Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

29. Tất Cả Phật Tử Đều Nguyện Vãng Sinh Về Thế Giới Cực Lạc Hay Không

06/12/201016:48(Xem: 8442)
29. Tất Cả Phật Tử Đều Nguyện Vãng Sinh Về Thế Giới Cực Lạc Hay Không

29. TẤT CẢ PHẬT TỬ ĐỀU NGUYỆN VÃNG SINH VỀ THẾ GIỚI CỰC LẠC HAY KHÔNG

Đã là Phật tử chính tín, thì không lấy việc sinh lên các cõi Trời làm mục đích cứu kính, bởi vì ngoại trừ Tịnh cư thiên và nội viện Đâu suất của Ngài Di Lặc ra, các cõi Trời vẫn nằm trong phạm vi luân hồi sinh tử.

Đã là Phật tử chính tín thì đều muốn giải thoát khỏi vòng sinh tử. Đấy là điều hiển nhiên, bởi vì chỉ có giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi mới đạt tới được cảnh giới an lạc vĩnh hằng.

Thế giới Cực lạc là cõi Phật hình thành trên nguyện lực của Phật A Di Đà; nhưng trong pháp giới 10 phương có các cõi Tịnh độ của nhiều đức Phật. Thế giới Cực lạc ở phươngg Tây chỉ là một trong vô số lượng cõi Phật. Trong Phật tử cũng có những người không muốn vãng sinh về cõi Cực lạc mà lại nguyện vãng sinh về các thế giới khác. Thí dụ : Đại sư Đạo Ân đời Đông Tấn, hai đại sư Huyền Trang và Khuy Cơ đời nhà Đường và Đại sư Thái Hư trong thời cận đại đều nguyện vãng sinh lên cõi Tịnh độ của Phật Di Lặc ở nội viện Đâu Suất. Lại có những Phật tử có lòng bi nguyện lớn và niềm tin vững mạnh thì không nguyện vãng sinh ở các thế giới khác mà lại nguyện đời đời sinh ở cõi người để làm công việc độ sinh cho loài người.

Còn Phật tử của các xứ Phật giáo nam truyền (Thượng tọa bộ) thì căn bản không biết đến sự tồn tại của thế giới Cực lạc. Hy vọng cao nhất của giới xuất gia ở các xứ đó là ngay trong đời hiện tại, chứng quả A-La-Hán, giải thoát khỏi sinh tử. Nếu đời này không thành, thì họ chờ đợi được tu chứng trong các đời sau kế tiếp. Họ không biết có thế giới Cực lạc và cũng không tin có thế giới Cực lạc. Nếu Phật giáo đại thừa nói với họ rằng có thế giới Cực lạc, thì họ không tin, hay là nếu có tin thì họ cho rằng, thế giới Cực lạc là ở trên các cõi Trời. (Xem Hải Triều Âm quyển 45 số tháng 4, trang 211).

Bất quá, đối với những Phật tử theo Phật giáo Đại thừa thuộc hệ duy tâm bình thường thì sự tồn tại của thế giới Cực lạc vốn là niềm tin sâu sắc; do sức bi nguyện của Phật A-Di-Đà, cho nên trong ao sen của thế giới Cực lạc có đến chín phẩm. Ngay những người phạm tội 5 nghịch 10 ác mà khi lâm chung, một lòng niệm danh hiệu Phật A-Di-Đà, niệm 10 niệm không dứt tiếng, vẫn có thể mang theo nghiệp vãng sinh trong hoa sen ở cấp thấp nhất trong 9 phẩm. Ở đấy, trải qua 12 đại kiếp, hoa sen sẽ nở, được nghe 2 Bồ Tát Quan Âm và Thế Chí thuyết pháp, giảng giải đạo lý thực tướng của các pháp và duyên sinh, giác ngộ thực tướng của các pháp, chứng ngộ được thực tướng của các pháp, tức là thế tính vốn không của các pháp và các pháp đều là duyên sinh, thì họ sẽ phá bỏ được các quan niệm về thiện, ác, cởi bỏ được mọi thiện nghiệp ác nghiệp. Đối với những người đó, mọi nghiệp chướng đều tiêu trừ, nghiệp lực không còn chi phối họ nữa; họ không còn chìm đắm trong sinh tử nữa. Tuy nhiên, những người ấy có thể phát ra lời bi nguyện lớn lao, trở lại cõi người để hoằng hóa độ sinh, hành Bồ Tát đạo, tuy rằng vẫn chủ động đối với sinh tử chứ không bị sinh tử chi phối. Do vậy, có thể thấy tín ngưỡng Phật A Di Đà là loại tín ngưỡng an ổn lớn nhất, an toàn nhất, đáng tin cậy nhất, đó cũng là niềm an ủi lớn nhất, ân đức lớn nhất đối với nhiều người thiếu tinh thần tự chủ.

Thế nhưng, như kinh "A Di Đà" nói người có ít thiện căn, ít phúc đức không thể vãng sinh thế giới Cực lạc được. Nguyện lực của Phật A Di Đà tuy lớn lao, vẫn phải dựa vào nếp sống hằng ngày tu nhân tích đức của Phật tử. Nếu không thì đến lúc lâm chung, rất có thể là đương sự không còn sức để niệm Phật được nữa. Lúc ấy, dù Phật A Di Đà có muốn ra tay cứu độ, cũng không làm gì được.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567