Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Khái niệm căn bản

12/02/201102:52(Xem: 9247)
2. Khái niệm căn bản

THERAVĀDAPHẬTGIÁO NGUYÊN THỦY
PHẬT PHÁPVẤN ĐÁP
BìnhAnsonbiên dịch
NhàXuấtBản Tôn Giáo PL. 2550 – DL. 2006

KHÉO VẤN, KHÉOĐÁP
Nguyêntác:Good Question, Good Answer
Tácgiả:Tỳ khưu Shravasti Dhammika
Dịchgiả:Phạm Kim Khánh & Bình Anson

2.KHÁI NIỆM CĂN BẢN

VẤN:Điểm chính yếu trong Phật giáo là gì?

ĐÁP:Tất cả các lời dạy của Đức Phật đều tập trung vàoTứ Diệu Đế – bốn chân lý cao thượng, cũng như trong bánhxe, tất cả những cây căm đều hợp lại nơi cái đùm củatrục xe. Gọi là "Tứ", vì tất cả có bốn. Gọi là "Diệu"vì nó làm cho người ta hiểu biết nó trở thành cao thâm vidiệu. Và gọi là "Đế", hay chân lý, vì nó phù hợp vớithực tế, nó là đạo lý chân thật, là chân lý.

VẤN:Đế thứ nhất là gì?

ĐÁP:Khổ đế, hay chân lý đầu tiên, nói rằng đời sống làđau khổ. Sống là phải khổ. Không thể sống mà không chứngnghiệm một loại đau khổ nào. Ta phải chịu đau khổ vềvật chất như bệnh hoạn, thương tích, mệt mỏi, già nua,rồi chết. Và ta phải chịu đau khổ về mặt tâm linh nhưcô đơn, phiền giận, bực bội, sợ hãi, bối rối, thấtvọng, sân hận v.v.

VẤN:Nói như thế có phải chăng là bi quan yếm thế không?

ĐÁP:Tự điển định nghĩa "bi quan" là "có thói quen nghĩ rằngbất luận gì sẽ xảy đến cũng là xấu", hoặc "tin rằngđiều xấu mạnh thế hơn điều tốt". Phật giáo không dạynhững gì giống như hai điều này, Phật giáo cũng không phủnhận rằng có hạnh phúc trong đời sống. Phật giáo chỉnói rằng sống là chứng nghiệm đau khổ, về thể chất vàtinh thần. Đó là một lời nói rất đúng, và rõ ràng, hiểnnhiên, không thể chối cãi. Trung tâm điểm của phần đôngcác tôn giáo khác là một thần thoại, một thánh truyện haymột lòng tin rất khó hoặc không thể kiểm nhận. Phật giáokhởi đầu với một kinh nghiệm, một sự kiện không thểchối cãi, một điều mà tất cả ai ai cũng đều biết, tấtcả mọi người đều có chứng nghiệm, và mọi người đềutận lực cố vượt qua khỏi. Như vậy, Phật giáo là tôngiáo duy nhất thật sự phổ quát, vì đi ngay vào cốt lõicủa nỗi niềm lo âu của mỗi cá nhân ­ đau khổ, và làmthế nào tránh khỏi đau khổ.

VẤN:Đế thứ nhì là gì?

ĐÁP:Tập đế, chân lý thứ nhì, dạy rằng tất cả mọi đau khổđều do ái dục làm nguyên nhân. Nhìn vào nỗi khổ của phầntâm lý, ta dễ thấy rằng nó bắt nguồn từ ái dục. Khi muốnđiều gì mà không được toại nguyện, ta cảm thấy buồnphiền. Khi mong chờ một người nào sống lâu, mạnh khỏemà không được, ta cảm thấy bị bỏ rơi và thất vọng.Khi muốn được người khác ưa thích, thương yêu, mà khôngđược, ta cảm thấy bị xúc phạm. Ngay đến khi ta muốn vàđược, điều này lắm lúc cũng không đưa đến hạnh phúc,bởi vì không bao lâu sau đó, ta cảm thấy buồn chán, khôngcòn thích thú, quan tâm đến, và bắt đầu ước muốn điềukhác. Một cách đơn giản, Tập đế dạy rằng có đượcnhững gì mong mỏi cũng không chắc là hạnh phúc. Thay vì kiêntrì chiến đấu để thành đạt điều mong muốn, hãy cốgắng sửa đổi chính cái lòng ước muốn của mình. Tâm khátkhao ham muốn cướp đoạt của ta niềm vui được vừa lòngvà hạnh phúc.

VẤN:Nhưng bằng cách nào ham muốn và ái dục dẫn đến đau khổvề mặt thể chất?

ĐÁP:Trọnđời, ước muốn và khát khao điều này hay điều kia và đặcbiệt, lòng khát khao muốn sống, muốn được tiếp tục hiệnhữu, tạo một năng lực hùng mạnh đưa cá nhân đi tái sinh.Khi tái sinh, ta có một xác thân và, như đã đề cập ở phầntrên, có thân là có bệnh hoạn, thương tích, mỏi mòn kiệtquệ, già yếu, suy nhược, rồi chết. Do đó, ái dục đưađến đau khổ thể chất, vì nó đưa đến tái sinh.

VẤN:Vậy thì rất tốt đẹp. Nhưng nếu chúng ta ngưng hẳn, khôngmuốn gì hết, ắt chúng ta không được gì hoặc không thànhđạt gì cả?

ĐÁP:Đúng vậy. Nhưng điều Đức Phật dạy là khi lòng ham muốn,ái dục của ta, nỗi niềm mãi mãi bất mãn của ta đối vớinhững gì mình đang có, và khát vọng không ngừng muốn cóthêm và có thêm, chắc chắn sẽ tạo đau khổ; như vậy, tanên dừng lại. Ngài dạy chúng ta nên phân biệt điều gìta cần và điều ta ham muốn, nên cố gắng thành đạt điềucần và sửa đổi lòng ham muốn. Ngài nói rằng những gìta cần, có thể được thoả mãn. Nhưng điều chúng ta hammuốn thì vô cùng tận ­ một hố sâu không đáy. Có nhữngđiều cần thiết chính yếu, cơ bản, và có thể thành tựu,ta nên gia công thành tựu. Còn những ham muốn vượt qua khỏisự cần thiết, ta nên giảm thiểu dần dần. Dầu sao, mụctiêu của đời sống là gì? Để được có, hay để đượcvừa lòng và hạnh phúc?

VẤN:Sư nhắc đến tái sinh, nhưng có gì chứng minh rằng có táisinh?

ĐÁP:Có rất nhiều bằng chứng, nhưng ta sẽ thảo luận về điểmnày với nhiều chi tiết ở phần sau.

VẤN:Đế thứ ba là gì?

ĐÁP:Diệt đế, hay chân lý thâm diệu thứ ba, là có thể chấmdứt đau khổ và thành đạt hạnh phúc. Đây có lẽ là điểmquan trọng nhất trong bốn chân lý thâm diệu ­ Tứ Diệu Đế­ bởi vì nơi đây Đức Phật xác nhận rằng có thể tiếnđến hạnh phúc thật sự và trạng thái mãn nguyện.

Khita dứt bỏ ái dục, vốn là vô ích, và tập sống từng ngày,mỗi ngày, nhận lãnh những kinh nghiệm mà đời sống dànhcho mà không lo âu bồn chồn vì lòng mãi ham muốn điều nàyđiều nọ, nhẫn nại chịu đựng những khó khăn của cuộcsống mà không kinh sợ, không thù hằn và sân hận, chừngđó chúng ta bắt đầu sống đầy đủ, trọn vẹn.

Vìkhông còn bị lòng muốn nuông chiều những khát vọng íchkỷ của mình ám ảnh, chúng ta sẽ có nhiều thì giờ hơnđể giúp đỡ người khác, giúp người khác thoả mãn nhữnggì cần thiết cho họ. Trạng thái ấy được gọi là Niếtbàn. Chúng ta đã giải thoát, vượt khỏi mọi đau khổ tinhthần.

VẤN:Niết bàn là gì? Niết bàn ở đâu?

ĐÁP:Đólà tầm mức vượt ra ngoài thời gian và không gian, và nhưvậy, khó nói hay nghe bàn đến. Ngôn ngữ và tư tưởng chỉcó thể mô tả những gì trong tầm mức thời gian-không gian.Nhưng bởi vì Niết bàn vượt ra ngoài thời gian nên khôngcó sự chuyển động, do đó không có già, không có chết.Niết bàn là vĩnh cửu. Bởi vì Niết bàn vượt ra ngoài khônggian nên không có nhân quả tương quan, không ranh giới, khôngcó khái niệm về tự ngã và không tự ngã, và như vậy, Niếtbàn vô cùng tận. Đức Phật cũng dạy rằng Niết bàn làkinh nghiệm hạnh phúc lớn lao. Ngài dạy: "Niết bàn là hạnhphúc tối thượng" (Pháp cú, 204).

VẤN:Nhưng có gì chứng minh rằng có tầm mức như vậy không?

ĐÁP:Không. Không có. Nhưng do suy luận, ta có thể hiểu biết. Nếucó một tầm mức trong đó thời gian và không gian vận hành,và có một tầm mức như vậy ­ thế gian mà ta đang kinh nghiệm,đang sống trong đó ­ ắt ta có thể suy rằng có một tầmmức mà không có thời gian và không gian vận hành, Niết bàn.Một lần nữa, mặc dù ta không thể chứng minh rằng Niếtbàn có hiện hữu, ta có lời Phật dạy rằng Niết bàn hiệnhữu. Ngài nói:

"Cócái không sinh (ajāta, phát sinh mà không tùy thuộc nguyên nhânhay điều kiện, không tùy thuộc nơi nhân duyên để hiệnhữu), cái không trở thành (abhūta, không khởi phát từ nhânduyên), không được tạo nên (akata, không phát sinh từ mộtnhân nguyên và không trở thành, tức nhiên không được cấutạo), và không được cấu hợp (asamkhata, không tùy thế,tức không tùy thuộc nguyên nhân nào tạo duyên để hiệnhữu, không do duyên sinh, vô lậu). Nếu không có cái khôngsinh, cái không trở thành, cái không được tạo, cái khôngđược cấu hợp, ắt không có lối thoát cho cái có sinh, cótrở thành, có được tạo, có cấu hợp. Nhưng bởi vì cócái không sinh, không trở thành, không được tạo, không đượccấu hợp, nên mới có lối thoát cho cái có sinh, có trở thành,có tạo, có cấu hợp" (Phật tự thuyết, 80).

Niếtbàn là thế nào, chúng ta sẽ biết khi chứng đắc Niết bàn.Trong khi thời giờ chưa đến, ta vẫn có thể tu tập.

VẤN:Đế thứ tư là gì?

ĐÁP:Đạo đế, hay chân lý thâm diệu thứ tư, là con đường đưađến chấm dứt đau khổ. Con đường này gọi là Bát ChánhĐạo, bao gồm tám phần tử: chánh kiến, chánh tư duy, chánhngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm,và chánh định.

Hànhtrì theo đạo Phật là thực hành theo tám pháp này cho đếnkhi thành tựu viên mãn. Bạn sẽ thấy các chi phần trong BátChánh Đạo bao trùm mọi phương diện trong cuộc sống: tríthức, đạo đức, xã hội, kinh tế và tâm lý; do đó, baogồm mọi điều mà con người cần đến, để có một đờisống tốt đẹp và phát triển tâm linh.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]