Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

31. Thiền Và Tâm Lý Trị Liệu

09/02/201114:37(Xem: 7712)
31. Thiền Và Tâm Lý Trị Liệu

THIỆN PHÚC
ĐẠO PHẬT AN LẠC VÀ TỈNH THỨC
“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang

31. THIỀN VÀ SỰ TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Có một số người quan niệm rằng tập thiền chỉ để duy trì chánh niệm và khai mở chân tâm để đi đến giải thoát, chứ không nên vướng mắc vào trị liệu mà phí thì giờ vô ích. Nếu muốn trị liệu tâm lý thì hãy đi tìm những phương cách khác. Nói như thế hóa ra tự mình hạn hẹp những phương tiện sẳn có để đi tìm những cái chưa có. Tôi đồng ý thiền là thiền, trị liệu là trị liệu; hai cái khác nhau. Một đàng là đi tìm giải thoát, một đàng lại đi tìm cách làm vơi đi những lo âu phiền muộn. Nói là khác chứ thật sự cả hai cùng đang tiến về một hướng. Giải thoát là sự tự do, là trống vắng của lo âu, phiền muộn và đau khổ. Tâm lý trị liệu cũng là cố gắng làm vơi bớt đi những thứ ấy. Như vậy những ai cảm thấy mình sẳn sàng tiến đến giác ngộ thì cứ thẳng tiến, còn những ai hãy còn nhiều phiền não thì rũ bỏ từ từ, rồi cũng chạy theo. Hơn nữa, ngày nay thiền không chỉ là giới hạn trong khuôn viên tịnh xá hay chùa nữa. Thiền không còn xa lạ gì trong đời sống hằng ngày của xã hội Âu Mỹ. Hiện tại người phương Tây đang có một cái nhìn hoàn toàn thay đổi về thiền, nhứt là trong lãnh vực tâm lý trị liệu.

Theo những thống kê mới về con số bịnh tâm thần ôũ Mỹ cũng như ôũ các nước kỹ nghệ tiên tiến đã lên quá cao so với những thập niên trước. Sự thể nầy đã làm cho nhiều người quan ngại, nhứt là các nhà lãnh đạo. Tại sao lại có sự thể nầy? Chúng ta đã thấy rõ tiền tài và của cải chỉ có thể đem lại những phương tiện và vật chất, chứ nó chưa bao giờ mang lại cho ta sự an lạc trong tâm hồn. Cuộc sống trong những xã hội kỹ nghệ đã biến con người thành những con người máy. Đối với họ, nghỉ ngơi chỉ là cơ hội hưởng thụ để quên đi những nhọc nhằn của thể xác. Họ có thể bồi bổ vật chất cho thể xác đấy, nhưng rất nhiều khi họ quên bẳng đi việc bồi dưỡng tâm linh. Đó cũng chính là nguyên nhân đưa con người đến sự kiệt quệ về tinh thần; không sớm thì chầy thể xác rồi cũng sẽ bịnh theo, cho dù ta có bồi dưỡng nó cách mấy đi nữa. Rất nhiều nhà tâm lý trị liệu Âu Mỹ đã phải khổ công, khổ tâm tìm cách chữa trị cho những căn bệnh trầm kha nầy. Họ đã tìm đủ mọi cách và cuối cùng kết luận của họ là quyết dùng thiền trong trị liệu tâm thần.

Tại sao rất nhiều nhà tâm lý trị liệu lại quyết định dùng thiền quán trong khoa trị liệu của họ? Thiền trong Phật giáo chẳng những giúp ta tìm lại được chân như bản thể của ta, mà còn là một phương pháp trị liệu vô cùng hiệu nghiệm trong y học tâm thần. Theo bác sĩ Herbert Benson, giáo sư trường Đại Học Harvard, sau một thời gian dài thực nghiệm, đã cho biết thiền chẳng những có khả năng làm giảm những dao động thần kinh đưa đến sự lo âu buồn phiền và chán nản, mà thiền còn có khả năng làm giảm bớt mức độ tiêu thụ dưỡng khí (Oxygen) trong cơ thể chúng ta, do đó giúp điều hòa nhịp đập của con tim. Thiền còn giúp giảm bớt sự căng thẳng thần kinh nhằm giúp tránh áp huyết cao và chứng ép tim. Trong lúc thiền, thiền sinh một khi đã đạt được sự yên tĩnh thì các chất kích thích tố giữa các tế bào sẽ dừng lại. Bác sĩ Benson còn cho biết mức độ chất kích thích thay đổi tùy theo sự đi, đứng, nằm, ngồi... Khi ta càng hối hả, hấp tấp thì những kích thích tố tiết ra càng nhiều, do đó sự căng thẳng càng cao. Điều nầy đủ cho thấy thiền đã đưa con người về trạng thái yên tĩnh và thoải mái. Thiền chẳng những làm vơi nhẹ đi ảnh hưôũng của những chất kích thích tố trong cơ thể, mà thiền còn giúp ta điều hòa hơi thở và nhịp đập của tim để đưa ta đến sự thoải mái tuyệt diệu trong tâm hồn. Cũng chính vì ít tiết ra những chất kích thích tố mà các tế bào trong cơ thể của ta mới có khả năng tiêu thụ những chất đường. Vô hình chung, thiền chẳng những làm giảm nguy cơ cho những người bị cao máu hoặc ép tim, mà thiền còn giúp ta tránh được bệnh tiểu đường.

Trong khi thiền, những cơ thịt trong cơ thể ta trở về trạng thái bình thường, và do đó tiếp nhận sự lưu thông của máu một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, nhờ theo dõi hơi thở mà ta có thể kiểm soát được nhịp đập của tim. Những chất kích thích tố dường như không có cơ hội phát triển và làm mưa làm gió trong ta nữa. Nhờ vậy mà cơ thể ta cảm thấy thoải mái. Đây chúng ta chỉ nói về sinh lý; còn tâm lý thì sao?

Về tâm lý, thiền có một giá trị cao hơn, nhứt là trên lãnh vực tôn giáo. Người Phật tử coi vấn đề nầy quan trọng hơn và họ có khuynh hướng dùng thiền quán để kiếm soát tâm. Họ quan niệm tâm làm chủ các pháp, tâm dẫn đầu, tâm tạo tác tất cả. Người Phật tử không để ý đến chuyện vui, buồn, giận, ghét làm tăng các kích thích tố trong cơ thể họ; tuy nhiên, họ chỉ biết rằng khi họ không buồn, thương, giận, ghét thì tâm họ sẽ thảnh thơi hơn, an tỉnh hơn, và do đó nó sẽ bớt dong ruổi hơn, thế thôi. Ngoài ra, trong Phật giáo, thiền chẳng những giúp cho ta lắng đọng dòng tâm thức đang bị tán loạn, mà thiền còn giúp đưa tâm ta trở về niềm an định, tự tại. Trong khi thiền quán thì những sân hận sẽ bị loại hẳn trong tâm thức của ta.

Một trong những phương pháp thiền đơn giản nhứt là:

**Hãy chọn cho ta một tư thế ngồi thoải mái nhất, kiết già, bán già, kiểu Thái Lan, kiểu Nhật, hoặc ngồi trên ghế cũng được.
**Nên dùng tọa cụ nếu ngồi lâu.
**Nếu chưa có thể vô niệm được thì nên chọn một câu chú, hoặc niệm Phật.
**Mắt không nhắm kín, mà nên mở chừng một phần ba.
**Buông thả các bắp thịt, không gồng, không gượng.
**Mặc quần áo rộng rãi.
**Hít vào và thở ra thật đều và thật sâu lúc bắt đầu. Sau đó thôũ bình thường. Vẫn tiếp tục trì chú hoặc niệm Phật.
**Đừng để tư tưởng phóng ra ngoài vì bất cứ một điều gì.
**Giữ sự bình thản nhẹ nhàng và luôn theo dõi hơi thở.
**Tiếp tục hít thở như vậy khoảng hai mươi phút.
**Mỗi ngày nên tập chừng hai lần.

Hãy tập như sự cần thiết của cơ thể mỗi ngày. Đừng mong cầu chứng đắc. Không có bất cứ chứng đắc nào trong thiền. Đừng mong xuất hồn hay bất cứ thứ gì. Hãy để cho tâm được tỉnh lặng thì tự nhiên ta sẽ có sự an lạc tuyệt vời.

Tóm lại, người con Phật, bất luận là tông phái nào, cần trì chí và hết sức dụng công tu hành thì mới mong thành tựu được. Một khi đã theo thiền, một khi đã thấy sự lợi ích không thể nghĩ bàn của thiền thì phải thiền cho đến nơi đến chốn, chứ không theo thiền dăm ba bửa lại muốn qua Tịnh Độ hay Mật Tông. Như thế thì có làm cái gì đi nữa cũng như nước đổ lá môn, không bao giờ có kết quả mỹ mãn. Như đã thấy tham thiền chẳng những được định tâm, mà nó còn là một khoa tâm lý trị liệu rất hữu hiệu. Hãy tận dụng những gì mà Đức Từ Phụ đã truyền dạy để vừa bảo vệ được thân xác mà tiến tu, mà còn được sự định tĩnh để một ngày không xa nào đó những đàn con Phật sẽ cùng dìu dắt nhau đi trên con đường trở về đất Phật.
 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567