Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần I: Mục Đích Của Cuộc Đời

03/12/201016:25(Xem: 11410)
Phần I: Mục Đích Của Cuộc Đời

NGHỆ THUẬT TẠO HẠNH PHÚC - THE ART OF HAPPINESS

Tác Giả: Đức Đạt Lai Lạt ma và Bác Sĩ Howard C. Cutler
Dịch Giả: Tỳ kheo Thích Tâm Quang
Chùa Tam Bảo, Fresno, California, Hoa Kỳ - Phật Lịch 2547 - D.L. 2003

PHẦNI
MỤCĐÍCH CỦA CUỘC ĐỜI

CHƯƠNG1
QUYỀNHƯỞNG HẠNH PHÚC

"Tôitin là mục đích chính của cuộc đời là tìm cầu hạnh phúc.Điều đó thật rõ ràng. Dù ta tin vào tôn giáo hay không, dùta tin vào tôn giáo này hay tôn giáo kia, tất cả chúng ta đềutìm cầu điều tốt đẹp hơn trong đời sống. Vấy nên, tôinghĩ rằng, động cơ chính của cuộc đời là tiến tới hạnhphúc."

Bằngnhững lới nói ấy, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói trước mộtsố cử tọa đông đảo tại Arizona cốt lõi thông điệp củaNgài. Nhưng việc cho rằng mục đích của đời sống là hạnhphúc dấy lên câu hỏi trong tâm tôi. Sau này, khi không có ai,tôi hỏi Ngài:"Ngài có hạnh phúc không?"

"Có"Ngài trả lời. Ngài ngưng một chút và thêm "Có .. chắc chắncó". Có một sự thành thực thanh thản trong giọng nói củaNgài để lại không chút nghi ngờ - một sự thành thực phảnảnh ở vẻ mặt và trong ánh mắt của Ngài.

"Nhưngcó phải hạnh phúc là mục tiêu hợp lý cho hầu hết tấtcả chúng ta không? Tôi hỏi, "Có thể thực sự có đượckhông?"

"Được.Tôi tin là hạnh phúc có thể đạt được do sự huân luyệntâm"

Ởmức độ sơ đẳng con người, tôi không thể không trả lờivề khái niệm về hạnh phúc là một mục tiêu có thể đạtđược. Tuy nhiên là một nhà chuyên gia tâm thần học, tôigánh nặng những khái niệm như niềm tin của Freud là " tacảm thấy muốn nói rằng cái ý định con người phải được'hạnh phúc' không được bao gồm trong ý định của ĐângSáng Tạo". Kiểu dạy dỗ này đã dẫn nhiều người trongnghề nghiệp của tôi tới kết luận tàn nhẫn trong đó kếtluận tàn nhẫn nhất mà người ta hy vọng là sự biến cáiđau khổ cuồng loạn thành sự bất hạnh chung." Từ quan điểmnày, đòi hỏi có một con đường đã được định rõ đưatới hạnh phúc dường như là một khái niệm hết sức cơbản. Khi tôi nhìn lại những năm tháng được đào tạo vềngành tâm thần học, tôi có thể nhớ lại là rất hiếm nghethấy từ "hạnh phúc" cả khi đề cập về mục tiêu chữabệnh. Đương nhiên có nhiều những bài nói về cách giảmbớt những triệu chứng thất vọng hay lo lắng của bệnhnhân, giải quyết những mâu thuẫn nội tâm hay những vấnđề quan hệ, nhưng không bao giờ bày tỏ rõ ràng mục tiêutiến tới hạnh phúc.

Ởphương Tây quan niệm đạt hạnh phúc thực sự dường nhưluôn luôn không được rõ ràng, khó nắm bắt và không thểhiểu được. Ngay cả chữ "hạnh phúc" có nguồn gốc từtiếng Băng Đảo "happ", có nghĩa là vận đỏ hay cơ may mắn.Hầu hết chúng ta, dường như, chia sẻ quan niệm về bảnchất huyền bí của hạnh phúc. Vào những lúc vui sướng màcuộc sống đem lại, hạnh phúc hình như giống cái gì đóđến bất ngờ. Đối với tâm trí Tây Phương của tôi, cóvẻ không có loại công việc mà ta có thể phát triển, vàduy trì, chỉ bằng cách rèn luyện tâm."

Khitôi đưa ra lời phản đối, Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thíchngay." Khi tôi nói 'huấn luyện tâm'; trên phương diện ấy,tôi không có nói là "tâm" chỉ là khả năng nhận thức củatrí tuệ người ta. Đúng hơn là, tôi dùng thuật ngữ đótheo nghĩa tiếng Tây Tạng "Sem", nó có một ý nghĩa rộng hơnnhiều, gần với 'tâm thần" hay 'tinh thần' hơn, nó bao gồmcả trí tuệ và cảm xúc, con tim và khối óc. Bằng một sốkỷ luật tinh thần chúng ta có thể làm thay đổi thái độ,lối nhìn, và phương pháp sống của chúng ta.

"Khichúng ta nói về kỷ luật tinh thần, đương nhiên, liên canđến nhiều thứ, nhiều phương pháp. Nhưng nói chung, ta bắtđầu nhận diện những yếu tố dẫn đến hạnh phúc và nhữngyếu tố dẫn đến khổ đau. Làm như vậy, ta có thể dầndần tiến đến loại bỏ các yếu tố dẫn đến khổ đauvà vun đắp các yếu tố dẫn đến hạnh phúc. Phương phápnày là thế".

NgàiĐạt Lai Lạt Ma cho rằng Ngài đã tìm thấy một số hạnhphúc cá nhân. Suốt một tuần lễ Ngài ở Arizona, tôi đãchứng kiến Ngài bộc lộ sao mà hạnh phúc đến thế. KhiNgài chìa tay ra cho người khác, để tạo sự đồng cảm vàthiện chí, ngay cả trong các cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhất.

Mộtbuổi sáng, sau khi thuyết pháp cho đại chúng xong, Ngài đibộ dọc theo lối dưới hàng hiên trở về khách sạn, baoquanh là đoàn tùy tùng thường lệ. Để ý đến một nhânviên trông nom khách sạn đứng cạnh cầu thang máy, Ngài dừnglại hỏi cô này "Cô là người ở đâu?" Cô có vẻ ngạcnhiên một lát vì ông khách ngoại quốc trong bộ y mầu nấuvà có vẻ bối rối vì sự tôn trọng của đoàn tùy tùng.Rồi cô ta mỉm cười và bẽn lẽn trả lời "Mễ Tây Cơ".Ngài chuyện trò với cô ta một lúc và bước đi để lạitrên gương mặt cô ta niềm hân hoan và hứng thú. Sáng hômsau, cũng vào giờ đó, cô này cũng đứng tại chỗ như hômtrước với một nhân viên khách sạn nữa, cả hai đều nồnghậu chào Ngài khi Ngài bước vào cầu thang máy. Sự tươngtác thật ngắn ngủi, nhưng cả hai hình như phân khởi vìhạnh phúc khi trở lại làm việc. Sau đó cứ mỗi ngày lạicó thêm một vài nhân viên khách sạn nữa đến đúng giờvà chỗ ấy, cho đến cuối tuần có nhiều chiêu đãi viêntề chỉnh trong bộ đồng phục xám-trắng đứng thành mộthàng dài dọc theo con đường dẫn đến thang máy đứng chàođón Ngài.

Ngàycủa chúng ta được đánh số. Vào mỗi khoảnh khắc, hàngngàn trẻ sinh ra đời, số phận cho một số chỉ sống vàingày hay vài tuần, và chết một cách bi thảm vì đau yếuhay bất hạnh khác. Số phận cho một số khác sống đếnmức của thế kỷ, và có lẽ vượt qua cả mức này mộtchút, và nếm trải hương vị của cuộc đời phải xẩy ra:chiến thắng, thất vọng, vui sướng, hận thù và yêu thương.Chúng ta không bao giờ biết được. Nhưng dù sống một ngàyhay sống trăm tuổi, câu hỏi chính bao giờ cũng vẫn là: Mụcđích cuộc đời là gì?" Cái gì làm cho đời sống của chúngta có ý nghĩa?

Mụcđích cuộc sống là tìm cầu hạnh phúc. Điều đó ình nhưlà lẽ thường và những nhà tư tưởng Tây Phương từ Aristotleđến William James đều đồng ý về ý tưởng này Nhưng phảichăng đời sống không dựa vào sự tìm cầu hạnh phúc cánhân bằng bản tính tự cho mình là trung tâm (ích kỷ), thấmchí buông thả (tư vị)? Không cần thiết. Thật ra, hết cuộckhảo sát này đến cuộc khảo sát khác cho thấy chính nhữngngười bất hạnh hay thường thu mình lại nhất và thườngkhông thích giao du, ủ rũ, thấm chí thù địch. Trái lại ngườihạnh phúc, thường thấy thích giao du, linh hoạt, và sáng tạo,và có thể chịu đựng được những khó chịu thường nhậttrong cuộc sống dễ dàng hơn người bất hạnh. Và quan trọngnhất là người ta thấy họ thương yêu và tha thứ nhiềuhơn người bất hạnh.

Nhữngnhà nghiên cứu cứu đã nghĩ ra một số thử nghiệm rấthay cho thấy người hạnh phúc biểu lộ một số đức tínhnhư chân thật, sẵn sàng chìa tay giúp đỡ người khác. Chẳnghạn họ xoay trở để mang lại tâm trạng vui vẻ trong mộtđề tài thí nghiệm bằng cách dàn xếp cho người ta vô tìnhtìm được tiền trong một phòng điện thoại công cộng. Giảbộ là môt người xa lạ, trong những người thí nghiệm đingang qua và tình cờ để rớt nhiều giấy tờ. Người điềutra nghiên cứu muốn biết đối tượng có ngừng lại đểgiúp đỡ người lạ kia không. Trong một kịch bản khác, tinhthần của các đối tượng được nâng cao bằng cách nghemột bản hợp tuyển hài kịch, thì một người thiếu thốn(giả dạng để thí nghiệm) tiếp cận họ và hỏi vay tiền.Những người điều tra nghiên cứu khám phá ra rằng nhữngđối tượng cảm thấy hạnh phúc thường sẵn sàng giúp đỡhay cho vay tiền hơn là nhóm đối tượng cũng được đặtvào hoàn cảnh như vậy để giúp đỡ nhưng với tâm trạngkhông được khích lệ trước.

Trongkhi những loại thí nghiệm này mâu thuẫn với khái niệm theođuổi và đạt được hạnh phúc cá nhân đều dẫn đếnvị kỷ và tư vị thì chúng ta có thể tiến hành các cuộcthí nghiệm riêng của chúng ta trong phòng thí nghiệm của đờisống hàng ngày. Thí dụ, giả sử chúng ta bị kẹt xe. Sauhai mươi phút, cuối cùng nó bắt đầu chuyển động nhưngvới tốc độ chậm như đi diễu hành. Chúng ta nhìn thấyxe bên cạnh bật đèn muốn chuyển làn đường đi trướcmặt chúng ta. Nếu chúng ta ở trong tâm trạng vui vẻ, chúngta sẵn sàng chậm lại và để cho xe ấy sang đi trước chúngta. Nhưng nếu chúng ta cảm thấy khó chịu, phản ứng củachúng ta là tăng tốc độ để xe kia không sang được."Tôilúc nào cũng bị kẹt xe nơi đây, tại sao họ không chứ?"

Chúngta bắt đầu với tiền đề căn bản là mục đích đời talà tìm cầu hạnh phúc. Nhìn nhận hạnh phúc như một mụctiêu thực sự, ta có thể bước đi với những bước tíchcực để thành công. Và ta bắt đầu nhận ra những yếu tốdẫn đến một cuộc sống hạnh phúc hơn, chúng ta sẽ họchỏi cách tìm cầu hạnh phúc, đem lợi ích không chỉ cho cánhân mà cho gia đình và cả xã hội nói chung.

CHƯƠNG2
NGUỒNGỐC HẠNH PHÚC

Hainăm trước, một người bạn tôi có một sự may mắn bấtngờ. Muời tám tháng trước đó, cô ấy đã bỏ nghề làmy tá để đi làm việc cho hai người bạn bắt đầu mở mộtcông ty y tế. nhỏ Hãng này thành công nhanh chóng, và chỉtrong vòng mười tám tháng họ được một hãng lớn mua lạibằng một món tiền lớn. Vì đã tham gia ngay từ lúc thànhlập, dần dần bằng quyền mua cổ phần, bạn tôi đã nổibật lên sau khi mua hầu hết các cổ phần - đủ cho cô tacó thể về hưu ở tuổi 32. Cách đây không lâu tôi gặp côvà hỏi cô hưởng sự vui vẻ ra sao với sự về hưu củacô. Cô nói " Thật là tuyệt diệu khi có thể đi du lịch vàlàm những việc mà tôi hằng mong muốn". Nhưng, cô nói thêm,"Lạ lùng là sau khi những hân hoan vì được nhiều tiền quađi, tất cả mọi sự trở lại bình thường. Tôi muốn nóilà có những thứ khác biệt - tôi mua một cái nhà và đồđạc- nhưng nói chung tôi cũng chẳng thấy hạnh phúc nhiềuhơn trước đây"

Cũngtrong khoảng thời gian mà bạn tôi thu được nhiều lờ lãitrời cho ấy, tôi có một người bạn khác cũng cỡ tuổiấy phát hiện mang vi rút HIV. Tôi có nói chuyện với anh vềviệc anh đã phải đối phó với tình trạng HIV" như thếnào. Anh nói: "Đương nhiên đầu tiên tôi rụng rời cả người.Phải mất gần một năm, tôi mới chấp nhận sự thật làtôi thực sự mang vi rút HIV. Nhưng một năm qua mọi việc đãthay đổi. Dường như tôi ra ngoài hàng ngày nhiều hơn trướcđây, và trên cơ sở từng lúc, tôi cảm thấy hạnh phúc hơntrước. Tôi đúng là có vẻ cảm nhận được chuyện hàngngày nhiều hơn, và may mắn cho tôi là cho tới này chưa cótriệu chứng gì nghiêm trọng về bệnh AIDS cả và tôi cóthể thực sự vui hưởng những gì tôi có. Dù cho tôi khôngmang vi rút HIV, tôi phải công nhận rằng trên một số phươngdiện nào đó đã biến đổi đời tôi trên những phươngdiện tích cực."

"Trênnhững phương diện nào?" Tôi hỏi anh.

"Chẳnghạn như anh biết tôi thường có khuynh hướng là một nhàduy vật chủ nghĩa đã thành cố tật. Nhưng trên một nămqua đi đến chấp nhận cái chết của tôi đã mở ra mộtthế giới hoàn toàn mới. Tôi bắt đầu khảo sát tính chấttinh thần lần đầu tiên trong đời tôi, đọc nhiều sáchvề đề tài này và nói chuyện với nhiều người... tôi khámphá ra nhiều điều mà trước đây tôi không bao giờ nghĩtới. Điều đó khuấy động tôi vào buổi sáng khi thức dạy,xem hôm nay sẽ mang lại gì".

Haitrường hợp trên làm sáng tỏ cho vấn đề cốt yếu hạnhphúc được định đoạt do tình trạng của tâm hơn là donhững biến chuyển bên ngoài. Thành công có thể dẫn đếncảm giác phân khởi tạm thời, hay thảm kịch có thể đưachúng ta vào một giai đoạn thất vọng, nhưng sớm muộn thìtoàn bộ mức độ hạnh phúc của chúng ta cũng có

khuynhhướng chuyển trở lại điểm xuất phát nào đó. Các nhàtâm lý học gọi tiến trình này là sự thích nghi, và chúngta có thể thấy nguyên tắc đó hành động ra sao trong đờisống hàng ngày, lên lương, xe mới, hay sự công nhận từnhững người cùng địa vị có thể nâng cao tâm trạng củachúng ta một lúc nhưng chẳng bao lâu chúng ta lại trở vềvới mức hạnh phúc thường lệ. Cũng giống như vậy, tranhluận với bạn bè, xe đem sửa tại xưởng chữa xe, hay mộtvết thương nhẹ có thể đưa chúng ta vào một tâm trạngkhó chịu, nhưng chỉ chừng vài hôm sau, tinh thần chúng talại trở lại bình thường.

Khuynhhướng này không bị hạn chế trước những việc vặt vãnhhàng ngày nhưng vẫn còn dai dẳng ngay cả khi ở trong tìnhtrạng hân hoan chiến thắng cực đoan hay thất bại hoàn toàn.Những nhà nghiên cứu khảo sát những người trúng số tạiTiểu Bang Illinois (Hoa Kỳ) và những người thắng trong cáccuộc cá độ bóng đá tại Anh chẳng hạn, thấy rằng phânkhích cao độ lúc đầu cưối cùng cũng qua đi, và những ngườithắng trở lại tầm hạnh phúc thường lệ. Và những cuộcnghiên cứu khác đã chứng minh rằng thậm chí cả những ngườibị đau khổ những vì những hậu quả bi thảm họa điểnhình như ung thư, mù, hay tê liệt cũng khôi phục được hạnhphúc từng ngày ở mức bình thường hay gần bình thườngsau một thời gian điều chỉnh thích hợp.

Chonên, nếu chúng ta muốn trở về với mức hạnh phúc tiêuchuẩn bất kể những hoàn cảnh bên ngoài ra sao thì điềugì xác định thước đo tiêu chuẩn? Và quan trọng hơn là,có thể thay đổi nó không, sửa ở mức độ cao hơn không?Nhiều nhà nghiên cứu mới đây lập luận rằng mức độhạnh phúc tiêu biểu của cá nhân hay tình trạng sức khỏedo di truyền quyết định, ít nhất ở một mức độ nào đó.Những cuộc nghiên cứu như cuộc nghiên cứu tìm thấy ởnhững cặp song sanh (chia sẻ cùng cấu trúc gien) có xu hướngcó mức độ sức khỏe rất giống nhau - dù chúng được nuôidưỡng chung hay riêng - đã đưa những người điều tra nghiêncứu đến mặc nhiên công nhận điểm định vị sinh họccho hạnh phúc, kết nối với bộ não vào lúc sanh.

Nhưngdù cơ cấu di truyền có đóng vai trò trong hạnh phúc - tuyvẫn chưa có kết luận về vai trò đó rộng lớn đến đâu- có một sự đồng ý chung giữa những nhà tâm lý học rằngbất kỳ mức hạnh phúc nào, chúng ta được phú cho bởi tạohóa, thì chúng ta cũng có những biện pháp để tạo ra bằng"những yếu tố tâm", để nâng cao cảm tưởng hạnh phúccủa chúng ta. Đó là vì hạnh phúc từng lúc của chúng tachủ yếu được xác định bằng cách nhìn cuộc sống củachúng ta. Thực ra, dù ta cảm thấy hạnh phúc hay không hạnhphúc vào lúc nào đó không có liên quan gì đến mọi mặthoàn cảnh của chúng ta nhưng, đúng hơn nó là một chức năngcủa việc chúng ta nhận thức tình thế của chúng ta như thếnào, chúng ta mãn nguyện ra sao với cái chúng ta có.

TÂMSO BÌ

Cáigì hình thành sự nhận thức mức độ thỏa mãn của chúngta? Cảm giác thỏa mãn bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi khuynhhướng so bì của chúng ta. Khi chúng ta so sánh hoàn cảnh hiệntại với quá khứ và thấy khá hơn, chúng ta cảm thấy hạnhphúc. Chẳng hạn, tình cờ thu nhập của chúng ta bỗng nhiênnhẩy từ $25000 đến $30000 một năm, nhưng không phải tổngsố tiền thu nhập làm chúng ta hạnh phúc, rồi chẳng bao lâukhi chúng ta quen với đồng lương mới, lại khám phá ra rằngchúng ta sẽ chưa hạnh phúc vnếu không kiếm được $40000một năm. Chúng ta cũng nhìn quanh và so sánh mình với nhữngngười khác Dù chúng ta kiếm được bao nhiêu, chúng ta vẫncó khuynh hướng không thỏa mãn với thu nhập của mình nếungười láng giềng làm nhiều tiền hơn mình. Những vận độngviên nhà nghề phàn nàn cay đắng về lương bổng hàng nămcủa họ 1 triệu, 2 triệu, hoặc 3 triệu, khi viện dẫn tiềnlương cao của đồng đội để biện minh cho bất hạnh củahọ. Khuynh hướng này dường như hậu thuẫn định nghĩa củaH.L. Menckens về người giàu có: người có thu nhập cao hơnngười anh em đồng hao $100 một năm.

Chonên chúng ta có thể thấy cảm giác thỏa mãn trong cuộc sốngthường tùy thuộc vào người mà ta so sánh. Đương nhiên,chúng ta so sánh nhiều thứ khác ngoài thu nhập. So sánh khôngngừng với những người khôn khéo hơn, đẹp hơn, thành cônghơn chúng ta hay sinh ra thèm muốn, đố kị, thất vọng vàbất hạnh. Nhưng chúng ta có thể sử dụng cũng nguyên tắcnày một cách tích cực, chúng ta có thể gia tăng trưởng cảmgiác thỏa mãn trọn cuộc sống bằng cách so sánh với nhữngngười không được may mắn như chúng ta và suy ngẫm về tấtcả những gì chúng ta có.

Cácnhà nghiên cứu đã tiến hành một số thí nghiệm cho thấymức độ thỏa mãn trong cuộc sống có thể nâng cao dễ dàngbằng cách thay đổi cách nhìn của mình và dự liệu sự việccó thể tồi tế đến như thế nào. Trong một cuộc nghiêncứu, các nữ sinh tại Đại Học Wisconsin ở Milwaukee đượccho xem những hình ảnh về tình trạng sống tột cùng khắcnghiệt ở Milwaukee lúc bước ngoặt của thế kỷ này hay đượcyêu cầu tưởng tượng và viết về sự chịu đựng bi thảmcá nhân như bị bỏng hay mặt mày bị biến dạng xấu xí.Sau khi làm xong bài tập này, các nữ sinh được yêu cầu đánhgiá chất lượng đời sống mình. Bài tập này kết quả làmtăng thêm cảm giác thỏa mãn với cuộc sống của họ. Trongmột cuộc thí nghiệm khác tại Đại Học Nữu Ước ở Buffalo,các đối tượng được yêu cầu hoàn thành câu "Tôi sung sướng,tôi không phải là ..." Sau 5 lần làm bài tập này, các đốitượng trải nghiệm cảm giác thỏa mãn trong cuộc sống caorõ rệt.. Một nhóm đối tượng khác được yêu cầu điềntrọn nghĩa câu "Tôi ước tôi là ..." Lần này, thí nghiệmlàm cho đối tượng có cảm giác bất mãn với cuộc sốngcủa họ.

Nhữngcuộc thí nghiệm này cho thấy chúng ta có thể làm tăng haylàm giảm cảm giác thỏa mãn về cuộc sống của chúng tabằng cách thay đổi lối nhìn của chúng ta, vạch rõ ưu thếcủa cách nhìn tinh thần của ta vào cách sống một cuộc đờisống phúc.

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma giải thích: "Mặc dù có thể đạt hạnh phúc,nhưng hạnh phúc không phải là một việc đơn giản. Có nhiềumức độ. Chẳng hạn trong Phật Giáo có bốn yếu tố làmtròn nhiệm vụ hay hạnh phúc: tài sản, thỏa mãn trần tục,tính chất tinh thần, và giác ngộ. Tất cả những thứ đóbao gồm toàn bộ sự tìm kiếm hạnh phúc của một cá nhân.

Chúngta hãy tạm gác lại một bên khát vọng tôn giáo tối thượnghay tinh thần như sự toàn thiện và giác ngộ mà chỉ đềcập đến niềm vui và hạnh phúc như chúng ta hiểu chúng theoý nghĩa hàng ngày và thế gian Trong phạm vi đó có một sốnhững yếu tố then chốt mà chúng ta thường thừa nhận gópphần vào niềm vui và hạnh phúc. Thí dụ, sức khỏe tốtđược coi là một trong những nhân tố cần thiết cho đờisống hạnh phúc. Một nhân tố khác mà ta coi như nguồn gốccủa hạnh phúc là những tiện nghi vật chất, hay của cảimà ta tích lũy. Một nhân tố phụ nữa là có bầu có bạnhay bạn đường. Tất cả chúng ta đều công nhận muốn vuihưởng một cuộc sống hoàn toàn chúng ta cần đến một nhómbạn để có thể tỏ bày tâm sự và tin cậy.

"Nếuchúng ta sử dụng hoàn cảnh thuận lợi như sức khỏe haycủa cải theo đường lối tích cực để giúp người, chúngsẽ là những nhân tố góp phần vào việc đạt dược mộtđời sống hạnh phúc hơn. Và đương nhiên chúng ta vui thíchnhững thứ này - những tiện nghi vật chất, thành công củata vân vân... Nếu không có thái độ tinh thần đúng, khônglưu ý đến nhân tố tinh thần, những thứ ấy tác độngrất ít đến cảm giác hạnh phúc về lâu về dài. Thí dụ,bạn ấp ủ sâu trong lòng tư tưởng hận thù hay giận dữnóng nảy ở nơi nào đó, rồi thì nó hủy hoại sức khỏecủa bạn bị hại, như vậy một nhân tố đã bị tiêu diệt.Cũng như thế, nếu tinh thần bạn không vui và chán nản, thìnguồn an ủi vật chất cũng không giúp ích gì được nhiều.Ngược lại, nếu bạn có thể giữ được bình tĩnh, tâmtrạng an ổn, thì bạn sẽ là một người rất hạnh phúcdù cho sức khỏe của bạn không tốt. Hay, dù bạn có nhữngkỳ vật, khi bạn ở trong cơn thịnh nộ hay sân hận, bạnmuốn quẳng chúng hết chúng đi, hoặc đập phá chúng. Vàolúc đó của cải của bạn không nghĩa lý gì. Ngày nay cónhững xã hội rất phát triển về vật chất, trong lòng nhữngxã hội này, có rất nhiều người không hạnh phúc. Ngay dướicái bề mặt giàu có đẹp đẽ sung túc hồ như có sự bấtan tinh thần, dẫn đến thất vọng, những cuộc cãi vã khôngcần thiết, trông cậy vào ma túy hay rượu chè, và trườnghợp xấu nhất, tự tử. Cho nên chẳng có gì bảo đảm làchỉ có của cải có thể mang lại niềm vui hay cảm giác thỏamãn mà bạn đang tìm kiếm. Cũng có thể nói như vậy đốivới bạn bè của bạn. Khi bạn đang trong cơn thịnh nộ haysân hận, cả đến người bạn rất thân của bạn xuất hiệnthì bạn cũng lạnh nhạt, hờ hững, xa cách, và rất khó chịu.

"Tấtcả những điều này cho thấy ảnh hưởng lớn lao mà tìnhtrạng tinh thần, nhân tố tâm, tác động với kinh nghiệmđời sống hàng ngày của chúng ta. Lẽ tự nhiên ta phải coinhân tố đó rất quan trọng.

"Chonên hãy tạm gác việc xem xét triển vọng của sự rèn luyệntinh thần, thì ngay cả trong điều kiện trần tục, bằng sựvui hưởng sống hạnh phúc từng ngày, mức độ tĩnh tâm cànglớn thì tâm càng an lạc, khả năng vui hưởng cuộc đờihạnh phúc và sung sướng càng lớn ."

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma ngưng một chút như thể để ý tưởng ấylắng xuống, Ngài còn nói thêm: "Tôi phải nói là khi chúngta nói về tình trạng bình tĩnh của tâm hay an lạc của tâm,chúng ta không nên lẫn lộn với hoàn toàn một cảm giác,tình trạng đờ dẫn của tâm vì tâm trong tình trạng bìnhtĩnh hay an lạc không có nghĩa là hoàn toàn không còn gì haytrống rỗng. Sự an lạc của tâm hay tình trạng bình tĩnhcủa tâm được phát triển và chịu ảnh hưởng từ tìnhthương yêu và từ bi. Ở đó có mức nhậy cảm và cảm xúcrất cao."

Tómtắt, Ngài nói:"Chừng nào không còn có kỷ luật tinh thần,vì kỷ luật này mang lại bình tĩnh cho tâm, thì dù cho tiệnnghi hay hoàn cảnh bên ngoài ra sao, chúng cũng không bao giờđem đến cho bạn cảm giác sung sướng hay hạnh phúc mà bạnđang tìm cầu. Mặt khác, nếu bạn có đức tính tinh thầnnày, sự bình tĩnh của tâm thì cho dù bạn có thiếu nhiềutiện nghi bên ngoài mà bạn vẫn thường coi là cần thiếtcho hạnh phúc, bạn vẫn có thể sống một cuộc sống hạnhphúc và sung sướng.

SỰTHỎA MÃN NƠI TÂM

Điqua bãi đậu xe của khách sạn trên dường đi gặp Đức ĐạtLai Lạt Ma một buổi chiều, tôi ngừng lại và ngắm cái xeToyota Land Cruiser mới toanh, loại xe mà tôi hằng mong ướctừ lâu. Đang còn nghĩ về chiếc xe khi tôi bắt đầu cuộcgặp gỡ, tôi hỏi "Đôi khi dường như toàn bộ nền văn hóacủa chúng tôi, văn hóa Tây Phương, dựa vào sự thu thậpvật chất, chúng tôi bị bao vấy, tân công tới tấp vớinhững quảng cáo cho những thứ mới nhất, xe hơi mới nhấtvân vân... Thật khó mà không bị ảnh hưởng bởi điều đó.Có quá nhiều thứ chúng ta muốn, những thứ chúng ta khao khát.Việc này dường như không bao giờ ngưng. Ngài có thể nóimột chút về ham thích không?"

"Tôinghĩ rằng có hai loại ham thích", Ngài trả lời."Một sốham thích thì tích cực, ham thích hạnh phúc. Điều đó tuyệtđối chính đáng. Khát vọng hòa bình. Ham muốn thế giớihòa hợp hơn, một thế giới thân thiện hơn. Một số hamthích rất hữu ích.

"Nhưngở một điểm nào đó, ham thích có thể trở nên không hợplý. Cái đó thường đẫn đến rắc rối. Giờ đây, thí dụ,đôi khi tôi đến thăm một siêu thị. Tôi thực sự thíchđi xem siêu thị vì tôi có thể xem nhiều thứ rất đẹp.Cho nên khi tôi nhìn thấy tất cả những món hàng khác nhau,tôi phát triển cảm nghĩ ham thích và sự thôi thúc đầu tiêncủa tôi là:tôi muốn cái này, tôi muốn cái kia". Rồi ý nghĩthứ hai phát sinh, tội tự hỏi: "Tôi có thực sự cần dùngcái này không? Câu trả lời thường là "không". Nếu bạntheo duổi sự ham thích đầu tiên đó, sự thôi thúc đầutiên đó, rồi thì chẳng máy chốc túi tiền của bạn sẽtrống rỗng. Tuy nhiên, một sự ham thích khác, căn cứ vàonhu cầu cần thiết về thực phẩm, quần áo, và chỗ ở,là điều hợp lý hơn.

"Đôikhi dù sự ham thích có là quá mức hoặc tiêu cực hay khôngcòn tùy thuộc vào hoàn cảnh hay xã hội mà chúng ta sống.Thí dụ, bạn sống trong một xã hội thịnh vượng nơi màchiếc xe hơi giúp bạn giải quyết công việc hàng ngày, thìlẽ đương nhiên không có gì sai khi ham thích một chiếc xe.Nhưng nếu bạn sống trong một làng nghèo ở Ấn Độ nơimà bạn có thể giải quyết ổn thỏa công việc mà khôngcần phải có xe mà bạn vẫn còn ham thích xe hơi, dù cho bạncó đủ tiền mua xe, việc này nhất định đem phiền toáicho bạn. Việc đó có thể tạo ra cảm giác khó chịu cho nhữngngười láng giềng bạn và vân vân... Hoặc, nếu bạn sốngtrong một xã hội phồn vinh hơn và bạn có xe hơi, nhưng cứmuốn có xe hơi sang trọng đắt tiền, cũng dẫn bạn đếncùng một vấn đề".

"Nhưng",tôi lý luận, "Tôi không thể hiểu làm sao mà muốn hoặc muaxe hơi đắt tiền lại dẫn đến phiền hà cho họ khi có tiềnmua. Vì có chiếc xe đắt tiền hơn người lối xóm có thểlà một vấn đề - họ có thể ganh ghét vân vân... nhưng vìcó một chiếc xe sẽ cho bạn, chính bạn, một cảm giác thỏamãn và vui sướng".

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma lắc đầu và quả quyết: "Không, Chỉ riêngsự thỏa mãn không thôi không thể xác định được liệumột ham thích hay một hành động là tích cực hay tiêu cực.Kẻ giết người cảm thấy mãn nguyện khi giết người, nhưngkhông thể biên hộ cho hành động của mình. Tất cả nhữnghành động vô đạo đức - nói dối, trộm cắp, tà dấm vânvân.. vi phạm bởi những người có cảm giác thỏa mãn vàolúc ấy. Ranh giới giữa ham thích hoặc hành động tích cựcvà tiêu cực không phải là vấn đề nó có cho bạn cảm giácthỏa mãn lập tức hay không mà là vấn đề cuối cùng nódẫn đến kết quả tích cực hay tiêu cực. Thí dụ, trongtrường hợp muốn có nhiều của cải đắt tiền hơn, nếuđiều đó chỉ là là có ý muốn càng ngày càng nhiều thêm,rồi thì cuối cùng bạn sẽ tiến tới giới hạn cái mà bạncó thể đạt được; bạn sẽ đi ngược thực tế. Và khibạn tới giới hạn đó rồi, bạn sẽ mất hết hy vọng,và rơi vào thất vọng, vân vân... Đó là một sự nguy hiểmgắn liền với loại ham thích đó.

"Chonên tôi nghĩ loại ham thích quá đỗi dẫn đến tham - mộtdạng thức ham thích quá mức, vì ham muốn thái quá. Và khibạn ngẫm nghĩ về sự tham lam quá mức, bạn sẽ thấy nódẫn người ta đến cảm nghĩ nản lòng, thất vọng, nhiềuxáo trộn, và nhiều vấn đề.

"Khinói đến vấn đề tham, một điều nổi bật là mặc dù nóđến bởi sự ham thích có được thứ nào đó, nhưng có rồimà lòng tham vẫn không được thỏa mãn. Cho nên lòng tham trởthành vô hạn, lòng tham vô đáy dẫn đến phiền muộn bấtan. Một điều đáng quan tâm về tham là mặc dù động cơthật sự là mưu cầu sự thỏa mãn, nhưng trớ trêu là ngaycả đến khi bạn đã đạt được điều mong muốn, bạn vẫnchưa thỏa mãn. Thuốc giải độc thực sự của tham là sựbằng lòng Nếu bạn có cảm giác bằng lòng mạnh mẽ, chẳngcó gì quan trọng dù bạn đạt được hay không đạt đượcđiều mong muốn, đằng nào bạn vẫn bằng lòng".

Vậylàm sao ta có thể đạt được sự bằng lòng nội tâm? Cóhai phương pháp. Một phương pháp là đạt mọi thứ mà bạnmuốn và ham thích- tất cả nào là tiền bạc, nhà cửa, xecộ, nào là bạn bè tâm đầu ý hợp, và thân hình toàn hảo.Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chỉ rõ sự bất lợi của phươngpháp này, nếu những mong muốn và ham thích vẫn không kiểmsoát được, không chóng thì chày bạn lại vấp phải thứmà bạn muốn mà không đạt được. Phương pháp thứ hai,đángtin cậy hơn, phương pháp không cần phải có thứ mà mìnhmuốn mà đúng hơn là muốn và đánh giá cao cái mà chúng tacó."

Mộtđêm nọ, tôi đang xem cuộc phỏng vấn truyền hình với ChristopherReeve, người tài tử bị ngã ngựa năm 1994 và bị thươngtủy sống khiến ông ta bị tê liệt hoàn toàn từ cổ trởxuống, phải thở bắng máy dưỡng khí. Khi người phóng viênhỏi ông làm sao ông có thể giải quyết nổi phiền muộndo tàn phế của ông, Reeve tiết lộ ông đã trải qua mộtthời gian ngắn hoàn toàn thất vọng khi ở trong phòng theodõi bệnh nặng tại bệnh viện. ông tiếp tục và nói tuynhiên những cảm nghĩ thất vọng qua đi mau tương đối, vàbây giờ ông thành thực coi ông là một người "may mắn".ông kể đến những phước lành có một người vợ và nhữngđứa con thương yêu ông, và cũng nói đến sự biết ơn củaông về những tiến bộ nhanh chóng của y học hiện đại(mà ông đánh giá là sẽ tìm được cách chữa lành bị thươngtủy sống bị thương vào thập niên tới), ông cũng nói nếuông bị thương trước đây vài năm thì chắc chắn ông đãchết vì thương tổn này. Trong khi mô tả quá trình thích nghivới sự tàn phế của mình, Reeve nói trong khi những cảm nghĩthất vọng được giải quyết khá nhanh chóng, thì lúc đầuông vẫn còn bị khổ sở bởi từng cơn ghen tị dằn vặtdo những lời nói vô tình ngẫu nhiên như:"Tôi sẽ lên gáclấy cái này". Học cách giải quyết những cảm nghĩ đó,ông nói " Tôi nhận ra con đường duy nhất để vào đời làhãy nhìn vào tài sản của mình, thấy những gì có thể vẫnlàm được; như trong trường hợp của tôi, tôi may mắn khôngbị chân thương, cho nên tôi vẫn còn đầu óc để sử dụng."Tập trung sức mạnh của mình bằng cách ấy, Reeve đã quyếtđịnh dùng đầu óc của mình để tăng thêm ý thức và giáodục quần chúng về thương tổn tủy sống, giúp đỡ nhữngngười khác, có những chương trình tiếp tục diễn thuyếtcũng như viết văn và đạo diễn.

GIÁTRỊ NƠI TÂM

Chúngta đã nhìn thấy nhãn quan tinh thần tác động như thế nàokhi nó là phương tiện để đạt hạnh phúc hữu hiệu hơnlà mưu tìm hạnh phúc qua các nguồn bên ngoài như của cải,địa vị, và thậm chí sức khỏe thể chất. Một suối nguồnbên trong khác của hạnh phúc, liên kết chặt chẽ với cảmnghĩ thỏa mãn trong lòng, là ý thức về giá trị của chínhmình. Mô tả cơ sở đáng tin cậy nhất để phát triển ýthức về giá trị của chính mình, Đức Đạt Lai Lạt Ma giảnggiải:

"Bâygiờ thí dụ, trong trường hợp của tôi, giả dụ tôi khôngcó cảm nghĩ sâu xa của con người, không có khả năng dễdàng kiến tạo các bạn tốt. Không có điều đó, khi mấtnước, quyền lực chính trị không còn tại Tây Tạng, trởthành một người tị nạn lẽ ra đã là rất khó khăn. Khitôi còn ở Tây Tạng, vì thể chế chính trị đã được ânđịnh ở một mức độ nào đó người ta tôn trọng Văn Phòngcủa Đạt Lai Lạt Ma, và những người có liên quan với tôimột cách phù hợp dù họ có mến mộ tôi thực sự hay không.Nhưng nếu điều đó là co sở duy nhất trong mối quan hệhướng về tôi của người dân thì khi tôi bị mất; điềuđó đáng kể là cực kỳ khó khăn. Nhưng có một nguồn suốikhác của giá trị và phẩm hạnh mà từ đó người ta cóthể cảm thông được với đồng loại. Bạn vẫn có thểcảm thông với họ vì bạn vẫn là con người trong cộng đồngnhân loại. Bạn chia sẻ sự ràng buộc đó. Và sự ràng buộccon người đó đủ đem dến ý thức về giá trị và phẩmcách Sự ràng bưộc này có thể trở thành một suối nguồnan ủi trong biến cố mà khi bạn mất tất cả mọi thứ khác"

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma ngưng lai một lát và nhấp một hớp nướctrà, lắc đầu rồi nói thêm: "Không may, khi bạn đọc lịchsử, bạn thấy nhiều trường hợp hoàng đế hay vua chúa trongquá khứ đã bị mất ngôi do biến động chính trị bị đuổira khỏi xứ sở, nhưng câu chuyện về sau không mấy tích cựccho họ. Tôi nghĩ rằng không có cảm xúc thương yêu và liênhệ với người đồng loại khác, đời sống trở nên cựckỳ khó khăn.

"Nóichung, bạn có thể trở thành hai loại người khác nhau. Mộtmặt bạn có thể trở thành một người giàu có thành công,bao quanh bởi thân quyến vân vân...Nếu nguồn gốc về phẩmgiá và ý thức về giá trị con người đó chỉ là vật chất,rồi chừng nào vẫn còn của cải, có thể người đó cònthấy yên ổn. Nhưng khi của cải suy tàn, người đó sẽ đaukhổ vì không có nơi nương tựa nào khác. Mặt khác, bạncó thể trở thành người có tình trạng kinh tế tương tựvà tài chánh thành công, nhưng đồng thời là người nồnghậu, thương yêu trìu mến và có lòng trắc ẩn. Vì loạingười này có một nguồn giá trị nữa, khiến cho ngườinày có ý thức về phẩm giá, một nơi nương tựa, ít cókhả năng bị phiền não nếu của cải mất đi. Qua kiểu lậpluận này, bạn có thể thấy giá trị hết sức thực tiễnvề sự nồng hậu và tình thương yêu con người trong việcphát triển ý thức nội tâm về giá trị."

HẠNHPHÚC SO VỚI LẠC THÚ

Vàitháng sau những cuộc nói chuyện của Ngài tại Arizona, tôiđến thăm nhà Ngài tại Dharmasala. Vào một buổi chiều thángBảy, hết sức nóng bức và ẩm ướt, tôi đến nhà Ngàimồ hôi nhễ nhại sau một cuộc leo dốc ngắn ngủi từ dướilàng. Đến từ nơi khí hậu khô, tôi thấy sự ẩm ướt hầunhư không chịu nổi vào ngày đó, tôi không ở trong tâm trạngthuận lợi khi ngồi xuống bắt đầu cưộc đối thoại. Ngượclại dường như Ngài có tâm trạng khoan khoái. Sau khi hàn huyênngắn, chúng tôi quay về đề tài lạc thú. Có lúc trong cuộcthảo luận, Ngài có nhận xét rất quan trọng:

"Bâygiờ, đôi khi người ta lẫn lộn hạnh phúc với lạc thú.Thí dụ, cách đây không lâu, tôi có nói chuyện với cử tọangười Ấn tại Rajpur. Tôi đề cập đến mục đích củađời sống là hạnh phúc, vậy mà môt cử tọa phát biểulà Rajneesh dạy rằng lúc hạnh phúc nhất là lúc hoạt độngtình dục, cho nên qua tình dục ta có thể trở thành ngườihạnh phúc nhất."Đức Đạt Lai Lạt Ma cười thật sự." ôngta muốn biết ý kiến của tôi về quan điểm đó. Tôi trảlời theo quan điểm của tôi, hạnh phúc cao nhất là khi tađạt được tình trạng Giải thoát, ở tình trạng này khôngcòn đau khổ. Đó là hạnh phúc đích thực và trường cửu.Hạnh phúc chân chính liên quan đến tình cảm và trí huệnhiều hơn. Hạnh phúc lệ thuộc vào lạc thú vật chất khôngvững bền, nay có mai không "

Nhìnbề ngoài, điều đó có vẻ giống như là một nhận xét kháhiển nhiên; dĩ nhiên hạnh phúc và lạc thú là hai thứ riêngbiệt. Và chúng ta những con người thường lẫn lộn hai thứnày. Không bao lâu sau khi trở về nhà, trong một buổi chữabệnh cho một bệnh nhân, tôi đã được chứng minh cụ thểrằng chính nhận thức có sức mạnh đến như thế nào. Heatherlà một thiếu nữ độc thân làm luật sư tại vùng Phoenix.Mặc dù cô thích làm việc với những đứa trẻ bất hảo,nhưng đến một lúc nào đó cô ngày càng không vừa ý sốngtại vùng này. Cô thường phàn nàn nào dân số đông, nạnkẹt xe, và cái nắng gay gắt vào mùa hè. Cô kiếm đượcmột công việc tại một thành phố nhỏ trên núi. Thực racô đã thăm thành phố này trước đây nhiều lần và mộngước được chuyển về đây. Thật là tuyệt diệu. Vân đềduy nhất là công việc của cô dính líu đến khách hàng làngười trưởng thành. Trong nhiều tuần lễ, cô đắn đo khôngbiết có nên nhận công việc ở đây hay không. Cô không quyếtđịnh được. Cô liệt kê những điều thuận và nghịch,nhưng thật là khó chịu vì cứ có thuận thì lại có nghịch.

Côgiảng nghĩa: "Tôi biết làm việc ở đây thích hơn, nhưngbù lại tôi hoàn toàn thích thú được sống tại thành phốđó, tôi thực sự thích nơi đó. Ở đây làm cho tôi cảmthấy dễ chịu. Tôi chán ngấy cái nóng bức nơi đây. Tôikhông biết phải làm gì."

Nghecô nói đến lạc thú, tôi nhớ lại những lời của ĐứcĐạt Lai Lạt Ma, và để thăm dò một chút, tôi hỏi: "Cônghĩ dọn về ở nơi đó sẽ mang cho cô nhiều hạnh phúc hơnhay nhiều lạc thú hơn?

Côsuy nghĩ một lúc, không hiểu rõ về câu hỏi. Cuối cùng côtrả lời: "Tôi không biết... ông biết đây, tôi nghĩ rằngở đó sẽ mang cho tôi nhiều lạc thú hơn là hạnh phúc"...Cuối cùng, tôi không nghĩ rằng tôi thực sự hạnh phúc làmviệc với những khách hàng như thế. Tôi thực sự thỏa mãnkhi làm việc với những đứa trẻ trong công việc hiện tạicủa tôi.

Chỉcần đóng khung điều khó nghĩ bằng câu của cô "Điều đócó mang lại hạnh phúc không?" hình như làm sáng tỏ một phầnnào. Đột nhiên, điều này khiến cho cô dễ dàng quyết định.Cô quyết định ở lại Phoenix. Đương nhiên cô vẫn phànnàn về cái nóng vào mùa hè. Nhưng, vì đã có một quyếtđịnh có ý thức ở lại đó trên cơ sở những gì cuốicùng cô cảm thấy làm cho cô hạnh phúc hơn, dù sao cũng làmcho cái nóng dễ chịu đựng được hơn.

Hàngngày chúng ta phải đứng trước nhiều quyết định và lựachọn. Hãy cố gắng khi có thể chúng ta thường không chọnđiều mà ta biết là "tốt cho chúng ta", Một phần của điềunày liên quan đến thực tế là sự lựa "chọn đúng" thườnglà sự lựa chọn khó khăn - sự lựa chọn liên quan đếnsự hy sinh nào đó về ý thích của chúng ta.

Ởmỗi thế kỷ, nam giới và nữ giới đã phải vật lộn đểxác định vai trò thích đáng của lạc thú trong đời sốngcủa họ - vô số các triết gia, các nhà thần học, và tâmlý học, tất cả đều khảo sát mối quan hệ với lạc thúcủa chúng ta. Vào thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, Epicuruscăn cứ vào hệ thống đạo đức của ông đã táo bạo khẳngđịnh là "lạc thú là căn nguyên và là kết quả của mộtcuộc đời may mắn". Dù Epicurus thừa nhận tầm quan trọngcủa lẽ phải thông thường và điều độ, ông cũng phảicông nhận say mê buông thả theo lạc thú nhục dục sẽ dẫnđến đau khổ. Vào những năm cuối của thế kỷ thứ mườichín, Sigmud Freud bận rộn thiết lập lý thuyết riêng củaông về lạc thú. Theo Freud, động lực căn bản cho toàn thểbộ máy tâm linh là mong muốn giảm bớt tình trạng căng thẳngdo ham muốn bản năng không đạt được gây ra, nói một cáchkhác, động cơ bên dưới là mưu tìm lạc thú. Vào thế kỷhai muơi, nhiều nhà nghiên cứu đã quyết định tránh xa thêmnhững suy đoán triết lý, và thay vào,nhiều nhà giải phẫuthần kinh đã chịu khó tìm tòi những vùng chung quanh phíadưới bộ não bằng cực điện, tìm kiếm nơi phát sinh khoáicảm khi kích thích bằng điện.

Khôngmột ai trong chúng ta còn cần đến những nhà triết gia HyLạp không còn giá trị gì nữa, các nhà phân tích tâm lýthế kỷ thứ 19, hay những khoa học gia thế kỷ thứ 20 giúpchúng ta hiểu lạc thú. Chúng ta nhận biết nó khi cảm thấynó. Chúng tôi thấy lạc thú trong sự ấu yếm hay nụ cườicủa người yêu, trong một bồn tắm nước nóng hạng sangvào một buổi chiều mưa gió lạnh lẽo, trong cái vẻ đẹpcủa buổi chiều tà. Nhưng nhiều người trong chúng ta lạithấy lạc thú trong niềm vui cuồng điên lao vào cocaine (matúy), trạng thái ngấy ngất say sưa của heroin, trong sự saysưa của rượu chè om sòm, hạnh phúc của nhục dục buôngthả quá độ, niềm hồ hởi trong cuộc đỏ đen tại Las Vegas.Cũng có những lạc thú thực sự - lạc thú mà nhiều ngườitrong xã hội chúng ta đi đến chấp nhận.

Mặcdầu không có những giải pháp dễ dàng để tránh những lạcthú tiêu cực, nhưng may mắn là chúng ta có chỗ để bắtđầu: chỉ cần nhớ đến cái mà chúng ta đang tìm kiếm trongcuộc sống là hạnh phúc. Như Đức Đạt lai Lạt Ma đã vạchrõ, đó là một thực tế không thể nhầm lẫn. Nếu chúngta bắt đầu giải quyết những lựa chọn trong cuộc sốngmà nhớ tới điều đó, chúng ta có thể loại bỏ những điềurút cuộc có hại cho chúng ta dễ dàng hơn ngay cả khi nhữngđiều đó mang đến cho chúng ta lạc thú nhất thời. Tạisao thường là rất khó nói "không", lý do được tìm thấytrong tiếng "không", cách giải quyết này liên quan đến ýthức loại bỏ một cái gì đó,từ bỏ điều gì đó, tựchối bỏ.

Nhưngcó một cách giải quyết tốt hơn: đưa ra bất cứ quyếtđịnh nào mà ta phải đối phó bằng cách tự hỏi, "Điềuđó có mang lại hạnh phúc cho tôi không?" Cấu hỏi đơn giảnđó sẽ là một công cụ mạnh giúp chúng ta điều hành khéoléo tất cả mọi lãnh vực cuộc sống của chúng ta, khôngchỉ khi quyết định có nên dùng thuốc men thoải mái hoặcquá mức hay không. Nó giúp chúng ta có một thái độ mớivề sự việc. Giải quyết những quyết định và sự chọnlựa hàng ngày bằng câu hỏi đó trong tâm, sẽ chuyển trọngtâm từ cái chúng ta tự chối bỏ sang cái chúng ta đang tìmkiếm -- hạnh phúc tối hậu. Như định nghĩa của Đức ĐạtLai Lạt Ma, một loại hạnh phúc vững vàng và bền bỉ. Mộttrạng thái hạnh phúc tiếp tục tốn tại, bất chấp sựthăng trầm của cuộc đời và tâm trạng thái thay đổi bấtthường như là một phần hoàn cảnh sống của chúng ta. Vớicách nhìn này, sẽ dễ dàng hơn để có một 'quyết địnhđúng' vì chúng ta hành động cho chính mình cái điều gì đó,không chối bỏ, hay giữ cho mình điều gì đó - một tháiđộ tiến tới hơn là chạy trốn, một thái độ chấp nhậnđời sống hơn là bác bỏ nó. Ý thức tiềm ẩn trong sựtiến tới hạnh phúc có thể có hiệu quả rất sâu xa, nólàm cho chúng ta dễ lĩnh hội hơn, cởi mở hơn, trước niềmvui của cuộc sống.

CHƯƠNG3
RÈNLUYỆN TÂM ĐỂ CÓ HẠNH PHÚC

CONĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC

Nhậnbiết trạng tình trạng tinh thần là nhân tố hàng đầu đểđạt hạnh phúc, đương nhiên việc này không phủ nhận nhữngnhu cầu căn bản như thực phẩm, quần áo, chỗ ở cần phảicó. Nhưng một khi những nhu cầu căn bản đã được đápứng, lời nhắn nhủ này thật rõ ràng: Chúng ta không cầnnhiều tiền hơn, không cần thành công nhiều hay nổi tiếnghơn, không cần một thân hình tuyệt mỹ, hay cả đến ngườibạn đường hoàn hảo - ngay bây giờ, chính lúc này, chúngta có tâm, hoàn toàn là trang bị căn bản mà chúng ta cầnđể đạt hạnh phúc trọn vẹn.

Trìnhbày phương pháp hoạt động bằng tâm, Đức Đạt Lai LạtMa bắt đầu: "Khi chúng ta nhắc đến 'tâm' hay 'thức', cónhiều trạng thái khác nhau. Giống như những hoàn cảnh haycác vật thể bên ngoài, một số thật hữu ích, một sốrất có hại, và một số trung tính. Cho nên khi đề cập đếnvấn đề bên ngoài, đầu tiên chúng ta thường cố gắng nhậnbiết những chất khác nhau này hay chất hóa học nào tốtđể ta có thể chú ý phát trưởng, tăng trưởng và sử dụngchúng. Những chất nào có hại thì ta loại bỏ. Cũng giốngnhư vậy, khi chúng ta nói về tâm, có cả hàng ngàn tư tưởngkhác nhau hay "tâm" khác nhau. Trong số ấy, một số hữu ích,những cái đó chúng ta phải nắm lấy và nuôi dưỡng. Mộtsố tiêu cực và có hại, những cái đó chúng ta phải cốgắng giảm thiểu.

"Chonên bước đầu tìm cầu hạnh phúc là học hỏi. Đầu tiênphải biết những xúc cảm và ứng xử tiêu cực có hại chochúng ta như thế nào và những xúc cảm tích cực có ích rasao. Chúng ta phải hiểu những cảm xúc tiêu cực này lạikhông chỉ là rất xấu và có hại cho cá nhân mà còn có hạicho xã hội cũng như tương lai toàn thế giới. Cách nhận thứcnhư thế nâng cao quyết tâm đương đầu và khắc phục chúng.Sau đó sẽ hiểu ra những khía cạnh có lợi của cảm xúcvà ứng xử tích cực. Một khi nhận ra điều đó, chúng tatrở nên quyết tâm nuôi dưỡng, phát triển, và làm tăng thêmnhững cảm xúc tích cực dù khó khăn đến thế nào đi nữa.Hầu như có sự tự nguyện tự phát trong lòng. Cho nên quátrình học hỏi, phân tích những tư tưởng và xúc cảm nàocó lợi lạc và có hại, chúng ta dần dần phát triển sựquyết tâm mạnh mẽ thay đổi cảm nghĩ: "Giờ đây chìa khóamở cánh cửa hạnh phúc của chính tôi, tương lai tốt đẹpcủa chính tôi, ở trong tầm tay tôi. Tôi không được bỏlỡ cơ hội đó!"

TrongPhật Giáo nguyên lý nhân quả được chấp nhận như qui luậttự nhiên. Đứng trước thực tế, bạn phải lưu tâm tớiqui luật đó. Chẳng hạn, trong kinh nghiệm hàng ngày, nếucó những sự việc nào đó mà bạn không thích, thì phươngpháp bảo đảm tốt nhất để việc đó không xẩy ra là phảilàm cho những điều kiện nguyên nhân thường gây rủi ro chosự việc ấy chắc chắn không còn phát sinh nữa. Cũng tươngtự như vậy, nếu bạn muốn một sự việc hay điều đãkinh qua xẩy ra, thì điều hợp lý phải làm là tìm và thuthập những nguyên nhân và điều kiện có nguy cơ cho sự việcấy.

"Việcnày cũng đúng với các trạng thái tinh thần và các kinh nghiệm.Nếu bạn ham muốn hạnh phúc, bạn phải tìm ra nguyên nhângây rủi ro cho điều đó, và nếu bạn không muốn đau khổ,điều phải làm là bảo đảm không để những nguyên nhânvà điều kiện gây rủi ro cho điều đó phát sinh nữa. Đánhgiá nguyên lý nhân quả rất quan trọng.

"Giờđây, chúng ta đã nói đến tầm quan trọng tột bậc củanhân tố tinh thần để đạt hạnh phúc. Cho nên nhiệm vụkế tiếp là quan sát sự đa dạng của các trạng thái tinhthần mà chúng ta kinh qua. Chúng ta cần phải nhận biết rõràng những trạng thái tinh thần khác nhau, phân biệt và xếploại chúng xem chúng có mang đến hạnh phúc hay không."

"Ngàicó thể cho một vài thí dụ đặc biệt về những trạng tháitinh thần khác nhau và mô tả cách phân loại chúng?" Tôi hỏiNgài.

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma giải thích: "Bây giờ, ví dụ, sân hận, ganhghét, và nóng giận vân vân ... đều có hại. Chúng ta coi chúnglà những trạng thái tiêu cực của tâm vì chúng phá vỡ hạnhphúc tinh thần của chúng ta, một khi bạn ấp ủ cảm nghĩsân hận hay cảm nghĩ không tốt với ai, một khi lòng bạntràn ngập hận thù hay cảm xúc tiêu cực, thì người kháchình như cũng thù nghịch với bạn. Cho nên kết quả là sợhãi nhiều hơn, sự ức chế và lưỡng lự nhiều hơn, vàcảm giác bất an. Những thứ này phát triển, và thấy côđơn ở giữa một thế giới bị coi là thù nghịch. Tất cảnhững cảm nghĩ tiêu cực này phát triển vì cảm nghĩ thùhận. Mặt khác những trạng thái tinh thần như ần cần tửtế, và tình thường chắc chắn là tích cực. Chúng rất hữudụng..."

"Tôiđúng là hiếu kỳ" Tôi cắt ngang " Ngài nói có hàng ngàn trạngthái tâm khác biệt. Ngài có thể định nghĩa thế nào làmột người tâm lý lành mạnh hay thích ứng tốt không? Chúngta phải sử dụng định nghĩa này làm nguyên tắc chỉ đạođể quyết định trạng thái tinh thần nào cần phải traudồi và trạng thái nào cần phải loại bỏ."

Ngàicười, rồi với nét khiêm nhường nổi bật của Ngài, Ngàitrả lời: "Là một chuyên gia tâm thần học, ông phải cómột định nghĩa hay hơn về người có tâm lý lành mạnh."

"Nhưngtôi muốn đây là quan điểm của Ngài"

"Được,tôi coi một người có lòng trắc ẩn, nồng nhiệt, tốt bụnglà lành mạnh. Nếu bạn duy trì được cảm xúc tình thương,lòng từ ái, thì điều gì đó tự động mở cánh cửa bêntrong bạn. Nhờ đó bạn có thể giao tiếp với người khácdễ dàng hơn nhiều. Và tính niềm nở hầu như tạo ra sựchân thật cởi mở. Bạn sẽ thấy rằng tất cả mọi conngười đều giống bạn, cho nên bạn sẽ dễ dàng liên hệvới họ. Điều này cho bạn tình thân hữu nghị. Rồi bạnít cần phải che đậy sự việc hơn, và kết quả là cảmnghĩ sợ hãi, sự nghi ngờ, và bất an tự động bị xua tan.Ngoài ra nó cũng tạo cảm nghĩ tin cẩn đối với những ngườikhác. Mặt khác, thí dụ, bạn tìm được một người rấtgiỏi và bạn biết rằng bạn có thể tin vào khả năng củangười ấy. Nhưng nếu bạn cảm giác người đó không tửtế, rồi bạn phải kìm nén cái gì đó. Bạn cảm thấy "Ồ,tôi biết người đó có thể làm được việc, nhưng thựcsự tôi có thể tôi tin người ấy không?" cho nên bạn baogiờ cũng có một sự e sợ nào đó hồ như tạo ra sự xacách người đó.

"Chonên, dù sao, tôi vẫn nghĩ là trau dồi trạng thái tinh thầntích cực như ân cần và tình thương nhất định dẫn đếntâm lý lành mạnh và hạnh phúc hơn".

KỶLUẬT TINH THẦN

NgheNgài nói tôi thấy một cái gì đó rất hấp dẫn về phươngpháp để đạt hạnh phúc của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Điềunày tuyệt đối thực tiễn và hữu lý: Nhận biết và traudồi những trạng thái tinh thần tích cực, nhận biết vàloại bỏ những trạng thái tinh thần tiêu cực. Mặc dù đềxuất của Ngài bắt đầu bằng cách lý giải theo hệ thốngcác loại trạng thái tinh thần mà ta kinh qua lúc đầu tôithấy hơi vô vị, tôi dần dần bị kích thích bởi sức mạnhcủa sự hợp lý và lập luận của Ngài. Và tôi thích thựctế hơn là xếp loại những trạng thái tinh thần dựa xúccảm, hay ham thích dựa trên trên cơ sở cmột phán xét đạođức nào đó bị áp đặt từ bên ngoài như " Tham là mộttội ác" hay "Sân hận là tội lỗi", Ngài xếp loại xúc cảmlà tích cực hay tiêu cực chỉ dựa trên cơ sở chúng có dẫnđến hạnh phúc cơ bản của chúng ta hay không.

Tiếptục đối thoại với Ngài vào buổi chiều hôm sau, tôi hỏi"Nếu hạnh phúc đơn giản chỉ là vấn đề trau dồi trạngthái tinh thần tích cực hơn nữa như lòng tốt và vân vân...tại sao lại có quá nhiều người không hạnh phúc?"

"Muốnđạt được hạnh phúc chính đáng, nó đòi hỏi phải thayđổi cách nhìn, cách suy nghĩ, và đó không phải là một vấnđề đơn giản". Ngài nói." Cần phải áp dụng nhiều nhântố khác nhau từ nhiều hướng khác nhau. Bạn không nên cókhái niệm, chẳng hạn như, chỉ có một chìa khóa, một bíquyết và nếu bạn có giải pháp đúng, mọi việc đều tốtđẹp. Nó cũng tương tự như chăm sóc thích hợp thân thể,bạn cần nhiều thứ vitamin và chất dinh dưỡng, không phảichỉ một hay hai. Cũng giống như thế, muốn đạt hạnh phúc,bạn cần có nhiều cách giải quyết và nhiều phương phápđể đối phó và khắc phục một loạt trạng thái tinh thầntiêu cực thay đổi và phức tạp. Và nếu bạn đang tìm cáchkhắc phục một số cách suy nghĩ tiêu cực, thì không thểnào có thể hoàn tất được chỉ bằng cách áp dụng mộttư tưởng đặc biệt nào đó hay một rèn tập kỹ thuậtnào đó một hay hai lần. Sự thay đổi cần phải có thờigian. Ngay cả đến thể chất thay đổi cũng cần phải cóthời gian. Chẳng hạn, khi bạn di chuyển từ vùng khí hậunày đến vùng khí hậu khác, có thể cần thời gian mới thíchnghi được với môi trường mới. Cũng như vậy, thay đổitâm bạn cần phải có thời gian. Có nhiều nét đặc điểmtinh thần tiêu cực, cho nên bạn cần phải chăm chú và phảnứng từng nét đặc điểm một. Điều này không dễ dàng.Cần phải áp dụng đi áp dụng lại hàng loạt kỹ thuậtkhác nhau và có thì giờ để tự bạn quen dần với sự thựchành. Đó là tiến trình học hỏi.

"Nhưngtôi nghĩ rằng với thời gian bạn có thể có những sự thayđổi tích cực. Mỗi ngày, ngay khi bạn thức dạy, bạn cóthể phát triển một động cơ suy nghĩ tích cực thành thực."Tôisẽ sử dụng ngày hôm nay theo một đường lối tích cựchơn. Tôi không nên phí phạm ngày hôm nay. Và buổi tối trướckhi lên giường, kiểm lại xem bạn đã làm được những gì,hãy tự hỏi "Tôi đã sử dụng ngày hôm nay theo như đã trùtính chưa? Nếu như mọi việc diễn ra đúng, bạn nên vui mừng.Nếu không đúng, hãy hối tiếc việc bạn đã làm và tìmra lỗi lầm ngày đó. Cho nên, nhờ những phương pháp nhưvậy, bạn có thể dần dần củng cố khía cạnh tâm tíchcực của bạn. "Giờ đây, thí dụ, trường hợp của riêngtôi, là một nhà sư Phật Giáo, tôi tin tưởng vào Phất Giáo,và nhờ kinh nghiệm bản thân mà tôi biết sự tu tập PhậtGiáo giúp cho tôi rất nhiều. Tuy nhiên vì thói quen, qua nhiềutiền kiếp, một số sự việc có thể phát sinh như nóng giậnvà luyến ái. Cho nên bây giờ những gì tôi cần làm trướcnhất là học về giá trị tích cực của sự tu tập, rồixấy dựng quyết tâm, và rồi cố gắng thi hành chúng. Lúcđầu việc tiến hành tu tập tích cực còn không đáng kể,nên ảnh hưởng tiêu cực vẫn còn mạnh. Tuy nhiên, cuối cùng,khi bạn càng ngày càng củng cố được sự tu tập tích cực,ứng xử tiêu cực tự động giảm thiểu. Cho nên, thực tếlà thực hành "Pháp" [*] là một cuộc chiến không ngưng ởbên trong, thay thế tính nết hay thói quen tiêu cực trướcđây bằng phản xạ tính nết mới tích cực."

[*]Chữ Pháp có nhiều nghĩa rộng mà không có chữ Anh nào tươngđương. Chữ này thường được dùng để nói về giáo lýhay học thuyết của Đức Phật, gồm có truyền thống kinhđiển cũng như lối sống và sự hiểu biết tinh thần do ápdụng giáo lý. Đôi khi người Phật Tử dùng chữ này trongý nghĩa tổng quát hơn - có nghĩa là tu tập tinh thần hay tôngiáo trong luật tinh thần phổ biến thông thường, hay bảnchất thực sự của hiện tượng - và sử dụng thuật ngữBuddhadharma (Phật Pháp) để tham chiếu cụ thể hơn về nguyêntắc và sự tu tập của Phật Đạo. Tiếng Dharma trong tiếngPhạn bắt nguồn từ gốc từ nguyên có nghĩa là "giữ" vàtrong phạm vi vấn đề này nó có nghĩa rộng hơn là hành xửhay hiểu biết dùng để "giữ người ta lại" hay bảo vệngười ta khỏi bị khổ đau và nguyên nhân của nó.

Tiếptục Ngài nói: "Dù bạn đang hoạt động nào hay sự tu tậpnào, thì cũng không có gì là khó khăn nhờ sự làm quen vàrèn luyện liên tục. Nhờ rèn luyện chúng ta có thể thay đổi,chúng ta có thể tự biến đổi. Trong phạm vi tu tập PhậtGiáo, có nhiều phương pháp giữ cho tâm bình tĩnh khi nhiềuchuyện rắc rối xẩy ra.

Nhờtu tập lặp đi lặp lại những phương pháp này, chúng ta cóthể đi đến chỗ xáo trộn nào đó vẫn có thể xẩy ra nhưngtác động tiêu cực vào tâm vẫn còn trên bề mặt, giốngnhư làn sóng nhấp nhô trên mặt biển nhưng không có tác độngsâu xuống nhiều. Mặc dù kinh nghiệm cá nhân tôi rất ítỏi, tôi thấy nó rất đúng trong sự tu tập của cá nhântôi. Cho nên, khi tôi nhận được một số tin tức bi thảm,vào lúc đó tôi có thể chứng nghiệm một vài xáo trộn trongtâm, nhưng rồi nó cũng qua đi rất mau. Hay tôi có thể khóchịu và bực tức, nhưng rồi nó cũng biến đi rất nhanh.Không có tác động vào tâm khảm. Không sân hận. Việc nàyđạt được nhờ tu tập dần dần, không thể chỉ qua mộtđêm mà thành công được". Nhất định là không. Đức ĐạtLai Lạt Ma đã rèn tập tâm từ khi Ngài bốn tuổi.

Huântập tâm có phương pháp - sự vun trồng hạnh phúc, sự thayđổi đích thực nội tâm bằng cách chọn lựa và tập trungmột cách có mục đích vào trạng thái tinh thần tích cựcvà chống lại trạng tinh thái thần tiêu cực - có thể thựchiện được vì chính cấu trúc và chức năng của bộ não.Chúng ta sinh ra với bộ não được kết nối về mặt di truyềnvới một số mô hình hành xử có thiên hướng bẩm sinh chúngta có khuynh hướng tìm cách phản ứng lại môi trường đểsinh tồn về mặt tinh thần cảm xúc và thân thể. Những tậphợp chỉ dẫn căn bản được mã hóa trong vô số hoạt hóamô hình tế bào thần kinh bẩm sinh, sự phối hợp đặc biệtcủa tế bào não phát ra đáp ứng bất cứ sự việc, kinhnghiệm, hay suy nghĩ nào. Nhưng kết nối trong não không phảilà tĩnh, không phải là cố định không thay đổi được.Bộ não của chúng ta có khả năng thích ứng. Các nhà khoahọc thần kinh đã chứng minh bằng tài liệu một sự việccó thật là bộ não có thể lập mô hình mới, những phốihợp khác hẳn của các tế bào thần kinh và thần kinh truyềntải (hóa chất chuyển thông tin giữa những tế bào thầnkinh) đáp ứng dữ kiện mới truyền vào. Thực ra, bộ nãocủa chúng ta dễ uốn nắn, thay đổi, cấu hình lại kếtnối cho phù hợp với tư tưởng và kinh nghiệm mới. Do họctập, chức năng của chính tế bào thần kinh cá nhân thay đổi,cho phép những tín hiệu điện chạy theo chúng dễ dàng hơn.Các khoa học gia gọi khả năng thay đổi vốn có của bộnão là " tính mềm dẻo"

Khảnăng thay đổi kết nối của bộ não để phát triển nhữngliên hệ thần kinh mới, đã được chứng minh trong các cuộcthí nghiệm như một thí nghiệm của các Bác Sĩ Avi Karni vàLeslie Underleider tại Viện Tấm Thần Quốc Gia. Trong cuộc thínghiệm này, các nhà nghiên cứu đã để các đối tượngthí nghiệm thi hành một nhiệm vụ đơn giản về dấy thầnkinh vận động, dùng bài tập gõ nhẹ ngón tay xuống, và xemnhững phản ứng của các bộ phận của não liên quan đếntác động ấy bằng máy cắt lớp não MRI. Những đối tượngthí nghiệm thực hành bài tập ngón tay hàng ngày trong bốntuần, càng ngày càng hữu hiệu hơn và nhanh hơn. Cuối cùngsau giai đoạn bốn tuần, chụp cắt lớp não được làm đilàm lại cho thấy khu vực não dính líu tới nhiệm vụ nàyđã mở rộng, cho thấy thực hành đều đặn và lặp đi lặplại một nhiệm vụ đã tổ chức được những tế bào thầnkinh mới và thay đổi mối liên hệ thần kinh đầu tiên dínhlíu vào nhiệm vụ này.

Nétđặc biệt đáng chú ý này của bộ não có vẻ là cơ sởtâm lý cho khả năng thay đổi tâm. Bằng cách vận động tưtưởng và thực hành cách suy nghĩ mới, chúng ta có thể táiđịnh hướng các tế bào thần kinh và thay đổi cách hoạtđộng của bộ não. Đó cũng là cơ sở cho khái niệm thayđổi bên trong bắt đầu bằng học hỏi (nhập liệu mới) và kéo theo kỷ luật dần dần thay thế những "tính nếttiêu cực " (tương đương với mô hình hoạt hóa tế bào thầnkinh riêng của chúng ta bằng "tính nết tích cực" (hình thànhmạch thần kinh mới). Nhu vậy, khái niệm huân luyện tâm đểđạt hạnh phúc trở thành khả năng có thể làm được thựcsự.

KỶLUẬT ĐẠO ĐỨC

Tronglần thảo luận sau này đề cập đến việc huân luyện tinhthần để đạt hạnh phúc, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhân mạnh"Tôi nghĩ rằng cách ứng xử đạo đức là một nét đặcthù khác thuộc loại kỷ luật nội tâm dẫn đến cuộc sốnghạnh phúc. Ta có thể gọi nó là kỷ luật đạo đức. Nhữngđại đạo sư tinh thần như Đức Phật khuyên chúng ta thựchiện những hành động thiện và tránh vui thích những hànhđộng bất thiện. Liệu hành động của chúng ta là thiệnhay bất thiện điều đó tùy thuộc vào hành động hay hànhvi ấy phát sinh từ một trạng thái tâm thức có kỷ luậthay không có kỷ luật. Người ta cho rằng tâm kỷ luật dẫnđến hạnh phúc và tâm vô kỷ luật dẫn đến đau khổ, vàthực tế người ta nói rằng đưa kỷ luật vào tâm là bảnchất giáo lý của Đức Phật.

"Khitôi nói kỷ luật, tôi tmuốn nói đến kỷ luật tự giác,không phải là kỷ luật do một người nào đó bên ngoài ápđặt cho bạn. Tôi nói đến thứ kỷ luật được áp dụngđể khắc phục những đức tính tiêu cực. Một băng

đảngtội phạm có thể cần kỷ luật để ăn cướp thành công,nhưng thứ kỷ luật ấy thật vô ích.

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma ngưng lại một lúc dường như để phảnảnh tập trung tư tưởng của Ngài. Hoặc có lẽ chỉ là Ngàitìm từ bằng tiếng Anh. Tôi không biết. Nhưng nghĩ về cuộcđàm thoại buổi chiều hôm đó khi Ngài ngừng lại, một cáigì đó về toàn bộ cuộc nói chuyện liên quan đến tầm quantrọng về học tập và kỷ luật bắt đầu làm cho tôi thấykhá nhạt nhẽo khi nó tương phản với những mục tiêu caoquý của hạnh phúc thực sự, tăng trưởng tinh thần và sựthay đổi hoàn toàn nội tâm. Dường như sự tìm cầu hạnhphúc bằng cách này hay cách khác là một tiến trình tự phát.

Đưara vấn đề, tôi xen vào "Ngài mô tả những xúc cảm ứngxử tiêu cực là "bất thiện" và ứng xử tích cực là "thiện".Hơn nữa, Ngài nói tâm không được huân luyện hay vô kỷluật nói chung đưa đến kết quả ứng xử tiêu cực hay bấtthiện, cho nên chúng ta phải học và rèn luyện mình nhằmtăng trưởng ứng xử tích cực. Cho đến bây giờ mọi điềuđều tốt đẹp.

"Nhưngđiều làm cho tôi băn khoăn là sự xác định của Ngài vềứng xử tiêu cực hay bất thiện là những ứng xử dẫn đếnkhổ đau. Và Ngài định nghĩa một ứng xử thiện dẫn đếnhạnh phúc. Ngài cũng bắt đầu với tiền đề căn bản làtất cả chúng sanh với mong muốn tránh khổ đau và đạt hạnhphúc - sự ham thích này là bẩm sinh; điều này không cầnphải học. Vậy thì câu hỏi là: Nếu tự nhiên là chúng tamong muốn tránh khổ đau thì tại sao chúng ta không càng ngàycàng bị đẩy lui một cách tự nhiên bởi ứng xử tiêu cựchay bất thiện khi trở về già? Và nếu là tự nhiên muốncó hạnh phúc thì tại sao chúng ta không hàng ngày càng ngảvề ứng xử thiện một cách tự động và tự nhiên đểrồi được hạnh phúc hơn khi đời ta tiến về phía trước?Tôi muốn nói là nếu những ứng xử thiện tự nhiên dẫnđến hạnh phúc và chúng ta muốn có hạnh phúc, liệu điềuđó có xẩy ra như một tiến trình tự nhiên không? Tại saochúng ta cần nhiều đến giáo dục, huân luyện và kỷ luậtđể tiến trình ấy xẩy ra?

Lắcđầu, Ngài Đạt Lai Lạt Ma trả lời " Ngay cả đến trongnhững điều kiện thông thường, trong đời sống hàng ngàycủa chúng ta, chúng ta coi giáo dục là một nhân tố rất quantrọng để bảo đảm một cuộc sống thành công và hạnhphúc. Và kiến thức không thể có được một cách tự nhiên.Chúng ta phải rèn luyện, chúng ta phải trải qua một loạichương trình huân luyện có hệ thống và vân vân.. Và chúngta coi giáo dục và huân luyện thông thường này là hết sứckhó, nếu không tại sao các học sinh lại cần đến nhiềukỳ nghỉ như vậy? Tuy nhiên chúng ta biết loại giáo dụcđó rất quan trọng nhằm bảo đảm một cuộc sống thànhcông và hạnh phúc.

"Cũnggiống như vậy, muốn làm việc thiện cũng không đến mộtcách tự nhiên mà chúng ta phải có ý thức rèn luyện đểhướng tới nó. Đúng vậy, nhất là trong xã hội hiện đại,bởi vì có một khuynh hướng tin rằng vấn đề việc thiệnvà bất thiện - làm gì và không nên làm gì - được coi làtrong phạm vi hoạt động của tôn giáo. Theo truyền thốngtôn giáo được coi là có trách nhiệm của tôn giáo qui địnhcách ứng xử nào là thiện và bất thiện. Tuy nhiên trong xãhội ngày này, tôn giáo đã mất uy tín và ảnh hưởng củanó ở một mức nào đó. Và đồng thời, không có sự lựachọn nào, như đạo lý thế tục xuất hiện để thay thếvào. Cho nên dường như ít có sự lưu tâm đến sự cần thiếtphải có lối sống thiện. Chính vì điều này mà tôi nghĩrằng chúng ta cần phải gắng sức nhiều và có ý thức làmviệc tiến tới đạt loại kiến thức này. Thí dụ, mặcdù cá nhân tôi tin tưởng bản chất con người chúng ta cănbản là hòa nhã và giàu lòng thương, nhưng tôi cảm thấykhông đủ vì bản chất tiềm ẩn của chúng ta, chúng ta cũngphải phát triển sự đánh giá cao và tỉnh thức về sự thậtđó. Và thay đổi cách nhận thức chính mình, nhờ học tậpvà hiểu biết, có thể có tác động thực sự vào cách chúngta tương tác với những người khác và cách chúng ta sốnghàng ngày ".

Vờkhông đồng ý để nêu ra vấn đề, tôi phản kháng " Tuy nhiênNgài đã sử dụng sự tương đồng của hệ thống giáo dụcvà rèn luyện lý thuyết thông thường. Điều đó là mộtviệc. Nhưng nếu Ngài nói chuyện về cách ứng xử nào đógọi là thiện hay tích cực, dẫn đến hạnh phúc, và nhữngứng xử khác dẫn đến khổ đau thì tại sao phải học nhiềuđến thế mới nhận biết ra chúng và phải rèn luyện quánhiều mới thực hiện được cách ứng xử tích cực và loạibỏ ứng xử tiêu cực? Tôi muốn nói là nếu bạn đưa tayvào lửa, bạn sẽ bị bỏng. Bạn rụt tay lại, bạn đã biếtcách ứng xử này dẫn đến khổ đau. Bạn đâu cần họchay rèn luyện nhiều mới biết đừng đụng vào lửa nữa.

"Vậythì, tại sao tất cả những cách ứng xử hay cảm xúc dẫnđến khổ đau lại không như vậy? Chẳng hạn, Ngài cho rằngnóng giận và sân hận rõ ràng là những cảm xúc tiêu cựcvà cuối cùng dẫn đến khổ đau. Nhưng tại sao ta phải đượcgiáo dục về những hậu quả có hại của nóng giận và sânhận để loại bỏ chúng? Vì nóng giận trực tiếp gây racảm xúc khó chịu cho con người, chắc chắn là dễ cảm thấytrực tiếp cái khó chịu ấy, tại sao ta không tự nhiên vàtự động tránh nó trong tương lai?

KhiĐức Đạt Lai Lạt Ma chú ý nghe những lập luận của tôi,đôi mắt thông minh của Ngài như mở rộng ra, như thể Ngàihơi ngạc nhiên, hoặc thậm chí thích thú về tính ngấy thơtrong câu hỏi của tôi. Rồi với một chuỗi cười lớn, đầythiện chí Ngài nói:

"Khibạn nói về kiến thức dẫn đến tự do hay giải pháp củamột vấn đề, bạn phải hiểu rằng có nhiều mức độ khácnhau. Thí dụ, con người ở vào Thời Đại Đồ Đá khôngbiết nấu thịt nhưng vẫn có nhu cầu sinh học về ăn, chonên họ ăn giống như thú hoang. Khi con người tiến bộ, họhọc cách nấu và nêm các loại gia vị khác nhau làm cho đồăn ngon hơn và làm thành nhiều món. Và ngay cả thời đạingày nay, nếu chúng ta bị bệnh đặc biệt nào đó và nhờkiến thức chúng ta biết được loại đồ ăn nào không tốtcho chúng ta, thì dù chúng ta thích ăn món đó, nhưng chúng tacũng tự kiềm chế không ăn. Cho nên rõ ràng là mức độkiến thức càng tinh vi thì chúng ta sẽ đương đầu với thếgiới tự nhiên càng hiệu quả.

"Bạncần có khả năng xét đoán hậu quả trong tương lai gần vàxa về cách ứng xử của bạn và cân nhắc cả hai. Thí dụ,khắc phục nóng giận, mặc dù thú vật cũng chứng nghiệmnóng giận, nhưng chúng không biết nóng giận là tai hại. Tuynhiên con người ở một mức độ khác, khác ở chỗ bạncó sự tự ý thức để bạn ngẫm nghĩ và quan sát khi nónggiận phát sinh, nó làm hại bạn. Cho nên bạn có sự phánxét nóng giận là tiêu cực. Bạn cần phải biết suy luận.Cho nên không phải là đơn giản như đưatay vào lửa, và đểrồi bị bỏng, và để rồi biết không bao giờ làm điềuđó trong tương lai nữa. Học vân và kiến thức về nhữnggì dẫn đến hạnh phúc và những gì gây khổ đau càng tinhvi thì bạn sẽ có nhiều kết quả hơn trong việc đạt hạnhphúc. Cho nên, chính vì điều đó tôi nghĩ rằng giáo dụcvà kiến thức là rất quyết định." Tôi cho là Ngài cảmthấy tôi vẫn phản kháng khái niệm về giáo dục đơn giảnlà một phương cách để thay đổi nội tâm, Ngài nhận xét" Một vấn đề trong xã hội hiện nay là thái độ của chúngta hướng về giáo dục như thể nó chỉ làm cho bạn tài giỏihơn. Đôi khi dường như những người ít học, ít tinh vi hơnvề đào tạo giáo dục, thì họ lại càng chất phác và ngaythật hơn. Mặc dù xã hội chúng ta không nhân mạnh vào việcnày, nhưng việc sử dụng kiến thức và giáo dục lại quantrọng nhất là giúp chúng ta hiểu rõ tầm quan trọng củaviệc làm các hành động thiện và đưa kỷ luật vào tâmchúng ta. Sử dụng thích hợp trí thông minh và kiến thứcsẽ đem lại sự thay đổi từ bên trong để phát triển lòngtốt".

CHƯƠNG4
GIÀNHLẠI TÌNH TRẠNG HẠNH PHÚC BẨM SINH

BẢNCHẤT CƠ BẢN CỦA CHÚNG TA

Giờđây, chúng ta được làm người để tìm cầu hạnh phúc.Rõ ràng là cảm giác yêu thương, tình cảm, gần gũi, và từbi mang lại hạnh phúc, tôi tin là mỗi người trong chúng tacó cơ sở để có hạnh phúc, để đi vào trạng thái tâmtrìu mến và từ bi, những trạng thái mang đến hạnh phúc,Đức Đạt Lai Lạt Ma khẳng định."Thật ra, đó là một trongnhững niềm tin chủ yếu của tôi mà chúng ta vốn có khôngchỉ là khả năng từ bi mà tôi tin là bản chất căn bảntiềm ẩn trong con người là tính hòa nhã"

Niềmtin đó của Ngài dựa vào cái gì?

"Họcthuyết Phật Giáo về "Phật Tánh" cung cấp một số điểmvề niềm tin này là bản chất cơ bản của tất cả chúngsinh thực chất là hiền hòa và không gây gỗ." Nhưng ta cóthể tiếp nhận quan điểm ấy mà không cần phải dùng đếnhọc thuyết Phật Giáo về Phật Tánh." Niềm tin của tôi còndựa vào những điểm khác. Tôi nghĩ rằng vấn đề tình cảmhay từ bi của con người không phải chỉ là vấn đề tôngiáo, nó còn là một nhân tố cần thiết cho đời sống từngngày của con người

"Chonên, trước hết nếu chúng ta nhìn vào chính mô hình cuộcsống từ lúc tuổi nhỏ đến lúc chết, chúng ta có thể thấycách chúng ta được cơ bản nuôi dưỡng là tình cảm củangười khác. Nó bắt đầu ngay lúc mới sinh. Sau khi sinh ra,hành động thực sự đầu tiên của chúng ta là bú mẹ haysữa của người nào đó. Đó là một hành động của tìnhcảm, của tình thương. Không có hành động đó chúng ta khôngthể tồn tại. Điều ấy thật rõ ràng. Hành động ấy khôngthể thực hiện được nếu không có cảm giác yêu mến lẫnnhau. Từ phía đứa trẻ, nếu không có cảm giác tình cảm,không có ràng buộc gì với người cho sữa thì đứa trẻcó thể không bú sữa. Và nếu không có tình cảm về phầnngười mẹ, hay người nào khác, sữa không tự nhiên có được.Cho nên, đó là cách sống. Đó là thực tế.

"Rồi,cấu trúc thân thể dường như phù hợp hơn đối với cảmgiác tình yêu thương và từ bi. Chúng ta dều thấy tình trạngbình tĩnh, tình cảm, lành mạnh có tác dụng tốt cho sứckhỏe và hạnh phúc thể chất. Ngược lại, những cảm giácthất vọng, sợ hãi, bồn chồn và nóng giận có thể hủyhoại sức khỏe của chúng ta.

"Trongtriết học Phật Giáo, "Phật Tánh" nói đến bản chất tiềmẩn, căn bản, và tinh tế nhất của tâm. Trạng thái tâm này,hiện hữu ở mọi con người, hoàn toàn không bị hư hoạibởi cảm xúc hay tư tưởng tiêu cực.

"Chúngta cũng có thể thấy sức khỏe cảm xúc của chúng ta đượcnâng cao bởi cảm giác tình cảm. Muốn hiểu việc này, chúngta chỉ cần nghĩ xem chúng ta cảm thấy ra sao khi những ngườikhác tỏ ra nhiệt tình và tình cảm với chúng ta. Hoặc hãyquan sát cảm giác tình cảm hay thái độ của chính mình đãtác động một cách tự động và tụ nhiên ảnh hưởng đếnbên trong chúng ta ra sao, chúng làm cho chúng ta cảm thấy rasao. Những xúc cảm hiền hòa và ứng xử tích cực đi kèmvới chúng ta dẫn đến gia đình và đời sống cộng đồnghạnh phúc hơn.

"Chonên tôi nghĩ rằng chúng ta có thể kết luận bản chất cơbản của con người là tính hòa nhã Và nếu đúng như vậy,nó làm cho tất cả có ý nghĩa hơn khi có lối sống phù hợphơn với bản chất căn bản hòa nhã của con người chúngta".

"Nếubản chất cốt lõi là hòa nhã và tình thương, Tôi hỏi "Tôichỉ băn khoăn làm sao Ngài có thể giải thích tất cả nhữngxung đột và cách ứng xử hung hăng chung quanh chúng ta "

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma gật đầu tư lự một lúc rồi trả lời" Đương nhiên chúng ta không thể bỏ qua sự thực là luônluôn có những mâu thuẫn và căng thẳng, không chỉ trong phạmvi tâm trí cá nhân mà còn trong phạm vi gia đình, khi chúngta tác động qua lại với người khác, và ở mức xã hội,mức quốc gia, và mức toàn cầu. Cho nên nhìn vào đây, mộtsố người kết luận bản tính con người căn bản là hunghăng. Họ có thể chỉ vào lịch sử con người đem so sánhvới các loài có vú khác, ứng xử của con người hung hãnhơn nhiều. Hay, họ có thể nói, "Tuy tình thương là một phầncủa tâm, nhưng nóng giận cũng là một phần của tâm. Chúngđồng đều là một phần bản tính của chúng ta, cả hai ítnhiều đều ở cùng một mức độ"."'Tuy nhiên, nhoài ngườivề phía trước, ra sức một cách tỉnh táo, Ngài quả quyết"Tôi vẫn vững tâm bản tính con người chủ yếu là tìnhthương, hòa nhã. Đó là nét đặc thù trội hơn hẳn trongbản tính con người." Nóng giận, bạo lực, và hung hãn cóthể phát sinh, tôi nghĩ nhưng điều đó chỉ là phụ, hay ởbề ngoài nhiều hơn,về một ý nghĩa nào đó chúng phát sinhkhi chúng ta nản lòng trong cố gắng muốn giành được tìnhyêu và tình cảm. Chúng không phải là phần bản tính cănbản tiềm ẩn của chúng ta.

"Chonên mặc dầu sự gây hân có thể xẩy ra, nhưng tôi tin lànhững xung đột này không nhất thiết vì bản tính con ngườimà đúng hơn là kết quả của tri thức con người - trí thôngminh con người mất quân bình, sử dụng sai trí thông minh củachúng ta, khả năng sáng tạo của chúng ta. Bây giờ hãy nhìnvào sự tiến hóa của loài người, tôi nghĩ rằng nếu đemso sánh với một số thú vật khác, thể chất của chúng tacó lẽ rất yếu. Nhưng vì sự phát triển của trí thông minhcon người, chúng ta đã có thể sử dụng nhiều dụng cụvà khám phá ra nhiều phương pháp để chiến thắng nhữnghoàn cảnh môi sinh có hại. Khi xã hội loài người và điềukiện môi sinh càng ngày càng trở nên phức tạp, vấn đềnày đòi hỏi trí thông minh và khả năng nhận thức của chúngta đóng một vai trò to lớn hơn để đáp ứng được nhữngđòi hỏi không ngưng của môi trường phức tạp. Cho nên,tôi tin tiềm ẩn hay bản tính cơ bản hay tiềm ẩn của chúngta là tính hòa nhã và trí thông minh là cái phát triển sau.Và tôi nghĩ rằng nếu khả năng con người, trí thông minhcon người, phát triển theo chiều hướng không quân bình, khôngđược cân bằng bằng tình thương, thì nó sẽ trở thànhphá hoại. Nó sẽ dẫn đến thảm họa.

"Nhưng,tôi nghĩ rằng điều quan trọng là phải công nhận rằng nếunhững xung đột của con người gây ra do sử dụng sai lầmtrí thông minh thì chúng ta cũng có thể dùng trí thông minhđể tìm ra cách thức và phương tiện để khắc phục nhữngxung đột ấy. Khi trí thông minh con người và lòng tốt haytình cảm con người được sử dụng cùng với nhau, tất cảnhững hành động của con người trở thành xấy dựng. Khichúng ta phối hợp một trái tim nồng hậu với kiến thứcvà giáo dục, chúng ta sẽ biết tôn trọng quan điểm và quyềncủa người khác. Điều này trở thành cơ sở cho tinh thầnhòa giải nhằm khắc phục sự gây hân và giải quyết nhữngvụ xung đột của chúng ta.

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma ngưng lại và nhìn vào đồng hồ của Ngài."Chonên, Ngài kết luận, dù cho bạo lực nhiều đến đâu haybao nhiều điều tồi tệ mà ta phải chịu đựng, tôi tin làgiải pháp tối hậu cho những xung đột, cả bên trong lẫnbên ngoài, nằm trong sự quay về của bản tính cơ bản haytiềm ẩn của con người, đó là hòa nhã và tình thương

Lạinhìn vào đồng hồ, Ngài bắt đầu cười một cách rất thânmật " Vậy, chúng ta ngưng tại đây, quả là một ngày dài!".Ngài xỏ lại đôi giầy Ngài đã cởi ra trong lúc đàm thoại,và trở về phòng.

VẤNĐÈ BẢN TÍNH CON NGƯỜI

Trênvài thập kỷ qua, quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma vềbản tính từ bi tiềm ẩn của con người dường như tiếnbộ rất chậm tại Phương Tây, mặc dầu đã có sự tranhđấu. Khái niệm về cách ứng xử của con người chủ yếulà ích kỷ, cơ bản là tìm kiếm cho chính mình, đã ăn sâuvào tư tưởng Tây Phương. Tư tưởng ấy không chỉ chúngta vốn ích kỷ mà còn hung hăng và thù nghịch là một phầnbản tính căn bản con người đã ngự trị văn hóa chúng tanhiều thế kỷ. Đương nhiên, theo lịch sử có rất nhiềungười có quan điểm đối nghịch. Chẳng hạn, vào giữa thếkỷ thứ 17, David Hume viết rất nhiều về "lòng nhân từ tựnhiên" của con người. Và vào thế kỷ sau, ngay chính CharlesDarwin cho rằng " bản năng đồng cảm" là của loài người.Nhưng vì một lý do nào đó, quan điểm bi quan hơn về nhântính đã bén rễ trong nền văn hóa của chúng ta, ít nhấttừ thế kỷ thứ 17, dưới ảnh hưởng của các triết gianhư Thomas Hobbes, người đã có một quan điểm khá tối tămvề loài người. ông hình dung loài người như là hung bạo,tranh đua, luôn luôn trong xung đột, và chỉ quan tâm đến quyềnlợi bản thân. Hobbes nổi tiếng coi nhẹ bất cứ khái niệmnào về lòng tốt căn bản của con người, một lần bị bắtgặp đang cho tiền cho một người ăn xin tại hè phố. Khiđược hỏi về sự bốc đồng rộng lượng đó, ông nói"Không phải tôi làm như vậy để giúp đõ hắn, tôi làm vậylà để giảm bớt khổ đau của tôi khi nhìn thấy sự nghèonàn của người đó".

Tươngtự như vậy, vào đầu thế kỷ này, George Santayana, một triếtgia sinh ra tại Tây Ban Nha, viết rằng những thôi thúc hàophóng, giúp đỡ, trong thời gian người ta tồn tại, thườnglà rất yếu, phù du, và không vững vàng trong bản tính củaloài người nhưng, "chỉ cần phanh phui một chút dưới bềmặt đó bạn sẽ thấy một con người tàn bạo, cố chấp,hết sức ích kỷ ." Bất hạnh thay, khoa học và tâm lý họcTây Phương chộp lấy khái niệm đó, thừa nhận thậm chíkhuyến khích quan điểm ích kỷ ấy. Ngay trong những ngày đầucủa khoa học tâm lý hiện đại, đã có sự thừa nhận cơbản chung tiềm ẩn là tất cả các động cơ thúc đẩy củacon người chủ yếu là ích kỷ, hoàn toàn dựa vào quyềnlợi bản thân.

Saukhi hoàn toàn chấp nhận tính ích kỷ chủ yếu của chúngta là một tiền đề, một số khoa học gia lỗi lạc hơn trămnăm qua đã tăng thêm niềm tin vào điều này về bản tínhthực chất hung hăng của con người. Freud nói rằng "khuynhhướng hung hăng là một thiên hướng trước tiên, tự tồntại và bản năng." Ở cuối thế kỷ này, hai nhà văn, RobertArdrey và Konrad Lorenz, nhìn vào kiểu hoạt động sinh vật ởmột số loài ăn thịt sống, kết luận con người căn bảncũng là loài ăn thịt sống, có ham muốn bẩm sinh hay bảnnăng tranh giành lãnh thổ.

Tuynhiên trong những năm gần đây, xu thế có vẻ chống lạiquan điểm hết sức bi quan về nhân loại tỏ ra gần hơn vớiquan điểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma về bản tính tiềm ẩncủa chúng ta là hòa nhã và tình thương. Trên hai hay ba thậpniên qua, đã có đến hàng trăm nghiên cứu khoa học cho thấytính hung hăng không nhất thiết là bẩm sinh và cách cư xủbạo lực bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố về sinh học,xã hội, địa dư và môi trường. Có lẽ báo cáo bao quátnhất về nghiên cứu mới nhất được tổng kết trong bảnTuyên Bố Seville 1986 về Bạo Lực do 20 khoa học gia đứnghàng đầu trên khắp thế giới soạn thảo và ký. Đươngnhiên trong tuyên bố này họ thừa nhận cách cư xử bạo lựcđang xẩy ra, nhưng họ khẳng định là theo khoa học khi nóirằng chúng ta kế thừa khuynh hướng để gây chiến tranh vàbạo lực là sai. Cách cư xử ấy không phải do di truyền đặtvào bản tính con người. Họ nói rằng dù chúng ta có bộmáy thần kinh bạo hành thì cách cư xử ấy cũng không tựđộng hoạt động. Không có gì trong sinh lý học thần kinhbắt buộc chúng ta bạo hành. Khảo sát vấn đề bản tínhcăn bản của con người, hầu hết các nhà nghiên cứu tronglãnh vực này hiện cảm thấy cơ bản là chúng ta có tiềmnăng phát triển thành người hòa nhã, chu đáo hay bạo lực,hung hăng, khuynh hướng hành động được nhân mạnh nhiềuvào vấn đề huân luyện.

Nhữngnhà nghiên cứu đương đại nay đã bắt bẻ không chỉ kháiniệm về tính hung hãn bẩm sinh của con người, mà cả kháiniệm con người bẩm sinh vị kỷ và ích kỷ cũng bị côngkích. Những người điều tra nghiên cứu như C. Daniel Batsonhay Nancy Eisenberg của Đại Học Tiểu Bang Arizona đã tiếnhành nhiều cuộc nghiên cứu trong những năm vừa qua cho thấycon người có khuynh hướng về cách đối xử vị tha. Mộtsố nhà khoa học như Tiến sĩ xã hội học Linda Wilson cũngtìm cách khám phá tại sao điều này lại như vậy. Đức tínhvị tha theo lý thuyết của bà là một phần bản năng sinhtồn - hết sức đối lập với lý thuyết của những nhàtư tưởng trước đây cho rằng thái độ thù nghịch và hunghãn là tiêu chuẩn xác nhận bản năng sinh tồn của chúngta. Nhìn vào trên hàng trăm thảm họa tự nhiên, Tiến sĩ Wilsontìm thấy một mẫu hình mạnh mẽ về lòng vị tha trong sốnhững nạn nhân thảm họa dường như là một phần của tiếntrình khôi phục. Bà thấy rằng cùng nhau làm việc giúp đỡlẫn nhau có khuynh hướng tránh các khó khăn tâm lý sau nàycó thể xẩy ra do chân thương.

Khuynhhướng liên kết chặt chẽ với những người khác, hành độngvì phúc lợi của người khác cũng như cho chính mình, đãăn sâu trong bản tính con người, được tôi luyện trong quákhứ xa xăm khi người ta cùng liên kết lại và trở thànhthành viên của một nhóm có cơ may sống sót cao hơn. Nhu cầuthiết lập quan hệ xã hội chặt chẽ vẫn còn dai dẳng chođến ngày nay. Trong những cuộc nghiên cứu, như trong cuộcnghiên cứu của Tiến Sĩ Larry Scherwitz, khảo sát những nhântố rủi ro về bệnh động mạch vành tim, cho thấy nhữngngười thích nổi bật (những người thường nhắc mình bằngcách dùng những đại từ như "Tôi", và "của tôi" trong cáccuộc phỏng vấn) dễ bị bệnh động mạch vành nhiều hơn,cả khi những cách đối xử đe dọa sức khỏe được kiềmchế. Các nhà khoa học khám phá ra rằng những người ít cómối liên hệ xã hội, dường như bị kém sức khỏe yếu,mức độ bất hạnh phúc cao hơn, và dễ bị căng thẳng hơn.

Chìatay giúp đỡ người khác có thể là cần thiết cho bản tínhchúng ta cũng như giao tiếp. Ta có thể làm một sự so sánhvới sự phát triển ngôn ngữ, giống như khả năng có tìnhthương và lòng vị tha, là một trong những nét đẹp củaloài người. Những khu vực đặc biệt của bộ não dành riêngcho tiềm lực về ngôn ngữ. Nếu chúng ta được đặt vàohoàn cảnh môi trường phù hợp, tức là, một xã hội biếtnói, thì những nơi kín đáo của não bắt đầu phát triểnvà hoàn thiện và khả năng về ngôn ngữ tăng trưởng. Cũnggiống như vậy, tất cả ai cũng được phú cho "hạt giốngcủa tình thương". Khi được đặt vào hoàn cảnh thích hợp- ở nhà, hay ở ngoài xã hội nói chung, và sau đó nhờ vàonhững cố gắng rõ rệt của mình - "hạt giống" ấy sẽ thănghoa. Với khái niệm ấy trong tâm, các nhà nghiên cứu hiệnđang tìm cách khám phá ra những hoàn cảnh môi sinh tốt nhấtđể hạt giống quan tâm và tình thương chín muồi nơi concái. Họ đã nhận biết một số nhân tố: có những bậccha mẹ có thể điều hòa được cảm xúc, làm gương vềcách đối xử chu đáo, dạy bảo giới hạn về tư cách đạođức của con cái, truyền đạt cho chúng hiểu trách nhiệmvề tư cách của chúng, và dùng lý luận để giúp con cáihướng sự lưu tâm tới các trạng thái cảm xúc hay nhữnghậu quả về cách đối xử của chúng đối với người khác.

Nhìnlại sự thừa nhận cơ bản của chúng ta về bản tính tiềmẩn của con người, từ bản tính thù nghịch đến có ích,có thể mở ra nhiều khả năng. Nếu chúng ta bắt đầu bằngviệc thừa nhận mô hình tư lợi trong tất cả các cách ứngxử của con người, thì một đứa trẻ nhỏ có thể là mộtthí dụ hoàn hảo làm "bằng chứng" cho lý thuyết này. Sanhra, đứa trẻ hình như đã được lập trình việc duy nhấttrong tâm chúng: thỏa mãn nhu cầu của chính chúng, đồ ăn,tiện nghi vật chất và vân vân...Nhưng nếu chúng ta khôngtheo sự ích kỷ căn bản này, một búc tranh hoàn toàn mớisẽ hiện ra. Chúng ta có thể dễ dàng nói đứa trẻ này sanhra đã được lập trình cho một điều duy nhất: có khả năngvà mục đích là đem lạc thú và niềm vui đến cho ngườikhác. Chỉ cần quan sát một đứa trẻ khỏe mạnh, rất khócó thể chối bỏ bản tính hiền hòa tiềm ẩn của con người.Từ ưu thế mới này, chúng ta có thể tán thành khả năngmang niềm vui cho người khác, người chăm sóc, là bẩm sinh.Thí dụ, ở đứa trẻ sơ sinh,khứu giác phát triển chỉ bằng5 phần trăm của người lớn, và vị giác phát triển rấtít. Nhưng ở các trẻ sơ sanh cái tồn tại ở những giácquan đó hướng về mùi và vị của sữa mẹ. Việc cho conbú không những cung cấp dinh dưỡng cho đứa trẻ, mà cònlàm giảm căng thẳng cở ngực. Cho nên chúng ta cũng có thểnói đứa trẻ sinh ra với khả năng bẩm sinh đem lạc thúcho người mẹ bằng cách giảm thiểu sự căng thẳng củanhũ hoa.

Vềmặt sinh học, đứa trẻ sanh được lập trình là để nhậnbiết và phản ứng trước các gương mặt, chỉ có một sốít người không tìm thấy niềm vui đích thực khi thấy trẻnhỏ ngấy thơ nhìn vào mắt họ, và mỉm cười. Một sốnhà dân tộc học đã đề ra lý thuyết về điều này, chorằng khi một đứa trẻ mỉm cười với người chăm sóc nóhay nhìn thẳng vào mắt người này thì đứa trẻ đó đangtheo đuổi " kế hoạch sinh học" sâu xa theo bản năng, "đưara" cách ứng xử quan tâm, hòa nhã, dịu dàng từ người chămsóc nó, người đó cũng đang tuân hành snhiệm vụ bản năngbắt buộc tự nhiên. Vì có thêm nhiều nhà điều tra nghiêncứu phấn đấu khám phá một cách khách quan bản tính củacon người, khái niệm đứa trẻ ít có tính ích kỷ, mộtbộ máy ăn và ngủ, đang phải nhường chỗ cho cách nhìn nhậnmột con người ra đời với bộ máy bẩm sinh là để làmvừa lòng người khác, chỉ cần đến điều kiện môi trườngthích hợp để cho "hạt giống tình thương" tiềm ẩn và tựnhiên được nẩy mầm và phát triển.

Mộtkhi chúng ta kết luận bản tính căn bản của nhân loại làtình thương hơn là hung hăng, mối quan hệ với thế giớichung quanh chúng ta thay đổi tức khắc. Nhìn những ngườikhác như căn bản là thương yêu thay vì thù nghịch và íchkỷ giúp chúng ta bớt căng thẳng, tin tưởng, sống thoảimái, làm chúng ta hạnh phúc hơn.

SUYNGẪM VỀ MỤC ĐÍCH CUỘC ĐỜI

KhiĐức Đạt Lai Lạt Ma ngồi ở sa mạc Arizona tuần này, nghiêncứu bản tính con người và quan sát tâm con người với sựxem xét kỹ lưỡng của một khoa học gia, một sự thật đơngiản dường như lóe lên và sáng tỏ mọi bàn cãi: mục đíchcuộc đời là hạnh phúc. Cấu nói đơn giản này có thểsử dụng như một công cụ có sức mạnh giúp chúng ta vượtqua khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Từ viễn cảnh ấy,nhiệm vụ của chúng ta là loại bỏ những điều dẫn đếnkhổ đau và tích lũy những điều dẫn đến hạnh phúc. Phươngpháp, thực hành hàng ngày này dẫn đến tăng dần dần ýthức và hiểu biết của chúng ta về những gì thực sự dẫnđến hạnh phúc và những gì không dẫn tới hạnh phúc.

Khiđời sống trở nên quá phức tạp và chúng ta cảm thấy khôngchịu nổi, thường là rất hữu ích nếu chúng ta dừng lạivà nhớ lại toàn bộ mục đích, toàn bộ mục tiêu của chúngta. Khi đương đầu với cảm giác trì trệ và bối rối, bỏmột giờ hay một buổi chiều, thậm chí vài ngày chỉ nghĩxem điều đó thực sự đem hạnh phúc sẽ giúp ích cho chúngta nhiều, và rồi thì sắp đặt lại sự ưu tiên trên cơsở đó. Việc này sẽ đem cuộc sống của chúng ta trở lạikhung cảnh thích hợp có một cái triển vọng mới, và giúpchúng ta nên đi hướng nào.

Thỉnhthoảng chúng ta phải đương đầu với những quyết địnhthen chốt có thể ảnh hưởng suốt cuộc đời. Chẳng hanch úng ta quyết định lập gia đình, có con, hay theo một mônhọc để trở thành luật sư, nghệ sĩ, hay thợ điện. Quyếttâm mạnh mẽ để đạt được hạnh phúc - biết những nhântố dẫn đến hạnh phúc và làm những bước tích cực đểxấy dựng một cuộc sống hạnh phúc hơn - đúng là một quyếtđịnh như vậy. - Chỗ ngoặt hướng tới hạnh phúc vì mộtmục tiêu có giá trị và quyết định có ý thức tìm cầuhạnh phúc theo một cách thức có hệ thống có thể thay đổisâu xa phần còn lại cuộc đời của chúng ta.

Sựhiểu biết về những nhân tố sẽ dẫn đến hạnh phúc củaĐức Đạt Lai Lạt Ma dựa vào suốt cuộc đời quan sát tâmcó phương pháp của Ngài, khảo sát bản chất thân phận conngười, và điều tra nghiên cứu những sự việc này trongkhuôn khổ mà Đức Phật lần đầu tiên thiết lập từ trên25 thế kỷ qua. Và từ quá trình này, Đức Đạt Lai Lạt Mađã đi đến kết luận rõ ràng về những hoạt động vàtư tưởng nào có giá trị nhất. Ngài tóm tắt niềm tin cuảNgài vào những lời nói sau có thể dùng làm sự suy ngẫm.

Đôikhi gặp những bạn cũ, nó nhắc nhở cho tôi thời gian quamau như thế nào. Và điều này cũng làm cho tôi băn khoăn tựhỏi liệu chúng ta có sử dụng thì giờ đứng đắn hay không.Sử dụng đứng đắn thì giờ rất quan trọng. Trong khi chúngta có thân xác này, và nhất là bộ óc con người hết sứcđáng ngạc nhiên này, tôi nghĩ rằng mỗi phút là thứ gìquý báu. Cuộc sống từng ngày quá nhiều hy vọng, mặc dùkhông có gì bảo đảm cho tương lai. Không có gì bảo đảmlà ngày mai cũng vào giờ này chúng ta vẫn ở đây. Nhưng chúngta vẫn làm việc vì điều đó hoàn toàn trên cơ sở hy vọng.Cho nên chúng ta cần phải sử dụng thì giờ hữu hiệu nhất.Tôi tin rằng sử dụng đúng thì giờ là như thế này: nếubạn có thể phục vụ người khác, những chúng sinh khác.Nếu không, ít nhất hãy kiềm chế đừng làm hại chúng, tôinghĩ đó là toàn bộ căn cứ triết lý của tôi.

"Chonên, hãy suy ngẫm về những gì có giá trị thực sự cho đờisống, những gì đem ý nghĩa cho đời sống, và hãy đặt sựưu tiên trên cơ sở ấy. Mục tiêu cuộc sống cần phải tíchcực. Chúng ta sinh ra không phải có mục đích gây rắc rốilàm hại người khác. Để đời sống chúng ta có giá trị,tôi nghĩ rằng chúng ta phải phát triển những đức tính tốtcăn bản của con người - nhiệt tình, tử tế và từ bi. Rồiđời sống của chúng ta sẽ trở nên có ý nghĩa và an lạchơn - hạnh phúc hơn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]