- Kinh A Soa Mạt Bồ Tát
- Đức Phật vì Vua Rồng Biển Nói Pháp Âm
- Đức Phật nói Kinh Hư Không Tạng Bồ Tát Thần Chú
- Hoàng Đạo Quảng Hiển Tam Muội
- Hương giới đức
- Bồ Tát Di Lặc hỏi Phật về Bổn nguyện
- Kinh Bồ Tát quở trách sắc dục
- Kinh Chánh Đại Tập
- Kinh Công Đức Tin Phật
- Kinh Di Lặc Hạ Sanh
- Giáo trình về khóa tu học Thiền và Tịnh Độ
- Kinh Đại Báo Phụ Mẫu
- Kinh Đại Thông Phương Quảng
- Kinh A Di Đà
- Kinh Đại Thừa Bảo Nguyệt Đồng Tử Vấn Pháp
- Kinh Đại Thừa Đại Tập Địa Tạng Thập Luận
- Kinh Đế Thích Sở Vấn
- Kinh Giải Hạ
- Kinh Hiền Kiếp Thiên Phật Danh (bản dịch của Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn)
- Kinh Hoa Nghiêm (Phẩm Hạnh Nguyện Phổ Hiền)
- Kinh Hồng Danh Sám Hối
- Kinh Hư Không Tạng Bồ Tát
- Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm
- Kinh Ngũ môn thiền pháp yếu dụng
- Kinh Nhân Quả Ba Đời
- Kinh Những Điều Phật Dạy
- Kinh Pháp Bảo Đàn
- Kinh Pháp Hoa
- Quyển hạ
- Kinh Phật Giáo Hóa Phạm Chí A Bạt
- Kinh Phật Lâm Niết Bàn Ký Pháp Trụ
- Kinh Phật Nói Về Tu Lại
- Kinh Phật Thuyết Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật
- Kinh Phật Thuyết Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện
- Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Thập Pháp
- Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Thiện Kiến Biến Hoá Văn Thù Sư Lợi Vấn Pháp
- Kinh Phật Thuyết Quán Di Lặc Bồ Tát Hạ Sanh
- Kinh Phật Thuyết Trưởng Giả Nữ Yêm Đề
- Kinh Phật Tỳ Bà Thi
- Kinh Quán Di Lặc Bồ Tát Thượng Sanh Đâu Suất
- Kinh Quán Hư Không Tạng Bồ Tát
- Kinh Quán Vô Lượng Thọ
- Kinh Sự tích Thiện Hữu Ác Hữu
- Kinh Tân Tuế
- Kinh Thập Thiện
- Kinh Thất Phật
- Kinh Thất Phật Phụ Mẫu tánh Tự
- Kinh Thi Ca La Việt Lạy Sáu Phương
- Kinh Thiện Sanh
- Kinh Thiện Sanh Tử
- Kinh Thọ Tân Tuế
- Kinh Thọ Trì Danh Hiệu Bảy Đức Phật Sinh Ra Công Đức
- Kinh Thủy Dụ
- Kinh Tịch Chí Quả
- Kinh Tỳ Kheo Chiêm Bà
- Kinh Vô Tự Bảo Khiếp
- Phật Nói Kinh A Na Luật, Bát Niệm
- Phật Nói Kinh A Nậu Phát
- Phật Nói Kinh Anh Võ
- Phật Nói Kinh Át Ba La Diên Vấn Chủng Tôn
- Phật Nói Kinh Bát Quan Trai
- Phật Nói Kinh Bệ Ma Túc
- Phật Nói Kinh Bổn Tương Ỷ Trí
- Phật Nói Kinh Chư Pháp Bổn 1
- Phật Nói Kinh Chư Pháp Bổn 2
- Phật Nói Kinh Con Của Bà La Môn Mạng Chung Thương Nhớ Không Nguôi
- Phật Nói Kinh Con Người Do Dục Sanh
- Phật Nói Kinh Cổ Lai Thế Thời
- Phật Nói Kinh Công Ðức Của Tam Quy, Ngũ Giới, Từ Tâm Và Yểm Ly
- Phật Nói Kinh Cù Ðàm Di Ký Quả
- Phật Nói Kinh Dụ Con Kiến
- Phật Nói Kinh Dụ Mũi Tên
- Phật Nói Kinh Dụ Nước Biển
- Phật Nói Kinh Duyên Bổn Trí
- Phật Nói Kinh Ðảnh Sanh Vương Cố Sự
- Phật Nói Kinh Ðại Sanh Nghĩa
- Phật Nói Kinh “Ðâu Ðiều”
- Phật Nói Kinh Hộ Quốc
- Phật Nói Kinh Khổ Ấm Nhân Sự
- Phật Nói Kinh Mười Cư Sĩ Người Bát Thành
- Phật Nói Kinh Năm Thiên Sứ Của Vua Diêm La
- Phật Nói Kinh Nhất Thiết Lưu Nhiếp Thủ Nhân
- Phật Nói Kinh Lại Tra Hòa La
- Phật Nói Kinh Lạc Tưởng
- Phật Nói Kinh Lậu Phân Bố
- Phật Nói Kinh Luân Vương Thất Bảo
- Phật Nói Kinh Ly Thùy
- Phật Nói Kinh Ma Nhiễu Loạn
- Phật Nói Kinh Nê Lê
- Phật Nói Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt Cho Trưởng Giả Thủ Ca
- Phật Nói Kinh Nhân Duyên Chấm Dứt Ðấu Tranh
- Phật Nói Kinh Nước Sông Hằng
- Phật Nói Kinh Phạm Chí Kế Thủy Tịnh
- Phật Nói Kinh Phạm Ma Dụ
- Phật Nói Kinh Phạm Võng 62 Tà Kiến
- Phật Nói Kinh Pháp Ðúng, Pháp Sai
- Phật Nói Kinh Phân Biệt Bố Thí
- Phật Nói Kinh Pháp Hải
- Phật Nói Kinh Phổ Pháp Nghĩa
- Phật Nói Kinh Phục Dâm
- Phật Nói Kinh Quả Báo Trưởng Giả Bố Thí
- Phật Nói Kinh Quảng Nghĩa Pháp Môn (kinh này rút ra một phẩm từ Trung A Hàm)
- Phật Nói Kinh Số
- Phật Nói Kinh Tà Kiến
- Phật Thuyết Ðại Tam Ma Nhạ Kinh (Phật Nói Kinh Ðại Tam Ma Nhã)
Những bản kinh ngắn dịch từ Hán Tạng
Phật Nói Kinh Con Của Bà La Môn Mạng Chung Thương Nhớ Không Nguôi
Nguồn: Hán dịch: Đời Hậu Hán, An Thế Cao
Nghe như vầy:
Một thời Bà già Bà ở tại rừng cây ông Kỳ Đà, vườn ông Cấp Cô Độc, nước Xá vệ.
Bấy giờ có một Bà la môn khác có một người con bị chết, ông thương nhớ không nguôi. Khi con chết, ông không thể ăn, không thể uống, không mặc y phục, cũng không xoa hương vào người nữa. Ông chỉ đến gò mả để khóc lóc. Ông khóc lóc vì nhớ lại lúc bồng bế đứa con trên tay. Khi ấy Bà la môn từ từ đi đến chỗ đức Thế Tôn. Đến rồi, cùng Thế Tôn chào hỏi, an ủi xong Bà la môn ngồi qua một bên, đức Thế Tôn hỏi:
-Này Bà la môn, tại sao các căn của ngươi không được ổn định?
-Này Cù Đàm, ý căn của tôi làm sao ổn định cho được? Tôi có một đứa con đã chết nên thương nhớ mãi không dứt. Nó chết rồi tôi không thể ăn, không thể uống, không mặc y phục, không xoa hương thơm. Tôi chỉ ngồi ở nhà để khóc. Khi khóc thì tôi nhớ lúc bồng ẵm nó.
-Như vậy! Như vậy, Bà la môn! Này Bà la môn, khi ái đã sanh thì sẽ có buồn rầu, khổ não, không vui.
-Thế nào, thưa Cù Đàm, khi ái đã sanh thì sẽ có buồn rầu, khổ não, không vui? Này Cù Đàm, khi ái đã sanh sẽ có hoan hỷ, thương nhớ.
Ông nói như vậy cho đến lần thứ ba. Đức Thế Tôn bảo Bà la môn ấy:
-Như vậy! Như vậy, Bà la môn! Này Bà la môn, khi ái đã sanh, chắc chắn sẽ có ưu sầu, khóc lóc, không vui.
Ngài cũng ba lần trả lời như vậy, Bà la môn ấy bạch với đức Phật:
-Tại sao, này Cù Đàm, trong khi ái đã sanh thì lại có ưu sầu không vui? Này Cù Đàm, khi ái đã sanh rồi chỉ có hoan hỷ, thương nhớ thôi.
Bấy giờ Bà la môn nghe đức Thế Tôn nói như vậy cũng không vui, không cho là sai, không vui, không đúng, rồi từ tòa đứng dậy bỏ đi.
Lúc ấy, ở ngoài cửa Kỳ Hoàn có các người vui đùa đang đùa giỡn. Bà la môn ấy từ xa trông thấy ở ngoài cửa Kỳ Hoàn có các người vui đùa đang đùa giỡn, thấy rồi liền nghĩ: “Người thông minh của thế gian thì cho đây là tối thắng. Ta hãy đem những điều luận đàm với Sa môn Cù Đàm nói hết cho những người vui đùa này nghe”. Bấy giờ Bà la môn ấy liền đến chỗ những người vui đùa, đến rồi đem tất cả những điều đã luận đàm với Thế Tôn nói cho những người này nghe. Nói như vậy xong, những người vui đùa này nói với Bà la môn rằng:
-Này Bà la môn, khi ái đã sanh làm gì có ưu sầu khổ đau, không vui. Này Bà la môn, lúc ái đã sanh sẽ được hoan hỷ, thương nhớ.
Bấy giờ Bà la môn nghĩ như vầy: “Lời nói của những người vui đùa này giống như ta”, rồi ông bỏ đi.
Những lời đàm luận ấy được nhiều người nghe, dần dà đồn đến cung vua, vua Ba Tư Nặc nghe được rằng: “Sa môn Cù Đàm nói như vầy: lúc ái đã sanh thì sẽ có ưu sầu, khổ não, không vui”. Vua Ba Tư Nặc nghe rồi nói với phu nhân Mạt Lị rằng:
-Này Mạt Lị, ta nghe Sa môn Cù Đàm nói như vầy: khi ái sanh thì sẽ có ưu sầu, khổ não, không vui.
-Như vậy, như vậy tâu đại vương, khi ái sanh thì chỉ có ưu sầu, khổ não, không vui mà thôi.
- Này Mạt Lị, ta nghe thầy của ngươi nói thì đệ tử cũng nói như vậy. Này Mạt Lị, Sa môn Cù Đàm kia là thầy của ngươi nên nay ngươi cũng nói như vầy: khi ái đã sanh thì chắc chắn có ưu sầu, khổ não, không vui.
-Tâu đại vương, nghe lời tôi nói Ngài không tin sao? Vậy ngài có thể tự đi hay bảo sứ giả đến để hỏi Thế Tôn xem.
Bấy giờ vua Ba Tư Nặc bảo Bà la môn Na Lê Ương Già rằng: -Này Na Lê Ương Già, hãy đi đến chỗ Sa môn Cù Đàm. Đến rồi hay đem lời của ta thăm hỏi Sa môn Cù Đàm rằng: ta hết lời thăm hỏi Ngài có an ổn, đi đứng có nhẹ nhàng, sức khỏe chăng? Nói như vầy: Thưa Cù Đàm, vua Ba Tư Nặc hết lời thăm hỏi sức khỏe của Ngài có an ổn, đi lại có nhẹ nhàng, sức khỏe chăng? Có thật Sa môn Cù Đàm nói như vầy: “Khi ái đã sanh thì chắc chắn có ưu sầu, khổ não, không vui chăng?”. Này Na Lê Ương Già, nếu Sa môn Cù Đàm nói như vậy, ngươi hãy thọ trì, ghi nhớ kỹ. Vì sao vậy? Vì Ngài không bao giờ nói lời hư dối.
Bà la môn Na Lê Ương Già cấp tốc vâng lời dạy của vua Ba Tư Nặc rồi đi đến chỗ đức Thế Tôn, đến rồi cùng chào hỏi, thăm sức khỏe đức Thế Tôn. Khi đã cùng nhau chào hỏi thăm viếng xong, liền ngồi qua một bên. Bà la môn Na Lê Ương Già đã ngồi qua một bên rồi, bạch đức Thế Tôn:
-Thưa Cù Đàm, vua Ba Tư Nặc hết lời thăm hỏi Ngài có an ổn, có đi đứng nhẹ nhàng, sức khỏe không? Quả thật Sa môn Cù Đàm có nói rằng: “Khi ái đã sanh thì chắc chắn có ưu sầu, khổ não, không vui chăng?”.
-Này Na Lê Ương Già, ta lại hỏi ngươi, tùy theo sự hiểu biết mà trả lời ta. Này Na Lê Ương Già, ý ngươi nghĩ sao, hoặc có người mẹ mạng chung, vì mẹ mạng chung nên người con tâm ý cuồng loạn, trần truồng không mặc y phục, người con đến đâu cũng nói: “Ta không thấy mẹ! Ta không thấy mẹ!”. Này Bà la môn nên biết, khi ái đã sanh thì chắc chắn có ưu sầu, khổ não, không vui. Cũng như vậy, đối với cha, anh, chị, em hay vợ mạng chung, vì vợ mạng chung nên kẻ ấy tâm ý cuồng loạn, trần truồng không mặc y phục, kẻ ấy đến đâu cũng nói: “Ta không thấy cha ta, vợ ta!”.
Này Bà la môn, xưa có một người vợ khi trở về nhà, thân thuộc của nàng muốn cưỡng đoạt nàng đem cho người khác. Nàng nghe rằng: “Thân thuộc muốn bắt ta đem cho người khác”. Nghe như vậy xong, nàng cấp tốc chạy về nhà chồng. Đến rồi nàng nói với chồng rằng: “Anh nên biết, thân thuộc của em muốn bắt em đem cho người khác. Anh muốn làm gì thì làm ngay bây giờ đi”. Bấy giờ người chồng cầm con dao thật bén, nắm tay người vợ kéo vào trong nhà, nói như vầy: “Hãy cùng đi với nhau! Hãy cùng đi với nhau!”. Anh đâm vợ chết rồi tự sát. Này Bà la môn, nên biết do ái này sanh ra nên có ưu sầu, khổ não, không vui.
Bấy giờ Bà la môn Na Lê Ương Già nghe đức Thế Tôn nói rồi, khéo thọ trì ghi nhớ, rồi từ tòa đứng dậy, nhiễu quanh đức Thế Tôn, giã từ Ngài trở về. Khi về đến chỗ vua Ba Tư Nặc , đến rồi thưa với vua rằng:
-Thật đúng như vậy, thưa đại vương! Sa môn Cù Đàm đã nói như vầy: “Khi ái đã sanh thì có ưu sầu, khổ não, không vui”.
-Cho nên, này đại vương, tôi lại hỏi vua, tùy theo sự nhận xét mà ngài trả lời. Này đại vương, ý ngài nghĩ thế nào? Ngài có thương đại tướng Tỳ Lưu Ly chăng?
-Này Mạt Lợi, ta thương đại tướng Tỳ Lưu Ly.
-Thưa đại vương, đại tướng Tỳ Lưu Ly nếu bị bại hoại, bị tai nạn đi, ngài có sanh ra khổ đau, buồn rầu không vui chăng?
-Này Mạt Lợi, nếu đại tướng Tỳ Lưu Ly có bại hoại, tai nạn, ta sẽ ưu sầu, khổ não, không vui.
-Này đại vương, cứ lấy đó mà biết, hễ ái sanh ra thì có ưu sầu, khổ não, không vui. Này đại vương, ý vua thế nào? Ngài có yêu thương đại tướng Hiền Thủ, yêu thương con voi lớn Bôn Đà Lợi, yêu Bà Di Đề Nữ, yêu phu nhân Bà Sa Sát Đế Niệu, yêu nhân dân Ca Thi chăng?
-Này Mạt Lợi, ta yêu nhân dân Câu Tát La ở Ca Thi.
-Này đại vương, nhân dân Câu Tát La ở Ca Thi bị tán hoại, tai nạn, ngài có sanh khổ não, ưu sầu không vui chăng?
-Này Mạt Lợi, năm thứ nhu cầu để tự vui chơi đều do nhân dân Câu Tát La ở Ca Thi cung cấp cả. Này Mạt Lợi, nhân dân ở Ca Thi mà bị tán hoại, tai nạn thì tánh mạng ta còn không được an toàn, huống chi lại không sanh ra khổ não, ưu sầu không vui chứ!
-Này đại vương, nên biết do ái này sanh ra nên có ưu sầu, khổ não, không vui. Ý đại vương nghĩ thế nào? Nay ngài có thương thiếp không?
-Này Mạt Lợi, ta rất thương nàng.
-Này đại vương, nếu thiếp bị bại hoại hay tai nạn, há lại ngài không sanh ra khổ não, ưu sầu không vui sao?
-Nếu Mạt Lợi bị bại hoại, tai nạn, ta rất ưu sầu, khổ não, không vui chứ!
-Này đại vương, do đây nên biết, nếu ái đã sanh rồi thì sẽ có khổ não, ưu sầu không vui.
-Này Mạt Lợi, kể từ ngày hôm nay, nhân việc này Sa môn Cù Đàm là thầy của ta, ta là đệ tử của Ngài. Này Mạt Lợi, nay ta quy y đức Thế Tôn, Pháp và Tỳ kheo tăng. Ta thọ giới Ưu bà tắc của đức Thế Tôn. Kể từ ngày nay ta bắt đầu không sát sanh..., hôm nay tự quy y Phật.
Nói như vậy, vua Ba Tư Nặc từ xa nghe lời dạy của đức Thế Tôn, hoan hỷ vui mừng.
KINH CON CỦA BÀ LA MÔN MẠNG CHUNG
THƯƠNG NHỚ KHÔNG NGUÔI