Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Luân Hồi Và Tái Sanh

28/12/201017:33(Xem: 9509)
Luân Hồi Và Tái Sanh

Đức Đạt Lai LạtMa thứ 14 & Mike Austin
VẦNG SÁNG TỪ PHƯƠNG ĐÔNG

Thích Nhuận Châu dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Nhà xuất bản Lao Động

LUÂNHỒI VÀ TÁI SANH


MIKE AUSTIN: Xin ngài giải thích rõ từ quan điểm của đạo Phật, một cáchchính xác những gì xảy ra về mặt sinh lý học trong toàn bộ tiến trình luân hồisinh tử và tái sanh?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có bốn trạng thái phải trải qua trong một đời người. Trạng tháisinh ra được cho là hết sức ngắn ngủi, chỉ ngay trong khoảnh khắc của sự thụthai. Khoảnh khắc kế tiếp mới là sự khởi đầu của trạng thái có thời gian đầutiên, kéo dài từ khi thân thể thô trọng bắt đầu hình thành cho đến khi chết.Rồi trong suốt trạng thái chết, ngay cả khi diễn ra trong thân xác già nua, mốiquan hệ của lực nâng đỡ cho thức và cái mà thức nâng đỡ ở trong thân rất là dữdội. Vào đúng thời điểm chết, mối quan hệ của thức được nâng đỡ bởi nền tảngvật chất chỉ còn được diễn ra ở mức độ vi tế nhất. Vào thời điểm này, tâm thứccá nhân được nối kết với nguồn nội lực vi tế nhất, hay còn gọi là ‘khí’. Vớingười sẽ trải qua trạng thái thân trung ấm hay bardo, ngay khi trạng thái chếtchấm dứt thì trạng thái thân trung ấm liền bắt đầu.


Trong trạng thái thân trung ấm, dù chúng sinh không có một thân vật lý thôtrọng, nhưng họ cũng có một sắc thể - có được do sự tương tác giữa luồng khínội lực và thần thức. Nó thô trọng hơn so với thân vi tế nhất, nhưng vi tế hơnso với thân vật chất thông thường mà chúng ta nhìn thấy.


MIKE AUSTIN: Nó có hình dáng không?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Ồ! Có. Nó sẽ mang hình dáng của loài chúng sinh mà nó sẽ táisinh. Tuy nhiên, có những giáo lý nói rằng trong nửa đầu của giai đoạn thântrung ấm, thân bardo có hình dáng của thân quá khứ vừa qua, và trong nửa sau đócó thân của đời sống sắp tới. Cứ mỗi 7 ngày lại có một cái chết nhỏ diễn ratrong thân trung ấm. Với 7 lần chết như thế, thân trung ấm có khả năng duy trìcho đến tuần thứ 7, nhưng không thể lâu hơn. Vào lúc đó người chết sẽ quyếtđịnh tái sinh. Chúng sinh khi mang thân trung ấm cũng giống như chư thiên hayquỷ thần, không có thân vật chất nặng nề vốn có nhiều giới hạn. Chúng ta khôngthể nhìn thấy họ bằng mắt thường. Trong số những chúng sinh không có thân vậtchất nặng nề - không chỉ là những chúng sinh mang thân bardo - có rất nhiềuloài như: chư thiên, a-tu-la, quỷ thần, v.v... Như trong xã hội loài người cónhững người không tu tập Phật pháp, có những người tu tập chút ít, có người tutập nhiều hơn, có người tu tập ít hơn. Các vị tiên tri nói chung cũng làngười như chúng ta, vẫn ở trong luân hồi. Những chúng sinh như Chenrezi trongcảnh giới của chư thiên là những người đã giác ngộ. Ở đây có rất nhiều dạngChenrezi. Tâm từ bi của chư Phật nói chung, hóa thân của các ngài bằng hìnhtướng được gọi là Chenrezi. Như vậy dạng Chenrezi này không phải là một cá thểchúng sinh. Tuy nhiên, giống như đức Phật Thích-ca Mâu-ni là một con người đặcbiệt, cũng có Chenrezi là một con người đặc biệt. Còn có những người thường nhưchúng ta có thể nhận vị Chenrezi làm hộ thần. Khi những người này được giácngộ, họ sẽ xuất hiện dưới hình tướng của vị Chenrezi. Bởi vì vị ấy trong giaiđoạn gia hạnh vị của Vô thượng Du-già Tan-tra quả thật đã tự phát huy chínhmình, nên vị ấy được nhận danh xưng là Chenrezi. Tuy nhiên, vị ấy không nhấtthiết chỉ tiếp tục thị hiện như một Chenrezi, mà đồng thời còn có thể thị hiệntrong nhiều hình tướng khác.


Từ góc độ của một vị Phật, người ta chỉ có thể nói rằng một Sắc thân nào đó làdạng tối hậu hoặc cao nhất, nhưng không thể nói rằng về mặt tâm linh cónhững dạng này hay dạng khác. Sắc thân hiện ra đồng thời trong nhiều dạng khácnhau tương ứng với nhu cầu của người được giáo hóa và tùy thuộc vào hạnh nguyệntrong đời trước của vị Phật đó. Do vậy, một vị Phật thường tự nhiên và đồngthời thị hiện trong vẻ ngoài của các vị Chenrezi, Văn-thù-sư-lợi, Di-lặc,v.v... tùy theo sự mong cầu của người được giáo hóa.


MIKE AUSTIN: Liên quan đến việc này, ngài đã biết câu chuyện về Jesus Christ,ngài nghĩ như thế nào?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Mặc dù người ta không thể nói một cách chắc chắn, nhưng có vẻnhư đây là trường hợp của một chúng sinh giác ngộ thị hiện theo cách thích hợpđể dẫn dắt những chúng sinh khác. Tuy thế, có thể chắc chắn rằng ông ta là mộtchúng sinh nổi bật.


MIKE AUSTIN: Những sự thị hiện này có vẻ giống như những hình chiếu có dạng sắcthân của một chúng sinh bậc cao; liệu những hình chiếu này có một ngã thứctương đối không?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có rất nhiều khả năng. Chẳng hạn, một vị Bồ Tát có năng lựcbiến hóa có thể hóa thân thành một chúng sinh nào đó. Vậy thì chúng sinhđó sẽ có ý thức về “cái tôi”. Tuy nhiên, nếu chúng sinh đó lại tiếp tục biếnhóa thành một hình tướng khác, thì hình tướng ấy có thể có vẻ như một conngười, nhưng thật không phải vậy. Thế nên có nhiều trường hợp. Một số trườnghợp có ý thức về “cái tôi”, một số trường hợp lại không có.


MIKE AUSTIN: Trường hợp biến hóa lần thứ hai hẳn phải là một thân có thực vớitâm thức có thực nhưng không có ý thức về “cái tôi”?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Hóa thân lần thứ hai có thể thực hiện chức năng của một conngười, nhưng không phải là một con người riêng biệt. Chẳng hạn, nếu một bậcgiác ngộ cùng lúc hóa thân thành 100 hình tướng, đó chẳng phải là có đến 100người, mà vẫn chỉ là một người ở trung tâm điểm mà thôi.


MIKE AUSTIN: Liệu người tạo thành các hóa thân ấy có đồng thời nhận biết đượcmọi việc đang xảy ra đối với 100 hóa thân kia hay không?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Ở đây có nhiều cấp độ. Đối với những vị chứng ngộ ở quả vị thấphơn thì họ nhất thiết phải điều khiển từng hóa thân riêng biệt. Đối với nhữngvị chứng ngộ ở quả vị cao hơn thì những hóa thân của họ có thể tự hoạt động.Yếu tính ứng tác và hoạt dụng tùy ý có liên quan ở đây. Đó là sự khác nhau ởchỗ sự điều khiển các hóa thân nằm ở đâu. Khi một vị giác ngộ có thể tùy cơ hóahiện nhiều hóa thân tùy ý, thì mỗi hóa thân đều sẽ tự hoạt động.


MIKE AUSTIN: Liệu mỗi hóa thân ấy có đồng thời nhận biết bản ngã của chính mìnhcũng như sự hiện hữu của mình như một hóa thân?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có. Có những trường hợp mà trong 100 hóa thân, mỗi thânđều biết các thân khác đang làm gì. Đối với một vị Phật hay Bồ Tát thì điều nàychắc chắn là đúng. Nhưng điều này rất khó giải thích. Chỉ đến khi mỗi người tựthân chứng mới có thể hiểu được, bằng không thì người ta có thể nghĩ rằng đâychỉ là những lời vô nghĩa. Giống như là chuyện khoa học giả tưởng hay sự tưởngtượng trong tôn giáo. (cười)

MIKE AUSTIN: Ngài cảm nhận hệ thống các vị Chu-cô như ở Tây Tạng là xác thựcđến mức nào? Có bao nhiêu vị Lạt-ma tái sinh được phát hiện trong quá khứ màngài cho là chân xác?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Ồ! Điều ấy rất khó. Có hai điều rất quan trọng trong việc này.Một là việc khảo sát vị Chu-cô phải được thực hiện rất toàn diện. Việc khảo sáthay tìm hiểu này rất dễ bị thực hiện một cách không thích hợp. Thứ hai, chúngta phải thấy được cung cách sống của vị Chu-cô đó như thế nào. Chúng ta cũngphải đánh giá sự việc qua điều đó. Mục tiêu đích thật của sự tự nguyện tái sinhlà tạo ra được kết quả tốt đẹp nào đó. Nếu không có kết quả tốt đẹp, thì đó làđiều đáng ngờ. Vị tái sinh sẽ sinh trở lại cuộc đời với sự chọn lựa có chủ ý,với mục đích kiên định là phụng sự chúng sinh qua phương tiện tôn giáo hoặc cácphương tiện khác. Dù sao cũng phải có một kết quả cụ thể nào đó. Với một sốtrường hợp không có kết quả tốt, tôi nghi ngờ. Vì thế tôi cho rằng khả năng xácthực là năm mươi phần trăm. Có thể là tôi đã có phần chủ quan khi nói ra điềunày.


MIKE AUSTIN: Tôi biết là thật khó khái quát hóa vấn đề. Việc phát hiện các vịtái sinh được tiến hành như thế nào từ khi ngài sống lưu vong?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Vẫn còn một số ít vị đang được nhận diện. Một số vị đã hoàntoàn xác thực. Chủ yếu là căn cứ vào cách ứng xử riêng của đứa trẻ: cho thấynhững dấu hiệu rất đặc biệt.


MIKE AUSTIN: Tất nhiên là có sự giảm thiểu số lượng, phải vậy không?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Giảm rất nhiều! Bạn thấy đấy, dân số trước đây là 6 triệungười. Nay chỉ còn có 100.000. Nếu bạn so sánh, tôi nghĩ là đã thấy giảm đi rấtnhiều. (cười) Chúng ta cũng có một số vị Lạt-ma người Mỹ. (cười)

MIKE AUSTIN: Điều ấy có nghĩa là gì?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Vâng. Tôi nghĩ ít nhất đã có hai người Mỹ được công nhận làLạt-ma Tây Tạng


MIKE AUSTIN: Ngài có thể nói đôi điều về họ?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Tôi chẳng biết gì nhiều.


MIKE AUSTIN: Tiến trình công nhận được áp dụng cho hai trường hợp này như thếnào? Cùng một phương pháp chăng?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có thể là bọn họ đã tự thẩm định việc ấy. Tôi không biết chitiết.


MIKE AUSTIN: Ngài không đích thân chuẩn nhận họ sao?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Tôi chẳng liên quan gì đến việc này cả.


MIKE AUSTIN: Tôi muốn đưa ra một trường hợp tương tự với những điều ngài vừanói về một vị giác ngộ có vô số hóa thân. Giả sử có 100 tỉ tỉ tế bào trong thânngười. Mỗi tế bào thực hiện các chức năng như thể biểu hiện rằng nó có một tâmthức riêng biệt. Dù vậy tất cả đều nằm dưới sự kiểm soát của cùng một cơ thể.Liệu tất cả những sinh thể này có thể được xem là như nhau, như là các phần củamột cơ thể? Nói cách khác, như là các phần hoặc là các hóa thân của một cơ thểduy nhất?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Mọi chúng sinh đều có chung một trải nghiệm - trong ý nghĩachúng sinh cùng dạng - trong đó bản chất tâm thức của họ chỉ là sự chiếu tri.Ngoài ra, họ không có sự liên kết với nhau. Nếu bạn giả định rằng có nhiềuchúng sinh sinh ra từ một nguồn như Thượng đế, thì câu trả lời là không.


MIKE AUSTIN: Ngài thấy rằng họ độc lập với nhau?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Đúng vậy. Họ tách biệt với nhau. Ngay cả khi được giác ngộ, họvẫn là tách biệt, dù sự chứng ngộ của họ là giống nhau.


MIKE AUSTIN: Ngài nghĩ gì về bản chất tâm thức của 100 tỉ tỉ tế bào?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Không phải là có một thức thân bao quát hết chúng đó sao? Chẳnghạn, nơi mà nhãn quan hiện hữu, ngay trong phạm vi vật thể, nhãn thức duy trìhoặc bao quát cả phạm vi đó. Cùng lúc đó, thức thân cũng hoạt dụng như vậy.Thức thân biến hành khắp thân thể.


MIKE AUSTIN: Trong mỗi tế bào của con người này, như chúng ta đã thảo luậntrước đây, có hàng ngàn gene, là những phần nhỏ mang mã số hóa học quyết địnhtính chất của toàn bộ cơ thể cũng như những chức năng riêng biệt của tế bàochứa nó. Ngay trong mỗi tế bào đã bao hàm mã số hoàn chỉnh về toàn bộ conngười, nhưng chỉ có một gene được kích hoạt để tạo ra dạng thể cần thiết chovai trò của nó, chẳng hạn như móng chân, con mắt, hay tế bào ngón tay. Ngài chorằng cái gì đã quyết định thực tế là chính gene cần thiết mới được kích hoạt màkhông phải gene nào khác?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Đây là một chức năng vật lí. Chính là cơ thể, không phải tâmthức. Sự việc được kiểm soát bởi tâm thức, nhưng cơ thể thực hiện chức năng đó.


MIKE AUSTIN: Trước đây ngài có nói rằng tâm thức, và vì thế là chúng sinh, làkhông có điểm khởi đầu (vô thủy). Vậy thì trí nhớ của một chúng sinh có thể đingược lại đến mức nào trong quá khứ? Vô tận chăng?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Đối với những người không tu tập, khi tâm thức càng trở nên vitế - như vào lúc chết - họ càng trở nên ít tỉnh thức hơn. Tuy nhiên, đối vớingười có sự tu tập để vận dụng tâm thức, họ lại càng có sự tỉnh giác lớn hơn vàkí ức lớn hơn khi những trạng thái vi tế hơn được thể hiện. Trong số nhữngngười tôi biết, có những vị khi tâm thức vi tế hơn hiện hành thì họ rõ ràng làcó thể nhớ lại đến bảy, tám trăm hoặc cả ngàn năm trước bằng tâm thức ấy.


MIKE AUSTIN: Trí nhớ ấy có thể nhớ lại được bao xa? Vô hạn chăng?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Để nhớ ngược về một quãng thời gian rất dài, chỉ tạo ra và vậndụng tâm thức vi tế thôi chưa đủ. Với thời gian lâu xa, rất lâu xa, cần thiếtphải loại bỏ mọi chướng ngại dẫn đến sự toàn tri (nhất thiết trí). Tôi muốn nóiđến sự cảm nhận rất siêu việt với những đối tượng rất xa trong thời gian vàkhông gian. Chẳng hạn, dù đã có được năng lực đại thần thông nhưng ngàiXá-lợi-phất vẫn không biết rõ được những căn cơ rất vi tế của một đệ tử nào đó,nhưng đức Phật thì biết được.


Mẹ của ngài Mục-kiền-liên đang ở một nơi rất xa xôi về cả thời gian và khônggian và ngài không biết bà ở đâu, nhưng đức Phật biết. Vì đối tượng có thể cảmnhận một cách siêu việt về thời gian và không gian, nên sự thể hiện của tâmthức vi tế là chưa đủ. Hành giả còn phải vượt qua những chướng ngại đối vớinhất thiết trí nữa.


MIKE AUSTIN: Có phải ngài muốn nói rằng khi những chướng ngại này được vượtqua, thì cả không gian và thời gian đều được loại trừ - rằng sự hiểu biết vềnhững sự kiện ở khắp nơi trong vũ trụ, trong quá khứ, hiện tại và tương lai đềuđồng thời xuất hiện?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Thời gian và không gian đều là tương đối. Chúng là tương đối sovới từng tâm thức cụ thể. Khoảng thời gian đối với chúng ta là một năm, thì đốivới một người có tâm thức vi tế hơn có thể chỉ là một khoảng thời gian ngắnhơn. Cũng vậy, một người khi đạt được năng lực thiền định đẳng trì có thểchuyển hóa hay thay đổi một sát-na thành một kiếp hoặc một kiếp thành mộtsát-na, nghĩa là, chỉ riêng đối với người ấy thôi.


MIKE AUSTIN: Kí ức được lưu giữ ở đâu?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Không chỉ là trong não bộ. Vào những quãng thời gian như chúngta đang thảo luận, không cần thiết phải có một bộ não. Chỉ riêng tâm thức cóthể hiểu được những sự kiện trong quá khứ. Nhưng phải là với tâm thức vi tế.Chẳng hạn, khi tâm thức vi tế cực quang hiển lộ vào lúc lâm chung, bộ não đãhoàn toàn dừng lại. Xét về sự nhận biết của nó, đây được gọi là thức; và xét vềsự kết hợp hay chuyển động hướng đến đối tượng của nó, đây được gọi là luồng nộikhí hay năng lực bên trong. Tâm thức và luồng nội khí bên trong rất vi tế nàylà một thực thể bất khả phân. Chúng là một thực thể được phân chia chỉ trong tưtưởng hoặc bởi những đối tượng ngược lại.


MIKE AUSTIN: Trong luồng năng lực - tâm thức này còn có những vết tích hoặc dấuấn trong đó còn lưu lại mọi kí ức không? Phải chăng chính thời điểm này cũngđang được ghi lại vào đó?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Đúng vậy. Nếu bạn nhớ lại được kiếp trước của mình, thì bộ nãocủa kiếp trước đã không còn nữa, và bộ não hiện nay chỉ mới hình thành, phảikhông? Thế nên các hình ảnh chỉ có thể được ghi lại trong tâm thức. Điều nàytương tự như những gì mà vị hiệu trưởng của trường Đại học Virginia đã mô tảvới tôi về sự thay đổi hoàn toàn các tế bào não trong chu kỳ nhiều năm.


MIKE AUSTIN: Năng lượng - tâm thức vi tế nhất này, phải chăng chính là cái tạora sự tách biệt của mỗi một chúng sinh? Có phải chăng đây là điểm phân biệt cănbản nhất giữa người này và người khác?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có một “cái tôi” đơn thuần được biểu hiện tùy thuộc vào sựtương tục của tâm thức. Có hai loại “cái tôi” hay bản ngã: một thô trọng hơn vàmột vi tế hơn. Có một “cái tôi” được biểu hiện tùy thuộc vào thân và tâm thôtrọng, và có một “cái tôi” được biểu hiện tùy thuộc vào tâm thức vi tế và nănglực. Khi cái này hiện hành, thì cái kia không có.


MIKE AUSTIN: Có phải tâm thức liên quan đến luồng năng lực vi tế nhất vốn khôngcó điểm khởi đầu, hay nó là công năng thứ yếu của luồng tâm thức -năng lực đượcquy về cho chính nó?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Năng lực và tâm thức vi tế và năng lực nội tại chính là nềntảng để thể hiện “cái tôi” vi tế. Khi bạn nói về sự thể hiện “cái tôi” trongnăng lực của tâm này, người tạo tác không cần thiết phải thực sự có ở trong đó.Có người đã đặt câu hỏi với một vị Geshe lỗi lạc. Anh ta hỏi rằng nếu có ngườiở trong nhà, nhìn vào cây cột, thì cây cột ấy được xem là tồn tại qua ý tưởng,và anh ta có thể hiểu được điều đó, nhưng khi không có ai trong nhà, làm saocây cột ấy hiển thị ra được?


Vị Geshe đáp rằng: “Đúng vậy, dường như khó thật.” Rồi ngay khi người ấy rờiđi, vị Geshe quay sang người bạn bên cạnh và nói: “Này, người này dường nhưnghĩ rằng một tâm thức biểu hiện phải được bao quanh và gắn chặt với mọi đốitượng.” Bởi vậy, bạn thấy đó, điều này có nghĩa như vậy. Sự kiện một đối tượngthể hiện không thể xác lập tồn tại tuyệt đối khi tìm kiếm qua phân tích cónghĩa là đối tượng đó nhất thiết chỉ được thể hiện qua ý niệm trong tâm thức.Khi bạn khảo sát xem nó được thể hiện do ý thức của người này hay người kia,rốt cùng bạn không thể tìm thấy ở đâu cả. Điều này được xem như là một kiểuphân tích tột cùng một thực thể nào đó đang biểu hiện qua khái niệm. Bạn khôngthể tìm được nó. Như vậy, việc những vật thể hiện hữu qua ý niệm cũng là khôngcó sự tồn tại tự hữu. Đó cũng là không.


MIKE AUSTIN: Tôi không chắc là đã hiểu được. Có phải “cái tôi” chính là tâmthức vi tế?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Cái “tôi” thô động được thể hiện nhờ vào thân và tâm thô trọng.Nhưng ngay cả khi thân tâm ấy không hoạt động, thì vẫn có “cái tôi” biểu hiện.Có nghĩa là biểu hiện đối với thân và tâm vi tế đang hiện hữu. Chẳng hạn, mộthành giả Du-già bậc cao có thể biểu hiện tâm thức vi tế hơn, và cùng một lúcquán sát được các hiện tượng thông thườn. Đối với vị ấy có một bản năng tựnhiên về “cái tôi” - không phải trong “cái tôi” thô trọng, mà là một “cái tôi”vi tế hơn được thể hiện qua tâm và thân vi tế. Chẳng có gì khác để mặc nhiênthừa nhận. Nếu tâm thức rất vi tế hoặc là luồng năng lượng được mặc nhiên thừanhận như là chính “cái tôi”, hẳn phải có sai lầm như đã được nêu ra trong Cănbản trung quán luận tụng của ngài Long Thụ, rằng người thực hiện và đối tượnglà một, cái biểu hiện và sự biểu hiện, người chiếm hữu và vật bị chiếm hữu.


Chẳng hạn, khi bạn nói “tâm tôi”, người điều khiển hay chủ nhân là “cái tôi”.Trong trường hợp bạn đang miêu tả, người làm chủ và đối tượng của sự làm chủ sẽlà một - điều ấy không thể được. Nếu bạn mặc nhiên thừa nhận một trong nhữngđiều này thực sự là “cái tôi” thì sẽ mắc phải sai lầm này. Do vậy, điều ấykhông đúng.


MIKE AUSTIN: Điều gì sẽ xảy ra trong tâm thức - luồng nội lực vi tế nhất khimột người được giác ngộ?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Cái “tôi” của một vị Phật, bản ngã của một vị Phật, là “cáitôi” vi tế này. Ở quả vị Phật sẽ không còn luồng nội khí và tâm thô trọng. Hoạtdụng của cả năm giác quan đều được tự thực hiện bởi luồng nội lực và tâm vi tế.Bởi vì đó có nghĩa là tất cả đồng thời hiện hữu. Đó là tâm thức toàn tri (nhấtthiết trí). Thế nên, vào thời điểm tột cùng của Kim cang dụ định mà hành giảđạt được trong tiến trình hướng đến bốn chuyển thức, và như vậy nên chỉ có cựcquang tâm thức là còn lại; hành giả không còn tái hiện trở lại mức độ thô trọngcủa tâm thức nữa. Như vậy, chỉ có cái “tôi” vi tế được thể hiện trong tâm thứcvi tế. Chẳng hạn, đức Phật Thích-ca Mâu-ni thị hiện qua thân tướng thô trọng đểchúng ta có thể tiếp xúc được, đối với ngài bạn có thể thừa nhận một “cái tôi”thô trọng, nhưng đó chỉ là hiện tướng của tâm vi tế kia.


MIKE AUSTIN: Tôi xin hỏi ngài vài điều về tiến trình của ký ức. Khi phôi ngườiphát triển, nó trải qua tất cả những giai đoạn tiến hóa từ loài cá đến động vậtcó vú, v.v... Theo ngài, tại sao phải lập lại mọi tiến trình như vậy?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Do năm thành tố căn bản và năm luồng nội khí hoặc nội lựchiện hành đang chi phối thể trạng con người. Phải có điều gì đó tác động đến sựhình thành thực sự của những luồng nội khí này trong thân mới, nhưng tôi khôngbiết rõ điều này.

MIKE AUSTIN: Và ký ức từ những phần tạo tác trong quá khứ có sẵn trong mỗi dòngnội khí đang luân lưu khi chúng tạo ra hình thể vật chất?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Luồng nội khí rất vi tế này chỉ cho dạng rất vi tế của luồnggió sinh động nâng đỡ thể chất. Luồng khí đi lên - tức gió chuyển động,có sự liên hệ với giọng nói, nước bọt, và những thứ khác. Luồng gió hiện hữukhắp nơi có tác dụng trên toàn thân thể. Yếu tố lửa - cùng với yếu tố gió, cótác dụng tiêu hóa thực phẩm và làm tăng trưởng các thành tố khác trong cơ thể.Luồng nội khí hướng xuống dưới - luồng gió bài tiết có tác dụng đối với sự tăngtrưởng, duy trì và vận hành tinh dịch, máu huyết, phân, nước tiểu, v.v...Tôinhớ không hết chi tiết điều này.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]