Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển Thứ 13

01/12/201016:45(Xem: 8370)
Quyển Thứ 13

 

 

THÀNH THẬT LUẬN
Ngài HA-LÊ BẠT-MA tạo
Đời Diêu Tần Ngài TAM TẠNG CỰU MA LA THẬP dịch sang Hán Văn
Dịch giả: Tỳ-kheo THÍCH TRÍ-NGHIÊM

QUYỂN THỨ 13

TRƯỚC PHẨM LẬP GIẢ-DANH TRONG NHÓM DIỆT ĐẾ THỨ 141

Luận-giả nói diệt ba món tâm gọi là Diệt-Đế; là giả-danh tâm-pháp-tâm, không-tâm.

Hỏi: Lấy gì diệt ba tâm ấy?

Đáp: Tâm giả-danh hoặc dùng nhân-duyên trí đa-văn mà diệt; hoặc dùng nhân-duyên trí suy-nghĩ mà diệt. Pháp-tâm ở trong pháp Noãn thảy dùng không-trí mà diệt. Không-tâm vào Diệt-tận-định mà diệt; hoặc khi vào vô-dư Nê-Hoàn dứt nối nhau là diệt.

Hỏi: Sao gọi giả-danh?

Đáp: Bởi các ấm mới có phân-biệt, như bởi ngũ-ấm nói có người; bởi sắc, hương, vị, xúc mới nói có cái bình thảy.

Hỏi: Tại sao lấy đó cho là giả-danh?

Đáp: Trong kinh Phật nói: “Như trục bánh xe hòa-họp nên gọi là chiếc xe. Các ấm hòa-họp nên gọi là người”. Lại như Phật bảo các Tỳ-kheo: “Các pháp vô thường, khổ, không, vô-ngã; do nhiều nhân-duyên mà sinh, không tính quyết định. Chỉ có danh-tự, chỉ có nghĩ nhớ và chỉ có tác dụng”. Bởi ngũ-ấm nầy mà sinh nhiều thứ tên nghĩa là chúng-sinh, người, trời, thảy. Trong kinh ấy ngăn pháp thật có, nên nói “chỉ có danh”. Lại Phật nói hai đế: chân-đế và tục-đế. Chân-đế là sắc thảy pháp và Nê-Hoàn. Tục-đế là chỉ có giả-danh không có tự thể. Như sắc thảy nhân-duyên thành bình; ngũ-ấm nhân-duyên thành người.

Hỏi: Nếu trong đệ-nhất-đế không có thế-đế cần gì phải nói?

Đáp: Thế-gian chúng-sinh thọ dụng thế-đế. Tại sao biết được? Như nói về lửa cũng tin chịu. Các Đức Phật, Hiền-Thánh muốn cho thế-gian lìa giả-danh, nên mới có thế-đế tức tục-đế. Như trong kinh Phật nói: “Ta chẳng tranh với thế-gian, mà thế-gian tranh với Ta”. Vì kẻ-Trí không cần tranh cãi vậy. Lại người thời thượng cổ vì muốn dùng sự vật, nên khi muốn vật sinh là lập ngay danh-tự, chỗ gọi là bình thảy. Nếu chỉ thẳng pháp ấy thời chẳng khá dùng được. Nên nói thế-đế. Lại nếu nói ra hai Đế thời Phật-Pháp thanh tịnh: Vì đệ-nhất-nghĩa-đế nên kẻ-Trí chẳng hơn được: Vì thế-đế nên người ngu chẳng tranh cãi. Lại nói hai Đế thời chẳng đọa đoạn, thường, chẳng đọa tà-kiến và bên khổ bên vui, nghiệp quả-báo thảy đều mới thành lập được. Lại thế-đế là căn bản giáo hóa của các Đức Phật, như bố thí trì-giới được quả-báo sinh chỗ lành. Nếu lấy pháp nầy điều hòa tâm mềm mại mới kham thọ đạo giáo, nhiên-hậu vì nói đạo-lý đệ-nhất-nghĩa. Như vậy Phật-Pháp ban đầu chẳng gấp sâu giống như biển cả lần lần càng sâu. Nên nói thế-đế. Lại nếu năng thành tựu được đạo trí huệ, mới có thể vì nói thật pháp.Như Phật nghĩ rằng: “Tỳ-kheo La-Hầu-La nay đã năng thành-tựu được đạo trí-huệ, sẽ vì nói thật-pháp”. Ví như mụt ung đã chín muồi, phá đi thời dễ mà chưa muồi thời khó. Như dùng trí thế-đế khiến tâm điều hòa mềm mại, nhiên hậu mới lấy trí đệ-nhất mà phá hoại. Lại trong kinh nói: “Trước biết phân-biệt các pháp, nhiên hậu mới biết Nê-Hoàn”. Kẻ hành-giả trước biết các pháp là giả danh có, hay là chân-thật có? Nhiên hậu năng chứng Diệt-Đế.

Lại các phiền-não trước thô sau tế, thứ lớp mới diệt hết: như lấy các tướng tóc lông. Sau mới lấy không-tướng mà diệt tướng sắc thảy, như lấy nêm tháo nêm. Nên nói thế-đế. Lại nhờ thế-đế nên được thành lý trung-đạo. Tại vì sao? Vì ngũ-ấm nối nhau sinh nên chẳng đoạn; niệm niệm diệt nên chẳng thường. Lìa đoạn ấy gọi là trung-đạo. Như trong kinh nói: “Thấy thế-gian nhóm thời diệt chấp-không; thấy thế-gian diệt thời diệt chấp-có”. Vì có thế-đế nên mới có thể thấy nhóm thấy diệt. Nên nói thế-đế. Lại vì thế-đế nên Phật-Pháp đều thật-nghĩa là có ngã không ngã các môn: Nếu vì thế-đế nên nói không ngã không lỗi; vì đệ-nhất-nghĩa nên nói không ngã cũng thật. Lại vì thế-đế nên có lời nạn mà để riêng không đáp, nếu đứng về thật-pháp thời đều có thể đáp. Lại nếu thật có chúng-sinh là rất si-mờ. Nếu nói thật không cũng đọa si-mờ. Tại vì sao? Vì hai chấp có, không, nầy thời đọa đoạn thường. Khiến các hành-giả được ra khỏi bên có, lại đọa bên không. Nếu không có thế-đế do đâu được ra khỏi? Lại nếu người chưa được trí-huệ chân-không, mà nói không có chúng-sinh thế là tà-kiến, vì không chúng-sinh chịu sinh tử vậy, nên gọi tà-kiến, Nếu được không-trí nói không chúng-sinh vậy là không lỗi. Như trong kinh nói: “A-La-Hán Tỳ-kheo-ni hỏi ác-ma rằng: ngươi lấy gì cho là chúng-sinh? Chỉ đống ngũ-ấm trống-không thật không có chúng-sinh”. Lại nói thân ngũ-ấm nầy nối nhau trống-không, không có gì cả, như trò huyễn, như biến hóa dối gạt phàm phu, gọi là oán là tặc, như mũi tên, như mụt ung; khổ, không, vô-ngã, chỉ là tướng sinh diệt bại hoại.

Hỏi: Đều là tâm không có gì cả, mà cớ sao gọi là tà-kiến, hoặc gọi đệ-nhất-nghĩa?

Đáp: Nếu người chưa sinh trí huệ chân không, vì có ngã-tâm nên nghe nói vô-ngã liền sinh sợ hãi. Như Đức Phật nói: “Nếu người phàm phu nghe không, vô-ngã, chẳng còn làm nữa, thời rất kinh sợ”. Cho nên biết chưa được không trí, vì có ngã-tâm nên sợ hãi Nê-Hoàn thế là tà-kiến. Được chân-không-trí biết xưa nay “không” thời không e sợ. Lại người này chưa được chân không mà thấy không có gì thời đọa ác kiến nghĩa là đoạn kiến tà-kiến. Nếu người ấy trước nhờ thế-đế nên biết có ngã, tin nghiệp quả-báo. Về sau quán tướng các pháp vô thường sinh diệt, dần dần chứng được Diệt, không còn ngã-tâm thời diệt tham-tâm. Nếu nghe nói không có gì, thời không tội lỗi. nên nói thế-đế. Lại có ngoại đạo báng Phật: Cù-Đàm Sa Môn phá chân-thật Thần. Vậy nên Phật nói: “Ta dùng thế-đế nói có chúng-sinh; ta biết rõ trong chính-kiến nói rõ chúng-sinh qua lại sinh tử. Đấy gọi là chính-kiến”. Chỉ phàm phu vì tà-niệm nên với trong thật không chúng-sinh mà nói là thật có. Nên chỉ phá tà niệm nầy mà chẳng phá chúng-sinh, như những vật bình thảy vì giả-danh mà nói: Trong ấy chẳng phải thảy sắc là bình; chẳng rời sắc thảy riêng có bình. Như vậy chẳng phải sắc thảy các ấm là chúng-sinh; cũng chẳng rời sắc thảy ấm riêng có chúng-sinh. Như thân sắc thảy hơn giả-danh. Như vậy lấy diệt tướng hơn sắc thảy, lấy ví-dụ phiến nghĩa dễ hiểu: Ví như đèn vẽ cũng gọi là đèn, mà thật không tác dụng gọi là đèn. Như vậy tuy nói có bình, mà chẳng phải thật có; tuy nói ngũ-ấm mà chẳng phải đệ-nhất-nghĩa.


PHẨM TƯỚNG GIẢ-DANH THỨ 142

Hỏi: Vì sao biết vật bình thảy giả-danh mà có chẳng phải chân thật?

Đáp: Trong giả-danh chỉ ra tướng, trong chân thật không chỉ tướng được. Như nói sắc nầy là “sắc bình” chẳng nói được là “sắc sắc”; cũng chẳng nói được là thọ thảy sắc. Lại đèn vì dụng-cụ sắc năng soi, dụng-cụ xúc năng đốt, thật pháp chẳng thấy như vậy. Tại vì sao? Vì Thức chẳng vì khác dụng-cụ thức; thọ cũng chẳng gì khác dụng-cụ thọ. Cho nên biết có dụng-cụ là giả-danh có. Lại nhân pháp khác mà thành tên giả-danh có, như nhân sắc thảy thành hình, thật pháp chẳng nhân pháp phác mà thành. Tại vì sao? Vì như thọ chẳng nhân pháp khác mà thành. Lại giả-danh có nhiều sở-năng, như đèn năng soi năng đốt. Thật-pháp chẳng thấy như vậy. Tại vì sao? Vì như thọ không thể vừa thọ vừa thức. Lại danh-tự chiếc xe ở trong bánh trục thảy. Mà danh-tự sắc thảy chẳng ở trong vật. Có sai khác như thế. Lại bánh trục thảy là nhân-duyên thành xe; trong ấy không có danh-tự xe. Vậy thời nhân-duyên xe không có pháp xe, mà chỉ nhờ đấy thành xe. Nên biết xe là giả-danh. Lại vì danh-tự sắc thảy được nói sắc thảy, mà danh bình thảy chẳng được nói bình thảy. Cho nên biết bình thảy là giả-danh. Lại có trong giả-danh tâm động chẳng định; như người thấy ngựa: hoặc nói ngựa, hoặc nói thấy đuôi ngựa, hoặc nói thấy thân ngựa, hoặc nói thấy da, hoặc nói thấy lông. Hoặc nói nghe tiếng đàn tranh, hoặc nói nghe tiếng đàn huyền.Hoạc nói ngửi hoa, hoặc nói ngửi mùi thơm hoa.

Hoặc nói nếm bơ, hoặc nói nếm vị bơ. Hoặc nói đụng người, hoặc nói đụng thân người, hoặc nói đụng cánh tay người, hoặc nói đụng tay người, hoặc nói đụng ngón tay người, hoặc nói đụng đốt ngón tay. Ý-thức đối với trong chúng-sinh thảy động: bảo thân là chúng-sinh, tâm là chúng-sinh. Sắc thảy là bình, rời sắc thảy có bình. Như vậy thảy trong thật-pháp tâm đinh chẳng động. Chẳng được nói tôi thấy sắc cũng thấy tiếng thảy. Lại trong pháp khả-tri thảy chẳng khá nói “cũng gọi là có” vì đấy là giả danh có. Tại vì sao? Vì pháp sắc thảy chẳng gọi trong khả-tri thảy chẳng khá nói. Lại như pháp sắc thảy tự tướng khá nói mà bình thảy tự tướng chẳng khá nói. Nên biết là giả-danh có. Hặc có thuyết nói tướng giả-danh là tướng ở các chỗ, chẳng ở trong giả-danh. Như trong kinh nói: “Nghiệp là trí-giả, tướng bất trí-giả”. Nếu thân-khẩu-ý nặng khởi thiện nghiệp gọi là trí-giả. Mà thân-khẩu-ý khởi bất thiện nghiệp gọi là bất trí-giả, thân-nghiệp khẩu-nghiệp nương tứ đại, ý-nghiệp nương tâm. Ba sự nầy tại sao gọi là trí-giả bất trí-giả? Cho nên biết giả-danh không có tự tướng. Lại tướng giả-danh tuy ở các chỗ cũng chẳng phải một, như nói người chịu khổ não như mũi nhọn đâm vào tâm não hoại là sắc tướng. Lại thọ là thọ tướng, cũng đối với trong người mà nói. Như Đức Phật nói: “kẻ trí kẻ ngu đều chịu khổ vui mà kẻ-Trí với trong khổ vui chẳng sinh tham giận lấy nhiều ít thảy”. Tưởng là Tưởng-tướng, cũng đối với trong người mà nói. Như nói tôi thấy ánh sáng, thấy sắc tác khởi là Hành-tướng, cũng với trong người mà nói. Như nói người nầy khởi tác phước-hành, cũng khởi tội-hành và bất-động-hành. Thức là thức-tướng, cũng với trong người mà nói, như nói kẻ-Trí biết pháp như lưỡi nếm vị. Vậy nên nếu ở các chỗ mà nói cũng có nhiều tướng là tướng giả-danh. Tướng Sắc thảy chẳng ở các chỗ, cũng không nhiều tướng. Lại nếu pháp bị tất cả món sử sai khiến là giả-danh có, thật-pháp chẳng bị sử sai khiến, vì các sử sai khiến người vậy. Lại trong giả-danh không sinh biết, mà với trong sắc thảy trước sinh biết, nhiên hậu do tà-tâm phân biệt nói: tôi thấy bình thảy. Lại biết trong bình cần đợi sắc thảy. Tại vì sao? Vì nhân sắc, hương, vị, xúc mới gọi là bình. Mà biết trong thật-pháp lại không cần đợi gì cả. Lại trong giả-danh sinh nghi, như nghi là cây trụi, hay là con người? Mà trong sắc thảy chẳng sinh nghi là sắc hay là thanh.

Hỏi: Trong sắc thảy cũng có nghi là có hay là không?

Đáp: Chẳng phải vậy. Nếu thấy sắc quyết chẳng nghi là thanh. Lại vì các nhân-duyên khác nên mới nghi có sắc không sắc, như nghe nói sắc không mà lại thấy sắc thời sinh nghi nói là có hay là không. Nếu thấy được Diệt-đế thời nghi nầy mới dứt.

Hỏi: Trong Diệt-đế cũng có nghi là có diệt hay là không diệt?

Đáp: Trong sở chấp sinh nghi chứ không phải là Diệt-đế. Như nghe chấp có diệt, cũng không chấp không, với trong ấy sinh nghi là có hay là không. Người nầy bấy giờ chẳng thấy Diệt-đế. Tại vì sao? Vì kẻ thấy Diệt-đế không có nghi kia. Nên biết chỗ sinh nghi là giả-danh có. Lại với trong một vật lại sinh nhiều nhận-thức, đấy là giả-danh có, như bình thảy. Trong thật-pháp chẳng có như thế. Tại vì sao? Vì trong sắc chẳng sinh tai thảy các thức. Lại bị nhiếp thuộc nhiều nhập là giả-danh có, như bình thảy. Vậy nên có người nói giả-danh có bốn nhập sở-nhiếp. Thật-pháp chẳng được nhiếp-thuộc nhiều nhập. Lại nếu không tự-thể mà năng có tác dụng là giả-danh có. Như nói người tác mà thể người và thể nghiệp thật chẳng khá được. Lại có bao nhiêu phân-biệt là kẻ oan người thân thảy, đều là giả-danh chứ chẳng phải thật-pháp mà có. Tại vì sao? Vì nếu chỉ thẳng ở trong pháp sắc thảy thời chẳng sinh tưởng kẻ oan người thân gì cả. Lại đi lại thảy, dứt hư thảy, đốt nát thảy có bao nhiêu tác sự, đều là giả-danh chẳng phải thật-pháp mà có Tại vì sao? Vì thật-pháp chẳng khá đốt, chẳng khá hư vậy. Lại tội phước đều giả-danh có. Tại vì sao? Vì sát sinh thảy là tội; mà lìa sát sinh thảy là phước, đều chẳng phải thật có. Lại giả-danh có đối đãi nhau mới thành như đây kia, nhẹ nặng, dài ngắn, lớn nhỏ, thầy trò, cha con và sang hèn thảy. Thật-pháp không có đối đãi mà thành. Tại vì sao? Vì sắc chẳng đợi các vật khác để thành thanh thảy. Lại chẳng nhờ không mà phá là giả-danh có như nương cậy phá rừng nương rễ gốc phá cây, nương sắc thảy phá rễ gốc. Nếu lấy không mà phá là thật-pháp có. Như sắc thảy cần lấy không mà phá. Lại tùy không hành-xứ là giả-danh có. Tùy vô-ngã hành-xứ là thật-pháp có. Lại có bốn lối lập luận: một là nhất; hai là dị; ba là bất khả thuyết; bốn là không. Bốn lối luận này đều có lầm lỗi. Nên biết bình thảy là giả-danh có. Nhất: sắc, hương, vị, xúc tức là bình; dị lìa sắc thảy riêng có bình; bất khả thuyết: chẳng khá nói sắc thảy là bình, hay lìa sắc thảy riêng có bình; không là không có bình nầy. Bốn lối lập luận nầy đều chẳng phải lẽ. Cho nên biết bình là giả-danh.


PHẨM PHÁ NHẬT THỨ 134

Hỏi: Nhất thảy đây bốn lối lập luận có lỗi gì?

Đáp: Lỗi nhất-luận là pháp sắc thảy tướng đều sai khác. Nếu là một, thời cái bình chẳng có được. Lại sắc thảy mỗi mỗi chẳng gọi là địa, mà hòa hợp lại làm sao thành địa được? Tại vì sao? Vì như mỗi mỗi ngựa chẳng gọi trâu, mà hòa hợp lại thành trâu sao được?

Hỏi: Như mỗi mỗi hột mè chẳng năng thành đống mè, mà hòa hợp là năng thành đống. Như vậy sắc thảy mỗi mỗi chẳng năng thành địa, mà hòa hợp lại mà thành?

Đáp: Chẳng phải vậy. Tại vì sao? Vì đống mè là giả-danh có, còn nhất luận thảy là luận trong thật-pháp làm sao đem dụ được! Lại sắc, hương, vị, xúc là bốn pháp, mà Địa là một, thì một cũng là bốn? Việc ấy không thể được. Nên biết sắc thảy chẳng tức là địa. Lại thế-gian đều nói địa sắc, địa hương, địa vị, địa xúc; mà chẳng thấy nói là sắc sắc, mà cần lấy pháp khác để chỉ cho nhau, như nói nhà người nào đó thảy.

Hỏi: Đấy chẳng lấy pháp khác chỉ cho nhau, mà tức lấy tự pháp tự chỉ, như tay chân người bằng đá. Tại vì sao? Vì lìa tay chân lại không có người đá. Như vậy tuy chẳng lìa sắc thảy là địa, mà cũng tự thể tự chỉ, đâu có lỗi gì?

Đáp: Nếu nói địa lấy sắc thảy tự chỉ, không có lý nầy. Ngươi tuy nói dụ người bằng đá. Dụ nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì như khỉ chỉ tay người đá, phải lấy các thân phần khác mới thành người đá. Lại giữa hư không cũng nói có như khi nói thân như khi nói thân người đá, bấy giời người đá lại không còn có nữa, mà cũng nói được. Như Phật nói trong thân này có tóc lông máu thịt thảy, lìa tóc đây thảy lại không có thân; chỗ nương ở của tóc nầy thảy lại không có thân; chỗ nương cũng có thể nói. Nên biết nói là nói quấy. Nếu ngươi cho người đá thành địa cũng không thành địa được. Trong kinh ngươi nói có sắc, hương, vị, xúc là địa. Địa nầy tức không phải như thân, nên biết sắc, hương, vị, xúc chẳng phải là địa. Lại trong các cầu-na chỉ ra cho nhau chẳng được, vì chẳng được nói sắc này có hương, mà chỉ nói địa có sắc, hương, vị, xúc. Nên chẳng biết phải Nhất. Lại tâm biết sắc thảy với tam biết đều khác. Nên biết sắc thảy chẳng phải địa. Lại sắc thảy tên khác, địa tên khác, địa nên cũng khác.

Hỏi: Tâm khác, danh khác, đều trong hòa hợp mà có khác?

Đáp: Nếu tâm và danh chỉ là hòa họp mới có. Mà hòa họp chỉ là danh tự. Vậy thời địa chỉ có danh tự, không có nhất-luận vậy. Lại địa chỉ có thể lấy tất cả căn mà biết. Tại sao biết được? Vì có người nghĩ như vầy: Ta thấy địa, ngửi địa, nếm địa và đụng địa. Nếu sắc, hương, vị, xúc là địa, thời chẳng nên chỉ có trong sắc sinh tưởng địa nghĩa là ta thấy địa. Hưong thảy cũng như vậy. Mà thật chỉ trong sắc mới sinh tưởng địa. Nên biết chẳng phải sắc thảy là địa. Chỉ nhờ nhân duyên danh-tự trong một phần cũng có thể nói giả-danh danh tự, như người chặt cây: cũng nói chặt cây, cũng nói chặt rừng. Lại bên các cầu-na khác với đà-la-phiêu. Trong ấy có bao nhiêu nhân duyên.Vì nhân-duyên nầy mà chẳng thành nhất luận. Lại người phái tăng-khê nói năm cầu-na là địa. Đấy cũng chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì như trước đã nói tiếng lìa sắc thảy niệm niệm diệt, rồi nối nhau sinh lại, mà chẳng phải nhân để thành tứ-đại. Cho nên biết chẳng phải tất cả tứ-đại đều có tiếng vậy.


PHẨM PHÁ-DỊ THỨ 144

Hỏi: Trong Dị-luận có những lỗi chi?

Đáp Lìa pháp sắc thảy lại không địa vậy. Tại sao biết được? Vì chẳng lìa sắc, hương, vị, xúc sinh tâm biết địa, chỉ đối với trong pháp sắc thảy mà sinh tâm. Tại vì sao? Vì như sắc khác, thanh thảy khác, chẳng đợi thanh thảy mà sinh tâm biết sắc. Nếu lìa sắc thảy riêng có địa ấy, cũng nên chẳng đợi sắc thảy sinh tâm biết địa. Mà thật chẳng phải chẳng đợi. Vậy nên không riêng có địa.

Hỏi: Chẳng phải chẳng đợi các pháp khác, cầu đợi sắc tướng mới sinh tâm biết sắc?

Đáp: Đến phẩm phá tổng-tướng sẽ nói. Lìa sắc không riêng có sắc tướng. Vậy nên chẳng phải lẽ. Lại khác với pháp địa thảy không cần năng biết. Nên biết không riêng có đại thảy.

Hỏi: Địa thảy dùng hai căn khá lấy là thân-căn và nhãn-căn, Tại sao biết được? Vì mắt thấy biết là bình hoặc lấy thân-căn đụng cũng biết là bình. Vậy nên ông nói không căn lấy địa. Việc nầy chẳng phải lẽ?

Đáp: Nếu như vậy là bình thời bốn căn lấy: cũng lấy tĩ-căn ngửi đất bùn, thiệt căn nếm đất bùn.

Hỏi: tĩ-căn thiệt-căn chẳng năng lấy bình. Tại vì sao? Vì trong tối chẳng năng phân-biệt: hoặc ngửi bình hoặc ngửi bồn, hoặc nếm bình, hoặc nếm bồn?

Đáp: Tuy chẳng năng phân-biệt là bình hay bồn, nhưng ở trong đất bùn sinh biết là ngửi bùn nếm bùn. Lại nếu chôn cái bồn để ló miệng, hoặc thấy, hoặc đụng chẳng năng định biết là bình hay là vò hay là miếng sành. Vậy nên biết nhãn căn thân-căn cũng chẳng năng phải lấy bình được. Lại trong tối tuy sinh tâm biết bình, mà chẳng năng phân-biệt là bình vàng hay bình bạc. Nên biết nhãn-căn thân-căn cũng chẳng năng lấy bình được. Lại tĩ-căn thiệt-căn năng lấy hoa quả bơ sữa thảy pháp; nhãn-căn thân-căn thời chẳng năng lấy: như thấy hoa thảy chẳng năng phân-biệt biết thơm, thúi, tốt, xấu và ngọt chua thảy. Vậy nên nếu bảo nhãn-căn thân-căn biết đà-la-phiêu, mà tĩ-căn thiệt-căn chẳng biết chẳng biết là không phải lẽ. Như tĩ-căn thiệt-căn chẳng năng khác được với đà-la-phiêu mà vẫn riêng có phân biệt. Nhãn-căn thân-căn cũng như thế, tuy không khác với đà-la-phiêu mà cũng phân biệt được. Lại trong năm căn không có biết lấy giả-danh. Nên biết giả-danh chẳng phải sở-đắc của các căn mắt, thân, mũi, lưỡi, mà trong căn thứ sáu có biết giả-danh. Tại vì sao? Vì ý thức năng duyên tất cả pháp vậy. Lại nếu mắt năng thấy sắc, mà cũng thấy phi sắc ấy, lẽ ra cũng phải năng thấy tiếng thảy? Nếu như vậy thời chẳng còn cần tai thảy các căn. Việc ấy không thể được. Vậy nên chẳng đem nhãn-căn thân-căn lấy đà-la-phiêu.

Hỏi: Do sắc mới rõ đà-la-phiêu thời mắt năng thấy, chứ chẳng phải tất cả khác với sắc pháp đều có thể thấy vậy.

Đáp: Do sắc rõ bình, việc ấy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì cái gì làm bình sắc? Chỉ là hòa-họp. Vậy nên chẳng phải sắc rõ bình. Lại nếu vì pháp khá thấy rõ các pháp khác, khiến khá thấy ấy, vì bình thảy pháp chẳng khá thấy rõ sắc, sắc cũng nên là chẳng khá thấy. Lại bình cần hai thứ: vừa khá thấy vừa chẳng khá thấy. Vì là pháp được khá thấy, chẳng khá thấy rõ vậy. Lại nếu cần vì pháp sắc thảy rõ nên nhãn thảy căn khá biết ấy, thời sắc tướng chẳng nên là bị biết của nhãn căn. Tại vì sao? Vì pháp ngươi nhân sắc tướng nên sắc mới khá thấy. Sắc tướng nầy lại không có tướng. Vậy thời sắc tướng lẽ ra chẳng khá thấy. Vậy nên chẳng phải lẽ. Lại nếu vì sắc rõ nên khá thấy ấy. Các căn đều nên biết đà-la-phiêu; nhĩ căn cũng ưng biết hư-không, vì tiếng rõ vậy. Lại kẻ phải lấy thân-căn biết gió, vì xúc rõ vậy. Mà pháp ngươi chẳng phải như vậy. Vậy nên không có pháp “rõ” nầy.

Hỏi: Các pháp khác cũng chẳng năng làm rõ, chỉ sắc năng làm rõ.

Đáp: Chẳng phải vậy. Trong ấy không có nhân-duyên chỉ nói sắc, năng làm rõ mà các pháp lại bất năng. Như ngươi nói đại đa đà-la-phiêu, trong ấy sắc khá thấy. Như vậy thời nhân sắc nên được sắc, lẽ phải lấy sắc tướng để rõ sắc, nhiên hậu khá được, chẳng chỉ rõ sắc năng làm rõ. Nếu nói như vậy cũng chẳng tránh khỏi lỗi như trước. Lại khi khác sinh tâm biết sắc, khi khác sinh tâm biết bình. Vậy nên dù cho sắc năng rõ, đối với bình ích chi? Lại như người mù vì quen thuộc bình, nên tuy bị đui mà rờ đụng cũng biết cái bình. Vậy nên chẳng phải chỉ sắc năng làm nhân cho thấy. Lại người mù thân-căn cũng năng biết gió, vậy nên những sắc rõ mới sinh năng tâm biết. Lại trong kinh ngươi cũng nói xúc đến xúc thân chẳng phải địa, thủy, hỏa. Phải biết tướng gió là chẳng khá thấy. Đấy cũng chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì người mù khi biết gió nầy, cũng chẳng biết xúc nầy là khá thấy hay chẳng khá thấy. Lại người mắt thấy các pháp số lượng, trong ấy không có sắc rõ; có nghe hương cũng được biết chẳng phải hương pháp; nếm vị cũng năng biết chẳng phải vị pháp. Vậy nên cần do sắc rõ đà-la-phiêu, nhiên hậu mới biết được, việc ấy chẳng phải lẽ.

Hỏi: Nếu sắc rõ ở trong thấy phi nhân ấy. Như các pháp số vô lượng, ở trong đà-la-phiêu chẳng khá thấy và gió lẽ cũng thấy được?

Đáp: Pháp của tôi, lìa sắc lại không còn có pháp nào khá thấy được. Vậy nên tùy trong pháp nào đó có sắc bình thời mắt năng thấy. Mắt đã thấy sắc tứ sinh tưởng bình. Nếu trong pháp không sắc sinh, trong ấy dù có mắt vẫn chẳng sinh tưởng khác với bình. Vậy nên, nếu lìa sắc thảy riêng có bình ấy. Không có lý lẽ vậy.


PHẨM PHÁ BẤT-KHẢ-THUYẾT THỨ 145

Hỏi: Trong Luận Bất-khả-thuyết có những lỗi gì?

Đáp: Thật-pháp không có ở trong những luận nhất-dị bất-khả-thuyết ấy. Tại vì sao? Vì không có nhân-duyên thí-dụ để biết bất-khả-thuyết nầy. Vì sắc thảy pháp thật có, nên chẳng phải bất-khả-thuyết vậy. Lại các pháp đều có tự-tướng, như não hoại là tướng sắc lại không có tướng chi khác, mà gọi bất-khả-thuyết ư? Lại tùy nhận thức có sai khác nên pháp mới có sai khác, như dùng nhãn-thức để biết sắc mà chẳng biết thanh thảy. Vậy nên trong ấy không có bất-khả-thuyết. Lại sắc là nhiếp thuộc về sắc-nhập, chẳng phải nhiếp về thanh thảy. Nếu ngươi muốn cho có bất-khả-thuyết ấy, thời sắc nầy là sắc khả-thuyết hay sắc nầy là phi-sắc bất-khả-thuyết; thanh thảy cũng như vậy. Lại các pháp có số thứ lớp, nếu bất-khả-thuyết, thời các pháp không thứ số. Tại vì sao? Vì đệ nhất đệ nhị chẳng khác nhau vậy. Nên biết không có pháp bất-khả-thuyết.
Chỉ ở trong giả-danh là nhất-dị nên mới nói bất-khả-thuyết tức chẳng khá nói vậy thôi.


PHẨM PHÁ VÔ THỨ 146

Hỏi: Trong vô-luận có những lỗi gì?

Đáp: Nếu không thời không có quả-báo tội phước thảy; không trói buộc, giải thoát thảy tất cả các pháp. Lại nếu chấp không, không có gì hết là chấp ấy cũng không có nốt, vì không kẻ nói và kẻ nghe vậy. Lại lập-luận có, không thảy đều do lòng tin mới nói: hoặc tin do hiện thấy biết; hoặc tin do so sánh biết; hoặc theo nơi kinh thơ mà biết. Nếu nói không có gì hết, thời chẳng ở trong ba lối nầy. Ý ngươi hoặc bảo tôi theo kinh thơ. Việc nầy cũng chẳng phải lẽ. Vì ý trong kinh thơ cũng khó hiểu: hoặc khi nói có, hoặc khi nói không, thì làm sao thủ tín được! Nếu tin so sánh biết thời trước cần hiện thấy, nhiên hậu mới sánh biết. Lại pháp bình thảy nay hiện thấy có vì năng sinh biết vậy. Tùy năng sinh tâm thời pháp nầy có, nên chẳng không vậy. Lại nay bình, bồn thảy hiện có sai khác, nếu tất cả hư-không, đâu có sai khác? Ý ngươi hoặc hảo vì nhớ tưởng bậy nên mới có phân-biệt ấy. Cớ sao chẳng đối ở giữa hư-không mà phân-biệt bình thảy. Lại nếu ngươi bảo vì si nên sinh tâm biết vật ấy. Nếu tất cả không, thời si nầy cũng không có do đâu mà khởi? Lại ý ngươi bảo tất cả pháp không có. Thời biết ấy do duyên nào đâu mà sinh? Các biết chẳng lẽ vô duyên mà sinh? Vì biết vật nên gọi là biết. Vậy nên biết chẳng nên nói không. Lại nếu đều không ấy. Nay tất cả người đời tùy ý mà hành-vi. Mà thật những người lành đều vui bố-thí trì-giới nhẫn-nhục các pháp lành xa lìa pháp chẳng lành. Nên biết chẳng phải không. Lại pháp bình thảy nay hiện khá biết, mà ngươi nói hiện-tại đều không có. Vì không pháp nên cũng chẳng nên tin kinh thơ. Vậy thời do nhân-duyên gì mà nói tất cả không? Tất cả không, việc nầy cần phải thuyết minh. Nếu chẳng năng dùng nhân-duyên để thuyết-minh được, thời sở chấp của kẻ đối-phương tự nhiên phải được thành-lập. Luận đối phương được thành-lập, thời pháp ngươi hoại mất. Nếu có nhân-duyên khá thành, thời chẳng gọi là không có được.


PHẨM LẬP-VÔ THỨ 147

Kẻ lập luận thuyết-vô nói: Tuy ngươi dùng ngôn thuyết phá trống-không, nhưng các pháp thật không có, vì các căn trần đều chẳng khá được vậy. Tại vì sao? Vì trong các pháp không có hữu-phần khá hay. Vậy nên tất cả pháp chẳng khá lấy, vì chẳng khá lấy nên không. Nếu ngươi bảo hữu-phần tuy chẳng khá lấy, nhưng các phần khác lấy ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì trong các phần chẳng sinh tâm; vật thô bình thảy khá lấy vậy. Lại phần chẳng làm thành hữu-phần. Tại vì sao? Vì nhân hữu phần nên mới nói phần, mà hữu phần không, nên phần cũng không. Lại đà-la-phiêu, cầu-na không phần, vậy nên không phần. Lại nếu thấy vi-tế phần, thời lẽ nên thường sinh phần tâm, mà chẳng sinh tâm biết cái bình. Tại vì sao? Vì nếu thường nghĩ phần, trọn chẳng ưng sinh tâm biết bình lẽ phải lâu mới sinh. Mà thật chẳng lâu sinh, nên chẳng nghĩ phần. Lại nếu thấy bình chẳng sinh tâm phần phân-biệt, tức sinh tâm biết bình. Lại không có tất cả phần. Tại vì sao? Vì tất cả phần đều có thể phân chia đều có thể phân chia tan nát cho đến thành vi-trần; rồi lấy phương phá “vi trần” qui về “đều không có”. Lại tất cả các pháp rốt-ráo quyết sinh “không-trí”. Vậy nên trong đệ-nhất-nghĩa các phần đều không. Lại nếu kẻ nói phần, thời phá hai đế-lý. Tại vì sao? Vì các người nói không có hữu-phần chỉ có các phần, thời không khứ lai, kiến-đoạn thảy các nghiệp. Như vậy là không có thế-đế. Ngươi cho đệ-nhất-nghĩa là trống không. Trong đệ-nhất-nghĩa cũng không có các phần. Nên biết chỉ nói các phần thời chẳng vào hai Đế. Mà vi chẳng vào trong hai Đế nên không có. Lại nếu pháp khá vượt qua tức là không có, như nhân phần phần vượt qua hữu-phần rồi cũng lại nhân các phần khác vượt qua phần trước. Vì có thể qua nên không có phần luận nầy, lại sắc thảy cũng không. Tại vì sao? Vì mắt chẳng năng thấy sắc vi-tế; ý chẳng năng lấy sắc hiện-tại. Vậy nên sắc chẳng khá lấy được. Lại nhãn-thức chẳng năng phân-biệt sắc nầy; ý-thức ở quá-khứ, chẳng ở trong sắc hiện-tại. Nên không có kẻ năng phân-biệt sắc. Vì không phân-biệt nên sắc chẳng khá lấy. Lại thức ban đầu chẳng năng phân-biệt sắc, thời thức thứ hai thảy cũng lại như vậy. Vậy nên không có kẻ năng phân biệt sắc.

Hỏi: Nhãn-thức lấy sắc rồi sau mới đem ý thức nghĩ nhớ, vậy nên chẳng không phân-biệt?

Đáp: Nhãn-thức thấy sắc xong liền diệt, kế đó mới sinh ý thức. Ý thức nầy chẳng thấy sắc. Chẳng thấy làm sao năng nhớ? Nếu chẳng thấy mà năng nhớ, thời người mù lẽ cũng nhớ? Mà thật chẳng nhớ gì! Vậy nên ý thức chẳng năng nhớ vậy.

Hỏi: Từ nhãn-thức sinh ý thức, vậy nên năng nghĩ nhớ:?

Đáp: Chẳng phải vậy. Tại vì sao? Vì tất cả tâm sau đều nhân nhãn-thức mà sinh. Vậy thì lẽ đều năng nhớ? Lại quyết chẳng ưng quên, vì từ kia sinh vậy? Mà thật chẳng phải như vậy. Nên biết ý thức cũng chẳng năng nhớ; như nhớ luống dối, lấy sắc bình thảy muôn vật cũng đều luống gạt, không mà lấy quấy. Vậy nên không tất cả vật. Lại nếu nói mắt thấy hay chẳng đến mà năng thấy? Nếu đến thời chẳng năng thấy, vì mắt không có tướng đi. Việc nầy trước đã nói rõ. Nếu chẳng đến mà thấy lẽ phải thấy thấy tất cả chỗ sắc. Mà thật chẳng thấy. Nên biết chẳng phải chẳng đến năng thấy.

Hỏi:Sắc ở cảnh bị biết thời mắt năng thấy?

Đáp: Cảnh bị biết là thế nào?

Hỏi: Tùy khi mắt năng thấy gọi là cảnh biết?

Đáp: Tùy khi mắt năng thấy gọi là cảnh biết?

Đáp: Nếu mắt chẳng đến cũng gọi là cảnh biết ấy. Tất cả chỗ sắc lẽ đều là cảnh biết. Vậy nên đến và chẳng đến đều chẳng năng thấy. Nên biết sắc chẳng thể thấy được. Lại nếu trước có mắt và sắc, sau nhãn-thức mới sinh, thời nhãn thức nầy không chỗ nương và duyên; nếu đồng thời thời chẳng gọi mắt và sắc làm nhân-duyên sinh thức, vì đồng thời không làm nhân cho nhau được vậy. Lại mắt là tứ-đại, nếu mắt năng thấy, thời thay thảy lẽ cũng năng thấy, vì đồng là tứ-đại vậy. Sắc cũng như vậy. Lại nhãn-thức nầy nên hoặc có chỗ, hoặc không chỗ; hai lẽ đều có lỗi. Tại vì sao? Vì nếu nhãn-thức nương nhãn thời có chỗ; nếu vật không chỗ thời nương đâu chẳng được. Nếu ngươi bảo thức sinh một chỗ phần ít nơi mắt. Hoặc khắp sinh, hoặc trong hai mắt đồng thời sinh, thời thức có chỗ. Mà có chỗ thời hữu-phần. Như vậy thời do nhiều thức, mà thành một thức. Có những lỗi như thế, và cũng có lỗi nhiều thức đồng thời sinh. Lại phần mỗi mỗi thức chẳng năng biết được hữu-phần ấy, lẽ ra phải biết. Mà thật không có hữu-phần. Có những lỗi như thế. Nếu không chỗ thời chẳng nên nương mắt.


PHẨM PHÁ-THANH THỨ 148

Kẻ thuyết-vô nói: Một lời cũng không có. Tại vì sao? Vì tâm niệm niệm diệt, tiếng cũng niệm niệm diệt: Như nói Phú-Lầu-Sa, lời nầy chẳng khá nghe. Tại vì sao? Vì vừa nghe Phú thời Thức chẳng nghe Lầu; nghe Lầu Thức chẳng nghe Sa. Không có một Thức năng lấy cả ba lời. Vậy nên không Thức năng lấy một lời. Nên biết tiếng chẳng khá nghe. Lại tản-tâm nghe tiếng định-tâm chẳng năng nghe; vì sở tri của định-tâm là thật. Vậy nên tiếng chẳng khá nghe. Lại tiếng nầy, hoặc đến hoặc chẳng đến đều chẳng khá nghe, vì chẳng khá nghe nên không tiếng.

Lại có người nói: Tai là tính hư-không, vì nói không vật nên gọi hư-không. Vậy nên không tai. Không tai nên không tiếng. Lại tiếng là nhân duyên không. Vậy nên không tiếng. Tiếng nhân-duyên là các đại hòa-hợp pháp mà hòa-hợp là chẳng khá được. Tại vì sao? Vì nếu thế các pháp khác thời không có hòa-hợp. Nếu thể không khác sao chẳng tự hợp. Dù ở một chỗ cũng niệm niệm diệt. Vậy nên hòa hợp chẳng được.

PHẨM PHÁ HƯƠNG-VỊ-XÚC THỨ 149

Hương chẳng khá lấy. Tại vì sao? Vì tĩ-thức chẳng năng phân-biệt là hương chiêm-bồ là hương chiêm-bồ hay các thứ hương khác. Ý thức chẳng năng nghe hương, vậy nên ý thức cũng chẳng năng phân biệt là hương chiêm-bồ.

Hỏi: Tuy chẳng năng phân-biệt là hương chiêm-bồ, như năng lấy hương?

Đáp: Chẳng phải vậy. Như người chẳng được cây chiêm-bồ, vì ngu-si nên tâm sinh cây chiêm-bồ. Như vậy chẳng được hương thể, vì ngu-si nên sinh tâm-hương. Lại như trước đã nói hương hoặc đến, chẳng đến mà lấy, hai lẽ đều có lỗi. Vậy nên không hương. Vị cũng như vậy. Xúc cũng không. Tại vì sao? Vì trong vi-trần thảy phần hãy chẳng sinh biết xúc, như trước đã nói. Vậy nên không có xúc.

Thành Thật luận hết quyển 13

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]