Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương VI: Kết luận

26/06/201319:02(Xem: 6328)
Chương VI: Kết luận

Lục Diệu Môn và Ý Nghĩa Thiền Chỉ Quán

Chương VI: Kết luận

Tỳ Kheo Thích Đức Trí

Nguồn: Tỳ Kheo Thích Đức Trí

Tư tưởng của Thiên Thai Tông nói chung là thừa kế thiền học truyền thống được Đức Phật dạy trong kinh điển Nguyên Thủy cũng như trong các Kinh Luận Đại thừa. Lục Diệu Môn Thiền thuộc bất định Chỉ Quán, một phương pháp tu tập bao dung mọi pháp môn, tùy căn cơ mà lập phương tiện, tùy tâm tu mà chứng đắc thật tướng.

Chúng ta thấy rằng: Thiên Thai Tông lấy tư tưởng Kinh Pháp Hoa, Niết Bàn và Kinh Duy Ma Cật làm Tông chỉ, lấy tư tưởng Tánh Không làm cơ sở triết lý cho Thiền Chỉ Quán. Thiên Thai Tông vận dụng những nét đặc sắc của tư tưởng thiền học Phật Giáo mà phát triển thành một Pháp Môn Chỉ Quán viên dung. Chỉ Quán là thể nghiệm triết lý duyên khởi tánh không, và pháp môn không hai của Kinh Duy Ma Cật. Do vậy, Thiên Thai Tông là kim chỉ nam cho mọi người tu tập thiền quán. Hơn nữa, bất cứ pháp môn nào cũng thông qua thực hành Chỉ Quán để tịnh hóa nội tâm, và thành tựu giải thoát.






CHÚ THÍCH

1. Căn cứ Phật học Hán Việt từ điển, nxb khoa học xã hội, HN- 1998 giải thích : Bát tông: 1.Câu xá tông; 2.Thành thực tông; 3.Luật tông; 4. Pháp tướng tông; 5.Tam luận tông; 6. Hoa nghiêm tông; 7.Thiên thai tông; 8. Chân ngôn tông.
2. Căn cứ Phật học Hán Việt từ điển, nxb khoa học xã hội, HN- 1998 giải thích :
-Ngũ thời:1.Thời giáo Hoa Nghiêm;2.Thời giáo A-hàm;3.Thời giáo Phương Đẳng;4.Thời giáo Bát Nhã Ba La Mật Đa;5.Thời giáo Diệu Pháp Liên Hoa và Thời Giáo Niết Bàn.
-Bát giáo:Do tông Thiên Thai đặt ra gồm 4 giáo hóa pháp và 4 giáo hóa nghi.
4 giáo hóa pháp:1.Tam tạng giáo;2.Thông giáo;3.Biệt giáo;4.Viên giáo. Bốn hóa pháp này làm lợi ích chúng sanh nên gọi là hóa pháp.
Bốn hóa nghi:1.Đố n giáo;2.Tiệm giáo;3.Bí mật giáo;4.Bất định giáo.
3. Thiền Tông Chánh mạch,đại chánh tạng, quyển 2
4. Tinh Phong đại sư sở dịch tịnh độ thông yếu, đại chánh tạng, quyển3
5. Kiến tư : Tức kiến hoặc và tư hoặc; chỉ chung các phiền não trong tam giới.
6. Phật tổ thống ký,đại chánh tạng, quyển 6
7. Thiên Thai cữu Tổ Truyện,đại chánh tạng,quyển 20
8. Trí Khải " Ma Ha Chỉ Quán" đại chánh Tạng ,quyển 1
9. Ảnh Đức Truyền Đăng Lục ,đại chánh Tạng, quyển 27 trang 51
10. Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, đai chánh Tạng, quyển 1 trang 109
11. Cao tăng truyện trích yếu, đại chánh Tạng , quyển 2
12. Phật Thuyết Đại An Ban Thủ Ý kinh,đại chánh tạng, quyển thượng(1)
13. Phật Thuyết Đại An Ban Thủ Ý kinh,đại chánh tạng, quyển 2
14. Mười hai loại thiền tức gọi:Thập nhị thiền:Gồm 4 thiền, bốn vô lượng , bốn không định.
15. Thập lục đặc thắng:là tên gọi của một phép quán tâm.
16. Cửu Đại Thiền:Chín phép Thiền của Đại Thừa, phép tu riêng của Bồ Tát chẳng chung với ngoại đạo Nhị Thừa. Chín loại đó là :1.Tự tính thiền;2.Nhất thiết thiền;3.Nan thiền;4.Nhất thiết môn thiền;5.Thiện nhân thiền;6.Nhất thiết hành thiền;7.Trừ phiền não thiền;8.Thử thế tha thế thiền;9.Thanh tịnh tịnh thiền.
17. Ngũ thừa: Nhân thừa, Thiên thừa,Thanh văn thừa,Duyên giác thừa, Bồ tát thừa.
18. Vô sinh pháp nhẫn:Thực tướng lý thể bất sinh bất diệt, chân trí an trụ ở lý không động gọi là Vô sinh pháp nhẫn.
19. Lục Diệu Môn, đại chánh tạng,quyển 1, trang 46.
20. Duy Ma Cật Huyền Sớ,đại chánh tạng ,quyển 3
21. Tam muội: Phạn ngữ: Samàdhi, Tàu dịch là chánh định
22. Diệu Pháp Liên Hoa kinh Huyền Nghĩa, đại chánh tạng, quyển 8, trang 33
23. Bồ Tát Anh Lạc Bổn Nghiệp kinh, đại chánh tạng,quyển 1, trang 24
24. Nhị Thừa: Tức Thanh văn thừa và Duyên Giác thừa
25. "Duy Ma Cật sở thuyết kinh", đại chánh tạng, quyển hai, trang 14
26. "Duy Ma Cật sở thuyết kinh", đại chánh tạng, quyển hai, trang 14
27. Duy Ma Kinh, đại chánh tạng, phẩm Phật quốc,quyển 1
28. Quán Tâm Luận sớ, đại chánh tạng, quyển 4 trang 46
29. Trí Giác thiền sư diên thọ tập, tông cảnh lục, đại chánh tạng, quyển 35 trang 48
30. Ba loại trí: Trí tuệ của Thanh Văn, trí tuệ của Bồ Tát và trí tuệ của Phật.
31. Trung Luận, Quán Nhân Duyên Phẩm, quyển 1
32.Long Thọ Bồ Tát Truyện, đại chánh tạng , quyển 50, trang 185
33. Trung Luận quyển 1, đại chánh tạng , quyển 1
34. HT Minh Châu dịch, Trung Bộ số 28
35. Tương Ưng Bộ Kinh II, trang 1-2
36. Xem Tự Điển Phật Học Hán Việt,nxb khoa học và xã hội, trang 24
37. Phật Quang đại tự điển, trang 6126
38. Trung Luận, quán thập nhị nhân duyên, phẩm 28
39. Lục Đạo: Trời, Người, A Tu La, Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh
40. Trung Luận, đại chánh tạng, quyển 2 trang 30
41. Trung Luận, đại chánh tạng, quyển 3 trang30


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]