Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vòng Luân Hồi

26/01/201108:23(Xem: 16883)
Vòng Luân Hồi

VÒNG LUÂN HỒI
(THE WHEEL OF LIFE)
Thích Nữ Giới Hương

vongluanhoi_tngioihuong

LỜI ĐẦU SÁCH

Bao nhiêu năm rồi còn mãi lang thang
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt

Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt

Rọi suốt trăm năm một cõi đi về.

…Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ

Chẳng biết nơi đâu là chốn quay về.

(Một Cõi Đi Về - Trịnh Công Sơn)

Đúng thế! Chẳng phải trăm năm mà trăm ngàn muôn năm, muôn kiếp, chúng ta lang thang, loanh quanh trong sáu cõi luân hồi[1] thật là mỏi mệt mà không có nhân duyên nào để tỉnh ra và chẳng biết nơi đâu là chốn quay về.

Đức Phật đã từ bi dặn dò ngài Mục Kiền Liên rằng để cảnh tỉnh hậu thế về sự vô thường biến đổi sanh diệt, mỗi nhà khách trong tự viện nên vẽ bức tranh của con quỷ vô thường hay còn gọi là vòng luân hồi (The Wheel of Life) do kinh Avadàna minh họa. Và phải cử những tỳ kheo, tỳ kheo ni có khả năng để giải thích cho khách thập phương vãng lai về ý nghĩa của bức tranh này.

Mạng sống chúng ta ngắn ngủi. Nội phiền não tham sân si, tứ đại sanh tử luân hồi báo chướng từ trong đánh ra. Thầy tà bạn ác, sáu trần cám dỗ, buộc ràng, hoàn cảnh từ ngoài đánh vào. Giữa thì bị nghiệp lực sát đạo dâm vọng, các tập khí si loạn lôi cuốn. Dòng nghiệp lực còn được cung cấp bằng những khối nước bùn lầy của những trạng thái tâm tham sân si thì còn tiếp tục chảy. Tái sanh là kết quả tất nhiên của nghiệp lực.

Luân hồi chỉ ngừng khi chúng ta không còn tạo nghiệp. Chúng ta tin Hành là chủ động nghiệp tái sanh. Tin 12 vòng nhân duyên xoay vần như bánh xe từ vô thủy và đến vô chung, bởi lẽ trong khi già bịnh vẫn ngậm vô minh, để rồi lại chuyển vần đủ 12 vòng. Cứ xoay quanh mãi mãi thành vòng tròn không có đầu đuôi, làm nhân làm quả lẫn nhau không cùng không tận.

Quả khổ chuyển theo nghiệp. Nghiệp chuyển theo tâm. Chỉ cần soi sáng tâm là hết khổ. Vì thế, bức tranh của Vòng luân hồi hay Con quỷ vô thường này rất quan trọng sẽ giúp chúng ta hiểu được “Hoặc - Nghiệp - Khổ”, tin chắc lý nhân quả, luân lý đạo đức nhà Phật căn bản ở giới luật phòng phi chỉ ác, chuyển hoá thân tâm giúp chúng ta biết được chốn quay về chân thật.

Tin, hiểu và chứng thấu những ý nghĩa sâu sắc và thực tiễn này, mới có thể hoàn thành chí nguyện giải thoát và mang lại hạnh phúc an vui cho mình và người.

Đó là ước mơ và lý do cho quyển sách nhỏ này được ra đời.

Con xin kính cẩn đảnh lễ Thầy - Tôn sư Hải Triều Âm - Người đã từ bi hết lòng chỉ dạy và truyền trao cho chúng con ý nghĩa thâm sâu của cuộc đời qua bức tranh này khi chúng con vừa mới đến cửa chùa đồng chơn học đạo.

Sức kém, tài mọn, chưa kinh nghiệm nhiều, nên chắc chắn quyển sách này sẽ có nhiều lỗi lầm, kính xin các bậc thiện tri thức hoan hỉ chỉ lỗi để lần tái bản sau được hoàn hảo hơn.

Xin thành thật tri ân rất nhiều.

Milwaukee, ngày 20 tháng 4 năm 2008
Thích Nữ Giới Hương

([email protected])

MỤC LỤC

Lời Đầu Sách
I: Duyên Khởi

II: Vòng Hoặc

1. Tham
2. Sân
3. Si
III: Vòng Nghiệp

1. Nền Đen
2. Nền Trắng
IV: Vòng Khổ

1. Trời
2. Tiên
3. A tu la
4. Người
5. Bàng Sanh
6. Ngạ Quỷ
7. Địa Ngục
V. Vòng 12 Nhân Duyên
1. Vô Minh
2. Hành
3. Thức
4. Danh Sắc
5. Lục Nhập
6. Xúc
7. Thọ
8. Ái
9. Thủ
10. Hữu
11. Thủ
12. Lão, Bịnh, Tử, Sầu bi khổ ưu não
13. Sơ đồ 12 Nhân Duyên
VI. Dòng Sanh Tử Vô Tận

Sách Tham Khảo

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]