Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ca

19/01/201111:33(Xem: 11421)
Ca


Ca

Ca chiên diên Katsyna(S),Mahā-katyayāna(S)Katyayana, Ma ha Ca chiên diên, Văn Sức tôn giả Một trong thập đại đệ tử của Phật, được Phật công nhận là bậc luận nghĩa đệ nhất trong hàng chư đệ tử.

Ca Chiên Diên tử Xem Ca Đa Diễn Ni Tử.

Ca chiên lân đà Kacilindika(S)Một loài chim.

Ca di Kāśi(S),Kāsi (P).

Ca di ni Kamini(S)Một trong Thập ngũ quỷ thần thường não loạn trẻ em.

Ca Diếp Kāśyapa(S),Kassapa (P); Mahākāśyapa (S); Pippalayana (S)1- Ca Diếp. Còn gọi Mahakasyapa, Đại Ca-diếp. Tổ thứ 1 giòng Ấn. 2- Ca Diếp Phật: Trong Hiền Kiếp (đại thiên niên kiếp) này, đức Ca la ca tôn đại Phật là Phật thứ nhất, đức Kim Tịch Phật là Phật thứ nhì, Ngài Ca Diếp Phật là Phật thứ ba, đức Thích Ca là Phật thứ tư, đức Di Lặc là Phật thứ năm. 3- Ca Diếp Tiên: Tên một vị tiên trong thần thoại Ấn độ.

Ca Diếp di bộ Xem Ca Diếp Tỳ bộ.

Ca Diếp duy bộ Xem Ca Diếp Tỳ bộ.

Ca Diếp Ma Đằng Kāśyapa-Mātaṅga(S),, Kassapa-Mātanga(P)Nhiếp Ma Đằng Một trong hai vị Sa môn Ấn độ được vua Minh Đế thỉnh qua Trung quốc truyền đạo Phật đời Hậu Hán (25 - 220). Ngài cùng Ngài Trúc Pháp Lan dịch bộ Tứ Thập Nhị chương kinh. Xem Ming-ti.

Ca Diếp Phật Kassapa(P),Kāśyapa (S), Kāśyapa-Buddha(S),ẩn sĩ Ca-diếp, Bà-la-môn Ca-diếp Tên một vị Phật hay Như Lai. Vị Phật có trước và là Đức bổn sư của Phật Thích Ca, đã thọ ký cho Thích Ca thành Phật.

Ca Diếp Tỳ bộ Kāśyapīya(S),Suvarsaka,Kassapiya (P)Ẩm quang bộ, Ca Diếp di bộ, Ca Diếp duy bộ, Thiên Tuế bộ Một trong 20 bộ phái của Tiểu thừa thành lập khoảng 300 năm sau khi Phật nhập diệt, cũng là tên một bộ luật. Bộ này tách ra từ Nhất Thiết Hữu Bộ. Còn gọi là Thiện tuế bộ (Suvarsaka).

Ca Diếp Tỳ bộ Kassapiya(P).

Ca Đa Diễn Ni Tử Katyayiniputra(S).

Ca Đa Diễn Ni Tử Katyayaniputra(S)Ca Chiên Diên tử Đại luận sư của Nhất thiết Hữu bộ, thế kỷ 3.

Ca khúc Sama Veda(S)Ca vịnh Kinh điển Vệ đà.

Ca La Cư Đà Ca Chiên Diên Kakuda Kātyāyana(S),Pakudha Kaccāyana (P).

Ca la Cưu đà Ca chiên diên Kakuda Kātyāyana(P),Pakudha-kaccāyana (P)Một trong 6 sư ngoại đạo.

Ca la cưu tôn đà Phật Xem Câu Lưu Tôn Phật.

Ca la lưu thôn Xem Ca la tôn đại Phật.

Ca la tôn đại Phật Krakucchanda(S),Kakusandha (P)Tên một vị Phật hay Như Lai.

Ca la tôn đại Phật Kakusandha(P).

Ca la tôn Đại Phật Krakucchanda Buddha(S)Ca la cưu tôn đà Phật, Câu lưu tôn Phật, Câu lưu tần Phật, Câu lưu tôn, Cưu la tần, Ca la lưu thôn Tên một vị Phật hay Như Lai. Lúc chưa đi tu, có cha là Ký Đắc (Aggidatta), mẹ là Thiện Chi (Visakha), ở thành An hoà (Khemavati), thành đạo dưới gốc cây Thi lợi sa (Sirisa), có thị giả là Thiện Giác (Buddhija).

Ca la việt Xem Cư sĩ.

Ca lan đà Kālanda(S)Vị Trưởng giả thành Vương xá.

Ca lan đà viên Karanda(S)Trúc lâm tinh xa (Xem Venuvana).

Ca lan đà viên Xem Trúc lâm Tịnh xá.

Ca lâu la khyung(T).

Ca lâu la Garuḍa(S),khyung (T),Garula (S)Kim suý điểu, Diệu suý điểu, Ca lưu la điểu, Già lâu la điểu Một loại chim Thần có lông sắc vàng tốt đẹp, có thần thông biến hoá, kẻ thù loài rắn. Một trong bát bộ. Gồm: Thiên, long, dạ xoa, càn thát bà, a tu la, ca lâu na, khẩn na la, ma hầu la già.

Ca lâu la Garula(S).

Ca lâu na vương MahāpŪrṇa(S)1- Một vị vua trong loài Ca lâu na. 2- Đại viên mãn đà la ni Thần chú, uế tích chơn ngôn.

Ca lăng già quốc Kaliṅga(S).Xem Yết lăng già quốc.

Ca lăng già vương Xem Ca lợi vương.

Ca lăng tần già Karavīka(S)Diệu âm điểu, Tần già Tên loài chim ở cõi cực lạc.

Ca lăng tần già điểu Kālaviṅka(S)Diệu âm điểu, Mỹ âm điểu Một giống chim ở cực lạc quốc.

Ca lý ca Kārikā(S)Tụng 1- Một trong 16 đại A la hán được đức Phật cử đi hoằng pháp ở nước ngoài. 2- Tụng: một thể loại kinh (e.g: Số luận tụng: Samkhya-karika).

Ca lý ca Kalikā(S)Tên một vị sư. Một trong 16 vị A la hán vâng lời Phật dạy trụ ở thế gian giữ gìn chánh pháp.

Ca Lợi vương Kalingarāja(S),Kalinrāja (S)Ca lăng già vương.

Ca lưu đà di Kalodayin(S)Một vị thanh văn, đệ tử đức Phật.

Ca lưu đà già Kalodaka(S)Thời Thuỷ Một vị Sa môn Ấn độ sang Tàu dịch kinh tại thành Kiến Khương từ năm 392.

Ca lưu la điểu Xem Ca lâu la.

Ca Ma La Thập La Kāmalaśīla(S)Liên Hoa Giới Cùng thời với Liên Hoa Sanh thượng sư và ngài Tịch Hộ, thế kỷ thứ 8.

Ca ma sa ba đà Xem Lộc túc vương.

Ca ma sa đà vương Xem Ban túc vương.

Ca na Đề bà Kāṇadeva(S)Thánh Thiên, Ca na Đề bà Tổ sư thứ 15 trong 28 vị tổ Phật giáo ở Ấn độ.

Ca na Đề bà Xem Ca na Đề bà.

Ca na già Mâu ni Xem Kim Tịch Phật.

Ca na mâu ni Phật Xem Kim Tịch Phật.

Ca nặc ca bạt lỵ đọa xà Kanakabharadvaja(S)Một trong 16 vị A la hán vâng lời Phật dạy trụ ở thế gian giữ gìn chánh pháp.

Ca nặc ca phạt sa Kanakavatsa(S)Một trong 16 vị La hán được đức Phật cử đi hoằng pháp.

Ca nhạ ca bạt ly hoa xà Kanakabharadva(S)Một trong 16 đại A la hán được đức Phật cử đi hoằng pháp ở nước ngoài.

Ca nhạ ca phạt ta Kanakavata(S)Một trong 16 đại A la hán được đức Phật cử đi hoằng pháp ở nước ngoài.

Ca Nị Sắc vương Kniska(S)Đại hội kết tập, thế kỷ I sau Công nguyên.

Ca phạm ba đề Xem Kiều phạm ba đề.

Ca sĩ Gāthaka(S),Singer.

Ca tần xà la Kapijala(S),Partridge Chim trĩ Một loài chim.

Ca thấp di la Kasmira(S)Thành phố nước Kế Tân, vùng Tây Bắc Ấn độ, thời vua Ca Nị Sắc Ca (128 - 151), là nơi 500 A la hán và 500 Bồ tát kiết tập kinh điển vào thượng bán thế kỷ II sau công nguyên.

Ca Thiên Gītadevata(S)Tên một vị thiên.

Ca tì la Kapila(S),Kapina (P)Kiếp tân na, Hoàng Xích Sắc Tiên Nhân Tổ sư phái số luận.

Ca tỳ la vệ Kapilavastu(S),Kapilavatthu (P)Ngày nay là Bhuila trong quận Basti, cách Bengal 3 km, tây bắc nhà ga Babuan, cạnh con sông Rohini nay gọi là sông Rohana. Nơi Thái tử Tất đạt đa sinh sống lúc thiếu thời.

Ca vịnh Xem Ca khúc.

Cam đan phái Blah-gdams-pa(T)Tên một tông phái.

Cam giá thị Xem Nhứt xoa cưu Vương.

Cam Giá vương Ikṣvāka(S)Vua Cam Giá, hệ thống Nhật chủng (Suryaramsa), trong dòng giống Aryan, tổ dòng họ Thích Ca (Sakya).

Cam lồ Amṛta(S),Healing nectar dut tsi (T),Amata (P)Nước phép, Thánh thủy, A mật rị đa, mỹ lộ trường sanh tửu, bất tử tửu 1- Thiên tửu: rượu tiên 2- Cam lộ: có 4 màu: xanh, vàng, đỏ, trắng, là trường sanh tửu làm đồ uống của chư thiên. 3- Cam lộ vương Như lai, Cam lộ vương Phật. Là một tên hiệu khác Mật giáo dùng gọi A di đà Phật. Xem đạo quả Vô sanh bất diệt.

Cam lồ thủy Healing nectar.

Cam lộ giới Amṛta-dhātu(S)Tên một cõi giới.

Cam lộ Phạn Amṛtodana(S),Amitodāna(P)Bào đệ thứ nhì của vua Tịnh Phạn, phụ thân của Ma ha Nam và A na luật Đà.

Cam lộ quang Như Lai Xem Vô lượng quang Như Lai.

Cam lộ vương Như Lai Amṛta-rāja(S)Tên một vị Phật hay Như Lai. Biệt hiệu xưng tụng Phật A di đà.

Cam Thù Kanjur(T)Một trong 2 bộ Đại tạng kinh điển của Tây tạng: Cam thù và Đan thù.

Cam Túc Kan-su(C)Một thành phố ở Trung quốc.

Cao an Đại Ngu Kao an Tai yu(C)Tên một vị sư.

Cao Đế La sát nữ Kunti(S)Hà Sở La sát nữ Tên một vị thiên.

Cao Phật đảnh Abhyudgatosnisa(S)Quảng sanh phật đảnh, Phát sanh Phật đảnh, Tối thắng Phật đảnh, Tối cao Phật đảnh Tên một vị Phật hay Như Lai.

Cao Phong Diệu Tổ Kaofeng(C),Kōhō(J)Tên một vị sư.

Cao Phong Giác Minh Kōhō Kakumyō(J)Tên một vị sư.

Cao Phong Hiển Nhật Kōhō Kennichi(J)Tên một vị sư.

Cao Phong Nguyên Diệu Kao feng Yuan miao(C)Tên một vị sư.

Cao tăng truyện Kuo-seng-chuan(C).

Cao Tỉnh Quán Hải Takai Kankai(J)Tên một vị sư. 1884 - 1953.

Cao xuất Tam muội saṃudgata-samādhi(S).

Cashmir Xem Kế Tân.

Cay Katuka(S),Chilly.

Cá biệt Visista(S)Điểm đặc biệt của mỗi pháp.

Cá biệt tính Xem Dị.

Các loại sinh Yoni(S).

Cái Xem Chướng ngại.

Cái Āvaraṇa(S),Obstruction Chướng, Triền cái Bị đắm chìm trong 3 cõi không lúc nào ra khỏi.

Cáp nô man Hanumāna(S)Đại lãnh Thần hầu Nhân vật trong sử thi Ramayana của Ấn độ.

Cáp Viên Kapotika-saṃgharama(S).

Cát đằng Kattō(J).

Cát Đằng Koteng(S)Tên một vị sư.

Cát Hồng Ko Hung(C),Go Hong (C)(284-364) Nhà luyện đan và lý thuyết của Đạo gia, tác giả quyển Bão Phúc Tử.

Cát Hộ Śrīgupta(S)Đức Hộ, Thắng Mật Trưởng giả thành Vương Xá.

Cát Tạng Chi-tsang(C)Một học giả Tam luận tông.

Cát tường Kośa(S),Kosajja (P)Câu xá, Tạng 1- Cỏ cát tường (= Thượng mao, Hi sinh thảo); Cát Tường đồng tử; Cát tường thiên nữ 2- Câu xá: ban hàm, nhiếp trì, vật chứa, chỗ nương gá.

Cát Tường Bồ tát Xem Đại Cát Tường Minh Bồ tát.

Cát tường già đa Xem Mạn thù thất lị Bồ tát.

Cát Tường Hỷ Kim Cang Tế Sớ Chân Châu Man Śrīhevajra panjika muktikavali nāma(S).

Cát Tường Phật Đảnh Cái Thành tựu pháp Śrī-buddhakalpala-sadhana(S).

Cát Tường Quán Tự Tại Bồ tát Xem Đại Cát Tường Minh Bồ tát.

Cát Tường thiên Mahāśrī(S),Śrī-mahādevī(S)Bảo Tạng thiên nữ, Đệ Nhứt Oai đức thành tựu Chúng sự Đại công thiên Tên một vị thiên.

Cát tường Vân Xem Công đức Vân tỳ kheo.

Cà lỳ ma la Xem Tỳ la trưởng lão.

Cà sa Kāṣāya(S),Kasa(K)1- Vị lạt 2- áo cà sa.

Cà sa ngũ điều Xem áo an đà hội.

Cần Xem Tinh tấn.

Càn Ch'ien(C)Quẻ đầu trong bát quái.

Càn đà la Gandhāra(S),(S,P)Kiện đà la. Một trong 100 vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili 1-Một xứ trong vùng Hy mã lạp sơn. Thành phố Bắc Ấn (nay thuộc Pakistan), nơi Phật giáo được truyền sang Tây tạng và Trung hoa đầu kỷ nguyên. 2- Kiền đà la. Tên nước của vua Ca nhị Sắc (Kaniska) nơi ngài Hiếp tôn gia (Parsva) tổ chức kết tập kinh điển lần thứ 4. Có một thuyế khác cho kết tập lần thứ 4 do Tôn giả Ca Chiên Diên tử tổ chức, một thuyết khác cho là do La Hi Da Đại. Xem Nhục đoàn tâm.

Càn Đà Ha Đề Bồ tát Xem Hương Tượng Bồ tát.

Càn Huệ Địa Sudha-vidarśana-bhŪmi(S)Quá Diệt Tịnh Địa, Tịnh Quán Địa, Kiến Tịnh Địa, Tịnh Nhiên Tạp Kiến Hiện Nhập Địa Một trong Tam thừa cộng Thập địa ghi trong kinh Đại Bát nhã.

Cần sách Xem Sa di.

Cần sách luật nghi Śrāmaṇerasamvara(S).

Càn thát bà Gandharva(S),dri za (T),Gandhabba (P)Hương ấm 1- Một loại chúng sanh, một trong 8 loại quỉ: Càn thát bà, Tỳ xá xà, Cưu bàn trà, Ngạ quỉ, Chư long, Phú đơn na, Dạ xoa, La sát. Người tấu nhạc thần của Trời Đế thích, sống ở các núi thơm, không ăn uống rượu thịt, dùng hương thơm làm thức ăn. Một trong bát bộ. Gồm: Thiên, long, dạ xoa, càn thát bà, a tu la, ca lâu na, khẩn na la, ma hầu la già 2- Càn thát bà luận trong Vệ đà.

Càn thát bà dri za(T).

Càn thát bà thành dụ Ghandharva-upama(S)Thí dụ chỉ các pháp như thành luỹ của Càn thát bà.

Càn tra bà ni Kanthapānini(S)Một trong Thập ngũ quỷ thần thường não loạn trẻ em.

Càn tuệ Bare insight.

Càn tuệ vị Bare insight worker.

Cả thẹn Hrīch(S),Hrīcchati (P),Shamed

Cảm giác hỷ lạc Somanassa(P).

Cảm hứng ngữ Xem Vô vấn tự thuyết.

Cảm thọ Feeling.

Cảm thọ Kinh Vedanā sutta(P),Sutra on Feeling Tên một bộ kinh.

Cảnh Đức truyền đăng lục Ching-te-ch'uan-teng-lu(C), Keitoku Dento-roku(C), Jingde chuadengdu (C)Tác phẩm Thiền học xưa nhất do Đạo Nguyên biên soạn vào năm 1004.Tên một bộ sưu tập.

Cảnh giới Visisya(S), Loka(S),Laukka (S),WorldThế, Thế gian; Mode of existenceThế giới, cảnh giới. Mỗi thế giới nhỏ có: - Tu di sơn - Mặt trời - Mặt trăng - Tứ thiên hạ chung quanh núi Tu di - Tứ thiên vương - Đao lợi thiên - Dạ ma thiên - Đâu suất thiên - Hóa lạc thiên - Tha hóa thiên - Sơ thiền thiên. - Mỗi thế giới đều qua bốn kỳ: thành, trụ, hoại, không, Bốn kỳ ấy là bốn Trung kiếp, hiệp thành một Đại kỳ kiếp. - 1.000 thế giới nhỏ và 1 đệ nhị thiền thiên hiệp thành Tiểu thiên thế giới. - 1.000 tiểu thiên thế giới và 1 đệ tam thiền thiên hiệp thành Trung thiên thế giới. - 1.000 trung thiên thế giới và 1 đệ tứ thiền thiên hiệp thành Đại thiên thế giới.

Cảnh giới Xem Giới.

Cảnh giới của huyễn ảo Māyāviśaya(S),Māyāvisaya (P).

Cảnh giới hoan lạc Sugati(S),Blissful realm.

Cảnh giới Niết bàn Nirvāṇadhātu(S).

Cảnh giới súc sinh Tiraścīnayoni(S),Animal realm Tiracchānayoni (P)Để lật xa, bàng sanh; Súc sanh Chĩ chung tất cả loài thú.

Cảnh giới vô dư niết bàn Anupadisesa nibbanadhātu(P).

Cảnh Phúc Nhật Dư Ching phu Jih yu(C)Tên một vị sư.

Cảnh Sầm Ching-t'sen(C).

Cảnh sở duyên Rasarammāna(S).

Cảnh tam muội Xem Định.

Cảnh trung tượng dụ Pratibimba-upama(S)Thí dụ chỉ các pháp như bóng trong gương.

Căn Vatthu(P),MŪla(S),Root gốc.

Căn Ajjhattika-āyatana(S),Inward spheres (Đối với) trần.

Căn Endriya(S),Indriya (S,P)(Dùng trong Ngũ căn)Faculty Organ,Jānendriya,Buddhīndriya (S)Căn tánh Chỗ nương của thức.

Căn bản A tỳ đạt ma luận MŪlābhidharma śāstra(S)Tên một bộ luận kinh.

Căn bản chánh hạnh luận MŪlacara(S).

Căn bản công đức chánh hạnh Xem Nhị thập bát chủng căn bản đạo đức.

Căn bản định Dhyāna-mŪla(S)Căn bản thiền Định của cõi sắc và vô sắc.

Căn bản giới Xem Phẩm Ba la di.

Căn bản hoặc Xem Phiền não hoặc.

Căn bản Hữu bộ Xem Nhứt thiết hữu căn bổn bộ.

Căn bản nhất thiết hữu bộ Tỳ nại đa MŪlastivadin-vinaya(S)Tên một bộ kinh. Gồm 50 quyển.

Căn bản nhất thiết hữu bộ Tỳ nại đa tạp sự MŪlastivadin-vinaya-ksudrakavastu(S)Tên một bộ kinh. Có 40 quyển.

Căn bản phiền não Xem Căn bản vô minh Xem Phiền não hoặc.

Căn bản Thuyết Nhất thiết hữu bộ Ni đà na Mục đác ca Nidāna-mātṛkā(S)Nhân duyên bản sự; Ni đà na mục đắc ca; Hữu bộ Ni đá na.

Căn bản thức MŪlavijāna(S)Bản thức Nguồn gốc các thức.

Căn bản trí MŪlajāna(S)Chân trí, Căn bản vô phân biệt trí, Thật trí.

Căn bản Trung quán luận thích vô úy chú MŪlamādhyamikavṭtti-akutobhayā(S)Vô úy chú.

Căn bản Trung quán luận tụng MŪlamādhya-maka-kārikā(S)Trung quán luận tụng, Trung quán luận Tên một bộ luận kinh.

Căn bản vô minh MŪlavidyā(S),Basic ignoranceCăn bản phiền não, Vô thủy vô minh, Nguyên phẩm vô minh.

Căn bản vô phân biệt trí Xem Căn bản trí.

Căn biên uẩn MŪlatikaskandha(S)Nhất vị uẩn ý thức vi tế từ vô thủy nối tiếp nhau không dứt lấy bốn uẩn làm thể dẫn khởi ra ngũ uẩn.

Căn duyên Faculty condition.

Căn môn Sense-door.

Căn tánh Xem Căn.

Căn Yết La đồng tử Kinkara(S)Kim Ca La đồng tử, Khẩn Yết La đồng tử Tên một vị Bồ tát.

Cắt chod(J),Cut.

Cấm chế Nisedha(S)Sự cấm chế trong cúng tế.

Cấm giới Xem Nhiếp luật nghi giới.

Cấn Ken(C)Quẻ thứ ba trong bát quaí.

Cận phần định Samantaka-samādhi(S)Phương tiện định, Gia hạnh định.

Cận sự nam Xem Ưu bà tắc.

Cận sự nữ Xem Ưu bà di.

Cận trụ nam Xem Thiện túc.

Cận trụ nữ Xem Thiện túc.

Cận tử nghiệp Āsanna kamma(P),Near-death kamma.

Cận viên giới Xem Cụ túc giới.

Cậu ấm Ayyaputta(P).

Cấp chư cô lão Xem Cãp Cô Độc.

Cãp Cô Độc Sudatta Anāthapiṇḍika(S),Anāthapiṇḍika(S),Anāthapiṇḍada (P)Tô đạt đa, Thiện chí, Chẩn tế bần phạp, Cấp chư cô lão Sanh ở Savatthi, vương quốc Kosala, cùng thời đức Phật. Đã bố thí thực phẩm, quần áo cho người mồ côi, già yếu và cô quả, nên được mệnh danh là Cấp cô độc. Ông là người cúng dường chủ yếu của đức Phật. Ông cúng dường Kỳ viên tịnh xá, chính nơi này đức Phật đã ở đến 19 mùa mưa. Vợ con ông đếu quy y Phật. Lúc sắp qua đời, ngài A nan đến viếng và cho biết ông sẽ tái sanh về cỏi trời Đâu xuất (Tusita). 1- Tên một vị đại trưởng giả tại thành Xá vệ. Một tên của ông Cấp Cô Độc. 2- Thiện Thí = Khéo bố thí.

Câu Câu la bộ Xem Kê Dẫn bộ.

Câu chi Koṭī(S)Câu dê.

Câu Chi Gutei(J).

Câu Chi Juzhi(C).

Câu Chi Chu-chih(C),Juzhi (C),Gutei (J)Thế kỷ thứ 9, đệ tử và truyền nhân giáo pháp của Hàng Châu Thiên Long.

Câu chú thuật Mantapadam(P).

Câu dê Xem Câu chi.

Câu đàm di Kauśāmbī(S),Kosambi (P)Kiều thưởng di Tên một thành phố có tinh xá được cúng dường cho Phật thời Phật hoằng pháp.

Câu hữu nhân SahabhŪhetu(S)Cộng hữu nhân.

Câu hy la Kauṣṭhila(S)Một trong 1250 đại Tỳ kheo của Phật.

Câu lâu bà vương Koravya(S)Vua nước Kuru, Tây Bắc Ấn thời xưa.

Câu Lưu Tần Phật Xem Câu Lưu Tôn Phật.

Câu Lưu Tôn Xem Ca la tôn đại Phật.

Câu Lưu Tôn Phật Krakucchandha(S)Tên một vị Phật hay Như Lai.

Câu ma la Xem Pháp vương tử.

Câu ma la lá đa Kumāralabdha(S)Ngài thành lập phái Tăng ca la đa bộ (sautrantika).

Câu ma la thiên Xem Pháp vương tử.

Câu ma la vương Xem Pháp vương tử. Xem Pháp vương tử.

Câu ma lợi thiên Kumāri(S)Đồng nữ Tên một vị thiên.

Câu Na Hàm Mâu Ni Phật Kaanakamuni(S).

Câu Na Hàm Phật Xem Kim Tịch Phật.

Câu phần Both way.

Câu phần cú nghĩa Sadṛsya-padarthah(S)Mối quan hệ vừa đồng vừa khác của các pháp.

Câu sanh duyên Co-nascence condition.

Câu sanh khởi Sahaja(S)Phiền não hiện hữu lúc vừa sanh.

Câu sanh khởi Xem Phân biệt khởi.

Câu sanh thần Xem Ta ha đề bà.

Câu Sanh Thành tựu pháp Sahaja-siddhi(S)Do Dombi Heruka biên soạn vào hậu bán thế kỷ VIII.

Câu sắc tha ca Kosthaka(S).

Câu tát la Xem Kiều tát la.

Câu thi na thành Kuśināgāra(S),Kusinārā (P)Cách thành Ba la Nại khoảng 200 cây số. Nơi tổ chức kết tập kinh điển lần thứ nhất. Nơi có rừng cây Sa la song thọ, chỗ Phật nhập diệt.

Câu thi Vệ đà Xem Lê Câu Phệ đà kinh.

Câu Thường Di Xem Kiều Thiểm Tỳ.

Câu tô la KuśŪlaka(S)Một trong 5 y của ni chúng.

Câu tôn hà Kakuttha(S)Tên con sông mà đức Phật đã tắm gội lần cuối cùng trước khi nhập diệt.

Câu triệu pháp Ākarṣana(S),Ākarṣanī (P),Kuyo(J).Pháp tu mật để phát thiện tâm thoát ba đường ác sanh về cõi lành.

Câu vật đầu Kumuda(S),Yellow lotus Hoàng liên Một loại hoa cõi trời, hoa sen vàng.

Câu xá Kosajja(P).Xem Cát tường.

Câu xá bà đề thành Kuśavati(S)Câu xá bạt đề thành.

Câu xá bạt đề thành Xem Câu xá bà đề thành.

Câu xá luận Kusha-ron(J),Koṣaśāstra(S)Tên một bộ luận kinh.

Câu xá tông Kiu-chee-Tsoung(C),Kou-cha-shu (J)Tông phái tiểu thừa, công nhận tình Không: người và vật vốn không chẳng qua chỉ là kết hợp của nhiều thể. Câu xá tông lấy quyển A tỳ đạt ma Câu xá luận làm kinh chính. Ông Chơn Đế (Paramartha) dịch quyển ấy và truyển qua Tàu năm 563. Tông này truyền qua Nhật vào cuối thề kỷ VII. Hiện Tông này không còn ở Tàu lẫn ở Nhật.

Câu xá tông Kou-cha-shŪ(J)Một tông phái ở Nhật.

Câu xí la Kokila(S)Một loại chim.

Cấu Xem tràng hạt.

Cấu Mala(S),Malaṁ (P),DirtCấu: cáu bẩn, phiền não (phiền nảo cấu, trần cấu, lục cấu: não, hại, hận, siểm, cuống, kiêu).

Cấu nhiễm Kleśa (S), Afflictions

Cần thần túc Virya-samādhi(S,P),Viriya-samādhi (P).

Cần tức Xem Sa môn.

Càng Đà la đề Bồ tát Gandhahastin Bodhisattva(S)Tên một vị Bồ tát.

Cầu Chi Chukhih(C)Gutei (J)Tên một vị sư.

Cầu Danh Bồ tát Yasaskāma(S)Tiền thân của Phật Di Lặc, vào thuở Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh sư, Cầu Danh Bồ tát rất hào danh thích người ta gọi mình thông thái, sư ấy chính là Di Lặc Bồ tát. Cầu Danh Bồ Tát là một trong 800 đệ tử của Diệu Quang Bồ tát.

Cầu Na Bạt Đà La Guṇabhadrā(S)Công đức Hiền Tên một nhà sư sang Trung quốc dịch kinh.

Cầu na bạt ma Xem Công đức khải.

Cầu na tỳ địa Guṇavrdhi(S)Công đức Tiến Tên một vị sư.

Cầu tự Garbhadāna(S)Thọ thai lễ.

Cây bối Tala-tree,Tāla (S)Đa la.

Cây bồ đề Nigrodha treeCây bồ đề nơi Phật Ca Diếp thành Phật. Xem giác thọ.

Cây Bồ đề Bo TreeBodhi Tree.

Cây Long hoa Naga tree.

Cây Mạn đà la Mandārava(S),Mandāra (S)Cây Thích ý hoa Hoa sen trắng ở cảnh tiên Một trong 4 loại hoa các vị trời rải xuống để cúng dường Phật: man đà la hoa, maha man đà la hoa, man thù sa hoa, ma ha man thù sa hoa.

Cây Mạn đà la Mandāra(S).

Cây như ý Kalpaviksha(S)Cây như ý (Kalpaviksha) và con bò ước là những bảo vật của chư thiên. Trái cây và sữa bò khiến thành tựu tất cả các điều ước.

Cây Phất Trần Là công cụ của Thiền sư dùng để tiếp dẫn hậu học khiến thiền giả phát khởi nghi tình cho đến khai ng.

Cây sa la Sala tree.

Cây trầm Tāgara(S),Tagara (P).

Cây ước nguyện Kalpadruma(S)Đây là 5 loại cây cõi trời, chư thiên ước muốn gì thì cây trổ quả như thế.

Cây vã Xem ni câu đà.

Cây vô ưu Vṛksa(S)Tất lợi xoa, A du già thụ Tên một loại cây trong vườn Lâm tỳ ni nơi Phật đản sanh.

Cỏ cát tường Kusa(P),Dabbha(P).

Cố chấp Thambha(P),Obduracy Chấp.

Có chủ ý Adhyāśayati(S),with intent upon.

Có mùi Gandhadhārin(S),Possessing perfumes.

Cố sự thống hối Kathasantśāgāra(S)Một trường thi ở thế kỷ 11 có đến 21.500 bài tụng.

Cốt tỏa chủ Bồ tát Xem Thương yết la chủ Bồ tát.

Cốt tỏa Thiên Saṃkara(S)Thượng Yết na Hóa thân của trời Đại Tự Tại.

Cốt tỏa thiên Xem Bát bộ lực sĩ.

Cồ da ni châu Xem Ngưu hoá châu.

Cồ Di Gopika(S)Cồ tỳ gia, Cồ Di, Minh Nữ Tên bà phi thứ hai của thái tử Tất đạt đa. Thái tử có 3 bà phi: Da Du Đà La, Cồ Di và Lộc Dã.

Cồ đàm Gotamo(P)Gautama (S).

Cồ đàm tôn giả Một cách gọi đức Phật bằng họ. Xem Cồ đàm.

Cồ Đàm Gautama(P),Gotama (P)1- Xem Gotamo. 2- Tây Ngưu Hoá Châu.

Cồ Đàm Gotama(P),Gautama (S),Gotamo (P)Họ của đức Phật. Thích Ca (Sakya) là tộc.

Cồ Đàm Di Gotami(S).

Cồ Đàm Tất Đạt Đa Gautama Siddhārtha(S),Gotama Siddhattha (P).

Cồ Đàm Tất Đạt Đa Gotama Siddhattha(P).

Cồ Na Mạt Đề Gaunamati(S)Đức Huệ Tên một vị La hán đệ tử Phật.

Cồ tỳ gia Xem Cồ Di.

Cô địa ngục Xem Cô độc địa ngục.

Cô độc địa ngục Pratyeka-nāraka(S),Hell of Solitude Pacceka-niraya (P)Cô địa ngục, Độc địa ngục, Biên địa ngục Không nằm trong bát đại địa ngục nóng lạnh vì ở hư không, tuỳ tâm tội người mà chiêu cảm ra.

Cô khỉ Xem phúng tụng.

Cô khởi Xem Phúng tụng.

Cô khởi tụng Xem phúng tụng.

Cô Vân Hoài Trang Koun Ejo(J)Tên một vị sư.

Cổ Âm Như Lai Xem Thiên Cổ Lôi Âm Phật.

Cổ Âm Phật Xem Thiên Cổ Lôi Âm Phật.

Cổ âm thanh vương kinh Xem A di đà cổ âm thanh vương đà la ni kinh.

Cổ Âm Tịnh Cầm Ku yin Ching ch'in(C)Tên một vị sư.

Cổ Điền Chức Bộ Furuta oribe(J)Tên một vị sư.

Cổ Phật Kobutsu(J)Tên một vị Phật hay Như Lai.

Cổ Sơn Nguyên Hiền Ku shan Yuan hsien(C)Tên một vị sư.

Cõi SpaceDhatu (S),ying (T).

Cõi Gati(P),Realm (S,P)Sinh tử lưu, dòng đời Dòng sinh tử có 5 ngả: địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, người, cõi trời.

Cõi ying(T).

Cõi A tu la AśŪraloka(P),Aśurā-gati(S),Asura path, Realm of aśŪras,Tên một cõi giới.

Cõi Diệu Hỷ Xem Lạc thổ.

Cõi địa ngục Mayo(P)Xem Địa ngục thú

Cõi giới Xem Giới.

Cõi giới thanh tịnh dag zhing (T), Pure realm.

Cõi ngạ quỹ Pettivisaya(P),Petaloka(P).

Cõi người Mānuṣāloka(P), Xem Cõi người.

Cõi Phật Buddhakṣetra(S)Tịnh độ của Phật.

Cõi sơ thiền Brahma Purohita(S).

Cõi súc sinh Tirracchanayoni(P).

Cõi Ta bà Saha Land,Human world.

Cõi tiên Xem Tiên.

Cõi Tịnh độ của Phật Xem Phật độ Xem Phạm sát.

Cõi trời Devaloka(P),Realms of the Devas.

Cõi trời Dục giới, d kham (T),Desire Realm

Cõi trời Đao lợi Traystrimsah(S).

Cõi giới thanh tịnh dag zhing(T).

Con bò ước Kāmadhenu(S)Cây như ý (Kalpaviksha) và con bò ước là những bảo vật của chư thiên. Trái cây và sữa bò khiến thành tựu tất cả các điều ước.

Con của sông Hằng Gaṅgāja(S),Son of the Ganges.

Con đường đưa đến trí huệ Xem Vô ngại giải đạo.

Con đường tu tập Bhāvanā-mārga(S)Tu đạo Một trong Tam đạo, ba giai vị của hàng Thanh văn và Bồ tát.

Côn Luân Dvīpatala(S)Tên một quốc gia, nay thuộc các đảo lớn ở Nam dương.

Côn luân K'un-lun(C).

Công án Koan(J),(J,K),Kung-an (C)Một vụ án (chuyện tích) chẳng thể dùng bộ óc để lý giải, làm cho thiền giả cảm thấy thắc mắc mà phát khởi nghi tình, gọi là công án. Tương truyền có khoảng 1.700 công án mà ngày nay các thiền sư Nhật bản sử dụng khoảng 500 - 600. Những sưu tập công án được nhiều người biết đến là: Vô môn quan, Bích nham lục, Đồng chủng lục, Lâm tế lục và Denko-roku.

Công đức Puṣṣa(S),Punnupaga (P), Guṇa(S),Merit,Đức hạnh, Đức cú nghĩa 1- Công năng phước đức do các hạnh lành. 2- Một trong lục cú nghĩa, tức y đế, chỉ công năng và thuộc tánh của Thật cú nghĩa. Khác với phước đức, công đức là kết quả của những hành động và người tạo tác để tự cải hoá mình và ngươi khác do đó mà phước đức vượt ngoài phạm vi sanh tử. Sự nghiệp của mình có ích cho người, tự mình ra sức làm điều lành gọi là công. Nết na chứa trong minh, lòng dạ mình mộ điều lành gọi là đức

Công đức Bảo Guṇaratna(S)Tên một vị tỳ kheo.

Công đức chủ Xem Thí chủ.

Công đức hành Puabhisaṇkhāra(P).

Công đức Hải Guṇaśāgāra(S)Tên một vị tỳ kheo.

Công đức Hiền Xem Cầu Na Bạt Đà La.

Công đức hữu lậu Tainted merits.

Công đức Khải Guṇavarman(S)Cầu na bạt ma Tên một nhà sư sang Trung quốc dịch kinh.

Công đức kinh Pua sutta(P),Sutra To Punna Tên một bộ kinh.

Công đức Thi Bồ tát Ganuda(S),Ganuda Bodhisattva(S)Tên một vị Bồ tát.

Công đức Trị Guṇabharma(S)Tên một vị tỳ kheo dịch kinh ở thế kỷ 5.

Công đức Vân tỳ kheo Meghaśrī(S)Mê già Thất lợi, Cát tường Vân.

Công đức vô lậu Taintless merits.

Công đức Theo ý Lục tổ giải: công đức sẳn đầy đủ trong pháp thân, dùng công phu để phát hiện tự tánh, thì công đức trọn vẹn hiện ra. Bố thí, cúng dường là tu phước, chỉ có thể gọi là phước đức chẳng phải công đức.

Công hạnh Arthakṛtya(S)Làm lợi lạc người khác nhằm hướng dẫn họ nhận thực chân lý.

Công lý Ajjava(P),Justice.

Công năng Samartha(S)Năng lực dụng công.

Công phu Theo mộtt đường lối để tu tập một pháp môn, khi dụng công tu tập gọi là công phu. Như tham thiền có nghi tình tức là có công phu.

Công phu chiều Evening service.

Công phu sáng Morning service.

Công quả Meritorious deeds.

Công Tôn Long Kung Sun-lung(C),Gong Sunlong (C)Triết gia Trung quốc thời Chiến Quốc.

Công xảo minh Śīla-pakamasṭhānavidyā(S)Đề cao các loại kỹ xảo như toán, kỹ thuật,... Một trong Ngũ minh của Vệ đà kinh: Thanh minh, Công xảo minh, Y phương minh, Nhân minh, Nội minh.

Cộng mạng chi điểu Two-headed bird,Jīvajīva(S)Mạng mạng điểu, Sanh sanh điểu Giống chim một thân hai đầu.

Cộng Phát Tâm Pháp Luân Bồ tát Xem Cộng Phát ý Chuyển Luân Bồ tát.

Cộng Phát ý Chuyển Luân Bồ tát Sahacittopada-Dharmacakra(S)Cộng Phát Tâm Pháp Luân Bồ tát Tên một vị Bồ tát.

Cộng tướng Sāmānyalakṣaṇa(S)Tướng cùng thông với những pháp khác.

Cu lạp ba Xem Thắng biện Châu.

Cung bản chánh tôn Miyamo Shoson(J)(1893 - 1963), phái Tịnh đõ Nhật bản.

Cung đạo KyŪdō(J).

Cung kính Satkara(S).

Cung thấn Xem Đạt thấn.

Cung trời Đâu suất Tuśita Heaven.

Cuối kỳ kiếp Kalpakshaya(S),End of a kalpa.

Cuống Sathya(S),Unsincerity Dối gạt, không chân thật. Một trong 10 tiểu tùy phiền não.

Pada(S),Verse.

Cú Nghĩa Pháp cương yếu Padarthadhar-masaṃgraha(S).

Cú thân Pada-kāya(S).

Cúc đa Gupta(S)Cấp đa, Quật đa Một triều đại tồn tại vào thế kỷ 3 và 4 ở Ấn độ.

Cúng Dường Pajana(S),Argpya(S),OfferingBố thí mà chân thành cung kính gọi là cúng dường. Cúng dường có 10 món: hoa, hương, chuỗi hột, hương tán, hương đồ, hương đốt, tàn lộng cờ phướn, quần áo, âm nhạc, chắp tay. Xem Bố thí

Cúng dường mạn đà la Maṇḍala offering.

Cúng dường Vân hải Bồ tát Pujamegha-śāgārah(S)Tên một vị Bồ tát.

Cúng sự phần tỳ bà sa Abhidharma-prakaraṇapāda-vibhāśāstra(S)Tên một bộ luận kinh.

Cù ba la Long vương Gopala(S).

Cù đàm di Xem Ma ha Ba xà bà đề.

Cù Sa Śrīghoṣaka(S)Tác giả bộ kinh A tỳ đàm cam lộ (sinh) vị luận.

Cù sư la trưởng giả Goshila(S)Mỹ âm trưởng giả.

Cùng tử Daridra-purusa(S)Chúng sanh sanh tử trong tam giới.

Cứu cánh Atyanta(S), Uttara(S,P)Rốt ráo, cuối cùng Tên của mẹ của Kim Tịch Phật lúc chưa xuất gia.

Cứu cánh đạo Parayāna(S)Cứu cánh vị.

Cứu cánh nhất thừa bào tánh luận Xem Phân biệt bảo tánh chi đại thừa tối thắng yếu nghĩa luận.

Cứu cánh vị Xem Cứu cánh đạo.

Cứu độ Phật mẫu Nhị thập nhất lễ tán Ekavimśātī-stotra(S)Tên một bộ luận kinh.

Cứu Hộ Huệ Bồ tát Paritranasayamatri(S)Tên một vị Bồ tát.

Cứu Thoát Chiu-t'o(C).

Củ cải muối Thukpa(S).

Cụ Duyên tông Prasaṇgika(S)Ứng thành tông Do Ngài Phật Hộ (Buddhapalita) sáng lập vào thế kỷ IV - V, một chi nhánh của Trung quán.

Cụ phược Saka-bandhana(S)Kiến hoặc và tư hoạc chưa đoạn hết. Phược là một tên của phiền não.

Cụ thọ Ayusmat(S)Huệ mạng 1- Bậc đầy đủ huệ và đức hạnh được mọi người tôn kính. 2- Huệ mạng: thọ mạng ở thế gian.

Cụ túc giới Complete precepts of a monk or a nun.

Cụ túc giới Full ordination.

Cụ túc giới Upasampadā(S),Upasampana Tác pháp tiến cụ, Cận viên giới, Ô bà tam bát na 1- Giới luật của các tỳ kheo. Tỳ kheo phải giữ 250 giới, tỳ kheo ni phải giữ 348 giới. 2- Nghi thức công nhận người gia nhập Tăng già.

Cụ túc Thiên vạn Quang Minh Như lai RaśmisatasahasraparipŪrṇadhvadja(S)Trong hội Pháp hoa Đức Thích ca có thọ ký cho bà Da Du Đà La dạy rằng đời sau bà sẽ thành Phật hiệu là Cụ túc Thiên vạn Quang Minh Như lai.

Cục cằn Xem Thô lỗ.

Cư na la Kunala(S)Tên khác của thái tử Đạt ma bà đà na (Dharmavardhana), con vua A dục.

Cư sĩ Gahapati(P),Gṛhapati(S),Kulapati(S),, Zaike(J),Layman.Người học Phật tại gia Ca la việt, Già la việt Người có của ở nhà không ra làm việc đời, ẩn dật tại gia có chí hướng tu hành.

Cương lương da xá Kālayaśa(S)Sa môn Ấn độ đời Lưu Tống sang Tàu dịch bộ Quán Vô lượng thọ Phật Kinh, là bộ kinh căn bản của phái Tịnh độ (383 - 442).

Cương lương lâu chí Kālaruci(S)Tỳ kheo Ấn độ đến Việt nam khoảng 255 - 256 dịch kinh Phạn ra Hán ngữ. Xem Chơn Hỷ.

Cưu bàn trà Kumvbhanda(S)Tên một loài quỉ. Xem Kiết bàn trà.

Cưu la tần Xem Ca la tôn đại Phật.

Cưu Lan Đơn Trà Bán Chỉ La Xem Bán Chỉ La.

Cưu ma la Ca Diếp Kumāra Kaśyapa(P).

Cưu ma la diên Kumārayāna(S)Cha của sư Cưu ma la thập (Kumarajiva).

Cưu ma la đa Kumāralāta(S)Tên vị Tổ thứ 19 giòng Ấn.

Cưu ma la đa Kumārata(S)Tổ thứ 19 trong 28 vị tổ sư nắm giữ Phật giáo ở Ấn độ.

Cưu ma la đa Kumarilabhatta(S)Thầy của ngài Ha ly bạt ma. Xem Harivarman.

Cửa sông Hằng Gangadvara(S),Door of the Ganges.

Cửu bộ kinh Xem Cửu bộ pháp kinh.

Cửu bộ pháp kinh Navanga-sasana(S),Navanga-Buddha-sasana (P)Cửu bộ kinh.

Cửu địa Nine worldsCửu hữu, Cửu môn, Chín chỗ có, các chỗ ở của loài hữu tình. Gồm: - Người, tiên và các loại trong cõi dục giới. - Cõi sắc giới: sơ thiền thiên, nhị thiền thiên, tam thiền thiên, tứ thiền thiên - cõi vô sắc giới: không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Cửu hữu Xem cửu địa.

Cửu kết Nine bondsChín tật xấu bó buộc lòng người: - ái kết: ham yêu - nhuế kết: sự hờn giận - mạn kết: sự khi lờn - si kết: sự ngu si không sáng - kiến kết: ý kiến tà khúc, chấp nệ - thủ kiến kết: bảo thủ, không phải cho là phải, chẳng phải cho là phải mà không chịu sửa - - kiên kết: xẻn tiếc thân mạng tài sản - tật kết: ganh ghét kẻ khác sang giàu.

Cửu khổng cửu lậu, cửu nhập Chín lỗ trên thân thể chúng sanh: 2 tai, 2 mắt, 2 mũi, 1 miệng, 1 lỗ đại, 1 lỗ tiện. Chín chỗ ấy đều chẳng sạch.

Cửu lậu Xem cửu khổng.

Cửu môn Xem cửu địa.

Cửu nhập Xem cửu khổng.

Cửu Phong Chân Tînh Chiu feng Chen ching(C)Tên một vị sư.

Cửu Phong Đạo Kiền KyŪhō Doken(J)Tên một vị sư.

Cửu Phong Phổ Mãn Chiu pheng Pu man(C)Tên một vị sư.

Cửu quỉ Chín giống quỉ. Gồm: - 3 giống quỉ không có của: quỉ miệng đuốc, quỉ miệng kim, quỉ miệng hôi thúi - 3 giống quỉ có ít của: quỉ lông chim, quỉ lông hôi, quỉ phùng mang - 3 giống quỉ có nhiều của: quỉ trông cúng dường, quỉ trông đồ bỏ, quỉ thế lớn (thế phước lớn như chư thiên).

Cửu sanh Chín loại sanh: - thai sanh - noãn sanh - thấp sanh - hoá sanh - hữu sắc - vô sắc - hữu tưởng - vô tưởng - phi hữu tưởng phi vô tưởng.

Cửu trụ tâm Lúc thiền định lòng chẳng tán loạn khiến trụ vào một cảnh, khởi ra chín tấm lòng: - an trụ tâm: lóng an mà đậu - nhiếp trụ tâm: lòng thâu mà đậu - giải trụ tâm: lòng hiểu mà đậu - chuyển trụ tâm: lòng chuyển dời mà đậu - phục trụ tâm: lòng hàng phục mà đậu - tức trụ tâm: lòng thở hơi mà đậu - diệt trụ tâm: lòng tịch diệt mà đậu - tánh trụ tâm: lòng vì tánh mà đậu - trì trụ tâm: lòng cầm giữ mà đậu.

Cửu trụ tịnh Acinnakappa(P)Một trong 10 hành vi mà các tỳ kheo thành Phệ xa ly (Vesali) chủ trương là thích hợp giới luật.

Cự hải Mahā-aṃava(P).

Cực Diệu Thiên Xem Quảng Quả Thiên.

Cực hỷ địa Pramuditā-bhŪmi(S),Joyful stage Hoan hỷ địa, Sơ địa.

Cực lạc Gokuraku(J),Sukhavati (S),Parama-sukha(S),Pureland, Supreme happinessTây phương cực lạc, Tịnh độ Tây phương xứ 1 = An dưỡng quốc, Thanh thái quốc, Hảo ý quốc, lạc thổ, lạc bang Cõi quốc của Phật A di đà ở phương Tây, cách mười vạn ức cõi Phật. Ở đó nhà cửa lâu đài ao hồ đều bằng thất bảo, mưa hoa tiên, linh điểu giảng thuyết đạo lý, toàn cõi đều thanh tịnh ăn uống tự có sẵn không cần nấu nướng, áo quần không cần may vá, chúng sanh đi đâu cũng được miễn nghĩ tưởng thì tới. Ở đó chúng sanh có thể tu mãi cho đến khi thành Phật hay muốn sanh sang cõi giới khác tu theo hạnh nguyện cũng được. 2- Tịnh độ.

Cực lạc thế giới Shukhavati(S)Diệu lạc thế giới, Liên hoa tạng thế giới.

Cực Lạc tự Goku-Raku-ji(J)Tên một ngôi chùa.

Cực Lương Pramiti(S)Bát lạt mật đế Cao tăng ngưuời Ấn vào Trung quốc dịch kinh đời Đường.

Cực Niết bàn Abhinibbuta(P),Abhinirvāṇa(S),Complete serenity and passionlessness.

Cực quang Osel(T),Clear light.

Cực Quang tịnh thiên Ābhāsvaradeva(P),Ābhāsvara(S),Ābhassaraloka (P),Realm of Radiance Quang âm thiên, A ba hội, A ba thoại, Cực quang tịnh thiên Một trong 3 tầng trời cõi Nhị thiền thiên: - Thiểu quang thiên - Vô lượng quang thiên - Quang âm thiên. Từng trời sáng láng nhất của cõi sắc giới, miền Nhị thiền thiên. Chư thiên ở cõi này dùng hào quang thay tiếng nói Xem Cực quang tịnh thiên.

Cực thành Prasiddha(S)Thành tựu tột cùng.

Cực thuỳ miên Xem Cực trọng thuỳ miên.

Cực trọng nghiệp Weighty karma.

Cực trọng thuỳ miên Acittaka(S)Cực thuỳ miên Ngủ mê.

Cực vi Xem A nậu.

Cực vi trần Paramanu(S).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]