Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Lời sau cùng

24/12/201018:24(Xem: 8501)
12. Lời sau cùng

Lời sau cùng

Cuốn sách này tổ chúc rất khác, tác giả khéo dùng ngòi bút nghệ thuật, đem toàn bộ Phật giáo rộng lớn mênh mông kia, dồn vào trong những câu văn giản dị, lời lẽ vắn tắt, mà vẫn trùm đủ lý nghĩa cao xa mầu nhiệm, khiến người đọc không tốn bao nhiêu thì giờ, mà được chứng thức cái khí vị của một nền giáo lý đã có lịch sử trên hai ngàn năm để lại, thật đáng quí hóa!

Trong này cả thảy có 10 tôn, tôn nào đều có nghĩa lý tinh vi của tôn nấy; mà nhất là vấn đề ‘có’ ‘không’ của pháp tướng, tam luận, và lối phán giáo của các nhà lập tôn có nhiều chỗ không đồng nhau, người học nên khéo dung hội mà không nên thiên chấp.

Nếu có bạn hỏi: Các ngài đều là người sùng phụng một giáo lý của đức Thích Ca, sao lại lập thành nhiều tôn phái? Vẫn biết khi Phật ở đời do Viên Âm của Phật thuyết ra, các loại chúng sinh tùy theo căn cơ của mình mà liễu ngộ, thì giáo pháp chỉ là nhất vị bình đẳng. Nhưng xét ra Phật vốn tùy cơ thuyết pháp, mà cơ của chúng sinh đã có nhiều vị bình đẳng, mà trong ấy đã hàm có sự cao thấp khác nhau rồi, chẳng qua khi Phật ở đời, giáo nghĩa hoàn toàn do Phật làm giáo chủ, nắm quyền chỉ huy dạy bảo, sau này do trình độ tu chứng, chỗ kiến giải trệ viên của các ngài, đủ có quyền tự do pháp triển; và các ngài cũng đóng theo bối cảnh của thời đại, mà phát huy giáo nghĩa ch othích hợp thời cơ, sở dĩ phân lập thành tôn phái chứ không chi khác, điều đó cũng không lạ gì.

Có một điều đáng chú ý: dù lập ra nhiều tôn phái nhưng không ngoài Đại thừa và Tiểu thừa; mà phân biệt tôn nào là Đại thừa tôn nào là Tiểu thừa thời lại có tam pháp ấn và nhất thiệt tướng pháp ấn.

Căn cứ vào tam pháp ấn mà phát huy giáo nghĩa, gọi là Tiểu thừa, căn cứ vào nhất thiệt tướng pháp ấn mà phát huy giáo nghĩa gọi là Đại thừa.

Các bạn muốn nhận thức chỗ này cho rõ ràng, xin hãy đón xem cuốn ‘Phật giáo tổng yếu’ nay mai sẽ xuất bản, chữ ở đây vì việc làm hạn định, không thể nói hết được.

Bây giờ có một điều đáng thưa: phàm đọc những quyển sách gì có tánh cách nghiên cứu, không phải đọc qua một phen mà rõ thấu được ý nghĩa thâm thúy - dù là người trí - ít nữa cũng phải đọc hai phen. Vậy các bạn đã có lòng tu học theo Phật pháp, cuốn ỀPhật giáo khái luận này, nên để tâm đọc cho chính, nếu có chỗ nào còn khuất ẩn mà chưa nhận thức được rõ, thì nên tìm thiện hữu trí thức, yêu cầu họ chỉ rõ cho.

Sau khi các bạn đọc xong cuốn khái luận, rõ biết đại khái của các tôn rồi, nên hỏi mình thích về tôn nào, rồi tìm những kinh sách có quan hệ với tôn ấy mà tiến hành nghiên cứu tu học, mới được nhiều phần lợi ích. Chớn nên lấy ít làm đủ, và nhất là không nên chuộng lý thuyết suông, đem chỗ hiểu mình làm khẩu đầu thuyền, như thế, đã không bổ ích gì cho phần tâm tánh, mà mang tội với Phật pháp nữa.

Dịch giả kính ghi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]