Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh Tinh Tấn Ba-la-mật

18/12/201006:16(Xem: 8145)
Hạnh Tinh Tấn Ba-la-mật

 

Hạnh Tinh Tấn Ba-la-mật[13]

Tinh tấn ba-la-mật đuợc định nghĩa như là niềm vui sướng hay cảm giác hỉ lạc trong những việc làm tích cực hay công đức. Nếu bạn rất vui sướng về việc làm tiêu cực hay về sự bận rộn với các hoạt động vô nghĩa, thì theo quan điểm Phật giáo, đó không gọi là tinh tấn. Kiểu thái độ này thật ra là một dạng của lười nhác, một sự luyến chấp vào các hoạt động phù phiếm. Người như thế không nên được xem như là có tí chuyên cần nào cả. Nhưng nếu bạn hỉ lạc và kiên định để tiến hành các hành vi tích cực, thì như là một hậu quả, bạn sẽ phát giác và học hỏi được nhiều điều mà bạn chưa từng biết trước đó.

Về Hạnh tinh Tấn

Tinh tấn ba-la-mật là sự hỉ lạc trong lúc làm các việc thiện đức. Sự thu hút tinh thần hướng tới thiện đức và nổ lực để hoàn tất thiện đức là tinh tấn trong ý nghĩa Phật giáo. Chúng ta đang chịu sức ảnh hưởng và chuyên chế của các cảm xúc xáo trộn, nhưng giờ đây ta muốn tự do tự trị của mình. Làm sao có thể đạt tới điều này ngoại trừ ta có sự kiên định mạnh mẽ. Ta phải gạt bỏ các xao lảng và cản trở như là lười biếng và hèn nhát, và phát triển tự tin, giữ vững niềm hỉ lạc, và tăng cường sức mạnh thiện đức của chúng ta bao gồm việc làm cho lợi ích của toàn thể chúng sinh.

Lười nhác là một trở ngại phải đuợc vượt qua. Một loại lười nhác là dời trể công việc, nghĩ rằng "tôi có thể làm việc đó sau này", hay "Tôi sẽ làm nó sau". Một loại lười nhác khác là làng phí thời giờ quý báu của bạn để làm quá nhiều hoạt động vô nghĩa. Dùng nhiều thì giờ vào các hoạt động vô nghĩa, mơ hồ, vô vọng, và ngặn chận ta hoàn tất bất kỳ việc gì có ý nghĩa. Loại thứ ba của lười nhác là một kiểu thái độ thua cuộc hay hèn nhát. Khi thấy các cấp độ và các lộ trình tu học mà mình phải kinh qua trong đạo pháp và nghĩ rằng "Ồ, tôi có thể không đủ sức làm điều đó". Nếu bạn nghe đuợc rằng bạn có thể thành tựu Phật quả trong ba năm ba tháng, thì bạn có thể khá mạnh dạn. Mặt khác, nếu nghe được rằng bạn sẽ phải tích lũy thiện đức và trí huệ trong một khoảng thời gian vô hạn, thì bạn trở nên chán nản và nghĩ "Làm sao mà điều đó có thể làm được?"

Vậy nên, trước tiên ta phải phá triển ước nguyện để trở thành Phật. Bạn suy nghĩ về hành vi nghiệp và nghiệp quả và về vô thường. Và bằng cách đó một cuộc truy lùng nội tâm cho ý nghĩa này sẽ phát triển.

Việc quán chiếu lên thành phần cơ sở của bản chất Phật[14] , Phạn ngữ là Tathagatagarbha, có trong tất cả chúng ta cũng hữu ích để vượt qua sự lười nhác đớn hèn. Thông qua sự nuôi dưỡng, thì không có điều gì mà không dể dàng vượt qua được. Các đức Phật trong quá khứ đã bắt đầu như những chúng sinh thông thường. Họ đã không là Phật từ ban đầu. Nếu như có một sự việc như là việc có một vị Phật ban sơ, thì có khi vị Phật đó có thể một cách từ từ bị thoái hóa và kết thúc như là một người bình thường hay chăng? Điều đó vô lý. Sau khi xóa bỏ toàn bộ lỗi lầm và tích lũy tất cả các phẩm chất tốt, một sự thoái hoá như vậy là không thể có. Đạo pháp của quả vị Phật chỉ được vượt qua bởi việc phát triển ngày càng nhiều dũng khí và kiên định -- Sau đó mới được thành tựu.

Khi ta thực sự hăng hái trong các hành vi công đức, thì điều này sẽ làm khởi lên một lòng tự tin thuần khiết. Ta nên can đảm và dũng cảm. Ta nên khởi lòng can đảm và nói "tôi có thể làm được!". Ba loại tự tin được nhắc đến trong Nhập Bồ Đề Hành luận là từ tin về hành vi, tự tin về khả năng, và tự tin về chế ngự các cảm xúc xáo trộn.

Tự tin về hành vi là là lòng vững tin rằng "Tôi có thể làm điều này một mình" mà không phụ thuộc vào người khác. Đây là một ý nghĩa về tinh thần trách nhiệm hoàn toàn của chính mình. Tự tin về khả năng là khi mà các do dự nghi ngờ bị xua tan và bạn mở rộng lòng tin vào khả năng của mình để làm việc nào đó, "Người khác có thể không, nhưng tôi có thể làm được!" Tôi luôn luôn nói rằng các bồ-tát nên tự tin vào khả năng của chính mình và từ đó có một ý tưởng mạnh mẽ về tinh thần trách nhiệm để lên tiếng rằng "tôi sẽ làm điều đó, Tôi sẽ làm việc cho lợi ích của chúng sinh". Đây là một loại ý nghĩa về bản ngã. Có hai loại tự ngã, "tôi" hay "mình" thường để chỉ một trạng thái suy thoái của tâm thức. Nhưng có một loại khác, hữu ích hơn trong phương diện về lòng tự tin. Khi ta nói "Tôi có thể" hay "Tôi sẽ; tôi sẽ vượt qua ảnh hưởng của các cảm xúc xáo trộn", thì đó là loại tự tin rất có uy lực. Cho nên, lòng tự tin trong việc chế ngự các xúc cảm xáo trộn có hậu quả là một kiểu hãnh diện thiện đức; bạn trở nên hãnh diện vượt qua được các niềm đau khổ như thế.

Tinh thần hăng hái và nổ lực được nhân lớn khi ta bắt đầu nghĩ tới các hành vi thiện đức của chúng ta cũng có thể giúp đỡ các chúng sinh khác. Tinh tấn trở nên giống như áo giáp. Chẳng hạn khi ai đó chịu đựng cảnh địa ngục mà vẩn không đánh mất tinh thần hăng hái để thành tựu Phật quả, thì họ đang thực hành tinh tấn tựa áo giáp của một bồ-tát.

Ngài Long Thụ có dạy "Như đất, nước, lửa, gió, cây cỏ, và rừng hoang, xin cho con là một đối tượng của lòng hoan hỉ cho toàn thể chúng sinh một cách vô ngại". Các yếu tố vật chất không bao giờ mệt mỏi và luôn luôn có mặt. Trong Nhập Bồ-đề hành luận có nói "Như là không gian và các yếu tố vật chất, đất chẳng hạn, xin cho con luôn luôn hỗ trợ cuộc sống của toàn thể sinh giới vô biên." Cho nên, giống như các chúng sinh phụ thuộc vào những yếu tố vật chất cho cuộc sống, trong cùng cách này, xin cho con luôn độ trì họ. Trong chương cuối cùng của Nhập Bồ-đề Hành luận, ngài Tịch Thiên có thề nguyện. "chừng nào chúng sinh còn, xin cho con vẩn còn để giải trừ đau khổ của thế giới". Điều này chỉ ra tinh thần tinh tấn hăng hái của một bồ-tát.

Mỗi và mọi hiện tướng hay chỉ dấu của một vị Phật[15] cũng như là sức mạnh tâm thức của Ngài, là kết quả của việc tích lũy công đức và trí huệ. Một vài người có thể nghĩ rằng "Có ai bao giờ hoàn tất được điều nhự vậy?" Như như ngài Long Thụ có nói (trong Bảo Hành Vương Chính luận[16] ), "Nếu bạn với các phẩm chất bồ-đề tâm không mệt mỏi, nhắm đến lợi ích cho vô lượng chúng sinh trong một thời gian vô hạn, thì trong một phạm vi to tát như thế, việc có được các công đức và trí huệ tích lũy chỉ trong thời gian ngắn."

Ta nên nghĩ rằng "nếu tôi sống, tôi sẽ giúp đỡ chúng sinh, Nếu tôi chết, tôi sẽ giúp đỡ chúng sinh, tôi sẽ giúp đỡ chúng sinh như là một nền tảng, một lộ trình tu tập, và như là một hậu quả". Đơn giản là không có một chủ tâm nào khác hơn điều này. Cách nghĩ này thật sự đáng ngưỡng mộ. Có được thái độ hăng hái và kiên định và đồng thời phát triển một tâm thức hạnh phúc chỉ nghĩ tới lợi ích cho tha nhân, ta sẽ không gặp phải các khó khăn. Buồn nản và mệt mỏi sẽ dường như không đến. Việc nuôi dưỡng bồ-đề tâm và có được tâm thức giúp đỡ những người khác, cũng làm cho ta hạnh phúc. Như ngài Tịch Thiên nói trong Nhập Bồ-đề hành luận: "Việc thắng bộ trên lưng ngựa bồ-đề tâm, ta dong ruổi từ hỉ lạc này đến hỉ lạc khác".

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]