Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khảo nghiệm Duy Thức Học Tập 2 (sách)

08/04/201315:47(Xem: 15405)
Khảo nghiệm Duy Thức Học Tập 2 (sách)

52khaonghiemtap2

KHẢO NGHIỆM DUY THỨC HỌC

TÂM LÝ HỌC THỰC NGHIỆM

(Quyển II)

LỜI NÓI ĐẦU

Nguyên lý của Duy Thức được thể hiện qua tư tưởng của Duy Thức và tư tưởng của Duy Thức lại được tàng trữ trong văn học của Duy Thức với danh nghĩa triết học. Người nghiên cứu Duy Thức Học muốn trở thành nhà tư tưởng của Duy Thức thì phải nắm vững nguyên lý của Duy Thức và muốn nắm vững nguyên lý của Duy Thức trước hết họ phải thông thạo triết học trong văn học Duy Thức để khai triển tư tưởngcủa Duy Thức, rồi từ đó họ mới có thể bước vào ngưỡng cửa nguyên lý của Duy Thức. Muốn khai triển tư tưởng của Duy Thức người nghiên cứu đầu tiên phải nhập môn phải thuộc rành và thông biệt cụ thể danh từ chuyên môn trong văn học Duy Thức, nguyên vì danh từ chuyên môn trong văn học Duy Thức đều ẩn chứa tư tưởng triết học của Duy Thức. Những khó khăn trong việc nghiên cứu Duy Thức cho các học giả là danh từ chuyên môn quá phức tạp và trừu tượng trong lãnh vực diễn tả cơ cấu tổ chức của tâm thức. Tâm thức đã là tâm pháp thuộc loại trừu tượng khó hiểu và cơ cấu tổ chức vạn pháp của tâm thức thì vô cùng phức tạp khó đưa lên bình diệnthực tại như khoa học vật lý để dễ nhận thức. Hơn nữa hành ương và thể tánh của Duy Thức lại càng cao thâm mầu nhiệm ho nên khó khăn trong việc lý giải hiện thực trên lãnh vực ngôn ngữ văn tự có tánh cách hạn hẹp. Môn học Duy Thức này đòi hỏi người nghiên cứu cần phải gia công nhiều hơn rong việc thực nghiệm mới lãnh hội được chiều sâu giá trị siêu phàm của nó ẩn chứa. Khảo Nghiệm Duy Thức Học nhằm khai thông một phần nào những gai góc khó khăn nhất trên lộ trình đi vào ngọ môn của lâu đài Duy Thức Tánh.

Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển I chuyên giải thích những danh từ chuyên môn của Duy Thức trên lãnh vực Duy Thức Tướng và Duy Thức Dụng nhằm để khai triển tánh chất, giá trị và ý nghĩa của Duy Thức Học qua triết học trong văn học, ngỏ hầu giúp cho các nhà nghiên cứu dễ dàng lãnh hội tư tưởng của Duy Thức. Có lãnh hội được tư tưởng Duy Thức trong văn học là những chìa khoá để mở kho tàng nguyên lý của Duy Thức, các nhà nghiên cứu nhờ đó mới khỏi bị lạc hướng trên con đường đi vào thế giới Duy Thức Tánh qua sự thực nghiệm và tu chứng. Y Học thì có những danh từ chuyên môn để giải thích y lý và y lý đã là phức tạp cho nên danh từ y học lẽ dĩ nhiên không phải giản lược; khoa học thì có những danh từ chuyên môn để giải bày nguyên lý của vũ trụ và nguyên lý của vũ trụ đã là vô cùng bao la cho nên danh từ khoa học nhằm để biện minh những nguyên lý của vũ trụ nói trên thì cũng không phải đơn thuần; và từ đó Duy Thức Học là môn học chuyên khai triển nguyên lý của vạn hữu vũ trụ do tâm thức biến hiện cho nên cũng có những danh từ chuyên môn ẩn chứa những tư tưởng thâm sâu không thể nghĩ bàn mà người nghiên cứu đến đòi hỏi phải có công trình thực nghiệm tu chứng mới có thể lãnh hội được trọn vẹn. Cũng vì lẽ đóngười nghiên cứu Duy Thức cần phải quán thông lý giải danh từ chuyên môn của Duy Thức Học mà Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển I đã cung cấp.

Để tiếp nối công trình của Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển I chưa hoàn tất, Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển II tuần tự trình bày Duy Thức Hạnh và Duy Thức Quả trên con đường tiến tu đạo nghiệp của Duy Thức Học để đạt đến Duy Thức Tánh. Trước khi trình bày Duy Thức Hạnh và Duy Thức Quả, Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển II cần phải giải thích tiếp Sắc Pháp, Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp và Vô Vi

Pháp là những phần còn lại của một trăm pháp mà Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển I chưa đề cập đến nhằm làm sáng tỏ thêm vấn đề tánh chất, giá trị và ý nghĩa của Duy Thức Tướng cùng với Duy Thức Tánh. Tánh chất, giá trị và ý nghĩa của Sắc Pháp, của Tâm Bất Tương Ưng Hành pháp, của Vô Vi Pháp cũng là những đối tượng cần thiết cho cuộc hành trình tu tập quán chiếu nhằm mục đích loại bỏ những phápthuộc giả tướng và chọn lấy những pháp thuộc chân tướng để làm hành trang đi vào thế giới Duy Thức Tánh của Duy Thức Hạnh.

Nhưng tại sao Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển II không giải thích Sắc Pháp, Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp và Vô Vi Pháp ở Chương I mà mãi đến Chương III mới được đề cập? Nguyên do người muốn nắm vững Duy Thức cần phải hiểu rõ giá trị sự quan hệ của Duy Thức đối với các Tâm Sở trong mọi lãnh vực sinh hoạt để thấy được giá trị duyên khởi do Duy Thức biến của tất cả pháp tướng và pháp dụng hiện đang có mặt trong thế gian với bất cứ trạng thái nào. Đó là lý do mà tác giả sắp xếp ở vào Chương I để khởi điểm cho tiến trình đi qua các bộ môn khác về sau trong nội dung của Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển II.

Như quý đọc giả đã biết những danh từ chuyên môn của Duy Thức Học đã được rất nhiều luận sư giải thích ý nghĩa qua nhiều bộ luận và Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển I ủng như quyển II mà tác giả giải thích cũng căn cứ vào thững danh từ chuyên môn của Duy Thức Học đã có sẵn rong các bộ luận đã được giải thích, nhưng khác nhau ở chỗ thững danh từ chuyên môn đó của Duy Thức Học đã được tác giả khảo sát một cách tường tận và đã được nghiệm chứng lột cách cụ thể trên bình diện khoa học về phương diện tánh chất cũng như giá trị nên gọi là Khảo Nghiệm Duy Thức Học.

Còn những danh từ chuyên môn nào của Duy Thức Học chưa được tác giả khảo nghiệm nên chưa viết vào bộ luận này mặc dù chúng nó còn nằm trong kho tàng của Đại Tạng Phật Giáo. Những danh từ chuyên môn của Duy Thức Học nếu như giảithích có tánh cách lý luận máy móc hoàn toàn nằm trên văn tự mà không được khảo nghiệm một cách cụ thể thì trở nên trừu tượng và cổ điển không thích hợp với thời đại văn minh khoa học ngày nay (không khế thời). Những tư tưởng của Duy Thức Học mà tác giả khảo nghiệm mặc dù chưa phải là hoàn toàn không có những khiếm khuyết, nhưng dù sao đi nữa cũng khởi điểm cần thiết trong tiến trình khoa học hoáthời đại để nói được giá trị phần nào của tâm thức trên căn bản tâm linh. Mong các đọc giả sau này căn cứ theo tinh thần đó phát minh thêm để làm sáng tỏ huy hoàn của tư tưởng Duy Thức Tông.

Cẩn bút

Thích Thắng Hoan

Chân thành cảm ơn Đại Đức Tâm Khanh đã gởi tặng trang nhà Quảng Đức tập sách này (TK Nguyên Tạng, 10/2006)
                                                                      ---o0o---
                                                Vi tính: Minh Trí Cao Thân Trình bày: Nhị Tường
Ý kiến bạn đọc
27/07/201604:19
Khách
Kính chào quý Ban biên tập,

Chúc quý Ban biên tập 1 ngày an vui.
Qua việc tìm hiểu trang web của quý Ban biên tập, tôi có được duyên đọc tác phẩm "Khảo nghiệm Duy Thức Học" của tác giả Thích Thắng Hoan, và tôi cảm nhận được rằng bộ sách mang rất nhiều giá trị quý giá đối với mọi người.
Cũng như mọi người, khi gặp 1 tác phẩm ưng ý, tôi muốn có bộ sách để có thể nghiên cứu, nghiền ngẫm không chỉ 1 mà rất nhiều lần nữa giá trị nội dung của nó.
Vậy tôi viết ra đây mong nhận được sự trợ giúp từ ban biên tập rằng : "Hiện tại, sách có được bán không, nếu có, được bán ở đâu để tôi có thể mua về được, tôi hiện đang ở Hà Nội ?"
Rất mong nhận được sự hồi âm từ phía quý Ban biên tập.
Kính chúc Ban biên tập ngày ngày an vui trong cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]