành ngiệp) biểu thị rằng các tam niệm đều tạo nên nghiệp (thiện, ác hay duy tác).

B.2. Biệt cảnh tâm sở: có 6:

-Tầm (vitakka), Tứ (vicàra), Thắng giải (adhimokkha), Tinh tấn (viriya), Hỷ (Pìti), Dục (chanda).

!Ghi chú:

* Sáu tâm sở biệt cảnh chỉ có mặt trong các tâm tương ưng với chúng.

* Hỷ thì không có mặt trong các tâm đi cùng với Xả, Ưu, Hận.

* Tinh tấn tâm sở thì không có mặt trong các tâm đi cùng với hôn trầm, phóng dật.

* Tầm thì có mặt trong các Dục giới tâm (ngoại trừ 10 thức trong 18 vô nhân tâm = 54 – 10); có mặt trong 11 đệ nhất thiền Sắc giới tâm.

B.3. Bất thiện tâm sở: có 14:

1.Vô tàm (Ahirikam = không biết xấu hổ – hổ với mình – khi làm điều ác).

2.Vô quý (Anottapam = không biết sợ hãi – thẹn với người – khi làm điều ác).

3.Si (moha)

4.Tà kiến (ditthi hay micchàditthi)

5.Nghi (vicikicchà) 6. Trạo cử (uddddhacca)

7. Tham (lobha) 8. Mạn (màna)

9. Sân (dosa) 10. Tật (tật đố, ganh ghét, Isssà)

11. Xan (machariyam) 12. Hối (kukkuccam)

13. Hôn trầm (Thìna) 14. Thụy miên (middha).

ÕCác bất thiện tâm sở chỉ có mặt trong các bất thiện tâm.

B.4. Tịnh quang tâm sở: Có 25

1/ Tín. 2/ Tàm 3/ Quý 4/ Vô tham. 5/ Niệm.

6/ Trung tánh hay xả(Kàyapassdhi)

7/ Tâm sở thư thái. 8/ Tâm sở khinh an 9/ Tâm khinh an

10/ Tâm sở nhu nhuyến 11/ Tâm nhu nhuyến 12/ Tâm sở thích ứng

13/ Tâm thích ứng 14/ Tâm sở tinh luyện 15/ Tâm tinh luyện

16/ Tâm sở chánh trực 17/ Tâm chánh trực 18/ Tâm thư thái.

19/ Vô sân.

ÕCác tâm sở này luôn có mặt trong các tịnh quang tâm.

20 Õ24/ Ba tiết chế tâm sở (# vô si # chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng # giới uẩn) + Hai vô lượng tịnh quang tâm sở (Bi và hỷ).

25/ Huệ căn tâm sở (# Tuệ uẩn)

!Ghi chú:

-Trong 25 tịnh quang tâm sở thì Ba tiết chế tâm sở tương đương với Giới uẩn (hay Thánh giới uẩn)

-Huệ căn tâm sở (hay vô si) vốn là Tuệ uẩn.

-Tín, Niệm và các tâm sở khinh an .v.v… thì thuộc Định uẩn (hay Thánh định uẩn)

-Tâm sở vô sân vốn là Từ tâm vô lượng.

-Tâm sở trung tánh hay Xả # Xả vô lượng (cùng có mặt với Bi và Hỷ vô lượng tâm sở).

ÕNhư thế 25 tịnh quang tâm sở vốn là Tâm Giới, Định, Tuệ và Tâm Tứ vô lượng. Hẳn nhiên 25 tịnh quang tâm sở này sẽ hình thành các Thiện tâm và Giải thoát tâm (Hay Tâm giải thoát và Tuệ giải thoát).

ÕĐạo đế chính là con đường tu tập Tâm để an trú và phát triển 25 Tịnh quang tâm sở nầy.

Õ19 Biến hành Tịnh quang tâm sở thì có mặt trong 59 Tịnh quang tâm (24 Dục giới tịnh quang + 15 Sắc giới tịnh quang + 12 Vô sắc giới tịnh quang + 8 Siêu thế giới tâm).

Õ3 Tiết chế tâm sở (chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng) thì tương đương với Giới uẩn chỉ có mặt trong các tâm như: 8 Dục giới thiện tâm, 8 Siêu thế tâm (+ 16 tâm).

-Hai vô lượng tâm sở (Bi và Hỷ): Bi (karunà) là lòng thương xót trước sự đau khổ của muôn loài; Hỷ (mudità) là lòng hoan hỷ trước sự thành tựu, hưng thịnh của muôn loài.

ÕBi, Hỷ tâm sở được gọi là Vô lượng vì chúng sinh có mặt vô lượng.

ÕBi, Hỷ khởi lên tuỳ duyên, tuỳ lúc, và riêng biệt nhau.

ÕVô lượng tâm sở khởi lên trong các tâm sau đây:

·Ở Đại hành tâm: có mặt trong các Tâm sắc giới vàVô sắc giới (trừ Ngũ thiền, vì ngũ thiền thuộc xả). Do đó nó có mặt trong 12 tâm ([ 15 sắc tâm + 12 vô sắc tâm] – [3 sắc + 12 vô sắc])

!Ghi chú quan trọng:

1.Theo kinh tạng Nikàya, hành giả có thể ở Vô sở hữu xứ định tu tập Tứ vô lượng tâm (có khi có thể từ Tứ sắc định đã có thể hành Tứ vô lượng tâm) – xem Phật học khái luận – Như vậy có nghĩa là Bi và Hỷ có thể khởi lên từ Vô sở hữu xứ định, hay từ Tứ sắc định, do vậy Bi và Hỷ có thể có mặt ở các cảnh thiền của Xả và Nhất tâm. Đây là điểm khác biệt giữa Abhidhamma và Nikàya cần được khảo cứu lại

2.Có một điểm cần quan tâm khảo sát nữa, rằng:

3.Theo Abhidhamma, Bi và Hỷ vô lượng tâm sở không có mặt trong 8 siêu thế tâm, thì tại sao Abhidhamma lại chấp nhận rằng Bi và Hỷ có mặt trong 8 Dục giới duy tác tâm? (vốn là tâm của các bậc A La Hán, của các bậc Thánh).

ÕNếu cho rằng Bi và Hỷ không có mặt trong 8 siêu thế tâm thì sẽ dẫn đến kết luận rằng: Bi và Hỷ không có mặt trong tâm các bậc Thánh (đặc biệt là các thánh A La Hán), có nghĩa là các bậc Thánh không quan tâm đến khổ đau và hạnh phúc của người đời sao? (!).

(Sẽ giải thích thế nào về trường hợp Ngài Sumedha – Thiện Huệ – dưới thời đức Phật Nhiên Đăng đã không nhập Niết Bàn, mà ở lại đời để độ khổ chúng sanh? Hiểu như thế nào về sự kiện Đức Thế Tôn đã rời Cung Đâu Suất để giáng trần độ sinh?).

II.LỘ TRÌNH CỦA TÂM

(Cittavìthi)

Hữu phần(Bhavanga) ÕNgũ môn hướng tâm (pancadvàra) ÕTiền ngũ thức (pađcaviđđàna) ÕTiếp thọ tâm(sampaticchana) ÕSuy đạt tâm(Santìrana) ÕXác định tâm(Vatthapana) ÕTốc hành tâm(Javana) ÕChìm vào Hữu phần(Bhavangà)

1.[U1]Hữu phần hay tiềm thức,= chỉ trạng thái thụ động đang trôi chảy của tâm thức. Trạng thái này gọi là Bhavangà.

2. Có một đối tượng kích vào tâm thức: đây là thời điểm của ngũ môn hướng tâm.

3.Nhận ra có một đối tượng kích thích: đây là thời điểm của Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt và thân thức Õchỉ là thức thuần tuý( chức năng ghi nhận sự có mặt của sự vật) mà chưa có tư duy khởi lên. Do vậy, cho đến thời điểm này chưa tác nghiệp (đây là giai đoạn của tiền ngũ thức).

4.Nhận ra đối tượng kích thích, ghi nhận có sự kích thích đi vào tâm thức: đây là thời điểm của tiếp thọ tâm (sampaticchina). Giai đoạn này cũng chưa tác nghiệp.

5.Tìm hiểu và phân tích đối tượng qua kinh nghiệm mà tâm thức đã kinh qua: đây là giai đoạn hoạt động của Suy Đạt Tâm (Santìrana). Đây đúng là hoạt động của tư duy (ý thức), nhưng chưa có phản ứng của tâm lý đối với đối tượng như ưa, ghét đối tượng.v.v…đến đây, tâm vẫn chưa tác nghiệp.

6.Tâm thức xác định đối tượng tác nghiệp là gì, theo hiểu biết của cá nhân: đây là chức năng của xác định tâm(vatthapana). Tại đây, nghiệp vẫn chưa được tác thành.

·Ghi chú: Nếu đối tượng là pháp trần khởi lên từ ý( nội tâm) thì lộ trình tâm sẽ bắt đầu từ đây gọi là ý môn hướng tâm(manodvàràvajjana), tương đương với xác định tâm (votthapana).

7.Tâm thức bấy giờ phản ứng, xử sự đối với đối tượng: đây là thời điểm và là lúc quan trọng nhất của lộ trình Tâm. Chức năng xử sự nầy là tốc hành tâm(Javana). Đây đúng là thời điểm tác nghiệp.

* Ghi chú: Khi sắc pháp rơi vào phạm vi tiếp nhận của mắt hay 5 căn ở ngoài) thì hữu phần rung động hai lần rồi dừng nghỉ; tiếp theo là ngũ môn hướng tâm khởi lên và diệt đi, làm phận sự hướng tâm đến đối tượng sắc ấy ( qua một sát na). Tiếp theo là các tâm sau đây theo thứ tự khởi lên và diệt đi: ÕNhãn thức thấy sắc (qua một sát na) ÕTiếp thọ tâm lãnh thọ sắc(qua một sát na) ÕSuy đạt tâm suy tư, tìm hiểu sắc (qua một sát na) ÕXác định tâm xác định sắc (qua một sát na) ÕTốc hành tâm xử sự với sắc (qua 7 sát na) ÕĐồng sở duyên tâm( tadàlambana) ( qua 2 sát na) -tâm đồng sở duyên gìn giữ và ghi nhận vào trong tiềm thức và lập đi lập lại trong 2 sát na. Bấy giờ đối tượng chìm vào hữu phần ÕHữu phần rung động trong 2 sát na và quá khứ hữu phần 1 sát na.

ð- Ngũ môn hướng tâm : một sát na.

- Nhãn thức (5 thức đầu) : một sát na.

-Tiếp tọ tâm : một sát na.

-Suy đạt tâm : một sát na.

-Xác định tâm : một sát na.

-Tốc hành tâm : 7 sát na

-Đồng sở duyên tâm : 2 sát na.

-Hữu phần rung động : 2 sát na.

-Quá khứ hữu phần : một sát na.

IV. KIẾT SANH THỨC (PATISANDHI)

I.TỔNG QUÁT:

Trong ba hệ thống Tâm lý thuộc Luận Tạng của Nhất thiết hữu bộ, Thượng toạ bộ, và Phật giáo phát triển-Đại thừa) thì chỉ có Abhidhamma của Theravada (Thượng toạ bộ) là có trình bày và trình bày khá đặc biệt về Kiết sanh thức (hay kiết sanh tâm) liên hệ giữa đời này và đời sau cảu nhiều cảnh giới từ Địa ngục cho đến cõi cao nhất của vô sắc giới. Ở đây phần trình bày là theo quan điểm của Abhidhammatthansangha, phần ghi chú là nhận định của người biên soạn.

Kiết sanh thức có 4 loại :

- Ác thú Kiết sanh thức.

- Dục giới thiên kiết sanh thức (con người thì được đề cập ở lộ trình tâm).

- Sắc giới thiên kiết sanh thức.

- Vô sắc giới thiên kiết sanh thức.

II. CÁC LOẠI KIẾT SANH THỨC :

1. Kiết sanh thức ở Dục giới thiên:

* Nguyên văn của Abhidhammatthasangaha (HT Minh Châu dịch) : “ Thiện dị thục suy đạt tâm câu hữu với xã làm sự Kiết sanh thức, Hữu phần và Tử tâm cho những người sinh ra đã mù v v… và những A–tu–la bị đoạ lạc. Còn 8 Đại dị thục trong mọi trường hợp làm phận sự Kiết sanh thức, Hữu phần và Tử tâm cho những sanh sanh ở Dục giới thiên. Chín (9) Kiết sanh thức nầy gọi là Kiết sanh thức trong Dục giới thiên, chúng hợp thành Kiết sanh thức ở Dục giới ?

·Tuổi thọ (tương tự NiKàya, chỉ khác ở tuổi thọ ở tuổi ở tứ Thiên vương thiên- có lẽ do dịch thuật-)

Tuổi thọ ở tứ thiên vương là 500 tuổi trời 9 triệu năm ở đời từ đó mỗi cõi trời dục giới cao hơn thì có tuổi thọ dài 4 lần nhiều hơn tam thập tam(36 triệu năm); dạ ma(144 triệu năm); đẩu suất thiên (576 triệu năm); tha hoá tự tại thiên (9,216 tỉ năm); hoá lạc thiên (2,304 triệu năm);

2.Kiết Sanh Thức Ơû Sắc Giới:

·Nguyên văn: “ Sơ thiền dị thục tâm tác động ở sơ thiền giới, phận sự kiết sanh thức, hữu phần và tử tâm, đệ tam thiền dị thục tâm, và đệ tứ thiền dị thục tâm. Riêng đối với chúng sanh ở vô tưởng thiên ( thuộc đệ tứ thiền thiên giới) thì kiết sanh thức là sắc pháp và tiếp theo đó cũng vậy trong đời sống và khi lâm chung, chỉ có sắc pháp tồn taị và diệt mất. Những tâm này là 6 kiết sanh thức ở sắc giới.”

·Tuổi thọ của sắc giới thiên:

1)Phạm chúng thiên = 1/3 kappa.

2)Phạm phụ thiên = 1/2 kappa.

3)Đại phạm thiên = 1 kappa (tuổi thọ của thế giới vật lý)

4)Thiện quang thiên = 2 kappas.

5)Vô lượng quang thiên = 4 kappas.

6)Quang âm thiên = 8 kappas.

7)Thiện tịnh thiên =16 kappas.

8)Vô lượng tịnh thiên = 32 kappas.

9)Biến tịnh thiên =64 kappas.

10)Quảng quả thiên và vô tưởng thiên =500 kappas.

11)Vô phiền thiên = 1.000 kappas.

12)Vô nhiệt thiên =2.000 kappas.

13)Thiện hiện thiên =4.000 kappas.

14)Thiện kiến thiên = 8.000 kappas.

15)Sắc cứu cánh thiên = 16.000 kappas.

·Ghi chú: - kappas đề cập ở trên là Đại kiếp (Mahàkappa).

-Tiểu kiếp là thời gian con người có tuổi thọ từ 10 tăng dần lên vô số, rồi tụt xuống lại 10 tuổi ( tăng và giảm).

-Asankhiyyakappa (vô số kiếp) = một trung kiếp.

-Vô số trung kiếp = một đại kiếp (mahàkappa) = thời gian cần thiết để ném cho hết số hạt cải ( ném từng hạt) trong một đống có chiều dài, cao và rộng 1 do tuần (7 miles 10 km) và cứ 100 năm thì ném một hạt.

3.Kiết sanh thức ở vô sắc giới :

·Nguyên văn : “Những dị thục tâm của vô sắc nhất thiền, vô sắc nhị thiền, vô sắc tam thiền và vô sắc tứ thiền hoạt động ở cảnh giới vô sắc, tuỳ theo sự thích hợp với tính cách kiết sanh thức, hữu phần và tử tâm. Đây là 4 kiết sanh thức của cõi trời vô sắc.”

·Ghi chú về tuổi thọ ở các cõi trời vô sắc :

-Thọ mạng của không vô biên xứ chúng sanh ( chúng sanh ở đệ nhất thiền vô sắc ) = 20.000 kappas (mahàkappas-20.000)

-Chúng sanh ở thức vô biên xứ = 40.000kappas ( hay mahàkappas).

-Chúng sanh ở vô sở hữu xứ = 60.000kappas (nt).

-Chúng sanh ở phi tưởng phi phi tưởng xứ = 84.000 kappas (nt).

(Trong một đời sống, kiết sanh thức, hữu phần và tử tâm thuộc một loại và cùng một đối tượng)

-Nguyên nhân của chết.

-Nghiệp, nghiệp tướng, thú tướng.

-Lộ trình tâm của một người sắp chết.

-Kiết sanh thức và đối tượng của người sắp chết.

1)Nguyên nhân của chết :

Nguyên văn :“ Chết có 4 nguyên nhân : thọ diệt, nghiệp diệt, cả hai diệt và sát nghiệp.”

Ghi chú: Nikàya ( ở Trường Bộ kinh và Tăng Chi I, phẩm 3 pháp) thì ghi 3 lý do của cái chết của con người là : “ Thân đoạn, mệnh đoạn, nghiệp đoạn hay thân tận, mệnh tận và nghiệp tận”. Xét kỹ thì Abhidhamma đề cập hệt với Nikàya về nguyên nhân của chết.

2)Nghiệp, nghiệp tướng và thú tướng

Nguyên văn : “đối với những người sắp sửa chết, trong khi lâm chung, do sức mạnh của nghiệp, một trong những tướng sau đây được khởi ra trong một trong 6 cửa :

2.1. “Một nghiệp có khả năng khiến cho tái sinh trong đời sau được khởi tuỳ theo trường hợp.”trường hợp mà vua trọng tăng, thường cúng dường chư Tăng độ ngọ, và chỉ ăn trưa sau chư tăng. Trước khi chết, ý tưởng khởi lên trong tâm nhà vua, gợi nhớ các nghiệp vua đã làm trong hiện kiếp và vua rất bằng lòng về mình về hạnh trọng chư Tăng này, mỉm cười và liền thác sanh về chư thiên. Được kiết tập ở Nikàya.

Ngũ suy tướng hiện của chư thiên lúc chết (kiết tập ở Nikàya)

2.2. “Hay một nghiệp tướng là một vật như sắt .v.v…mà trước kia đã từng được dùng trong khi làm nghiệp ấy.”

Chuyện người giết heo cả đời, trước khi chết cứ hốt hoảng không trút hơi thở cuối cùng, mãi cho đến khi người nhà đem đến giường bệnh con dao giết heo, và cái chậu đựng huyết heo thì người ấy mới tắt thở) ( tác giả đã tự chứng kiến).

3.3. “ Hay là một thú tướng phải được và phải thực nghiệm trong đời sống khởi lên ngay tiếp theo đó. Liền theo đó, y cứ theo đối tượng được khởi lên, tuỳ theo với nghiệp cần phải được thuần thục, hoặc thanh tịnh hoặc nhiễm ô, và phù hợp với cảnh giới sẽ được tái sanh, dòng tiềm thức luôn luôn được trôi chảy, hướng phần lớn về cảnh giới ấy. Hay cái nghiệp có khả năng khiến cho tái sanh ấy hiện khởi đến với căn môn, với tư cách là một tác đôïng mới.

3) Lộ trình tâm của một người sắp chết :

Nguyên văn : “Đối với người sắp chết, hoặc đến cuối lôï trình tâm của người ấy, hoặc khi hữu phần bị diệt tử tâm, giai đoạn cuối cùng của đời sống hiện tại, khởi lên rồi diệt. Khi tâm ấy được diệt trừ, tiếp ngay sau tâm ấy, y cứ trên đối tượng được thâu nhận như vậy, hoặc có tâm(hadaya) làm căn cứ địa hay không có, kiết sanh tâm khởi lên và được thiết lập trong đời sau, kiết sanh tâm này được thúc đẩy bởi vô minh tuỳ miên, căn cứ vào ái tuỳ miên, sanh ra bởi nghiệp, câu hữu với những tâm sở tương ưng, hành động như tâm xung phong cho những tâm sở câu hữu, và tiếp nối những đời sống với nhau.”

4)Kiết sanh thức và đối tượng của người sắp chết :

Nguyên văn: “Ở đây, trong lộ trình của tâm gần chết, chỉ có 5 tốc hành tâm yếu ớt được mong đợi. Do vậy, trong khi lâm chung, khi các đối tượng hiện tại vào trong khu vực nhận thức thời Patisandhi và Bhavanga cũng đều cùng một đối tượng.

“Như vậy, khi tái sanh ở dục giới, Kammanimitta ( nghiệp tướng) nhận thức bởi một trong 6 căn môn, hay Gatinimitta (thú tướng) có thể quá khứ hoặc hiện tại, nhưng Kamma (nghiệp) được nhận thức bởi ý môn chỉ thuộc về một đối tượng thuộc quá khứ. Tất cả những đối tượng này phải được xem là thuộc tiểu pháp (Dục giới).”



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]