- 1. Giới thiệu
- 2. Hãy là một người ân cần và tế nhị
- 3. Những đặc trưng của luận giải
- 4. Kệ tán dương, nguyện ước trước tác, và khuyến khích lắng nghe tốt
- 5. Sự liên hệ giữa ba con đường
- 6. Viễn ly
- 7. Tâm giác ngộ (Bodhicita)
- 8. Một quan điểm đúng đắn về tính không
- 9. Huấn thị để thực hành
- 10. Kết luận lưu ý trên chủ trương không tông phái
(6) Tuynhiên, vì ngay cả sự viễn ly này,
Nếu không được thủhộ với sự phát triển một xu hướng thuần khiết của tâm giác ngộ (bodhicita), sẽkhông trở thành nguyên nhân
Cho những sự huyhoàngvà diệu lạc của một trạng thái tinh khiết vô song (của giác ngộ),
Của những ai vớikhả năng phát sinh một xu hướng tối thượng của tâm giác ngộ (bodhicita).
Dịch kệ:
[6] Nhưng dù cótâm buông xả mà thiếu tâm bồ đề,
Cũng không thểthành tựu đại lạc
Của vô thượngchánh đẳng giác.
Vì vậy bậc đại tríluôn gắng công phát khởi tâm bồ đề.
Như chúng ta đãnói trước đây, nếu thiếu tâm giác ngộ (bodhicitta), chúng ta không thể đạt đếngiác ngộ.
(7) Bịcuốn đi bởi những thác lũ của bốn dòng sông bạo động,
Bị trói chặc bởigông cùm của nghiệp báo, khó khăn đảo ngược lại,
Bị quẳng trongmàng lưới sắt bẩy rập chấp trước thay cho những trực nhận chân lý,
Hoàn toàn bị chekín trong bóng tối dày đặc của của đêm dài bất giác,
(8) Bịdày vò không nguôi bởi ba loại khổ não,
Hết đời này đếnđời khác trong vòng luân hồi bức bách bất tận –
Hãy nghĩ về nhânduyên của những bà mẹ của các con
Những người đã tìmthấy chính mình trong những hoàn cảnh như thế,
Hãy phát triển mộtxu hướng tối thượng của tâm giác ngộ (bodhicitta).
Dịch kệ:
[7] Nghĩ đến chúngsinh bị bốn dòng nước xoáy cuốn phăng đi,
Nghiệp cũ ràngbuộc khó lòng tháo gỡ,
Kẹt trong cũi sắtchấp ngã,
Ngạt trong bóngtối vô minh,
.
[8] Trôi lăn theovòng tái sinh không gián đoạn
Chịu ba loại khổ,bức bách không ngừng
Tất cả chúng sinhsống như thế đó, họ đã từng là mẹ của con.
Hãy nhớ nghĩ nhưvậy, để phát tâm bồ đề.
Bị cuốn đi bởithác lũ của bốn dòng sông bạo động, liên hệ đến bốn loại khổ não của sinh, già,bệnh và chết. Chúng ta bị trói chặc bởi gông cùm của năng lực tiêu cực từnhững hành vi tàn hoại của nghiệp chướng, và những năng lực này chắc chắn sẽchín muồi một ngày nào đấy. Chúng ta trong mang lưới sắt bẩy rập của bấtgiác, và trong bóng tối dày đặc của đêm dài của sự không thấy tính bản nhiênchân thật của thực tại. Cả những cá nhân và hiện tượng dường như tồn tạimột cách cố hữu, nhưng chúng hoàn toàn không tồn tại trong cách ấy.
Chúng ta có mộtsự tiệm tiến của những nhân tố tập họp (uẩn ) thay đổi không ngừng và đơn thuầnđiều này “cái tôi” là điều vì ấy mệnh danh trên sự thay đổi liên tục ấy nhưcăn bản của nó. Tuy nhiên, từ sự bất giác vô minh, chúng ta dính mắc với“cái tôi” ấy, là điều được mệnh danh trên mạng lưới của những hiện tượngđổithay, và chúng ta nhận thức sai lầm nó là thường, tĩnh, và có thểtìm thấy một “cái tôi” thật sự vốn có. Sự tối tăm của tính bất giác nàyrồi thì làm nguyên nhân cho chúng ta xây dựng nên một khối lượng khổng lồ của nhữngnăng lực tiêu cực. Năng lực tiêu cực hay bất thiện ấy quẳng chúng ta vàotrong bẩy rập của mạng lưới sắt nghiệp báo, nơi mà chúng ta bị trói chặcbởigông cùm của nghiệp báo ấy và của những cảm xúc và quan niệm phiền não. Do thế, chúng ta kinh nghiệm một cách tự nhiên ba loại khỗ não hết đời này đếnđời khác, như đã nói ở đây. Đó là khổ khổ, hoại khổ (khổ của đổi thay),và hành khổ ( khổ lan tràn cùng khắp). Vì đây cũng là nhân duyên của tấtcả những bà mẹ chúng ta, chúng ta cần hành động để giúp đở họ bằng việc pháttriển một xu hướng của tâm giác ngộ (bodhicitta).
Tiếp theo lưutâm đến tính không.