Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

VI. Phẩm Phân biệt hiền thánh

11/11/201018:04(Xem: 11531)
VI. Phẩm Phân biệt hiền thánh

VI.PHẨM PHÂN BIỆT HIỀN THÁNH

PhẩmHiền Thánh cùng hai phẩm Trí và Ðịnh tiếp sau nhằm nhânquả giác ngộ. Phẩm Hiền Thánh phân biệt kết quả củagiác ngộ, gồm 38 bài tụng, chia ra làm ba loại chính:

1.Nói về thể tánh của đạo gồm có tánh hữu lậu và tánhvô lậu.
2.Nói về đế lý do đạo chứng đắc, tức là Tứ đế Khổ,Tập, Diệt, Ðạo và hai đế thế tục và thắng nghĩa.
3.LấyThánh đạo để biện biệt về người, tức người nhờ thánhđạo tu đoạn phiền não, chứng ngộ Tứ đế lý.

Nhưngđây là phẩm phân biệt Hiền Thánh, kết quả của giác ngộlà chính, nên trong ba đoạn lớn của toàn phẩm nêu trên lạiđặc biệt giải thích về đoạn thứ ba. Và đoạn này lạichia ra làm ba tiết:

a.Nói về sự tu Thánh đạo, gồm sự tu gia hạnh làm cho thân,khí được thanh tịnh và bảy gia hạnh.
b.Ước ba đạo biện người, tức là do kiến đạo, tu đạo,vô học đạo mà có các quả vị sai khác.

Nóivề các đạo sai khác, tức sự sai khác của bốn đạo giahạnh, vô gián, giải thoát, thắng tấn.

Xemđồ biểu ở trang sau. Trong biểu đồ ấy, chú trọng phầnthứ ba, tức phần lấy Thánh biện người. Trong phầnthứ ba này đề cập nhiều điều, nhưng tổng quát không ngoài7 gia hạnh (7 phương tiện, 7 Hiền vị). Ðó là địa vị ngũđình tâm, biệt tướng niệm trú, tổng tướng niệm trú,nõan, đảnh, nhẫn, thế đệ nhất; vùng với 4 hướng, 4 quả(cũng goi 4 đạo + 4 quả), cọng chung là 7 Hiền vị, 7 Thánhvị, hoặc 27 Thánh vị (theo Thành Thật Luận, Kinh bộ).Ðó là gồm tất cả các địa vị Hiền Thánh trong Tiểu thừagiáo.

Xembiểu đồ sau:

I.ÐỒ BIỂU PHÂN KHOA PHẨM HIỀN THÁNH.

1.Thể tánh của đạo
2.Để lý do Đạo chứng đắc
3.Lấy Thánh đạo biện người

3.1Sự tu Thánh đạo

3.1.1Sự tu (gia hạnh chung thân khí thanh tịnh)
3.1.2Bảy gia hạnh (phương tiện): Ngũ đình tâm, Tứ niệm xứ,Tứ thiện căn (noãn, đảnh, nhẫn, thế đệ nhất)

3.2Ước ba đạo biện người

3.2.1Kiến lập 3 đạo

a-Ước hiện và Quả vị: về 16 tâm; Y đạo vị kiến lập,Thánh quả
b-Tu đạo và Vô học đạo: 9 hoặc, 9 đạo, các quả vị (từDự lưu đến A-la-hán, hướng và quả)

3.3.2Bảy hạng Thánh học vô học (Tùy tính hành, tùy pháp hành,tín giải thoát, kiến chí, thân chứng, huệ giải thoát, câuphần giải thoát)
3.3.3Viên mãn học (vô học)

3.3Các đạo sai khác (gia hạnh, vô gián, giải thoát, thắng tấn)

II.ÐỒ BIỂU 7 HIỀN, 4 THÁNH, 2 PHẦN, 3 ÐẠO.


7HIỀN,
4THÁNH
7Hiền-Ngũ đình tâm
-Biệt tướng hiện trú
-Tổng tướng hiện trú
Thuậngiải thoát phần
4Gia hạnh: noãn, đảnh, nhẫn, thế đệ nhấtThuậnquyết trạch phần
4ThánhDựlưu hướngKiếnđạo3đạo
Dựlưu quả
Nhấtlai hướng
Nhấtlai quả.
Bấthoàn hướng
Bấthoàn quả
A-la-hánhướng.
Tuđạo
A-la-hánquảVôhọc đạo
-ooOoo-

Phần3: LẤY THÁNH ÐẠO BIỆN NGƯỜI

Cóba đoạn:

Ðoạn1: TU HÀNH THÁNH ÐẠO: Có ba tiết

*TIẾT 1: THANH TỊNH THÂN KHÍ

Khôngluận người nào, hễ đã vâng theo giáo mệnh của Phật thựctiễn tu hành, trước hết phải thanh tịnh thân khí. Thân làđồ chứa đựng giáo pháp, giáo pháp dựa nơi thân mà đượcchuyển vận, nên gọi là thân khí. Có ba điều làm cho thânkhí được thanh tịnh:

1.Thân tâm xa lìa.
2.Hỷ túc, thiểu dục.
3.An trú bốn thánh chủng.

1.Thân tâm xa lìa: Thân tâm làm sao xa lìa? bên ngoài cắtđứt sự giao duyên với bạn ác, đó là xa tướng uế tạpcủa thân, gọi là thân xa lìa. Bên trong dứt bỏ các tư duyphân biệt xấu xa điên đảo, đó là xa lìa tướng uế tạpvề tâm, gọi là tâm xa lìa. Tuy nhiên, muốn thân tâm xa lìa,phải cần có động nhân thứ hai là hỷ túc, thiểu dục.

2.Hỷ túc thiểu dục: Hỷ túc là vui vẽ hoan hỷ biết đủvới những điều vật chất nhu dụng đã có được, khôngchê xấu, khen tốt. Biết đủ là biết vừa đủ đối vớivật đã có, ít muốn là không ham muốn nhiều đối với nhữngnhu dụng chưa có. Người tu theo Phật, lấy sự giải thoátlàm gốc, để tâm được tự tại với cảnh giới cao siêu,thì đối với những vật dụng tầm thường thiển cận bênngoài, không nên bận tâm câu nệ tham đắm. Ðó mới chínhlà thiểu dục hỷ túc. Nếu giả sử cứ bận tâm tham đắmnhững sự vật tầm thường thiển cận bên ngoài, thì tâmsẽ nổi lên những ý gian tà tạp loạn, thân sẽ ưa giao duvới bạn ác, chắn chắn sẽ trở ngại lớn cho sự tu hành.

3.An trú bốn thánh chủng: Ðó là

-Thánh chủng hỷ túc đối với y phục.
-Thánh chủng hỷ túc đối với ẩm thực.
-Thánh chủng hỷ túc đối với trú xứ, ngọa cụ.
-Thánh chủng vui đoạn trừ phiền não, vui tu thánh đạo (lạcđoạn phiền não, lạc tu thánh đạo) nói tắt là lạc đoạnlạc tu)

Trongsự tu hành Phật đạo, khi chưa được thuần thục, đốivới cảnh vật, tâm dễ bị tán mạn, ham muốn thứ này vậtnọ. Nếu không an trú tu tập bốn Thánh chủng này, thì thânkhí khó trở thành thanh tịnh hoàn toàn, và Thánh vị khôngdễ gì đạt được. Trái lại, khi đã an trú bốn điều này,thì Thánh vị sẽ được thành tựu, nên gọi bốn điều đólà Thánh chủng.

Phậtvì muốn hàng đệ tử dứt trừ bốn thứ tham ái đối với:Y phục, ẩm thực, trú xứ, ngọa cụ, không thích tu thánhđạo đoạn phiền não, nên mới dạy bốn Thánh chủng này.TrungA-hàm:1, kinh Thuyết Xứ nói: "Này A-nan, Ta cốt vì các thầydạy bốn Thánh chủng. Nếu hàng Tỳ kheo, Tỳ-kheo-ni khi đượcy thô mà biết đủ, không cầu mong cho nhiều, cho tốt mớivừa ý; nếu chưa được y kkông âu sầu, than khóc, đấm ngực,si mê; nếu được y rồi, không nhiễm, không đắm, không muốn,không tham, lại biết rời bỏ. Với sự hiểu biết đúng đắnnhư vậy trong hki dùng y, thì sẽ được lợi lạc không biếngnhác. Ðó là an trú thánh chủng từ xưa truyền lại (cựuthánh chủng). Ðối với ẩm thực, trú xứ, ngọa cụ, cũnggiống như vậy. Và thích tu Thánh đạo, ưa đoạn phiền não,nhờ đó cho nên không tự trách mình, không khinh chê người.Hiểu biết cũng như vậy, thì sẽ được lợi lạc, khôngbiếng nhác. Ðó là an trú thánh chủng từ xưa truyền lại.Này A-nan, thầy hãy đem bốn Thánh chủng này dạy cho các Tỷ- kheo niên thiếu. Nếu các Tỳ-kheo niên thiếu được dạybốn thánh chủng này, họ sẽ an ổn, siêng năng, vui vẻ, thântâm không bị phiền não bức rức, trọn đời tu theo phạmhạnh.

Trongbốn Thánh chủng, ba thánh đầu là ba sự hỷ túc, làm trợduyên tu hành, Thánh chủng thứ tư mới là chánh nghiệp tuhành.

*TIẾT 2: BẢY HIỀN VỊ

MỤC1: Ðịa vị Ngũ đình tâm

Tutheo Phật đạo, khi làm cho thân khí được thanh tịnh rồilà bước lên địa vị tu ngũ đình tâm quán, là địa vịban đầu trong các địa vị Hiền Thánh. Ở địa vị này tunăm pháp để làm đình chỉ năm căn bệnh của tâm, nên gọilà đình tâm. Ðó là tu pháp quán bất tịnh, làm đình chỉtâm tham ái sắc dục, quán từ bi làm đình chỉ tâm sân hậnnão hại, quán nhân duyên làm đình chỉ tâm ngu si, quán giớisai biệt (quán năm uẩn, mười tám giới) làm đình chỉ tâmchấp ngã, quán hơi thở ra vào làm đình chỉ tâm tán loạn.

Theođây hai pháp quán bất tịnh và trì niệm hơi thở, luận Câu-xá12 gọi là hai môn chủ yếu để bước vào đường tu. Nênở đây nói rõ về hai môn đó.

Thứnhất, quán bất tịnh, như đã biết, đó là cách đối trịlòng tham ái, nhưng cảnh vật khách quan làm cho khởi tham áicó nhiều loại, nên lòng tham ái đối với cảnh vật cũngkhông ít. Vậy nên, trước tiên phải nêu lên các loại tham,sau đó mới nói đến hai phương pháp đối trị. Tính thamái có nhiều loại,vừa đối vật hữu hình vừa đối vậtvô hình, nhưng nặng nề và rõ rệt nhất là bốn thứ: thammàu sắc, tham hình dáng, tham xúc chạm êm dịu, tham sự cungphụng. Bốn thứ này có lúc cùng khởi, có lúc khởi riêng.Có hai cách đối trị nó.

-Cách đối trị riêng, là dùng bốn phương pháp đối trịbốn thứ tham. Như khi khởi lòng tham về màu sắc của thânngười khác, thì quán đến màu xanh bầm, nhợt nhạt củathây chết, rồi đối chiếu với màu sắc đang tham ái, tựnhiên lòng tham ái màu sắc sẽ biến mất. Nếu khởi lòngtham ái về hình dáng mày ngài, mắt phượng, lưng eo, tay vút,thì hãy quán đến các hình dáng thây chết như phình trướng,miệng há, chân tay co quắp, chim chó xé ăn, rồi đối chiếuhình dáng đang tham ái, tự nhiên lòng tham ái hình dáng sẽbiến mất. Nếu khởi lòng tham ái đối với sự xúc chạmda thịt mịn màng, thơm tho thì hãy quán thây chết sau mấyngày, dòi trùng tụ lại đục khóet rồi đối chiếu vớisự xúc chạm êm dịu đang tham ái, tự nhiên lòng tham ái sựxúc chạm êm dịu sẽ biến mất. Nếu khởi lên tham ái vềsự cung kính, cúng dường qua các oai nghi đi đứng ... thìhãy quán thây chết nằm trơ như khúc gỗ rồi đối chiếuvới oai nghi, cung kính, tự nhiên lòng tham ái oai nghi cung phụngsẽ biến mất.

-Cách đối trị chung là chỉ dùng một phương pháp đối trịcả bốn thứ tham, như khi khởi lòng tham ái đối với cảbốn thứ trên, chỉ dùng một cách quán bộ xương (cốt tưởng)là đủ để đối trị tất cả. Quán như thế nào? Quán thấyda thịt tan rã, đâu còn nhan sắc tốt đẹp, dáng vẻ yêukiều, da thịt mịn màng, mặt mày tươi đẹp đáng ưa.

Cóba giai đoạn quán bộ xương, đó là khi mới tập quán, khiquán thuần thục, khi siêu tác ý. Luận Chánh Lý59 nói:"Người tu quán hạnh, khi muốn tu quán bất tịnh, trước phảibuộc tâm chú vào một nơi ở thân mình, hoặc ở ngón chân,hoặc ở giữa chân mày, hoặc ở chót mũi v.v... tùy ưa thíchrồi chuyên chú tâm ở đó không dời đổi, khiến tâm đượcthăng bằng, vững chắc. Rồi đem tâm này giả tưởng thấytừ ngón chân là xương trắng, dần dần do sức thắng giảirộng lớn, cho đến thấy cả toàn thân là một bộ xương.Tiếp đó, tiến vào phép quán bất tịnh, duyên tướng xươngtrắng ở bên ngoài, nghĩa là nhờ sức thắng giải tăng thêm,quán thấy bộ xương bên ngoài ở cạnh mình, dần dần rộngkhắp cả một giường, một phòng, một chùa, một vườn,một ấp, một nước, cho đến mé biển (vì đại hải khôngchứa tử thi, nên không quán khắp mặt biển), chỗ nào cũnglà bộ xương. Và để sức thắng giải được tăng thêm nữa,lại quán từ rộng giản lược lại đến chỉ còn bộ xươngnơi tự thân. Ðến đây thành tựu các quán bất tịnh, gọilà địa vị mới tập quán của người tu Du-già (Du-già tusơ tập nghiệp vị).

Lạimuốn cho sức thắng giải mạnh hơn nữa, từ bộ xương đãgiản lược đó, quán giải lược thêm nữa, trước bớt bỏxương chân, chỉ quán các bộ phận khác, dần dần bỏ hếtchỉ còn bộ xương sọ và buộc tâm vào nơi đó. Rồi cũngbỏ bớt một nửa, chỉ còn một nửa và buộc tâm quán ởyên tại đó. Như thế gọi là địa vị tu quán đã thànhthục (dĩ thục tu vị).

Lạimuốn làm cho sức thắng giải được tự tại, nên bỏ luôncả phân nữa bộ xương đang quán, và buộc tâm ở giữa haichân mày, chuyên nhất an trú ở đó. Ðến đây là đã đạttới cảnh giới khó lường, nên gọi là địa vị vượtkhỏi phân biệt(siêu tác ý vị).

Thứhai, trì tức niệm (quán hơi thở), muốn đình chỉ tâm tánloạn tháo động, điều cốt yếu là trì niệm hơi thở ravào. Lúc bắt đầu tập phải an tịnh thân tâm, tránh thởquá mau hoặc quá chậm. Nếu thở quá chậm sẽ bị hôn trầm,buồn ngủ hoặc tán loạn; nếu thở quá mau thì tâm sẽ bịhuyên tháo, rối loạn mất thăng bằng. Tránh được hai lốithở quá mau hoặc quá chậm đó thì thân tâm sẽ được antịnh, có thể đếm hơi thở ra vào. Có bốn cách đếm:

-Hít vào, đếm 1(chỉ đếm thầm trong tâm); thở ra đếm 2....như vậy cho đến 10, không thêm không bớt. Rồi bắt đầuđếm một, hai trở lại....
-Thở ra hít vào, đếm 1; thở ra hít vào, đếm 2...cho đến10, không thêm không bớt.
-Với hai cách đếm trên, đếm thuận từ 1 - 10, khôngrối loạn.
-Với hai cách đếm trên, đếm ngượctừ 10 - 1, khôngrối loạn.

Nếutập được một trong bốn cách này, sẽ đối trị đượctâm rối loạn.Nhưng khi đếm, nếu phạm phải ba lỗi, thởít đếm nhiều, thở nhiều đếm ít, rối loạn thứ tự,thì tâm không thể đình chỉ tán loạn, phải bỏ đi đếmlại. Trong bốn cách trên, chọn cách nào cũng được, nhờquán lực đó chắc chắn sẽ làm thay đổi bộ mặt thườngngày của cái tâm tán loạn điên đảo. Luận Câu-xá22 nói: "Phép trì tức niệm lại còn mở đường cho năm tầngquán lực là tùy, chỉ, quán, chuyển (hay hoàn), và tịnh. Bởikhi chuyển được tâm tán loạn, tháo động, để ngung chúvào một nơi, mới làm chỗ dựa cho quán trí cao hơn phát triển".

MỤC2: Biệt tướng niệm trụ vị

Từngũ đình tâm vị, tiến lên biệt tướng niệm trụ, tứclà quán riêng từng niệm thân, thọ, tâm hoặc pháp. Bởi tâmhay khởi lên vọng kiến điên đảo, duyên theo thân bất tịnhmà chấp tịnh, duyên theo thọ khổ mà chấp lạc, duyên theotâm vô thường mà chấp thường, duyên theo pháp vô ngã màchấp ngã. Nay muốn đối trị bốn vọng kiến điên đảoấy, phải dùng trí lực năng quán để quán thân bất tịnh,quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã.Lối quán này có hai cách là quán riêng tự tướng và quánriêng cọng tướng. Quán riêng tự tướng là quán tự tướngcủa thân chỉ là sắc chất do tứ đại tạo thành (đạichủng tạo sắc) gồm năm căn năm cảnh vốn là bất tịnhthì đối trị điên đảo chấp tịnh. Quán tự tướng củathọ chỉ là thọ tâm sở lãnh nạp cảnh thuận nghịch vàphi thuận phi nghịch, vốn là khổ thì đối trị chấp lạc.Quán tự tướng của tâm chỉ là sáu thức tâm vương, vốnlà vô thường thì đối trị điên đảo chấp thường. Quántự tuớng của pháp chỉ do duyên hợp vốn là vô ngã thìđối trị điên đảo chấp ngã.

Quánriêng cọng tướng là quán bốn thứ thân, thọ, tâm, phápthứ nào cũng có đủ bốn tướng chung là thường, khổ, không,vô ngã. Như quán thân, thấy thân cùng các pháp hữu vi đồnglà vô thường,cùng các pháp hữu lậu đồng là khổ, cùngtất cả các pháp duyên hợp đồng là vô ngã, đồng là không.Quán thọ, tâm, pháp cũng giống như vậy.

Vớihai cách quán tướng riêng và quán tướng chung ấy lại chiara tạp duyên và không tạp duyên. Ba niệm trú thân, thọ, tâmchỉ là không tạp duyên; còn pháp niệm trú thông cảm tạpduyên và không tạp duyên. Nếu chỉ quán riêng pháp là khôngtạp duyên, nếu trong khi quán pháp còn ghép thêm một, hoặchai, hoặc ba, hoặc cả bốn mà quán, đó gọi là tạp duyên.Nghĩa là trong khi quán pháp còn kèm cả thân, thọ, hoặc tâmvào nữa, nên gọi là tạp duyên. Như đồ biểu sau:

BỐNNIỆM TRÚThânniệm trú
Thọniệm trú
Tâmniệm trú
khôngtạp duyên
Phápniệm trútạpduyên

Vềtạp duyên:

2hợp duyên:3hợp duyên:4hợp duyên:
Phápvới thân
Phápvới thọ
Phápvới tâm
Pháp-thân-thọ
Thân-thọ-tâm
Pháp-tâm-thân
Thân,thọ, tâm, pháp

Tómlại, ở địa vị biệt tướng niệm trú, quán trí chưa cao,không thể duyên chung cả thân, thọ, tâm, pháp, nên phải quánriêng tự tướng từng thứ, không thể thêm thứ khác. Tráilại, quán cọng tướng thì quán mỗi tướng đều có đủbốn tướng: vô thường, khổ, không, vô ngã, bởi bốn tướngnày là tướng chung mà pháp nào cũng đều có đủ. Nếu muốncho quán trí tăng lên mới theo cách hợp duyên thứ hai, thứba, thứ bốn để quán.

MỤC3: Tổng tướng niệm trú vị (địa vị quán chung cả bốnniệm trú)

Từbiệt tướng niệm trú tiến lên tổng tướng niệm trú. Trongbiệt tướng niệm trú, dù có hai hợp duyên, ba hợp duyên,bốn hợp duyên, song chẳng phải duyên trực tiếp cả bốnthứ, đến đây quán trí đã cao hơn, mới duyên được trựctiếp chúng cả bốn thứ, thấy rõ nó là vô thường, khổ,không vô ngã.

Saogọi là niệm trú? Ðay là biện biệt tự thể niệm trú, đạiước có ba:

a.Tựtánh niệm trú:Lấy huệ làm thể tức là văn, tư, tu huệ.Thay vì nhờ có niệm lực khiến huệ được an trú nơi cảnhsở duyên, đúng hơn, lại chính là nhờ huệ lực mà làm choniệm lực được an trú nơi cảnh sở quán. Ðấy gọi làniệm trú. Luận Câu-xá22 nói:" Huệ làm cho niệm đượcan trú, nên do nơi huệ mà có tên niệm trú, tùy chỗ quánsát của huệ mà có sự ghi nhớ rõ ràng". Khế kinh nói:" CácThánh đệ tử cầm gươm trí tuệ, đoạn trừ tất cả phiềnnão tùy miên, thẳng tới Niết-bàn, không quái ngại". ÐứcThế Tôn cũng dạy:" Nếu đối với thân chuyên quán tuầntự theo thân (Quán thân trên thân - ư thân trú tuần thân quán),gọi là thân niệm trú. Ðối với thọ, tâm, pháp cũng thế".Tuần tự quán thân được là do huệ, không huệ thì khôngcó khả năng quán, thế nên biết duy huệ mà được niệmtrú.

b.Tướngtạp niệm trú: Tức lấy huệ và những pháp tương ưngvới huệ làm thể, Như vậy, không phải chỉ có huệ, màcòn có cả các pháp câu hữu tương ưng với nó, cùng lúckhởi lên, mới làm cho niệm được an trú nơi cảnh sở quán,nên gọi là tướng tạp niệm trú.

c.Sở duyên niệm trú:Lấy pháp sở duyên của huệ tứclà thân, thọ, tâm, pháp hoặc tất cả pháp làm tự thể choniệm trú.

Hỏi:Trong ba thứ niệm trú này, thứ nào có công năng đoạn trừphiền não?

Ðáp:Chỉ có tướng tạp niệm trú đủ khả năng đoạn trừ phiềnnão. Còn tự tánh niệm trú chỉ có huệ đơn độc, khôngcó trợ bạn của huệ, không đủ sức đoạn trừ phiền não.Còn sở duyên niệm trú, thì cảnh sở duyên quá rộng, khôngthể tập trung lực lượng để đoạn trừ phiền não.

MỤC4: Noãn vị

Nhưtrên đã dùng trí lực năng quán, quán chung cả bốn thứ:thân, thọ, tâm, pháp. Tuy quán trí đã cao, đã tự tại, nhưngmuốn phát khởi trí vô lậu chân chánh, diệt trừ phiền nãomê lý, thiết thực tiến vào kiến đạo, lại cần phải nhờcông sức gia hạnh làm phát khởi thiện căn thù thắng mớiđược. Có 4 thiện căn thù thắng là: noãn, đảnh, nhẫn,thế đệ nhất.

1.Noãn pháp: Có nghĩa là muốn đốt cháy đống củi phiềnnão phải nhờ ngọn lửa trí của vô lậu Thánh đạo. Ởđịa vị này tướng nóng của lửa đó mới bắt xuất hiện,nên gọi là noãn (nóng).

Nhưngở địa vị này, tu hành như thế nào? Ở địa vị này quánđủcả bốn đế Khổ, Tập, Diệt, Ðạo ngang qua 16 hành tướng(dạng tánh chất), nghĩa là dùng trí tuệ quán rõ bốn đếđều có bốn hành tướng. Như quán Khổ đế thấy rõ nólà vô thường, khổ, không, vô ngã; quán Tập đế, thấy rõnó là nhân, tập, sanh, duyên; quán Diệt đế thấy rõ nó làdiệt, tịnh, diệu, ly; quán Ðạo đế thấy rõ nó là đạo,như, hành, xuất.

Quánvề bốn hành tướng của khổ đế. Khổ là quả báo củaba cõi, là tất cả sự vật trong thế gian, nó là phiền nãobức bách thân tâm của hữu tình, nên gọi là khổ;vả lại, từ thân tâm bên trong, đến vợ con thân quyến,mọi người mọi vật bên ngoài, không một thứ gì thật làsở hưũ của ta, nên gọi là không; những pháp đó lạido nhân duyên mà sinh mà diệt, nên gọi là vô thường;vả, chúng đã không thường trú như vậy, thì chúng cũng khôngcó một thật thể độc nhất chủ tể, nên gọi là vôngã.

Quánbốn hành tướng của Tập đế. Tập là nguyên nhân của mêlầm, chính do mê lầm (hoặc) tạo nghiệp, hoặc và nghiệplàm nguyên nhân phát sinh khổ quả, như hạt giống sinh mầmnên gọi là nhân,và chính do hoặc nghiệp chứa nhóm,khổ quả mới phát sinh, nên gọi là tập;lại hoặcnghiệp làm nhân cho khổ quả tương tục mãi nên gọi là sanh,và nó cũng làm trợ duyên cho sự hình thành khổ quả nêngọi là duyên.

Quánbốn hành tướng của Diệt đế. Diệt đế tức Niết-bàn.Niết-bàn do đoạn tuyệt 5 uẩn, nên gọi là diệt;dứthết ba độc phiền não tham, sân, si nên gọi là tịnh;không còn sự khổ hay xấu xa nào nên gọi là diệu;giải thoát mọi tai nạn nên gọi là ly.

Quánbốn hành tướng của Ðạo đế. Ðạo là nguyên nhân giácngộ, tức là pháp vô lậu. Pháp này là con đường của chưThánh đi qua, nên gọi là đạo; nó khế hợp với chânlý nên gọi là như;đi đến quả vị Niết-bàn nêngọi là hành; vượt thoát sanh tử nên gọi là xuất.

Tấtcả mỗi đế đều được khởi lên trí quán sát thấy rõbốn hành tướng, hiệp lại gọi là 16 hành tướng:

ÐỒBIỂU 16 HÀNH TƯỚNG


16Hành tướng của 4 ĐếKHỔĐẾ, 4VôthườngVìnương nhờ các duyên
KhổVìphiền não bức bách
KhôngVìngược với ngã sở kiến
VôngãVìngược với ngã kiến
TẬPĐẾ, 4NhânVìnhư giống sanh mầm
TậpVìlàm cho quả hiện sanh
SanhVìkhổ quả tương tục bất tuyệt
DuyênVìtrợ thành khổ quả
DIỆTĐẾ, 4DiệtVìdứt hết 5 uẩn
TịnhVìchỉ tức 3 độc
DiệuVìkhông còn khổ lạc
LyVìthoát mọi tai nạn
ĐẠOĐẾ, 4ÐạoVìlà con đường đến Niết-bàn
NhưVìkhế hợp chánh lý
HànhVìhướng đến Niết-bàn
XuấtVìgiải thoát sinh tử vĩnh viễn
Quán16 hành tướng của 4 đế như vậy có lợi ích gì?

Câutụng "Noãn tất chí Niết-bàn",chính là đáp lại câu hỏinày. Theo đây nếu ai có được noãn pháp như vừa nêu trên,dù họ có thể thối chuyển, khởi tà kiến, dứt thiện căntạo tội vô gián, đọa ba đường ác, nhưng chắc chắn khôngở lâu trong vòng sanh tử mà sẽ trở thành Thánh giả, thẳngđến Niết-bàn.

MỤC5: Ðảnh vị

Hànhgiả tu noãn thiện căn tuần tự từ dưới lên giữa rồilên trên, đến lúc thành mãn cùng tột thì phát sanh thiệncăn thù thắng hơn, gọi là đảnh pháp thiện căn?

Saogọi là đảnh pháp?

1.Trong bốn thiện căn, từ nhẫn vị trở lên gọi là nhẫnbất đọa ác thú,từ nhẫn trở lên không còn bị đọavào đường ác. Noãn vị, đảnh vị gọi là động thiệncăn(thiện căn còn động chuyển).Nếu tiến thì khởithêm hai thiện căn bất động là nhẫn và thế đệ nhất,nếu thối vẫn lại khởi hoặc tạo nghiệp, đọa vào đườngác. Ðảnh là thiện căn ở chót đảnh trong hai thứ độngthiện căn đó, ví như chót đảnh của thân người cho nêngọi là đảnh.

2.Ðảnh vị này ở giữa chặn đường tiến thối. Tiến thìlên nhẫn vị, nhất định không còn bị thối, mà dần bướcvào kiến đạo; thối thì trở lại nõan vị, rồi hoặc vìtạo nghiệp bị đọa, ví như chót núi, ở giữa hai mặt tiếnthối lên xuống nên gọi là đảnh.

Nhưngở đảnh vị này tu hành như thế nào?

Cũngnhư ở noãn vị, quán đủ 4 đế qua 16 hành tướng, và kếtquả là" đảnh chung bất đoạn thiện", vì khi được vịnày sau dù có thối chuyển, thậm chí tạo ác nghiệp, đọađịa ngục cũng không bao giờ dứt bỏ thiện căn. Ðó làđiều tỏ ra công đức của vị này hơn noãn vị trước.

Hỏi:Sao gọi là đoạn thiện căn?

Ðáp:Câu-xáLuận 17 nói: "Nghiệp trong đường ác chỉ có tà kiếnthượng phẩm hoàn toàn mới đoạn thiện căn. Tà kiến nàylà bác không nhân quả. Không nhân tức không diệu hạnh, áchạnh gì hết, không qủa tức không có qủa báo dị thụcgì hết".

MỤC6: Nhẫn vị

Hànhgiả tu đảnh thiện căn tuần tự từ dưới lên giữa, giữalên trên, khi thành mãn cùng tột lại phát sinh thiện căn thùthắng cao hơn, đó là nhẫn vị. Ở địa vị này, đặc biệthành giả có tín tâm nhẫn ấn khả đạo lý Tứ đế, khôngcòn thối đọa, nên gọi là nhẫn. Ở vị thế đệ nhấtpháp, đối với lý Tứ đế cũng có tâm nhẫn khá cao, vàliên tục đi vào kiến đạo, không còn thối đọa, song khôngquán đủ cả lý Tứ đế, nên không gọi là nhẫn. Nhưng nhẫnvị này có ba bậc (phẩm): hạ, trung, thượng.

1.Hạphẩm nhẫn:giống như hai vị nõan đảnh, quán đủ lýTứ đế, hướng đến Tứ đế ở Dục giới, quán 16 hànhtướng và hướng đến Tứ đế ở hai cõi trên quán 16 hànhtướng cọng chung 3 cõi là 32 hành tướng.

2.Trungphẩm nhẫn:Gọi là giảm duyên, giảm hành (4 đế cõiDục cọng 4 đế cõi Sắc và Vô sắc thành 8 đế làm cảnhsở duyên, hành tướng duyên tới nó gọi là hành). Ðối với32 hành tướng của 4 đế cõi dưới và hai cõi trên, khi quánvòng thứ nhất thì quán từ hành tướng thứ nhất (tức hànhtướng khổ của Khổ đế) đến hành tướng thứ 31(tứchành tướng của Ðạo đế) giảm trừ hành tướng thứ 32không quán đến(tức hành tướng xuất của Ðạo đế), nhưvậy gọi là giảm hành. Khi quán vòng thứ hai, lại quántừ hành tướng thứ nhất đến hành tướng thứ 30, giảmthêm hành tướng thứ 31 không quán đến... Cứ như vậy, lầnlượt quán đến vòng thứ 31 thì giảm hết 31 hành tướng,chỉ còn lại một hành tướng Khổ đế ở Dục giới, gọilà 1 hành 2 sát- na, tức lấy tâm trong 2 sát-na quán một hànhtướng khổ của Khổ đế còn lưu lại ở Dục giới, còn31 hành tướng kia đều đã giảm trừ hết. Ðấy gọi là7 vòng giảm duyên, 24 vòng giảm hành, tức là hễ quán 4 vòngthì giảm 3 hành tướng và 1 duyên(1 duyên tức là trọn mộtđế).

Nhữngcăn cơ bước vào kiến đạo có lợi có độn, trong hạnglợi căn thì có chấp ngã, chấp ngã sở; trong hạng độncăn thì có ngã mạn tăng lên, giải đãi tăng lên. Ngườichấp ngã thì sẽ do quán hành tướng "phi ngã" để vào kiếnđạo. Nếu chấp ngã sở thì sẽ do quán hành tướng "không"để vào kiến đạo. Người có ngã mạn tăng lên thì sẽdo quán hành tướng "vô thường" để vào kiến đạo, nếugiải đãi tăng lên thì sẽ do quán hành tướng "khổ" đểvào kiến đạo.Thế nên, ở địa vị trung nhẫn này, tùycăn cơ mà lưu lại hoặc ít hoặc nhiều hành tướng đã quán.

Nóicách khác, 4 đế cõi Dục và bốn đế của hai cõi trên đềulà cảnh sở duyên, cọng lại thành tám cảnh sở duyên, mỗicảnh sở duyên có bốn hành tướng, vậy 8 x 4 = 32 hành tướng.Khi quán, giảm hết một duyên, tức giảm hết bốn hành tướng,thu hẹp dần cho đến khi chỉ còn quán một hành tướng "khổ"của Khổ đế cuối cùng ở cõi Dục (tức còn một duyênKhổ đế). Như vậy đã trải qua bảy vòng giảm duyên (giảmbảy đế) và 24 vòng giảm hành (giảm 31 hành). Ðến đâylà vị trung phẩm nhẫn trọn vẹn.

Hỏi:Tại sao ở vị trung phẩm nhẫn chỉ quán một hành tướngkhổ còn lại của Khổ đế?

Ðáp:Nếu quán cả 8 đế của cõi Dục và 2 cõi trên như ở vịhạ phẩm nhẫn, khởi lên đủ 32 trí liễu giải về 32 hành,thì quán trí sẽ bị tán mạng, không đủ mãnh lợi, làm saothành thắng duyên để phát khởi thành chân trí vô lậu. Thếnên, ở vị này, hãy quán duyên giảm thiểu mới đủ làmcho trí lực tập trung dần dần mãnh lợi hơn. Luận Tỳ-bà-sa5 có thí dụ: "Như người muốn đi đến nước khác, nhưngtài sản nhiều quá, không đem đi được, mới đổi ra tiền,vẫn ngại tiền nhiều, lại đổi ra vàng, vẫn sợ vàng nặng,mới đổi ra châu báu quý giá, rồi đem châu báu quý giá tùyý đi tự do. Hành giả ở đây cũng vậy".

3.Thượng phẩm nhẫn: Hạ phẩm nhẫn vị, trung phẩm nhẫnvị được công đức như thế nào? Luận Câu-xá 23 nói: "Nhẫnbất đọa ác thú". Nhẫn vị không còn tạo tội vô gián,không đọa vào ác thú, đó là công đức. Ở cuối trung phẩmnhẫn vị, với một hành tướng trong hai sát-na, tâm vô giánkhởi lên, thiện căn thù thắng thì gọi là thượng phẩmnhẫn vị. Từ thượng phẩm nhẫn vị, dùng một sát-natâm quán một hành tướng khổ của Khổ đế cõi Dục (gọilà một hành một sát-na), liền bước vào địa vị Thế đệnhất.

MỤC7: Thế đệ nhất vị

Thiệncăn được phát sinh ở địa vị này là tột đỉnh với phápthế gian hữu lậu. Câu-xá luận 23 nói: "Vì là hữu lậu nêngọi thế gian; vì là tột đỉnh nên gọi đệ nhất". Nghĩalà pháp hữu lậu này tột đỉnh trong thế gian nên gọi làThế đệ nhất. Có sức sĩ dụng (công lực) làm nhân thoátly khỏi đồng loại, dẫn sanh ra Thánh đạo, nên gọi là tộtđỉnh (tối thắng). Cách tu của Thế đệ nhất cũng giốngnhư thượng phẩm nhẫn, duy chỉ đối Khổ đế, mỗi hànhtướng tu với mỗi sát-na tâm liền bước thẳng vào kiếnđạo, tức "nhập chánh tánh ly sanh" (nhập kiến đạo, Niết-bàn,lìa sinh tử).

Trênđây gồm cả ngũ đình tâm quán, biệt tướng niệm trú, tổngtướng niệm trú gọi là thuận giải thoát phần.Vìđây chỉ có văn tuệ, tư tuệ, chưa có tu tuệ. Gồm cả bốnthiện căn noãn, đảnh, nhẫn, Thế đệ nhất,thì gọi làthuậnquyết trạch phần.Giải thoát tức Niết-bàn, phần tứcnhân. Thiện pháp ngũ đình tâm thường thuận với Niết-bàn,giải thoát, làm nhân cho giải thoát, nên gọi là thuận giảithoát phần. Quyết là quyết đoạn, trạch là giản trạch,phần là một phần. Trên đường tu tập có ba phần là kiếnđạo, tu đạo, vô học đạo. Quyết trạch có nghĩa là kiếnđạo, mà kiến đạo là một trong ba phần. Bốn thiện cănnoãn, đảnh, nhẫn, Thế đệ nhất là trợ duyên thuận lợicho phần kiến đạo (quyết trạch) đó, nên gọi là thuậnquyết trạch phần.

Tómlại, ba vị thuận giải thoát phần, bốn vị thuận quyếttrạch phần đều là phương tiện tư lương để đạt đếnthánh quả, nên gọi chuung là bảy phương tiện, hoặc là bảyhiền vị, bảy gia hạnh.



*TIẾT III: BỐN THÁNH VỊ

MỤC1: Dự lưu hướng và dự lưu quả

Dotừ địa vị Thế đệ nhất pháp, liên tục không ngừng (vôgián) phát khởi chân trí vô lậu đoạn trừ kiến hoặc, tưhoặc của ba cõi, đó gọi là Thánh, gồm bốn bậc là Dựlưu, Nhất lai, Bất lai và A-la-hán. Thánh vị Dự lưu là thànhquả đạt được từ vị Thế đệ nhất pháp, với quán trívô gián (chuyên nhất liên tục tức Thánh đế hiện quán),phát ra 16 tâm vô lậu, quán rõ lý 8 đế của cõi Dục vàhai cõi trên(cõi Dục 4 đế, Sắc và Vô sắc 4 đế), mà đoạntrừ 88 kiết sử thuộc kiến hoặc trong ba cõi, 16 tâm vô lậulà:

1.Khổ pháp trí nhẫn
2.Khổ pháp trí.
3.Khổ loại trí nhẫn
4.Khổ loại trí.
5.Tập pháp trí nhẫn
6.Tập pháp trí.
7.Tập loại trí nhẫn
8.Tập loại trí.
9.Diệt pháp trí nhẫn
10.Diệt pháp trí.
11.Diệt loại trí nhẫn
12.Diệt loại trí.
13.Ðạo pháp trí nhẫn
14.Ðạo pháp trí.
15.Ðạo loại trí nhẫn
16.Ðạo loại trí.

Do16 tâm này quán rõ lý Tứ đế, nên cũng gọi là Thánh đếhiện quán(rõ ở sau). Trong 16 tâm gồm 8 nhẫn và 8 trínày, bốn pháp trí nhẫn và bốn pháp trí là duyên, theo bốnđế của cõi Dục mà phát sinh. Còn bốn loại trí nhẫn vàbốn loại trí là duyên theo 4 đế của hai cõi trên mà phátsinh. Nhờ 16 tâm này dứt đoạn kiến hoặc trong ba cõi.

Pháptrí nhẫn, pháp trí là trí tuệ trực tiếp quán lý Tứ đếở Dục giới. Loại trí nhẫn, loại trí là trí tuệ giántiếp quán lý Tứ đế ở hai cõi Sắc và Vô sắc. Vì Tứđế của hai cõi trên ở cách biệt giới và địa, không thểquán trực tiếp được, mà chỉ quán theo cách loại suy vớiTứ đế của cõi Dục, nên gọi là lọai.

Nhẫnlà nhân, chỉ vô gián đạo,tâm tin nhận lý Tứ đế,không có mảy may mê hoặc chen vào làm ngăn cách gián đoạn(vô gián). Trí là quả, chỉ giải thoát đạođã hiểurõ lý Tứ đế, chính thức lên địa vị kiến đạo, giảithoát mọi kiến hoặc. Luận Câu-xá 23 nói: "Nhẫn là vô giánđạo, ước theo sự đang đoạn hoặc mà được, vì khôngcòn bị cách ngại (vô gián). Trí là giải thoát đạo, do dứthết kiến hoặc mà được, cùng với được ly hệ quả khởilên một lúc, ví như thế gian đuổi giặc ra khỏi nhà đóngcưả lại". Theo đây, hễ dứt hết kiến hoặc của một đếthì phải có một vô gián đạo, một giải thoát đạo. Ngaykhi đang dứt hoặc, gọi là vô gián đạo, khi dứt hoặc xong,gọi là giải thoát đạo.

Nhưthế, đối với 8 đế ở cả ba cõi trên, dưới, khởi lênvô gián đạo, giải thoát đạo, tức nhẫn và trí, cho đếnkhi dứt hết kiến hoặc trong ba cõi thì gọi là Dự lưu quả.Dự lưu nghĩa là dự vào dòng loại Thánh quả. Ở đây, ngườitu Thánh đế hiện quán, từ vô thỉ đến nay mới bắt đ?udự vào hàng Thánh gia, nên gọi là dự lưu, và có chia ra nhânvị, quả vị. Nhân vị gọi là dự lưu hướng, chỉ cho 15tâm đầu đang trên đường hướng đến quả vị. Quả vịgọi là dự lưu quả, chỉ cho tâm thứ 16 phát sinh, dứt hếtkiến hoặc.

Tómlại, từ vị Thế đệ nhất pháp đã lần lượt tu hành dồnchứa công đức, làm cho trí lực được phát triển, nhưngtrí này còn thuộc hữu lậu, chưa thể đoạn hết kiến hoặc,khi lên địa vị thánh đế hiện quán này, khởi lên 16 tâmvô lậu, gồm 8 nhẫn 8 trí, quán lý Tứ đế một cách rõràng như ở trước mắt, mới đoạn được 88 kiết sử kiếnhoặc của ba cõi. Trong lúc đoạn hoặc là Dự lưu hướng,đoạn xong là Dự lưu quả ở địa vị kiến đạo.

Hỏi:Sao gọi là hiện quán? Sao gọi là Thánh đế hiện quán?

Ðáp:Hiện quán là chính một tâm thâm nhập kinh nghiệm đ?i tượngmột cách trực tiếp minh bạch, thân thiết, không trừu tượng,không ngang qua sự phân biệt của ý thức, cũng không phảilà lối kinh nghiệm thường nhật (thường nghiệm). Thánh đếhiện quán là hiện quán đối với lý Tứ đế. Có Tứ đếtiệm hiện quán, và Tứ đế đốn hiện quán.

Tứđế tiệm hiện quán là trước tiên tập trung quán Khổ đế,sau mới quán Tập đế, Diệt, Ðạo đế. Khi thấy Khổ, khôngthấy Tập, tuần tự tiệm thứ quán và chứng kiến đế nàyrồi tới đế khác, nên gọi là tiệm. Cho đến khi cả bốnđế được hiện quán trọn vẹn, tức là chứng đắc sơqủa.

Tứđế đốn hiện quán là quán chung cả bốn đế dưới mộtcọng tướng "không, vô ngã", trong một niệm trí tuệ phátsinh, thấy rõ được một đế là thấy rõ tất cả bốn đế(đốn hiện quán bốn đế) và chứng đắc sơ quả. Lại nhờđã trải qua một phen dụng công, nên khi kiến đạo, chỉthu gọn tập trung vào quán một Diệt đế, một khi phát sinhtrí như thật chứng nhập Diệt đế là chứng nhập trọncả bốn và chứng đắc sơ quả.

Tómlại, Tứ đế hiện đốn quán là chỉ cần thấy Diệt đếmà đắc sơ quả; còn Tứ đ? tiệm hiện quán là tuần tựthấy đủ cả bốn đế mà đắc sơ quả. Tứ đế tiệm hiệnquán là chủ trương của Hữu bộ, theo đây nếu chưa hiệnquán Khổ đế, thì không thể hiện quán Tập đế, DIệt đế,Ðạo đế. Ngược lại, Ðại chúng bộ chủ trương Tứ đếđốn hiện quán. Vậy giữa hai phái có mâu thuẫn nhau không?Ðể giải đáp vấn đề này, phải hiểu hiện quán có bathứ:

1.Kiến hiện quán: Chỉ cho vô lậu huệ duyên bốn Thánhđế, hiểu đúng như thật và rõ ràng.

2.Duyên hiện quán: Ðây là cảnh bốn Thánh đế vô lậumà huệ cùng với tâm, tâm sở pháp tương ưng với huệ đồngthời duyên đến.

3.Sự hiện quán:Chỉ các tâm tâm sở tương ưng nói trên,cùng với các pháp câu hữu khác(đạo cọng giới, bốn tướngsanh, trụ, dị, diệt, là câu hữu nhân của huệ, nên gọilà câu hữu).

Ðồngmột sự nghiệp hiện quán Tứ đế, các học giả Hữu bộnhắm vào kiến hiện quán và duyên hiện quán, nên chấptrước Tứ đế tiệm hiện quán; học giả Ðại chúngbộ nhắm vào sự hiện quán, nên chủ trương Tứđế đốn hiện quán.Hai phái chẳng có gì mâu thuẫn nhaucả.

MỤC2: Nhất lai hướng và Nhất lai quả

Dựlưu quả đã đoạn kiến hoặc trong ba cõi, nhưng tu hoặc trongba cõi thì chưa đoạn được, nên phải tiến lên ba quả sauở địa vị tu đạo mới dần dần đoạn hết tu hoặc. Trongđó, Nhất lai và Bất hoàn là hai quả vị đoạn trừ tu hoặcở cõi Dục. Tu hoặc ở cõi Dục là gì? Xét về thể tánhphiền não căn bản không ngoài bốn thứ là tham, sân, si, mạn.Theo tính chất thô tế của tham,sân, si, mạn mà chia ra chínphẩm bậc: Thượng thượng, thượng trung, thượng hạ; trungthượng, trung trung, trung hạ; hạ thượng, hạ trung, hạ hạ.Ðể đoạn trừ chín phẩm phiền não ấy, phải dùng chínphẩm đạo tức dùng hạ hạ phẩm đạo để đoạn trừ thượngthượng phẩm hoặc; dùng hạ trung phẩm đạo để đoạn trừthượng trung phẩm hoặc... Cho đến dùng thượng thượng phẩmđạo để đọan trừ hạ hạ phẩm hoặc (hoặc, bằng vàothô tế mà phân chia thượng hạ: Thô, thượng, vừa, trung,tế, hạ, đạo trí, bằng vào sáng mờ mà phân chia thượnghạ: Sáng thượng, vừa trung, mờ hạ. Dùng hạ hạ phẩm đạotức là đạo trí mờ mờ, đoạn thượng thượng phẩm hoặctức là hoặc thô thô).

Tronglúc dùng đạo trí năng đoạn đoạn trừ chín phẩm tu hoặcthì có chín vô gián, chín giải thoát đạo. Bởi đoạn mộtphẩm hoặc thì phát sinh một vô gián đạo và một giải thoátđạo(khi đang đoạn là vô gián, khi đoạn xong là giải thoát).Ðối với chín phẩm hoặc của cõi Dục, đoạn hết năm phẩmđầu thì gọi là Nhất lai hướng (Ðạo), đoạn hết phẩmthứ sáu thì gọi là Nhất lai quả. Nhất lai là một phen trởlại nhân gian, hay cõi Dục. Trong chín phẩm mới đoạn đượcsáu phẩm đầu, còn ba phẩm sau buộc phải trở lại nhângian cõi Dục một phen mới đọan hết ba phẩm chót. Khi mớiđoạn sáu phẩm hoặc đầu là đạo nhân để hướng đếnđạo qủa Nhất lai, nên gọi là Nhất lai hướng.

Thánhgiả Nhất lai hướng đang lúc đoạn ba phẩm hay bốn phẩmtu hoặc cõi Dục thì gọi là thánh quả gia gia, có nghĩa làtừnhà đến nhà, tức là từ nhân gian đến trời, hoặc từtrời sanh lại nhân gian. Chín phẩm hoặc cõi Dục có nănglực làm nhuận sanh bảy phen vào cõi Dục:

-Thượng thượng phẩm là nhuận sinh hai phen,
-Thượng trung, thượng hạ, trung thượng: ba phẩm, ba phen.
-Trung trung, trung hạ: hai phẩm, một phen.
-Hạ thượng, hạ trung, hạ hạ: ba phẩm, một phen.

Cộngchung thành bảy phen sinh cõi Dục. Nay mới đoạn ba phẩm đầu,còn sáu phẩm sau, nên còn phải ba phen sinh cõi Dục, gọi đólà Tam sinh gia gia. Khi đoạn tiếp phẩm thứ tư, còn lại phẩmthứ năm tức còn hai phen sinh cõi Dục, đó gọi là Nhị sinhgia gia. Tam và Nhị sinh đều có chia Thiên gia gia và Nhân giagia. Thiên gia gia tam sinh là vị Thánh giả có ba phen sinhcõi trời, hai phen sinh cõi người. Nếu vị ấy sau khi chứngquả Dự lưu, ngay tại cõi trời, tiếp tục đoạn ba phẩmtu hoặc đầu và chết tại cõi người sinh lên cõi trời (mộtphen sinh cõi trời), ở cõi trời chết lại sinh cõi người(một phen sinh cõi người), ở cõi người chết lại sinh cõitrời (hai phen sinh cõi trời), ở cõi trời chết lại simh cõingười (hai phen sinh cõi người). Cuối cùng ở cõi ngườichết lại sinh cõi trời (ba phen sinh cõi trời). Ngay tại cõitrời lần này, đoạn sạch phiền não, chứng quả A-la-hán.

Nhângia gia tam sinh tức vị Thánh giả có ba phen sinh cõi người,hai phen sinh cõi trời. Nếu vị ấy sau khi chứng quả Dự lưuở cõi trời, bắt đầu đoạn ba phẩm tu hoặc và từ cõitrời chết sinh về cõi người (một phen sinh cõi người),ở cõi người chết lại sinh lên cõi trời (một phen sinh cõitrời), ở cõi trời chết lại sinh cõi người (hai phen sinhcõi người), ở cõi người chết lại sinh cõi trời (hai phensinh cõi trời), cuối cùng ở cõi trời chết lại sinh cõingười (ba phen sinh cõi người), và ngay tại cõi người lầnnày, đoạn hết phiền não, chứng A-la-hán. Còn Thiên gia gianhị sinh thì hai phen sinh cõi trời, một phen sinh cõi người;Nhân gia gia nhị sinh thì hai phen sinh cõi người, một phen sinhcõi trời. Chiếu theo trên sẽ rõ.

Hỏi:Tại sao chỉ đoạn trừ một phẩm hay hai phẩm, hay năm phẩmtu hoặc của cõi Dục lại không gọi là gia gia?

Ðáp:Chắc chắn không thể có người đoạn một phẩm, hai phẩm,không đoạn tiếp phẩm thứ ba mà giữa chừng lại chết đisanh lại. Cũng có thể có người chỉ đoạn năm phẩm, khôngđoạn tiếp phẩm thứ sáu mà giữa chừng chết đi sanh lại.Bởi vì vị Thánh giả sơ quả khi đoạn tu hoặc cõi Dụclà phải khởi lên sức gia hạnh lớn(cố gắng). Cho nên, hễđoạn được một phẩm hai phẩm là chắc chắn đoạn đượcba phẩm. Lại chỉ một phẩm hoặc thì không thể làm chướngngại việc chứng quả, cho nên đoạn phẩm thứ năm thì chắcchắn cũng đoạn luôn phẩm thứ sáu.

Hỏi:Tại sao chỉ đoạn trừ một phẩm hay hai phâím, hay năm phẩmtu hoặc của cõi Dục lại không gọi là gia gia?

Ðáp:Chắc chắn không thể có người đoạn một phẩm, hai phẩm,không đoạn tiếp phẩm thứ ba mà giữa chừng lại chết đisanh lại. Cũng không thể có người chỉ đoạn năm phẩm.không đoạn tiếp phẩm thứ sáu mà giữa chừng chết đi sanhlại. Bởi vì vị Thánh giả sơ quả khi đoạn tu hoặc cõiDục là phải khởi lên sức gia hạnh lớn (cố gắng). Chonên, hể đoạn được một phẩm hai phẩm là chắc chắn đoạnđược ba phẩm. Lại chỉ một phẩm hoặc thì không thể làmchướng ngại việc chứng quả, cho nên đoạn phẩm thứ nămthì chắc chắn cũng đoạn luôn phẩm thứ sáu.

MỤC3: Bất hoàn hướng và Bất hoàn quả.

TừNhất lai quả tiến lên đoạn phẩm tu hoặc thứ sáu, bảythì gọi là bất hoàn hướng, đoạn hết phẩm thứ chín củacõi Dục thì gọi là Bất hoàn quả. Bất hoàn nghĩa là ởđịa vị này đã đoạn hết toàn bộ tư hoặc của cõi Dục,không bị thế lực của những tư hoặc đó lôi kéo lại cõiDục nữa. Khi đoạn hết ph?m tư hoặc thứ bảy, tám là đạonhân hướng đến đạo quả Bất hoàn, cho nên gọi là Bấthoàn hướng, cũng gọi là Nhất sanh hay Nhất gián Thánh gia,vì còn một phần tư hoặc thứ chín chưa đoạn, tức cònphải một phen sanh cõi Dục, do đó làm cách ngại việc chứngquả Bất hoàn nên gọi Nhất gián. Cũng có chỗ gọi là đoạnngũ hạ phần kiết thay vì gọi là đoạn chín phẩm tư hoặccõi Dục. NhưTạp A-hàm Kinh34 nói, "Dứt sạch năm hạphần kiết, chứng được quả A-na-hàm". Trong kinh còn chiaquả Bất hoàn này ra làm năm thứ, bảy thứ hoặc chín thứ,gọi là ngũ ban bất hoàn, thất ban bất hoàn, cửu ban bấthoàn. Ngũ ban Bất hoàn là trung ban, sanh ban, hữu hành ban, vôhành ban, thượng lưu ban, cộng thêm hành vô sắc ban, hiệnban, thành bảy ban Bất hoàn.

1.Trung ban:Ý nói Thánh giả Bất hoàn này, sau khi chết ởcõi dục, chưa sanh đến cõi Sắc, ngay tại trung hữu vị phátsanh sức Thánh đạo rất mạnh, đoạn hết tu hoặc của haicõi trên, thành A-la-hán mà nhập (ban) Vô dư Niết-bàn. Vínhư đập cái bát bằng sắt được đốt cháy cả ngày, mộtmảnh vụn có thể vang ra và trở thành nguội lạnh liền.

2.Sanh ban:Cũng goi là tổn hại ban, ý nói vị Thánh giảBất hoàn này chết ở cõi dục, sanh lên cõi Sắc không baolâu liền khởi sanh sức Thánh đạo rất mạnh, đoạn hếtcác tu hoặc còn lại, thành A-la-hán và mệnh chung mới nhậpVô dư Niết-bàn. Ví như mảnh vụn của cái bát sắt đốtcháy, có thể văng ra, bay lên, rớt xuống chạm vào đất mớitrở thành nguội lạnh.

3.Hữu hành ban:Ý nói vị Thánh giả Bất hoàn này chếtở cõi dục, sau khi sanh đến cõi Sắc, qua thời gian lâu dài,gia hạnh siêng tu mới có thể nhập Hữu dư y Niết-bàn. Vínhư mảnh vụn của cái bát sắt cháy đỏ có thể văng ra,bay lên, rơi xuống đống cỏ hoặc củi rộng lớn, bốc lửakhói, đốt cháy tiêu cỏ hoặc củi ấy, rồi mới trở thànhnguội lạnh.

4.Vô hành ban:Ý nói vị Thánh giả Bất hoàn này chết ởcõi Dục sanh lên cõi Sắc, trong thời gian rất lâu, không cógia hạnh tu hành gì, tự nhiên được nhập Hữu dư y Niết-bàn.Ví như mảnh vụn của cái bát sắt cháy đỏ có thể văngra, bay lên, rớt xuống trên một đống cỏ hay củi nhỏ, rồibắt lửa khói, đốt cháy tiêu hết đống cỏ hay củi nhỏđó, mới trở thành nguội lạnh, vì không còn nhiên liệu.

5.Thượng lưu ban:Thượng lưu có nghĩa là đi lên. Vị ThánhBất hoàn này, sau khi sanh đến cõi Sắc nhưng không nhập Niết-bàn tại đó, mà cứ chuyển sanh lên lần lần cho đến cõitrời sắc cứu cánh mới nhập Niết-bàn. Ví như mảnh vụncủa cái bát cháy đỏ đó có thể văng ra, bay lên, rơi xuốngtrên một đống cỏ hay củi to lớn, rồi bốc thành lửa khói,đốt cháy đống cỏ hay củi to lớn ấy, thiêu cháy luôn cảlùm cây rừng rậm, thảo nguyên, ruộng xanh, gò cao, dòng nước...rồimới trở thành nguội lạnh (Năm đoạn ví dụ trên đây, tríchtrong Tăng Chi Bộ KinhTập III, Kinh Các Sanh Thú Của LoàiNgười).

6.Hành vô sắc ban:Vị Thánh Bất hòan này chết ở cõi dục,không sanh đến cõi Sắc mà sanh đến cõi Vô sắc rồi nhậpNiết-bàn ở đó.

7.Hiện ban:Vị Thánh bất hoàn này chính với thân hiệntại mà đoạn hết tư hoặc của cả ba cõi và nhập Niết-bànngay tại cõi Dục, chứ khỏi chờ sanh đến hai cõi trên.

Trênđây, theo Hữu bộ, Hữu hành ban được sắp trước Vô hànhban; trái lại, theo Kinh bộ, Vô hành ban trước, Hữu hành bansau. Như vậy, Kinh bộ đồng chủ trương với Tăng Chi BộIII, "Kinh Các Sanh Thú Của Loài Người" như trên đã nóivà Tạp A-hàm Kinh 29. Ngoài ra, luận Thành Thậtvà luận chủ Thế Thân cũng đồng quan điểm với Kinh bộ.

CửuBất hoàn là chín thứ Bất hoàn, tức đem Trung ban chia ba,Sanh ban chia ba, Thượng lưu ban chia ba, thành chín.

Trungba chia ba là:

1.Tốc ban,là sau khi chết ở cõi Dục, liền khởi Thánhđạo và nhập Niết-bàn ngay. Ví như mảnh vụn của cái bátsắt cháy đỏ có thể văng ra và nguội liền.

2.Phi tốc ban, là sau khi chết một thời gian mới khởi lênThánh đạo và nhập Niết-bàn. Ví như mảnh vụn của cáibát sắt cháy đỏ có thể văng ra, bay lên, rồi mới nguộilạnh.

3.Kinh cửu ban,là khi sắp sanh đến cõi Sắc thì khởi Thánhđạo và nhậûp Niết-bàn. Ví như mảnh vụn của cái bátsắt cháy đỏ có thể văng ra, bay lên, chưa chạm vào đất,trở thành nguội lạnh. (Ba đoạn ví dụ này trích trong TăngChi Bộ IIIA).

Sanhban chia ba là: Sanh ban, Hữu hành ban, và Vô hành ban như đãgiải thích trên.

Thượnglưu chia ba là:

1.Toàn siêu:Chỉ một lần vượt lên khỏi các tầng trờilà nhập Niết-bàn.

2.Bán siêu:Cứ tuần tự vượt lên một tầng trời, ba tầngtrời, cho đến tầng trời thứ mười lăm (tr?i thiện hiện)mà nhập Niết-bàn.

3.Biếnsiêu:trong thời gian lâu, trải qua hết các tầng trời,cuối cùng, tại tầng trời thứ mười sáu (Sắc cứu cánh)mà nhập Niết-bàn.

Sởdĩ chia ba thứ, Chín bất hoàn như vậy là do ba thứ nghiệphoặc và căn tánh của các thánh giả không đồng đều. Tạonghiệp "thuận trung hữu thọ báo" thì thành Sanh ban; tạo nghiệp"thuận hậu thọ báo" thì thành Thượng lưu ban. Hạ phẩmhoặc thì hiện hành nơi vị hành giả Trung ban; trung phẩmhoặc thì hiện hành nơi vị hành giả Sanh ban; Thượng phẩmhoặc thì hiện hành nơi vị hành giả thượng lưu ban. Hạngthượng căn thì Trung ban Niết-bàn, hạng trung căn thì Sanhban Niết-bàn; hạng hạ căn thì Thượng lưu ban Niết-bàn.

Ngoàira, quả bất hoàn còn mang những tên khác như Thất thiệnsĩ thú, Kinh sanh bất hoàn, Thân chứng Bất hoàn.

MỤC4: A-la-hán hướng và A-la-hán quả

Thánhgiả Bất hoàn đã dứt chín phẩm tư hoặc của cõi Dục,từ đó tiến lên dứt phẩm tư hoặc thứ nhất ở cõi Sơthiền thì goi là A-la-hán hướng. Khi dứt hết phẩm tư hoặcthứ chín ở cõi trời Hữu đ?nh thì gọi là A-la-hán quả,ở địa vị Vô học đạo.

A-la-hánlàtiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Sát tặc (dứt phiền não), Bấtsanh (không sanh vào ba cõi), Ứng cúng (có công đức xứng đángđược nhơn thiên cúng dường).

Tómlại, dứt hết kiến hoặc (tức 88 sử) của ba cõi, thấyrõ lý Tứ đế, gọi là kiến đạo vị, chứng quả Dự lưu.Còn 81 phẩm tư hoặc, cần phải tu mới dứt trừ được.Khi tu để dứt trừ 80 phẩm đầu gọi là tu đạo vị, vàchứng những Thánh quả Nhất lai hướng, cho đến A-la-hánhướng. Cuối cùng dứt hết phẩm tư hoặc thứ 81, thì chứngquả A-la-hán và gọi là vô học đạo vị.

Nênbiết, từ Dục giới đến Phi tưởng phi phi tưởng gồm cótất cả 9 địa, mỗi địa có 9 phẩm tu hoặc, như vậy 9địa có tất cả là 81 tu hoặc. Ðể dứt trừ 81 phẩm tuhoặc ấy thì có 81 đạo, nghĩa là mỗi đạo dứt một phẩmtu hoạc. Song mỗi đạo lại còn có 2 phần là vô gián đạo(lúc đang dứt một phẩm hoặc) và giải thoát đạo (lúc đãdứt xong một phẩm hoặc). Như vậy, có 81 vô gián đạo và81 giải thoát đạo, gọi chung là 81 đạo .

A-la-háncó sáu thứ:

1.Thối pháp A-la-hán:Vị này sau khi được quả A-la-hán,thình lình gặp duyên khác liền vụt trở lại thứ lậu hoặcvừa đoạn trừì sau chót mà bị thối thất quả chứng, lùixuống quả Bất hoàn, Nhất lai hay Dự lưu.

2.Tưpháp A-la-hán:Vị này sợ thối thất quả A-la-hán, thườngnghĩ tới việc tự tại, muốn kết liễu mạng sống đểnhập Vô dư Niết-bàn.

3.Hộ pháp A-la-hán:Vị này thường phòng hộ để khỏithối thất quả A-la-hán.

4.An trú pháp A-la-hán:Vị này an trú quả vị A-la-hán đãchứng được, tránh xa ngoại duyên để khỏi thối thất,nhưng cũng còn gắng sức cầu tiến.

5.Kham đạt pháp A-la-hán:Vị này có tánh kham năng tu hành,luyện căn để mau đạt tới vị Bất động tánh A-la-hán.

6.Bất động pháp A-la-hán:Vị này căn tánh rất lợi, mộtkhi chứng quả A-la-hán rồi, dù gặp sự tình gì cũng khônglay động, thối chuyển.

Trongsáu thứ này, 5 thứ đầu gọi chung là Thời ái tâmgiảithoát, tức là hằng thời, ái mộ và tâm giải thoát vậy,gọi tắt là thời giải thoát. Vì phải chờ thời mớicó thể nhập định và tâm được giải thoát. Thời ở đâycó sáu trường hợp:

-Lúc được ăn ngon.
-Lúc được áo tốt.
-Ðược ngọa cụ tốt.
-Ðược chỗ ngồi tốt.
-Lúc được nói pháp tốt.
-Lúc được bạn đồng học tốt.

Bởinăm thứ A-la-hán này đều là độn căn, nếu không chờ thờicơ tốt, thì khó chứng qủa A-la- hán. Còn bất động tánhA-la-hán vì lợi căn nên không cần chờ thời cơ tốt, vẫngiải thoát dễ dàng hai kiến hoặc, tu hoặc, nên gọi là bấtthời giải thoát, cũng gọi là bất động và tâm giảithoát. Vì vị này không còn bị phiền não làm thối độngvà tâm được giải thoát luôn.

Trongsáu thứ A-la-hán trên lại chia hai hạn thối và bất thối.Thối có thối tánh và thối quả. Từ căn tánh bậc trên thốixuống căn tánh bậc dưới, gọi là thối tánh, như từ khamđạt pháp A-la-hán, thối xuống An trú pháp, Hộ pháp A-la-hán...Còn từ quả A-la-hán thối xuống quả Bất hoàn, Nhất lai...gọilà thối quả. Thối còn có ba nghĩa:

-Thối mất công đức thù thắng đã được.
-Chưa được công đức thù thắng cũng gọi là thối.
-Những công đức đã được nhưng khi thọ dụng lại khônghiện ra.

Sáubậc A-la-hán trên, thối pháp A-la-hán chỉ thối quả mà khôngthối tánh. Còn Tư pháp, Hộ pháp, An trú pháp và Kham đạtpháp A-la-hán có cả thối tánh và thối quả. Trừ khi ở hữuhọc vị mà trụ vào bốn tánh: tự, hộ, an, kham thì khi chứngđến vô học vịA-la-hán cũng sẽ trụ vào bốn tánh đó,không bị thối chuyển.

Lại,sơ quả Dự lưu chắc chắn không thối, còn ba quả kia cóthể bị thối. Ðây là chủ trương của Hữu bộ. Kinh bộngược lại, cho rằng Dự lưu và A-la-hán đều không bị thối,vì Dự lưu đã dứt hết kiến hoặc thấy rõ lý Tứ đế,còn A-la-hán thì dứt hết kiến hoặc và tư hoặc, không bịphiền não gì trói buộc, nên không còn lý do bị thối. Haiquả Nhất lai và Bất hoàn đang trên đường đoạn trừ tưhoặc, nên không còn lý do bị thối, Vả lại, Kinh bộ dựavào hiện pháp lạc trú để gọi là thối và bất thối, chứkhông phải thối quả, vì nếu đã đắc quả thì là bấtđộng chứ không thối chuyển. Hiện pháp lạc trú là chỉcho tịnh lự (thiền định), nếu thối tịnh lự thì gọilà thối pháp A-la-hán. Còn tư, hộ, an, kham không thối tịnhlự nên không còn thối chuyển. Nhưng Thượng tọa bộ chủtrương cả bốn quả Thanh văn đều không thối chuyển.

Lạitừ sáu bậc A-la-hán chia ra làm bảy, tức lấy Bất độngtánh A-la-hán chia ra hai hạng là luyện căn và không luyệncăn. Trong đó, hạng độn căn thì phải nhờ sức luyện căntu hành mới từ Kham đạt pháp tiến lên Bất động tánh,nên vẫn gọi là hạng Bất động tánh. Còn hạng lợi cănsẳn có tính bất thối rồi, không cần nhờ luyện căn tuhành mới có. Hạng này gọi là Bất thối tánh A-la-hán, vàtrong bảy hạng A-la-hán này lại chia ra Huệ giải thoátvà Câu giải thoát.Vị nào nhờ huệ lực giải thoát mọiphiền não, tức giải thoát sự phiền não của huệ, gọilà huệ giải thoát. Nếu khi được Huệ giải thoát thànhA-la-hán, đồng thời cũng chứng Diệt tận định, giải thoátluôn cả sự chướng ngại của định là Bất nhiễm ô vôtri, thì gọi là Câu giải thoát A-la-hán, vì giải thoát luôncả hệ chướng, định chướng nên gọi là Câu.

BẢYBẬC THÁNH NHÂN

Trênđã nói về các bậc Thánh hữu học, vô học gồm có bốnhướng, bốn quả, nhưng rút lại không ngoài bảy bậc là:

-Tùy tín hành
-Tùy pháp hành
-Tín giải thoát
-Kiến chí
-Thân chứng
-Tuệ giải thoát
-Câu giải thoát

Hỏi:Dựa vào đâu mà lập ra bảy bậc như thế?

Ðáp:Dựa vào bốn điều:

1.Dựa vào sức gia hạnh bất đồng lập ra hai hạng Tùy tínhành và Tùy pháp hành. Hạng độn căn không đủ sức hiểugiáo pháp, chỉ tin vào người khác mà tu hành, gọi là Tùytín hành. Hạng lợi căn đủ sức hiểu giáo pháp và tu theogiáo pháp đó nên gọi là Tùy pháp hành.

2.Dựa vào căn tánh bất đồng lập ra hai hạng Thánh giả Tíngiải và Kiến chí. Hạng độn căn Tùy tín hành tiến lênthì thành Tín giải, hạng lợi căn Tùy pháp hành tiến lênthành Kiến chí, tức do trí huệ tăng lên mà Chánh pháp hiệnra.

3.Dựa vào sự chứng được Diệt tận định mà lập ra hạngThánh giả Thân chứng. Thân chứng đây chỉ Bất hoàn quả.Vì chính tự thân chứng đủ tám môn giải thoát, nhập Diệttận định, phát sinh sự an lạc tịch tịnh tương tợ nhưNiết-bàn, dù chưa dứt sạch các tư hoặc để chứng Huệgiải thoát và Câu giải thoát như A-la-hán.

4.Dựa vào giải thoát bất đồng mà lập ra hai hạng Thánh giảHuệgiải thoát và Câu giải thoát.

Lại,tuy có bảy hạng Thánh giả như vậy, nhưng thật chất chỉcó sáu, đó là kiến đạo, có hai hạng: Tùy tín hành và Tùypháp hành. Ở tu đạo có hai hạng Tín giải và Kiến chí.Ở vô học đạo có hai hạng là Thời giải thoát và Bấtthời giải thoát.

Hỏi:Nếu vậy, trong bảy hay sáu hạng kể trên, Thân chứng, Huệgiải thoát, Câu giải thoát thuộc vào đâu?

Ðáp:Thân chứng nhiếp thuộc vào Tín giải và Kiến chí, vì chỉcó danh mà không có thật thể. Huệ giải thoát và Câu giảithoát nhiếp thuộc vào thời giải thoát và Bất giải thoátnhưng cứ thực chất cơ bản mà nói, thì chỉ có hai hạngThánh giả là độn căn Tùy tín hành và lợi căn Tùy pháphành. Còn các hạng kia bất quá cũng từ hai hạng tiến tucó sai khác mà thành ra vậy thôi.

Tómlại theo Hữu bộ, Hiền vị có bảy (cũng gọi là bảy phươngtiện, bảy gia hạnh vị) là:

1.Ngũ đình tâm; 2. Biệt tướng niệm trú; 3. Tổng tướng niệmtrú; 4. Noãn; 5. Ðảnh; 6.Nhẫn; 7. Thế đệ nhất.

Thánhvị có bảy đó là: 1. Tín hành, 2. Pháp hành, 3. Tín giải,4. Kiến đạo, 5. Thân chứng, 6. Thời giải thoát, 7. Bất thờigiải thoát.

Ngoàira trong Thánh vị, còn có Bích chi Phật và Ðại giác Phật.

Kiếnđạo cũng gọi là Kiến chí, Kiến đắc. Khi bước lên tuđạo vị, tự mình thấy pháp, đắc lý Tứ đế, nên gọilà Kiến đắc. Và sự tự thấy được đó chính do sự thấytừ trong nhân dẫn tới nên gọi là Kiến chí.

CHÍNBẬC THÁNH VÔ HỌC

Trênkia, nói chung các vị Thánh hữu học và vô học. Ở đây chỉnói riêng các vị Thánh vô học, tổng quát có chín bậc (theoTiểu thừa) đó là bảy hạng A-la-hán thối pháp, Tư pháp,Hộ pháp... nói trên, thêm hai bậc là Bích chi Phật và đạigiác Phật thành ra chín.

Sởdĩ có chín vì căn tánh bất đồng đưa đến, do hạ căn màthành Hộ pháp, do trung căn mà thành An trú pháp, do trung trungcăn mà thành Kham đạt pháp, do trung thượng căn nà thành Bấtđộng tánh, do thượng hạ căn mà thành Bất thối tánh, dothượng trung căn mà thành Bích chi Phật, do thượng thượngcăn mà thành Ðại giác Phật.

27bậc Hiền Thánh, theo Thành Thật Luận thuộc Kinh bộ, Hiềnlà hữu học, Thánh là vô học, gọi là Học nhân và Vô họcnhân.

A.Học nhân có 18:

1.Tùy tín hành; 2. Tùy pháp hành; 3. Tín giải thoát; 4. Kiếnđắc; 5. Thân chứng; 6. Gia gia; 7. Nhất chủng tử; 8. Hướngsơ quả; 9. Ðắc sơ quả; 10. Hướng nhị quả; 11. Ðắc nhịquả; 12. Hướmg tam quả; 13. Ðắc tam quả; 14. Trung ban; 15.Sanh ban; 16. Hành ban; 17. Bất hành ban; 18. Thượng lưu ban

B.Vô học nhân có 9:

1.Thối pháp A-la-hán; 2. Tư pháp A-la-hán; 3. Hộ pháp; 4. Trúpháp; 5. Tiến; 6. Bất động; 7. Bất thối; 8. Huệ giải thoát;9. Câu giải thoát.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567