- 1. Lời Giới Thiệu
- 2. Phật Giáo Chính Tín Là Gì
- 3. Đức Phật Có Phải Là Chúa Sáng Thế Không
- 4. Đức Phật Là Gì
- 5. Vũ Trụ Và Sinh Mệnh Là Từ Đâu Đến
- 6. Bồ Tát Là Gì
- 7. Vì Sao Gọi Là Đại Thừa Và Tiểu Thừa
- 8. Phật Giáo Có Phải Là Tôn Giáo Có Tính Thế Giới
- 9. Giáo Lý Căn Bản Của Đạo Phật Là Gì
- 10. Giáo Điều Căn Bản Của Đạo Phật Là Gì
- 11. Tin Đạo Phật Có Phải Ăn Chay Không
- 12. Thái Độ Của Đạo Phật Đối Với Uống Rượu, Hút Thuốc Và Cờ Bạc Như Thế Nào
- 13. Tin Phật Giáo Có Phải Xuất Gia Hay Không
- 14. Tín Đồ Đạo Phật Có Mấy Đẳng Cấp
- 15. Trở Thành Một Tín Đồ Phật Giáo Như Thế Nào
- 16. Phật Tử Vì Sao Lại Phải Tín Ngưỡng Tam Bảo
- 17. Những Người Làm Các Nghề Ca Hát, Đồ Tể, Săn Bắn, Bắt Cá, Bán Rượu Có Thể Tin Phật Được Không
- 18. Phật Giáo Có Tin Ở Sám Hối Hay Không
- 19. Phật Giáo Có Tin Thiên Đường Và Địa Ngục Hay Không
- 20. Phật Giáo Tin Có Diêm Vương Không
- 21. Phật Giáo Có Tin Công Dụng Của Lễ Cầu Siêu Cho Vong Linh Hay Không
- 22. Phật Giáo Có Tin Là Công Đức Có Thể Hồi Hướng Cho Người Khác Hay Không
- 23. Phật Giáo Có Tin Luân Hồi Là Chuyện Chính Xác Có Thực Hay Không
- 24. Phật Giáo Có Tin Rằng Linh Hồn Tồn Tại Hay Không
- 25. Phật Giáo Có Sùng Bái Quỷ Thần Không
- 26. Phật Tử Có Tin Công Năng Của Sự Cầu Đảo Hay Không
- 27. Phật Giáo Có Chủ Trương Đốt Vàng Mã Hay Không
- 28. Phật Giáo Có Tin Định Luật Nhân Quả Là Chính Xác
- 29. Tất Cả Phật Tử Đều Nguyện Vãng Sinh Về Thế Giới Cực Lạc Hay Không
- 30. Phật Giáo Có Coi Trọng Thần Tích Hay Không
- 31. Phật Giáo Có Sùng Bái Tranh Tượng Không
- 32. Phật Tử Có Phản Đối Tự Sát Không
- 33. Phật Giáo Có Phải Là Tôn Giáo Chán Đời Và Xuất Thế Không
- 34. Từ Tin Phật Đến Thành Phật Phải Mất Bao Lâu
- 35. Ngay Bấy Giờ Là Thành Phật Liền Là Điều Có Thực Hay Không
- 36. Phật Giáo Có Bi Quan Trước Tiền Đồ Của Nhân Loại?
- 37. Kiếp Là Gì
- 38. Nói Về Đại Thiên Thế Giới Như Thế Nào
- 39. Phương Pháp Tu Trì Của Phật Giáo Như Thế Nào
- 40. Phật Giáo Có Phải Là Tôn Giáo Chủ Trương Khổ Hạnh
- 41. Bàn Về "Sáu Căn Thanh Tịnh"
- 42. Bốn Đại Đều Không Là Thế Nào
- 43. Phật Tử Có Hiếu Thuận Với Cha Mẹ Không
- 44. Phật Giáo Có Trọng Nam Khinh Nữ Không
- 45. Phật Giáo Có Phản Đối Chế Độ Gia Đình Không
- 46. Phật Tử Có Thể Kết Hôn Với Người Đạo Khác?
- 47. Phật Tử Có Phải Tiến Hành Hôn Lễ Đạo Phật Không
- 48. Phật Tử Có Thể Ly Hôn Chăng
- 49. Phật Giáo Có Cho Rằng Trẻ Con Có Thể Tin Phật
- 50. Phật Tử Có Quan Niệm Về Quốc Gia Hay Không
- 51. Phật Giáo Đồ Có Thể Tham Gia Quân Sự Chính Trị?
- 52. Phật Giáo Có Phải Là Một Tôn Giáo Hòa Bình Chủ Nghĩa
- 53. Phật Giáo Có Chủ Trương Thuyết Tính Người Vốn Thiện
- 54. Phật Giáo Có Bao Nhiêu Tôn Phái
- 55. Duy Thức Có Phải Là Duy Tâm Không
- 56. Thiền Tông Có Phải Là Thiền Định Không
- 57. Đốn Và Tiệm Là Thế Nào
- 58. Tốt Nhất Nên Tu Học Theo Tông Phái Nào
- 59. Thái Độ Của Phật Tử Đối Với Kinh Phật Như Thế Nào
- 60. Kinh Sách Phật Giáo Có Phải Là Khó Hiểu Khó Đọc
- 61. Phật Tử Không Được Đọc Sách Các Tôn Giáo Khác?
- 62. Phật Giáo Có Cho Rằng Người Theo Tôn Giáo Khác Là Có Tội Không
- 63. Quan Niệm Khổ Của Đạo Phật Có Tương Đương Với Quan Niệm Tội Của Đạo Cơ Đốc Hay Không
- 64. Phật Giáo Có Tin Là Thượng Đế Tồn Tại Hay Không
- 65. Phật Giáo Cống Hiến Gì Cho Nước Trung Quốc
- 66. Chân Lý Phật Giáo Là Gì
- 67. Hòa Thượng, Ni Cô, Cư Sĩ Là Gì
- 68. Thiền Sư, Luật Sư, Pháp Sư Là Gì
- 69. La Hán, Bồ Tát, Phật Là Gì
- 70. Phật Giáo Có Một Tổ Chức Hành Chính Thống Nhất?
- Phụ Chú Cuốn "Phật Giáo Chính Tín"
27. PHẬT GIÁO CÓ CHỦ TRƯƠNG ĐỐT VÀNG MÃ HAY KHÔNG
Không ! Phật giáo không có một quy định mê tín như vậy. Người Trung Quốc có tập tục đốt tiền giấy, ngay từ sau đời nhà Hán. Bác sĩ Vương Dư đời Đường viết rằng : "Từ đời nhà Hán, có tục chôn tiền, và đời sau lấy giấy thay tiền…". Như vậy, từ đời nhà Hán về sau, có tập tục chôn tiền cùng với người chết. Vì ở Trung Quốc, từ thời xưa, có niềm tin là người chết biến thành quỷ. Sách vở cũng viết : "Người chết biến thành quỷ". Thế giới của quỷ cũng giống như thế giới của người, chỉ có âm dương khác nhau mà thôi. Quỷ cũng phải có tiền để sống, do đó mà chôn tiền. Về sau, người ta thấy rằng chôn tiền thật là lãng phí, bèn lấy giấy cắt thành tiền giấy, rồi đốt đi để cho quỷ dùng. Ở thời cận đại, tiền giấy lưu thông, có cả tiền của "Ngân hàng dưới âm phủ" được lạm phát rộng rãi !.
Lối mê tín hạ đẳng này, bộ tộc nguyên thủy nào cũng có ít nhiều. Người ta cùng chôn với người chết đồ vật, tiền tài, châu báu, vải vóc, thậm chí cả đến người sống và súc vật sống nữa.
Vì sao lại đốt tiền giấy ? Điều này có liên quan đến một loại tôn giáo gọi là Hỏa giáo. Hỏa giáo tin rằng Thần Hỏa có khả năng đưa vật bị đốt đến cho quỷ thần dùng. Trong Ấn Độ giáo thờ Hỏa thần Agui (A Kỳ Tu) có công năng đem đồ tế bị đốt đến cho quỷ thần.
Trong dân gian Trung Quốc, người ta không những đốt tiền giấy, bạc giấy, mà còn làm cả nhà cửa, gia cụ bằng giấy, thậm chí làm cả tàu bay, thuyền bè bằng giấy để đốt vàng mã, cúng người chết.
Sự thực, Phật giáo không cho rằng, người chết đều biến thành quỷ. Cõi quỷ chỉ là một trong sáu cõi sống của chúng sinh. Phật giáo lại càng không tin quỷ có thể dùng được tiền giấy và các dụng cụ bằng giấy bị đốt ! Phật giáo chỉ tin rằng, con cái thân thuộc của người chết có thể làm các việc như bố thí, cúng Phật, trai tăng, rồi hồi hướng công đức ấy cho vong linh, và siêu độ vong linh. Còn tất cả mọi việc làm khác đều chỉ là mê tín vô ích mà thôi. Phật giáo không những không chủ trương mai táng đồ vật, mà còn chủ trương không nên dùng quan tài đắt tiền, không nên để cho người chết mặc quần áo đắt tiền, không nên lãng trí quá nhiều công và của. Trái lại, nên mặc cho người chết quần áo bình thường, sạch sẽ, còn quần áo tốt đẹp và mới thì nên đem bố thí cho kẻ nghèo, nếu có tiền thì nên đem cúng dường Tam Bảo và bố thí cho người nghèo, chỉ có làm như vậy, vong linh người chết mới thật sự được lợi ích; còn nếu đem các đồ vật quý cùng mai táng với người chết, thì đó là hành vi ngu si nhất, không xứng đáng là một Phật tử chính tín.
Đáng tiếc là hiện nay, đa số tăng ni cũng không hiểu đạo lý ấy, thậm chí Phật tử ở Trung Hoa lục địa sang Đài Loan còn phát minh ra loại tiền giấy đặc biệt gọi là "tiền giấy vãng sinh", tức là trên một tờ giấy màu vàng, dùng mực đỏ in bài chú vãng sinh bằng chữ Phạn. Thực ra, công dụng tụng chú và tác dụng đốt tiền giấy là 2 chuyện căn bản khác nhau. Nếu hiểu đúng theo kinh Phật, thì không được đốt kinh và chú, nếu đốt thì có tội.
Hơn nữa, các tăng ni tụng kinh, lễ sám, cầu đảo v.v… đều có viết sớ. Đọc sớ xong rồi đốt sớ đi. Đó là bắt chước đạo gia đọc sớ cho quỷ thần nghe, đó là mê tín, hoàn toàn không có căn cứ gì trong giáo lý đạo Phật cả. Trong mọi việc, Phật giáo đều chủ trương lấy tâm thành kính để có cảm ứng. Đã đạt tới chỗ tâm thành và cảm ứng rồi, là có linh nghiệm, chứ không cần phải đốt lá sớ. Bằng không thì dù có đốt đến trăm ngàn lá sớ, cũng chẳng có ích gì.