Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11-Mê tín, chánh tín

28/01/201109:41(Xem: 8663)
11-Mê tín, chánh tín

BƯỚCÐẦU HỌC PHẬT
HòathượngThích Thanh Từ
PhậtLịch 2541-1998

Mê tín,Chánh tín

I.-MỞÐỀ

ÐạoPhậtchủ trương giác ngộ mang ánh sáng trí tuệ soi rọicho thế gian. Mọi lẽ thật đều hiện bày dưới ánh sánggiác ngộ, nhận thấy lẽ thật rồi mới khởi lòng tin đólà "chánh tín". Ngược lại, bày những điều mê hoặc làmmù quáng người đời, lừa bịp thế gian, ấy là "mê tín".Hoặc không hiểu rõ, không có lý lẽ, mà tin càn tin bướnglà "mê tín". Tin bướng là họa hại đưa con người đếnđường mù tối. Thấy rõ biết đúng mới tin là sức mạnhvô biên khiến người thành công trên mọi lãnh vực. Thếnên trong kinh Hoa Nghiêm có câu: "Tin là nguồn của đạo, làmẹ của mọi công đức. Tin hay nuôi lớn các gốc lành." Vìthế người học đạo cần có lòng tin, song lòng tin đã quasàng lý trí gạn lọc kỹ càng. Tuyệt đối không được tincàn, tin bướng làm băng hoại tinh thần giác ngộ của đạoPhật. Chính trong kinh Di Giáo Phật dạy: "... Xem tướng lànhdữ, trông xem sao hạn, xem xét thạnh suy, coi ngày đoán sốđều không được làm..."

II.-MÊ TÍN

Mêtín là lối tin mù quáng khiến con người mất hết trí thôngminh. Những kẻ chủ trương mê tín là người làm hoặc loạnthế gian, đưa dân tộc lùi lại bán khai. Một tôn giáo chânchánh, một dân tộc văn minh, không cho phép mê tín len lỏitrong tín đồ mình, trong dân tộc mình. Thế mà, đồng bàochúng ta, trong Phật giáo chúng ta, tệ đoan mê tín vẫn cònnhiều.

a)Ðồng cốt

Ðồngcốt là hiện tượng mê hoặc khủng khiếp. Những kẻ làmông đồng, bà cốt đều là người sống trong trạng tháibất bình thường. Bản thân họ đã mất hết khả năng tựchủ, họ bị sai sử bởi một ma lực huyền bí nào đó. Khima lực ấy dựa vào họ, liền lạm dụng các danh hiệu thánh,những bậc vĩ nhân của thuở xưa dùng mạo xưng để lừabịp người đời. Những kẻ yếu vía dễ tin nghe xưng danhhiệu Phật, Bồ-tát hay những vị tiên thánh liền khiếp đảmkính tin. Họ không dám phê phán đó là tà hay chánh. Thế rồi,họ một mực quì mọp để được phong chức, hoặc nhậnphép lành. Họ bị gạt bằng những danh hão trong cõi vô hình,hoặc bằng những bùa tà phép lạ, những huyền hoặc vềquá khứ vị lai. Từ đây họ sống bằng ảo vọng mơ huyền,mất hết lý trí thực tại.

Chúngta phải khám phá dẹp tan những lối mê hoặc ấy. Riêng vềnhà Phật trong kinh đã dạy rõ, khi chứng đến quả Phật,Bồ-tát, A-la-hán đều có đầy đủ lục thông, tam minh...Vì thế, Bồ-tát hay A-la-hán muốn hóa độ kẻ hữu duyênliền dùng thần thông hiện giáo hóa, như Bồ-tát Quán ThếÂm, trong phẩm Phổ Môn của kinh Pháp Hoa chẳng hạn. Khôngkhi nào các bậc Thánh phải gá vào thân kẻ phàm tục kháclàm việc giáo hóa. Vì các ngài đầy đủ thần thông biếnhóa vô ngại. Như thế, những ma lực tựa vào đồng cốtđều là sức của quỉ thần. Vì sợ người đời không tin,nên chúng mạo xưng những danh hiệu cho to để gây uy tín.Biết rõ tính cách ma mị của chúng, người Phật tử phảitránh xa, tuyệt đối không được phụ họa với chúng, huốnglà qui kính. Có thế mới tỏ ra là người Phật tử chân chánh.

b)Lịch số, sao hạn

Thờigian không thật do khái niệm con người đặt ra, huống làtrên thời gian lại đặt ra ngày tốt ngày xấu, năm lành nămdữ... Thử đặt ra một thí dụ, chúng ta đốt một ngọnđèn đặt ở bên phải, lấy một cái gương tròn nhỏ đểở bên trái, cách nhau năm tấc tây, khoảng giữa đặt mộtquả bóng (trái banh). Chúng ta dùng tay xoay tròn quả bóng, phíanằm bên ngọn đèn là sáng, phía khuất ngọn đèn là tối,cứ xoay mãi, quả bóng đối chiếu tối sáng liên tục. Trụcquay ấy có lúc tiến đến trước ngang ngọn đèn làm khuấtánh sáng soi vào mặt gương, ánh sáng mặt gương không phảnchiếu vào quả bóng, có lúc lùi lại sau, ánh sáng ngọn đènsoi vào mặt gương, ánh sáng từ mặt gương phản chiếu lạiquả bóng, phía khuất ngọn đèn. Có những con kiến ở trênquả bóng, thấy quả bóng mặt sáng gọi là ngày, mặt tốigọi là đêm, những lúc mặt gương không phản chiếu ánhsáng vào quả bóng gọi là ba mươi, những lúc mặt gươngphản chiếu ánh sáng vào quả bóng đầy đủ gọi là rằm...Lại đặt mặt sáng của quả bóng vòng một là ngày tốt,vòng hai là ngày xấu... Cảm thông được điều đó, chúngta có tức cười cho loài kiến hay không? Quả thật, chúngbày biện một cách vô lý. Ngọn đèn, quả bóng, mặt gươngđều là vô tri, động lực quay nó thì cứ quay vậy thôi,có gì là linh thiêng huyền diệu, mà chúng lại đặt là ngàytốt ngày xấu.

Cũngthế, nhật cầu, nguyệt cầu và địa cầu đều là vô tri,chúng quay gần nhau theo cái trục cố định, mặt địa cầuhướng về nhật cầu thì sáng, mặt khuất thì tối. Cái trụcquay ấy có khi địa cầu xê tới che khuất ánh sáng nhậtcầu không soi đến nguyệt cầu, có khi sụt lại, ánh sángnhật cầu soi đầy đủ vào nguyệt cầu, ánh sáng nguyệtcầu phản chiếu lại mặt tối của địa cầu. Thế rồi,con người sống trên địa cầu trông vào sự sáng tối tùykhái niệm đặt thành ngày đêm và giờ phút, theo sự phảnchiếu của nguyệt cầu đặt ra rằm, ba mươi, thành tháng,năm. Thời gian là do tưởng tượng của con người đặt rakhông thật. Phương chi trên thế gian ấy lại còn đặt thêmlành dữ tốt xấu... Quả thật con người quá bày biện, quárối ren. Ðã bày biện ra rồi, tự cột trói mình. Khi đãcó ngày tốt ngày xấu, đi đâu phải chọn ngày tốt mớidám đi, làm gì phải đợi ngày tốt mới làm. Thậm chí cấtnhà xây bếp cũng phải lựa ngày chọn tháng, định đôi gảlứa cũng phải coi tuổi hạp, không hạp. Con người bị baophủ trong ổ tơ rối nùi ấy, rồi than khóc rồi khổ đau.Chính vì ngày tháng tuổi tác tạo ra cho con người không biếtbao nhiêu đau khổ. Chúng ta hãy nghe người nông dân miền Namnguyền rủa họ qua bài hát:

Cọpmà vật mấy ông thầy địa
Yêumànhai mấy chú coi ngày
Trớtrêuhọ khéo đặt bày
Haiđứamình thương thiệt, ông trời rày bảo thương.
c)Coi tay, xem tướng

Coitay,xem tướng cũng có khi trúng, song ông thầy ấy luôn luônnói câu thòng: "Tay hay tướng của ông có hiện điều xấu,có thể đến tháng đó sẽ mắc nạn, nếu ông biết làm lànhlàm phước có thể qua." Thế thì đến tháng đó, nếu ngườiấy mắc nạn thì khen ông thầy xem trúng, bằng không mắcnạn thì ông thầy đổ tại làm lành làm phước! Như thế,mặt nào ông thầy cũng hay hết. Nhưng chúng ta thử kiểm điểmxem, cả hai mặt mắc nạn và không, có lợi gì cho ngườiđi coi không? Nếu coi tay tốn một số tiền, đến khi mắcnạn cũng phải tự chịu, ông thầy có cứu giúp cho mình đượcgì đâu. Nếu đến tháng thọ nạn, người coi tay không thọnạn, cho là làm lành làm phước được qua thì mình tự cứumình, ông thầy cũng không làm gì cho mình. Như vậy đi coichi cho uổng tiền.

Hơnnữa ở đầu quyển sách tướng có bài kệ:

Hán:

Hữutâm vô tướng
Tướngtựtâm sanh
Hữutướngvô tâm
Tướngtùngtâm diệt.
Dịch:
Cótâm tốt không tướng tốt
Tướngtốttheo tâm tốt sanh
Cótướngtốt không tâm tốt
Tướngtốttheo tâm xấu mất.
Thếthì, chúng ta cần phát tâm tốt làm việc tốt thì điều tốtsẽ đến. Chúng ta chứa chấp những tâm niệm xấu xa thìmọi điều dữ sẽ đến. Ðiều căn bản là chúng ta làm tốthay làm xấu, quả tốt xấu sẽ đến với chúng ta. Không phảiquan trọng ở bàn tay hay tướng mạo. Thế mà, chúng ta khôngứng dụng ngay cội gốc, lại chạy theo ngọn ngành, hao phítiền bạc một cách vô ích, đó gọi là mê tín.

d)Xinxăm, bói quẻ:

Xinxăm bói quẻ là một việc làm cầu may. Rủi may là điềuxảy ra không có duyên cớ. Phó thác hành động của mình,cho đến phó thác cả đời mình vào chỗ không có duyên cớ,thật là tệ hại. Thánh, Thần có rảnh đâu mà ngồi sẵntrên bàn để ứng hiện trong xăm quẻ cho quí vị. Nếu ngườixin xăm bói quẻ có trúng, chẳng qua phước nghiệp, lành dữcủa mình mà hiện ra. Như sách nói: "Phước chí tâm linh, họalai thần ám." Nghĩa là người gặp lúc phước đến thì giởquẻ ra đều tốt, khi họa lại thì rút lá xăm nào cũng xấu.Thế là tốt xấu tại mình, không phải tại xăm quẻ. Chúngta cứ sửa mình cho tốt thì mọi việc đều tốt, đi xin xămbói quẻ làm gì? Xin xăm bói quẻ chỉ khiến chúng ta lo sợthêm. Ca dao Việt Nam có câu:

Taycầm tiền quý bo bo
Ðemchothầy bói mang lo vào mình.
Làm việckhông lợi ích, lại tốn hao tiền bạc, mang lo sợ vào lòng,không phải mê tín là gì?

e)Cúngsao xem hướng

Lệcúng sao hạn, thật là lạc hậu lỗi thời, sao là những hànhtinh cách xa chúng ta bao nhiêu ngàn cây số. Nó là cái gì màchúng ta phải cúng! Tục lệ các chùa quê, vào ngày mùng chíntháng giêng là cúng sao hội. Người Phật tử nào không gửitên cúng sao, xem như năm ấy không được bảo đảm an ninh.Song người chủ cúng sao cho quí vị, có bảo đảm an ninh chưa?Có lẽ quí vị ấy quên ghi tên mình trong bài sớ cúng saochớ gì? Thật là vô lý, đạo lý nhân quả đức Phật dạyrành rành trong kinh, mà người ta bất chấp. Thân tổng báocủa chúng ta có lẫn lành với dữ, khi nhân lành đến thìhưởng quả lành, khi nhân dữ đến thì chịu quả dữ, khôngthể chạy trốn được. Chỉ có tạo nhân lành nhiều, khiquả dữ đến sẽ nhẹ đi hay giảm bớt. Ví như trước kiachúng ta đã làm khổ một người, vì lúc đó họ thiếu khảnăng trả thù nên dường như thông qua. Ðến lúc nào đó,họ đủ điều kiện trả thù, nếu chúng ta không được nhiềungười thương che chở thì, quả đó sẽ đúng với nhân kia.Ngược lại, nếu chúng ta được quá nhiều người ủng hộche chở, quả phải trả sẽ nhẹ hoặc giảm mất cũng có.Bởi thế nên, sợ quả khổ không gì hơn, chúng ta phải tạonhân vui. Không nên cúng sao cúng hạn để cầu được an vuilà điều phi lý.

Xemhướng cất nhà, xây bếp cũng là một lối mê tín. Có lắmngười trong nhà chồng vợ bất hòa, con cái ngỗ nghịch, liềnrước thầy đến xem hướng sửa cửa, đổi bếp. Nếu cửavà bếp biết nói, sẽ cãi lại với bà chủ nhà rằng: "Cãilẫy nhau tại ông bà không biết nhường nhịn nhau, chúng tôicó tội lỗi gì mà phải dời chỗ này đổi chỗ kia?" Nhữngviệc làm này đủ nói lên người ta trốn tránh trách nhiệm,không bao giờ dám nhìn thẳng những sái quấy lỗi lầm củamình, tìm cách đổ lỗi cho cái gì mà không thể cãi lý đượcvới họ. Như thế dù họ có sửa đổi trăm ngàn lần, lộnxộn vẫn lộn xộn, bất an vẫn bất an. Vì cái chủ độngtrong việc bất an ấy, có chịu sửa đổi đâu. Thế nên,người học đạo phải thấy rõ chỗ vô lý này, không nênlầm lẫn một cách tối dốt như vậy.

g)Ðốt giấy tiền vàng mã

Tụcđốt giấy tiền vàng mã lại là việc vô lý trên vô lý.Không thể người có đôi chút nhận xét, lý luận mà chấpnhận việc ấy được. Chính trên thế gian này, đồng tiềncủa nước này mang sang nước khác còn khó được chấp nhận,huống là nhân gian in, xuống âm phủ xài, có lý lẽ gì tinđược. Những chiếc lầu bằng giấy, quần áo bằng giấy,làm xong đốt gởi xuống âm phủ cho thân nhân dùng, quả làviệc làm phí của vô ích. Thử hỏi thân nhân họ là cáigì mà chờ đốt quần áo gởi xuống. Họ đều là đồ vôchủ cô hồn hết sao? Hay họ đã theo nghiệp lành dữ mà sanhnơi khác? Nếu là Phật tử còn không ai biết rõ Phật dạy:"Chúng sanh tùy nghiệp thiện ác, theo đó thác sanh nơi cõilành cõi dữ." Thân nhân chúng ta chết cũng theo nghiệp thọsanh, chớ đâu ngồi chờ chúng ta gởi nhà cửa áo quần xuốngxài. Như thế, việc làm ấy vừa trái đạo lý, vừa phí tổntiền bạc vô ích. Người Phật tử không bao giờ chấp nhậnviệc làm mù quáng ấy.

III.-TAI HẠI MÊ TÍN

a)Quàng xiên khờ khạo

Ngườimê tín theo quỉ thần là tin một cách quàng xiên không cócăn cứ, không có lý luận, tin bướng tin càn, mất hết lýtrí, trở thành con người khờ khạo. Ðó là hình ảnh nhữngngười tin vào ông đồng bà bóng, xác cô xác cậu tạo nên.Tại sao họ như thế? Bởi vì họ gởi gấm tâm hồn vào sựhuyền bí, vào thế giới vô hình, họ mất hết trí thôngminh thực tế. Có khi họ gần như người điên nói lảm nhảmmột mình, hoặc nói những việc đâu đâu vô căn cứ...

b)Bị cột trói, ích kỷ, tàn nhẫn

Ngườimê tín vào lịch số, ngày giờ, là kẻ bị cột trói mộtcách thảm hại. Họ không bao giờ dám quyết định, một việclàm thích hợp với thời biểu hiện tại. Họ đợi giờ lịchxem giờ tốt hay xấu, ngày lành hay dữ. Thế rồi họ bịchết khô trong cái rọ ngày giờ. Bởi quen lựa ngày giờ tốtxấu, nên họ trở thành con người ích kỷ dễ sợ. Có nhữngviệc đáng làm ngay lúc đó để giúp người, họ lại sợgiờ xấu rồi không chịu làm. Cho đến việc ma chay cha mẹ,họ vẫn lựa ngày tốt, giờ tốt để lợi cho con cháu họ,không nghĩ gì đến người chết. Có khi còn dùng thuật trấnếm, nếu cha mẹ họ chết nhằm ngày trùng. Thật là tàn nhẫn,họ không còn chút tình thương đối với người chết. Mọiviệc ma chay, chọn lựa ngày giờ, họ đều một bề vì họ.Những người ấy lúc nào họ cũng nơm nớp lo sợ, trên đầutrên cổ họ đã cột sẵn trăm ngàn mối dây năm tháng ngàygiờ, không cho họ thong thả một phút giây nào.

c)Khiếp nhược mất tự tín

Ngườitin vào bói xăm, sao hạn... là con người khiếp nhược mấttự tín. Bởi không tự tín nên làm việc gì họ cũng phảiđi hỏi thần, hỏi thánh. Họ lo âu, sợ hãi năm nào gặpsao La Hầu, Kế Ðô. Nhân lành họ không chịu tạo, nhân dữkhông chịu tránh, mà một bề sợ sao sợ hạn, quả là nhữngcon người mù mịt, tối tăm. Họ sợ những cái không đángsợ, họ cầu những điều không thể cầu, thật là oái ămvô lý. Người Phật tử thấy rõ lẽ tà chánh ấy, can đảmquăng đi những tệ tục sai lầm, mới có thể sống với tinhthần đạo giác ngộ.

IV.-CẦU NGUYỆN LÀ CHÁNH TÍN HAY MÊ TÍN ?

Trongnhà chùa mỗi khi tụng kinh, mọi Phật sự đều có cầu nguyện.Sự cầu nguyện này là chánh tín hay mê tín? Câu hỏi nàykhông thể trả lời một chiều, tùy chỗ hiểu biết củamỗi người, sự cầu nguyện là mê tín, cũng là chánh tín.

a)Mê tín

Nếuchúng ta khẳng định rằng mọi sự cầu nguyện đều đượctoại nguyện, đó là mê tín. Vì sao? Bởi vì, nếu cầu nguyệnmà được, thì không cần nói đến nhân quả nghiệp báo.Nếu mọi sự kiện xảy ra đều do nhân quả thì sự cầunguyện khó mà toại nguyện. Bởi lẽ, thế gian có kẻ tạonghiệp lành, người tạo nghiệp dữ. Người tạo nghiệp lànhkhi phước báo đến thì được như nguyện. Kẻ tạo nghiệpdữ khi nghiệp báo đến, dù có nguyện cầu cũng khó thoátkhỏi quả khổ. Thế thì làm sao dám cố định cầu nguyệnlà được như ý. Người chấp cố định, là sai lầm khônghợp lý, nên thuộc mê tín.

b)Chánh tín

Chúngta chỉ xem cầu nguyện như những lời chúc lành là chánh tín.Vì quí kính cha mẹ, quí kính người thân, chúng ta hằng cầunguyện cho những vị ấy song có được như nguyện hay không,còn tùy thuộc phước duyên dày mỏng của những vị ấy.Mặc dù không được như nguyện, cũng nói lên được lònghiếu thảo chân thành của chúng ta. Cũng như vì hiếu kínhnhững người trưởng thượng, những bạn bè thân hữu, đầunăm mọi người chúc lành cho nhau. Những lời chúc lành nàykhông hẳn thể hiện được, nhưng cũng nói lên được lòngquí mến nhau.

Hơnnữa, người tu Phật cầu nguyện với mục đích phá tan tâmniệm vị kỷ của mình. Bất cứ một Phật sự nào, chúngta đều hồi hướng nguyện cầu cho tất cả chúng sanh đềuthành Phật đạo. Mới nghe qua dường như những lời nguyệnsuông, không thể thực hiện được. Song trên tinh thần phángã, cứ lập tới, lập lui mãi tâm niệm vì tất cả chúngsanh, khiến người ta quên bẵng bản ngã riêng tư của mình.Mọi việc làm đều không phải vì mình, không được nghĩlợi ích riêng cho mình, mà phải vì nhân loại, vì tất cảchúng sanh. Hằng ngày cứ huân tập mãi tâm niệm này, đếnmột khi nào đó, chúng ta không còn thấy bản ngã riêng, đồnghóa mình và chúng sanh không khác. Thế là chúng ta phá đượcchấp ngã và phát tâm đại từ bi, xem mọi khổ vui của ngườinhư của chính mình. Hiểu cầu nguyện và ứng dụng cầu nguyệnnhư vậy, quả thật là chánh tín.

V.-CHÁNH TÍN

a)Tin nhân quả

Ðứngvề chiều thời gian, vạn vật hiện có trong vũ trụ này,không một vật nào thoát ngoài nhân quả mà được hình thành.Trên tiến trình sanh diệt, quyết hẳn vạn vật từ nhân tiếnđến quả, từ quả trở lại nhân. Nhân quả, quả nhân xoayvần không dứt. Ðó là hiện tuợng sanh hóa trên cõi nhângian. Nghiệm xét thấu đáo, chúng ta không thấy có một vậtgì không nhân mà có, ngẫu nhiên mà thành. Thấy rõ lý nhânquả, chúng ta khéo uyển chuyển cái xấu trở thành tốt, cáidở trở thành hay. Thấy rõ lý nhân quả, chúng ta nắm chắcquyền tự chủ, tạo dựng tương lai tươi đẹp cho chính mình.Lý nhân quả vừa là khoa học vừa là sức mạnh chuyển tiếncủa con người. Tìm hiểu tường tận lý nhân quả là ngườithông minh. Biết ứng dụng lý nhân quả là con người tiếnbộ. Khảo sát theo nhân quả là lý luận chặt chẽ, là hiểubiết thấu đáo. Cho nên nghiệm xét lý nhân quả tường tậnrồi, chúng ta tin tưởng là chánh tín.

b)Tin nhân duyên

Ðứngvề mặt không gian, vạn vật trong vũ trụ đều do nhân duyênhợp thành. Không một vật nào do một đơn vị làm nên, màphải nhiều đơn vị hợp lại mới thành hình. Chính thế,lý nhân duyên thích ứng với tinh thần phân tích của khoahọc hiện nay. Nếu sự vật do một đơn vị làm nên thì còngì phân tích. Bởi nhiều đơn vị hợp thành một vật thể,người ta mới phân tích chia ra nhiều đơn vị, nhiều loại.Nhỏ nhất như một nguyên tử, người ta phân tích trong đóvẫn có nhiều phần hợp thành, huống là những vật thểto tát. Do đó, chúng ta thấy rõ lý nhân duyên nhà Phật nói,là một lẽ thật, đúng với tinh thần khoa học hiện thời.Hiểu được lý nhân duyên, chúng ta phá tan cái chấp lầmvô nhân và nhất nhân. Hiểu được lý nhân duyên, chúng tathấy rõ muôn vật trên thế gian có sự liên quan chằng chịtvới nhau. Chúng ta không thể tách một cá thể đứng ngoàitập thể, một cá nhân đứng ngoài nhân loại. Ðây là lýdo khiến dẹp được quan niệm cá nhân ích kỷ. Chúng ta tíchcực xây dựng nên hạnh phúc chung cho nhân loại, không riêngcủa một cá nhân. Tin lý nhân duyên là tin bằng trí tuệ,bằng khoa học, cho nên chánh tín.

VI.-LỢI ÍCH CHÁNH TÍN

a)Trí tuệ

Nhậnrõ lý nhân quả, lý nhân duyên là tác dụng của trí tuệ.Chính do nhận xét thấu đáo, phân tích rành mạch, khiến trítuệ càng ngày càng phát triển. Nếu một đối tượng trướcmắt, chúng ta cứ thầm nhận là tự nhiên nó có, do tạo hóalàm nên, thế là còn gì phải nhận xét, phải phân tích. Cứthế mãi, trí tuệ sẽ cùn mằn, không thể nào bén nhạy được.Ðó là cái cớ khiến người ta lười suy xét, lâu ngày trởthành tâm trí ù lỳ chai cứng. Người Phật tử phải sốngbằng trí tuệ, nên thấy rõ vạn vật sanh thành hoại diệtđều nằm trong hệ thống nhân quả, nhân duyên. Sự vật hiệncó mà không do nhân quả, nhân duyên là phi lý luận, phảnkhoa học. Vì thế người chánh tín là người thực tế, khoahọc, nhận xét bằng trí tuệ.

b)Chịu trách nhiệm

Thâmđạt lý nhân quả nhân duyên, người ấy sẽ nhận lấy tráchnhiệm nên hư, hay dở, tốt xấu đều do mình. Mình là chủđộng gây thành nhân tốt, tạo ra duyên lành. Mọi việc đềukhông được tốt lành là do mình không chịu gây tạo, đâylà lỗi tại mình nào phải tại ai. Biết thế, chúng ta khôngtrốn tránh, không kêu than, trái lại can đảm chấp nhận đểrồi xoay chuyển. Bởi nhận rõ nhân quả nhân duyên, chúngta xét một sự kiện xảy ra tốt xấu, phát xuất từ nhânnào, hội đủ nhân duyên gì mới xảy ra như thế. Thế thìdù có việc dở việc hay, chúng ta đều thấy rõ không lầm.Chúng ta nỗ lực cố gắng tạo điều kiện để chuyển đổinó. Chịu trách nhiệm để chuyển đổi, không phải chịutrách nhiệm để thông qua, đó là tinh thần của người chánhtín.

c)Tự tín

Biếtrõ dở hay do mình, quả thật mình là chủ nhân của mọi thànhbại. Ðau khổ an vui, chính mình là người tạo ra. Ngày maitươi sáng, ngày mai tối tăm, ta là người chủ động. Do thấuhiểu lý nhân quả nhân duyên, con người sẽ có sức tự tínmãnh liệt. Nhờ sức tự tín, con người mới cố gắng chuyểnđổi, vươn lên trong mọi lãnh vực. Một dân tộc có đứctự tín, không bao giờ cam chịu khuất phục, chậm tiến. Cótự tín là có một sức mạnh phi thường. Có tự tín, sựtu hành mới không thối chuyển.

VII.-KẾT LUẬN

Mêtín và chánh tín là hai con đường tối sáng khác nhau. Nếuđi bên tối là không thấy bên sáng, nếu đi bên sáng thìkhông kẹt trong tối. Ðạo Phật chủ trương chánh tín, khôngbao giờ chấp nhận mê tín. Do vì người truyền đạo khôngthông lý đạo, nên ghép những tập tục thế gian vào trongđạo, khiến người ta hiểu lầm đạo Phật mê tín. Bảnchất của đạo Phật là trí tuệ, là giác ngộ, làm sao dungnạp được mê tín. Nếu người ta thấy trong chùa chiền hiệnnay còn những hiện tượng mê tín, vội phê bình đạo Phậtmê tín. Ðây là những oan tình của đạo Phật. Tất cả nhữngkinh Phật không có nói những việc mê tín ấy, chẳng qua mộtsố người vì tùy tục, vì thiếu hiểu Phật pháp vẽ bàyấy thôi.

Ngườihọc Phật chân chánh phải gan dạ loại bỏ những tập tụcsai lầm ấy, can đảm dứt khoát đập tan mọi tệ đoan làmsuy giảm giá trị Phật pháp. Có khi dẹp bỏ những điềuđó, có thể thiệt thòi chút ít quyền lợi của mình. Songchúng ta cương quyết vì chánh pháp, chớ không vì lợi dưỡng,vì đưa người ra khỏi đường mê, không vì sợ mất mátbản đạo. Ðược thế, chúng ta mới xứng đáng là ngườilãnh đạo tín đồ, mới không hổ thẹn là hàng Tăng Bảo.
















Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]