Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chánh định

18/01/201111:43(Xem: 11486)
Chánh định

 

Đại Thủ Ấn (Mahamudra)
Ouang Tchuk Dorjé - Dịch giả: Thích Trí Siêu

Chương II
Thiền Định

Chánh định

Sau đây là phần tăng trưởng trạng thái Định và nhận rõ bản tánh của tâm. Theo định nghĩa, chánh định là một trạng thái trong đó tâm hoàn toàn vắng lặng, không còn chút vọng động dù là ý nghĩ hay khái niệm, không còn hôn trầm, tán loạn hay nghi ngờ. Trước đây phải khổ nhọc tu tập mới đạt đến, nhưng nay trạng thái này được đạt đến một cách dễ dàng và ta cảm thấy an nhiên tự tại tựa hồ không còn vướng bận vào gì nữa. Ngay cả lúc xả thiền, dù đi hay đến trạng thái này vẫn thường trụ.

Tương tợ trường hợp của một con chim bồ câu, được thả tự do từ một chiếc tàu trên biển cả, nó không làm gì khác hơn là, sau khi bay đảo nhiều vòng, trở về đậu lại trên tàu. Cũng vậy, một khi đã đạt được chánh định, dù nói năng hay hoạt động, tâm sẽ không làm gì khác hơn là trở về trạng thái vắng lặng.

Dù làm bất cứ việc gì đi nữa tâm vẫn luôn luôn vắng lặng, thoải mái, tỉnh thức, chiếu soi và nhận diện tất cả các pháp nhưng hoàn toàn không dính mắc vào chúng.

Luôn luôn giữ tâm vững chắc như núi Tu Di, trong sáng như mặt gương phản chiếu mọi vật. Không nên nóng nảy hay tò mò vì sẽ làm khơi động các ý niệm. Hãy tập tự chủ và để tư tưởng cùng các hình ảnh trôi chảy tự nhiên mà không dính mắc vào chúng. Ngay cả khi đi trên đường, nếu có một vũ nữ xuất hiện múa may ca hát, cũng không được hiếu kỳ để ý. Tự chủ và giữ được tâm vắng lặng trong mọi hoàn cảnh, đó là biểu hiệu của chánh định.

Khi đạt đến trạng thái này, ta sẽ gặt hái được ba điều: sự an lạc, sáng suốt và vô niệm. Từ đó có thể phát sanh nhiều loại thần thông như thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm, v.v... Đến trường hợp này cần phải đề cao cảnh giác không được khởi tâm ưa thích tìm cầu hay dính mắc, vì chúng hoàn toàn không có tự tánh. Dính mắc vào chúng sẽ là nhân trói buộc vào sinh tử luân hồi.

Ba kết quả: an lạc, sáng suốt và vô niệm là những trợ duyên cần thiết cho sự Thiền Quán phát sanh trong toàn tánh Không của nó. Nếu dính mắc vào một trong ba điều trên, không ý thức được sự giả hợp của chúng sẽ dẫn đến tái sanh ở các cõi trời: Dục giới nếu ưa an lạc, Sắc giới nếu ưa sáng suốt, Vô Sắc giới nếu ưa vô niệm.

Cần phải tu tập dưới sự hướng dẫn của một vị Thầy. Cả Thầy lẫn trò đều không được lầm lẫn về phương pháp cũng như thành quả gặt hái trong tiến trình tu tập Thiền Định. Điều quan trọng cần nhớ là không bao giờ để tâm bị thu hút hay dính mắc vào dục vật, luôn luôn thành tâm biểu lộ sự tôn trọng và kính mến vị Thầy của mình. Phát triển chí nguyện giác ngộ, cầu giải thoát để cứu độ sáu loài chúng sinh. Trong mỗi thời đều tập trung tâm ý không cho xao lãng.

Nguồn gốc của mọi thành tựu đều xuất phát từ sự tôn kính và lòng tin tưởng vững chắc nơi vị Thầy (Lama) của mình. Phối hợp với chí nguyện tối thượng của Bồ Đề Tâm chắc chắn sẽ dẫn đến Phật quả. Vô thường có thể xảy đến bất cứ giờ phút nào, không nên lập những dự án phù du như "năm tới ta sẽ mua nhà, cưới vợ, sẽ có 3 con và sẽ dành cho chúng những phòng nhỏ, đẹp, và ... ", v.v... Hãy sống với hiện tại nhưng không rời mục đích giác ngộ. Nếu dự định nhập thất 3 ngày hoặc 7 ngày hãy làm đến nơi đến chốn. Không nên bỏ dở nửa chừng, vì đó chính là nguyên nhân của thất bại.

Không nên chạy theo những cám dỗ của cuộc đời, như nịnh hót bề trên để được lợi dưỡng hoặc dựa uy thế để nhục mạ kẻ khác. Hãy noi gương Milarépa, sống đời du phương, ẩn dật, không cần chủ tớ hầu hạ, xa lìa mọi dục lạc thế gian.

Nếu tu tập tinh tấn đúng như pháp, chắc chắn sẽ gặt hái nhiều thành quả và sự hiểu biết chân chánh. Đây là điểm thứ tám (của sự tu tập chánh định).

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]