Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Về Chánh Ngữ

01/02/201111:44(Xem: 8891)
4. Về Chánh Ngữ

CĂN BẢNPHẬT GIÁO
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh, TL. 2005 - PL. 2549
ChánhNgữ

BìnhAnson

---*---

Chánhngữlà lời nói chân chánh, không tạo nghiệp bất thiệnbằng lời nói, mà trái lại, dùng lời nói để tạo các nghiệpthiện lành. Trong Bát Chánh Đạo, Chánh Ngữ là chi thứ ba,và được định nghĩa như sau, như đã ghi trong Tương ƯngBộ: "Thế nào là chánh ngữ? Đó là từ bỏ nói láo, từbỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nóilời phù phiếm". Đó là về mặt tiêu cực. Về mặt tíchcực, Đức Phật cũng dạy rằng chúng ta phải cố gắng tutập để có những lời nói chân thật, hòa hợp, dịu dàng,và có ý nghĩa. Khi ta thực tập được những lời nóinầy, ta được nhiều người quý mến. Để đáp lại, họsẽ lắng nghe những gì ta nói ra, và sẽ đáp ứng thân thiệnvà xây dựng.

TrongTăng Chi Bộ 10.176, Đức Phật dạy:

--"Có bốn pháp tịnh hạnh về lời nói:

1)Ở đây, có người đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo. Nếukhông biết, người ấy nói: "Tôi không biết"; nếu biết,người ấy nói: "Tôi biết"; nếu không thấy, người ấy nói:"Tôi không thấy"; nếu thấy, người ấy nói: "Tôi thấy".Như vậy lời nói của người ấy không trở thành cố ý vọngngữ, hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người,hoặc nguyên nhân vì một vài quyền lợi gì.

2)Người ấy đoạn tận nói hai lưỡi, từ bỏ nói hai lưỡi.Nghe điều gì ở chỗ này, người ấy không đi đến chỗkia nói, để gây chia rẽ ở những người này; nghe điềugì ở chỗ kia, người ấy không đi nói với những ngườinày, để gây chia rẽ ở những người kia. Như vậy ngườiấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻhòa hợp, thích thú hòa hợp, nói những lời đưa đến hòahợp.

3)Người ấy đoạn tận lời nói độc ác, từ bỏ lời nóiđộc ác. Người ấy chỉ dùng những lời nói nhu hòa, êmtai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiềungười, vui ý nhiều người.

4)Người ấy đoạn tận lời nói phù phiếm. Người ấy nóiđúng thời, nói chân thật, nói có ý nghĩa, nói Pháp, nóiLuật, nói những lời đáng được gìn giữ. Vì nói hợp thời,nên lời nói thuận lý, có mạch lạc, hệ thống, lợi ích".

Đócũng là 4 thiện nghiệp về Khẩu trong 10 thiện nghiệp (thậpthiện nghiệp) mà Đức Phật thường giảng dạy cho các vịđệ tử cư sĩ. Còn các thiện nghiệp khác là về Thân có3: các hành động không sát sanh, không trộm cắp, không tàdâm; và về Ý có 3: các ý tưởng không tham, không sân, khôngtà kiến.

*

Cũngcótrường hợp, khi ta nói chân thật và lễ độ mà vẫnchạm đến tự ái của kẻ khác, khiến họ phật lòng. Tuythế, đôi khi cần phải nói sự thật dù có mất lòng nhưnghữu ích, có khả năng đem đến lợi lạc trên đường tutập. Trong kinh số 58, Trung Bộ, Vương tử Vô Úy hỏi ĐứcPhật rằng có thể nào lời nói của Ngài làm phật ý ngườikhác hay không. Ngài trả lời:

--"Này Vương tử Vô Úy, lời nói nào Như Lai biết không nhưthật, không như chân, không tương ứng với mục đích, vàlời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích,Như Lai không nói lời nói ấy.

Lờinói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứngvới mục đích, và lời nói ấy khiến những người kháckhông ưa, không thích, Như Lai không nói lời nói ấy.

Lờinói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng vớimục đích, và lời nói ấy khiến những người khác khôngưa, không thích, ở đây, Như Lai biết đúng thời mà giảithích lời nói ấy.

Lờinói nào Như Lai biết là không như thật, không như chân, khôngtương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những ngườikhác ưa thích, Như Lại không nói lời nói ấy.

Lờinói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứngvới mục đích, và lời nói ấy khiến những người khácưa và thích, Như Lai không nói lời nói ấy.

Vàlời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứngvới mục đích, và lời nói ấy khiến những người khácưa và thích, ở đây, Như Lai biết đúng thời mà giải thíchlời nói ấy".

Nhưthế, chúng ta thấy rằng Đức Phật chọn đúng thời đểgiảng dạy người khác, với những lời lẽ như thật, nhưchân, đưa đến mục đích giải thoát giác ngộ, cho dù lờiấy được người nghe ưa thích hoặc không ưa thích.

*

TrongkinhLời Nói (Tăng Chi 5.198), Đức Phật giảng 5 yếu tố củamột lời nói thiện lành như sau:

--"Thànhtựu năm chi phần, này các Tỳ-khưu, các lời là thiện thuyết,không phải ác thuyết, không có phạm tội và không bị nhữngbậc Hiền trí chỉ trích. Thế nào là năm? Nói đúng thời,nói đúng sự thật, nói lời nhu hòa, nói lời đem đến lợiích, nói với từ tâm".

1)Nói đúng thời: có khi một lời chân thật nhưng không đượcphát biểu đúng lúc thì thành ra vô ích hoặc làm cho ngườikhác bực mình. Người thiện trí phải tế nhị để áp dụnglời nói của mình đúng chỗ, đúng lúc.

2)Nói đúng sự thật: bậc thiện tri thức nói một lời phảidựa trên sự thật, không ngụy biện, không lừa dối.

3)Nói lời nhu hoà: lời nói cần phải dịu dàng, lễ phép, tạokhông khí hòa hợp.

4)Nói lời đem đến lợi ích: lời nói phải có mục đích vàý nghĩa của nó, dù là lời chân thật nhưng không có mụcđích đem lại lợi ích cho ai, thì đó cũng chỉ là lời nóinhảm, vô dụng.

5)Nói lời với từ tâm: lời nói phải phát xuất từ tấm lòngthương yêu, cẩn trọng.

Ngoàira, trong bài kinh Khéo Thuyết,Kinh Tập 78, Đức Phậtgiảng thêm:

--"Thành tựu bốn chi phần, này các Tỳ-khưu, lời nói đượckhéo nói, không phải vụng nói, không có lỗi lầm, không bịngười trí quở trách. Thế nào là bốn? Ở đây, này cácTỳ-khưu, Tỳ-khưu chỉ nói lời khéo nói, không nói lời vụngnói; chỉ nói lời đúng pháp, không nói lời phi pháp; chỉnói lời khả ái, không nói lời phi khả ái; chỉ nói lờiđúng sự thật, không nói lời không đúng sự thật. Thànhtựu với bốn chi phần này, này các Tỳ-khưu, lời nói làđược khéo nói, không phải vụng nói, không có lỗi lầm,không bị người trí quở trách."

*

TrongTăngChi Bộ 10.69, Đức Phật khuyên chúng ta chỉ nên bàn luậnvề những đề tài thiết thực, có ích lợi trong sự tu tập:

--"Có mười đề tài đáng để đàm luận. Thế nào là mười?Đó là các đề tài về ít dục, đề tài về biết đủ,đề tài về viễn ly, đề tài về không tụ hội, đề tàivề tinh tấn, đề tài về giới, đề tài về định, đềtài về tuệ, đề tài về giải thoát, đề tài về giảithoát tri kiến".

Ngàithiền sư Buddhadasa (Phật Lệ), Thái Lan, giải thích thêm:

1)Giảm dục (Appiccha-gatha): đàm luận để giảm lòng tham,dùng những lời nói khuyến khích ta tiết giảm lòng ham muốn.

2)Biết đủ hay Tri túc (Santutthi-gatha): đàm luận đểđưa đến sự biết đủ, dùng những lời nói khuyến khíchta thỏa mãn với những gì mình đang có, mà không còn chúý đến các tiện nghi xa hoa.

3)Viễn ly hay Ðộc cư (Paviveka-gatha): đàm luận để đưađến sự sống một mình, dùng những lời nói khuyến khíchviệc sống và tư duy đơn độc, xa lánh các náo động.

4)Không tụ hội hay Giảm Tiếp (Asamsagga-gatha): đàm luậnđể tránh các tiếp xúc vô ích, dùng những lời nói khuyếnkhích ta tránh phí phạm năng lực và thì giờ.

5)Tinh tấn (Viriyarambha-gatha): đàm luận để bảo tồnvà gia tăng tinh tấn, dùng những lời nói khuyến khích nỗlực trong tu tập.

6)Giới đức (Sila-gatha): đàm luận để giữ giới hạnhtốt, dùng những lời nói để khuyến khích gìn giữ đứchạnh.

7)Thiền định (Samadhi-gatha): đàm luận để tạo lậptâm an định, thăng bằng, chuyên chú, hợp nhất, dùng nhữnglời nói để khuyến khích tâm thêm trong sáng và ổn cố.

8)Trí tuệ (Panna-gatha): đàm luận để tạo thông minh vàtrí tuệ, dùng những lời nói để khuyến khích sự phát triểntuệ minh triết.

9)Giải thoát (Vimutti-gatha): đàm luận để giải thoát,dùng những lời nói để khuyến khích sự giải thoát tâmtrí khỏi mọi phiền não, mọi mầm mống bất thiện.

10)Tri kiến Giải thoát (Vimutti-nanadassana-gatha): đàm luậnđể tạo lập tri kiến giải thoát, dùng những lời nói đểkhuyến khích sự chú tâm và hiểu biết về tri kiến giảithoát, xả ly khỏi mọi tham thủ và phiền não.

*

ÐứcPhậtrất chê trách những cuộc nói chuyện huyên thuyên, phíthời gian vô ích. Những lời gièm pha và đồn đãi không đemđến lợi lạc gì, vì chúng làm quấy động sự yên tĩnhvà định tâm. Ngài cũng giảng thêm rằng người ta không thểtrở thành bậc trí chỉ vì nói nhiều, cũng không phải vìnói nhiều mà người ta được gọi là bậc lão thông Pháp(Dhammadhara), như trong các câu Pháp Cú sau đây:

"Dầunói ngàn ngàn lời,
Nhưngkhông gì lợi ích,

Tốthơn một câu nghĩa,

Nghexong, được tịnh lạc." (PC 100)

"Khôngphảivì nói nhiều,
Mớixứng danh bậc trí.

Anổn, không oán sợ.

Thậtđáng gọi bậc trí." (PC 258)

"Khôngphải vì nói nhiều,
Làthọ trì chánh pháp.

Ngườinghe ít diệu pháp,

Nhưngtrực nhận viên dung,

Chánhpháp không buông lung,

Làthọ trì chánh pháp." (PC 259)

Trongngôn ngữ Pàli, danh từ "Mâu-ni" (Muni)trong tên "Thích-caMâu-ni" (Sakya Muni)có nghĩa là người luôn giữ sự yênlặng (bậc Tịch tịnh), thường được dùng để gọi mộtvị Thánh. Đức Phật thường khuyên các vị tu sĩ đệ tửrằng: "Này các Tỳ-khưu, khi quí vị hội họp với nhau,có hai việc cần phải làm: một là đàm luận về Chánh pháp,hai là giữ sự im lặng của bậc Thánh"(Phật tự thuyết,Ud 10).

*

Tómlại,lời nói có một ảnh hưởng vô cùng quan trọng, khôngnhững tác động đến đời sống hạnh phúc của mỗi cánhân mà còn có thể tác động đến sinh hoạt của xã hội.Nếu có tỉnh giác và định hướng tốt, lời nói qua cáccuộc đàm luận, giao tiếp hằng ngày, sẽ mang đến nhiềulợi ích cho sự tu tập của những người con Phật chúng ta.Chính vì thế mà Đức Phật đã đưa Chánh Ngữ vào Bát ChánhĐạo, con đường Tám Chánh dẫn đến giải thoát giác ngộ.

Perth,Tây Úc, tháng 9-2004

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]