Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

53. Phật Giáo Có Chủ Trương Thuyết Tính Người Vốn Thiện

06/12/201017:16(Xem: 9441)
53. Phật Giáo Có Chủ Trương Thuyết Tính Người Vốn Thiện

 

53. PHẬT GIÁO CÓ CHỦ TRƯƠNG THUYẾT TÍNH NGƯỜI VỐN THIỆN

Đó là một vấn đề tranh luận trong Nho gia Trung Quốc : Mạnh Tử nói bản tính người là thiện, Tuân tử nói bản tính người là ác. Dương Hùng chủ trương bản tính người là thiện, ác lẫn lộn. Công Tôn Tử chủ trương tính người không phải thiện không phải ác.

Vậy thì, nói cho cùng, chủ thuyết nào tương đối đúng ? Người đời sau, nói chung, đều thiên về chủ thuyết của Mạnh Tử, vì Khổng Mạnh là Nho gia chính thống.

Do đó, cũng có thể nói Phật giáo cũng chủ trương bản tính người là thiện. Vì Phật nói "chúng sinh đều có đầy đủ đức tướng và trí tuệ của Như Lai. Tất cả chúng sinh đều có Phật tính". Đó là căn cứ của chủ trương bản tính người là thiện của Phật giáo.

Trên thực tế, có thể nói Phật giáo, về bản chất không thuộc về tính thiện luận và tính ác luận.

Chúng sinh đều có Phật tính. Đấy là tính thiện luận. Nhưng từ thời vô thủy đến nay, vì bị vô minh che lấp, nên chưa thành Phật được, đó là tính ác luận. Vì rằng, người chủ trương tính thiện luận có thể nhờ phóng ác mà trở nên thiện. Người chủ trương tính ác luận có thể đoạn trừ ác mà trở nên thiện. Quan điểm có khác nhau nhưng cùng nhằm vào một mục đích. Vì vậy Phật giáo có thể quay bên trái, bên phải đều được, vì đều cùng một nguồn tất cả. Nếu đứng về căn bản mà nói, Nho gia nói người bản tính là ác hay là thiện, đều chỉ hạn chế nhìn bản tính của người trong một đời, từ khi con người mới chào đời bằng tiếng khóc oe oe. Họ không thể cứu xét được hành vi, tức là nghiệp của con người đó trong đời sống quá khứ, cũng không thể cứu xét được hành vi thiện ác của con người đó trong đời sống vị lai. Mạnh Tử vì thiên trọng lý tính, cho nên chủ trương bản tính người là thiện. Tuân tử coi trọng sự chuyển biến của vật tính, cho nên nói bản tính người là ác. Thật ra, cả hai đều chỉ thấy một bên; thấy bên này mà không thấy bên kia. Về điểm này mà nói, Phật giáo không phải là tính thiện luận, cũng không phải là tính ác luận. Vì Phật giáo xem xét chúng sinh là từ thời vô thủy đến nay, cho đến khi đạt mục đích tối hậu là thành Phật. Còn đối với con người trong một đời sống hiện tại, thì khó luận đoán là thiện hay ác, vì có Phật tính là thiện, lại có vô minh là ác. Khi có Phật tính, đã có vô minh rồi. Trong sinh tử là vô minh, thoát khỏi sinh tử là Phật tính. Vật tính thì xuất phát từ vô minh, Lý tính thì nẩy mầm từ Phật tính. Đấy là một chủ thể, nhưng có 2 mặt. Do đó, nói bản tính người là thiện, cố nhiên là không đúng, nhưng nói là ác, lại cũng không đúng. Nếu xem xét con người trong một đời thì khi mới lọt lòng mẹ, đã có thiện có ác rồi; nếu hướng về thiện là thiện, nếu hướng về ác là ác (chú 10).

Nếu vậy thì phải chăng Phật giáo, giống như thuyết của Dương Hùng chủ trương thiện ác lẫn lộn. Cũng không phải. Phật giáo chủ trương vô minh phiền não có thể dần dần bị hàng phục và đoạn trừ. Khi đoạn hết vô minh thì Phật tính sẽ hiển lộ đầy đủ. Đó gọi là đoạn phiền não, chứng Bồ Đề, liễu sinh tử, nhập Niết Bàn. Ở cương vị phàm phu trong vòng sinh tử, phiền não là ác, Phật tính là thiện; Một khi đã chứng đạo Bồ Đề, đã nhập Niết Bàn thì căn bản, không thể nói có ác và thiện; vấn đề thiện ác là quan niệm thuộc pháp thế gian; còn trong pháp cứu thế, không có thiện và ác. Thiện khác với ác; có thiện thì tất phải có ác; vì vậy, mục đích của Phật giáo là đã không nói ác, cũng không nói thiện. Thực ra, vấn đề thiện ác ở trong thế gian cũng không có giá trị tuyệt đối. Thí dụ, thuốc độc có thể giết chết người nhưng cũng có thể cứu sống người. Thuốc hay có thể cứu sống người, cũng có thể giết chết người. Vì vậy, Phật và Bồ Tát là bậc Thánh, đối với bản thân các Ngài, đã không thể nói thiện hay ác, mà các Ngài quan hệ với chúng sinh, cũng giữ tâm bình đẳng, không phân biệt thiện, ác. Có như vậy, mới độ khắp chúng sinh được. Thiện ác bất quá là do chúng sinh ngã chấp mà có; Thế nhưng, chủ thuyết Phật giáo khác với thuyết của Công Tôn Tử cho rằng không có thiện, ác. Bởi vì, ở cương vị phàm phu trong thế gian thì phải phân biệt có thiện, có ác. Chỉ sau khi xuất thế, mới nói không có thiện, không có ác.

Chính vì quan niệm thiện ác của Phật giáo không có tính chất vĩnh hằng, cần phải xóa bỏ, cho nên nếu miễn cưỡng đặt tên cho chủ thuyết Phật giáo thì có thể nói đó là thiện ác giải thoát luận.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]