Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III. Kim-Cương-Đính Du-Già Niệm Châu Kinh (10)

20/05/201312:19(Xem: 10044)
III. Kim-Cương-Đính Du-Già Niệm Châu Kinh (10)

Kinh Lần Tràng

III. Kim-Cương-Đính Du-Già Niệm Châu Kinh (10)

Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu

Nguồn: Hán dịch: Sa môn Bất Không

Bấy giờ Thế-Tôn: Tì-Lô-Giá-Na (Vairocana) bảo Kim-Cương-Thủ Bồ-Tát rằng: Quý hóa thay, quý hóa thay! ông đã vì những vị Bồ-Tát tu Chân-Ngôn-hạnh (11) nói về những phép-tắc nghi-lễ lại thương xót những loài hữu-tình đời mai sau mà nói về công đức thắng lợi của sự lần, niệm tràng hạt. Và, do họ nghe được ý-thú nhiệm-mầu như thế nên họ chóng chứng được diệu-quả Tất-Địa.(12)
Khi ấy Kim-Cương Tát-Đóa Bồ-Tát bạch Phật rằng: Dạ, lạy đức Thế-Tôn, nay con xin phép Thế-Tôn cho con được vì đại-chúng và tất cả chúng-sinh nói về việc “lần, niệm tràng hạt”.
Bấy giờ Kim-Cương Tát-Đóa Bồ-Tát liền nói bài kệ rằng:
Tràng hạt biểu thắng-quả Bồ-Tát,
Trong ấy đủ làm: dứt phiền-não;
Sợi dây xâu chuỗi biểu Quán-Âm,
Hạt giữa tiêu-biểu Phật Di-Đà.
Chớ lần qua, phạm tội việt-pháp,(13)
Được nhiều công đức do lần hạt:
Tràng hạt xà-cừ phúc gấp một.
Tràng hạt cây tra phúc gấp đôi.
Dùng sắt làm tràng phúc gấp ba,
Đồng già làm tràng phúc gấp bốn;
Thủy-tinh, trân-châu cùng mọi báu,
Những tràng hạt ấy phúc gấp trăm.
Hạt Nhân-Đà-La phúc gấp nghìn,
Tràng hạt kim-cương phúc gấp ức;
Tràng bằng hạt sen phúc nghìn ức,
Tràng hạt Bồ-đề phúc vô số.
Phật-bộ niệm tụng hạt Bồ-đề,
Kim-cương pháp-bộ hạt kim-cương;
Bảo-bộ niệm, tụng những hạt báu,
Liên-hoa-bộ dùng tràng hạt sen.
Trong Yết-Ma-bộ (14) niệm, lần tràng.
Nên xâu chuỗi ngọc mầu sặc-sỡ;
Tràng niệm phân biệt có bốn thứ:
Thượng-phẩm, tối-thắng và trung, hạ.
Nghìn tám mươi (1.080) hạt là thượng-phẩm.
Một trăm tám (108) hạt là tối-thắng;
Năm mươi bốn (54) hạt là trung-phẩm,
Hai mươi bảy (27) hạt là hạ-loại.
Hai tay cầm tràng để trên tâm (trái tim).
Tĩnh lo, lìa niệm tâm chuyên chú;
Bản-tôn Du-già tâm nhất cảnh,
Đều được thành-tựu lý, sự pháp.
Dù đặt trên đầu, hoặc đeo mình,
Hoặc đeo trên cổ, hoặc cánh tay;
Nói-năng, bàn bạc thành niệm, tụng,
Bởi niệm, tụng ấy, sạch ba nghiệp.(15)
Đặt trên đầu, sạch tội Vô-gián,(16)
Đeo trên cổ, sạch tội tứ-trọng;(17)
Cầm tay, cánh tay khỏi mọi tội,
Thường khiến hành-nhân(18) chóng thanh-tịnh.
Nếu tu Chân-ngôn, Đà-La-Ni,(19)
Niệm danh chư Phật cùng Bồ-Tát;
Sẽ được vô-lượng thắng công-đức,
Cầu thắng-nguyện gì đều thành-tựu.



Chú thích


(10) Kim-cương đính Du-Già niệm-châu kinh: là cuốn kinh số 789 trong Đại-Tạng-kinh và do trong Thập-vạn quảng tụng lược ra.
(11) Chân-ngôn-hạnh: Đây là nói về những vị tu về hạnh mật-ngôn, như là trì chú chẳng hạn. Chân-ngôn tiếng phạm gọi là Mạn-đát-La (Mantra) và biệt gọi là Đà-la-ni, tàu dịch là Tổng-trì, bí-mật hiệu, mật-ngôn, mật-ngữ. Chân-ngôn thuộc về Mật-tôn.
(12) Tất-địa: Tàu dịch là “Thành-tựu”, cũng có chỗ gọi là “thành Bồ-đề”. Tất-Địa là diệu-quả của Chân-ngôn-tôn, vì muốn đạt được quả này, nên tu nhân-hạnh vậy.
(13) Tội việt-pháp: Lại gọi là tội Việt Tam-muội-gia. Là tội vi phạm và vượt qua những pháp bí-mật của chư Phật trong ba đời. (Mật-tôn).
(14) Yết-Ma-bộ: Mật-tôn có chia làm 5 Bộ:
1) Liên-Hoa-bộ: Trong tâm chúng-sinh có cái lý thanh-tịnh của bản hữu tịnh Bồ-đề-tâm, ở trong bùn nhơ lục-đạo sinh-tử, không bị nhơ, nhiễm, cũng như hoa sen mọc trong bùn nhơ lên mà không nhiễm, không nhơ, nên gọi là Liên-Hoa-bộ.
2) Kim-cương-bộ: Nơi lý của tự tâm chúng-sinh, lại có cái trí bản-hữu, ở trong bùn nhơ sinh-tử trải qua vô số kiếp, không mục, không nát, nên gọi là Kim-cương-bộ.
3) Phật-bộ: Lý, trí ấy ở ngôi phàm chưa hiển-hiện, vào quả-vị thời lý trí ấy hiển-hiện, giác-đạo viên-mãn, nên gọi là Phật-bộ.
4) Bảo-bộ: Trong vạn đức viên-mãn của Phật, phúc-đức vô biên nên gọi là Bảo-hộ.
5) Yết-Ma-bộ: Yết-Ma dịch là tác-nghiệp: Phật vì chúng-sinh mà rủ lòng thương xót, làm thành hết thảy sự-nghiệp, gọi là Yết-Ma-bộ.
(15) Ba-nghiệp: Là nghiệp thân, nghiệp khẩu và nghiệp ý (xem thêm kinh Thập thiện).
(16) Vô-Gián-tội: Là làm tội đại-ác, quyết định phải chịu tội-quả cực khổ không có chút nào gián-cách trong địa-ngục A-Tỳ (Avici).
(17) Tứ trọng: Bốn tội trọng là: sát sinh, trộm cắp, tà-dâm, và nói dối.
(18) Hành-nhân: Là chỉ vào người thực-hành trì-niệm tràng hạt.
(19) Đà-La-Ni: (Dhàrani) Dịch là Tổng-trì, nghĩa là hay giữ và hay ngăn-ngừa, có lực dụng trì thiện-pháp khiến không tan mất, trì ác-pháp không cho nó khởi lên. Đà-La-Ni chia làm 4 thứ: Pháp Đà-La-Ni, Nghĩa Đà-La-Ni, Chú Đà-La-Ni và Nhẫn Đà-La-Ni, như câu trong kinh này nói là thuộc về Chú Đà-La-Ni.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]