Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Về bài kinh Kalama

07/02/201114:09(Xem: 10446)
8. Về bài kinh Kalama

LÝ THUYẾTVÀ THỰC TẾ
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo TL. 2008 - PL. 2551

-8-

Vềbài kinh Kalama
Tỳkhưu Bodhi

Bàikinh Kalama, trong Tăng chi bộ, chương Ba Pháp, thường đượcnhiều người xem như là một "Hiến chương Phật giáo vềTự do Trạch vấn". Mặc dù bài kinh bác bỏ các tư duy giáođiều và lòng tin mù quáng, vấn đề ở đây là bài kinh cóthật sự mang những ý nghĩa mà người ta thường gán ghépvào đó hay không? Dựa vào một đoạn duy nhất của bài kinh,thường được trích dẫn sai lạc ra ngoài mạch văn, ngườita thường nghĩ rằng Đức Phật là một nhà chủ nghĩa thựcnghiệm, bác bỏ mọi giáo thuyết và lòng tin, và giáo phápcủa Ngài chỉ là công cụ của một người tư duy tự do đểđạt chân lý, và mời gọi mỗi người chấp nhận hay bácbỏ bất cứ điều gì theo sở thích của họ.

Thếnhưng, bài kinh Kalama có thật sự biện minh cho quan điểm đókhông? Hay chúng ta thấy ở đây chỉ là một tập hợp cácdạng thái khác nhau của khuynh hướng trơ trẽn xưa cũ làđánh đồng giáo pháp với những gì thích hợp với mình –hoặc thích hợp với những người đang nghe mình thuyết giảng?Trong giới hạn của bài viết ngắn này, chúng ta hãy đọclại toàn bộ bài kinh Kalama, và cũng cần nên nhớ rằng đểhiểu đúng lời Phật dạy, chúng ta cần phải tìm hiểu ýđịnh của Ngài khi nói ra các lời dạy đó.

*

Đoạnkinh thường được nhiều người trích dẫn như sau:

- "Nàyquý vị Kalama, đừng tin vì nghe truyền khẩu, đừng tin vìđó là truyền thống, đừng tin vì nghe đồn đại, đừngtin vì được ghi trong kinh điển, đừng tin vì lý luận, đừngtin vì suy diễn, đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ,đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc, đừngtin vì vị ấy có vẻ có uy quyền, đừng tin vì nghĩ rằngvị ấy là thầy của mình."

"Khinào quý vị tự mình biết rõ: ‘Các pháp này là bất thiện;các pháp này là đáng chê; các pháp này bị người trí chỉtrích; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận,sẽ đưa đến bất hạnh khổ đau’, quý vị hãy từ bỏchúng. ... Khi nào quý vị tự mình biết rõ: ‘Các pháp nàylà thiện; các pháp này là đáng khen; các pháp này đượcngười trí ca ngợi; các pháp này nếu được thực hiện vàchấp nhận, sẽ đưa đến lợi lạc hạnh phúc’, quý vịhãy đạt đến và an trú".

Đoạnkinh này, cũng như những đoạn khác ghi lại trong kinh điển,Đức Phật nói ra trong một ngữ cảnh đặc biệt – cho thínhchúng trong một bối cảnh đặc biệt nào đó – và vì thếcần phải hiểu trong ngữ cảnh đó. Các người trong bộ tộcKalama, cư dân của thị trấn Kesaputta, được nhiều vị đạosư với những quan điểm khác nhau đến viếng thăm, mỗi vịđề cao giáo thuyết của mình và bôi bác giáo thuyết củangười khác. Điều này làm cho những người Kalama hoang mang.Khi biết ẩn sĩ Gotama, được ca ngợi là bậc Giác Ngộ, đếnviếng thị trấn, họ đến yết kiến Ngài, với hy vọng rằngNgài sẽ giúp giải tỏa các sự hoang mang, nghi ngờ của họ.Khi đọc tiếp các đoạn sau của bài kinh, chúng ta thấy rõràng các vấn đề làm cho họ hoang mang là về sự tái sinhvà hậu quả của các hành động thiện và ác.

ĐứcPhật bắt đầu bằng cách trấn an những người Kalama rằngtrong tình huống như thế, họ nghi ngờ hoang mang là đúng,và Ngài khuyến khích họ nên trạch vấn. Tiếp theo, Ngài nóivới họ những điều như đã được ghi trong đoạn kinh tríchdẫn ở trên, khuyên họ nên từ bỏ những điều họ tựbiết rõ là bất thiện, và thực hành những những điềuhọ tự biết rõ là thiện. Lời khuyên này có thể nguy hiểmcho những ai không có luân lý đạo đức, và chúng ta có thểhiểu rằng ở đây, Đức Phật xem những người Kalama nàylà những người có đạo đức tốt. Dù thế nào, Ngài cũngkhông để cho họ tự mình suy diễn, mà Ngài còn khéo léohỏi họ để cho họ thấy tham sân si đưa đến bất hạnh,khổ đau cho mình và cho người khác, và chúng phải đượctừ bỏ. Trái lại, tâm vô tham, vô sân, vô si sẽ đưa đếnan lạc, hạnh phúc, và vì thế, cần phải được nuôi dưỡng.

Tiếptheo, Đức Phật giảng rằng một "vị Thánh đệ tử ly tham,ly sân, ly si" sống tỉnh giác, chánh niệm, an trú và tỏa rộngtâm vô lượng Từ, Bi, Hỷ, Xả bao trùm toàn thế giới. Vớitâm thanh tịnh, không oán thù, không ác hại như vậy, vịấy có được "bốn sự an ổn" ngay bây giờ và tại nơi đây:(i) nếu có đời sau và nếu có kết quả dị thục do cácnghiệp thiện ác, sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sẽsinh vào cõi thiện lành; (ii) nếu không có đời sau và nếukhông có kết quả dị thục, vị ấy vẫn sống tự tại vàan lạc tại đây và ngay bây giờ; (iii) nếu có quả xấu trổra bởi nghiệp ác, vị ấy không chịu quả xấu; và (iv) nếuquả xấu không trổ bởi nghiệp ác, cũng không ảnh hưởnggì đến vị ấy vì ý nghĩ lẫn hành động của vị ấy đềutrong sạch. Sau khi nghe giảng như thế, các người Kalama tỏlòng tri ân và tán thán Đức Phật, rồi xin Ngài cho phép họquy y Tam Bảo.

*

Bàikinh Kalama có đề nghị, theo quan điểm của nhiều người,rằng một người Phật tử có thể bác bỏ mọi giáo thuyếtvà lòng tin, rằng người ấy chỉ cần dựa theo kinh nghiệmcá nhân của mình như là tiêu chuẩn để đánh giá các lờidạy của Đức Phật và để bác bỏ những gì mà mình khôngthể dung hợp, hay không? Đúng rằng Đức Phật không đòihỏi những người Kalama phải chấp nhận những gì Ngài nóivì họ có lòng tin nơi Ngài, nhưng chúng ta cần phải ghi nhậnmột điểm quan trọng: những người Kalama này, khi bắt đầubài kinh, chưa phải là đệ tử của Đức Phật. Họ đếngặp Ngài và xem Ngài chỉ như là một vị cố vấn, để nghenhững lời khuyên khả dĩ giúp họ xóa tan sự nghi ngờ thắcmắc của họ, nhưng họ chưa xem Ngài là đấng Như Lai, bậcToàn Giác, là vị có thể chỉ cho họ con đường tâm linhđưa đến giải thoát tối hậu.

Bởivì các người Kalama không có ý định đến gặp Đức Phậtđể tìm hiểu sứ mạng hoằng pháp của Ngài, để tìm hiểucon đường giải thoát, cho nên chưa phải là dịp để ĐứcPhật thuyết giảng về giáo pháp cao diệu của Ngài, chẳnghạn như là Tứ Diệu Đế, tam tướng (khổ, vô thường, vôngã), và các pháp quán niệm. Giáo pháp này chỉ giảng đặcbiệt cho những ai đã chấp nhận Đức Phật là vị Thầydẫn đường giải thoát. Trong các bài kinh khác, Ngài chỉthuyết giảng cho những ai đã có "lòng tín thành nơi ĐứcNhư Lai" và cho những ai đã có đầy đủ phước duyên đểthông hiểu và thực hành các lời dạy đó. Những ngườiKalama này, ngay trong đoạn đầu bài kinh, chưa phải là thửađất mầu mỡ để Ngài gieo các hạt giống giáo pháp giảithoát. Họ còn đang hoang mang về các lời tuyên bố trái ngượcnghe được từ các vị đạo sĩ khác, tâm họ vẫn chưa rõràng, ngay cả về nền tảng căn bản của đạo đức.

Vìthế, sau khi khuyên họ không nên tin dựa theo các truyền thốngsẵn có, dựa theo lý luận trừu tượng, dựa theo các bậcđạo sư khéo thuyết, Đức Phật trình bày những gì có thểkiểm chứng tức khắc và có khả năng thiết lập một nềntảng vững chắc cho đời sống đạo đức và thanh tịnh tâmhồn. Ngài dạy rằng cho dù có hay không có tái sinh sau khichết, một đời sống có đạo đức và có lòng từ bi vớimọi loài chúng sinh tất nhiên sẽ mang đến phần thưởngquý báu ngay bây giờ và ở nơi đây, đó là sự an bình vàhạnh phúc nội tâm, cao quý hơn tất cả các khoái lạc mongmanh khi con người vi phạm các nguyên tắc đạo đức và chạytheo lòng tham dục. Cho những ai dù chưa sẵn sàng chấp nhậncó đời sau, có đời sống khác sau khi chết, lời dạy nhưthế sẽ đảm bảo sự an vui hiện tại của họ, và nhờthế, có khả năng giúp họ tái sinh về cõi thiện lành.

Mặtkhác, cho những ai có khả năng hiểu biết và chấp nhận sựhiện hữu của chúng ta qua tái sinh luân hồi, lời dạy củaNgài cho những người Kalama vượt qua các tác động tức thờivà chỉ thẳng vào cốt lõi của Giáo Pháp. Ba trạng thái tâm– tham, sân, si – được Ngài đem ra thuyết giảng không phảichỉ là căn bản của tà hạnh và uế nhiễm trong tâm. Trongkhung giáo lý của Ngài, đó là cội nguồn của lậu hoặc– là nguyên nhân chính của tất cả mọi ràng buộc và đaukhổ – và toàn thể giáo pháp có thể xem như là pháp hànhđể diệt sạch ba cội rễ ác hại này, bằng cách phát triểntoàn hảo ba liều thuốc hóa giải: xả ly, từ bi và trí tuệ.

*

Nhưthế, bài giảng cho các người Kalama trình bày cách thử nghiệmtốt để mang lại sự tín nhiệm nơi giáo pháp của ĐứcPhật như là một giáo thuyết khả thi, đưa đến giải thoát.Giáo pháp bắt đầu với một lời dạy có thể chứng nghiệmtức thời, giá trị của lời dạy ấy có thể thấy đượcbởi bất cứ người nào có đạo đức tốt và thực hànhnghiêm túc cho đến kết luận cuối cùng; nghĩa là có thểthấy được: các lậu hoặc trong tâm gây tai hại và đau khổcho mình và cho xã hội, đoạn trừ lậu hoặc sẽ mang đếnan bình và hạnh phúc, và các pháp hành mà Đức Phật đãdạy là những phương cách hiệu quả để đoạn trừ cáclậu hoặc đó. Bằng cách tự thử nghiệm lời dạy này, chỉcần tạm thời đặt lòng tin nơi Đức Phật như hành trangđi đường, cuối cùng, ta sẽ có được một sự tin tưởngvững chắc, dựa trên kinh nghiệm thực chứng, nơi uy lựcgiải thoát và thanh tịnh hóa của giáo pháp. Sự tin tưởngnơi lời dạy ấy sẽ mang lại lòng tịnh tín sâu xa nơi ĐứcPhật là vị Thầy, và từ đó, ta sẽ chấp nhận các nguyêntắc hành trì mà Ngài truyền giảng để giúp ta tiến bướctrên con đường đưa đến giác ngộ, ngay cả khi chúng vượtngoài khả năng kiểm chứng của ta. Đây chính là đánh dấusự khai mở Chánh Kiến, bước đầu tiên của Bát Chánh Đạo.

*

Mộtphần vì phản ứng chống lại chủ nghĩa giáo điều, mộtphần vì quỵ lụy vào kiến thức khoa học khách quan, khuynhhướng thời thượng ngày nay là vội vàng suy diễn cho rằngĐức Phật bác bỏ mọi lòng tin và giáo thuyết đã thiếtlập, và cho rằng Ngài dạy chúng ta chỉ chấp nhận nhữnggì ta có thể tự kiểm nghiệm, qua bài kinh Kalama. Tuy nhiên,sự suy diễn này không chính xác. Chúng ta đừng quên rằngđây là các lời khuyên của Đức Phật đến những ngườiKalama khi họ chưa sẵn sàng tin Ngài và giáo pháp của Ngài;cũng bởi lẽ ấy, bài kinh đã không đề cập gì đến ChánhKiến và cả bầu trời tươi sáng khi có được một cái nhìnchân chính. Trái lại, bài kinh chỉ đưa ra những lời khuyênhợp lý nhất để họ có được một đời sống hiền thiện,khi vấn đề về đức tin tối hậu được tạm thời gácsang một bên.

Ởđây, chúng ta cần phải hiểu rằng lời Đức Phật dạy trongbài kinh bao gồm những gì mà chúng ta có thể tự thực chứngtrong kinh nghiệm đời sống hằng ngày; rồi từ đó, sẽ làcơ sở vững chắc để ta đặt niềm tin vào những khía cạnhkhác của giáo pháp, vượt qua những kinh nghiệm thông thườngcủa ta. Đức tin trong Phật Pháp không bao giờ được xem nhưlà cứu cánh, cũng không đủ bảo đảm để giác ngộ giảithoát, mà chỉ là điểm khởi đầu của một tiến trình thănghoa chuyển hóa nội tâm để khai mở tuệ quán. Để tuệ quánthực hiện được chức năng giải thoát, nó cần phải đượckhai mở trong bối cảnh nắm bắt chính xác các chân lý trọngyếu về vị trí của chúng ta trong thế gian và về phạm vicủa giải thoát. Các chân lý này đã được Đức Phật hoằngtruyền từ sự hiểu biết thâm sâu của Ngài về bản chấtcủa con người. Chấp nhận các chân lý đó với lòng tínthành, sau khi xem xét kỹ lưỡng, là đặt bước đầu tiêntrên cuộc hành trình chuyển hóa niềm tin thành trí tuệ, sựtín nhiệm thành sự chắc chắn, và đưa đến giải thoátkhỏi mọi đau khổ.

Tỳkhưu Bodhi
(BuddhistPublication Society, Newsletter No. 9, Sri Lanka, 1988)

BìnhAnson lược dịch
(Perth,Tây Úc, tháng 8-2007)

KinhKalama
(Tăngchi III.65)

Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Thế Tôn du hành trong xứ Kosala, cùng với đại chúngtỳ khưu đi đến thị trấn Kesaputta của bộ tộc Kalama.

Cácngười Kalama ở Kesaputta được nghe: "Du sĩ Gotama là bậc xuấtgia của dòng họ Thích-ca đang du hành trong xứ Kosala, vừađến Kesaputta. Tiếng đồn tốt đẹp về Ngài Gotama đượctruyền đi như sau: Ngài là bậc Ứng cúng, Chánh đẳng giác,Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ,Ðiều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn. Ngàigiảng pháp cao diệu, rõ ràng, đầy đủ từ chặng đầu,chặng giữa, cho đến chặng cuối. Ngài tuyên bố đã chứngđắc đạo quả tối thượng bằng chính tuệ giác của Ngàiđến toàn thể thế giới của chư thiên và nhân loại. Ngàicó đời sống phạm hạnh hoàn toàn tinh khiết. Lành thay, nếuchúng ta được yết kiến một vị Ứng cúng như vậy".

Rồicác người Kalama ở Kesaputta đến yết kiến Thế Tôn. Saukhi đến, có người đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống mộtbên; có người nói lên những lời chào đón thăm hỏi thânthiện với Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; có ngườicung kính chắp tay vái chào Thế Tôn rồi ngồi xuống mộtbên; có người xưng tên họ rồi ngồi xuống một bên; cóngười im lặng ngồi xuống một bên.

*

Saukhi ngồi xuống, các người Kalama ở Kesa-putta thưa với ThếTôn:

- BạchNgài, có một số du sĩ, Bà-la-môn, đến Kesaputta. Họ thuyếtminh và phát huy giáo lý của mình, nhưng họ bài xích, khinhmiệt, chê bai và xuyên tạc giáo lý người khác. Lại có mộtsố du sĩ, Bà-la-môn khác đến Kesaputta, họ cũng thuyết minhvà phát huy giáo lý của mình, nhưng họ cũng lại bài xích,khinh miệt, chê bai và xuyên tạc giáo lý người khác. BạchNgài, đối với những người ấy, chúng con nghi ngờ phânvân: "Trong những du sĩ, Bà-la-môn này, ai nói đúng sự thật,ai nói không đúng sự thật?"

- Nàyquý vị Kalama, đương nhiên quý vị có những nghi ngờ, phânvân. Khi có điều đáng nghi ngờ, đương nhiên phân vân khởilên.

Nàyquý vị Kalama, đừng tin vì nghe truyền khẩu, đừng tin vìđó là truyền thống, đừng tin vì nghe đồn đại, đừngtin vì được ghi trong kinh điển, đừng tin vì lý luận, đừngtin vì suy diễn, đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ,đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc, đừngtin vì vị ấy có vẻ có uy quyền, đừng tin vì nghĩ rằngvị ấy là thầy của mình.

*

- "Nhưngnày quý vị Kalama, khi nào quý vị tự mình biết rõ: ‘Cácpháp này là bất thiện; các pháp này là đáng chê; các phápnày bị người trí chỉ trích; các pháp này nếu được thựchiện và chấp nhận, sẽ đưa đến bất hạnh khổ đau’,quý vị hãy từ bỏ chúng."

Quývị nghĩ thế nào? Khi tham lam, sân hận, si mê khởi lên trongtâm người nào, sẽ đem đến lợi lạc hay đau khổ?

- Đemđến đau khổ, bạch Thế Tôn.

- Nàyquý vị, người nào có tâm tham, tâm sân, tâm si, tâm bị thamsân si chinh phục và xâm chiếm, người ấy sẽ sát sinh, lấycủa không cho, tà dâm, nói dối, và khích lệ kẻ khác làmác như vậy. Do đó, có làm cho người ấy bất hạnh đau khổlâu dài hay không?

- Thưacó, bạch Thế Tôn.

- Quývị nghĩ thế nào, các pháp này là thiện hay bất thiện?

- Bấtthiện, bạch Thế Tôn.

- Đángchê hay không đáng chê?

- Đángchê, bạch Thế Tôn.

- Cótội hay không có tội?

- Cótội, bạch Thế Tôn.

- Bịngười trí quở trách hay không bị người trí quở trách?

- Bịngười trí quở trách, bạch Thế Tôn.

- Nếuđược thực hiện và chấp nhận, có đưa đến bất hạnhđau khổ không? Ở đây, chúng sẽ tác động như thế nào?

- Nếuđược thực hiện và chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng sẽđưa đến bất hạnh, đau khổ. Ở đây, chúng sẽ tác độngnhư thế.

- Nhưvậy, này quý vị, hãy ghi nhớ điều Ta vừa nói:

"Nàyquý vị Kalama, đừng tin vì nghe truyền khẩu, đừng tin vìđó là truyền thống, đừng tin vì nghe đồn đại, đừngtin vì được ghi trong kinh điển, đừng tin vì lý luận, đừngtin vì suy diễn, đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ,đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc, đừngtin vì vị ấy có vẻ có uy quyền, đừng tin vì nghĩ rằngvị ấy là thầy của mình.

Nhưngnày quý vị Kalama, khi nào quý vị tự mình biết rõ: ‘Cácpháp này là bất thiện; các pháp này là đáng chê; các phápnày bị người trí chỉ trích; các pháp này nếu được thựchiện và chấp nhận, sẽ đưa đến bất hạnh khổ đau’,quý vị hãy từ bỏ chúng".

*

- "Nàyquý vị Kalama, đừng tin vì nghe truyền khẩu, đừng tin vìđó là truyền thống, đừng tin vì nghe đồn đại, đừngtin vì được ghi trong kinh điển, đừng tin vì lý luận, đừngtin vì suy diễn, đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ,đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc, đừngtin vì vị ấy có vẻ có uy quyền, đừng tin vì nghĩ rằngvị ấy là thầy của mình.

Nhưngnày quý vị Kalama, khi nào quý vị tự mình biết rõ: ‘Cácpháp này là thiện; các pháp này là đáng khen; các pháp nàyđược người trí ca ngợi; các pháp này nếu được thựchiện và chấp nhận, sẽ đưa đến lợi lạc hạnh phúc’,quý vị hãy đạt đến và an trú".

Quývị nghĩ thế nào? Khi tham lam, sân hận, si mê không hiện hữutrong tâm người nào, sẽ đem đến lợi lạc hay đau khổ?

- Đemđến lợi lạc, bạch Thế Tôn.

- Nàyquý vị, người nào không có tâm tham, không có tâm sân, khôngcó tâm si, không bị tham sân si chinh phục và xâm chiếm, ngườiấy sẽ không sát sinh, không lấy của không cho, không tà dâm,không nói dối, và không khích lệ kẻ khác làm ác như vậy.Do đó, có làm cho người ấy lợi lạc hạnh phúc lâu dàihay không?

- Thưacó, bạch Thế Tôn.

- Quývị nghĩ thế nào, các pháp này là thiện hay bất thiện?

- Thiện,bạch Thế Tôn.

- Đángchê hay không đáng chê?

- Khôngđáng chê, bạch Thế Tôn.

- Cótội hay không có tội?

- Khôngcó tội, bạch Thế Tôn.

- Bịngười trí quở trách hay không bị người trí quở trách?

- Khôngbị người trí quở trách, bạch Thế Tôn.

- Nếuđược thực hiện và chấp nhận, có đưa đến lợi lạchạnh phúc không? Ở đây, chúng sẽ tác động như thế nào?

- Nếuđược thực hiện và chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng sẽđưa đến lợi lạc hạnh phúc. Ở đây, chúng sẽ tác độngnhư thế.

- "Nàyquý vị Kalama, đừng tin vì nghe truyền khẩu, đừng tin vìđó là truyền thống, đừng tin vì nghe đồn đại, đừngtin vì được ghi trong kinh điển, đừng tin vì lý luận, đừngtin vì suy diễn, đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ,đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc, đừngtin vì vị ấy có vẻ có uy quyền, đừng tin vì nghĩ rằngvị ấy là thầy của mình.

Nhưngnày quý vị Kalama, khi nào quý vị tự mình biết rõ: ‘Cácpháp này là thiện; các pháp này là đáng khen; các pháp nàyđược người trí ca ngợi; các pháp này nếu được thựchiện và chấp nhận, sẽ đưa đến lợi lạc hạnh phúc’,quý vị hãy đạt đến và an trú".

*

- Nàyquý vị Kalama, vị Thánh đệ tử ly tham, ly sân, ly si như vậy,vị ấy sống tỉnh giác, chánh niệm, an trú và tỏa rộngtâm Từ bao trùm phương thứ nhất, phương thứ hai, phươngthứ ba, phương thứ tư. Cũng như vậy, tỏa khắp mọi nơi,bên trên, phía dưới, ngang dọc, đến tất cả mọi loài chúngsinh trên thế giới, vị ấy an trú với tâm Từ cao quý, rộnglớn, không giới hạn, không oán thù.

VịThánh đệ tử ly tham, ly sân, ly si như vậy, vị ấy sốngtỉnh giác, chánh niệm, an trú và tỏa rộng tâm Bi bao trùmphương thứ nhất, phương thứ hai, phương thứ ba, phươngthứ tư. Cũng như vậy, tỏa khắp mọi nơi, bên trên, phíadưới, ngang dọc, đến tất cả mọi loài chúng sinh trên thếgiới, vị ấy an trú với tâm Bi cao quý, rộng lớn, khônggiới hạn, không oán thù.

VịThánh đệ tử ly tham, ly sân, ly si như vậy, vị ấy sốngtỉnh giác, chánh niệm, an trú và tỏa rộng tâm Hỷ bao trùmphương thứ nhất, phương thứ hai, phương thứ ba, phươngthứ tư. Cũng như vậy, tỏa khắp mọi nơi, bên trên, phíadưới, ngang dọc, đến tất cả mọi loài chúng sinh trên thếgiới, vị ấy an trú với tâm Hỷ cao quý, rộng lớn, khônggiới hạn, không oán thù.

VịThánh đệ tử ly tham, ly sân, ly si như vậy, vị ấy sốngtỉnh giác, chánh niệm, an trú và tỏa rộng tâm Xả bao trùmphương thứ nhất, phương thứ hai, phương thứ ba, phươngthứ tư. Cũng như vậy, tỏa khắp mọi nơi, bên trên, phíadưới, ngang dọc, đến tất cả mọi loài chúng sinh trên thếgiới, vị ấy an trú với tâm Xả cao quý, rộng lớn, khônggiới hạn, không oán thù.

*

VịThánh đệ tử ấy, này quý vị Kalama, với tâm không oán thù,không ác hại, với tâm thanh tịnh không uế nhiễm như vậy,ngay bây giờ và tại đây, vị ấy đạt được bốn sự anổn:

i)"Nếu có đời sau, nếu có kết quả dị thục do các nghiệpthiện ác, sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ sinh vào cõithiện lành"; đây là an ổn thứ nhất vị ấy có được.

ii)"Nếu không có đời sau, nếu không có kết quả dị thụcdo các nghiệp thiện ác, tại đây và ngay bây giờ, ta vẫnsống tự tại, an lạc, với tâm không oán thù, không ác hại";đây là an ổn thứ hai vị ấy có được.

iii)"Nếu có quả xấu trổ ra cho người làm nghiệp ác, nhưngta không tác ý làm điều ác hại cho bất cứ ai; do vậy, làmsao quả xấu đó có thể tác động đến ta?"; đây là an ổnthứ ba vị ấy có được.

iv)"Nếu quả xấu không trổ ra cho người làm nghiệp ác, cũngkhông tác động gì đến ta, vì tâm ta thanh tịnh và thân takhông làm điều ác"; đây là an ổn thứ tư vị ấy có được.

VịThánh đệ tử ấy, này quý vị Kalama, với tâm không oán thù,không ác hại, với tâm thanh tịnh không uế nhiễm như vậy,ngay bây giờ và tại đây, vị ấy đạt được bốn sự anổn này.

- Sựviệc là như vậy, bạch Thế Tôn! Sự việc là như vậy, bạchThiện Thệ! Vị Thánh đệ tử ấy, bạch Thế Tôn, với tâmkhông oán thù, không ác hại, với tâm thanh tịnh không uếnhiễm như vậy, ngay bây giờ và tại đây, vị ấy đạt đượcbốn sự an ổn này.

Thậtvi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch ThếTôn! Ngài đã thuyết giảng Chánh Pháp rõ ràng bằng nhiềuphương cách, như người dựng đứng những gì bị xô ngãxuống, hay phô bày những gì bị che phủ, hay chỉ đườngcho người bị lạc hướng, hay cầm đèn sáng vào trong tốiđể những ai có mắt có thể thấy tường tận. Nay, chúngcon xin quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Kính xin Ngài nhậnchúng con làm đệ tử cư sĩ; từ bây giờ cho đến mạng chung,chúng con xin trọn đời quy ngưỡng.

*

Thamkhảo:

1)"Kinh Kalama", bản dịch Việt ngữ của Hòa thượng Thích ThiệnChâu.
2)"Kinh Kalama" (Tăng chi bộ), bản dịch Việt ngữ của Hòa thượngThích Minh Châu.

3)"The Instruction to the Kalamas", bản dịch Anh ngữ của BhikkhuSoma.

4)"To the Kalamas", bản dịch Anh ngữ của Bhik-khu Bodhi.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]