Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

I. Phẩm Phân biệt giới

11/11/201017:56(Xem: 13669)
I. Phẩm Phân biệt giới

I. PHẨMPHÂN BIỆT GIỚI

A.BA PHẦN CỦA LUẬN

Trừphẩm Phá ngã, Luận có 600 bài tụng và văn trường hàng,gồm trong 8 phẩm 29 quyển, được chia làm ba phần: phần Tự,phần Chánh tông và phần Lưu thông.

-PhầnTự, từ câu"Chư nhất thiết chủng chư minh diệt" chođến hết ba bài tụng thất ngôn đầu sách và văn trườnghàng.

- PhầnChánh tông, từ câu"Hữu lậu vô lậu pháp" cho đếnhết 600 bài tụng căn bản và văn trường hàng.

- PhầnLưu thông, từ câu"Ca-thấp-di-la nghĩa lý thành" chođến hết bài tụng thất ngôn cuối sách.

Ở đây,lược giảng luận này chỉ dựa vào văn trường hàng đểlần lượt giải thích một số bài tụng chủ yếu trích trong600 bài tụng căn bản và các bài tụng thất ngôn ở đầuvà cuối sách mà thôi.

B.PHẦN TỰA (4 tiết)

*TIẾT1: QUY KÍNH VÀ PHÁT KHỞI.

Quykính bậc hữu đức và phát khởi phần Chánh tông như thếnào? Tụng đáp:

*Nguyên văn Hán:

"Chưnhất thiết chủng chư minh diệt,
Bạtchúng sanh xuất sanh tử nê,

Kínhlễ như thị như lý sư,

Ðốipháp tạng luận ngã đương thuyết". (I)
* Dịchnghĩa:

Cácđấng đã diệt trừ nhất thiết chủng minh và chư minh, cứuvớt chúng sanh ra khỏi bùn sinh tử. Kính lễ bậc thầy Nhưlý như thế, tôi sẽ nói luận Ðối pháp tạng.

*Giảithích:

Trongbài tụng này, ba câu đầu là phần quy kính, câu thứ tư làphần phát khởi.

Chư:Chỉ các đức Phật.

Nhấtthiết chủng chư minh diệt:Hai chữ "minh diệt" gồm tán thánhai phương diện: nhất thiết chủng minh diệt và chư minh diệt.Vì minh (sự mờ ám) có hai thứ:

1.Nhất thiết chủng minh:tức liệt tuệ. Liệt tuệ này đốivới sự lý không hiểu biết rõ ràng, nó thường làm cho tưtưởng chúng ta hôn ám. Ðối với sự vật, lẽ ra chúng tacó thể hiểu biết trọn vẹn, nhưng vì không có trí tuệviên mãn cao thượng, nên chúng ta không hiểu, hoặc hiểu biếtmù mờ. Sở dĩ như thế vì chính liệt tuệ làm chướng ngại.

2.Chư minh: tức phiền não. Phiền não chính là động cơ làmnhiễu loạn thân tâm, khiến chúng ta mờ ám đối với tấtcả sự lý.

Nhấtthiết chủng minh còn được gọi là "bất nhiễm ô vô tri";chư minh còn được gọi là "nhiễm ô vô tri".Sự khácnhau giữa bất nhiễm ô vô tri và nhiễm ô vô tri như thếnào?

Tánhchất của tâm có hai cách chia: chia làm ba tánh thì có thiện,ác vô ký; chia làm hai tánh thì cónhiễm ôbất nhiễm ô.Nhiễm ô chính là tánh ác và hữuphú vô ký trong ba tánh; bất nhiễm ô là tánh thiện và vôphú vô ký trong ba tánh. Nhất thiết chủng minh là tánh thiệnvì là liệt tuệ, nhưng có một phần vô ký, nên gọi là nhiễmô vô tri. Chư minh tức phiền não, tánh chất là ác và cũngcó một phần vô ký, nên gọi là nhiễm ô vô tri. Ðức Phậtđã diệt trừ tất cả liệt tuệ, tức dứt hết nhất thiếtchủng minh, chứng đắc trí tuệ vô thượng viên mãn, hiểubiết cùng tột các pháp một cách như thật, nên thành tựutríđức.Ngài lại đoạn trừ tất cả phiền não, tức dứthết chư minh nên thành tựu đoạn đức. Trí đức, đoạnđức là phần tự lợi.

Bạtchúng sanh xuất sanh tử nê:Chúng sanh bị chìm đắm trong sinhtử thật khó ra khỏi, như người bị sa trong bùn lầy, nêgọi là bùn sinh tử.Ðức Phật thương xót truyền traoChánh pháp để cứu độ. Ðó là đức lợi tha của Ngài,nói cách khác, Ngài là ân nhân của chúng sanh, đã thành tựuđược ân đức.

Kínhlễ như thị Như lý sư:Ðức Phật khéo léo nói pháp đúngnhư lý để cứu vớt chúng sanh. Ngôn giáo như lý ấy nhằmchỉ cho chúng sanh sự thật không điên đảo; lại hợp lý,hợp thời, hợp cơ, làm lợi lạc hữu tình. Vì vậy, đểnhớ ân Phật, để chứng tỏ việc làm không quên gốc vàđể cầu Phật trợ lực cho việc tạo luận được viên mãn,hợp lý, hợp thời, hợp cơ như Phật, nên cúi đầu đảnhlễ bậc thầy như lý và đầy đủ ba đức như thế.

Ðốipháp tạng luận ngã đương thuyết:Câu này là phầnphát khởi. Lý do ở đây kính lễ Phật là gì? Là để nóiluận Câu-xá, tức Ðối pháp tạng.

*TIẾT 2: DANH VÀ THỂ CỦA ÐỐI PHÁP

Ðốipháp là gì? Thể của nó ra sao? Tụng đáp:

*HÁNVĂN:

"Tịnhhuệ tùy hành danh đối pháp,
Cậpnăng đắc thử chư huệ luận".(II)
* Dịchnghĩa:

Tịnhhuệ, tùy hành gọi là Ðối pháp, và các huệ các luận cócông năng đưa đến tịnh huệ và tùy hành ấy cũng đềugọi là Ðối pháp.

*Giảithích:

ChữÐốicó hia nghĩa:đối quánđối hướng.Ðốiquán là tâm và cảnh đối nhau, tức đem tâm chủ quanquan sát cảnh khách quan. Ðối hướng là nhân và quả đốinhau, tức từ nguyên nhân này hướng đến kết quả kiađể tiến bước tu hành.

ChữPhápcó hai nghĩa:nhậm trì tự tánh quỹ sanh vậtgiải. Bất cứ một tồn tại nào, hữu hình hay vô hình,hiện tượng cụ thể hay tư duy trừu tượng, đều có tựtánh riêng, không mảy may lẫn lộn. Nhờ nó giữ gìn khuônkhổ, quy cách nhất định của nó, nên khi tiếp xúc nó, tabiết đó là vật gì. Ðó là nghĩa quỹ sanh vật giải.Nhưng chữ Pháp ở đây được nói là lý pháp:Khổ, Tập, Diệt, Ðạo và quả pháp: Niết-bàn. Lýpháp Tứ đế là tánh và tướng của tất cả pháp, nên đượcgọi là "pháp tướng pháp"; quả pháp Niết-bàn có tánhlà thiện, là thường nên gọi là thắng; và vì có thậtthể nên gọi lànghĩa;gọi chung là Thắng nghĩa pháp.

Nhưngcái khả năng đối quán lý Tứ đế và đối hướng quảNiết-bàn ấy như thế nào? Tụng đáp:

*Nguyên văn:

"Tịnhhuệ tùy hành danh đối pháp
Cậpnăng đắc thử chư huệ luận".(II)
Ðâylà hai câu nêu lên thể của đối pháp. Thể ấy có hai: 1.Thắng nghĩa đối pháp thuộc vô lậu (tức câu: Tịnh huệtùy hành danh đối pháp). 2. Thế tục đối pháp thuộc hữulậu (tức câu: Cập năng đắc thử chư huệ luận).

Tịnhhuệ: Trí huệ vô lậu thanh tịnh, có thể giản trạch sựlý các pháp một cách rõ ràng.

Tùyhành: Tâm, tâm sở, đắc, tứ hướng hữu vi (sanh, trụ, dị,diệt) và vô biểu sắc tương ứng với tịnh huệ mà sanhkhởi. Tịnh huệ ví như chủ; tùy hành ví như tớ. Khi chủdấy khởi thì tớ cũng dấy theo. Bộ phận tôi tớ ấy đượcgọi là tùy hành. Tịnh huệ và tùy hành được gọi chunglà Thắng nghĩa đối pháp.

Nhưngkhông phải chỉ tịnh huệ và tùy hành mới được gọi làđối pháp, mà các phương tiện tư lương cần có như cáchuệ và các luận để đạt tịnh huệ ấy cũng gọi là đốipháp, đó là thế tục đối pháp.

Cáchuệ là sanh đắc huệ, văn huệ, tư huệ, tu huệ; còn cácluận là chỉ cho luận Lục túc và luận Phát trí, đượcliệt kê dưới đây:

*Lục túc:

1)Tập Dị Môn Túc luận (Sangtiparyaya-pada), thời Phật, Xá-lợi-phấttạo, Huyền Trang dịch, 20 cuốn.
2)Pháp Uẩn Túc luận (Dharma-Skandha-pada), thời Phật, Mục-kiền-liêntạo, Huyền Trang dịch, 12 cuốn.

3)Thi Thiết Túc luận (Prajnapati-pada), thời Phật, Ca-chiên-diêntạo, Huyền Trang đem về chưa dịch

4)Thức Thân Túc luận (Vijnanakaya-pada), 100 năm sau Phật Niết-bàn,Ðề-bà-thiết-na tạo, Huyền Trang dịch, 16 cuốn.

5)Phẩm Loại Túc luận (Prakarama-pada), 300 năm sau Niết-bàn, ThếHữu tạo, Huyền Trang dịch, 18 cuốn.

6)Giới Thân Túc luận (Dhatukaya-pada), 300 năm sau Niết-bàn, ThếHữu tạo, Huyền Trang dịch, 3 cuốn.
* PhátTrí luận (Jnanaprasthana), 300 năm sau Niết-bàn, Ca-đa-diễn-niTử tạo, Huyền Trang dịch, 20 cuốn.

Lụctúc là sáu bộ luận làm chân; Phát trí là bộ luận làm thân,nên cũng gọi là Thân luận.Bởi do luận Phát Trí màHữu bộ bộc phát, tách khỏi bộ phái mẹ là Thượng tọabộ.

Cáchuệ và các luận không phải là đối pháp của thắng nghĩavô lậu, mà là phương tiện tư lương cần có để đạt thắngnghĩa đối pháp, cho nên gọi chúng là thế tục đối pháp.Hai loại thắng nghĩa và thế tục đối pháp này nếu phântích tỉ mỉ thì có bốn loại:

1.Tự tánh đối pháp:tức tịnh huệ (huệ tâm sở).
2.Tùyhành đối pháp:tức quyến thuộc của tịnh huệ (cáctâm sở cùng khởi).
3.Phươngtiện đối pháp:tức bốn huệ hữu lậu (sanh đắc huệ,văn huệ, tư huệ, tu huệ).
4.Tưlương đối pháp:Tức các lậu (lục túc, phát trí).
Trênđây chỉ mới giải thích khái quát về tụng văn, còn thểcủa tùy hành, tức là tâm, tâm sở, đắc, bốn tướng hữuvi và vô biểu sắc của đạo cọng giới tương ưng với tịnhhuệ như thế nào? Bởi vì tịnh huệ không thể sanh khởimột mình mà còn phải có tâm vương, tâm sở... cùng khởitheo nữa. Xem bản đồ biểu dưới đây:

TÙYHÀNH (bốn nhóm):

1.Sắcpháp: đạo cọng giới vô biểu.

2.Tâmpháp: Ðệ lục ý thức.

3.Tâmsở pháp:

Chínđại địa pháp: thọ, tưởng, tư, xúc, dục, niệm, tác ý,thắng giải, tam-ma-địa.
Mườiđại thiện địa pháp:tín, cần, hành, xả, tàm, quý,vô tham, vô sân, vô si, bất hại, khinh an.
Haibất định địa pháp: tầm, tứ.
4.Tâmbất tương ưng hành pháp: đắc, sanh, trụ, dị, diệt.
*TIẾT 3: GIẢI THÍCH CHỮ TẠNG

TừÐối pháp đã giải thích, còn Ðối pháp tạng là gì? Tụngđáp:

*Nguyênvăn:

Nhiếpbỉ thắng nghĩa y bỉ cố
Thửlập Ðối pháp Câu-xá danh.(III)
* Dịchnghĩa:

Vừathâu (nhiếp) thắng nghiã kia, vừa căn cứ vào đó. Vì thếbản luận được mệnh danh là "Ðối pháp tạng".

Nhưvậy, chữ tạng có hai nghĩa:

1.Năngnhiếp: Luận này bao hàm, thâu chứa giáo nghĩa đặc thù(thắng nghĩa) của đối pháp như đã được thuyết minh trongcác luận Lục Túc và Phát Trí, nên gọi là tạng. Vínhư cái hầm, cái kho, có công năng chứa giữ các giống lúavà tài sản.

2.Sởy: Giáo nghĩa Ðối pháp được thuyết minh trong các luậnLục Túc và Phát Trí là chỗ dựa, là nơi căn cứ cho luậnnày, mặc dù có vài chỗ bị bài bác nhưng nguyên văn vẫnlà chỗ dựa. Ví như cái bao đựng gươm là chỗ dựa củagươm, nên gọi là bao gươm.

Nếucăn cứ nghĩa năng nhiếp thì "Ðối pháp tạng" là chỉ riêngcho luận này. Theo văn pháp Sanskrit, đây là giải thích tậphợp danh từ theo luậty chủ thíchhữu tàithích(Bahuvrihi).

(Tat-purusa). Nhưngnếu cứ theo nghĩa sở y thì " Ðối pháp tạng" cũng chỉ chungcho các luận Lục Túc và Phát Trí chứ không riêng cho luậnnày... Ðây là giải tập hợp danh từ theo luật

*TIẾT 4: Ý NÓI VÀ NGƯỜI NÓI

Danhtừ Ðối pháp tạng đã giải thích xong. Song, vì sao cần phảicó Ðối pháp? Và trước đó đã có ai đề cập đếïn chưa?Tụng đáp:

*Nguyênvăn:

Nhượcly trạch pháp định vô dư,
Năngdiệt chư hoặc thắng phương tiện.

Dohoặc thế gian phiêu hữu hải,

Nhânthử truyền Phật thuyết Ðối pháp.(IV)
*Dịch nghĩa:

Nếulìa trạch pháp thì nhất định không còn phương tiện thùthắng nào có khả năng diệt trừ mê hoặc. Do mê hoặc màthế gian trôi nổi trong biển hữu. vì vậy mà truyền thuyếtcho rằng chính Phật đã nói Ðối pháp.

*Giải thích:

- Trạchpháp:Là trí tuệ, vì trí tuệ có khả năng giản trạchcác pháp, cũng có nghĩa của chữ Ðối pháp nói trên.

- Chưhoặc: Phiền não làm phát sinh và tăng trưởng các nghiệp,chính là loại phiền não mê lý và mê sự, chỉ có địa vịKiến đạo và Tu đạo mới đoạn trừ được.

-Thếgian: Có hai nghĩa là hữu tình thế gian và khí thế gian.Ở đây đề cập đến hữu tình thế gian, tức chúng sanhtrong thế giới mê vọng.

- Hữuhải: Biển sanh tử của ba cõi. Sự xoay vần trong ba cõi,nhân quả không mất, nên gọi là Tam hữu. Chúng sanhsống và chết trong đó nên gọi là biển sanh tử.

Ðoạnnày ý nói, nếu lìa trí tuệ có công năng giản trạch cácpháp, quyết định không có cách nào khác hơn để đoạn trừphiền não. Nếu phiền não chưa đoạn trừ thì sức mạnhcủa nó làm cho chúng sanh trôi lăn trong biển sanh tử ba cõi.Ở đây, vì muốn chúng sanh đạt được trí tuệ vô lậucó công năng biện biệt các pháp để dứt trừ phiền não,ra khỏi biển sanh tử nên nói Ðối pháp.

Song,Ðối pháp này trước đã có ai nói chưa? Có. Ðức Phật đãnói rải rác trong các kinh. Về sau các đệ tư íkết tậpthành Kinh tạng truyền lại cho đời. Chẳng hạn vào khoảng300 năm sau Phật, có ngài Ðạt-ma-đa-la (Dharmatrata, Hán dịchlà Pháp Cứu) kết tập những bài tụng rải rác của Phậtnói về vô thườngthành phẩm Vô thường, về không,vô ngãthành phẩm Không, Vô ngã.

-ooOoo-

BỐCỤC PHẦN CHÁNH TÔNG

Phầnchánh tông có sáu trăm bài tụng và văn trường hàng, biệngiải nghĩa lý, trong ấy tuy bao la nhưng tóm tắt có thể thuvào hai phần lớn:

1.Trình bày tổng quát toàn bộ luận, gồm ba bài tụng đầucủa phẩm Giới (từ câu "Hữu lậu vô lậu pháp" đếncâu: "Biệt đắc phi trạch diệt").

2.Giải thích riêng về ý nghĩa và tông chỉ trong phần tổngquát ấy, gồm 597 bài tụng (từ câu "Hựu chư hữu vi pháp"ở đầu phẩm Giới cho đến câu "Do thử trú thế gian"ở cuối phẩm Ðịnh).

Trongba bài tụng đầu:

- Câu1,nói tổng quát về pháp hữu lậu, sẽ được quảng diễntrong hai phẩm Giới(42 tụng) và Căn (74tụng). Trong đóphẩm Giới thuyết minh vềbản thể của pháp hữu lậuvà vô lậu; Phẩm Căn thuyết minh tổng quát về tác dụngcủa pháp hữu lậu và vô lậu.

- Bacâu kế, (từ"Trừ đạo dư hữu vi...Cố thuyết danh hữu lậu"thuyết minh riêng về pháp hữu lậu, sẽ được quảng diễntrong ba phẩm: Thế gian(39tụng), NghiệpTùy Miên(69 tụng). Trong đó phẩm Thế gian nói chitiết về quả của pháp hữu lậu, phẩm Nghiệp nói chi tiếtvề nhân và phẩm Tùy Miên nói chi tiết về duyêncủapháp hữu lậu.

(131tụng)và

-Hai bài tụng sau thuyết minh riêng về pháp vô lậu, sẽ đượcquảng diễn trong ba phẩm: Hiền Thánh (83 tụng), Trí (61 tụng)và Ðịnh (93 tụng).

A.PHẦN CHÁNH TÔNG (2 phần)

I.PHẦN TỔNG NÊU ÐẠI CƯƠNG

Nhưgiải thích trong phần tựa, trí tuệ giản trạch là phươngtiện thù thắng để đoạn trừ mê hoặc, nên rải rác khắpnơi, Phật đã thuyết minh về Ðối Pháp, tức thuyết minhtrí tuệ vô lậu. Vậy những pháp nào là đối tượng củatrí tuệ giản trạch đó? Tụng đáp:

*Nguyên văn:

Hữulậu vô lậu pháp.
Trừđạo, dư hữu vi,

Ưbỉ lậu tùy tăng,

Cốthuyết danh hữu lậu.

Vôlậu vị Ðạo đế,

Cậptam chủng vô vi,

Vịhư không nhị diệt.

Thửtrung không vô ngại,

Trạchdiệt vị ly hệ,

Tùyhệ sự các biệt,

Tấtcảnh ngại đương sanh

Biệtđắc phi trạch diệt.(V)
*Dịch nghĩa:

Cácpháp gồm hữu lậu và vô lậu. Hữu lậu là các pháp hữuvi, trừ Ðạo đế, vì nơi các pháp này, lậu hoặc tùy thuậntăng trưởng, nên gọi là hữu lậu. Vô lậu là Ðạo đếvà ba pháp vô vi, tức hư không và hai thứ diệt. Trong ba phápvô vi, hư không vô vi có nghĩa là vô ngại (tụng 2); trạchdiệt vô vi có nghĩa là ly hệ, tùy theo hệ sự mà có sai khác;do các pháp hoàn toàn bị chướng ngại, nên không thể sanhkhởi mà đặc biệt đắc phi trạch diệt (tụng3).

Từbài tụng này về sau là phần chánh tông, có 600 tụng cănbản. Theo phân định của chương trên, chia làm hai phần tổngtiêu (giới thiệu tổng quát) và biệt thích (giải thích chitiết), thì ba tụng này là phần tổng tiêu. Tám phẩm tiếptheo phần này, như phẩm Giới, phẩm Căn v.v...là phần biệtthích. Vậy nên, luậnCâu-xáQuang ký 1gọi phần nàylà tổng tiêu cương yếu. Những pháp làm đối tượng giảntrạch cho trí tuệ có phạm vi vô cùng rộng rãi, bao gồm tấtcả các pháp mê, ngộ, nhân, quả; nhưng kết lại chúng khôngngoài các pháp hữu lậu và vô lậu. Vì thế câu đầu củabài tụng nói: "Các pháp hữu lậu và vô lậu".

TrongTứ đế, trừ Diệt đế còn lại là pháp hữu vi. Trong cácpháp hữu vi đó, trừ Ðạo đế còn lại là Khổ đế vàTập đế là thuộc pháp hữu lậu, vì rằng Khổ, Tập vàÐạo đế là những pháp có biến dịch, có sanh diệt nênđều thuộc hữu vi (Samskrità); chỉ có Diệt đế tức Niết-bànlà pháp thường trụ, bất biến nên thuộc vô vi (Asamskrità).

Vìsao nói Khổ đế và Tập đế là hưũ lậu? Lậu(Asravà),nghĩa là rỉ chảy, chỉ cho phiền não, như sự rỉ chảy củanước, nó xoi mòn đê điều, ngập tràn ruộng lúa, làm tổnhại giống mạ. Phiền não cũng vậy, nó phá hoại đê điềuthân tâm, làm tổn hại giống mạ thiện căn. Những phiềnnão này theo thuận duyên mà tăng trưởng. Nơi các tâm, tâmsở, cảnh sở duyên đều thuận theo nó tăng trưởng đềuđược gọi là hữu lậu (Sàsravà).Trường hợp này,khi phiền não cùng tương ứng với tâm và tâm sở tùy thuậntăng trưởng thì gọi là "tương ưng tùy tăng", khi phiềnnão cùng với cảnh sở duyên tùy thuận tăng trưởng thì gọilà "sở duyên tùy tăng".

LuậnChánh Lý 4 nói về tướng trạng của hai thứ tùy tăng nhưsau. Như ở ngoài thành ấp có một đống uế tạp do phẩn,đất và nước tạo thành. Trong đống uế tạp ấy, vì cóphẩn nên đất nước trở thành dơ bẩn. Ðồng thời,cũngvì pha trộn với đất và nước nên phẩn càng dơ bẩn thêm.Vídụ muốn nói, phẩn phiền não thường làm cho đất, nướctâm, tâm sở trở thành dơ bẩn và đất, nước tâm, tâm sởcũng tùy thuận phiền não càng làm cho nó trở thành dơ bẩnthêm. Ðây là tướng trạng của "tương ưng tùy tăng".

Lạinữa, như con heo ở trong đống uế tạp. Những con heo ăn,ngủ, đùa giỡn trên đó, thì không những toàn thân của chúngtrở thành dơ bẩn,vì toàn thân bám đầy phẩn uế mà đốnguế tạp kia cũng vì chúng mà trở nên càng dơ nhớp hơn. Vídụ muốn nói, uế phiền não làm cho heo sở duyên trở thànhdơ bẩn, đồng thời heo sở duyên cũng làm cho uế phiền nãotrở thành càng dơ bẩn hơn. Ðây là tướng trạng của "Sởduyên tùy tăng".

VÌrằng, nếu chấp nhận nghĩa "tùy sanh"là pháp hữu lậuthì khi duyên các pháp vô lậu như Ðạo đế hay Diệt đếmà sanh phiền não thì Ðạo đế và Diệt đế đó cũng phảiđược gọi là pháp hữu lậu hay sao? Thế nhưng, khi duyênÐạo đế, Diệt đế dù có sanh phiền não, cũng vẫn khôngthể gọi Ðạo đế và Diệt đế là hữu lậu pháp, vậynên nghĩa "tùy sanh" là không đúng.

Ngượclại, theo nghĩatùy tăng, khi duyên dù có sanh phiền não,nhưng đối tượng sở duyên đó không làm tăng thêm, thì gọilà pháp hữu lậu. Ví như ruộng phì nhiêu thường sanh lúamạ, và cũng làm cho lúa mạ tăng trưởng, nên gọi là ruộnglúa. Còn ruộng muối dù có sanh lúa mạ, cũng không thể làmcho lúa mạ tăng trưởng, nên không được gọi là ruộng lúa.

Tómlại, vì tùy thuận tăng trưởng theo các sở duyên tương ưngcủa Khổ đế và Tập đế, nên Khổ đế và Tập đế đượcgọi là pháp hữu lậu (Sàsravà).

Phápvô lậu (aàsravà) là Ðạo đế trong Tứ đế và ba pháp vôvi. Ba pháp vô vi (Asamskrità) là hư không vô vi, trạch diệtvô vi và phi trạch diệt vô vi, nên tụng văn nói: "Vô lậulà Ðạo đế và ba pháp vô vi: hư không và hai thứ diệt (vôlậu vị Ðạo đế cập tam chủng vô vi, vị hư không nhịdiệt"). Ðạo đế và ba pháp vô vi vì sao được gọi là vôlậu? Vì đối với các pháp này phiền não không tùy thuậntăng trưởng.

Bâygiờ hãy nêu rõ về hư không vô vi và hai thứ diệt:

-Hưkhông vô vi:(àkàsa- asamskrità) tụng văn dịch là vô ngại(anàvrti), vì lấy sự không chướng ngại làm tánh. Thế nàolà không chướng ngại? Ðối với bất kỳ vật nào trong khônggian, dù tồn tại hay không tồn tại, pháp vô vi này vẫn trảikhắp trong mọi sự mọi vật mười phương thế giới, màkhông làm chướng ngại vật khác, cũng không bị vật kháclàm chướng ngại, nên vạn vật trong hư không khi sanh thìhiện đến, khi diệt thì bỏ đi, tuy hiện tượng tùy thờigian mà biến hóa, vị trí tùy không gian mà thay đổi, nhưnghư không ấy không hề bị biến đổi chuyển dời, nó thườngtrú bất động. Do đó, nói hư không là vô vi. Hư không trongquan niệm thông thường, tuy tương tự với hư không này, nhưngthật ra đó chỉ là sắc pháp hiện hữu trong không gian màthôi, không những nó làm ngăn ngại vật khác, mà trên mặthiện tượng nó vẫn chịu sự thay đổi. Ví như ném viênđá vào nước, nước chướng đá, nhường chỗ cho đá chiếmcứ rồi bao quanh phía ngoài viên đá, nên thuộc hưũ vi, khácvới hư không vô vi này.

Làmthế nào để biết được trong pháp vô vi có hư không vôvi? Vạn vật trong vũ trụ mỗi cái đều có thể phô bày tướngdạng của nó theo một trình tự nhất định, không hề rốiloạn. Cố nhiên, ấy là nhờ năng lực nhân duyên của chúng,nhưng cũng nhờ vào cái "không" (không chướng ngại) để hoànthành tự thể. Nhân duyên hòa hợp thì hốt nhiên mà sanh,nhân duyên tan rã thì hốt nhiên mà diệt. Khi sanh thì đếnmà không bị chướng ngại, khi diệt thì đi cũng không bịngăn cản. Như thế ắt phải có pháp hư không vô vi khôngchướng ngại này mới có thể dung chứa vạn vật để chotự tánh của chúng được hiển nhiên. Vì vậy, văn trườnghàng giải thích: "Nhờ vô ngại nên sắc pháp luân lưu trongđó".

-Trạch diệt vô vi: (Pratisamkhyànirodha), được tụng văn địnhnghĩa là ly hệ (Visamyoga), do xa lìa các hệ phược, trói buộccủa phiền não vô minh mà hiển bày chân lý các tướng. Chânlý này là diệu lý không tịch của các tướng được chứngđắc bởi trí lực có khả năng giản trạch để diệt trừhệ lụy. Vậy nếu nói đủ thì phải nói: "trạch lực sởsắc diệt" (sự diệt trừ phiền não hệ lụy được thànhtựu bởi năng lực giản trạch), và nói tắt là "trạch diệt".

Trạch(Pratisamkhyarodha) là trí tuệ, nhân của khả năng chứng đắcdiệt lý. Diệt (nirodha) là diệt lý, là quả của trí tuệcó khả năng chứng đắc diệt lý đó. Diệt lý này phảido xa lìa các hệ phược của phiền não vô minh mới đượchiển bày. Thoạt nhìn, tưởng chừng như xưa không mà nay có.Nhưng khảo sát một cách kỹ càng hơn thì không phải nhưvậy. Ví như mây tan trăng hiện. Trăng vẫn sẵn ở trên hưkhông chứ không phải bây giờ nhờ mây tan mới có. Mặt trăngdiệt lý cũng vậy, chỉ vì từ vô thỉ đến nay bị mây mùphiền não vô minh che khuất, nên không thể thấy được. Mộtkhi gió lớn chân trí thổi tan mây mù phiền não thì mặt trăngdiệt lý sáng tỏ. Diệt lý sẵn có tự nhiên chiếu hiệnnên chúng ta thấy được. Cái diệt lý do chúng ta chứng đắcdiệt lý mà thấy đó, thật ra không phải xua không mà naycó, mà là xưa nay vẫn thường hằng bất biến, bất sanh,bất diệt, là pháp vô vi. Nếu vậy, diệt lý được nói trongTiểu thừa có khác với chân như được nói trong Ðại thừachăng? Chân như được nói trong Ðại thừa thể tánh củanó bình đẳng, không h? sai khác, không hai cũng không ba. Còndiệt lý được nói trongTiểu thừa đây thì không phải nhưvậy. Diệt lý này do xa lìa sự trói buộc của các pháp hữulậu mà chứng đắc, tùy theo số lượng bất đồng của cácpháp hữu lậu trói buộc (hệ sự) được xa lìa mà sự chứngđắc diệt lý cũng có khác nhau. Vì thế, tụng văn nói:"tùyhệ sự các biệt", tức tùy theo số lượng sai biệt củacác hệ sự mà số lượng của sự ly hệ cũng khác nhau. Ðóchính là hiển bày cái thể sai khác của nó. Cho nên, có thểbiết trạch diệt của Tiểu thừa và chân như của Ðại thừakhông giống nhau.

- Phitrạch diệt vô vi (Apratisamkhyà): Nếu chuẩn theo lý trạchdiệt được nói ở trên, lẽ đáng phải nói đủ là "phitrạch lực sở đắc diệt "(diệt lý được chứng đắc khôngdo sức giản trạch). Tức không như trạch diệt vô vi phảinhờ trí lực giản trạch mới chứng đắc. Phàm vật đượcsanh ra đều bắt đầu từ vị lai để đến hiện tại, rồitừ hiện tại đi về quá khứ. Ðó là thứ lớp tất yếu.Không vật nào là không từ vị lai mà đến. Nhưng cũng cóvật vì bị thiếu duyên, nó phải dừng lại ở vị lai, khôngthể sanh đến hiện tại. Nếu vĩnh viễn thiếu duyên thìnó vĩnh viễn ở vị lai, hoàn toàn không sanh khởi. Không sanhkhởi tức không có, đồng nghĩa với cái đã sanh khởi màbị diệt đi. Pháp không sanh như bị diệt này đạt đượckhông phải bằng trí tuệ giản trạch, nên được gọi "phitrạch diệt". Nó đã vĩnh viễn không sanh thì cũng vĩnh viễnkhông diệt. Pháp không sanh không diệt chính là tương phảnvới pháp hữu vi có sanh có diệt nên gọi là vô vi. Vì thế,tụng nói: "Rốt ráo làm ngăn ngại các pháp sẽ sanh, nên gọilà phi trạch diệt".

II.PHẦN BIỆT THÍCH

Sauphần tổng tiêu đại cương ở trên, cần có phần biệt thích.Phần biệt thích này lấy phẩm Giớilàm đầu, và cácphẩm kể tiếp.

*TIẾT I: DANH VÀ THỂ CỦA PHÁP HỮU VI

Pháphữu vi lấy gì làm thể? Và những dị danh của nó là gì?Tụng đáp:

*Nguyênvăn:

Hựuchư hữu vi pháp
Vịsắc đẳng ngũ uẩn

Diệcthế lộ, ngôn y

Hữuly, hữu sự đẳng. (VI)
*Dịchnghĩa:
Lạinữa các pháp hữu vi,
Lànăm uẩn, gồm sắc uẩn ...

Cũngcòn gọi là thế lộ,

Ngôny, hữu ly, hữu sự...
Trongtụng văn này hai câu đầu nêu thể của pháp hữu vi, hai câusau đề cập các dị danh của nó.

Thểcủa pháp hữu vi chính là năm uẩn (Skandhapancakam) sắc, thọ,tưởng, hành, thức. Trong 75 pháp, năm uẩn bao hàm hết 72 pháp,trừ ba vô vi, đó là:

1.Sắcuẩn, 11 pháp (5 căn, 5 cảnh và vô biểu sắc)
2.Thọuẩn, 1 pháp là hai tâm sở thọ và tưởng
3.Tưởnguẩn, 1 pháp trong 46 tâm sở.
4.Hànhuẩn, 58 pháp (44 tâm sở và 14 pháp bất tương ưng hành).
5.Thứcuẩn,1 pháp, tức tâm vương.
Chữvi(Krtà) trong hữu vi(Samskrtà) có nghĩa là tạo tác. Phápdo các duyên tạo tác mà có gọi là hữu vi. Nhưng trong ba đời:quá khứ, hiện tại, và vị lai, các pháp quá khứ và hiệntại, do các duyên tạo tác mà có, nên gọi là hữu vi đãđành. Còn các pháp ở vị lai chưa có sự tạo tác, sao cũnggọi là hữu vi? VÌ những pháp ở vị lai đồng loại vớicác pháp trong quá khứ và hiện tại, nên cũng được gọilà hữu vi. Như gỗ bị lửa đốt thì gọi là củi, còn nhữngcỏ cây chưa bị lửa đốt nhưng vì đồng một loại vớithứ đã bị đốt nên cũng được gọi là củi.

Pháphữu vi còn có các dị danh dưới đây:

1.Thếlộ (Adhvà): Theo văn trường hàng, có hai cách giải thích:

-Thếlà tam thế, lộ là chỗ dựa, đường đi. Các pháp hữu vilà cứ điểm chỗ dựa cho ba thời quá khứ, hiện tại vàvị lai đi qua. Ðây là giải thích tập hợp danh từ theo luậtYchủ thích(Tat-purusa).

TrongCâuxá luận kýcủa ngài Phổ Quang có hai lối giải thíchtập hợp danh từ này, theo luật Hữu tài thíchvà luậtY chủ thích.Câu-xá Luận Sớcủa Pháp Bảo thìtheo luật y chủ thích.Ở đây dùng luật Ychủ thích củangài Phổ Quang.

-Thế,chỉ cho các pháp hữu vi đều bị hoại diệt, lộ, là nólàm cứ điểm cho luật vô thường. Vậy, thế tức lộ. Ðâylà giải thích tập hợp danh theo luậtTrì nghiệp thíchchủthích. Ở đây theo cách giải thích của Câu xá luậnký.(Karma-dhàraya). Câu xá luận sớ của Pháp Bảo theo Y

2.Ngôn y (Kàthàvastu) theo giải thích trong văn trường hàng: ngônlàngôn ngữ. Thể của nó là âm thanh, chỗ dựa của nó là danhvà nghĩa. Theo đó, danh là khả năng diễn tả,nghĩalà cái được diễn tả. Cả hai đều là cứ điểm cho âmthanh và ngôn ngữ dựa vào. Bởi vì các pháp hữu vi cùng vớidanh và nghĩa trên đây cũng hiện hành trong ba thời gian, nênđược gọi làngôn y. Như nói: Tùng, trúc, thì danh vớikhả năng diễn tả và thể nghĩa được diễn tả của chúngđều có sanh diệt, biến ho?i và cũng hiện hành trong ba thờigian, nên gọi là hữu vi.

Phápvô vi mặc dù cũng có danh để diễn tả, nhưng thể của nókhông có sanh diệt như danh. Như nói: Trạch diệt vô vi, thìcái danh xưng để diễn tả là pháp hữu vi có sanh diệt, nhưngdiệt lý được diễn tả trong đó thì thường trú bất biến,nên không thuộc về pháp hữu vi như danh xưng của nó. Vìthế, ba chữ danh câu nghĩatrong văn trường hàng cũngcó để giải thích theo hai cách: -Danh và nghĩa kia nói lênbản thể mà ngôn ngữ y cứ.

- Nghĩavà danh kia là để tách biệt với nghĩa trong pháp vô vi, khôngđồng tính chất với danh.

3.Hữu ly (Sanihsàra): Ly là vĩnh ly tức Niết-bàn.Tất cả cácpháp hữu vi đều có tính chất vĩnh ly đó, nên gọi là hưũly. Như có của cải thì gọi là hữu tài.

4.Hữu sự (Savastu): Sự là nguyên nhân. Tất cả các pháp hữuvi đều có nguyên nhân để sinh ra, do đó chúng được gọilà hữu sự.

Nóiđẳng,tức vân vân, vì pháp hữu vi còn có nhiều biệt danh khácnữa, như hữu quả, v.v...

*TIẾT 2: DỊ DANH CỦA HỮU LẬU

Từhữu lậu đã giải thích trước kia, còn dị danh của là nólà gì? Tụng đáp:

*Nguyên văn:

Hữulậu danh thủ uẩn
Diệcthuyết vi hữu tránh.

Cậpkhổ tập thế gian,

Kiếnxứ, tam hữu đẳng. (VII)
*Dịch nghĩa:

Hữulậu còn có tên khác là thủ uẩn, cũng gọi là hữu tránh,và khổ tập thế gian, kiến xứ, tam hữu,v.v...

*Giải thích:

Thủuẩn (Upàdàna-skandha): Thủ (Upàdàna), tức phiền não, vì phiềnnão là công năng mê vọng chấp thủ trong ba cõi sanh tử. Thủuẩn, theo văn trường hàng có ba cách giải thích: Vì uẩndo chấp thủ mà sanh, vì hệ thuộc nơi thủ, và vì có côngnăng sanh ra thủ, nên được gọi là thủ uẩn.

Hữutránh (Saragà): Tránh tức phiền não. Phiền não quấy độngthiện căn, gây tổn hại cho mình và người. Phiền não cùngcác pháp hữu lậu khác tác động hổ tương để tăng trưởngnên gọi là hữu tránh.

Khổtập thế gian (Dhukkam-samudaya-loka): Khổ là quả của mê vọng.Tập là nhân của mê vọng. Cả hai đều là pháp hữu lậu.Ðã là pháp hữu lậu thì không thoát khỏi lậu thiên lưudời đổi qua bốn tướng trạng: Sinh, trụ, dị, diệt. Cácpháp này là đối tượng đối trị của Thánh đạo vô lậunên gọi là thế gian.

Kiếnxứ (Drstisthana): là môi trường cho sự thủ trước của trikiến. Kiến có nghĩa là suy cầu theo sự thúc đẩy của áctuệ tà kiến, gồm có thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiếnthủ và giới cấm thủ.

Thânthể của chúng sanh vốn do hai yếu tố tâm và vật tụ hợpmà thành, và gọi đó là "năm uẩn hòa hợp". Ðối với thândo ngũ uẩn cấu thành ấy, mê chấp cho rằng có cái ngã thườnghằng, chủ tể. Ðó gọi làthân kiến. Từ thân kiếnsinh ra thiên chấp cho rằng con người sau khi chết hoặc mấthẳn, hoặc còn mãi, như vậy gọi là biên kiến.Do nhậnthức sai lầm mà phủ định luật nhân quả, đó gọi là tàkiến. Cũng do nhận thức sai lầm mà chấp rằng ba loạikiến trên là đúng, là thật, là hơn hết, như vậy gọi làkiếnthủ kiến.Do nhận thức sai lầm mà đối với cái khôngphải nhân cho là nhân, không phải đạo cho là đạo, tà giớicủa ngoại đạo mà cho là chánh giới, đó làgiới thủkiến.

Tamhữu (Bhava): dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu. Pháp hữulậu là nhân của ba cõi, là điểm tựa của chúng, và khôngvượt được ra ngoài chúng.

Ðẳng:Vân vân, chỉ cho các dị danh khác nữa của hữu lậu, nhưhữu nhiễm,v.v...

*TIẾT 3: ÐOẠN 1: GIẢI THÍCH SẮC UẨN

Nămuẩn (sắc, thọ...) đã là pháp hữu vi. Như vậy, sắc uẩngồm những gì? Tụng đáp:

*Nguyên văn:

Sắcgiả duy ngũ căn
Ngũcảnh cập vô biểu.(VIII)
*Dịch nghĩa:

Sắcgồm năm căn, năm cảnh, và vô biểu. Về vô biểu sắc tướngtrạng của nó như thế nào?

Tụngđáp:

*Nguyên văn:

Loạntâm vô tâm đẳng
Tùylưu, tịnh bất tịnh.

Ðạichúng sở tạo tánh

Dothử thuyết vô biểu.(IX)
* Dịchnghĩa:

Loạntâm, vô tâm,v.v...tùy lưu, tịnh và bất tịnh, có tánh chấtlà do đại chủng tạo thành nên gọi là vô biểu.

Trongbài tụng này, câu đầu chỉ vị trí của vô biểu. Tùylưu(anubandha) chỉ tướng trạng của vô biểu.Tịnhvà bất tịnhchỉ tánh chất của vô biểu. Câu thứ banói cái nguyên nhân của vô biểu để tránh sự lầm lẫn.Câu thứ tư là câu kết, gọi vô biểu sắc là một loạitrong sắc pháp, nhưng không phải là vật cụ thể như nămcăn hay năm cảnh. Tuy xưa nay, Ðại thừa và Tiểu thừa đềusử dụng, nhưng có nhiều giải thích dị biệt. Ðây nói kháiquát về vô biểu trước, rồi sẽ giải thích tụng văn sau:

Vôbiểu sắc: (Avijnatirupa) là sắc pháp không biểu thị cho ngườikhác thấy, trái với loại sắc pháp có biểu thị thấy được.Lúc chúng ta cử động thân thể, nói năng, làm việc thiệnhay ác, thì đối với kẽ khác, có sự biểu thị cụ thể,khiến họ biết đó là làm thiện hay ác. Sự biểu thị cụthể đó gọi là biểu sắc hay biểu nghiệp. Nhưng sự pháthiện của biểu nghiệp thiện hay ác ấy hoàn toàn nằm trongđịnh luật nhân quả. Bởi lẽ thấy rõ nguyên nhân thế nào,tương lai chiêu cảm kết quả sẽ như thế ấy. Do lẽ đó,có sự kích động trong tâm của mình. Nguyên nhân kích độngnày không hình tướng, không biểu thị cho người khác thấyđược, gọi là vô biểu sắc. Thể của vô biểu sắc khôngphải do tổng hợp các cực vi, mà chỉ do động tác của thânthể và sự phát động của ngôn ngữ để kích thích phátkhởi. Vì tùy theo thân thể và ngôn ngữ, khả năng phát độngtạo thành ra nó là vật chất, nên nó được gọi là sắc.Vả lại nếu căn cứ vào lẽ vô biểu sắc là sắc khôngchuyển động lệ thuộc theo tâm, thì quả thật vô biểu sắcấy nương vào bốn đại chủng mà có. Vì nương vào bốnđại chủng nên gọi là sắc.

Lạinữa, vô biểu sắc có nhiều loại, như luật nghi vô biểu,bất luật nghi vô biểu, phi luật nghi phi bất luật nghi vôbiểu.

1.Luật nghi vô biểu: Tánh chất của nó là thiện, gồm ba loại:

a.Biệtgiải thoát luật nghi vô biểu:Do xa lánh tội lỗi nơithân, khẩu của riêng từng giới mà đạt được thể vôbiểu. Như đệ tử Phật nhờ thọ trì các phẩm trật giớiluật: 5 giới, 10 giới, 250 giới, 348 giới...mà đạt đượcthể vô biểu.

b.Tịnhlự luật nghi vô biểu: Tịnh lự là định, khi nhập định,tất nhiên xa lìa được tội lỗi nơi thân, khẩu, cho nênđạt được thể vô biểu.

c.Vôlậu luật nghi vô biểu:Khi phát khởi thiện tâm vô lậu,tự nhiên xa lìa được tội lỗi của thân, khẩu nên đạtđược thể vô biểu

Hai loạivô biểu sau tức loại b và c còn gọi là vô biểu tùy tâmchuyển.Ngoài ra, các loại khác được gọi làvô biểukhông tùy tâm chuyển.

2.Bất luật nghi vô biểu: Do hành động thô ác của thân, khẩu,nên phát sinh thể vô biểu thuộc ác tánh.

3.Phi luật nghi phi bất luật nghi vô biểu: Ðây là lọai vôbiểu mà tánh chất không nghiêng về thiện hay ác, cũng khôngdứt khoát là thuộc về luật nghi vô biểu hay bất luật nghivô biểu.

Tụngnói,loạn tâm vô tâm đẳnglà muốn nói đến địavị của thể vô biểu. Chữ đẳng(vân vân) có thểđọc là: "loạn tâm đẳng, vô tâm đẳng" vì trong đó còngồm cả bất loạn tâm và hữu tâm.

Loạntâm đẳng (Viksiptàpi): Từ các tâm thiện, ác, vô ký đốichiếu với vô biểu của thiện và ác, hễ cái nào có tánhchất tương đồng thì gọi là bất loạn tâm, còn cái nàobị diệt thì gọi là loạn tâm (iksipta). Như vậy đối vớivô biểu thiện thì gọi ác tâm và vô ký tâm là loạn tâm,và gọi thiện tâm là bất loạn tâm; còn đối với vô biểuác thì gọi thiện tâm và vô ký tâm là loạn tâm, gọi áctâm là bất loạn tâm.

Xembiểu đồ sau:


Vôbiểu
Thiện
áctâmloạntâm
vôký tâm
thiệntâmbấtloạn tâm
Ác
thiệntâmloạntâm
vôký tâm
loạntâmbấtloạn tâm

Vôtâm đẳng (Acittapi): Vô tâm chỉ cho vô tưởng định và diệttận định. Khi nhập các định này, tâm không hiện khởi,nên gọi là vô tâm. Ngược lại nghĩa này là hữu tâm.

Sựhiện hữu và tồn tại của vô biểu sắc thông cả bốn vị:loạn tâm, bất loạn tâm, vô tâm và hữu tâm,nên nóiloạn tâm vô tâm đẳng. Nhưng loạn tâm, bất loạn tâmcũng chính là hữu tâm, thế thì cần gì phải thiết lậpthêm hữu tâm? Loạn tâm và bất loạn tâm căn cứ vào tánđịa ở Dục giới và lập ra; hữu tâm và vô tâm căn cứđịnh địa ở thượng giới mà lập ra, cho nên không phảilà trùng lập.

Nhưthế, tại sao trong tụng văn không nêu bất loạn tâm và hữutâm? Bởi vì thiện vô biểu tồn tại nơi thiện tâm và hữutâm, còn ác vô biểu tồn tại nơi ác tâm và hữu tâm. Ðólà lý thông thường, không có gì lạ. Nhưng thiện ác vô biểuvẫn tồn tại nơi tánh tương phản của chúng. Nói cách khácthông cả thiện tâm và vô tâm; ác vô biểu thông cả ác tâmvà vô tâm. Ðây mới chính là chỗ dị biệt. Ðể chỉ rõsự dị biệt đó, ở đây đặc biệt nêu lênloạn tâmvà bất loạn tâm...

Tùylưu (Anubandha): Tùy: tùy thuận; lưu: lưu chuyển. Có nghĩa làtương tợ, tương tục. Chính là vô biểu sắc ở nơi bốnvị: loạn tâm, bất loạn tâm, hữu tâm và vô tâm; nó cótính cách tùy thuận tương tợ, lưu chuyển tương tục. Tuyvô biểu sắc tùy thuận lưu chuyển với bốn vị, nhưng cầncó sự phân biệt, vì nó không trọn vẹn. Chẳng hạng, biệtgiải thoát luật nghi vô biểu thì chắc chắn thông cả bốnvị, còn tịnh lự luật nghi và vô lậu luật nghi vô biểuchỉ hiện hành nơi mỗi một vị hữu tâm mà thôi. Lại nữa,bất luật nghi vô biểu cũng chỉ hiện hành ở hai vị loạntâm và bất loạn tâm, vì chúng dựa vào vô biểu mà có saikhác.

Tịnh- Bất tịnh (Subhàsubha): Hiển thị thể của vô biểu, thểcủa nó chỉ có hai tính: thiện và ác, không có tánh vô ký.Vì thiện nên gọi là tịnh (Subha), và vì ác nên gọi là bấttịnh (Asubha).

Ðạichủng sở tạo tánh: Ðại chủng là bốn đại: đất, nước,lửa, gió. Các pháp khác, có pháp tuy thông cả bốn vị đểtùy thuận tương tợ và lưu chuyển tương tục, nhưng tánhchất của chúng không do bốn đại tạo ra. Chỉ có vô biểusắc này tùy thuận lưu chuyển nơi bốn vị, lại là tánhchất do bốn đại ch?ng tạo. Vì chúng không đồng nhau, nênở đây nêu ra nhân của vô biểu sắc để khỏi lẫn lộn.

Dothử thuyết vô biểu, kết luận về sự thành lập danh từvô biểu. Chữ "thuyết" là thuyết của các luận sư Tỳ-bà-sa,còn ý luận chủ thì không tin vô biểu sắc có thực thểriêng biệt. Những điều khác, theo đây có thể biết .

Thểtánh của vô biểu sắc được tạo thành bởi bốn đại chủng.Vậy bốn đại chủng là gì? Tụng đáp:

*Nguyên văn:

Ðạichủng vị tứ giới,
Tứcđịa, thủy, hỏa, phong (tên).

Năngthành trì đẳng nghiệp (dụng),

Kiên,thấp, noãn, động tánh (thể) . (X)
*Dịch nghĩa:

Ðạichủng là bốn giới: đất, nước, lửa, gió; có khả năngthành tựu các nghiệp trì, nhiếp, thực, trưởng. Tính chấtcủa chúng là cứng, ẩm, nóng, động.

Ðạicó ba nghĩa:

1.Thể đại: Bốn đại này phổ biến khắp các sắc, khôngvật nào không do chúng tạo thành, nên thể của chúng rấtbao quát.

2.Tướng đại: Ðất rộng, núi cao là tướng địa đại tăngthạnh; sông ngòi, biển cả là tướng thủy đại tăng thạnh;gió to, bảo lốc là tướng phong đại tăng thạnh; lò lửaphừng phừng là tướng hỏa đại tăng thạnh. Bốn đại tăngthạnh như vậy là hành tướng của bốn đại.

3.Dụng đại: Ðịa đại có khả năng nâng đỡ, duy triì mọivật; thủy đại có khả năng thấm dính, làm nổi thuyềnbè; hỏa đại có khả nấu chín, đốt cháy cây cỏ; phongđại có khả năng tăng trưởng hoặc quật ngã cây cối. Ðólà tác dụng đại.

Chủng:Bốn đại là chỗ nương tựa của tất cả các pháp do chúngtạo ra (pháp sở tạo). Như hư không phổ biến khắp nơi,tuy có thể là đại, nhưng không gọi là chủng. Lại nữa,như hạt giống cây cỏ, tuy có thể sanh mầm nhánh mà đượcgọi là chủng, nhưng không thể gọi là đại. Nay ởđây đất, nước, lửa, gió, không những thể, tướng vàdụng đều đại mà còn là chủng tử của tất cả sắc pháp,nên gọi là đại chủng.

Giới:Trì giữ. Bốn đại chủng có khả năng giữ gìn tự thểvà các sở tạo sắc của chúng, vì thế chúng cũng đượcgọi là bốn giới.

*TIẾT 3: ÐOẠN 2: GIẢI THÍCH THỌ, TƯỞNG, HÀNH UẨN:

Trong5 uẩn, đã giải thích sắc uẩn, còn ba uẩn thọ, tưởngvà hành uẩn như thế nào? Tụng đáp:

*Nguyênvăn:

Thọlãnh nạp tùy xúc.
Tưởngthủ tượng vi thể.

Tứdư danh hành uẩn.

Nhưthị thọ đẳng tam,

Cậpvô biểu vô vi,

Danhpháp xứ pháp giới . (XI)
* Dịchnghĩa:

Thọlà sự lãnh nạp tùy theo xúc. Tưởng lấy sự chấp thủ ảnhtượng làm thể. Ngoài bốn uẩn ra là hành uẩn. Thọ, tưởngvà hành như thế, và vô biểu vô vi gọi là pháp xứ phápgiới.

Mộtbài tụng rưỡi này nhằm thuyết minh về các uẩn thọ, tưởngvà hành; và cũng cho thấy trong mười hai xứ, chúng thuộcvề pháp xứ; và trong mười tám giới chúng thuộc về phápgiới.

Thọlãnh nạp tùy xúc: Thọ là sự lãnh nạp tùy theo xúc. Ðâylà giải thích về thọ uẩn. Có hai giải thích.

1.Thọ là sự lãnh nạp tùy theo cảnh của xúc.
2.Thọ là lãnh nạp tùy theo xúc của thọ.
Câu-xá10 nói: "Vì sao nói xúc là hành tướng được lãnh nạp bởithọ?. Vì y cứ nơi hành tướng của thọ rất tương tự vớixúc, và vì thọ y cứ nơi xúc mà sanh vậy".Chánh LýLuận 20nói, "Tùy xúc mà sanh, lãnh nạp những cái xúcđáng ưa, và cả hai gọi đó là thọ". Cũng Chánh Lý Luậnquyển 2 nói, "Lại nữa, các thọ tóm lược có hai thứ: chấpthủ thọ và và tự tánh thọ. Chấp thủ thọ là khả nănglãnh nạp cảnh sở duyên của riêng mỗi tâm tâm sở. Tựtánh thọ là khả năng lãnh nạp các xúc mà chúng nó đi theo.Cho đến, cái sở duyên được nhận lãnh bởi thọ, với mộtpháp làm cảnh đối tượng nào đó của xúc, tướng trạngsai biệt của chúng rất khó mà nhận thấy. Cho đến, tuy thọcũng có khả năng lãnh nạp cảnh giới, nhưng tự tánh củasự lãnh nạp này cũng khó biết được. Cho nên, lãnh nạpxúc là tự tánh thọ. Tự tánh thọ này cùng tánh chất vớicác tâm, tâm sở khác, sự sai biệt ấy dễ biết. Hiển TôngLuận cũng nói "Thọ lãnh nạp tùy xúc đó là thế nào? Vìthọ là quả gần của xúc vậy". Chữ "tùy xúc" theo luậtbiến cách danh từ, chỉ cho ý nghĩa về nguyên nhân, vì thọlà tác duyên tùy thuận vậy. Thọ có khả năng tùy thuậnxúc, lấy xúc làm nhơn nên nói "thọ lãnh nạp tùy xúc", sựlãnh nạp tùy xúc được gọi là thọ.

Dựavào các đoạn văn trên, cách giải thích thứ hai được coilà đúng. Ở đây, theo cách giải thích này.

Thọlà một trong bốn mươi sáu tâm sở. Tâm sở này, quả thọ(thọ như là quả) như thế nào? Ðó là sự lãnh nạp tùythuận nơi xúc của riêng nó. Theo nghĩa này, thọ được chialàm ba loại:

1.Khổ thọ: Lãnh nạp cái xúc khổ không vừa ý.
2.Lạc thọ: Lãnh nạp cái xúc vừa ý.

3.Bất khổ bất lạc thọ: Lãnh nạp xúc trung dung.
Lạinhân vì sáu căn là chỗ dựa của tâm sở thọ, nên theo đómà khai triển thành sáu thọ:

1.Thọ phát sinh bởi nhãn xúc
2.Thọ phát sinh bởi nhĩ xúc
3.Thọ phát sinh bởi tỷ xúc
4.Thọ phát sinh bởi thiệt xúc
5.Thọ phát sinh bởi thân xúc
thuộcthân thọ
6.Thọ phát sinh bởi ý xúcthuộctâm thọ

Tưởngthủ tượng vi thể: Ðây là giải thích tưởng uẩn. Tưởngcũng là một trong bốn mươi sáu tâm sở. Tâm sở này là sựthủ trước cảnh duyên sai biệt, như khổ, vui, thương, ghét,nam, nữ... làm thể tánh. Lại nữa, nương vào các căn tưởngcũng có 6 loại: Tưởng phát sinh từ nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt,thân và ý.

Tứdư danh hành uẩn: Ngoài bốn uẩn ra còn lại là hành uẩn.Nghĩa là trong năm uẩn, trừ sắc, thọ,ü tưởng và thứcuẩn ra, còn lại là hành uẩn. Các pháp ngoài bốn uẩn ấylà, trong 46 tâm sở pháp, trừ thọ và tưởng ra, còn lại44 pháp, cộng với 14 pháp tương ưng hành, tất cả thành 58pháp. 58 pháp này đều là những hành vi tạo tác, lưu chuyển,biến đổi nên gọi là hành. Nhưng không phải chỉ 58 phápnày mới có tạo tác biến đổi còn các pháp không có, chẳngqua ở đây vì so với các pháp khác, 58 pháp này đặc biệthơn, nên dùng tên hành uẩn đặc cho chúng.

Trongđây, ba câu tụng từ "Như thị thọ đẳng tam"trởxuống là đoạn văn thành lập xứ và giới. Nghĩa là ba uẩnthọ, tưởng và hành và vô biểu sắc trong sắc pháp cùngvới các pháp vô vi, trong mười hai xứ và mười tám giới,chúng đều thuộc về pháp xứ và pháp giới. Sở dĩ gọilà pháp, vì thọ, tưởng, hành cùng các pháp vô biểu, vôvi đều là đối tượng nhận thức của đệ lục ý thức.

*TIẾT 3 - ÐOẠN 3: GIẢI THÍCH TƯỞNG UẨN

Ðãgiải thích bốn trong năm uẩn, còn uẩn thứ năm là thứcuẩn thì như thế nào? Tụng đáp:

*Nguyên văn:

Thứcvị các liễu biệt.
Thửtức danh ý xứ,

Cậpthất giới ưng tri.

Lụcthức chuyển vi ý.(XII)
*Dịch nghĩa:

"Thứclà sự liễu biệt theo từng đối tượng riêng. Thức đógọi là ý xứ, và bảy tâm giới. Nên biết ý căn là do sáuthức chuyển thành".

Thứcuẩn là chỉ ý xứ trong mười hai xứ hoặc bảy tâm giớitrong mười tám giới. Trong mười tám giới, ý căn giới doở sáu thức thân vô gián diệt chuyển hóa thành ra. Thứcvà ý có ba sự khác nhau: 1. Do thời gian, thức sinh trong hiệntại trôi về quá khứ là ý. 2. Do năng sở y, lục thức thânlà cái nương tựa, ý là nơi nương tựa. 3. Do năng sở sinh,từ ý sinh là thức, sinh ra thức đó là ý.

Thứclà tâm vương trong 75 pháp, gồm sáu thứ là: nhãn thức, nhĩthức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức.

Sáutâm vương này, tuy mỗi cái đối trước cảnh sở duyên đềusinh ra tác dụng phân biệt, nhưng tác dụng phân biệt đócó ba loại khác nhau, đó là tùy niệm phân biệt, kế đạtphân biệt và tự tánh phân biệt.

-Tùy niệm phân biệt là phân biệt theo sự nhớ lại cảnhquá khứ.
-Kế đạt phân biệt, là không những chỉ phân biệt theo sựnhớ lại quá khứ mà còn nghĩ đến cảnh hiện tại và suyđoán về tương lai nữa.
-Tự tánh phân biềt thì không giống hai loại trên. Nó chỉdo tự tánh của tâm thức khi đối với cảnh hiện tại thìtự nhiên phân biệt một cách hồn nhiên thế thôi.
Trongba loại phân biệt này, năm thức trước, từ nhãn đến thân,chỉ có tự tánh phân biệt. Ðệ lục ý thức thì ngoài tựtánh phân biệt ra còn có tùy niệm phân biệt và kế đạtphân biệt nữa. Từ đó suy ra, tác dụng của năm thức trướcrất đơn giản, chỉ phân biệt cảnh hiện tại mà thôi. Vàtrong cảnh hiện tại đó, chúng chỉ trực nhận hữu chấtcảnh của ngoại giới chứ không có tác dụng suy lường,so sánh... Khác thế, đệ lục ý thức phân biệt các cảnhmột cách rộng rãi, suốt cả ba thời (quá, hiện, vị), vàbất luận là cảnh hữu hình hay vô hình, bên trong hay bênngoài, cùng khắp tất cả.

Khiđối trước cảnh sở duyên, sáu thức này sinh ra tác dụngphân biệt, so với tác dụng phân biệt của các tâm sở khácnhau thế nào? Theo Quang ký1, có bốn thuyết:

1.Tâm vương chỉ duyên tổng tướng, Tâm sở chỉ duyên biệttướng.
2.Tâm vương duyên tổng tướng và biệt tướng, Tâm sở chỉduyên biệt tướng.
3.Tâm vương chỉ duyên tổng tướng, Tâm sở duyên cả tổngtướng lẫn biệt tướng.
4.Tâm vương duyên tổng tướng là chính, còn duyên biệt tướnglà phụ.
Ở đây,thuyết thứ ba đúng hơn cả Ðại, Tiểu thừa công nhận.Tâm vương và tâm sở đều là tâm chủ quan duyên cảnh kháchquan. Trong đó cái nào duyên tổng tướng thì chính là tâmvương. Thí dụ, khi mắt ta nhìn thấy màu, duyên lấy toànthể màu để phân biệt là tác dụng của tâm vương. Nhưngtrong lúc đó, không những chỉ duyên lấy màu đơn thuần,mà đồng thời ở nơi màu ấy, còn duyên lấy cái tướngsai biệt của nó nữa, như xanh, vàng, xanh đậm, xanh lạt v.v...nếu thích ý thì sanh mong cầu, không thích ý thì sanh nhàmchán. Ðó là tác dụng của tâm sở. Tác dụng của tâm vươngvà tâm sở khác nhau ở chỗ đó.

Thứcuẩn, chỉ sáu thức: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý thức.Ngoài sáu thức này còn có ý căn giới. Vậy, xét cho cùng,pháp gì gọi là ý giới? Tụng đáp:

*Nguyên văn:

Dotức lục thức thân,
Vôgián diệt vi ý. (XIII)
* Dịchnghĩa:

Dochính sáu thức thân vô gián diệt làm ý. Chữ "thân"có nghĩa là "thể", tức chỉ cho thể của sáu thức.Vì có khả năng làm chỗ nương cho thức sau phát sinh, giữasáu thức quá khứ và hiện tại không có sự gián cách, gọiđó là ý căn giới.

Trênđây chỉ nói về năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới.Như vậy chúng dung nhiếp được tất cả các pháp như thếnào? Nay đây, căn cứ vào thuyết phổ thông nhất, là nămvị và 75 pháp, để biểu thị cái tướng tương nhiếp củachúng, như biểu đồ sau:

ÐỒBIỂU ÐỐI CHIẾU 5 VỊ / 75 PHÁP

*11 sắc pháp: sắc uẩn
*1 tâm pháp: thức uẩn
*46 tâm sở pháp: thọ, tưởng uẩn
*14 bất tương ưng hành: hành uẩn
*3 vô vi pháp.
*TIẾT 3: ÐOẠN 4: TỔNG NHIẾP

Nhưtrên, cả năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới đều khảdĩ tổng nhiếp được tất cả các pháp. Vậy sự tổng nhiếpđó như thế nào? Tụng đáp:

*Nguyên văn:

Tổngnhiếp nhất thế pháp,
Donhất uẩn, xứ, giới.

Nhiếptự tánh phi dư,

Dĩly tha tánh cố. (XIV)
* Dịchnghĩa:

Tổngnhiếp tất cả các pháp, do một uẩn, một xứ, một giới.Chỉ nhiếp những gì cùng tánh chất, vì những gì không cùngtánh chất thì tách rời nhau.

Trongtụng văn trên, hai câu trước nói về sự hỗ tương dung nhiếp;hai câu sau nói về giới hạn của sự dung nhiếp đó.

Sựtổng nhiếp tất cả các pháp (hai câu tụng đầu) chính làsắc uẩn trong năm uẩn, ý xứ trong mười hai xứ và phápgiới trong mười tám giới. Vì sao vậy? Mặc dù giới hạncủa tất cả các pháp vô cùng mênh mông, nhưng vẫn có thểđược thu gọn trong 5 vị và 75 pháp. Trong đó, sắc uẩn tổngnhiếp tất cả sắc pháp, ý xứ tổng nhiếp tất cả tâmpháp, và pháp giới tổng nhiếp tất cả tâm sở, bất tươngưng hành và vô vi pháp. Do đó, trong ba khoa: uẩn, xứ, giới,chỉ đặc biệt nêu lên sắc uẩn, ý xứ và pháp giới.

Vìsao như vậy? Vì mặc dù sắc, ý và pháp nói trên chỉ mớilà 1 uẩn, 1 xứ và 1 giới, nhưng mỗi loại vẫn có thể tựnhiếp được nhiều pháp khác, nên được đặc biệt nêura. Bởi trong 5 vị, sắc pháp vốn có 11 thứ: 5 căn, 5 cảnhvà vô biểu sắc, tất cả đều thuộc về sắc uẩn. Cònnhư sắc xứ hay sắc giới, tuy cũng đồng gọi là sắc, nhưngphạm vi hẹp, chúng chỉ nhiếp được phần nào trong sắccảnh, chứ không thể thông nhiếp tất cả sắc pháp. Kếđến, ý xứ và thức uẩn đều có thể thâu nhiếp đượctất cả tâm pháp, nhưng với sắc pháp đã nêu ra sắc uẩn,nên ở đây đối với tâm pháp cũng chỉ nêu ý xứ mà thôi.Còn về pháp giới thì cùng với pháp xứ, có một phạm vinhư nhau, nghĩa là đều bao trùm cả tâm sở, bất tương ưnghành và vô vi pháp. Nhưng ở đây, vì muốn nói lên sự kiệnuẩn, xứ, giới có thể tổng nhiếp tất cả pháp, nên ởđây đặc biệt chỉ nêu ra pháp giớimà không nêu phápxứdù pháp xứ cũng tổng nhiếp được tất cả pháp.

Vềgiới hạn của sự hỗ tương dung nhiếp (hai câu tụng sau)theo Hóa địa bộ, các pháp dù có những tính khác biệt, cũngvẫn có thể hỗ tương dung nhiếp. Song ở đây, ngược lạisự dung nhiếp đó chỉ có thể có trong những pháp nào đồngtính chất mà thôi, còn dị biệt nhau thì không thể dung nhiếpđược. Sắc uẩn, nhãn giới, nhãn xứ chẳng hạn, cả bađều là sắc pháp nên mới có thể dung nhiếp nhau; còn sắcđối với tâm hay ngược lại, vì có tính chất dị biệtnhau nên tách xa nhau, không thể dung nhiếp được. Nên tụngvăn nói, "Dĩ ly tha tánh cố" là chỉ nghĩa này.

GIẢITHÍCH DANH TỪ BA KHOA: UẨN, XỨ, GIỚI

Tạisao gọi là uẩn, xứ, giới? Tụng đáp:

*Nguyên văn:

Tụ,sanh môn, chủng tộc,
Thịuẩn, xứ, giới nghĩa. (XV)
*Dịch nghĩa:
Tụ,sanh môn và chủng tộc,
Ðólà nghĩa của uẩn, xứ, và giới.
* Giảithích:

Tụ:Tích tụ, tức là nghĩa của uẩn. Vì các pháp hữu vi phẩmloại sai biệt, nên có thể nhóm họp được. Như sắc pháp,hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc trong ngoàithân, thô tế, thắng liệt, xa gần v.v...phẩm loại tuy saibiệt, nhưng có thể tóm lược thành một nhóm, gọi là sắcuẩn. Thọ, tưởng, hành, và thức cũng như vậy. Nói tóm lượcthành một nhóm là chỉ tóm lược cái danh, chứ không phảitóm lược cái thể. Vì thể của các pháp hữu vi thông suốtvà tồn tại trong ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai,chứ chẳng phải tích tụ các pháp trong ba thời về một nơi,cho nên gọi là lược.

Sanhmôn: Tức căn cứ, cưả ngõ sanh khởi, là nghĩa của xứ.Sao gọi là sanh trưởng? Vì 12 xứ, 6 căn và cảnh, là chỗnương và chỗ duyên của tâm và tâm sở, có khả năng phátsinh tâm và tâm sở, nên gọi là sanh khởi. Nhưng pháp thểthì hằng hữu trong ba thời nên đây nói sanh khởi là sanhkhởi tác dụng, chứ không phải sanh khởi bản thể.

Chủngtộc: Là nghĩa của Giới. Tự tánh chủng loại của mời támthứ (sáu căn, sáu cảnh, sáu thức) riêng biệt không đồngnhau nên gọi là giới. Hay nói cách khác là mười tám lãnhvực của tất cả pháp.

Tómlại, tích tụ nhiều phẩm loại sai khác gọi là uẩn; căn,cảnh, là nơi phát sinh tâm, tâm sở, nên gọi là xứ; tựtánh các pháp sai biệt nên gọi là giới.

Bakhoa uẩn, xứ, giới này theo Tát-bà-đa bộ chúng đều làthật hữu.Kinh lượng bộ nói uẩn, xứ là giả, giớimới là thật.Luận chủ không chấp nhận cả hai thuyếttrên. Năm uẩn chứa nhóm các phẩm loại riêng biệt, như trongngoài, thô tế, thắng liệt, xa gần v.v...trong ba thời, nênđều là giả. Còn mười hai xứ, mười tám giới dù là sởduyên hay năng duyên, cũng đều có thật thể, thật dụng nêngọi nó là thật. Ðây là lý do luận chủ chủ trương:Uẩngiả, xứ và giới thật.

NHÂNDUYÊN THUYẾT GIÁO

Vìlý do gì mà đức Thế Tôn nói đủ ba khoa uẩn, xứ và giớinày? Tụng đáp:

*Nguyên văn:

Ngu,căn, lạc tam cố,
Thuyếtuẩn xứ giới tam.(XVI)
*Dịch nghĩa:

Vìngu si, vì căn tánh và vì sự ưa thích, mỗi loại đều cóba hạng, nên Thế Tôn nói ba khoa: uẩn, xứ, giới.

Ngu:Tức ám muội, đối với cảnh sở duyên không có nhận thứcsáng suốt rõ ràng. Thể của nó là vô minh. Có 3 loại ngusi:

1.Ngu chấp tâm sở là thật ngã: Ðối với tâm sở không cósự nhận thức rõ ràng, nên Thế Tôn nói pháp năm uẩn đểphá trừ. Vì trong năm uẩn, sắc và tâm vương, mỗi thứ chỉmột uẩn, còn tâm sở có đến ba uẩn. Vậy nên đối vớitướng của tâm sở quán sát kỹ càng thử xem nó có chi làthật ngã?

2.Ngu chấp sắc pháp là thật ngã: Ðây là hạng người đốivới các sắc pháp không có sự nhận thức rõ ràng, nên ThếTôn nói mười hai xứ để phá trừ. Vì trong mười hai xứ,trừ ý và pháp, còn lại mười xứ kia đều là sắc pháp.Do đó, có thể quán sát kỹ càng xem thử nó có phải chănglà thật ngã?

3.Ngu chấp sắc tâm làm thật ngã: Hạng người này đối vớicác sắc lẫn tâm đều không có sự nhận thức rõ ràng, nênThế Tôn nói mười tám giới để phá trừ. Vì trong mườitám giới có mười giới (năm căn, năm cảnh) cùng với mộtphần pháp giới, tức vô biểu sắc, đều thuộc sắc pháp;còn bảy giới kia là một phần pháp giới đều thuộc tâmpháp, nên đối với hai nghĩa sắc, tâm, Ngài hợp lại đểgiảng thuyết ra mười tám giới khiến quán sát nó có phảilà thật ngã chăng?

Căn:là căn tính của hữu tình, cũng chia làm ba:

1.Lợi căn:là hạng người căn tánh rất thông minh thoángnghe đã hiểu nên Phật giáo hóa họ bằng năm uẩn.
2.Trung căn:hạng này kém thông minh hơn hạng lợi căn,nên Phật giáo hóa họ bằng 12 xứ.

3.Ðộn:căn hạng này căn tánh tối tăm, chậm lụt cầnnghe nhiều mới lãnh hội được, nên Phật giáo hóa họ bằng18 giới.
Lạc:là sự ưa thích của hữu tình, cũng có ba hạng:
1.Hạng người ưa nghe nói lược:Ðối với hạng nàyPhật nói pháp năm uẩn để giáo hóa họ.
2.Hạng người ưa nghe nói vừa:Ðối với hạng ngườinày Phật đã nói pháp 12 xứ để giáo hóa họ.

3.Hạng người ưa nghe nói rộng:Ðối với hạng ngườinày Phật nói pháp 18 giới để giáo hóa họ.
Tóm lại,giống như vị lương y tùy bệnh cho thuốc, Phật thuyết giáothích hợp với căn cơ sai khác từng hạng với chúng sanh,để khiến họ được nhiều lợi ích. Do đó Ngài phân biệtnói có ba khoa.

ÐỒBIỂU NÓI BA KHOA & CÁC HẠNG NGƯỜI







BakhoaNGUCĂNLẠC
UẨNTâmsởLợiThíchgọn
XỨSắcphápTrungThíchvừa
GIỚISắcvà tâmÐộnThíchrộng

LẬPVÀ PHẾ CÁC UẨN.

Trongbốn mươi sáu tâm sở, tại sao trong hành uẩn gồm 44 mónmà lại tách hai tâm sở thọ và tưởng lập riêng thành haiuẩn? Tụng đáp:

*Nguyên văn:

Tránhcăn, sanh tử nhân.
Cậpthứ đệ nhân cố,

Ưchư tâm sở pháp,

Thọ,tưởng biệt vi uẩn. (XVII)
*Dịch nghĩa:

"Vìlà nhân của tánh căn, của sanh tử, và vì nguyên nhân thứtự, cho nên từ nơi các tâm sở, lập riêng thọ và tưởngthành hai uẩn".

*Giải thích:

Bàitụng trên nhằm giải thích lý do lập riêng hai tâm sở thọvà tưởng thành hai uẩn, có ba lý do:

1.Vì là gốc của tánh: Tánh tức phiền não. Căn là cội rễ.Vì thọ và tưởng là cội rễ của phiền não mê lầm, nêngọi là tánh căn. Có hai loại:

a.Những người tại gia đối với cảnh ngũ dục thư?ng sanhlàm tham đắm (ái).
b.Những người xuất gia thường móng khởi những vọng kiếnchấp trước (kiến).
Hai sựái và kiến trên do đâu mà có? Do có tâm sở thọ thọ lãnhcảnh ngũ dục nên sanh tham ái. Do tâm sở tưởng móng khởinhững tư tưởng điên đảo nên phát sanh vọng kiến. Vậychính thọ và tưởng là nguyên nhân chủ yếu sanh ra các phiềnnão như thế, nên từ trong 46 tâm sở, tách thọ và tưởngriêng lập thành hai uẩn.

2.Vì nguyên nhân của sanh tử: Sanh tử là kết quả của mêlầm. Cái nguyên nhân chủ yếu đưa đến k?t quả mê lầmđó chính là thọ và tưởng. Chúng sanh chìm đắm và lưu chuyểntrong sanh tử do và tham ái đắm say hưởng thọ khoái lạc,và do vì móng khởi tư tưởng điên đảo. Căn cứ vào nguyênnhân chủ yếu của tho và tưởng như thế, nên chúng đượcriêng lập thành hai uẩn.

3.Do nguyên nhân thứ tự: Vì căn cứ theo thứ tự thô, nhiễm,khí và giới biệt nên lập riêng thọ và tưởng thành haiuẩn, để tạo thành thứ lớp của năm uẩn: sắc, thọ, tưởng,hành, thức.

Tạisao năm uẩn chỉ thâu tóm các pháp hữu vi mà không bao gồmcác pháp vô vi? Tụng đáp:

*Nguyên văn:

Uẩnbất nhiếp vô vi
Nghĩabất tương ưng cố. (XVIII)
*Dịch nghĩa:
Uẩnkhông bao gồm các pháp vô vi,
Vìý nghĩa không tương ưng.
*Giải thích:

Bởivì thể của pháp vô vi không có cái nghĩa biến hoại và biếnngại như sắc pháp, và không có tác dụng liễu biệt cảnhnhư thọ, tưởng,... cho nên không xếp vào năm uẩn. Lại nữa,các pháp vô vi không tương ưng với hành và thức nên khôngđược xếp vào năm uẩn.

Vậy,sao không lập thêm uẩn thứ sáu để thâu nhiếp chúng? Nhưđã giải thích, uẩn có nghĩa là tích tụ. Các pháp hữu vihoặc quá, hoặc hiện tại, hoặc tương lai, hoặc trong, hoặcngoài..., dù có nhiều thứ loại sai khác, nhưng đều có thểđược thâu tóm thành một nhóm, và nhóm thứ nhất gọi làsắc uẩn, cho đến nhóm thứ năm gọi là thức uẩn. Còn cácpháp vô vi không có quá khứ, hiện tại, vị lai... không cóphẩm loại sai khác, và không có nghĩa tích tụ, thì làm saomà lập thành uẩn được?

THỨLỚP DANH TỪ NĂM UẨN

Thứlớp của năm uẩn:

Thứlớp của năm uẩn như thế nào? Tụng đáp:

*Nguyên văn:

Tùythô, nhiễm, khí đẳng,
Giớibiệt thứ đệ lập.(XIX)
*Dịch nghĩa:
Tùytheo tính cách thô, nhiễm, vật khí và giới biệt mà thànhlập thứ lớp.
*Giải thích:

Ðâylà trình bày thứ lớp năm uẩn. Có bốn thứ lớp:

1.Thứ lớp tùy thô: Tức thứ lớp trước thô sau tế, sắcuẩn có ngại, có đối, so với bốn uẩn sau đều vô hình,nên sắc uẩn thô hơn, và vì thế nó được nói trước hết.Trong bốn uẩn kế, thọ có khổ, lạc...đối với thân cósự cảm nhận khổ, lạc, hành tướng của nó thô hơn ba uẩnsau, nên được xếp hàng thứ nhì. Trong ba uẩn sau, tưởnguẩn là tưởng về các tướng sai biệt nam nữ, v.v... so vớihai uẩn còn lại, nó dễ nhận biết hơn, nên xếp vào hàngthứ ba. Trong hai uẩn cuối, hành uẩn bao gồm các phiền nãotham sân... so với thức uẩn hành tướng của nó rõ ràng hơn,nên xếp vào hàng thứ tư. Cón thức uẩn là tâm vương, tómthâu hết các cảnh tướng, hành tướng của nó rất là vitế, khó phân biệt, nên xếp vào hàng sau cùng.

2.Thứ lớp tùy nhiễm: Nhiễm tức là phiền não nhiễm ô. Căncứ vào thứ lớp sanh khởi nhiễm ô này mà lập ra năm uẩn.Từ vô thỉ đến nay, kẻ nam người nữ yêu thương lẫn nhauđầu tiên là do các hiển hình sắc, như nhan sắc, dung mạo.Ðối với các hiển hình sắc đó mà phát sinh ái, lạc, doái lạc mà mong cầu được lạc thọ sắc đó. Thọ ấy làdo ý tưởng điên đảo mà sanh ra. Ý tưởng điên đảo lạisanh khởi từ nghiệp phiền não (nghiệp phiền não đượcxếp vào hành uẩn), và nghiệp phiền não thì lại lấy thứclàm chổ nương tựa. Do đó có thứ lớp từ sắc, thọ, tưởng,hành và thức.

3.Thứ lớp tùy khí: Ðây là thứ lớp theo vật khí. Lấy vậtđựng món ăn, đồ ăn, gia vị, người đầu bếp và thựckhách để thí dụ. Muốn đãi khách trước hết cần phảichuẩn bị vật đựng món ăn, kế đó tìm kiếm đồ ăn nhưgạo, bún... tiếp theo là đồ gai vị như muối, dấm,... rồisau mới giao cho người đầu bếp nấu nướng, để cuối cùngmang ra đãi khách. Ðó là thứ lớp tự nhiên. Nay đây, thửđem sắc, thọ, tưởng, hành, thức phối hợp với thứ lớpcủa năm ví dụ trên xem thế nào. Sắc uẩn là chổ nươngcủa thọ, so với vật dụng đựng món ăn, là chỗ nươngcủa đồ ăn, giống nhau. Còn lạc thọ trong thọ uẩn hay làmlợi ích cho người, khổ thọ hay làm tổn hại cho người,chính là đồng với ví dụ đồ ăn hay làm lợi ích cũng nhưlàm tổn hại cho người. Trong tưởng uẩn, nếu sanh ý tưởngthân ái, thì được lạc thọ, cũng y như muối, giấm làmtăng thêm hương vị món ăn. Nghiệp phiền não trong hành uẩnhay tạo ra quả dị thục, có thể ví với người đầu bếpbiến chế món ăn, còn thức uẩn thì cảm nhận quả báo khôngkhác gì người khách được thết đãi.

4.Thứ lớp giới biệt: Giới có ba: Dục giới, Sắc giới vàVô sắc giới. Sắc ở cõi Dục hình tướng rất rõ rệt,nên sắc được nói trước. Còn thọ nhận sự mừng vui thìở cõi Sắc thù thắng hơn, nên nói thọ uẩn thứ nhì. Baxứ không vô biên, thức vô biên và vô sở hữu trong cõi Vôsắc, các tưởng về không v.v... thù thắng hơn, nên xếp vàohàng thứ ba. Còn phi tưởng, phi phi tưởng trong cõi Vô sắc,ở đó, nghiệp lực cảm thọ quả báo đến tám vạn đạikiếp, tư nghiệp thuộc hành uẩn là tối thắng, nên xếphàng thứ tư. Bốn uẩn trước là sở trú, thức uẩn là năngtrú, làm chổ trú cho chủng tử, nên thức uẩn được xếphàng cuối cùng.

Tómlại căn cứ vào bốn nghĩa: tùy thô, tùy nhiễm, tùy khí vàtùy giới biệt mà lập thành ra thứ lớp của năm uẩn: sắc,thọ, tưởng, hành và thức như thế. Từ đây đến hết phẩmGiới, còn một đoạn dài bàn về sự thứ lớp thành lậpxứ và giới. Dùng hai mươi hai nghĩa để giải thích rấttỉ mỉ về mười tám giới, nêu rõ sự tương quan rộng rãicủa 18 giới từ Dục giớïi đến Vô săc giới, hữu lậu,vô lậu, kiến phi kiến v.v...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]