Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tr

09/05/201311:28(Xem: 15998)
Tr
TỔ ĐÌNH MINH ĐĂNG QUANG

PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN

BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH

THIỆN PHÚC

Tr

Tra:

1)To examine—To investigate---To interrogate.

2)To look up—To consult.

3)To put (fix—To fit) in (tra cán dao).

Tra Cứu: To study.

Tra Hỏi: See Tra (1).

Tra Khảo: To examine—To study.

Tra Tấn: To torture.

Tra Xét: To investigate—To examine.

Trá: Giả trá—To feign—To deceive—To pretend—To impose on.

Trá Hàng: To feign submission.

Trà: Tea. 

Trà Am: Tên của một ngôi chùa cổ ở Huế, Trung Việt. Chùa Trà Am là nơi trụ cuối cùng của sư Viên Thành, tại chân núi Ngũ Phong, ấp Tứ Tây, làng An Cựu. Chùa được trùng tu và lợp ngói thay vì tranh vào năm 1937—Name of an ancient temple in Huế, Central Vietnam. Trà Am temple is the place where monk Viên Thành spent the end of his life. The temple was built in 1923 by Venerable Viên Thành. It is located at the foot of Mount Ngũ Phong, Tứ Tây hamlet, An Cựu village. In 1937, the temple was renovated, holding the same style but tile roof instead of thatched one. 

Trà Củ Ma: Hoa thơm, ở các vùng Tây Á và Trung Á, dùng để làm rượu thơm và để gọi hồn các vong linh—Fragrant flowers from Western or Central Asia for scenting wine, and for calling down the spirits..

Trà Diệp: Lá trà—Tea-leaves.

Trà Dư Tửu Hậu: Idle conversation after tea and wine

Trà Đồ Tha: Jadata (skt).

1)Lạnh: Coldness.

2)Ngu si: Stupidity.

3)Tính không tình cảm: Apathy.

Trà Lăng Úc: Thiền sư Trà Lăng Úc là một đệ tử của Thiền sư Dương Kỳ Phương Hội. Ngài là tác giả của bài thơ sau đây mà theo Thiền sư D.T. Suzuki trong Thiền Luận, Tập I, những bài thơ về ‘ngộ’ thì không bài nào giống bài nào, khó gợi cho ta một nhận định xác đáng về nội dung của ngộ bằng các so sánh hay phân tích, nhưng dầu sao thì qua những bài thơ nầy chúng ta cũng thấy biểu lộ một phát giác mới; còn phát giác ấy là gì thì ta cần tự có ít nhiều thân chứng riêng mới có thể nói rõ hơn được. Dầu ở trường hợp nào, tất cả các Thiền sư đều chứng chắc rằng trong Thiền có cái gọi là ‘ngộ,’ nhờ nó con người du nhập trong một thế giới giá trị mới. Kiến giải cũ vứt bỏ là thế gian mang một ý nghĩa mới—Zen master Ling-Yu was a disicple of Zen master Yang-Ch’i. He was the author of the below poem. According to Zen master D.T. Suzuki in the Essays in Zen Buddhism, Book I, verses of enlightenment show how they vary from one another and how it is impossible to suggest any intelligible explanation of the content of enlightenment by merely comparing them or by analyzing them. Some of them are easily understood, we suppose, as expressive of the feeling of a new revelation; but as to that revelation itself is, it will require a certain amount of personal knowledge to be able to describe it more intelligently. In any event, all these masters testify to the fact that there is such a thing in Zen as enlightenment through which one is admitted into a new world of value. The old way of viewing things is abandoned and the world acquires a new signification:

Ta có ngọc quí minh châu

Bụi đời vùi lấp bấy lâu

Bụi hết hôm nay sáng lại

Thế gian chiếu phá làu làu

I have one jewel shining bright

Long buried it was underneath worldly worries;

This morning the dusty veil is off,

And restored is its lustre,

Illumining rivers and mountains and ten

Thousand things.

Trà Thang: Trà và nước nóng, dùng trong các buổi lễ cúng vong ở các tự viện—Tea and hot water, used as offerings to the spirits.

Trà Trộn: To mingle.

Trà Tỳ: Burial or cremation.

Trả: To give back—To return—To refund.

Trả Công: To pay someone for his services.

Trả Lời: To respond—To reply.

Trả Miếng: To return like for like.

Trả Ơn: To render thanks to someone.

Trả Thù: To revenge—To retaliate 

Trác:

1)Cao vút—Lofty—Tall—Erect.

2)Đốn chặt: To chop.

Trác Ca La: See Chakra in sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Trác Ca La Sơn: Cakravala or Cakravada (skt)—Vòng núi Thiết Vi tạo thành ngoại biên của vũ trụ—The circle of iron mountains forming the pheriphery of the universe.

Trác Cú Ca: Chakoka or Cugopa (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển thì Trác Cú Ca là một vương quốc cổ thuộc Tiểu Bukharia, có lẽ bây giờ là Yerkiang, hay Karghalik ở khu vực Khotan—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Chakoka is an ancient kingdom and city in Little Bukharia, probably the modern Yerkiang, or perhaps Karghalik in the Khotan region. 

Trác Táng: Debauched—Depraved.

Trác Tích: Nơi các vị sư trụ trì (chỉ nơi cao truyệt)—Tall, or erect staves, i.e. their place, a monastery.

Trác Tuyệt: Transcendent—Eminent.

Trách Mắng: To blame—To rebuke

Trách Nhiệm: Responsibility

Trách Nhiệm Gia Đình Và Xã Hội: Trong Phật giáo, có hai loại trách nhiệm: xuất gia và tại gia—In Buddhism, there are two different kinds of duties: renunciation and family life (lay people):

1)Với Tăng sĩ: Với hàng Tăng sĩ, đời sống tôn giáo là xuất gia—For Buddhist monks, the religious life means renunciation of home and family life.

2)Với Phật tử tại gia: Với Phật tử tại gia, cuộc sống hãy còn ràng buộc với thế tục; tuy nhiên, một Phật tử thuần thành luôn sống theo lời Phật dạy—For laypeople whose life is still subject to worldly affairs; however, a devotee should always follow the Buddha’s guidance in his daily life. 

a.Trách nhiệm đối với cha mẹ: Duties towards parents—Người Phật tử tại gia luôn thương yêu và chăm sóc hai đấng sanh thành, đặc biệt là trong lúc tuổi già. Lại nữa, làm con phải luôn giữ truyền thống tốt của gia đình, phải có tôn ti trật tự và phải luôn tỏ ra là một người con xứng đáng—A layperson should always love and take care of both parents, especially during their old age. Furthermore, children should always keep good traditions of the family, maintain family lineage, and make themselves worthy.

b.Trách nhiệm đối với con cái: Duties towards children—Cha mẹ luôn chu toàn trách nhiệm, dạy dỗ con cái đúng đường. Lại nữa, cha mẹ phải luôn tìm cách ngăn ngừa không cho con cái đi vào đường xấu xa tội lỗi; hướng dẫn họ đi vào đường đạo đức, huấn nghệ và gã cưới đúng thời, và giao lại sản nghiệp đúng lúc—Parent should always fulfill their duties, teach and guide children in the right way. Furthermore, parents should always find ways to restrain them from vice, exhort them with virtue, train them for a career, guide them with suitable marriages, and hand over inheritance when time comes.

c.Đối với Thầy Tổ: Towards teachers—Phật tử tại gia luôn kính trọng, lắng nghe và tán thán những lời dạy dỗ của Thầy Tổ—Laypeople should always show respect, listen (pay attention to their teachings), and praise their teachers for their efforts and teachings. 

d.Đối với chồng: Towards husbands—Phật tử tại gia phải luôn ân cần vui vẻ; khi chồng vắng nhà, phải chăm sóc nhà cửa, phải luôn chung thủy, phải xẻ chia; khi chồng nóng giận, phải luôn điềm tĩnh; khi chồng nói đúng, phải lắng nghe—A wife should always be cheerful to her husband; when husband is not home, she should take care of home; she should always be faithful and loyal, share all things; when the husband is angry, she should remain calm; when he is correct, she should listen.

e.Đối với vợ: Towards wives—Làm chồng phải luôn tử tế; phải chào đón vợ; phải mua sắm đủ đầy áo quần và đồ trang sức đúng thời đúng lúc; phải luôn thủy chung một vợ một chồng—A Husband should always be kind to his wife; he should purchase clothes and jewelry at the right time; be faithful with just one wife. 

f.Đối với bằng hữu: Towards friends—Người Phật tử tại gia luôn giúp đở bằng hữu, phải giải thích cho bạn hiểu những lầm lỗi để cùng nhau xa lánh những việc xấu xa; phải luôn an ủi và khuyên lơn bằng hữu khi cần. Cùng chia ngọt xẻ bùi bên nhau, lúc giàu cũng như lúc nghèo; luôn bao dung tha thứ—Laypeople should always help friends; explain faults so that both can avoid wrongs; should comfort and give friends advice when they need; rich or poor, should share joys and sorrows; should always forgive.

g.Đối với người làm: Towards workers—Người Phật tử tại gia phải luôn biết thương xót kẻ ăn người ở; trước khi sai phải biết sức; khi có tội, phải khuyên dạy, chớ không nên nặng tay phạt vạ; phải luôn lấy lẽ công bằng mà xét xử; khi đau ốm phải lo liệu thuốc men đầy đủ—Laypeople should always love their servants and workers; when command, must see if they can do it; when they do worngs, we should teach and guide them how to do things right; should always be impartial; when they are sick, we should always provide them medicine and help them cure.

h.Đối với chủ nhân: Towards bosses—Người Phật tử tại gia khi làm công cho ai, phải luôn thức sớm; phải cố gắng chu toàn nhiệm vụ; không lãng phí thực vật của chủ; phải kính trọng, chào đón và tán thán chủ, chứ không bêu xấu—Laypeople should always rise early before bosses; try their best to complete tasks; try not to waste food and other materials; always respect, greet and praise boses. Should never degrade bosses. 

Trách Nhiệm Tinh Thần: Moral responsibility.

Trạch:

1)Chọn Lựa—To pick—To select—To choose.

2)Trạch Pháp Giác Phần: Pravicara (skt)—Phần thứ nhì của Thất Bồ Đề Phần, giác phần hay sự phân biệt đúng sai—The second of the seven bodhyanga or dharmapravicara—Discrimination—The faculty of discerning the true from the false—See Thất Bồ Đề Phần. 

3)Nhà: Residential part of a palace, or mansion, or residence.

Trạch Diệt: Pratisamkhyanirodha (skt)—Một trong tam vô vi pháp—One of the three Asamskritas:

·Niết bàn là diệt pháp do sức lựa chọn của chân trí: Nirvana as a result of the ability to discriminate the true from the false and elimination of desire by means of mind and will.

·Niết Bàn là sự đoạn diệt các tham dục xấu nhờ vào trí tuệ và ý chí: Nirvana is the annihilation of evil desires by means of the intellect and will. 

·For more information, please see Tam Vô Vi Pháp. 

Trạch Địa: Chọn địa điểm—To select a site.

Trạch Lực: Khả năng phân biệt—The power of discrimination.

Trạch Nhũ Nhãn: Sữa trộn lẫn trong nước, mà chỉ uống sữa còn chừa nước lại như nga vương vậy—The power to choose the milk out of watered milk, leaving the water, as Hansaraja, the king of geese, is said to do. 

Trạch Pháp Giác Chi: The bodhyanga of discrimination—See Trạch (2).

Trạch Pháp Nhãn: The bodhyanga of discrimination—See Trạch (2).

Trạch Thức: Tên khác của A Lại Da Thức—Another name for Alaya-vijnana—See A Lại Da Thức.

Trai: Uposatha (skt)—Thời Trai Thực—Ô Bổ Sa Tha có nghĩa là thanh tịnh, sau chuyển thành giới không ăn quá ngọ, sau đó lại chuyển thành giới không ăn thịt cá—Uposatha means abstinence or to purify by fasting, latter Uposatha means the ritual period for food, eating at or before noon; latter Uposatha has further meaning of abstinence from meat and fish. 

Trai Bãi: Trai Thối—Sau giờ ăn ngọ—After the midday meal.

Trai Bản: Bản gỗ treo trước phòng ăn tự viện để báo giờ cơm—A wooden board (in place of a bell) in front of the dining hall, calling or informing to the midday meal.

Trai Chủ: Thí chủ cúng dường Tăng chúng đồ ăn—The donor of monastic food.

Trai Chúc: Cháo lỏng để ăn sáng, hay húp vào buổi tối—The midday and morning meals, breakfast of rice or millet congee, dinner of vegetarian foods.

Trai Chung: Chuông báo đến giờ ăn (thường đánh 36 tiếng)—The bell, or drum, calling or informing to the midday meal (usually 36 strikes). 

Trai Diên: Cúng dường thức ăn đến Tam Bảo—Offerings of food to the Triratna. 

Trai Đường: Phòng ăn của tự viện—Abstinence hall, i.e. monastic dining hall.

Trai Giới: Thanh tịnh thân tâm hay đề phòng thân tâm lười biếng giải đãi, thí dụ như bát quan trai giới—Purification, or abstinential rules, e.g. the eight prohibitions—See Trai.

Trai Hội: Hội chúng của Tăng Ni niệm chú trước khi thọ thực—An assembly of monks for chanting, with food provided, usually before eating. 

Trai Nguyệt: Ba tháng ăn chay đặc biệt của Phật tử tại gia, tháng giêng, tháng năm và tháng chín (trong ba tháng nầy Phật tử nên trì trai giữ giới, giữ gìn lời ăn tiếng nói, cũng như hành vi cử chỉ, tránh làm việc ác, nên làm việc thiện, và luôn giữ cho tâm ý thanh sạch)—The three special months of abstinence and care for lay Buddhists, the first, fifth, and ninth months

Trai Nhật: Vegetarian Day.

1)Trong đạo Phật, lý tưởng nhất vẫn là trường trai; tuy nhiên, việc trường trai rất ư là khó khăn cho Phật tử tại gia, nên có một số ngày trong tháng cho cư sĩ tại gia. Lý do ăn chay thật là đơn giản, vì theo lời Phật dạy thì tất cả chúng sanh, kể cả loài cầm thú đều quý mạng sống, nên để tu tập lòng từ bi, người Phật tử không nên ăn thịt. Những ngày trai lạt theo đạo Phật thường là mồng một, 14, 15, và 30 âm lịch—In Buddhism, ideally speaking, Buddhists should be lifetime vegetarians; however, this is very difficult for lay people. So certain days out of each month are denoted as a day not to eat meat. The reason behind this is simple. The Buddha taught that each sentient being, including animals, values life, so not to eat meat is to practice being compassionate. Vegetarian Days of the month are the first, the fourteenth, the fifteenth, and the thirtieth lunar calendar. 

2)Ngày trai thất hay ngày cúng vong—Days of offerings to the dead, ceremonial days.

3)Ngày mà cư sĩ Phật giáo thọ bát quan trai trong một ngày một đêm: The day lay Buddhists strictly follow the eight commandments in one day and one night—See Bát Quan Trai Giới.

Trai Pháp:

1)Luật không được ăn sau giờ ngọ—The rule of not eating after noon.

2)Phép uy nghi của giáo đoàn: The discipline of the order, or the establishment.

Trai Tăng: Cúng dường chư Tăng hay cúng dường thức ăn đến chư Tăng—To provide a meal for monks.

Trai Thất: Trai thất hay lũy trai thất là giai đoạn bảy lễ, mỗi lễ cách nhau bảy ngày cho người vừa quá vãng cho đến hết thời gian 49 ngày (cứ mỗi bảy ngày lại làm lễ tụng kinh cúng vong một lần gọi là cúng trai thất, tới ngày mãn “Trung Ấm” tức là ngày thứ 49 mới thôi)—The seven periods of masses for the dead, during the seven sevens or forty-nine days after death.

** For more information, please see Hộ Niệm in Vietnamese-English Section.

Trai Thời: Giờ ăn trong tự viện, đặc biệt là giờ ăn trưa, sau giờ đó Tăng Ni không được phép ăn bất cứ đồ ăn nào ( nhưng có thể uống chất lỏng)—The regulation hours for monastic meals, especially the midday meal, after which no food should be eaten; however, they can drink liquid.

Trai Thực: Buổi ăn trưa của chư Tăng Ni; không ăn sau giờ ngọ, chỉ ăn thực phẩm chay, ngoại trừ những loại có mùi nồng như tỏi hành—The midday meal; not eating after noon; abstinential food, i.e. vegetarian food, excluding vegetables of strong odour, as garlic, or onion.

Trai Trì: Trì trai giữ giới, thí dụ như thọ trai đúng thời—To observe the law of abstinence, i.e. food at the regulation times.

Trai Trường: Nơi ăn hay phòng ăn của tự viện—A dining place in a monastery.

Trái:

1)Bên trái—On the left.

2)Mặt trái—Wrong side.

3)Nợ: Debt. 

4)Quả: Fruit.

5)Sai trái—Wrong.

6)Trái rạ: Chicken pox.

Trái Lại: On the contrary—Converse.

Trái Lệnh: To disobey an order.

Trái Luật: Contrary to the law.

Trái Mắt: To offend the eyes.

Trái Mùa: Untimely.

Trái Nhau: Contradictory.

Trái Phép: Contrary to the law—Unlawful.

Trái Thời: At the wrong moment—Untimely.

Trái Với: Not in line with.

Trải:

1)Trải rộng ra: To spread (lay) out.

2)Từng trải: Experienced. 

Trải Lòng Từ: To practice loving-kindness.

Trải Qua: To experience—To spend.

Trải Qua Hằng Sa Kiếp: Spent untold eons.

Trải Qua Thời Gian Lâu: Long time elapsed.

Trạm Nhiên: Vị tổ thứ chín của tông Thiên Thai—The ninth patriarch of the T’ien-T’ai School—Trạm Nhiên (717-782) là một đại học giả và là người phục hưng tông phái nầy, bấy giờ đang hồi suy yếu. Một trong những đồ đệ của ông, Đạo Toại là vị tổ kế tiếp và là thầy của Tối Trừng, tức Truyền Giáo Đại Sư, sáng tổ của tông Thiên Thai tại Nhật Bản—Chan-Jan (717-782), was a great scholar and the riviver of the school which was somewhat declining in later years. One of his pupils, Tao-Sui, was the next patriarch and the teacher of Saicho, or Dengyô Daishi, founder of the school in Japan. 

Tràn: To overflow.

Tràn Lan: To spread (all over the place).

Tràn Trề: Full of (hope)—Intense.

Tràn Vào: To pour in.

Trang:

1)Ngụy trang: To camouflage.

2)Thời trang: Fashion.

3)Trang điểm: To make up.

4)Trang sức: ornament.

Trang Hoàng: Decoration—Ornamentation.

Trang Hương: Để thêm nhang vào lư hương—To put incense into a censer.

Trang Nghiêm: Alamkaraka (skt)—Dùng những thứ hay đẹp để làm đẹp cho đất nước hay quốc độ, hoặc dùng công đức làm đẹp cho bản thân. Trong cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà có 29 loại trang nghiêm khác nhau—Adornment—Ornament—Glory—Honour—To ornate—To adorn, e.g. the adornments of morality, meditation, wisdom, and the control of good and evil forces. In Amitabha’s paradise twenty-nine forms of adornment are described—See Nhị Trang Nghiêm.

Trang Nghiêm Kiếp: Kiếp trang nghiêm huy hoàng trong đó hàng ngàn vị Phật nối tiếp nhau góp phần làm trang nghiêm (đại kiếp quá khứ trong ba đại kiếp của tam thế gọi là Trang Nghiêm Kiếp. Trong mỗi đại kiếp có 80 tiểu kiếp, mỗi tiểu kiếp đều thành lập bởi thành trụ hoại không. Trong 20 tiểu kiếp của trụ kiếp có 1000 vị Phật ra đời, mở đầu là Đức Hoa Quang Như Lai, kết thúc là Phật Tỳ Xá Phù)—The glorious kalpa (past) to which thousands of Buddhas, one succeeding another, bring their contribution of adornment. 

Trang Nghiêm Kinh: Vyuharaja-Sutra—An exposition of the principal doctrines of the Tantra school.

Trang Nghiêm Môn: Cổng trang nghiêm tâm linh, đối lại với hình tướng tu hành bên ngoài, như lễ lạc hay khổ hạnh—The gate or school of the adornment of the spirit, in contrast with external practices, ceremonies, asceticism, etc.

Trang Nghiêm Vương: Vyuharaja (skt)—Một vị Bồ Tát trong quyến thuộc của Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai—A bodhisattva in the retinue of Sakyamuni.

Trang Nghiêm Vương Kinh: Vyuharaja sutra (skt)—Tên gọi tắt của Trang Nghiêm Vương Đà La Ni Chú, giáo thuyết căn bản của Mật giáo—An exposition of the principal doctrines of the Tantra school.

Trang Nhã: Elegant—Refined.

Trang Tượng: Trang trí cho tôn tượng—To dress an image.

Tráng Kiện: Strong and healthy.

Tráng Lệ: Magnificient—Splendid.

Tràng Hạt: Beads (string of)—Rosary.

Tràng Hoa: Wreath of flowers.

Tràng Phan Bảo Cái: Pennants and banners.

Trạng Huống: Circumstance—Situation—Condition.

Trạng Huống Tâm Linh: Mental stage.

Trạng Huống Thay Đổi: Changing circumstances.

Trạng Thái: State—Condition.

Trạng Thái Căng Thẳng: Stressful situation.

Trạng Thái Tâm Thần: A state of mind.

Trạng Thái Siêu Việt: A supramundane state.

Tranh:

1)Bức tranh: Picture.

2)Cỏ tranh: Thatch.

3)Tranh Đua: To contest—To struggle—To contend—To compete.

4)Tranh Luận: To debate—To dispute.

Tranh Biện: To discuss—To debate.

Tranh Chấp: Quarrels—To dispute the differences—To provoke arguments.

Tranh Đấu: To struggle—To fight.

Tranh Đoạt: To seize.

Tranh Đua: To compete.

Tranh Giải: To compete (contest) for a prize.

Tranh Giành: To strife.

Tranh Hùng: To fight for supremacy.

Tranh Khôn: To match wits.

Tranh Luận: See Tranh (4).

Tranh Sống: To fight for life. 

Tranh Thủ: To struggle—To fight—To dispute.

Tranh Tối Tranh Sáng: In semi-darkness.

Tranh Tồn: To fight for existence.

Tránh: To avoid—To keep out—To move aside.

Tránh Dơ Chọn Sạch: Avoiding the dirty and choosing the clean.

Tránh Khỏi: To avoid—To escape.

Tránh Nhàn Đàm Hý Luận: To avoid idle talk or gossip.

Tránh Nói Dối: To avoid lying.

Tránh Nói Lời Độc Ác: To avoid harsh speech.

Tránh Nói Lưỡi Hai Chiều: To avoid back biting. 

Tránh Tà Dâm: Avoid sexual misconduct.

Trao: To give—To pass (by hand).

Trao Đổi: To exchange.

Trao Đổi Ý Kiến: Consultation.

Trao Quyền: To hand over an authority.

Trao Tráo: Wide-open.

Trảo: Móng vuốt—Claws.

Trảo Độ: See Trảo Thượng.

Trảo Độc: Trường Trảo Phạm Chí (của Độc Tử Bộ); người ta nói rằng những móng tay của ông ta là văn bản và tóc của ông ta là lời thuyết (trảo chương phát luận)—The long-nailed ascetic Brahmacari of the Vatsiputriyah; it is said that his nails were a treatise and his hair a discourse.

Trảo Tháp: Tháp thờ móng tay móng chân và tóc của Đức Phật do trưởng giả Cấp Cô Độc dựng lên. Đây là khởi thủy của việc dựng tháp trong đạo Phật—A stupa or reliquary, for preserving and honouring the nails and hair of the Buddha, said to be the first Buddhist stupa raised.

Trảo Thượng: Trảo Độ—Theo Kinh Niết Bàn, số lượng đất mà mình có thể nhét vào đầu móng chân so với số lượng đất trên toàn thế giới, nó ít ỏi ví như sự hiếm hoi được tái sanh làm người hay được nhập Niết Bàn—According to the Nirvana Sutra, the quantity of earth one can put on a toe-nail, i.e. in proportion to the whole earth in the world, such is the rareness of being reborn as a human being, or according to the Nirvana Sutra, of attaining Nirvana. 

Trảo Tịnh: Trái cây, một trong năm loại “tịnh thực”—Nail “cleaned,” i.e. fruit, etc, that can be peeled with the nails, one of the five kinds of clean food.

Trạo: See Trạo Cử.

Trạo Cử: Những phiền não khiến cho tâm xao xuyến không an tĩnh—Restlessness—Ambitious—Unsettled.

Trạo Hối: Cái tâm bất mãn hay trạo cử và ăn năn hối hận, cùng với những phiền não khiến cho tâm không an tĩnh—Discontent and regret, ambition and ripening.

Trạo Tán: Một trong năm triền cái. Ba nghiệp thân khẩu ý không trong sạch, thường thích lăng xăng huyên náo (Thân trạo là thích du chơi các trò hài hước, không ngồi yên tĩnh được lúc nào; khẩu trạo là thích ngâm nga ca hát, tranh cãi thị phi, làm những cuộc hý luận vô ích bằng những ngôn ngữ thế gian; ý trạo là tâm tính phóng dật, buông thả cho bám vào chư duyên)—One of the five hindrances, unsteady in act, word, and thought; unreliable.

Tráp: Cắm vào—To insert—To stick in.

Trau Chuốt: To flatter falsely (in order to sell something).

Trau Dồi (Giồi): To improve (knowledge)—To enrich—To develop—To cultivate.

Trau Dồi Sự Hoàn Thiện: To cultivate the perfection—A true Buddhist always cultivates his or her perfection of patience and forebearance.

Trau Dồi Trí Tuệ: To develop one’s mind.

Trắc Ẩn: Pity—Compassion.

Trắc Trở: Difficulty—Obstacle.

Trặc: To be dislocated (joints).

Trăm: Hundred.

Trăm Điều Phiền Lụy: Hundreds of vexations.

Trăm Họ: The people.

Trăm Mối Tà Đạo: Hundreds of heterodox (evil) teachings.

Trăm Mối Ưu Lo: Hundreds of worries and apprehensions.

Trăm Việc Không Lo, Chỉ Lo Niệm Phật: Ignore all distractions and spend all time for reciting the Budha’s name.

Trằn Trọc: To toss (in one’s sleep).

Trăng: Moon.

Trăng Hoa: Moon and flower (love affair).

Trắng: White.

Trắng Mắt Ra: To be disillusioned.

Trắng Trợn: Bluntly—Plainly.

Trâm Anh: Noble family.

Trầm:

1)Lặn: To sink.

2)Nặng nề: Heavy. 

Trầm Đàn: Agaru or Aguru (skt)—Cây trầm hương và chiên đàn hương—Sandal incense.

Trầm Hương: Agaru (skt)—Aloe wood.

Trầm Không: Rơi vào chấp không (Bồ Tát Đại Thừa ở thất địa vào cuối a tăng kỳ thứ hai chuyên tu tập vô tướng quán, trên không có Bồ Đề để mà cầu, dưới không có chúng sanh để mà tế độ. Các Bồ Tát độn căn khiếp nhược chấp trước vào “không tướng” nầy mà bỏ đại hạnh lợi mình lợi người, nên gọi là thất địa trầm không nạn)—To sink into emptiness, or uselessness.

Trầm Lặng: Calm—Quiet.

Trầm Luân: Universal suffering—To be overload with misfortune.

Trầm Miên: Deep in sleep.

Trầm Minh: Chìm trong biển sanh tử, tối tăm trong cõi vô minh—Sunk in the gloom of reincarnations and ignorance.

Trầm Ngâm: Pensive.

Trầm Thủy Hương: Aguru (skt)—A Già Lư, một loại cây mà gỗ của nó được dùng làm nhang thơm để đốt (lõi chìm gọi là trầm hương, phần chìm một nửa là sạn hương, phần nổi trên mặt nước thì gọi là hoàng thục hương)—Lignum aloe tree the wood of which is used as incense.

Trầm Tĩnh: Calm—Cool.

Trầm Trọng: Severe—Serious—Grave.

Trầm Trồ: To praise.

Trầm Tư Mặc Tưởng: Meditation—To be very thoughtful—Thoughtful—Meditative—To be absorbed in meditation—See Quán Tưởng, and Thiền. 

Trân: Quý báu—Precious—Rare.

Trân Bảo: A pearl—Jewel—Precious thing.

Trân Châu: pearl.

Trân Quý Những Hành Động Thiện Lành: Appreciate one’s wholesome actions.

Trân Trân: To remain motionless.

Trân Trọng: Trân quý như của báu—To esteem and treat as precious—Respectfully. 

Trân Vực: Khu Vực quý báu, hay cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà—The precious region, or Pure Land of Amitabha.

Trấn:

1)Thị trấn: A market town—A town.

2)Trấn giữ: To guard—To protect—To watch over.

Trấn Đầu Ca: Tinduka (skt)—Cây Hồng—The persimmon.

Trấn Đầu Ca La: Hai loại trái cây—Two kinds of fruits.

1)Trấn Đầu: Thiện quả—Good fruit.

2)Ca La: Độc quả—Poisoned fruit.

Trấn Định Loạn Tâm: To calm one’s agitated mind.

Trấn Quốc: Tên của ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, chùa tọa lạc trong thành phố Hà Nội, Bắc Việt Nam. Tương truyền chùa được xây từ thời vua Lý Nam Đế (544-548), lúc ấy chùa có tên là Khai Quốc Tự. Đến đời vua Lê Thái Tông (1440-1442), chùa được đổi là chùa An Quốc. Đến đời vua Lê Kính Tông (1600-1618), chùa được dời vào hòn đảo Cá Vàng ở giữa Hồ Tây, tức địa điểm hiện nay. Đời vua Lê Hy Tông (1680-1705), chùa được đổi tên là chùa Trấn Quốc. Chùa hiện còn giữ được 14 tấm bia, đáng kể là hai tấm bia, một của Trạng Nguyên Nguyễn Xuân Chính dựng năm 1639, và một của Tiến Sĩ Phạm Quý Thích dựng năm 1815. Trong chùa có nhiều pho tượng đẹp, đặc biệt là tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn bằng gỗ thếp vàng—Name of the most ancient temples in Vietnam, located in Hanoi City, North Vietnam. Trấn Quốc is one of the oldest temples in Vietnam. It was said that the temple was built during the period of Emperor Lý Nam Đế from 544 to 548, and previously called Khai Quốc Tự. During the period of Emperor Lê Thái Tông (1440-1442), it was named An Quốc Temple. During the period of Emperor Lê Kính Tông (1600-1618), it was moved to Cá Vàng islet (the Gold Fish Islet) in the middle of Tây Lake (West Lake), its present place. During the period of Emperor Lê Hy Tông (1680-1705), it was renamed again as Trấn Quốc Tự. The temple has still conserved fourteen stelae of which are Expert Nguyễn Xuân Chính’s stele built in 1639, and Doctor Phạm Quý Thích in 1815.

Trấn Thủ:

1)See Trấn (2).

2)Vị Thần giữ chùa: A deity who guards or watchs over a monastery.

Trấn Tĩnh: To control oneself—To settle—To calm.

Trần: Guna (skt).

(I)Nghĩa của Trần—The meanings of “Guna”

1)Theo Phạn ngữ, guna có nghĩa là một yếu tố phụ, một phần phụ thuộc của ngũ đại, thí dụ như âm thanh là trần và lổ tai là căn: In sanskrit, guna means a secondary element, a quality, an attribute of the five elements, e.g. ether has sabda or sound for its guna and the ear for its organ.

2)Theo Hoa ngữ, trần có nghĩa là một nguyên tố thật nhỏ: In Chinese it means dust, small particles, molecules, atoms, exhalations. It may be interpreted as an atom, or as an active, conditioned principle in nature, minute, subtle.

3)Nói chung “trần” chỉ tất cả sự vật trong thế gian làm nhơ bẩn chân tính: Generally speaking defiling to pure mind; worldly; earthly, the world. 

4)Trần có nghĩa là một đối tượng của giác quan hay đối tượng của tâm: Arammana (p)—Alambana (skt)—Also means an object of sense or object of the mind—See Lục Trần.

5)Trần còn có nghĩa là phạm vi, lãnh vực, sự thích thú của giác quan hay đối tượng giác quan: Visayo (p)—Vishaya (skt)—The realm, domain, or indulgence of the senses or an object of senses—See

(II)Phân loại “trần”—Categories of “guna”

1)Ngũ Trần: The objects of the five senses.

2)Lục Trần: The six objects—See Lục Trần.

Trần Ai: Dust.

Trần Biểu: Bên ngoài của thế giới trần tục hay giáo thuyết nhà Phật—Outside of the secular, i.e. the doctrine of Buddha.

Trần Cảnh:

1)Bụi trần: Worldly dust.

2)Hoàn cảnh xung quanh: World—Environment. 

3)Cái đối lại với tâm sở của lục trần như sắc, thanh, hương, vị, xúc, và pháp (do trần cảnh tác động vào sáu căn mà làm cho mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân thể đụng chạm, và ý suy xét): The environment of the six gunas or qualities of sight, sound, smell, taste, touch, and thought.

Trần Cấu: Tên gọi chung của phiền não (cảnh trần nhơ bẩn nhập vào căn làm cho thân tâm nhơ bẩn mà gây nên phiền não)—Material, or phenomenal defilement; the defilement of the passions.

Trần Châu: Các thế giới nhiều như những nguyên tử hay cát bụi—Worlds as numerous as atoms.

Trần Dục: Dục vọng liên hệ tới lục trần—The desires connected with the six gunas.

Trần Duyên: Cảnh của lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) là những sở duyên làm nhơ bẩn tâm tính; hay sự phối hợp giữa lục căn và lục trần, mà lục trần là yếu tố chính—The circumstances or conditions environing the mind created by the six gunas. Conditioning environment and natural powers in which environment plays a main role.

Trần Đạo: Cõi uế độ (theo tông Hoa Nghiêm, trong từng hạt bụi của thập phương hư không đều có thế giới gọi là thế giới trần đạo, tức là ở mỗi đầu sợi lông đều có thế giới, có Phật)—The dusty path, the phenomenal world, or worlds.

Trần Điểm Kiếp: Còn gọi là Kiếp Giọt Bụi—Một kiếp vô tận không thể tính đếm được (có hai loại: 3.000 trần điểm kiếp và 5.000 trần điểm kiếp)—A period of time as impossible of calculation as the atoms of a ground-up world, an attempt to define the indefinite.

Trần Hương: Quê hương của lục trần hay cõi luân hồi sanh tử—The native place or home of the six gunas, i.e. that of transmigration.

Trần Khí Dược: Còn gọi là Hủ Lạn Dược, hay loại thuốc thối rữa (Các nhà cựu luật Nam Sơn dựa vào Tăng Kỳ Luật mà cho rằng đây là nước tiểu và phân)—Purgative medicines.

Trần Lao:

1)Làm việc vất vả mệt nhọc: Worldly toil—Dusty toil—Secular work.

2)Tên khác của phiền não: Another name for illusion, the trouble of the world, the passions.

Trần Lụy:

1)Những khổ lụy của cuộc đời: Pains of life.

2)Nghiệp của dục vọng làm rối loạn tâm trí: The passion-karma which entangles the mind. 

Trần Na: Dignaga, or Dinnaga (skt).

1)Tên một vị Bồ Tát, còn gọi là Đồng Thọ hay Vực Long, người miền nam Ấn Độ, sanh ra trong một gia đình Bà La Môn. Lúc đầu ngài tu theo Độc Tử Bộ (Vatsiputriya), rồi sau tự mình ngã theo giáo lý Đại Thừa. Lúc ngài lưu lại đại tu viện Na Lan Đà, ngài đã đánh bại lý luận của một nhà luận lý nổi tiếng Bà La Môn tên là Sudurjaya trong một cuộc tranh luận tôn giáo. Ngài cũng chu du đến Odivisa (Orissa) và Maharattha và có các cuộc tranh luận với các học giả ở đây. Ngài là một đại luận sư về Nhân Minh Chính Lý, vào khoảng từ năm 500 đến 550 sau Tây Lịch. Ngài là sơ tổ của tông Nhân Minh. Trong lịch sử luận lý học của Phật giáo, tên tuổi của Trần Na chiếm một vị trí nổi bật. Ngài là người sáng lập ra lý luận Phật giáo, được gọi là cha đẻ của luận lý học Trung cổ. Ngài được xem là tác giả của khoảng trên 100 bộ luận về luận lý học. Hầu hết các bộ luận nầy hiện còn được lưu lại qua các bản dịch chữ Hán. Theo Nghĩa Tịnh thì những bộ luận của Trần Na được dùng làm sách giáo khoa về lý luận vào thời của ông. Trong số các tác phẩm quan trọng của Trần Na có cuốn Tập Lượng Luận (Pramanana-samuccaya), tác phẩm vĩ đại nhất của ngài, Nhân Minh Nhập Chính Lý Luận (Nyaya-pravesa), và nhiều bộ khác: A native southern India, in a Brahmin family. He was the great Buddhist logician, around 500-550 A.D., founder of the new logic. In the history of Buddhist logic, the name of Dinnaga occupies a pre-eminent place. He is the founder of Buddhist logic and has been called the Father of Medieval Nyaya as a whole. He was first a Hinayanist Buddhist of the Vatsiputriya sect and later devoted himself to the teachings of Mahayanism. When he stayed at the Nalanda Mahavihara, he defeated a Brahmin logician named Sudurjaya in a religious discussion. He also toured the provinces of Odivisa (Orissa) and Maharattha, holding religious contests with scholars. Dinnaga is credited with the authorship of about a hundred treatises on logic. Most of these are still preserved in Chinese translations. I-Ch’ing says that Dinnaga’s treatises on logic were read as text-books at the time of his visit to India. Among the most important works of Dinnaga are the Pramanana-samucaya, his greatest work, theNyaya-pravesa, the Hetucakra-damaru, the Pramana-sastra-nyayapravesa, the Alambana-pariksa and several others.

2)Còn được biết như là bậc lướt thắng tất cả, đây cũng là danh hiệu của Đức Phật: He is also known as Jina, the victorious, the overcomer, a title of a Buddha. 

Trần Na La: Dinara (skt)—Đồng tiền Đi Na của các xứ Trung Đông—A coin—A gold coin (used in the Middle-East countries).

Trần Nhân Tông(1258-1308): Theo Thiền Sư Việt Nam của Thiền sư Thích Thanh Từ, Ngài sanh năm 1258, con Vua Trần Thái Tông. Lúc thiếu thời Ngài được vua cha cho theo học thiền với Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ. Ngày nọ Ngài hỏi Thầy về bổn phận của một người tu thiền. Tuệ Trung đáp: “Phản quang tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.” Có nghĩa là hãy soi lại chính mình là phận sự gốc, chứ không từ bên ngoài mà được. Từ đó Ngài thông suốt và tôn Tuệ Trung Thượng Sĩ làm thầy. Năm hai mươi mốt tuổi, Ngài lên ngôi Hoàng Đế, hiệu là Trần Nhân Tông. Khi quân Mông Cổ xâm lăng nước ta, ngài đích thân cầm quân diệt giặc, đến khi thái bình Ngài nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, rồi lui về thực tập thiền với Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ. Tuy nhiên, lúc ấy Ngài vẫn còn làm cố vấn cho con là vua Trần Anh Tông. Đến năm 1299, Ngài rời bỏ cung điện để đi vào ẩn tu như một nhà tu khổ hạnh trong núi Yên Tử. Nơi đây Ngài thành lập Tăng đoàn và khuyên họ nên lấy câu dạy của Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ mà tu hành. Ngài được tôn làm Sơ Tổ của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử—According to the Vietnamese Zen Masters written by Zen Master Thích Thanh Từ, he was born in 1258 A.D., son of King Trần Thánh Tông. When he was young, his father sent him to practice Zen with Zen Master Tuệ Trung Thượng Sĩ. One day he asked his Master about the obligation of a Zen practitioner. Tuệ Trung responded: “Looking inward to shine up oneself is the main duty, not following anything outward.” Since then, he thoroughly understood his duty as a Zen practitioner and honored Tuệ Trung as his master. He became King when he was twenty-years of age. When the Mongolian invaded Vietnam in 1283 and 1287, he led his armed forces to bravely defeat the Mongolian aggressors. When the peace restored, he relinquished the throne to his son in 1293, and spent more time to practice Zen with Tuệ Trung Thượng Sĩ. However, he still tutored his son, the young king Trần Anh Tông. In 1299 he left the royal palace to go to Yên Tử Mountain, living and practicing as an ascetic monk. Here he organized the Sangha and advised them to follow the advice of Tuệ Trung Thượng Sĩ to lead their life of cultivation. He was honored as the First Patriarch of Trúc Lâm Yên Tử Zen Sect. 

Trần Sa: Nhiều vô số kể như bụi trần và cát. Một trong ba mê hoặc mà Tông Thiên Thai lập ra gọi là trần sa, hay những chướng ngại mà Bồ Tát gặp phải trên đường giáo hóa chúng sanh nhiều vô số kể; còn có nghĩa là pháp môn mà Bồ Tát dùng để giáo hóa chúng sanh thông đạt có nhiều như cát bụi (nhưng chúng sanh tâm trí mê muội không thể thông đạt mà cứ tiếp tục lăn trôi trong luân hồi sanh tử)—Dust and sand, i.e. numberless as the atoms. T’ien-T’ai uses the term as one of the three illusions, i.e. the trial of the Bodhisattva in facing the vast amount of detail in knowledge and operation required for his task of saving the world—See Tam Hoặc.

Trần Sa Hoặc: Delusion of “dust and sand.”

Trần Sát: Gunaksetra (skt).

1)Vô số thế giới như vô số nguyên tử hay bụi trần: Innumerable worlds as innumerable atoms (dust).

2)Cõi nước: Field of qualities—Countries.

3)Tội lỗi: Certain sins.

Trần Thái Tông(1218-1277): Ông sanh năm 1218, là vị vua đầu đời nhà Trần. Ông lớn lên trong truyền thống văn hóa Phật Giáo. Lúc còn là ấu chúa, tâm ông vô cùng sầu thảm vì đã từng chứng kiến cảnh Quân Sư Trần Thủ Độ, để củng cố chế độ mới, đã thẳng tay tàn sát không gớm tay những đối thủ chính trị, kể cả những người bà con bên phía vợ của vua (nhà họ Lý). Vào năm hai mươi tuổi, một lần nữa Trần Thủ Độ bắt ép ông phế bỏ Lý Chiêu Hoàng vì bà nầy không sanh đẻ được, rồi bắt ông lấy chị dâu (vợ của Trần Liễu). Một ngày năm 1238, ông rời bỏ cung điện để đến chùa Hoa Yên trên núi Yên Tử xin tu. Thiền Sư Viên Chứng, đang trụ trì tại đây bèn nói: “Lão Tăng ở lâu nơi sơn dã, chỉ còn da bọc xương, cuộc sống giản đơn và tâm hồn tự tại như chòm mây nổi. Còn Bệ Hạ là một đấng quân vương, chẳng hay Ngài bỏ ngôi nhân chủ, đến tệ am nơi hoang dã nầy để làm gì?” Vua đáp: “Trẫm còn thơ ấu đã vội mất song thân, bơ vơ đứng trên sĩ dân, không chỗ nương tựa. Lại nghĩ sự nghiệp các bậc đế vương đời trước thịnh suy không thường, cho nên Trẫm đến núi nầy chỉ cầu làm Phật, chớ không cầu gì khác.” Vì lòng từ bi mà Thầy nói: “Nếu tâm mình tỉnh lặng, không bị dính mắc, thì tức khắc thành Phật, không nhọc tìm cầu bên ngoài. Ngày hôm sau, Thủ Độ và đoàn tùy tùng đến thỉnh nhà vua hồi cung. Vua lại quay sang Thiền Sư Viên Chứng khẩn khoản khuyên lơn. Sư đáp: “Phàm làm đấng quân vương, phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình; lấy tâm của thiên hạ làm tâm của mình. Nay thiên hạ muốn đón Bệ Hạ trở về, bệ hạ không về sao được? Ta chỉ mong sao Bệ hạ đừng quên lãng việc nghiên cứu kinh điển.” Vua không còn cách nào khác hơn là quay về tiếp tục trị dân. Năm 1257, khi quân Mông Cổ xâm lăng nước ta lần thứ nhất, đích thân nhà vua thân chinh dẹp giặc. Tuy nhiên, sau khi đuổi xong quân Mông Cổ, ông nhận thấy hàng vạn người đã bị sát hại, ông bèn tu tập sám hối lục thời (mỗi ngày sáu thời sám hối). Ông cũng viết nên quyển “Nghi Thức Lục Thời Sám Hối” cho người tu tập. Đến năm 1258, ông nhường ngôi lại cho con là vua Thánh Tông. Trong Khóa Hư Lục, vua Trần Thái Tông đã dạy rằng mọi người đều phải nên hành trì ngũ giới và sám hối tội chướng. Trong Khóa Hư Lục, ông đã viết: “Muốn di chuyển thoải mái trên đường bộ hay đường sông, người ta phải dùng toa xe hay thuyền đò. Muốn rửa sạch thân tâm, người ta phải luôn tu hành sám hối như Kinh đã dạy, dù mặc áo dơ đến cả trăm năm, mà chỉ cần giặt một ngày là áo sạch. Cũng như vậy, dù người ta chịu khổ vì ác nghiệp chồng chất hàng trăm ngàn kiếp, chỉ với một lần thực dạ sám hối, tội chướng có thể được rửa sạch trong một giờ hay một ngày.” Ông mất năm 1277—He was born in 1218, was enthroned as the first king of the Trần Dynasty. He grew up in the Buddhist culture. As the child-king, he was deeply sorrow when he witnessed his uncle as well as his chief political advisor, Trần Thủ Độ, conducted a total massacre towards all political opponents, including the king’s in-law, in order to consolidate the new dynasty. When he was twenty years old, his uncle, Thủ Độ, once again ordered him to degrade Lý Chiêu Hoàng because she could not conceive, to remarry his sister-in-law Thuận Thiên who was marrying and pregnant with his elder brother Trần Liễu. He was so disappointed. On night in 1238, he fled the palace to the Hoa Yên temple on Mount Yên Tử. Zen Master Viên Chứng, the abbot of the temple, asked the king of what he was loking for by saying: “As an old monk living too long in this wild mountain, I am bony and skinny, my life is simple and my mind is peaceful as a piece of cloud floating with the wind. And Your Majesty, as a king deserting the throne and coming to this poor temple in the wilderness, what is your expectation?” The king replied: “As young age, my both parents were passed away. I’m now so lonely of being above of the people, without places for refuge. Also thinking of the past that no kingdom remains as long as expected. I’d like to come here and practice to become a Buddha rather than anything else.” With compassion, the master advised: “There is no Buddha in this mountain. Buddha is only existed in one’s mind.” If the mind is calm and free of bondage, wisdom will display, and that is the true Buddha. Whe Your Majesty realizes it, you’re a Buddha immediately. Don’t waste your time and energy of looking for it from the outside world.” The next day, Thủ Độ and his entourage came up and requested that the Majesty return to the throne. The king again turned to the master for advise. The master replied: “Generally, being a sovereign, one must consider people’s wishes as his, as well people’s mind as his. Now the people request Your Majesty return, you can’t repsonde negatively. My only wish that Your Majesty continue to study the Buddha teaching.” The King had no choice but returned to his throne. In 1257, the king led his armed forces to fight against and defeated the invasive Mongolian. After the war, he realized that tens of thousands of lives of the enemy had been annihilated, thus he consistently practiced “Repentance six times a day.” He also wrote a “Guide to Six Times of Repentance” with all rituals for everyone to practice. In 1258, the king stepped down and reliquished the throne to his son Thánh Tông. In the Book of Emptiness, the king explained why one should observe five precepts and cultivation of repentance. He emphasized the importance of repentance in His Book of Emptiness as follows: “To move conveniently on the road or along the river, one needs utilize a wagon or a boat. To effectively cleanse the body and mind, one must exercise repentance. As said the sutra, ‘Though a dress be dirty for hundreds of years, if cleansed, it would be clean within one day. Similarly, if one suffers a bad karma accumulated over a hundred or thousand lifetimes, with earnest repentance one could clear up within an hour or a day.” He passed away in 1277. 

Trần Thánh Tông(1240-1290): Ngài sanh năm 1240, con vua Thái Tổ nhà Trần là Trần Thái Tông. Lên ngôi vua năm 1258. Ngài theo học Thiền với Đại Đăng, vị Quốc Sư dưới thời vua cha của ngài. Vua Thánh Tông là người đã thông đạt và giác ngộ lý thiền ngay từ khi ngài còn là quân vương, chứ ngài không tìm nơi non cao rừng vắng, mà ngự tại triều đình vẫn ngộ đạo. Trong Thánh Đăng Lục, ngài đã nói: “Sau ba mươi năm đập ngói, dùi rùa, đổ mồ hôi xót con mắt để tập thiền; một khi thấu vỡ gương mặt thật, mới biết lỗ mũi xưa nay mất hết một bên.” Qua đó chúng ta thấy Vua Thánh Tông cũng như nhiều vị Thiền sư khác, sau ba mươi năm với đủ cách tu tập, kể cả việc đập ngói hay vùi mai rùa để cố tìm ra Phật tánh, nhưng khi chứng ngộ, ngài mới thấy mình đã mất đi một bên mũi. Vua Thánh Tông nói về Thiền như sau: “Thiền là dụng của chân tâm tỉnh tỉnh lặng lặng, không đi không đến, không thêm không bớt, dù lớn hay dù nhỏ, nó thích hợp với mọi nơi, mọi người, dù bạn hay dù thù. Thiền có thể động như mây, tĩnh như tường bích; nó có thể nhẹ như lông, hay nặng như đá; nó có thể phơi bày lồ lộ hay ẩn kín không dấu vết. Quả thật, theo vua Thánh Tông, thì tu thiền không trở ngại mọi công tác ở thế gian, như vậy có ai mà không tu được. Đây là một bằng chứng Thiền Học đời Trần rất tích cực—He was born in 1240 A.D., son of the first King of the Tran Dynasty, King Trần Thái Tông. He studied Zen with Zen Master Đại Đăng, who was the National Teacher under his father. King Thánh Tông penetrated the essence of Zen doctrine and enlightened while he was still a king. He needed not travel to a remote area on a mountain or in the jungle to practice Zen. In the King’s Book of Records, he said: “After thirty years of breaking tiles and drilling tortoise, being perspired for many instance of Zen practicing; once penetrated and realized the original face, the two nostrils in the past suddenly lost one.” Through this, we see that the king as well as some other Zen practitioners in the past, had tried all possible ways including breaking tiles and drilling turtle shells in order to seek the Buddha nature. However, after the penetration of the Way, only one nostril was left. Regarding the meditation, King Thánh Tông said in his King’s Book of Records: “The manifestation of the true mind is always calm and quiet. It is not going or coming; not increasing or diminsihing. It fits everywhere no matter how large or small. It satisfies everyone, friend or foe. It might move on as fast as a piece of cloud, or stand still as solid as a wall. It can be as light as a feather, or as heavy as a chunk of rock. It may display itself completely, or conceal itself without leaving a trace. To the king, apparently, the practice of meditation does not interfere with any activities in daily life. To the contrary, it helps people accomplish their duties and fulfill their lives in a much better way. 

Trần Thế: Worldly—Worldliness.

Trần Tình: To make known of one’s feelings.

Trần Tôn Túc Đạo Minh Thiền Sư: Zen Master Chen-Tzun-Tsu—Thiền Sư Đạo Minh sanh năm 780, đệ tử của Hoàng Bá—Zen master T’ao-Ming was born in 780, was a disciple of Huang-Bo.

·Một hôm tham vấn buổi chiều, sư bảo chúng: “Các ngươi lại được chỗ bước vào chưa? Nếu chưa được chỗ bước vào, cần được chỗ bước vào, nếu đã được chỗ bước vào, về sau chớ cô phụ lão Tăng.” Có một vị Tăng bước ra lễ bái thưa: “Con trọn chẳng dám cô phụ Hòa Thượng.” Sư bảo: “Ngươi trước đã cô phụ ta rồi.”—One day, Zen master T’ao-Ming said to his congregation: “Has any one of you gained an entrance? If you haven’t gained an entrance then that’s what you must do. If you gain an entrance then you won’t show ingratitude toward me.” A monk bowed and said: “I don’t dare have ingratitude toward you.” T’ao-Ming said: “You’ve already shown ingratitude.”

·Sư lại bảo: “Lão Tăng trụ trì ở đây chẳng từng thấy một người vô sự đi đến. Các ngươi sao chẳng lại gần?” Có một vị Tăng mới bước lại gần. Sư bảo: “Duy Na chẳng có ở đây, ngươi tự lãnh hai mươi gậy đi ra ngoài ba cửa.” Vị Tăng thưa: “Con lỗi ở chỗ nào?” Sư bảo: “Đã đeo còng lại mang gông.”—T’ao-Ming said: “Since I’ve been abbot, I’ve never seen someone without an issue come before me. Why can’t one of you come forward?” A monk then came forward. T’ao-Ming said: “The Temple director isn’t here. So take yourself out the front gate of the monastery and get twenty hits with the staff.” The monk said: “What did I do wrong?” T’ao-Ming said: “Your head’s already in a cangue and now you’ve put on manacles.”

·Một hôm sư đang đứng ngoài hành lang, có vị Tăng đến hỏi: “Phòng Trần Tôn Túc ở chỗ nào?” Sư liền cởi giày, đè đầu vị Tăng ấy đập. Vị Tăng ấy chạy. Sư gọi: “Đại Đức! Tăng xoay đầu nhìn lại. Sư chỉ bảo: “Đi bên này.”—One day T’ao-Ming was standing on a corridor path in the monastery. A monk came up to him and asked: “Where is abbot T’ao-Ming’s room?” T’ao-Ming took off a sandal and hit the monk on top of the head. The monk walked off. T’ao-Ming yelled: “Worthy!” The monk turned his head. T’ao-Ming pointed and said: “It’s that way!”

·Có vị sứ thần đến viếng. Sứ thần hỏi: “Ba cửa đều mở, từ cửa nào vào?” Sư gọi: “Thượng Thơ.” Sứ thần lên tiếng: “Dạ!” Sư bảo: “Từ cửa tín vào.” Sứ thần nhìn lên vách thấy tượng vẽ, hỏi: “Hai tôn giả đối mặt luận việc gì?” Sư gõ cây cột nói: “Trong ba thân cái nào chẳng nói pháp?”—A ‘purple robed’ worthy came to visit T’ao-Ming. When he bowed, Ta’o-Ming grabbed the string that hung from his hat and said: “What is this called?” The monk said: “It’s called a facing heaven hat.” T’ao-Ming said: “Oh, in that case I won’t pull it off.” Ta’o-Ming also said: “What doctrine do you expound?” The monk said: “The consciousness-only doctrine.” 

·Sư lại hỏi: “Nói thế nào?” Đại Đức đáp: “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức.” Sư chỉ cánh cửa hỏi: “Cái ấy là gì?” Đại Đức đáp: “Sắc pháp.” Sư bảo: “Trước rèm ban tử y, đối vua thuyết pháp, tại sao không giữ năm giới? Đại Đức không đáp được—T’ao-Ming said: “What do you say of it?” The monk said: “The three worlds are only mind. The myriad dharmas are only consciousness.” T’ao-Ming pointed to the door screen and said: “What’s that?” The monk said: “A form dharma.” T’ao-Ming said: “In front of the screen you received the purple robe and expounded scripture to the emperor. Why can’t you uphold the five precepts?” The monk couldn’t answer. 

·Vào năm 877, lúc sư sắp tịch gọi môn đồ lại nói: “Nơi đây hết duyên, ta sẽ đi vậy, rồi ngồi kiết già thị tịch, thọ 98 tuổi được 76 tuổi hạ—In 877 A.D. when T’ao-Ming was near death, he summoned the monks and said: “My karma is exhausted. I’m dying.” He then sat in a cross-legged position and passed away. The master was ninety-eight years old and had been a monk for seventy-six years. 

Trần Trần Sát Độ:

1)Vô số quốc độ: Numberless lands.

2)Trong mỗi hạt vi trần, chứa cả một thế giới: In every grain, or atom, there is a whole realm.

Trần Trần Tam Muội: Trong một vi trần nhập vào nhất thiết tam muội gọi là trần trần tam muội (theo Kinh Pháp Hoa, trong một vi trần nhập vào tam muội, thành tựu nhất thiết vi trần định, mà vi trần đó cũng không tăng lên, đối với từng phổ hiện khó suy tính hết)—According to the Lotus Sutra, the samadhi in which, in a moment of time, entry is made into all samadhis. 

Trần Tục: Human life—World.

Trần Võng: Lưới lục trần làm vướng mắc lục căn—The net of the six gunas, i.e. those connected with the six senses.

Trần Vọng: Không sạch là trần, không thực là vọng; trần vọng ám chỉ tất cả cảnh giới sinh tử—Impure and false, as are all temporal things.

Trâng Tráo: Shameless.

Trật Tự: Order.

Trây Lười: Laziness.

Treû: Young.

Treo:

1)Treo vật gì: To hang up—To suspend.

2)Án treo: Sentence with reprieve.

Treo Gương: Nêu gương—To set (give) an example.

Treo Ngược: To hang upside down.

Tréo: To cross.

Trèo: To climb—To climb over.

Trèo Đèo Lặn Suối: Up hills and down dales.

Trẹo Cổ: Trặc cổ—To crick (wrick) one’s neck.

Trễ:

1)Trễ giờ: Tardy—Late.

2)Trễ xe: To miss (the bus, train or boat).

Trệ: Đình trệ—In suspense.

Trên:

1)Bên trên: On (land)—Upon.

2)Trên tuổi: Over (years of age)—Above.

3)Tầng trên: Up (stairs).

Trên Đường Hành Đạo: While treading the way.

Trên Trời: In the sky.

Trêu: To annoy—To provoke—To irritate—To tease.

Tri:

·Biết: Vijna (skt)—To know.

·Biết: Jnanam or Jnapti (p)—Knowing—Understanding—Learning—Apprehension.

Tri Ân: To be grateful.

Tri Căn:

1)Ngũ căn: Five organs of perception.

2)Bồ Tát biết rõ căn cội và khả năng của chúng sanh nên không còn sợ hãi—To know the roots or capacities of all beings as do Bodhisattva; therefore, they have no fear.

Tri Đạo: Người biết đạo cứu độ chúng sanh—One who knows the path to salvation.

Tri Đạo Giả: Người biết con đường cứu độ chúng sanh, một danh hiệu của Đức Phật—The one who knows the path to salvation, an epithet of the Buddha.

Tri Điện: Vị Tăng chăm sóc điện thờ Phật—The warden of a temple—Supervisor of the Buddha Hall.

Tri Giả: Thể của thần ngã trong thân thể con người có thể biết được sự vật—The knower, the cognizer, the person within who perceives.

Tri Giác: Consciousness—Perception—Apprehension.

Tri Hành: To know and to execute.

Tri Hô: To shout for help.

Tri Hữu: Close friend.

Tri Kỷ: Friend in need.

Tri Khách: Vị Tăng coi về việc tiếp khách—The director of guests in a monastery—Guest supervisor.

Tri Khố: Khố Đầu—Người trông coi kho của tự viện—The bursar of a monastery.

Tri Khổ Đoạn Tập: Biết được cái khổ của sống chết quả báo thì phải đoạn trừ các nhân duyên tạo ra các mối khổ—To know the dogma of suffering and be able to cut off its accumulation.

** For more informatio, please see Tứ Diệu Đế.

Tri Kiến: Nanam (p)—Jnana (skt)—Biết khi thấy—Wisdom—Knowledge—To know by seeing—The function of knowing—becoming aware—Intellection—Views—Doctrines.

·Tri kiến: Trí thông thường của thế gian—Ordinary world knowledge.

·Biết: Trí tương đối: Knowledge of relativevity.

·Trí thù thắng: Transcendental knowledge. 

Tri Kiến Ba La Mật: Parajnaparamita (skt)—Trí Tuệ Bát Nhã—Wisdom paramita.

Tri Kiến Bất Nhị: Advaya-jnatritva (skt)—Tri kiến không nghĩ đến nhị biên—Nondualistic knowledge (the knowledge without thinking of extremes)—The knowledge of non-duality.

Tri Kiến Phật: Buddha-jnana (p)—Tri kiến Phật hay sự hiểu biết thuần tịnh hay cái thấy của tánh giác—Buddha’s knowledge.

Tri Kiến Tâm Linh: Spiritual knowledge.

Tri Kiến Thanh Tịnh: Purification by Knowledge and Vision—See Tứ Thánh Quả (B).

Tri Kiến Thế Tục: Worldly knowledge.

Tri Kiến Trực Giác: Cintamaya-panna (p)—Intuitional knowledge.

Tri Kiến Vô Ngôn: Nonverbal knowledge.

Tri Lễ:

1)Biết nghi thức lễ lạc: Knowing the right modes of respect or ceremonial.

2)Tri Lễ tức ngài Pháp Trí Tôn giả, một danh Tăng vào thế kỷ thứ mười đời Tống. Người đời sau gọi ngài là đại sư Tứ Minh (tên của tự viện nơi ngài trụ trì). Sư là một đệ tử của tông Thiên Thai—Chih-Li, name of a famous tenth-century monk of the Sung dynasty, Ssu-Ming, so called after the name of his monastery, a follower of the T’ien-T’ai school.

Tri Liêu: Người trông nom phòng ốc trong tự viện—The warden of the monasterial abodes.

Tri Luận: Tên khác của Bát Nhã—Another name for the prajnaparamita.

Tri Lực: Comprehension.

Tri Ngộ: Biết nhau và tiếp đãi nhau chu đáo—To know and to treat each other well.

Tri Nhứt Thiết Chúng Sanh Trí: Trí huệ Phật biết tất cả nghiệp của chúng sanh—The Buddha-wisdom which knows the karma of all beings.

Tri Nhứt Thiết Pháp Trí: Trí huệ Phật hiểu biết vạn hữu và phương cách cứu độ—The perfect understanding of omniscience regarding the laws of universal salvation—The Buddha-wisdom of knowing everything or method of salvation.

Tri Nhứt Thiết Thế Gian Trí: Toàn trí—The perfect understanding of omniscience regarding all living beings.

Tri Pháp:

1)Tri Pháp Hiển Giáo: Người biết được các nghĩa thâm sâu của kinh điển—In the exoteric sects, to know the deep meaning of the sutras.

2)Tri Pháp Mật Giáo: Người biết được sự tướng bí mật—In the esoteric sects, to know the mysteries. 

Tri Quá: To know one’s fault.

Tri Sự: Karmadana (skt)—Vị sư chăm sóc hết mọi sự trong tự viện, chỉ dưới quyền vị sư trụ trì—The director (manager) of affairs in a monastery, next below the abbot (whose office locates on the east side of the monastery).

Tri Sự Đầu Thủ: Tri sự và Đầu thủ, hai dịch Tăng trong tự viện—Two co-directors in a monastery, one on the east and the other on the west side of the monastery.

1)See Tri Sự.

2)See Đầu Thủ.

Tri Thế Gian: Lokavid (skt)—Lô Ca Bị—Người biết hết các pháp của thế gian, một trong mười danh hiệu của Đức Phật—One who knows the world, one of the ten characteristics of a Buddha.

Tri Thức:

1)Hiểu Biết: Knowledge—Learning—Perception—To know and perceive.

2)Những tư tưởng sai lạc của người chưa giác ngộ: False ideas produced in the mind by common or unenlightened knowledge.

3)Những người mình quen biết: A friend—An intimate—Acquaintance.

Tri Thức Bất Toàn: Imperfect intellection—Đức Phật dạy: “Vô minh bị chất chứa càng lúc càng nhiều them do bởi cái tri thức bất toàn từ vô thỉ là nguồn gốc của tâm.”—The Buddha taught: “Ignorance accumulated over and over again owing to imperfect intellection since the infinite past is the origin of the mind.” 

Tri Thức Chúng: A body of friends, all you friends.

Tri Thức Hữu: Thiện hữu tri thức—Người bạn thân thiết có thể giúp chúng ta thông hiểu chân lý—A friend or an intimate who can help us to understand the truth—For more information, please see Thiện Hữu Tri Thức in Vietnamese-English Section. 

Tri Thức Luận: Epistemological questions—Về tri thức luận, Phật giáo không bàn đến nhiều như các triết học khác. Đối với nguồn gốc của nhận thức, Phật giáo nhìn nhận có thế giới của cảm giác hay thế giới hiện lượng (Pratyaksa-pramana); thế giới của suy luận hay thế giới tỷ lượng (Anumana); thế giới của trực giác thuần túy hay thế giới thiền định (dhyana). Như vậy, các giác quan, lý tính và kinh nghiệm nội tại sẽ cung ứng cho nội dung của tri thức. Ngoài ra, bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể viện tới Thánh Giáo Lượng (Agama) tức ngôn ngữ được phát ra từ thế giới của giác ngộ viên mãn (Bodhi), nghĩa là ngôn ngữ của Phật, đấng giác ngộ—Concerning epistemological questions, Buddhism has much more to say than any other philosophy. As sources of cognition Buddhism recognizes the world of sensation (Pratyaksa-pramana), the world of inference (anumana) and the world of pure intuition (dhyana). Thus sense-data, reason and inner experience resulting from intuition will all provide the content of knowledge. Besides these we can appeal in every case to the Word that has been uttered from the world of perfect enlightenment (Bodhi), i.e., the Buddha (the Enlightened).

Tri Tình: To know the situation.

Tri Túc:

·Biết đủ và thỏa mãn với những gì mình có ngay trong lúc nầy. Tri túc là đặc điểm của hạnh phúc cá nhân. Phàm phu thường nghĩ rằng tri túc rất khó trau dồi và phát triển. Tuy nhiên, nếu chúng ta kiên trì dũng mãnh, và quyết tâm kiểm soát những tư tưởng bất thiện cũng như hậu quả gây ra do bởi không biết tri túc, thì chúng ta sẽ cảm thấy luôn hạnh phúc với những gì mình đang có. Đối với những người có trí tuệ, biết quyền biến, tháo vát, khéo an nhẫn với cảnh đời, biết suy cùng nghĩ cạn, thì trong cảnh ngộ nào cũng vẫn an nhiên bình thản. Với hoàn cảnh giàu sang thì biết đủ theo cảnh giàu sang, với cảnh nghèo hèn thì biết đủ theo nghèo hèn. Thật vậy, trong đời sống hằng ngày, chúng ta làm đủ cả mọi việc, suy tính đủ mọi phương cách, chước mầu, thậm chí đến việc không từ nan bất cứ thủ đoạn nào, miễn sao cho mình được lợi thì thôi, còn thì tổn hại cho ai cũng không cần nghĩ đến. Thử hỏi chúng ta làm như vậy để chi? Chẳng qua là để có cuộc sống tốt đẹp hơn, ăn mặc, nhà cửa, cất chứa tiền bạc nhiều hơn. Nhưng suy nghĩ kỹ chúng ta sẽ thấy mặt trời mọc, đứng bóng, rồi lặn và biến mất về đêm; trăng đầy rồi khuyết, rồi mất hẳn ánh sáng; gò cao đổi thành vực thẳm, biển cả hóa nương dâu, vân vân. Cuộc đời xưa nay thịnh suy, đắc thất, vinh nhục, bổng trầm, còn mất, hợp tan, chỉ là lẽ thường chớ đâu có gì được tồn tại mãi, tất cả rồi cũng về với hư không. Thế nên người trí phải luôn biết tri túc với hoàn cảnh hiện tại—Satisfy with what we have at this very moment—Satisfaction. Contentment is a characteristic of the really happy individual. The ordinary people seem to think that it is difficult to cultivate and develop contentment. However, with courage and determination to control one’s evil inclination, as well as to understand the consequences of these evil thoughts, one can keep the mind from being soiled and expereince happiness through contentment. For those who have wisdom, know how to apply themselves and are able to endure life, and are able to think cleverly, will find peace in his fate under whatever circumstances. With the conditions of wealth, one satisfies and is at peace with being wealth; with the conditions of poverty, one satisfies and is at peace with being impoverished. In fact, in our lifetime, we engage in all kinds of activities, think and calculate every imaginable method without abandoning any plot, so long as it is beneficial, but whether or not our actions affect others we never care. We have been doing all these for what? For a better life, clothes, house, and for storing more money. If we think carefully, we will see that the sun rises, reaches its stand still, and then it will set and disappears in the evening; a full moon will soon become half, quarter, then lose its brightness; mountains become deep canyons; oceans become hills of berries, etc. The way of life has always been rise and fall, success and failure, victory and defeat, lost and found, together and apart, life and death, etc., goes on constantly and there is absolutely nothing that remain unchanged and eternal. People with wisdom should always satisfy with their current circumstances. 

·Đức Phật tán dương cuộc sống đơn giản, cuộc sống đơn giản dẫn đến việc mở mang tâm trí con người. Chính vì thế mà Đức Phật luôn thuyết giảng sự lợi ích cho các thầy Tỳ Kheo về tri túc trên những món như sau: Y áo mà các thầy nhận được, dù thô hay dù mịn; đồ cúng dường hay thực phẩm các thầy nhận được, dù ngon hay không ngon; nơi ở mà các thầy nhận được, dù đơn sơ hay sang trọng. Ai mà mãn ý với ba điều trên đây có thể giảm được lòng ham muốn và đồng thời in sâu vào tâm khảm những thói quen của một cuộc sống đơn giản—The Buddha extols simple living as being more conducive to the development of one’s mind. Thus, the Buddha always preaches the self-contentment for the benefit of the Bhikkhus as follow: The robes or clothes they receive, whether coarse or fine; alms or food they receive, whether unpalatable or delicious; the abodes or houses they receive, whether simple or luxurious. Those who satisfy with these three conditions can reduce the desires, and at the same time develop the habits and values of simple living. 

Tri Túc Thiên: Tusita (skt)—Đâu Suất Đà—Tầng trời Đâu Suất, cõi trời Tri Túc hay cõi Tịnh Độ của Đức Di Lặc, nơi mà chư Bồ Tát tái sanh vào trước khi sanh vào cõi Phật—The fourth Devaloka, Maitreya’s heaven of full knowledge, where all Bodhisattvas are reborn before rebirth as Buddhas.

Tri Túc Viện: Nội điện của Tri Túc Thiên—The inner court of the tusita.

Tri Vô Biên Chư Phật Trí: Biết được trí vô biên của chư Phật hay biết những lời Phật dạy cũng như cách cứu độ chúng sanh—To have the infinite Buddha-wisdom (knowing the Buddha-worlds and how to save the beings).

Tri Vô Ngại Chư Phật Trí: Thông hiểu tri kiến Phật—The perfect understanding of omniscience regarding all Buddha wisdom.

Trí: Jnana or Buddhi (skt)—Nhã Na—Xà Na.

(I)Nghĩa của “Trí”—The meanings of “Jnana”

·Vidya (skt)—Kiến thức—Knowledge.

·Vijnana (skt)—Trí Huệ—Wisdom arising from perception or knowing—Mind—Wit.

·Jnana (skt)—Trí huệ Bát Nhã—Wisdom Paramita—Đối với đạo lý của hết thảy sự vật có khả năng đoán định phải trái chánh tà—Decision or judgment as to phenomena or affairs and their principles, of things and their fundamental laws.

·Đến hay đạt đến: To reach—To arrive.

·Ưu việt: Utmost—Perfect.

·Đôi khi khó mà vạch ra một cách rõ ràng sự khác biệt giữa Buddhi và Jnana, vì cả hai đều chỉ cái trí tương đối của thế tục cũng như trí siêu việt. Trong khi Prajna rõ ràng là cái trí siêu việt: The difference between Buddhi and Jnana is sometimes difficult to point out definitively, for they both signify worldly relative knowledge as well as transcendental knowledge. While Prajna is distinctly pointing out the transcendental wisdom.

(II)Những lời Phật dạy về “Trí” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “Jnana” in the Dharmapada Sutra:

1)Ngu mà tự biết ngu, tức là trí, ngu mà tự xưng rằng trí, chính đó mới thật là ngu—A foolish man who knows that he is a fool, for that very reason a wise man; the fool who think himself wise, he is indeed a real fool (Dharmapada 63).

2)Người trí dù chỉ gần gủi người trí trong khoảnh khắc cũng hiểu ngay được Chánh pháp, chẳng khác gì cái lưỡi dù mới tiếp xúc với canh trong khoảnh khắc, đã biết ngay được mùi vị của canh—An intelligent person associates with a wise man, even for a moment, he will quickly understand the Dharma, as the tongue tastes the flavour of soup (Dharmapada 65).

3)Được uống nước Chánh pháp thì tâm thanh tịnh an lạc, nên người trí thường vui mừng, ưa nghe Thánh nhơn thuyết pháp—Those who drink the Dharma, live in happiness with a pacified mind; the wise man ever rejoices in the Dharma expounded by the sages (Dharmapada 79).

4)Người tưới nước lo dẫn nước, thợ làm cung tên lo uốn cung tên, thợ mộc lo nẩy mực đo cây, còn người trí thì lo tự điều phục lấy mình—Irrigators guide the water to where they want, fletchers bend the arrows, carpenters control their timber, and the wise control or master themselves (Dharmapada 80).

5)Như ngọn núi kiên cố, chẳng bao giờ bị gió lay, cũng như thế, những lời hủy báng hoặc tán dương chẳng bao giời làm lay động người đại trí—As a solid rock is not shaken by the wind; likewise, the wise are not moved by praise or blame (Dharmapada 81).

6)Như nước hồ sâu, vừa yên lặng trong sạch, những người có trí tuệ sau khi nghe pháp, tâm họ cũng thanh tịnh và yên lặng—Water in a deep lake is clear and still; similarly, on hearing the Buddha teachings, the wise become extremely serene and peaceful (Dharmapada 82).

7)Người lành thường xa lìa mà không bàn đến những điều tham dục. Kẻ trí đã xa lìa niệm lự mừng lo, nên chẳng còn bị lay động vì khổ lạc—Good people give up all attachments, they don’t talk about sensual craving. The wise show neither elation nor depression; therefore, they are not affected by happiness or sorrow (Dharmapada 83). 

8)Không vị tình thiên hạ, cũng không vị tình một người nào, người trí không làm bất cứ điều gì sai quấy: không nên cầu con trai, sự giàu có, vương quốc bằng việc sai quấy; không nên cầu mong thành công của mình bằng những phương tiện bất chánh. Được vậy mới thật là người đạo đức, trí tuệ và ngay thẳng—Neither for the sake of oneself, nor for the sake of another, a wise man does nothing wrong; he desires not son, wealth, or kingdom by doing wrong; he seeks his own success not by unjust means, then he is good, wise and righteous (Dharmapada 84).

9)Con thiên nga chỉ bay được giữa không trung, người có thần thông chỉ bay được khỏi mặt đất, duy bậc đại trí, trừ hết ma quân mới bay được khỏi thế gian nầy—Swans can only fly in the sky, man who has supernatural powers can only go through air by their psychic powers. The wise rise beyond the world when they have conquered all kinds of Mara (Dharmapada 175).

Trí Ba La Mật: Prajna-paramita (skt)—Paramita wisdom—See Trí Độ.

Trí Bảo Thiền Sư: Zen Master Trí Bảo (?-1190)—Thiền sư Việt Nam, quê ở Ô Diên, Bắc Việt. Ngài xuất gia tại chùa Thanh Tước trên núi Du Hý ở Thường Lạc. Ngài là pháp tử đời thứ 10 dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Về sau, ngài chuyên tu phước bằng cách bắc cầu bồi lộ ở những vùng thôn dã. Ngài thị tịch năm 1190—A Vietnamese Zen master from Ô Diên, North Vietnam. He left home to become a monk at Thanh Tước Temple on Mount Du Hý in Thường Lạc. He was the Dharma heir of the tenth generation of Wu-Yun-T’ung Zen Sect. Later, he focused in cultivating merits by building bridges, fixing roads in rural areas. He passed away in 1190.

Trí Bi: Trí Đức và Bi Đức, hai trong ba đức của Phật—All-knowing and all-pitying qualities of a Buddha, two of the three virtues or qualities of a Buddha.

** For more information, please see Tam Đức (D).

Trí Biện:

1)Trí tuệ và khả năng biện biệt: Wisdom and dialectic power.

2)Sự biện biệt khôn ngoan: A wise discrimination.

3)Sự biện biệt bằng trí tuệ: Argument from knowledge.

Trí Cảnh: Jnana-darpanna (skt)—Vật thể, hoàn cảnh hay điều kiện bên ngoài làm môi giới cho trí quán sát (trí là cái tâm năng quán, cảnh là pháp ở bên ngoài ta)—The objects ( or states, or conditions) of wisdom.

Trí Chánh Giác: Buddha’s mind. 

Trí Chân: Toàn chân—Perfect truth.

Trí Chiếu Sáng: Illuminated or enlightened intellect.

Trí Chử:

1)Búa hay chày trí tuệ: The wisdom hammer (búa).

2)Tên khác của Kim Cương chùy: Another name for the vajra or diamond club.

Trí Chứng: Dùng thực trí mà chứng đắc niết bàn—Wisdom assurance—The wisdom which realizes nirvana.

Trí Chướng (Sở Tri Chướng): Worldly wisdom is a hindrance to true wisdom.

Trí Cự: Ngọn đuốc trí tuệ (sự sáng suốt của trí tuệ giống như ngọn đuốc)—A torch of wisdom.

Trí Diệu: Mật trí giúp phơi bày chân lý—Mystic knowledge which reveals spiritual realities.

Trí Dục: Intellectual education (cultivation or culture).

Trí Đao:

1)Lưỡi kiếm trí tuệ: The sword of knowledge.

2)Trí tuệ của người tu sắc bén như lưỡi kiếm (có khả năng chặt đứt khổ đau phiền não): Knowledge like a sword.

Trí Đoạn: Trí đức và đoạn đức làm sáng tỏ chân lý và đoạn diệt phiền não—Mystic wisdom which attains absolute truth and cuts off misery.

Trí Độ: Prajna paramita (skt)—Độ thứ sáu trong lục độ Ba La Mật, trí huệ Ba La Mật có công năng đưa hành giả đến Niết Bàn—Wisdom which brings men to nirvana, the sixth of the six paramitas.

Trí Độ Luận: Maha-Prajnaparamita Sastra (skt)—Đại Trí Độ Luận—Luận về Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa. Đây là một tác phẩm triết học nổi tiếng của Phật Giáo Đại Thừa—Sastra (Commentary) on the Prajna paramita sutra. It is a famous philosophical Mahayana work. 

** For more information, please see Đại Trí Độ Luận.

Trí Đôn: Chih-Tun 314-366—Một trong những thiền sư chính của Phật giáo Trung Quốc vào thế kỷ thứ tư. Ông sáng lập ra phái Bát Nhã của Phật Giáo Nguyên Thủy Trung Quốc. Trí Đôn là người đầu tiên đã đưa ra lý giải mới về một trong những khái niệm trung tâm triết học của Trung Quốc là “Lý.” Theo truyền thống, lý chỉ trật tự vũ trụ, nhưng Trí Đôn lý giải ngược lại, như là chân lý cao nhất, hay nguyên lý cuối cùng, hay chân tính. Định nghĩa nầy về sau được các trường phái Phật giáo thừa nhận. Trí Đôn còn rất nổi tiếng là đệ tử am hiểu sâu sắc về Trang Tử và Đạo giáo—One of the most important monks of the fourth century and founder of the so-called Prajna school of early Chinese Buddhism, the school of Appearance As Such. Chih-Tun was the first to interpret “li,” a central notion in Chinese philosophy. According to the classical view, “li” means the cosmic order; however, Chih-Tun, saw “li” the supreme truth, the ultimate principle, or “suchness” (tathata). This meaning for “li” was adopted by other schools in the course of the development of Buddhism in China. Chih-Tun was also known as a student of Chuang-Tzu and enjoyed great popularity in Taoist circles. 

Trí Đức: Trí và đức—Intellectual and virtue—Merit (potency) of perfect knowledge.

Trí Giả:

(I)Nghĩa của Trí Giả—The meaning of Knower:

1)Người trí: Knower—Wise man.

2)Trí Giả hay Trí Khải: Trí Giả hay Trí Khải, người sáng lập tông phái Thiên Thai bên Trung Quốc—Chih-Che or Chih-K’ai, founder of the T’ien-T’ai sect in China—See Trí Khải, and Thiên Thai Ngũ Thời Bát Giáo. 

(II)Những lời Phật dạy về Trí Giả trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “the wise” in the Dharmapada Sutra:

1.Nếu gặp được người hiền trí thường chỉ bày lầm lỗi và khiển trách mình những chỗ bất toàn, hãy nên kết thân cùng họ và xem như bậâc trí thức đã chỉ kho tàng bảo vật. Kết thân với người trí thì lành mà không dữ—Should you see an intelligent man who points out faults and blames what is blame-worthy, you should associate with such a wise person. It should be better, not worse for you to associate such a person (Dharmapada 76). 

2.Những người hay khuyên răn dạy dỗ, cản ngăn tội lỗi kẻ khác, được người lành kính yêu bao nhiêu thì bị người dữ ghét bỏ bấy nhiêu—Those who advise, teach or dissuade one from evil-doing, will be beloved and admired by the good, but they will be hated by the bad (Dharmapada 77).

3.Chớ nên làm bạn với người ác, chớ nên làm bạn với người kém hèn, hãy nên làm bạn với người lành, với người chí khí cao thượng—Do not associate or make friends with evil friends; do not associate with mean men. Associate with good friends; associate with noble men (Dharmapada 78).

4.Được uống nước Chánh pháp thì tâm thanh tịnh an lạc, nên người trí thường vui mừng, ưa nghe Thánh nhơn thuyết pháp—Those who drink the Dharma, live in happiness with a pacified mind; the wise man ever rejoices in the Dharma expounded by the sages (Dharmapada 79).

5.Người tưới nước lo dẫn nước, thợ làm cung tên lo uốn cung tên, thợ mộc lo nẩy mực đo cây, còn người trí thì lo tự điều phục lấy mình—Irrigators guide the water to where they want, fletchers bend the arrows, carpenters control their timber, and the wise control or master themselves (Dharmapada 80).

6.Như ngọn núi kiên cố, chẳng bao giờ bị gió lay, cũng như thế, những lời hủy báng hoặc tán dương chẳng bao giời làm lay động người đại trí—As a solid rock is not shaken by the wind; likewise, the wise are not moved by praise or blame (Dharmapada 81).

7.Như nước hồ sâu, vừa yên lặng trong sạch, những người có trí tuệ sau khi nghe pháp, tâm họ cũng thanh tịnh và yên lặng—Water in a deep lake is clear and still; similarly, on hearing the Buddha teachings, the wise become extremely serene and peaceful (Dharmapada 82).

8.Người lành thường xa lìa mà không bàn đến những điều tham dục. Kẻ trí đã xa lìa niệm lự mừng lo, nên chẳng còn bị lay động vì khổ lạc—Good people give up all attachments, they don’t talk about sensual craving. The wise show neither elation nor depression; therefore, they are not affected by happiness or sorrow (Dharmapada 83). 

9.Không vị tình thiên hạ, cũng không vị tình một người nào, người trí không làm bất cứ điều gì sai quấy: không nên cầu con trai, sự giàu có, vương quốc bằng việc sai quấy; không nên cầu mong thành công của mình bằng những phương tiện bất chánh. Được vậy mới thật là người đạo đức, trí tuệ và ngay thẳng—Neither for the sake of oneself, nor for the sake of another, a wise man does nothing wrong; he desires not son, wealth, or kingdom by doing wrong; he seeks his own success not by unjust means, then he is good, wise and righteous (Dharmapada 84). 

10.Trong nhân loại chỉ có một ít người đạt đến bến bờ kia, còn bao nhiêu người khác thì đang bồi hồi vơ vẩn tại bờ nầy—Few are among men who crosses and reaches the other shore; the rest of mankind only run about the bank (Dharmapada 85).

11.Những người nào hay thuyết pháp, hay theo Chánh pháp tu hành, thì được đạt tới bờ kia, thoát khỏi cảnh giới tà ma khó thoát—Those who preach and act according to the teachings, are those who are crossing the realm of passions which is so hard to cross, and those who will reach the other shore (Dharmapada 86).

12.Người trí hãy nên rời bỏ hắc pháp (ác pháp) mà tu tập bạch pháp (thiện pháp), xa gia đình nhỏ hẹp, xuất gia sống độc thân theo pháp tắc Sa-môn—A wise man should abandon the way of woeful states and follows the bright way. He should go from his home to the homeless state and live in accordance with the rules for Sramanas (Dharmapada 87).

13.Người trí phải gột sạch những điều cấu uế trong tâm, hãy cầu cái vui Chánh pháp, xa lìa ngũ dục mà chứng Niết bàn—A wise man should purge himself from all the impurities of the mind, give up sensual pleasures, and seek great delight in Nirvana (Dharmapada 88).

14.Người nào thường chính tâm tu tập các phép giác chi, xa lìa tánh cố chấp, rời bỏ tâm nhiễm ái, diệt hết mọi phiền não để trở nên sáng suốt, thì sẽ giải thoát và chứng đắc Niết bàn ngay trong đời hiện tại—Those whose minds are well-trained and well-perfected in the seven factors of enlightenment, who give up of grasping, abandon defiled minds, and eradicate all afflictions. They are shinning ones and have completely liberated and attained Nirvana even in this world (Dharmapada 89).

Trí Giáo: Toàn Giáo—Complete or perfect teaching.

Trí Giới: Trí giới là lý trí tương đối, đối lại với lý giới—The realm of knowledge, in contrast with that of fundamental principles of law (Lý giới).

Trí Hải: Tên của Hòa Thượng Trí Hải, người đã đôn đốc trùng tu chùa Quốc Ân vào năm 1805 với sự đóng góp 300 lạng bạc của Công Chúa Long Thành, chị vua Gia Long—Name of Most Venerable Trí Hải who supervised the reconstruction of Quốc Ân temple in 1805 through the contribution of Princess Long Thành, an elder sister of king Gia Long, who offered 300 ounces of silver. 

Trí Hạnh Của Bậc Giác Ngộ: The knowledge of the enlightened.

Trí Hạnh Như Lai: The knowledge of Tathagata.

Trí Hỏa: Ngọn lửa trí tuệ có công năng đốt cháy khổ đau phiền não—The fire of wisdom which burns up misery.

Trí Hoàng: Thiền sư Trí Hoàng—Zen master Chih-Huang—Theo Thiền sư D.T. Suzuki trong Thiền Luận, Tập I, Thiền sư Trí Hoàng, chuyên học ngồi thiền với Ngũ Tổ. Sau hai mươi năm ngồi tịnh trong am, ông tự coi như được chánh định. Học trò của Huệ Năng là Huyền Sách nghe tiếng đồn bèn tìm đến thảo am, hỏi: “Ông ngồi làm gì đây?” Trí Hoàng đáp: “Nhập định.” Huyền Sách hỏi: “Ông nói ông nhập định, vậy ông hữu tâm mà nhập? Hay vô tâm mà nhập? Nếu là vô tâm thì tất cả thế giới vô tình như cỏ cây ngói gạch đều có thể nhập định hết thảy. Bằng hữu tâm mà nhập thì mọi giống hữu tình, hàm linh có ý thức, đều cũng định được.” Trí Hoàng nói: “Trong khi tôi nhập định thì không biết là hữu tâm hoặc vô tâm.” Huyền Sách lại nói: “Nếu ông không biết là hữu tâm hoặc vô tâm thì lúc nào cũng là định, sao còn gọi là ‘xuất nhập.’ Nếu có xuất nhập thì chẳng phải là đại định.” Trí Hoàng không đáp, lát sau hỏi: “Thầy của ông là ai?” Huyền Sách nói: “Thầy tôi là Lục Tổ ở Tào Khê.” Trí Hoàng lại hỏi: “Lục Tổ dạy thế nào về Thiền định?” Huyền Sách thưa: “Thầy tôi nói rằng Thiền vốn lặng im mà huyền diệu (diệu trạm), vắng lặng mà tròn đầy (viên tịch), thể và dụng đều như như, chẳng xuất chẳng nhập, chẳng định chẳng loạn. Thiền tánh không có chỗ trụ, chớ trụ ở chỗ vắng lặng của Thiền. Thiền tánh chẳng sanh, chớ đâm nghĩ về sự sanh diêt của Thiền. Tâm như hư không, nhưng đừng có suy lường về hư không.” Trí Hoàng nghe vậy bèn đến yết kiến Tổ Huệ Năng. Tổ hỏi: “Ông là ai?” Trí Hoàng trình hết mọi việc. Tổ nói: “Đúng như lời của Huyền Sách nói, ông cứ để tâm ông tự nhiên như hư không, mà vẫn không một kiến giải nào về cái không ấy, thì tâm sẽ ứng dụng tự do, không vướng mắc, dầu làm gì, động hay tịnh, vẫn là vô tâm, và đó là lúc phàm hay Thánh đều quên hết, năng (chủ) và sở (khách) đều dứt trọn, tánh và tướng đều như như, tức là không lúc nào chẳng là định vậy.”—According to Zen master D.T. Suzuki in the Essays in Buddhism, Book I, Chih-Huang was an adept in meditation, which he studied under the fifth patriarch. After twenty years of meditation he thought he well understood the purport of meditation or samadhi. Hsuan-Ts’e, learning his attainment, visited him, and said: “What are you doing there?” Chih-Huang said: “I am entering into a samadhi.” Hsuan-Ts’e said: “You speak of entering, but how do you enter into samadhi with a thoughtful mind or with a thoughtless mind? If you say with a thoughtless mind, all non-sentient beings such as plants or bricks could attain samadhi. If you say with a thoughtful mind, all sentient beings could attain it.” Chih-Huang said: “When I enter into samadhi, I am not conscious of either being thoughtful or being thoughtless.” Hsuan-Ts’e said: “If you are conscious of neither, you are right in samadhi all the time; why you then talk at all of entering into it or coming out of it? If, however, there is realy entering or coming out, it is not Great Samadhi.” Chih-Huang did not know how to answer. After a while he asked who was Hsuan-Ts’e’s teacher and what was his understanding of samadhi. Hsuen-Ts’e said: “Hui-Neng is my teacher, and according to him, the ultimate truth lies mystically serene and perfectly quiet; substance and function are not to be separated, they are of one Suchness. The five skandhas are empty in their nature, and the six sense-objects have no reality. The truth knows of neither entering nor going out, neither being tranquil nor disturbed. Dhyana in essence has no fixed abode. Without ataching yourself to an abode, be serene in dhyana. Dhyana essence is birthless; without attaching yourself to the thought of birth and death, thinking in dhyana. Have your mind like unto space and yet have no thought of space.” Thus learning the sixth patriarch’s view on samadhi or dhyana, Chih-Huang came to the master himself and asked to be further enlightened. The patriarch said: “What Hsuan-Ts’e told you is true. Have your mind like unto space and entertain in it no thought of emptiness. Then the truth will have its full activity unimpeded. Every movement of yours will come out of an innocent heart, and the ignorant and the wise will have an equal treatment in your hands. Subject and object will lose their distinction, and essence and appearance will be of one suchness. When a world of absolute oneness is thus realized, you have attained to eternal samadhi.” 

Trí Hoặc: Trí tuệ và sự nghi hoặc—Wisdom and delusion.

Trí Húc Đại Sư: Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Liên Tông Thập Tam Tổ, Trí Húc Đại Sư tự là Ngẫu Ích, người đời nhà Thanh, con của họ Chung, quê ở Ngô Huyện. Thân phụ ngài thọ trì chú Đại Bi và Bạch Y, mộng thấy Đức Quán Thế Âm trao cho một đứa bé, sau đó mới sanh ra ngài. Thuở niên thiếu ngài theo Nho học, đã từng viết sách bài báng đạo Phật. Sau nhân xem được bộ sách “Trúc Song Tùy Bút Lục” của Liên Trì Đại Sư (Tổ thứ 8 của Tịnh Độ Trung Hoa), liền tỉnh ngộ, đốt bỏ cuốn sách của mình đã viết đi. Năm hai mươi tuổi, ngài học Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, nhờ đó mà phát ý xuất trần, mỗi ngày hằng luôn niệm Phật. Niên hiệu Thiên Khải năm đầu, ngài được 24 tuổi, sau khi nghe một Pháp Sư giảng kinh bỗng phát nghi tình, dụng công tham cứu. Ít lâu sau, được tỏ ngộ, liền đóng cửa nhập thất ở Ngô Giang. Thời kỳ ấy ngài đau nặng, mới quyết chí niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Sau khi bệnh vừa dứt, ngài liền kiết đàn trì chú vãng sanh một thất, đốt ba liều hương nơi cánh tay, thệ nguyện phát lòng Bồ Đề, cầu sanh Cực Lạc để mau chứng tròn đạo quả, sớm độ chúng sanh. Về sau Đại sư từng trụ trì các nơi như Ôn Lăng, Chương Châu, Thạch Thành, Thánh Khê, Trường Thủy, Tân An, rộng truyền giáo pháp Thiên Thai và môn niệm Phật. Thời bấy giờ, những nhà tu thiền ở các nơi, phần đông đều cho rằng pháp môn Tịnh Độ là quyền giáo, cho nên mỗi khi gặp người niệm Phật thì dạy họ nên tham cứu quán tưởng. Riêng đại sư lại nhận định ra pháp “Trì Danh Niệm Phật” chính là môn “Tâm Tông Viên Đốn.” Có ông Trác Tả Xa là một cư sĩ tu Thiền, từng đem những huyền lý bên Thiền gạn hỏi Tịnh Độ, ngài đều trả lời một cách thích đáng cả. Sau đó đại sư về ẩn tu ở núi Linh Phong. Bình thường, đại sư thường khai thị rằng pháp môn Niệm Phật không có chi lạ kỳ đặc biệt cả, chỉ có một yếu điểm quan trọng duy nhất là Tín Hạnh Nguyện (see Tín Hạnh Nguyện,Nhị Trì, and Tam Tụ Tịnh Giới). Vào cuối mùa Đông năm Thuận Trị thứ 11, đại sư cảm chút bệnh nhẹ. Ngài di chúc lại mọi việc và dặn dò các đệ tử rằng: “Sau khi ta thị tịch, các ngươi làm lễ trà tỳ xong rồi phải tán xương cho nhuyễn, trộn chung với bột, hòa thành viên, đem chia thí cho các loài cá chim, để kết duyên Tịnh Độ với chúng. Sang đầu năm, vào ngày 21 tháng giêng, đại sư dậy sớm, sắc diện tươi khỏe như người không bệnh. Đến đúng ngọ, ngài ngồi thẳng trên giường mà thị tịch, thọ được 57 tuổi—According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Thirteen Patriarchs of Pureland Buddhism, Great Venerable Master Chu-Rut’s self-given name was Ou-I. He was born to the Chung Family from Wu-Hsien region. He lived during the T’ang Dynasty. His father had often practiced reciting the Great Compassionate and Pure White Robe mantras. In a dream, his father saw Avalokitesvara Bodhisattva handing him a young child. Thereafter, the Great Master was born. During his youth, he was a student of Consucianism and wrote books derading Buddhism. After he read the series “Trúc Song Tùy Bút Lục” written by Great Master Liên-Ch’ih (Eighth Pureland Patriarch), he was awakened immediately and burned the books he had written before. When he was twenty years old, he began studying the “Great Vows of Ksitigarbha Sutra” and as a result he developed the intention of abandoning the secular life to join the order, and he practiced Buddha Recitation throughout each day. In the first year of T’ien-Ksi reign period, he was twenty-four years old. After he heard a Dharma Master teaching and explaining the Sutra, he suddenly began to have doubts and immediately investigated and researched more Buddhist teachings to find answers for his skepticism. Not long after, he was awakened, he immediately went into retreat in the Wu-Jiang region. During this period, he was quite ill and became determined to practice Buddha Recitation praying to gain rebirth in the Pureland. As soon as he was cured, he went into a retreat for one week to practice reciting the Gaining Rebirth Mantra. He then burned three incenses into his arm vowing to cultivate for the Bodhi Mind, praying to gain rebirth to the Ultimate Bliss World to attain quickly the Ultimate Enlightenment and be able to help save sentient beings as soon as possible. He became abbot of various temples including On-Lang, Shing-Chou, Su-Sheng, Hsing-Ksi, Ch’ang-Tsuy, and Hsing-An, as he taught widely the teachings of T’ien-T’ai Zen and Buddha Recitation or Pureland Buddhism. During this period, the majority of those cultivating Zen assumed the Pureland Dharma Door to be a dependent doctrine. Therefore, each time meeting cultivators who practiced Buddha Recitation, Zen practitioners would tell them to examine and investigate the word “Contemplation.” Only the Great Master accepted the Dharma practice of “Reciting the Buddha’s Name” as the path of “Ultimate Perfection.” A lay Buddhist who practiced Zen during that time, named Trác-Tả-Xa. He often borrowed the marvelous and magnificent Zen theories to ask the Great Master about Pureland teachings; each time, the Great Master answered those questions most satisfactorily. Thereafter, the Great Master retired to the Ling-Feng Mountain. Regularly, he often taught: “There isn’t anything extraordinary or unusual about Buddha Recitation, it has only these important points “Deep Faith, Sincere Vow, and Diligent Practice.” (see Tín Hạnh Nguyện, and Nhị Trì). At the end of the winter of the eleventh year of Thuận-Trị reign period, the Great Master had a minor illness. He resigned from all his positions and responsibilities and instructed his disciples: “After I pass away and following my cremation, mix my ashes with flour and roll them into little balls, and then divided them up to make donations to different kinds of birds and fish, in order to establish and form Pureland connections for them. In the beginning of the year of the 21th of January, the Great Master woke up early, appearing full of vitality like a healthy person. At noon time, he sat in the lotus position on his bed, facing the West, put his palms together, reciting Buddha’s name to pass away. He was 57 years old. 

**For more information, please see Tín Hạnh Nguyện, Nhị Trì, and Tam Tụ Tịnh Giới.

Trí Huệ: Jnana (skt)—Wisdom—See Trí Tuệ.

Trí Huệ Ba La Mật: Prajna-paramita (skt)—Wisdom-paramita.

1)See Bát Nhã.

2)Trí huệ Ba la mật là cửa ngõ đi vào hào quang chư pháp, vì nhờ đó mà chúng ta đoạn trừ tận gốc rễ bóng tối của si mê. Trong các phiền não căn bản thì si mê là thứ phiên não có gốc rễ mạnh nhất. Một khi gốc rễ của si mê bị bật tung thì các loại phiền não khác như tham, sân, chấp trước, mạn, nghi, tà kiến, đều dễ bị bật gốc. Nhờ có trí huệ Ba La Mật mà chúng ta có khả năng dạy dỗ và hướng dẫn những chúng sanh si mê. Để đạt được trí huệ Ba La Mật, hành giả phải nỗ lực quán chiếu về các sự thực vô thường, vô ngã, và nhân duyên của vạn hữu. Một phen đào được gốc vô minh, không những hành giả tự giải thoát tự thân, mà còn có thể giáo hóa và hướng dẫn cho những chúng sanh si mê khiến họ thoát ra khỏi vòng kềm tỏa của sanh tử—The prajna-paramita is a gate of Dharma-illumination; for with it, we eradicate the darkness of ignorance. Among the basic desires and passions, ignorance has the deepest roots. When these roots are loosened, all other desires and passions, greed, anger, attachment, arrogance, doubt, and wrong views are also uprooted. In order to obtain wisdom-paramita, practitioner must make a great effort to meditate on the truths of impermanence, no-self, and the dependent origination of all things. Once the roots of ignorance are severed, we can not only liberate ourselves, but also teach and guide fooloish beings to break through the imprisonment of birth and death.

3)For more information, please see Lục Độ Ba La Mật, and Trí Tuệ in Vietnamese- English Section.

Trí Huệ Bát Nhã: Prajna-paramita (skt)—Transcendental knowledge—See Trí Huệ Ba La Mật.

Trí Huệ Hải: Trí tuệ của Như Lai sâu rộng giống như biển—Buddha-wisdom deep and wide as the ocean.

Trí Huệ Không Cấu Chướng: Unfettered knowledge.

Trí Huệ Kiếm: The sword of wisdom.

Trí Huệ Kiện Toàn: Perfect knowledge.

Trí Huệ Lực: Wisdom—Insight.

Trí Huệ Môn: Cửa ngõ đi vào trí tuệ hay quyền trí là cửa vào thực trí—The gate of Buddha-wisdom which leads to all truth.

** For more information, please see Nhị Trí Viên Mãn.

Trí Huệ Nhật: Jnana bhaskara (The sun of knowledge.

Trí Huệ Nhị Biên: Dualistic wisdom.

Trí Huệ Phật: Tathata-jnanabuddha (skt)—Buddha-wisdom—Great wisdom.

Trí Huệ Quán: Một trong ngũ quán của Đức Quán Thế Âm, dùng trí tuệ chân thực để quán sát lý thực tướng—One of the five types of meditation of Kuan-Shi-Yin, insight into reality. 

** For more information, please see Ngũ Quán (3).

Trí Huệ Quang Minh: Wisdom or mental light.

Trí Huệ Quang Phật: Tên gọi tắt của Đức Phật A Di Đà (vì Đức Phật nầy có đủ trí huệ quang minh)—Wisdom Light Buddha, an abbreviated name for Amitabha Buddha.

** For more information, Please see A Di Đà.

Trí Huệ Qui Ước: Conventional wisdom.

Trí Huệ Thù Thắng: Parama-panna (p)—Parama-prajna (skt)—Transcendental wisdom—Highest wisdom.

Trí Huệ Thủy: Trí huệ thủy có công năng gột rửa tất cả những uế trược của dục vọng—The water of wisdom, which washes away the filth of passion.

Trí Huệ Tối Hậu: Ultimate wisdom.

Trí Hữu Sư: Văn Tư Tu—Knowledge or wisdom that comes from listening to the dharma, reflection and cultivation.

Trí Khải: Trí Khải , còn gọi là Trí Giả hay Thiên Thai Đại Sư. Tên thật của ông là Trần Đức An, sanh năm 538 và thị tịch năm 597 sau Tây Lịch. Quê ông ở Dĩnh Xuyên thuộc An Hội, làm tiểu năm 7 tuổi, và thọ cụ túc giới năm 20 tuổi. Thoạt tiên ông làm đệ tử ngài Huệ Tư, và được dạy riêng về pháp tu quán của Kinh Pháp Hoa. Đến năm 575, tức vào khoảng tuổi 38, ông cùng đệ tử đến núi Thiên Thai và sáng lập ra tông phái Thiên Thai nổi tiếng, giáo thuyết của tông phái nầy dựa trên Kinh Pháp Hoa. Tại đây ông gặp một kỳ túc, Định Quang, đã đến đây khoảng 40 năm về trước. Vị nầy tiếp nhận Trí Khải và dạy cho ông tất cả những ngành học thuật của Phật giáo. Trí Khải cư ngụ trên núi nầy suốt chín năm và thiết lập ở đây một đại Tăng viện gọi là Quốc Thanh Tự. Ông thường được tôn hiệu là Thiên Thai Đại Sư. Tùy Dạng Đế, bấy giờ làm Tổng Quản đất Dương Châu, phong cho đại sư tước hiệu là Trí Giả. Bởi sự nổi bật về nhân cách và sự thâm trầm về sở học của mình, ông đạt địa vị cao nhất trong tất cả những học giả Phật giáo Trung Hoa đương thời. Về khả năng tổ chức học thuyết Phật giáo và dạy dỗ những người học Phật, chưa ai sánh ngang bằng ông nổi. Sự kiện toàn của tông Thiên Thai là do ở ông, và vì vậy ông được xưng tụng như là tổ thứ nhất của tông nầy, dù thực sự ông chỉ là vị Tổ thứ tư trong thể hệ giáo học của học thuyết Thiên Thai. Về sau, Truyền Đăng Lục gán cho ngài Trí Khải dưới danh mục “Thiền môn đạt giả tuy bất xuất thế, hữu danh ư thời giả” nghĩa là những người đã đạt ngộ ở cửa Thiền tuy chẳng xuất thế nhưng có danh tiếng đương thời. Các môn đồ phái Thiên Thai phản đối việc nầy, nhưng theo Thiền sư D.T. Suzuki trong Thiền Luận, Tập I, thì quan niệm của Truyền Đăng Lục là hợp lý, vì lẽ nếu bỏ phần huyền đàm luận diệu thì tông Thiên Thai là một dòng khác của đạo Thiền, một dòng phát triển độc lập với Thiền của Tổ Sư Đạt Ma, nhưng nếu khéo phát huy một cách thực tiễn hơn chắc chắn sẽ qui thúc ở Thiền như dưới hình thức hiện có. Rất tiếc, khía cạnh huyền học được khai thác một cách quá đáng, lấn qua phần thực tiễn nên các đạo sĩ Thiên Thai luôn luôn gây chiến với Thiền, nhất là với cánh Thiền cực tả thường cương quyết tố cáo cố tật của các ngài thích hý luận biện giải theo từ chương, hay khảo kinh điển. Tuy nhiên, dầu sao Thiên Thai cũng là một biến thể của Thiền, và chư Tổ khai sáng ra tông ấy có thể xứng đáng xếp vào hàng Thiền sư, mặc dầu các ngài không cùng pháp hệ với Thạch Đầu, Dược Sơn, Mã Tổ, và Lâm Tế, vân vân—Chih-I, founder of the T’ien-T’ai school. His real name was Ch’ên-Te-An. He was born around 538 A.D. and died around 597 A.D. at sixty years of age. He was a native of Ying-Ch’uan in An-Hui, became a neophyte at seven, was fully ordained at 20. At first, he was a follower of Hui-Su,and received special instruction in the meditation of the Lotus. In 575, at the age of 38, he and his pupils went to the T’ien-T’ai mountain in Chekiang, where he founded his famous school on the Lotus Sutra as containing the complete gospel of the Buddha. Here he found an old scholar, Ting-Kuang who had come there some forty years ago. He welcomed Chi-I and gave instructions in all branches of Buddhist learning. Chih-I lived on the mountain for nine years and built the great monastery called Kuo-Ch’ing. He was greatly honored by the name ‘Great Master of T’ien-T’ai.’ The Emperor Sui Yang-Ti, who was then the Governor-General of Yang-Chou, gave him the title of ‘Chih-Chê,’ a Man of Great Wisdom. As regard the superiority of his personal character and the depth of his learning, he stands high above all the rest of the Buddhist scholars of China. In his power of orgainzation of Buddhist doctrine of training of Buddhist students, no one will ever measure up to him. The final completion of the T’ien-T’ai School is due to him, and, therefore, he is honoredas the first patriarch of the school, though he was actually the fourth patriarch in the lineage of learning of the T’ien-T’ai doctrine. Later, the Transmissions of the Lamp mentioned him as “Adepts in Zen but not appearing in the world, though well-known at the time.” This applies to some monk who does not occupy any recognized position in an officially registered monastery. The T’ien-T’ai followers object to see their Father Chi-I mentioned in the Transmissions of the Lamp as “Adepts in Zen but not appearing in the world, though well-known at the time.” But according to Zen master D.T. Suzuki in the Essays in Zen Buddhism, Book I, the point of view from the Transmissions of the Lamp is justifiable for the reason that the T’ien-T’ai except its metaphysics, is another current of Zen started independently of the line of Bodhidharma, and if this were allowed to take a more practical course of development it should surely have resulted in Zen as we have it now. But its metaphysical side came to be emphasized at the expense of the practical, and for this reason the T’ien-T’ai philosophers were ever at war with the Zen, especially with the ultra-left wing, which was inflexible in denouncing an appeal to ratiocination and literary discoursing and sutra-learning. T’ien-T’ai is a variation of Zen and its first promulgators may justly be classed as Zen masters, though not of the pedigree to which belong Shih-T’ou, Yueh-Shan, Ma-Tsu, and Lin-Chi, etc. 

Trí Khôn: Intelligence.

Trí Kiếm: Trí huệ Kiếm—Lưỡi kiếm trí huệ. Trí tuệ thanh tịnh, có khả năng cắt đứt dục vọng phiền não và dứt tuyệt sinh tử—The sword of wisdom, which cuts away passion and severs the link of transmigration.

Trí Kính: The mirror of wisdom.

Trí Lực:

1)Trí Tuệ và Thần Lực: Knowledge and supernatural power.

2)Năng lực của trí tuệ: Power of knowledge.

3)Hành giả (tu thiền) có đủ năng lực xử 

dụng mật trí: The efficient use of mystic

knowledge. 

Trí Lý: Nguyên tắc toàn hảo hay luật căn bản—The utmost principle, the fundamental law.

Trí Mẫu: Giác Mẫu hay bà mẹ sanh ra trí tuệ—Wisdom-mother—The mother of knowledge.

Trí Mệnh: To risk (venture) one’s life.

Trí Môn: Trí huệ Phật hay con đường dẫn đến giác ngộ Bồ Đề (bao gồm tất cả các đức tự lợi)—Wisdom gate, or Buddha-wisdom, or the way of enlightenment.

** For more information, please see Nhị Môn (D). 

Trí Môn Quang Tộ Thiền Sư: Zen master Kuang-Zuo-Zhi-Men—See Quang Tộ Trí Môn Thiền Sư.

Trí Na: Cina (skt)—Trung Hoa—China.

Trí Na Bộc Để: Cinapati (skt).

1)Vị chúa từ Trung Hoa được nói đến trong Tây Vực Ký: Lord from China, said in the Record of Western Lands to have been appointed by the Han rulers.

2)Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Cinapati là một vương quốc nhỏ nằm về phía tây bắc của Ấn Độ (gần Lahore bây giờ) mà dân chúng của vương quốc nầy đoan chắc rằng những vị vua đầu tiên của họ đến từ Trung Quốc: According to Eitel in the Dictionary of Chinese Buddhist Terms: A small kingdom northwest of India (near Lahore) the inhabitants of which asserted that their first kings had come from China.

Trí Não: Brain.

Trí Năng: Intellect.

Trí Năng Sâu Sắc: Intellectual discernment.

Trí Ngại: Sở Tri Chướng hay phiền não làm trở ngại trong việc đạt thành trí huệ Phật (vô minh làm trở ngại giác ngộ Bồ Đề)—Obstacles to attaining Buddha-wisdom (Original ignorance—Căn bản vô minh).

Trí Nghiễm: Vị Tổ thứ tư của trường phái Hoa Nghiêm, vào khoảng từ năm 600 đến 668 sau Tây Lịch dưới đời nhà Đường—Fourth patriarch of the Hua-Yen school around 600-668 A.D. during the T’ang dynasty.

Trí Ngôn: Toàn ngữ hay những lời giải thích hoàn toàn—Perfect words, words of complete explanation.

Trí Nguyệt: Jnanacandra (skt).

1)Trí tuệ sáng như ánh trăng: Knowledge bright as the moon.

2)Trí Nguyệt là tên của một vị thái tử người xuất gia trở thành một nhà sư vào khoảng năm 625 sau Tây Lịch: Jnanacandra, name of a prince of Karashahr who became a monk around 625 A.D.

Trí Nhàn Hương Nghiêm Thiền Sư: Zen Master Zhi-Xian—See Hương Nghiêm Thiền Sư.

Trí Nhãn:

1)Mắt trí tuệ (không phải mắt thịt): The eye of wisdom, not the flesh eye.

2)Trí là mắt nhìn để đạt tới chân lý: Wisdom as an eye to attain the truth.

Trí Nhân:

1)Người có trí hay người hoàn toàn: A perfect man.

2)Phật Thích Ca Mâu Ni: Sakyamuni Buddha.

Trí Nhớ: Mind—Memory.

Trí Nhớ Không Linh Mẫn: Failing memory.

Trí Nhơn Trí Quả: Wisdom now produces wisdom fruit hereafter.

Trí Pháp Thân: Cái trí như như rốt ráo của thủy giác—The Dharmakaya as wisdom, kinetic or active. 

** For more information, please see Nhị Pháp Thân.

Trí Phân Biệt: Jnana (skt)—Analytical knowledge.

Trí Quả: Trí quả hay giác ngộ Bồ Đề (loại diệu quả sinh ra do tu hành ở nhân địa)—The fruit of knowledge, or enlightenment.

Trí Quang: Jnanaprabha (skt).

1)Ánh sáng trí tuệ (trí tuệ có thể phá tan hôn ám): Having the light of knowledge.

2)Tên của một đệ tử của Luật Sư Giới Hiền. Theo Giáo sư Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, vào giữa thế kỷ thứ chín, hoàng tử Tây Tạng là Ni Ma Gon đi về phía tây và xây dựng một vương quốc mới, một trong những người con trai của ông đã trở thành tu sĩ Phật giáo và mang tên là Trí Quang. Vào thời của Trí Quang, Mật tông đã thôn tính hết mọi tôn giáo ở Ấn Độ. Mặc dù thế, bản thân Trí Quang không bị Mật tông thu hút. Trái lại, ông còn viết một cuốn sách chống lại phái nầy. Các tu sĩ Mật tông Tây Tạng cho rằng vị hoàng thân nầy phải xuống địa ngục vì tội viết cuốn sách phỉ báng nầy. Trí Quang là con trai cả của vua Guge (Shenshung) và đã trở thành một Tỳ Kheo. Ông đọc nhiều bộ kinh, theo chủ nghĩa duy lý và thừa kế của ông cha một sự sùng mộ sâu xa đối với đạo Phật. Tuy nhiên, ông nhận thấy rằng chống lại cái xấu là một nhiệm vụ rất lớn lao, những nỗ lực đơn độc của ông sẽ không kham nổi. Do đó, ông chọn lấy 21 thanh niên Tây Tạng thông minh, cho học ở trong nước mười năm, rồi gửi đến Kashmir để học lên cao hơn. Thế nhưng không một người nào trong bọn họ chịu nổi khí hậu khắc nghiệt của Kashmir và tất cả đều đã bỏ mạng, ngoại trừ Ratnabhadra (Rin-Chhen-Zang-Po) và Suprajna (Legs-Pahi-Shes-Rab). Ratnabhadra được xem là một dịch giả vĩ đại nhất của Tây Tạng. Khi ông kết thúc việc học trở về thì Trí Quang rất vui mừng, nhưng công việc mà ông đang làm quả là vượt quá sức của một người. Ông đi đến kết luận là do các du học sinh từ Tây Tạng gửi đi không chịu nổi khí hậu khắc nghiệt của Ấn Độ, nên có một số học giả từ Ấn Độ đến Tây Tạng làm việc thì có hiệu quả hơn. Ông bèn cử một phái đoàn sang Ấn Độ để mời A Để Sa qua Tây Tạng. Nhưng phái đoàn nầy đã thất bại vì họ không thuyết phục nổi vị luận sư nầy đến Tây Tạng. Trí Quang không phải là người dễ nản lòng. Ông quyết định cử một phái đoàn khác nhưng tiền đã hết, nên ông đến tỉnh Gartog để thu góp vàng. Đây có lẽ là một nơi có mỏ vàng, nằm ở vùng phía bắc hồ Manasarovar. Theo lời kể lại thì vua xứ nầy đã bắt giữ ông và đòi một số tiền chuộc lớn. Khi con trai ông là Bodhiprabha (Byang-Chub-Od) hay tin cha mình bị bắt, ông đã gom được một số tiền tưởng là đủ để giải thoát cho cha, song số tiền đó bị xem là chưa đủ. Trước khi quay trở về lấy thêm tiền, ông đến thăm cha trong tù, và Trí Quang đã bảo con: “Con đã biết là ta đã già yếu rồi. Nếu không chết bây giờ thì có lẽ cũng chỉ trong mươi năm nữa thôi. Vậy nếu con phung phí tiền bạc vì ta thì chúng ta không thể nào mời được một học giả từ Ấn Độ qua đây. Thật đẹp đẽ biết bao nếu ta được chết vì một mục đích cao cả và con dùng toàn bộ số vàng kia để cử người đi Ấn Độ rước một học giả về! Hơn thế nữa, không chắc gì vị vua nầy sẽ thả ta về sau khi nhận đủ số tiền đòi hỏi. Vì thế, con ơi, thay vì lo lắng cho ta, con hãy cử một sứ giả đến gặp ngài A Để Sa. Ta đảm bảo rằng ông ta sẽ đồng ý đến Tây Tạng, nhất là khi được biết về hoàn cảnh hiện nay của ta, vì ông ấy sẽ đoái thương chúng ta. Nếu vì một lý do gì mà ông ấy không đến được thì hãy mời một học giả khác đã từng làm việc dưới ông ta.” Thế rồi Trí Quang đặt tay lên vai con mình, cầu chúc khi hai cha con chia tay nhau lần cuối. Sau lần ấy, Bodhiprabha lo tìm một sứ giả là ưu bà tắc Gun-Than-Pa đi Ấn Độ, đảm đang trách nhiệm mà cha đã giao phó. Sau khi nghe kể lại về cái chết bi thảm của Trí Quang, vị tu sĩ hoàng gia, ngài rất cảm động và nói: “Chắc chắn là ngài Trí Quang sẽ trở thành một Bồ Tát, một Đức Phật sẽ thành, vì ông ấy đã hy sinh bản thân cho Chánh Pháp. Ta sẽ đáp lại nguyện vọng của ông ấy, nhưng các ngươi phải thấy là ta đang gánh trên vai ta trách nhiệm đối với 108 đền chùa. Hơn nữa, ta còn có nhiều việc khác phải lo. Phải mất 18 tháng ta mới rời bỏ được công việc nầy. Chỉ đến khi đó ta mới có thể đi Tây Tạng được. Còn bây giờ thì các ngươi cứ giữ lấy số vàng nầy.” Ratnakarasanti, tu viện trưởng, bất đắc dĩ phải để cho A Để Sa ra đi. Trong thời gian ở lại Tây Tạng, trên 30 năm, A Để Sa đã dịch nhiều sách và viết một tác phẩm nổi tiếng của ông tựa đề “Bồ Đề Đạo Đăng Luận.” Bản dịch ra tiếng Tây Tạng của cuốn sách nầy hiện vẫn còn. Sau nầy, Ratnabhadra, được Trí Quang đưa đi Ấn du học ngày trước, trở thành một đệ tử trung thành và giúp ngài A Để Sa dịch nhiều bộ sách quan trọng: Name of a disciple of Silabhadra. According to Prof. Bapat in the Twenty-Five Hundred Years of Buddhism, in the middle of the ninth century A.D., the Tibetan Prince Ni-Ma-Gon moved to the west and founded a new kingdom. One of his son became a monk named Trí Quang (Jnanaprabha). By Jnanaprabha’s time, Tantrism had devoured all the religions of India. In spite of this, Jnanprabha himself was not attracted to Trantism. On the contrary, he wrote a book against it. The Tantrics of Tibet believed that the royal ascetic went to hell for writing this book. Jnanaprabha was the eldest son of the king of Guge (Shenshung) and had become a monk. He had read the scriptures, was a rationalist, and had inherited from his forefathers a great faith in Buddhism. He realized, however, that the task of combating the evils of Tantrism was so stupendous that his single-handed efforts would not suffice. He therefore selected 21 intelligent Tibetan youths, educated them for for ten years in the country, and then sent them to Kashmir for higher studies. None of these, however, could stand the rigours of the climate in Kashmir, and all of them died except Ratnabhadra (Rin-Chhen-Zang-Po) and Suprajna (Legs-Pahi-Shes-Rab). Ratnabhadra is considered to be the greatest translator in Tibet. When he returned at the end of his studies, Jnanaprabha was very delighted, but the work of reform for which he had striven so hard was too difficult for just one individual. He came to a conclusion that since the students from Tibet found it very difficult to stand the climate of India, it would be better if some scholars were to come from India and work in Tibet. He decided to send a mission to go to India to invite Dipanakara to Tibet. The mission failed, however, for the party could not prevail upon the master to undertake a journey to Tibet. Jnanaprabha was not one to be daunted by failure. He decided to send another party, but funds were lacking, so he went to the Gartog Province to collect gold. This probably refers to a place named Gartog, which was situated to the north of the Manasarovar lake and had a gold mine. It is recorded that the king of Gartog put him under arrest and held him up for a big ransom. When the news of Jnanaprabha’s arrest reached his son, Bodhiprabha (Byang-Chub-Od), he thought that he had collected enough money to effect his release. The amount, however, proved inadequate, but before he could go back to obtain more money, he went to see his father in prison. Jnanaprabha said to his son: “My son! You know I am grown old. Even if I do not die immediately, I am likely to do so within the next ten years. So if you squander money on me, we shall not be able to send for a scholar from India. How splendid it would be if I were to die for the sake of the great cause and you could send all the gold to India to fetch the scholar! Moreover, it is not certain that the king will release me even after he has received the stipulated amount of gold. So, my son, instead of worrying about me, you had better send an emissary to Atisa. I am sure he will agree to come to Tibet, especially when he hears about my present plight, for he will take pity on us. If for some reason he cannot come, then you should send for some other scholar who has worked under him.” Thus Jnanaprabha put his hand on his son and blessed him as he took leave of him for the last time. After the last meeting with his father, Bodhiprabha sent Upasaka Gun-Than-Po who had lived in India for two years to go to India to invite Atisa Dipankara. After Dipankara was told about Jnanaprabha’s tragic story (the death of the royal ascetic), he was very moved and said: “There is no doubt that Jnanaprabha was a Bodhisattva, the Buddha to be, because he had sacrificed himself for the Dharma. I will fulfill his desire, but you must realize that the heavy responsibility for 108 temples rests on my shoulders. I have to be relieved of these duties. Then only shall I be able to go to Tibet. In the meantime, you must keep this gold.” Dipankara informed Ratnakarasanti, the Chief Abbot of the Mahavihara, about his intentions. Ratnakarasanti was first reluctant to let him go, but eventually he allowed Dipankara to go to Tibet. When he stayed in Tibet, more than thirty years, Atisa translated many books and wrote his famous work titled “Bodhipatha-pradipa.” The Tibetan translation of this book is still extant. Later, the great master Ratnabhadra, who had been sent by Jnanaprabha to Kashmir, became Atisa’s staunchest devotees and assisted him in translating many important books. 

Trí Quang Minh: See Trí Huệ Quang minh.

Trí Sa: Tisya (skt)—Đế Sa.

1)Một vị cổ Phật: An ancient Buddha.

2)Cha của ngài Xá Lợi Phất: The father of Sariputra.

Trí Siêu Việt: Prajan (skt)—Transcendental knowledge.

Trí Sơn: Trí tuệ cao tuyệt như núi—The mountain of knowledge—Knowledge exalted as a mountain.

Trí Tác Vi: Trí tác vi là trí làm chướng ngại cho sự thành tựu giác ngộ trong nhà Thiền—Intellection is knowledge that obstructs enlightenment in Zen.

Trí Tam Muội: Samaya wisdom—The characteristic of a Buddha’s or Bodhisattva’s wisdom.

Trí Tạng:

1)Trí tuệ quảng đại của Phật, bao hàm hết thảy chư pháp—The treasury of Buddha-wisdom.

2)Tên húy của Ngài Bất Không Tam Tạng: The posthumous title of Amogha—See Bất Không Tam Tạng.

Trí Tạng Tây Đường Thiền Sư: Zen master Zhi-T’sang-Hsi-T’ang—Thiền sư Trí Tạng Tây Đường sanh năm 735 tại Kiền Hóa, là đệ tử của Mã Tổ Đạo Nhất—Zen master Zhi-T’sang-Hsi-T’ang was born in 735 in Qian-Hua, was a disciple of Ma-Tsu-T’ao-Yi.

·Một hôm Mã Tổ sai sư đến Trường An dâng thơ cho Quốc Sư Huệ Trung. Quốc Sư hỏi: “Thầy ngươi nói pháp gì?” Sư từ bên Đông sang bên Tây đứng. Quốc sư hỏi: “Chỉ cái ấy hay còn cái gì khác?” Sư trở lại bên Đông đứng. Quốc sư bảo: “Cái đó là của Mã Sư, còn ngươi thế nào?” Sư thưa: “Đã trình tương tợ với Hòa Thượng.”—One day Ma-Tsu dispatched Zhi-T’sang to Chang-An to deliver a letter to the National Teacher Nan-Yang-Hui-Zhong. The national Teacher asked him: “What Dharma does your teacher convey to people?” Zhi-T’sang walked from the east side to the west side and stood there. The National teacher said: “Is that all?” Zhi-T’sang then walked from the west side to the east side. The National Teacher said: “This is Ma-Tsu’s way. What do you do?” Zhi-T’sang said: “I showed it to you already.”

·Một lần, Mã Tổ hỏi sư: “Sao con chẳng xem kinh?” Sư thưa: “Kinh đâu có khác.” Mã Tổ nói: “Tuy nhiên như thế, con về sau vì người cần phải xem.” Sư thưa: “Con bệnh cần phải trị dưỡng, đâu dám nói vì người.” Mã Tổ bảo: “Con lúc lớn tuổi sẽ làm Phật pháp hưng thạnh ở đời.”—One day Ma-Tsu asked Zhe-T’sang: “Why don’t you read sutras?” Zhi-T’sang said: “Aren’t they all the same?” Ma-Tsu said: “Although that’s true, still you should do so for the sake of people whom you will teach later on.” Zhi-T’sang said: “I think Zhi-T’sang must cure his own illness. Then he can talk to others.” Ma-Tsu said: “Late in your life, you’ll be known throughout the world.” Zhi-T’sang bowed. 

·Khi sư đã trụ trì Tây Đường, một cư sĩ hỏi sư: “Có thiên đường, địa ngục chăng?” Sư đáp: “Có.” Vị cư sĩ lại hỏi: “Có Phật, Pháp, Tăng, Tam Bảo chăng?” Sư đáp: “Có.” Người ấy hỏi nhiều vấn đề nữa, sư đều đáp ‘có.’ Người ấy thưa: “Hòa Thượng nói thế e lầm chăng?” Trí Tạng hỏi: “Khi ông hỏi các vị tôn túc khác thì họ nói gì?” Vị cư sĩ đáp: “Con đã hỏi Hòa Thượng Cảnh Sơn.” Sư hỏi: “Hòa Thượng Cảnh Sơn nói với ông thế nào?” Vị cư sĩ đáp: “Ngài nói tất cả đều không.” Sư hỏi vị cư sĩ: “Ông có vợ con gì không?” Vị ấy đáp: “Có.” Sư hỏi tiếp: “Hòa Thượng Cảnh Sơn có vợ chăng?” Vị ấy đáp: “Không.” Sư nói: “Như vậy Hòa Thượng Cảnh Sơn nói không là phải.” Người ấy lễ tạ lui ra—After Zhi-T’sang became an abbot of the Western Hall (in Chinese, Hsi-T’ang), a lay person asked him: “Is there a heaven and hell?” Zhi-T’sang said: “There is.” The lay person then asked: “Is there really a Buddha, Dharma, and Sangha, the three Jewels?” Zhi-T’sang said: “There are.” The lay person then asked several other questions, and to each Zhi-T’sang answered, “There are.” The lay person said: “Is the Master sure there’s no mistake about this?” Zhi-T’sang said: “When you visited other teachers, what did they say?” The lay person said: “I once visited Master Jing-Shan.” Zhi-T’sang said: “What did Jing-Shan say to you?” The lay person said: “He said that there wasn’t a single thing.” Zhi-T’sang said: “Do you have a wife and children?” The lay person said: “Yes.” Zhi-T’sang said: “Does Master Jing-Shan have a wife and children?” The lay person said: “No.” Zhi-T’sang said: “Then it’s okay for Jing-Shan to say there isn’t a single thing.” The lay person bowed, thanked Zhi-T’sang, and then went away. 

·Thiền sư Trí Tạng thị tịch năm 814, được vua ban hiệu “Đại Tuyên Giáo Thiền Sư.”—Zen master Zhi-T’sang died in 814. He received the posthumous title “Zen Master Great Expounder of the Teaching.” 

Trí Tâm: Tâm có trí tuệ hay một người khôn ngoan với một cái tâm toàn hảo—The mind of knowledge; a wise man, with the utmost or a perfect mind.

Trí Tập: Mái chèo trí tuệ, có công năng đưa chúng sanh vượt qua biển sanh tử để đến niết bàn—Oar of wisdom, that rows across to nirvana.

Trí Tha Tâm Thông: The Intuitive knowledge of the minds of all other beings.

** For more information, please see Tha Tâm Trí, Lục Thông, Ten Kinds of Wisdom, and Tứ Thập Bát nguyện.

Trí Thành: Thành lũy của mật trí hay Phật quả—The city of mystic wisdom, Buddhahood.

Trí Thân: Prajnakaya (skt)—Trí tuệ viên minh được coi như là pháp thân của Phật, đây là một trong mười thân Phật—Wisdom-body, the Tathagata, one of the ten bodies of a Thus Come One.

** For more information, please see Thập Thân Phật.

Trí Thiền Sư: Zen Master Trí—Thiền sư Việt Nam, quê ở Phong Châu, Bắc Việt. Ngài là dòng dõi của vua Lê Đại Hành. Ông nội ngài là Lê Thuận Tông, là một quan chức lớn của triều Lý. Ngài thi đậu Tiến Sĩ và được bổ làm Cung Hầu Thư Gia trong triều. Năm 27 tuổi, ngài xuất gia làm đệ tử của Thiền sư Giới Không. Sau khi trở thành pháp tử đời thứ 16 của dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, ngài đi đến núi Từ Sơn và trụ trong rừng sâu để tu tập khổ hạnh và thiền định trong sáu năm liền. Sau đó ngài xuống chân núi cất am Phù Môn giảng pháp cho đến khi ngài thị tịch. Cả hai ông Tô Hiến Thành và Ngô Hòa Nghĩa dều là đệ tử tại gia của ngài—A Vietnamese zen master from Phong Châu, North Vietnam. He was a descendant of King Lê Đại Hành. His grandfather named Lê Thuận Tông, a high official in the royal court during the Lý Dynasty. He passed the Doctorate Degree in Philosophy and was assigned as a royal official with the rank of “Cung Hầu Thư Gia.” At the age of 27, he left home and became a disciple of Zen master Giới Không. After becoming the dharma heir of the sixteenth generation of the Vinitaruci Zen Sect, he went to Mount Từ Sơn and stayed in the deep jungle to practice ascetics and meditation for six years. Then he went to the mountain foot to build a small temple named Phù Môn and stayed there to preach Buddha Dharma until he passed away. It should be noted that both Tô Hiến Thành and Ngô Hòa Nghĩa were his lay disciples. 

Trí Thông Minh: Intelligence.

Trí Thủ: Tay biết việc hay tay phải—The knowing hand or the right hand.

Trí Thức:

·Trí thức: Intellectual—Knowledge—Learning—Acquaintance.

·Trí và Thức: Jnana and Vijnana (skt)—Trí là sự vô chấp, còn thức là bị ràng buộc vào một thế giới bên ngoài của các đặc thù—Jnana is non-attachment, whereas vijnana is attached to an external world of particulars.

Trí Thường Qui Tông Thiền Sư: Thiền sư Trí Thường Qui Tông quê ở Giang Linh (nay thuộc tỉnh Hồ Bắc), là đệ tử của Thiền Sư Mã Tổ Đạo Nhất—Zen master Zhi-Chang-Kui-Zong was from Jiang-Ling (now in Hu-bei Province), was a disciple of Zen master Ma-Tsu-T’ao-Yi.

·Một hôm sư thượng đường dạy chúng: “Các bậc cổ đức từ trước không phải chẳng hiểu biết, các ngài là bậc cao thượng chẳng đồng hạng thường. Người thời nay không thể tự thành tự lập, để tháng ngày qua suông. Các ngươi chớ lầm dụng tâm, không ai thế được ngươi, cũng không có chỗ ngươi dụng tâm. Chớ đến người khác tìm, từ trước chỉ nương người khác mà tìm hiểu, nói ra đều kẹt, ánh sáng không thấy suốt, chỉ vì trước mắt có vật.”—Master Zhi-Chang Kui-Shan entered the hall and addressed the monks, saying: “The virtuous of former times were not without knowledge and understanding. Those great adepts were not of the common stream. People these days are unable to be self-empowered, nor can they stand alone. They just idly pass the time. All of you here, don’t make the error of employing your mind. No one can do it for you. Moreover, there is no place where mind can be used. Don’t be seeking it somewhere else. Up to now you have been acting in accordance with someone else’s understanding. Your own speech is completely obstructed. The light does not shine through. There are obstructions blocking your vision.”

·Có vị Tăng hỏi sư: “Thế nào là huyền chỉ?” Sư đáp: “Không người hay hội.” Vị Tăng lại hỏi: “Người hướng về thì sao?” Sư nói: “Có hướng tức trái.” Vị Tăng lại hỏi: “Người chẳng hướng thì sao?”Sư đáp: “Đi! Không có chỗ cho ngươi dụng tâm.” Vị Tăng hỏi: “Đâu không có cửa phương tiện khiến học nhơn được vào?” Sư đáp: “Quan Âm sức diệu trí hay cứu khổ thế gian.” Vị Tăng lại hỏi: “Thế nào là sức diệu trí Quan Âm?” Sư gõ cái đỉnh ba tiếng, hỏi: “Ngươi nghe chăng?” Vị Tăng đáp: “Nghe.” Sư nói: “Sao ta chẳng nghe?” Vị Tăng không đáp được. Sư cầm gậy đuổi ra—A monk asked Zen master Zhi-Chang: “What is the essential mystery?” Zhi-Chang said: “No one can understand it.” The monk said: “How about those who seek it?” Zhi-Chang said: “Those who seek it miss it completely.” The monk asked: “How about those who don’t seek it?” Zhi-Chang said: “Go! There’s no place for you to use your mind.” The monk said: “Then, is there no expedient gate through which you can help me to enter?” Zhi-Chang said: “Kuan-Yin’s sublime wisdom can save the world from suffering.” The monk said: “What is Kuan-Yin’s sublime wisdom?” The master struck the top of the incense urn three times with his staff and said: “Did you hear that or not?” The monk said: “I heard it.” Zhi-Chang said: “Why didn’t I hear it?” The monk was silent. The master then took his staff and got down from the seat.

·Sư thượng đường dạy chúng: “Nay tôi muốn nói thiền, các ngươi tất cả lại gần đây.” Đại chúng tiến đến gần. Sư bảo: “Các ngươi nghe, hạnh Quan Âm khéo hiện các nơi chốn.” Vị Tăng hỏi: “Thế nào là hạnh Quan Âm?” Sư khảy móng tay, hỏi: “”Các ngươi có nghe chăng?” Đại chúng đáp: “Nghe.” Sư nói: “Một bọn hướng trong ấy tìm cái gì?” Sư cầm gậy đuổi ra, rồi cười lớn, đoạn đi vào phương trượng—Zhi-Chang entered the hall and addressed the monks, saying: “I want to speak about Zen. All of you gather around.” The monks gathered closely around Zhi-Chang. Zhi-Chang said: “Listen to Bodhisattva Kuan-Yin’s practice. Its goodness extends everywhere.” Someone asked: “What is Kuan-Yin’s practice?” Zhi-Chang pointed with his finger and said: “Do you still hear it?” The monk said: “We hear it.” Zhi-Chang said: “What is this pack of fools looking for?” He took his staff and chased the monks out of the hall. With a big laugh he went back to the abbot’s quarters.

·Một vị Tăng đến từ biệt sư. Sư hỏi: “Đi đâu?” Vị Tăng đáp: “Đi các nơi học ngũ vị thiền.” Sư nói: “Các nơi có ngũ vị thiền, ta trong ấy chỉ có nhất vị thiền.” Vị Tăng hỏi: “Thế nào là nhất vị thiền?” Sư liền đánh. Vị Tăng bỗng nhiên đại ngộ, thưa: “Ngưng, con biết rồi.” Sư nói: “Nói! Nói!” Vị Tăng ngập ngừng trả lời. Sư lại đánh đuổi ra—A monk was leaving the monastery. Zhi-Chang asked him: “Where are you going?” The monk said: “I’m going everywhere to study the five flavors of Zen.” Zhi-Chang said: “Everywhere else has five Zen flavors. Here I only have one-flavored Zen.” The monk said: “What is one-flavored Zen?” Zhi-Chang hit him. The monk said: “I understand! I understand!” Zhi-Chang said: “Speak! Speak!” The monk hesitated. Zhi-Chang hit him again. The monk later went to Huang-Bo and told him about this previous exchange with Zhi-Chang. Huang-Bo entered the hall and addressed the monks, saying: “Great Teacher Ma brought forth eighty-four people. But if some worthy asks them a question every one of them just wets his pants. Only Zhi-Chang is up to snuff!” 

·Thích sử Giang Châu là Lý Bột đến hỏi sư: “trong kinh nói: ‘Hạt cải để trong núi Tu Di,’ Bột không nghi. Lại nói: ‘Núi Tu Di để trong hạt cải,’ phải là dối chăng?” Sư gạn lại: “Người ta đồn Sử quân đọc hết muôn quyển sách phải chăng?” Thích Sử đáp: “Đúng vậy.” Sư nói: “Rờ từ đầu đến chân bằng cây dừa lớn, muôn quyển sách để chỗ nào?” Lý Bột cúi đầu lặng thinh—Governor Li-Bo of Jiang-Chou said to Zhi-Chang: “In the scripture it says that a mustard seed fits inside Mount Sumeru. This I don’t doubt. But it also says that Mount Sumeru fits inside a mustard seed. I’m afraid this is just foolish talk.” Zhe-Chang said: “I’ve heard that Your Excellency has read thousands of scriptures. Is this so or not?” The governor said: “Yes, it is true.” Zhe-Chang said: “From top to bottom your head is about the size of a coconut. Where did all those scriptures go?” The governor could only bow his head in deference. 

·Sau khi sư thị tịch, sư được vua ban hiệu “Chí Chơn Thiền Sư”—After his death, he received the posthumous title “Zen Master Arrive at Truth.” 

Trí Tích: Jnanakara (skt).

1)Sự tích tụ trí huệ: Accumulation of knowledge.

2)Một vị Bồ Tát được nói đến trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Là con trưởng của Đại Thông Trí Thắng Như Lai. Trí Tích là quyến thuộc của Đức Đa Bảo Như Lai: A Bodhisattva mentioned in the Wonder Lotus Sutra (Aksobhya Prajnakuta). The eldest son of Mahabhijna. He is in the retinue of Prabhutratna. 

Trí Tịnh: Jnana-pavana (skt)—Purifying knowledge.

Trí Tịnh Tướng:

1)Trí Tuệ và sự thanh tịnh: Wisdom and purity.

2)Trí thanh tịnh: Pure-wisdom aspect—Pure wisdom.

Trí Trí: Nhất Thiết Trí của Đức Phật—Wisdom of wisdom.

** For more information, please see Ngũ Trí.

Trí Túc: Một trong nhị túc, trí túc là Ba La Mật thứ sáu trong lục Ba La Mật—One of the two feet, the foot of wisdom consisting of the sixth paramita in the six paramitas—See Lục Độ Ba La Mật (6).

Trí Tuệ: Jnana and Prajna (skt).

(A)Nghĩa của Trí Tuệ—The meanings of wisdom:

1)Sự hiểu biết về vạn hữu và thực chứng chân lý—Knowledge of things and realization of truth.

a)Trí: Jnana (skt)—Sự hiểu biết về vạn hữu—Knowledge of things.

b)Tuệ: Prajna (skt)—Thực chứng chân lý—The realization of truth—Trí tuệ dựa vào chánh kiến và chánh tư duy: Wisdom is based on right understanding and right thought.

(B)Phân loại Trí—Categories of wisdom:

a)Hai loại trí tuệ—There are two kinds:

1)Quyền đạo trí: Partial, temporary, or relative knowledge of reality.

2)Bát Nhã trí: Prajna wisdom—The absolute truth or reality instead of the seeming.

** For more information, please see Nhị Trí.

b)Nhị Trí Viên Mãn: Two kinds of Perfect and Complete Tathagata-wisdom—See Nhị Trí Viên Mãn.

c)Tam Trí: Three kinds of wisdom—See Tam Trí.

d)Tứ Trí: Four kinds of wisdom—See Tứ Trí.

e)Ngũ Trí: Five kinds of wisdom—See Ngũ Trí.

Trí Tuệ Bát Nhã: Prajna-paramita (skt)—Transcendental knowledge—See Trí Huệ Ba La Mật.

Trí Tuệ Kim Cang Bồ Tát: Prajna-bodhisattva (skt)—See Bát Nhã Bồ Tát.

Trí Tuệ Lực: Wisdom—Insight.

Trí Tuệ Nông Cạn: The two-finger (narrow) wisdom.

Trí Tuệ Phương Tiện: Prajnopaya (skt)—Knowledge and means.

Trí Tuệ Quang Phật: See Trí Huệ Quang Phật.

Trí Tuệ Tâm Linh: Spiritual wisdom (insight).

Trí Tuệ Thế Gian: Temporal wisdom.

Trí Tuệ Tối Thượng: The supreme wisdom—To be full of wisdom.

Trí Tuệ Xuất Thế Gian: Supernatural wisdom.

Trí Tương Đối: Paratantra (skt)—Y tha khởi tính, duyên khởi tướng—The knowledge of relativity.

Trí Tướng: Hào quang hay ánh sáng trí tuệ chiếu tỏa từ mặt Phật (tướng mạo trí tuệ của Phật hiển hiện ra bên ngoài)—Human intelligence—Wise appearance—The wisdom-light shining from the Buddha’s face.

Trí Tướng Tôn Giả: Nhị Tổ của tông Hoa Nghiêm—The second patriarch of the Hua-Yen sect.

Trí Tượng:

1)Trí Tuệ hay Bát Nhã giống như một con voi: Prajna or wisdom likened to an elephant.

2)Danh hiệu của Phật: A title of Budha.

3)Tên của một vị sư Ấn Độ: Name of an Indian monk.

4)Tên khác của Kinh Niết Bàn: Another name for Nirvana Sutra.

5)Tên khác của Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa: Another name for the Prajna-Paramita Sutra.

Trí Uyển Chuyển: Flexible wisdom.

Trí Vô Ngôn: Nonverbal knowledge.

Trí Vô Sư: Giới Định Huệ—Teacherless knowledge—Knowledge that comes from practicing the precepts, concentration and wisdom.

Trí Xảo: Cunning—Clever.

Trì: Dhara or Dhr (skt)—To pull—To lay hold of—To grasp—To keep—To control—To maintain.

Trì Anh Lạc: Maladhari (skt)—

1)Đeo chuỗi Anh Lạc: Wearing a chaplet.

2)Tên của một loài nữ quỷ: Name of a raksasi, or demoness.

Trì Bát Thiền Sư: Zen Master Trì Bát (1049-1117)—Thiền sư Việt Nam, quê ở Luy Lâu. Ngài thích Phật giáo từ khi còn nhỏ. Lúc 20 tuổi, ngài xuất gia và trở thành đệ tử , và thọ giới cụ túc với Thiền sư Sùng Phạm tại chùa Pháp Vân. Ngài trở thành Pháp tử đời thứ 12 dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sau khi Thầy thị tịch, ngài trở thành du Tăng khất sĩ để tầm cầu chân lý. Về sau, ngài trụ tại chùa Tổ Phong trên núi Thạch Thất. Lý Thường Kiệt là một trong những đệ tử tại gia nổi tiếng của ngài. Hầu hết cuộc đời ngài, ngài chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo tại Bắc Việt. Ngài thị tịch năm 1117—A Vietnamese Zen master from Luy Lâu, North Vietnam. He favored Buddhism when he was very young. At the age of 20, he left home, became a disciple and received complete precepts with Zen Master Sùng Phạm at Pháp Vân Temple. He became the Dharma heir of the Vinitaruci Zen Sect. After the latter’s death, he became a wandering monk in search of the truth. Later, he stayed at Tổ Phong Temple on Mount Thạch Thất. Lý Thường Kiệt was one of his most outstanding lay disciples. He spent most of his life to revive and expand Buddhism in North Vietnam. He passed away in 1117. 

Trì Biên Sơn: Nemimdhara (skt)—Tiếng Phạn gọi là Ni Dân Đà La, tức bảy núi Kim Sơn Trì bao quanh núi Tu Di—The outermost of the seven mountain circles around Mount Meru.

Trì Bổn:

1)Gìn giữ căn bản: Holding to the root or fundamental.

2)Địa Thần, chuyên chở vạn sự vạn vật: Ruler of the earth, which is the root and source of all things.

Trì Chấp Kim Cang: Vajradhara or Vajrapani (skt).

1)Còn gọi là Trì Kim Cang, là vị Bồ Tát tỏ rõ trí lực không gì phá nổi của Kim Cang Bộ Bồ Tát. Ngài thường cầm cây chùy kim cương loại một chẻ, hoặc ba, hoặc năm chẻ—A Bodhisattva who holds a vajra or thunderbolt, of these there are several different kinds, based on numbers of prongs on their thunderbolt (one, three, or five). 

2)Tên của vua Trời Đế Thích: Name for Indra.

Trì Chí: Patient.

Trì Chú: To chant Mantras or Dharanis, chanting of mantras.

Trì Cú Thần Chú: Người trì chú Đà La Ni—One who holds or retains the words of the dharani.

Trì Danh: Thụ trì và niệm tưởng danh hiệu của Đức Phật A Di Đà (người niệm Phật gọi là trì danh hành giả. Trì danh là nắm giữ danh hiệu Phật trong tâm trí mình)—Oral recitation method—“Holding the name” method—To hold on or rely on the name of Amitabha.

Trì Danh Ký Thập: Niệm Phật đếm từ một đến mười lần—Decimal recording recitation.

Trì Danh Lễ Bái: Vừa niệm vừa lạy—“Bowing to the Buddha” recitation. 

Trì Danh Liên Hoa: Vừa niệm vừa quán tưởng hoa sen—“Lotus blossom” recitation.

Trì Danh Phản Văn: Vừa niệm vừa nghe—“Reflecting the name” recitation.

Trì Danh Sổ Châu: Vừa niệm vừa lần chuỗi—“Counting rosary beads” recitation.

Trì Danh Tùy Tức: Niệm Phật nương theo hơi thở—“Breath by breath” recitation.

Trì Địa: Dharanimdhara (skt)—Tên của một vị Bồ tát người được Phật thọ ký là tương lai của Ngài Quán Âm—Holder or ruler of the earth or land—Name of a bodhisattva, whom the Buddha predicted as the future of Avalokitesvara. 

Trì Địa Trụ: Trụ thứ nhì trong Thập Trụ—The second ground of the ten grounds—See Thập Trụ (2).

Trì Độn: Slow and stupid—Dull.

Trì Giới: Giữ giới có hai loại---Morality—To uphold the precepts—To practice morality—To keep the commandments or rules—To observe commandments—There are two kinds:

1)Chỉ trì: Tránh làm các việc ác—Prohibitive or restraining from evils.

2)Tác trì: Làm các việc thiện—Constructive or constraining to goodness.

**For more information, please see Lục Độ Ba La Mật (2) in Vietnamese-English Section.

Trì Giới Ba La Mật: Sila-paramita (skt)—Giữ tròn giới luật, một trong lục Ba la mật—Trì giới Ba la mật còn là cửa ngõ đi vào hào quang chư pháp, vì nhờ đó mà chúng ta xa lìa thế giới nhiễm trược, và cũng nhờ đó mà chúng ta có thể hướng dẫn những chúng sanh hay buông lung phá giới—Precept paramita—Morality paramita—keeping the moral law—One of the six paramita—The Sila-paramita is a gate of Dharma-illumination; for with it, we distantly depart from the hardships of evil worlds, and we teach and guide precept-breaking living beings.

** For more information, please see Lục Độ Ba La Mật in Vietnamese-English Section.

Trì Giới Phạm Hạnh: Brahma-carya (skt)—To remain unmarried and to keep commandments.

Trì Giữ Thiện Pháp: Observance of good law (good method—good ways) or the moral rule of the Universe.

Trì Hoãn: To retard—To linger—To delay.

Trì Kim Cang: See Trì Chấp Kim Cang.

Trì Luật: Giữ gìn giới luật—A keeper or observer of the discipline.

Trì Minh: Tên khác của Đà La Ni, hay Chân Ngôn—The dharani-illuminant, i.e. the effective “true words” or magical term.

Trì Minh Tạng: Vidyadhara-pitaka (skt)—Pháp Tạng Trì Minh hay tất cả kinh điển của Chân Ngôn Đà La Ni—The canon of the dharanis. 

Trì Minh Tiên: Vị Tiên tụng trì Đà La Ni để thành tựu thần thông—The magician who possesses the dharani-illuminant.

Trì Nghi: To doubt—To suspect.

Trì Ngưu Giới: Những người trì giữ giới của loài trâu bò, có một loại ngoại đạo tin rằng để tạo nhân sinh vào cõi trời thì phải hành trì ngưu giới, phải khổ hạnh như loài trâu, phải nhắm mắt cúi đầu ăn cỏ và hành xử như trâu—Keepers of the law of oxen, an ascetic sect who ate and acted like oxen. 

Trì Niệm: Trì giữ chánh pháp vào trong ký ức—To hold in memory.

Trì Phạm: Trì giữ và vi phạm giới luật—Maintaining and transgressing.

1)Trì giữ: Gìn giữ giới luật bằng hai cách—Keeping the commandments by two ways.

a)Chỉ trì: Phép chỉ ác hay ngưng làm những việc ác, như trì giữ ngũ giới, cho đến cụ túc giới—Ceasing to do wrong, i.e. maintaining the five basic commandments, or 250 commandments.

b)Tác trì: Các phép tác thiện, hay làm những điều đúng, như lễ bái, sám hối, và sống đời phạm hạnh, vân vân—Doing what is right, e.g. worship, the monastic life, etc.

2)Hủy phạm: Hủy phạm có hai loại—Transgression is also of two kinds.

a)Tác phạm: Manh động tam nghiệp để xúc phạm phép chỉ trì, hay tích cực làm điều ác—Positive in doing evil.

b)Chỉ phạm: Trễ nải tam nghiệp không tu thiện nghiệp tác trì, hay tiêu cực trong thiện nghiệp—Negative in not doing good. 

Trì Pháp Giả: Người trì giữ và bảo hộ Phật pháp—A keeper or protector of the Buddha-law.

Trì Quốc Giả: Vị vua cai trị trong một vương quốc—A sovereign, ruler of a kingdom.

Trì Quốc Thiên: Dhrtarastra (skt)—See Trì Quốc Thiên Vương.

Trì Quốc Thiên Vương: Dhrtarastra (skt)—Tên của Đông Phương Thiên Vương, một trong tứ thiên vương, áo trắng, trấn giữ phía đông—One of the four deva-guardian or maharajas, controlling or guarding the eastern quarter, of white color.

Trì Song Sơn: Yugamdhara (skt)—Dãy núi đầu tiên trong bảy dãy núi bao quanh núi Tu Di—The first of the seven concentric mountains around Mount Meru.

Trì Thế Bồ Tát: Bodhisattva Ruler of the World—Theo Kinh Duy Ma Cật, trong thời Phật còn tại thế, lúc cư sĩ Duy Ma Cật có bệnh, Đức Phật liền nhờ Trì Thế Bồ Tát đến thăm bệnh cư sĩ—According to the Vimalakirti Sutra, once Upasaka Vimalakirti was sick, the Buddha asked Bodhisattva Ruler of the World to call on Vimalakirti to enquire his health.

·Phật bảo Bồ Tát Trì Thế: “Ông đi đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật dùm ta.”—The Buddha then said to the Bodhisattva Ruler of the World: “You call on Vimalakirti to enquire after his health on my behalf.”

·Bồ Tát Trì Thế bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bệnh ông. Vì sao? Nhớ lại lúc trước, con ở nơi tịnh thất, bấy giờ Ma Ba Tuần đem một muôn hai ngàn Thiên nữ giống như trời Đế Thích, trổi nhạc đờn ca đi đến chỗ con ở, Ma cùng với quyến thuộc cúi đầu làm lễ dưới chân con, chấp tay cung kính đứng sang một bên. Trong ý con cho là trời Đế Thích nên bảo rằng: “Lành thay, mới đến Kiều Thi Ca! Dù là có phước chớ nên buông lung. Ông nên quán ngũ dục là vô thường để cầu cội lành, ở nơi thân mạng, tài sản mà tu Pháp bền chắc.”—Ruler of the Word replied: “World Honoured One, I am not qualified to call on him and enquire after his health. I still remember that once as I was staying in a vihara, a demon like Indra appeared followed by twelve thousand goddesses (devakanya) playing music and singing songs. After bowing their heads at my feet they brought their palms together and stood at my side. I mistook the demon for Sakra and said to him: ‘Welcome, Sakra, although you have won merits, you should guard against passion (arising from music, song and sex). You should look into the five desires (for the objects of the five senses) in your practice of morality. You should look into the impermanence of body, life and wealth in your quest of indestructible Dharma (i.e. boundless body, endless life and inexhaustible spiritual wealth..’

·Ma vương nói với con: “Thưa Chánh sĩ! Xin ngài nhận một muôn hai ngàn Thiên nữ nầy dùng để hầu hạ quét tước.” Con nói rằng: “Nầy Kiều Thi Ca! Ông đừng cho vật phi pháp nầy, tôi là kẻ Sa Môn Thích tử, việc ấy không phải việc của tôi.” Nói chưa dứt lời, bỗng ông Duy Ma Cật đến nói với con: “Đây chẳng phải là Đế Thích, mà là Ma đến khuấy nhiễu ông đấy!” Ông lại bảo ma rằng: “Các vị Thiên nữ nầy nên đem cho ta, như ta đây mới nên thọ.”—He said: ‘Bodhisattva, please take these twelve thousand goddesses who will serve you.’ I replied: ’Sakra, please do not make to a monk this unclean offering which does not suit me.’ “Even before I had finished speaking, Vimalakirti came and said: ‘He is not Sakra; he is a demon who comes to disturb you.’ He then said to the demon: ‘You can give me these girls and I will keep them.’

·Ma sợ hãi nghĩ rằng: “Có lẽ ông Duy Ma Cật đến khuấy rối ta chăng?” Ma muốn ẩn hình mà không thể ẩn, rán hết thần lực, cũng không đi được. Liền nghe giữa hư không có tiếng rằng: “Nầy Ba Tuần! Hãy đem Thiên nữ cho ông Duy Ma Cật thì mới đi được. Ma vì sợ hãi, nên miễn cưởng cho—The demon was frightened, and being afraid that Vimalakirti might give him trouble, he tried to make himself invisible but failed, and in spite of his use of supernatural powers he could not go away. Suddenly a voice was heard in the air, saying: ‘Demon, give him the girls and then you can go.’ Being scared, he gave the girls.’

·Khi ấy ông Duy Ma Cật bảo các Thiên nữ rằng: “Ma đã đem các ngươi cho ta rồi, nay các ngươi đều phải phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Rồi ông theo căn cơ của Thiên nữ mà nói Pháp để cho phát ý đạo, và bảo rằng ‘các ngươi đã phát ý đạo, có Pháp vui để tự vui chớ nên vui theo ngũ dục nữa.’” Thiên nữ hỏi: “Thế nào là Pháp vui?”—To Vimalakirti who said to them: ‘The demon has given you to me. You can now develop a mind set on the quest of supreme enlightenment.’ “Vimalakirti then expounded the Dharma to them urging them to seek the truth. He declared: ‘You have now set your minds on the quest for the truth and can experience joy in the Dharma instead of in the five worldly pleasures (arising from the objects of the five senses).’ “They asked him: ‘What is this joy in the Dharma?’

·Ông đáp: “Vui thường tin Phật; vui muốn nghe pháp; vui cúng dường Tăng; vui lìa ngũ dục; vui quán ngũ ấm như oán tặc; vui quán thân tứ đại như rắn độc; vui quán nội nhập (sáu căn) như không; vui gìn giữ đạo ý; vui lợi ích chúng sanh; vui cung kính cúng dường bực sư trưởng; vui nhẫn nhục nhu hòa; vui siêng nhóm căn lành; vui thiền định chẳng loạn; vui rời cấu nhiễm đặng trí tuệ sáng suốt; vui mở rộng tâm Bồ Đề; vui hàng phục các ma; vui đoạn phiền não; vui thanh tịnh cõi nước Phật; vui thành tựu các tướng tốt mà tu các công đức; vui trang nghiêm đạo tràng; vui nghe pháp thâm diệu mà không sợ; vui ba môn giải thoát mà không vui phi thời; vui gần bạn đồng học; vui ở chung với người không phải đồng học mà lòng thương không chướng ngại; vui giúp đỡ ác tri thức; vui gần thiện tri thức; vui tâm hoan hỷ thanh tịnh; vui tu vô lượng Pháp đạo phẩm. Đó là Pháp vui của Bồ Tát—“He replied: ‘Joy in having faith in the Buddha, joy in listening to the Dharma, joy in making offerings to the Sangha, and joy in forsaking the five worldly pleasures; joy in finding out that the five aggregates are like deadly enemies, that the four elements (that make the body) are like poisonous snakes, and that the sense organs and their objects are empty like space; joy in following and upholding the truth; joy in being beneficial to living beings; joy in revering and making offerings to your masters; joy in spreading the practice of charity (dana); joy in firmly keeping the rules of discipline (sila); joy in forbearance (ksanti); joy in unflinching zeal (virya) to sow all excellent roots; joy in unperturbed serenity (dhyana); joy in wiping out all defilement that screens clear wisdom (prajna); joy in expanding the enlightened (bodhi) mind; joy in overcoming all demons; joy in eradicating all troubles (klesa); joy in purifying the Buddha land; joy in winning merits from excellent physical marks; joy in embellishing the bodhimandala (the holy site); joy in fearlessness to hear (and understand ) the profound Dharma; joy in the three perfect doors to nirvana (i.e. voidness, formlessness and inactivity) as contrasted with their incomplete counterparts (which still cling to the notion of objective realization); joy of being with those studying the same Dharma and joy in the freedom from hindrance when amongst those who do not study it; joy to guide and convert evil men and to be with men of good counsel; joy in thestat of purity and cleanness; joy in the practice of countless conditions contributory to enlightenment. All this is the Bodhisattva joy in the Dharma.’

·Khi ấy Ma Ba Tuần bảo các Thiên nữ rằng: “Ta muốn cùng các ngươi trở về Thiên cung.”—At that time, the demon said to the girls: ‘I want you all to return with me to our palace.’

·Các Thiên nữ đáp: “Ông đã đem chúng tôi cho cư sĩ, chúng tôi có pháp vui, chúng tôi vui lắm, không còn muốn vui theo ngũ dục nữa.”—The girls replied: ‘While we are here with the venerable upasaka, we delight in the joy of the Dharma; we no longer want the five kinds of worldly pleasures.’

·Ma liền thưa với ông Duy Ma Cật rằng: “Xin ngài nên xả các Thiên nữ nầy; người đem tất cả vật của mình để bố thí cho kẻ khác, đó mới là Bồ Tát—The demon then said to Vimalakirti: ‘Will the upasaka give away all these girls, as he who gives away everything to others is a Bodhisattva?’

·Ông Duy Ma Cật nói: “Ta đã xả rồi, ngươi hãy đem đi. Như thế ta đã làm cho tất cả chúng sanh đặng phát nguyện đầy đủ.”—Vimalakirti said: ‘I now give up all of them and you can take them away so that all living beings can fulfill their vows to realize the Dharma.’

·Lúc ấy các Thiên nữ hỏi ông Duy Ma Cật rằng: “Chúng tôi làm thế nào ở nơi cung ma?”—The girls then asked Vimalakirti: ‘What should we do while staying at the demon’s palace?’

·Ông Duy Ma Cật đáp: “Này các chị, có Pháp môn tên là Vô Tận Đăng, các chị nên học. Vô tận đăng là ví như một ngọn đèn mồi đốt trăm ngàn ngọn đèn, chỗ tối đều sáng, sáng mãi không cùng tận. Như thế đó các chị! Vả lại một vị Bồ Tát mở mang dẫn dắt trăm ngàn chúng sanh phát tâm Bồ Đề, đạo tâm của mình cũng chẳng bị tiêu mất, tùy nói Pháp gì đều thêm lợi ích cho các Pháp lành, đó gọi là Vô Tận Đăng. Các chị dầu ở cung ma mà dùng Pháp môn Vô Tận Đăng nầy làm cho vô số Thiên nữ phát tâm Vô thượng Chánh Đẳng Chánh giác, đó là báo ơn Phật, cũng là làm lợi ích cho tất cả chúng sanh.”—Vimalakirti replied: ‘Sisters, there is a Dharma called the Inexhaustible Lamp which you should study and practice. For instance, a lamp can (be used to) light up hundreds and thousands of other lamps; darkness will thus be bright and this brightness will be inexhaustible. So, sisters, a Bodhisattva should guide and convert hundreds and thousands of living beings so that they all develop the mind set on supreme enlightenment; thus his deep thought (of enlightening others) is, likewise, inexhaustible. His expounding of the Dharma will then increase in all excellent Dharmas; this is called the Inexhaustible Lamp. Although you will be staying at the demon’s palace you should use this Inexhaustible Lamp to guide countless sons and daughters of devas to develop their minds set on supreme enlightenment, in order to repay your debt of gratitude to the Buddha, and also for the benefit of all living beings.’

·Bấy giờ các Thiên nữ cúi đầu đảnh lễ dưới chân ông Duy Ma Cật rồi theo Ma Ba Tuần trở về Thiên cung, bỗng nhiên biến mất không còn thấy nữa—The devas ‘ daughters bowed their heads at Vimalakirti’s feet and followed the demon to return to his palace; and all of a sudden they vanished.”

·Bạch Thế Tôn! Ông Duy Ma Cật có thần lực tự tại và trí tuệ biện tài như thế, nên con không kham lãnh đến thăm bệnh ông—World Honoured One, since Vimalakirti possesses such supernatural power, wisdom and eloquence, I am not qualified to call on him to enquire after his health.”

Trì Thủy: Jatimdhara (skt)—Một vị lương y đã điều chỉnh toa thuốc và thức ăn trong các mùa cho bệnh nhân, sau nầy tái sanh làm Tịnh Phạn Vương—A physician who adjusted prescriptions and diet to the seasons; reborn as Suddhodana.

Trì Tố: Trì trai hay ăn chay và không ăn sau giờ ngọ (từ 11 đến 1 giờ chiều)—To keep to vegetarian diet—Vegetarian—To keep the fast, i.e. not to eat after noon.

Trì Trai: See Trì Tố.

Trì Trục Sơn: Isadhara (skt)—Trì trục Sơn có tên tiếng Phạn là Y Sa Đà La Sơn, vòng núi thứ nhì trong bảy vòng bao quanh núi Tu Di, có hình như trục bánh xe—The second of the seven concentric mountains round Mount Meru, rounded like a hub.

Trì Tức Niệm: Một trong ngũ đình tâm quán, quán hay kiểm soát hơi thở để định tâm—One of the five-fold procedures for quieting the mind, the contemplation in which the breathing is controlled—See Ngũ Đình Tâm Quán.

Trĩ: Chim trĩ (gà rừng)—A pheasant—A parapet.

Trĩ Cứu Lâm Hỏa: Chim trĩ đang bận rộn dập tắt lửa rừng, nên được thần lửa thương xót và cứu độ (ý nói muốn được chư Phật thương xót cứu độ, thì trước hết tự mình phải cứu lấy mình, phải tự mình dập tắt những ngọn lửa dục độc hại nơi chính mình trước đã)—The pheasant which busied itself in putting out the forest on fire and was pitied and saved by the fire-god.

Trị:

1)Giá trị: Valued at—Worth.

2)Trị Bệnh: To cure—To treat—To heal a disease.

3)Cai Trị: To rule—To govern.

4)Trị Tội: To punish.

5)Trị vì: To rule or to govern. 

Trị An: To maintain order.

Trị Gia: To manage one’s home.

Trị Liệu: Therapeutic—Therapies.

Trị Quốc: To rule (govern) a country.

Trích: To copy out—To extract—To excerpt.

Trích Dịch: To extract a passage from a book and translate it.

Trích Đăng: To extract a passage from a book and insert it in a newspaper.

Trích Giảng: To extract and explain.

Trích Yếu: Subject.

Trịch:

1)Ném liệng hay loại bỏ: To throw away—To reject—To cast away.

2)Rất nặng: Very heavy.

Trịch Ác Nhân: Loại bỏ kẻ ác—To cast away, or reject, wicked man.

Trịch Chỉ Đa: Chikdha (skt)—Vùng đất mà bây giờ là Chitor hay Chittore, thuộc miền Trung Ấn—The modern Chitor, or Chittore, in Central India.

Trịch Thượng: Lofty tone.

Triền:

(A)Nghĩa của Triền—The meanings of Bonds or entanglements:

1)Triền dốc: Slope of a hill or mountain.

2)Cột trói: To bind with cords—Bonds.

3)Tên khác của phiền não: Dục vọng và phiền não trói buộc thân tâm người khiến cho người không được tự tại—Another name for afflictions; the passions and delusions which binds human body and minds.

(B)Phân loại Triền—Categories of bonds or entanglements:

1)Bát Triền hay tám thứ trói buộc: Eight entanglements or bonds—See Bát Triền in Vietnamese-English Section.

2)Thập Triền hay mười thứ trói buộc: Ten entanglements or bonds.

Triền Báo: Quả báo của sự trói buộc trong luân hồi sanh tử—The retribution of transmigration-bondage.

Triền Miên: Continously—Ceaselessly—Incessantly.

Triền Phược: Trói buộc hay thập triền tứ phược—Bondage—Ten entanglements and four bonds.

** For more information, please see Thập Triền Tứ Phược. 

Triền Vô Minh: Sự trói buộc của vô minh—The bondage of unenlightenment.

Triển:

1)Phát triển—To develop—To evolve.

2)Tiến triển---To progress.

3)Triển khai: To extend—To expand—To stretch.

Triển Chuyển Lực: Khả năng phát triển hay mở rộng ra—Powers of extension or expansion.

Triển Hạn: To extend a time limit (dead line).

Triển Khai: To open out.

Triển Lãm: To show—To exhibit.

Triển Vọng: Outlook—Expectation—Prospect.

Triện: Seal (ấn triện).

Triết Học: Philosophy.

Triết Lý Cao Siêu: Transcendental doctrines.

Triết Gia: Philosopher—Sage.

Triết Học: Philosophy.

Triết Thuyết: Doctrine.

Triệt:

1)Thấu triệt—To know thoroughly—Throughout—To penetrate.

2)Trước đây: Previous.

Triệt Đeå: Thoroughly—Entirely—Completely.

Triệt Để Chống Lại: To be vehement in contradicting.

Triệt Hạ: To demolish—To destroy—To pull down.

Triệt Tâm: Thấu suốt tâm cang—To penetrate or reach the heart or mind.

Triệt Thoái: To withdraw—To evacuate—To fall back.

Triệt Tiêu: To cancel—To annul.

Triêu: Buổi sáng—Morning.

Triêu Lộ: Giọt sương mai dễ tan, dùng để ví với đời người chóng tàn—Morning dew, e.g. man’s life as transient.

Triều:

1)Đi đến: Towards.

2)Thủy triều—Tide—Tidal.

3)See Triều Đại.

Triều Cống: To pay tribute.

Triều Đại: Dynasty.

Triều Lên: Rising tide.

Triều Sơn: Tôn thờ tự viện, hay đặc biệt là vị Đạt Lai Lạt Ma—To worship towards the hills, pay court to a noted monastery, especially pay court to a Dalai Lama.

Triều Thự: Buổi sáng và buổi tối—Morning and evening.

Triều Tiên: Nước Đại Hàn—Korea.

Triều Xuống: Falling tide.

Triệu:

1)Triệu hồi: To beckon—To summon—To call back—To evoke.

2)Một triệu: Million.

3)Triệu thỉnh: To invite with respect—To invite, especially the Buddhas or Bodhisattvas to worship. 

Triệu Châu: Chao-Chou.

1)See Triệu Châu Tòng Thẩm.

2)Tên một tự viện vào thời nhà Đường, nơi mà Triệu châu được danh hiệu nầy: A monastery during the T’ang dynasty, where Chou-Chou got his pseudonym.

Triệu Châu Tòng Thẩm: Zhao-Chou-T’sung-Shen—Triệu Châu Tòng Thẩm là môn đồ và người kế vị Pháp của Thiền sư Nam Tuyền Phổ Nguyện. Ông là một thiền sư nổi tiếng và quan trọng vào bậc nhất thời nhà Đường. Công án “Không” của ông là một công án nổi tiếng trong tất cả mọi công án. Người ta nói rằng Triệu Châu đạt kiến tánh lúc 18 tuổi và giác ngộ viên mãn lúc 54 tuổi. Đến năm 58 tuổi ông đã đi du phương khắp Trung Quốc, ở lại với nhiều sư xuất sắc và tham dự “pháp chiến” với họ cho đến năm 80 tuổi, ông mới chính thức mở một ngôi chùa và bắt đầu dạy chúng. Ông tiếp tục dạy môn đệ cho đến khi chết lúc 120 tuổi. Triệu Châu có 13 người kế vị Pháp, nhưng vì có ít người bằng được ông về chiều sâu kinh nghiệm, nên chỉ vài thế hệ sau là dòng Thiền của ông bị tàn lụi. Triệu Châu có một lối dạy học trò rất đặc biệt, mà người ta gọi là “Thiền trên miệng và trên môi Triệu Châu.” Giọng trầm trầm, gần như là thì thào. Ông thường đưa ra những câu trả lời ngắn và rõ ràng, nhưng những lời ông nói có một sức mạnh lớn. Người ta nói những lời ấy có thể chọc thủng những ý nghĩ và tình cảm mù quáng của học trò như một mũi gươm nhọn. Triệu Châu được nhắc tới trong những thí dụ 1, 7, 11, 14, 19, 31, và 37 trong Vô Môn Quan; cũng như những thí dụ 2, 9, 30, 41, 45, 52, 57, 58, 59, 64, 80, và 96 trong Bích Nham Lục—Zhao-Chou T’sung-Shen was a student and dharma successor of Nan-Chuan P’u-Yuan. He was a renowned and most important master of the T’ang dynasty. His “Sunnyata” is the bestknown of all koans. Chao-Chou is said to have attained “Beholding the Buddha-nature” at the age of eighteen and complete awakening at fifty-four. From fifty-four to eighty he made pilgrimages about China, staying with prominent masters and engaging in “Dharma dueling” with them. Not until he was eighty did he formally open a monastery and began to teach. He then continued to instruct students until his death, at one hundred and twenty. Zhao-Chou had thirteen dharma successors, but since there were few who equaled or surpassed him in profundity of experience, his lineage died out after a few generations. Zhao-Chou had a very special way of instructing his disciples that people called “Zhao-Chou’s lip and mouth Ch’an.” In a soft voice, often almost whispering, he answered his students’ questions with short, simple pronouncements. His words were, however, very powerful; it is said they were able to cut through the deluded feeling and thinking of his disciples like a sharp sword. His name appears in examples 1, 7, 11, 14, 19, 31 and 37 of the Wu-Men-Kuan; and in examples 2, 9, 30, 41, 45, 52, 57, 58, 64, 80, and 96 of the Pi-Yen-Lu. 

·Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên với Nam Tuyền, lúc ấy Nam Tuyền đang nằm nghỉ mà vẫn hỏi: “Vừa rời chỗ nào?” Triệu Châu thưa: “Vừa rời Đoan Tượng.” Nam Tuyền hỏi: “Thấy Đoan Tượng chăng?” Triệu Châu thưa: “Chẳng thấy Đoan Tượng, chỉ thấy Như Lai nằm.” Nam Tuyền hỏi tiếp: “Ngươi là sa di có thầy hay không?” Triệu Châu thưa: “Có Thầy.” Nam Tuyền lại hỏi: “Thầy ở chỗ nào?” Triệu Châu bèn bước tới trước mặt Nam Tuyền nói: “Giữa mùa đông rất lạnh, ngưỡng mong tôn thể Hòa Thượng được muôn phước.” Nam Tuyền khen ngợi liền nhận vào chúng—Upon their first meeting, Nan-Chuan, who was lying down and resting, asked Zhao-Chou: “Where have you come from?” Zhao-Chou said: “I’ve come from Rui-Chuan (Omen Figure). Nan-Chuan said: “Did you see the standing omen’s figure?” Zhao-Chou said: “No, but I’ve seen a reclining Tathagata.” Nan-Chuan got up and asked: “As a novice monk, do you have a teacher or not?” Zhao-Chou replied: “I have a teacher.” Nan-Chuan said: “Who is your teacher?” Zhao-Chou stepped in front of Nan-Chuan, bowed and said: “In the freezing winter-cold, a prostrate monk only asks for the master’s blessings.” Nan-Chuan approved Zhao-Chou’s answer and permitted him to enter the monk’s hall. 

·Một ngày nọ Triệu Châu hỏi Nam Tuyền: “Thế nào là đạo?” Nam Tuyền đáp: “Tâm bình thường là đạo.” Triệu Châu lại hỏi: “Lại có thể nhằm tiến đến chăng?” Nam Tuyền đáp: “Nghĩ nhằm tiến đến đã là sai rồi.” Triệu Châu lại hỏi: “Nếu không nghĩ thì làm sao biết được là đạo?” Nam Tuyền nói: “Đạo chẳng thuộc biết, cũng chẳng thuộc chẳng biết; biết là vọng, chẳng biết là vô ký. Nếu thật đạt đạo thì chẳng nghi, ví như hư không thênh thang rỗng rang đâu thể gắng nói phải quấy.” Ngay câu nói nầy Triệu Châu ngộ lý. Sau đó triệu Châu đi đến đàn Lưu Ly tại Tung Nhạc thọ giới, thọ giới xong, sư trở về tiếp tục tu tập với Thiền Sư Nam Tuyền—One day, Zhao-Chou asked Nan-Chuan: “What is the Way?” Nan-Chuan said: “Everyday mind is the Way.” Zhao-Chou said: “Does it have a disposition?” Nan-Chuan said: “If it has the slightest intention, then it is crooked.” Zhao-Chou said: “When a person has no disposition, then how can he know that this is the Way?” Nan-Chuan said: “The Way is not subject to knowledge, nor is it subject to no-knowledge. Knowledge is delusive. No-knowledge is nihilistic. When the uncontrived way is really attained, it is like great emptiness, vast and expansive. So how could there be baneful right and wrong?” At these words Zhao-Chou was awakened. Thereafter Zhao-Chou traveled to Mount Song where he received ordination. He then returned to continue his practice under Nan-Chuan.

·Một ngày khác Triệu Châu hỏi Nam Tuyền: “Như vậy những người có kiến thức khi chết họ sẽ đi về đâu không?” Nam Tuyền đáp: “Đến nhà Đàn Việt dưới núi mà làm con trâu đi.” Triệu Châu bèn nói: “Cảm ơn lời Thầy chỉ giáo.” Nam Tuyền nói: “Đêm qua canh ba trăng soi cửa.”—Another day Zhao-Chou asked Nan-Chuan: “Where do people with knowledge go when they die?” Nan-Chuan said: “They go to be bull water buffaloes down at the Tans’ and Yues’ houses at the base of the mountain.” Zhao-Chou said: “Thank you for your instruction.” Nan-Chuan said: “Last night during the third hour the moon reached the window.”

·Triệu Châu đến gặp Hoàng Bá. Hoàng Bá thấy sư đến liền đóng cửa phương trượng. Sư lấy một que củi đang cháy, chạy vào Pháp đường la to: “Cháy! Cháy!” Hoàng Bá mở cửa, nắm sư đứng lại bảo: “Nói! Nói!” Triệu Châu bảo: “Cướp qua rồi mới trương cung.”—Zhao-Chou went to see Huang-Bo. When Huang-Bo saw him coming he closed the door to his room. Zhao-Chou picked up a piece of flaming firewood from the stove, and walking into the Dharma hall, he yelled: “Fire! Fire!” Huang-Bo threw open his door, and grabbing Zhao-Chou he said: “Speak! Speak!” Zhao-Chou said: “After the thief has run off you’ve drawn your bow.” 

·Một lần khác Triệu Châu đến Thiên Hoàng gặp Đạo Ngộ. Sư vừa đến nơi thì Đạo Ngộ đã la lớn: “Mũi tên Nam Tuyền đến.” Sư bảo: “Xem tên!” Đạo Ngộ nói: “Trật.” Sư bảo: “Trúng.”—Zhao also went to T’ian-Huang Tao-Wu’s place. Just when Zhao-Chou entered the hall, Tao-Wu yelled: “Here comes an arrow from Nan-Chuan.” Zhao-Chou said: “See the arrow!” Tao-Wu said: “It already passed.” Zhao-Chou said: “Bulls-eye!”

·Triệu Châu thượng đường dạy chúng: “Phật vàng không độ được lò đúc. Phật gỗ không độ được lửa. Phật đất không độ được nước. Phật thật ngồi ở trong. Bồ Đề, Niết Bàn, Chơn Như, Phật tánh trọn chỉ là y phục đắp vào thân, cũng gọi là phiền não, thực tế lý địa để ở chỗ nào? Một tâm chẳng sanh, muôn pháp không lỗi. Ngươi cứ nghiên cứu lý nầy, ngồi quán xét hai mươi hay ba mươi năm, nếu chẳng hội thì chặt đầu lão Tăng đi! Nhọc nhằn nắm bắt mộng huyễn không hoa, tâm nếu chẳng khác thì muôn pháp nhất như. Đã chẳng từ ngoài được thì câu chấp làm gì? Giống in như con dê gặp vật gì cũng liếm cũng nhai. Lão Tăng thấy Hòa Thượng Dược Sơn có người hỏi, Ngài liền bảo “Ngậm lấy miệng chó.” Lão Tăng cũng dạy “Ngậm miệng chó.” Chấp ngã thì nhơ, không chấp ngã thì sạch, giống như con chó săn tìm kiếm vật gì để ăn. Phật pháp ở chỗ nào? Ngàn muôn người thảy đều tìm Phật, mà trong đó muốn tìm một đạo nhân không có. Nếu cùng vua KHÔNG làm đệ tử, chớ bảo tâm bệnh khó trị. Khi chưa có thế giới, trước đã có tánh nầy, khi thế giới hoại diệt, tánh này vẫn còn đó. Một phen được thấy Lão Tăng, sau lại chẳng phải người khác, chỉ là chủ nhơn nầy. Cái đó lại hướng ngoài tìm làm gì? Khi ấy chớ xoa đầu moi óc, nếu xoa đầu moi óc liền mất vậy—Zhao-Chou entered the hall and addressed the monks, saying: “A metal Buddha does not withstand the furnace. A wooden Buddha does not withstand the fire. A mud Buddha does not withstand water. The genuine Buddha sits within you. “Bodhi” and “Nirvana,” “True Thusness” and “Buddha-nature” these things are just clothes stuck to the body and they are known as “afflictions.” Where is the actual ground-truth revealed? “Big mind is unborn. The myriad dharmas are flawless. Try sitting for twenty or thirty years, and if you still don’t understand then cut off my head! The empty flowers of delusion and dreams, disciples work so hard to grab them! When nothing deviates from mind, then the myriad dharmas are but one thusness. Since it can’t be attained from outside, what will you try to grasp? You’re like goats, haphazardly picking up just anything and keeping it in your mouth! I heard Yao-Shan said: “People ask me to reveal it, but when I teach, it is like something taken from a dog’s mouth. What I teach is like something taken from a dog’s mouth. Take what I say as dirty. Don’t take what I say as clean. Don’t be like a hound always looking for something to eat.” Where is the Buddhadharma? Thousands of fellows are seeking Buddha, but if you go looking among them for a person of the Way you can’r find one. If you are going to be a disciple of Buddha then don’t let the mind’s disease be so hard to cure. This nature existed before the appearance of the world. If the world ends, this will not end. From the time I saw my true self, there hasn't been anyone else. There's just the one in charge. So what is there to be sought elsewhere? At the moment you have this, don't turn your head or shuffle your brains! If you turn your head or shuffle your brains it will be lost!" 

·Một vị Tăng mới đến tự viện, nói: “Con mới đến xin thầy chỉ giáo.” Triệu Châu hỏi: “Ngươi ăn chưa?” Vị Tăng đáp: “Dạ rồi!” Triệu Châu nói: “Đi rửa chén bát đi.” Nghe xong những lời nầy Tăng liền giác ngộ. Thế ra cái ngộ thường tục biết chừng nào!—A new monk came to the monastery. He said to Zhao-Chou: “I’ve just arrived here. I asked the master to provide me instruction.” Zhao-Chou said: “Have you eaten?” The monk said: “Yes, I’ve eaten.” Zhao-Chou said: “Go wash your bowl.” Upon hearing these words the monk was enlightened. This is enough to show what a commonplace thing enlightenment is!

·Triệu Châu thượng đường thuyết pháp: “Đạo chẳng khó, chỉ hiềm lựa chọn, vừa có nói năng là lựa chọn, là minh bạch. Lão Tăng chẳng ở trong minh bạch, các ngươi lại tiếc giữ chăng?” Có vị Tăng đứng ra hỏi: “Đã chẳng ở trong minh bạch thì tiếc giữ cái gì?” Triệu Châu bảo: “Ta cũng chẳng biết.” Vị Tăng nói: “Hòa Thượng đã chẳng biết, vì sao chẳng ở trong minh bạch?” Triệu Châu nói: “Hỏi thì được. Lễ bái xong lui ra.”—Zen master Zhao-Chou entered the hall to address the monks: “Attaining the Way is not difficult, just disdain choosing. As soon as words are present there is choosing, there is understanding. It’s not to be found in understanding. Is understanding the thing you uphold and sustain?” A monk asked: “Since it is not found in understanding, what is to be upheld and sustained?” Zhao-Chou said: “I don’t know.” The monk said: “Since the master doesn’t know what it is, how can you say it isn’t within understanding?” Zhao-Chou said: “Ask and you have an answer, then bow and withdraw.”

·Có vị Tăng hỏi: “Cây có Phật tánh không?” Triệu Châu đáp: “Có.” Vị Tăng lại hỏi: “Như vậy thì bao giờ nó thành Phật?” Triệu Châu đáp: “Khi nào đại hư không rơi xuống địa cầu.” Vị Tăng lại hỏi: “Khi nào thì hư không rơi xuống địa cầu?” Triệu Châu đáp: “Khi nào cái cây thành Phật.”—A monk asked: “Does a tree in the garden have Buddha-nature?” Chao-Chou said: “Yes.” The monk asked: “When will it become a Buddha?” Zhao-Chou said: “When the great void falls to earth.” The monk asked: “When will the great void fall to earth?” Zhao-Chou said: “When a tree become a Buddha.” 

·Có một vị Tăng hỏi: “Thế nào là câu nói cùng tuyệt?” Thay cho lời đáp thỏa đáng, Triệu Châu chỉ nói: “Phải.” Vị Tăng không nhận ra ý nghĩa của chữ ‘phải,’ tưởng là sư chưa đáp, bèn hỏi lại. Sư hét to: “Bộ tôi điếc hay sao?”—A monk asked Zhao-Chou: “What is the one ultimate word of truth?” Instead of giving any specific answer he made a simple response saying “Yes.” The monk who naturally failed to see any sense in this kind of response asked for a second time, and to this the master roared back: “I am not deaf!” 

·Như trên chúng ta thấy cuộc đời của Triệu Châu là một bức minh họa đặc biệt thú vị cho một sự khẳng định không ngừng được các Thầy Thiền nhắc đi nhắc lại. Đại giác chỉ là khởi đầu cho bước tiến thật sự trên con đường hành thiền. Triệu Châu đã trải qua đại giác sâu từ năm ông 18 tuổi, nhưng ông vẫn tiếp tục tu học với Thầy Nam Tuyền trong suốt bốn mươi năm nữa. Sau khi thầy thị tịch, ông lên đường chu du để tìm hiểu sâu hơn ở những thầy khác. Theo truyền thuyết thì ông đã tham vấn với hơn 80 người kế vị Pháp của Mã Tổ Đạo Nhất (vai ông nội của ông trong Thiền). Đến năm 80 tuổi, ông mới trụ lại tại một ngôi chùa nhỏ ở làng Triệu Châu, nơi ông hướng dẫn những đệ tử tụ tập chung quanh ông để tu tập thiền định cho đến khi thị tịch là năm ông 120 tuổi—As we see above, the life story of Zhao-Chou is an especially good example of what Ch’an masters repeatedly stress, that enlightenment is only the beginning of real training on the path of Ch’an. Zhao-Chou had already experienced profound enlightenment at the age of 18; following that he trained himself for forty years under his master Nan-Chuan. After his master passed away, he set about wandering in order to deepen his experience further through “Zen” with other Ch’an masters. It is said that during this period he sought out as many as eighty of the dharma successors of Ma-Tsu-Tao-I (his grandfather in Ch’an). Finally, at the age of 80, he settled in a small Ch’an monastery in the town of Zhao-Chou. There at last students gathered around him and he led them on the path of Ch’an until his death at the age of 120. 

·Ngày mồng hai tháng mười một năm 897, sư nằm nghiêng bên phải mà thị tịch, thọ 120 tuổi. Sư được vua ban hiệu “Chơn Tế Đại Sư”—On the second day of the eleventh month in the year 897, Zhao-Chou lay down on his right side and passed away. He was 120 years old. He received the posthumous title “Great Teacher Truth’s Limit.”

Triệu Chứng: Symptom.

Triệu Hồi: To recall.

Triệu Hồn: Triệu thỉnh vong hồn của người chết—To call back the spirit of the dead.

Triệu Tái Vĩnh Kiếp: Kiếp không ngừng kéo dài đến hàng triệu năm (Kiếp vượt ra ngoài số có thể đếm được)—The perpetual aeon of millions of years, the kalpa beyond numbers.

Triệu Tập: To convoke an assembly—To summon—To call together.

Triệu Thỉnh: See Triệu (3).

Triệu Thỉnh Đồng Tử: Vị đồng tử thứ năm bên trái của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, người có nhiệm vụ triệu thỉnh mọi chúng sanh đi đến giác ngộ—The inviter, possibly etymologically connected with achavaka; he is the youth fifth on the left of Manjusri in his group of the Garbhadhatu, and is supposed to invite all the living to enlightenment.

Trinh: Chaste—Lucky.

Trinh Bạch: Chaste—Pure.

Trinh Thực: Pure and true.

Trình:

1)Đệ trình: To submit (proof or proposal).

2)Trình báo: To report.

3)Trình bày: To show—To produce.

Trình Diễn: To perform—To act.

Trình Diễn Bề Ngoài: Outward show.

Trình Diện: To present (report) oneself.

Trình Độ: Level—Standard—Degree.

Trịnh Trọng: Ceremonious—Formal.

Trìu Mến: Tender—Sympathetic.

Trĩu Nặng: Very heavy. 

Trò Chuyện: To talk---To chat—To converse.

Trò Cười: Joke—Jest.

Trò Đời: Ways of the world.

Trò Quỷ Thuật: Magic tricks.

Trò Vui: Merry-making feasts.

Troû: To point—To show with the forefinger.

Troï: To board—To lodge.

Tróc: To peel (scale—come) off.

Trọc:

1)Shaven.

2)Bald. 

Trói: To fasten—To tie—To bind.

Trói Buộc: Chaining or bondage—Mọi sự trói buộc là do tâm sinh ra, tức là, thế giới của những hình tướng hư ngụy nầy là cấu trúc của tâm—All kinds bondage are mind-made, that is, this world of faulty appearances is the construction of the mind.

Tròn Trèm: About.

Trọn: Whole—Entire—All.

Trọn Đạo: To fulfill one’s duty.

1)Làm một tín đồ: one’s Buddhist duty toward the Triratna (Tam Bảo).

2)Làm cha: One’s parternal duty.

3)Làm cha mẹ: One’s parental duty.

4)Làm mẹ: One’s maternal duty.

Trọn Đời: Entire life—Whole life.

Trọn Đời Làm Lành, Lành Còn Chưa Đủ; Một Ngày Làm Ác, Ác Tự Có Dư: Good deeds performed during our whole life are not enough; bad deeds performed in just one day are already too many.

Trọn Lời: To keep one’s promise (words).

Trọn Quyền: Full power.

Trọn Vẹn: Complete—Whole—Entire.

Trong Đời: During one’s life.

Trong Khoảng: Between.

Trong Kiếp Luân Hồi Sanh Tử, Ác Nghiệp Dễ Nhiễm, Duyên Lành Khó Tạo: In the cycle of births and deaths, evil deeds (transgressions) are easy to commit, wholesome deeds are difficult to perform. 

Trong Kiếp Luân Hồi Sanh Tử Trong Vô Lượng Kiếp, Chúng Ta Đã Chịu Quá Nhiều Khổ Đau: In the cycle of births and deaths in immeasurable eons, we truly undergo immense pain and suffering. 

Trong Kiếp Luân Hồi Sanh Tử, Duyên Lành Khó Gieo, Việc Ác Dễ Trồng: In the cycle of births and deaths, good deeds are difficult to perfprm (sow), while bad deeds are easy to commit.

Trong Kiếp Nầy: In this present life.

Trong Lịch Sử: In history.

Trong Lúc Ấy: In the meantime—Meanwhile.

Trong Một Niệm: In the space of one thought.

Trong Sạch: Clean—Clear—Pure.

Trong Sáng: Clear—Bright.

Trong Suốt: Clear—Transparent.

Trong Thời Gian Ấy: In that span of time.

Trong Thời Phật Còn Tại Thế: During the lifetime of Buddha Sakyamuni.

Trong Thời Phật Còn Tại Thế (Chánh Pháp), Trăm Người Tu Có Tới Bảy Tám Chục Người Chứng; Trong Thời Tượng Pháp, Trăm Ngàn Người Tu May Mắn Còn Có Một Hai Người Chứng; Trong Thời Mạt Pháp, Trăm Ngàn Người Tu, Khó Có Lấy Một Người Chứng Đắc: During the lifetime of Buddha Sakyamuni, seventy or eighty out of hundred practitioners will attain the way; during the period of Semblance Dharma, out of hundreds of thousands of practitioners perhaps one or two will attain the way; During the period of Ending-Age Dharma, there would be none attaining the way out of hundreds of thousands of practitioners.

Trong Trắng: Chaste.

Trong Trẻo:

1)Limpid—Clear (water).

2)Unclouded—Clear (sky).

Trong Vắt: Very clear—Transparent—Limpid.

Trong Vòng: Within.

Trong Ý Nghĩa Ấy: In a sense.

Tròng: Noose—Trap.

Tròng Trành: To rock.

Trọng:

1)Kính trọng: To venerate—To honour-To respect.

2)Nặng: Heavy—Weighty.

3)Nghiêm trọng: Serious—Grave.

4)Xem trọng: To regard respectfully—To lay stress upon.

Trọng Các Giảng Đường: Khu giảng đường hai tầng ở Tỳ Xá Ly, nơi Đức Phật thường trú ngụ—The double-storeyed hall at Vaisali where the Buddha stayed. 

Trọng Cấm: Strictly forbidden.

Trọng Chướng: Những chướng ngại nghiêm trọng trong việc giác ngộ, như vô minh, phiền não, tội nghiệp, quả báo, hay hậu quả của những tiền khiên—Serous hindrances to enlightenment, e.g. ignorance, delusion, sin, retribution, or the results of one’s previous lives—See Tam Chướng.

Trọng Đãi: To treat kindly (very well).

Trọng Đại: Important.

Trọng Hậu: generous.

Trọng Hình: Heavy penalty.

Trọng Hỏa: Những kẻ theo đạo thờ Thần lửa—Those who pay respect to the god of fire.

Trọng Không: Hư không ngoài hư không, chỉ khoảng không bao la vô tận—The double space, i.e. the space beyond space, the void beyond the void.

Trọng Nghiệp: Garuka (p)—Weighty karma—Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp), trọng nghiệp có nghĩa là hành động hay nghiệp nặng, nghiệp nghiêm trọng, có thể thiện hay bất thiện, không thể thay thế được trong yếu tố tái sanh. Được gọi là trọng nghiệp vì nó chắc chắn sanh quả trong kiếp hiện tại hay ngay kiếp kế tiếp. Nếu không có một trọng nghiệp nào làm điều kiện cho sự tái sanh trong kiếp liền đó, thì “Cận Nghiệp là nghiệp dẫn dắt thọ sanh—According to the Abhidharma, weighty karma, wholesome or unwholesome, is a weighty or serious action, or karma of such powerful moral weight that it cannot be replaced by any other karma as the determinant of rebirth. It is so called because it produces its effect for certain in this life or in the next life. When there is no weighty karma to condition the future birth a death-proximate (asanna) karma might operate. 

a)Nếu là thiện thì đây là loại nghiệp có tính cách tinh thần như trường hợp các tầng thiền, ngoài khẩu và thân nghiệp. Người đắc tứ thiền sắc giới chẳng hạn thì hưởng quả vị của thiền ấy trong kiếp hiện tại, hay trong kiếp kế tiếp—On the wholesome side, this karma is the attainment of the jhanas, other than speech and body karmas.

b)Nếu là bất thiện nghiệp có năm loại trọng nghiệp đi cùng với tà kiến chối bỏ đạo đức luân lý—On the unwholesome side, it is the five heinous crimes together with a fixed wrong view that denies the basis for morality:

·Gây thương tích cho một vị Phật: Như Đề Bà Đạt Đa phải mất hết thần lực và tái sanh vào ác đạo vì tội đã làm chảy máu thân Phật—Causing the wounding of a Buddha, i.e. Devadatta lost his psychic powers and was born in a woeful state because he wounded the Buddha.

·Chia rẽ Tăng Già: Như Đề Bà Đạt Đa phải đọa vào ác đạo vì đã gây chia rẽ trong Tăng đoàn—Maliciously creating a schism in the Sangha, i.e Devadatta who was reborn in a woeful state because he caused a schism in the Sangha.

·Sát hại một vị A La Hán: Murdering an Arahant.

·Giết Cha: Đức Phật đã lưu ý các đệ tử rằng nếu không phạm tội giết cha thì vua A Xà Thế đã đắc quả Tu Đà Hườn. Trong trường hợp nầy trọng nghiệp bất thiện được gây ra trước, và ngăn cản sự tiến bộ tinh thần về sau nầy—Parricide (killing one’s own father). As the Buddha remarked, King Ajatasatru would have attained the first state of sainthood if he had not committed parricide. In this case, the powerful evil karma obstructed his spiritual attainment. 

·Giết Mẹ: Matricide (killing one’s own mother).

c)Nếu một người hành và đắc thiền, sau đó phạm nhằm một trong những trọng tội thì nghiệp đã tạo trước đó sẽ bị nghiệp bất thiện có năng lực hùng mạnh nầy ngăn trở. Kiếp sống kế đó sẽ do nghiệp xấu tạo duyên. Thí dụ như em họ của Phật là Đề Bà Đạt Đa, vì tham vọng mà tạo nên trọng tội làm đả thương Phật và chia rẽ Tăng Già, nên phải mất hết thần thông và tái sanh vào cõi địa ngục—If someone were to develop the jhanas and later were to commit one of the heinous crimes, his good karma would be obliterated by the evil deed, and the latter would generate rebirth into a state of misery. For example, the Buddha’s ambitious cousin Devadatta lost his psychic powers and was reborn in hell for wounding the Buddha and causing a schism in the Sangha.

d)Nếu một người trước đã phạm trọng tội, sau đó dù tinh tấn tu hành vẫn khó đắc quả vì nghiệp xấu cản trở. Vua A Xà Thế sau khi nghe Phật nói Kinh Samannaphala, có thể đã chứng đắc quả Tu Đà Hườn nếu không phạm trọng tội giết cha, là vua Bình Sa Vương, nên ông không thể thành tựu đạo quả—If someone were first to commit one of the heinous crimes, he could not later reach a sublime or supermundane attainment, because the evil karma would create an insurmountable obstruction. Thus King Ajatasattu, while listening to the Buddha’s speak the Samannaphala Sutra, the Discourse on the Fruits of Recluseship, had all the other conditions for reaching stream-entry, but because he had killed his father, King Bimbisara, he could not attain the path and fruit. 

Trọng Quan: Những trở ngại nghiêm trọng trong thiền định và giác ngộ—The grave barriers to meditation and enlightenment. 

Trọng Sơn: Phiền não chất chồng như núi nặng—The heavy mountain of delusion.

Trọng Tài: referee—Arbitrator—Umpire.

Trọng Tam Tam Muội: Không không tam muội—Vô tướng tam muội—Vô nguyện vô nguyện tam muội---Double Three Samadhi—A more advanced meditation—All three samadhis are the same with doublepractice—See Tam Tam Muội.

Trọng Tâm: Center of gravity.

Trọng Thể: Solemnly.

Trọng Thương: Severe wound.

Trọng Thưởng: To reward generously.

Trọng Tội: Grave offence.

Trọng Trách: Heavy responsibility.

Trọng Trọng: Lập đi lập lại, như nhiều màn Đế Võng—Repeated—Again and again, manifold, e.g. the multi-meshed net of Indra.

Trọng Tụng: Geya (skt)—Còn gọi là Trọng Chỉ Dạ, phần vần tụng đi tụng lại trong bài kinh—Repetition in verse of a prose section.

Trọng Tuổi: Aged.

Trọng Vọng: Reverencing.

Trọng Yếu: Important—Crucial importance of something.

Trót: To have done something by mistake.

Trố Mắt: To look with wide-open eyes.

Trổ: To make an opening (hole) with a chisel.

Trổ Bông: To blossom—To bloom—To flower—To burst into flower.

Trổ Tài: To show off (display) one’s talent.

Trốc Gốc: Uprooted.

Trôi: To drift.

Trôi Xuôi Dòng: To drift down stream.

Trôi Chảy: Flowing—Fluent.

Trôi Giạt Vào Bờ: To drift on shore.

Trôi Lình Bình: To drift slowly.

Trôi Nổi: Moving about without guided—Adrift.

Trôi Qua: To go by—To pass.

Trối: To make the last recommendations (words). 

Trồi: To rise—To emerge.

Trổi: To surpass—To prevail over.

Trội: To surpass—To excel.

Trộm Cắp: To steal.

Trộm “Đầu Hói” (Tặc Trụ)Tăng Ni nhận của cúng dường mà không chịu tu hành là phản bội đàn na tín thí. Phật gọi những kẻ nầy là những tên trộm “Đầu hói.” Những kẻ tội phạm nầy phải chịu vô vàn khổ đau để đền tội—Bald-headed thief—A monk or nun who does not cultivate while receiving offerings from the laity, has betrayed the latter’s trust and, in fact, stolen the offerings. The Buddha referred to such monks or nuns as “Bald-headed thieves.” They have to be reborn in lower paths to repay what they owe now. 

Trộm Nghĩ: To think discreetly (in secret).

Trốn: To run away—To flee—To escape—To hide.

Trốn Thoát: To get away—To escape successfully.

Trốn Tránh: To elude—To evade.

Trốn Trách Nhiệm: To avoid (escape) responsibility.

Trộn: To mingle—To mix—To compound.

Trông: To look at—To see.

Trông Cậy: To rely on—To depend on.

Trông Chờ: To await—To wait for—To expect.

Trông Chừng: To keep watching over (someone or something).

Trông Coi: To watch over—To look after.

Trông Đợi: See Trông Chờ.

Trông Nhờ: See Trông Cậy.

Trông Nom: To superintend—To oversee—To supervise.

Trông Ơn: To count on a favour.

Trồng Dưa Được Dưa, Trồng Đậu Được Đậu Là Lẽ Đương Nhiên; Đã Gieo Chông Gai, Đừng Mong Đến Mùa Gặt Lúa Nếp: If you plant melons, you reap melons; if you plant beans you reap beans. This is the natural course of events. Having sown thorns, do not expect to harvest wheat and rice.

Trơ Như Đá: Indifferent—Insensible.

Trơ Trẽn: Shameless—Impudent.

Trơ Trọi: Alone.

Trơ Trơ: Unmoved—Motionless—Still.

Trớ Trêu: Irony.

Trở Chứng: To change one’s conduct.

Trở Cờ: To reverse one’s opinion.

Trở Giọng: To change one’s tune.

Trở Hướng: To change in direction.

Trở Lại: To come (go—get) back—To return.

Trở Lực: Impediment—Hindrance---Obstacle.

Trở Mặt: To change (turn) about.

Trở Nên An Định: Become stable and calm.

Trở Nên Cao Quý: To enoble.

Trở Nên Cởi Mở: To become open.

Trở Nên Điên Đảo Mộng Tưởng: To have nightmare and to become confused.

Trở Nên Điên Loạn: To become crazy.

Trở Nên Gầy Gò: To grow thin.

Trở Nên Rộng Lượng: To become kind and full of pity.

Trở Nên Sáng Tạo: To become creative.

Trở Nên Tẻ Nhạt: To become very dull.

Trở Nên Thanh Tịnh: To become serene.

Trở Nên Thoải Mái: To become comfortable

Trở Nên Thuần Tính Nhân Ái: To become benevolent. 

Trở Nên Toàn Bích: To become perfect.

Trở Nên Xanh Xao: To turn pale 

Trở Thành: To transform—To grow—to become.

Trở Thành Nô Lệ Cho Lạc Thú Thế Gian: Become slaves to sensual pleasures.

Trở Thành Phật Tử Tại Gia Thuần Thành: Để trở thành một Phật tử thuần thành, ngoài việc giữ ngũ giới hay thập thiện, chúng ta cần phải có những tiêu chuẩn sau đây—To become a devoted (good) Buddhist, beside keeping five or ten basic precepts, one must meet the following criteria:

1)Thọ tam quy trì ngũ giới hay bất cứ giới luật nào dành cho Phật tử tại gia: To take refuge in the Triratna and to keep the basic five precepts or any other precepts for laypeople.

2)Luôn tín tâm nghe chánh pháp: Always hear the truth with a faith mind.

3)Làm lành: To do good deeds.

4)Lánh dữ: Not to do evil deeds.

5)Tôn kính người già: To venerate (respect) the elderly.

6)Thương mến người trẻ: Love and care for the young.

7)An ủi vổ về người lâm hoạn nạn: Comfort those who encounter calamities.

8)Thanh tịnh thân tâm: Purify the body and mind. 

Trở Về: To come (go) back—To return.

Trở Về Cực Lạc Nơi Quê Cũ; Thoát Kiếp Trần Gian Luống Đọa Đày: Return to the Land of Ultimate Bliss where the home was; liberate from the earthly life, the suffering world.

Trơï:

1)Trợ Giúp: Help—Assist—Aid.

2)Đồ Phụ Trợ: Auxiliary.

Trợ Âm: To assist in signing or intoning.

Trợ Bần: Chẩn bần—To relieve the poor.

Trợ Cấp: To subsidize.

Trợ Đạo: Đạo phẩm có thể giúp cho thiền quán, luật nghi và quả đức—Auxiliary means which help meditation, auxiliary discipline, and aid to faith or virtue. 

Trợ Giáo: Assistant teacher.

Trợ Lực: To assist (help) someone.

Trợ Lý: To assist—To aid.

Trợ Nghiệp: Auxiliary karma.

1)Tụng kinh hộ niệm giúp người quá cố vãng sanh Tịnh Độ: reciting a sutra to help a death person to reach the Pure Land.

2)Thờ phượng, tán thán và cúng dường trợ giúp chánh nghiệp, như tin nơi Phật A Di Đà, thường tưởng niệm đến Ngài, và thường niệm hồng danh của Ngài: Worship, praise, and offering, as additional to direct karma, i.e. faith in Amitabha, expressed by constant thought of him and calling on his name.

Trợ Niệm: Suportive Recitation—Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Niệm Phật Thập Yếu, người bệnh từ khi đau nặng cho đến lúc sắp tắt hơi, thân bằng quyến thuộc phải bình tĩnh đừng khóc lóc. Có kẻ tuy không khóc nhưng lại lộ nét bi thương sầu thảm, đó cũng là điều không nên. Bởi lúc bấy giờ bệnh nhân đã đi đến ngã rẽ phân chia giữa quỷ, người, phàm, Thánh; sự khẩn yếu nguy hiểm khác thường, như ngàn cân treo dưới sợi tóc. Khi ấy duy chỉ có nhất tâm trợ niệm Phật là điều thiết yếu. Người dù có chí nguyện vãng sanh, mà bị quyến thuộc thương khóc làm cho khơi động niệm tình ái, tất phải bị đọa lạc luân hồi, công tu cũng đành luống uổng! Lại khi bệnh nhân gần qua đời, tự họ muốn tắm gội, thay y phục hay đổi chỗ nằm, thì có thể thuận theo, song phải nhẹ nhàng cẩn thận mà làm. Như họ không chịu, hoặc á khẩu không nói được, không nên miễn cưỡng mà làm. Bởi người sắp chết thân thể thường đau nhức, nếu ép di động, đổi chỗ nằm hoặc tắm rửa, thay y phục thì bệnh nhân càng đau đớn thêm. Nhiều người tu hành phát nguyện cầu về Cực Lạc, nhưng khi lâm chung vì bị quyến thuộc di động nhiễu loạn, phá mất chánh niệm, nên không được vãng sanh, việc nầy xảy ra rất thường. Hoặc kẻ mạng chung có thể sanh về cõi lành, nhưng bị người khác không biết, xúc chạm thân thể, sửa đổi tay chân làm cho đau đớn, nên sanh lòng giận tức. Do một niệm đó, liền đọa vào ác đạo, làm rồng, rắn, cọp, beo, hoặc các loài độc khác. Như vua A Xà Thế tu nhiều phước lành, khi lâm chung bị người hầu cận ngủ gục làm rớt cây quạt trên mặt, nên giận rồi chết bị đọa làm rắn mãng xà. Gương nầy không phải là đáng sợ lắm sao? Người bệnh khi lâm chung hoặc ngồi, hoặc nằm, đều tùy tiện, chớ nên gắng gượng. Nếu cảm thấy suy nhược chỉ có thể nằm, mà muốn xem cho ra vẻ, gắng gượng ngồi dậy, là điều nguy hại không nên làm. Hoặc theo lẽ, phải nằm nghiêng bên mặt hướng về tây, nhưng vì thân thể đau nhức phải nằm ngửa, hay nằm nghiêng bên trái hướng về đông, cũng cứ để tự nhiên chớ nên gắng gượng. Đây chính bệnh nhân phải hiểu như vậy mà tự xử. Còn người thân thuộc cũng phải hiểu lẽ nầy, chẳng nên cầu danh, bắt người bệnh nằm nghiêng bên mặt hướng về tây, hay đỡ dậy mặc áo tràng sửa thế ngồi kiết già. Đâu biết rằng chỉ vì cầu chút hư danh, mà khiến cho người chết phải đọa tam đồ, chịu vô lượng sự khổ! Lúc bệnh nhân sắp sửa mãn phần, sự trợ niệm là điều rất cần thiết. Bởi khi ấy, người bệnh từ tinh thần đến thể chất đều yếu kém mê mờ, khó bề tự chủ. Đừng nói kẻ bình nhựt chưa tu không giữ nổi câu niệm Phật được lâu bền; mà ngay cả người bình nhựt lấy câu niệm Phật làm thường khóa, nếu không nhờ sức trợ niệm cũng khó mong đắc lực. Cách thức trợ niệm phải theo những điều kiện dưới đây—Family members and relatives of a dying person shold always remain calm, without weeping or lamenting, from the time that person becomes gravely ill until his last moments. Some people, while not crying, still show sorrow and emotion on their faces. This, too, should be avoided, the crossroads which separate the living from the dead, and the mundane from the transcendental. The critical importance and danger of this moment can be compared to a mass of thousand pounds hanging under a hair, his fate is determined by a hair’s breadth! At this time, the most important thing is to practice supportive recitation. Even though a person may have set his mind on rebirth in the Pure Land, if family members weep and lament, thus arousing deep-seated feeling of love-attachment, he will certainly sink into the cycle of Birth and Death, wasting all his efforts in cultivation! When a patient on the verge of death wishes to bathe, dress in different garments, or change his position or sleep quarters, we may comply, while exercising caution and acting in gentle, careful manner at all times. If the patient refuses, or cannot give his consent because he has become mute, we certainly should not go against his wishes. This is because the patient on the verge of death is generally in great physical pain. If he is forced to move, bathe or change clothing, he may experience even greater pain. There are numerous cases of cultivators who had sought rebirth in the Pure Land but failed to achieve this goal because their relatives moved them around, disturbing them and destroying their right thought. This unfortunate development occurs very often. There are also cases of individuals who might have achieved rebirth in the higher realms. However, out of ignorance, others made them suffer physically, by rearranging the positions of their hands and feet, for instance, making them irritated and angry. Because of this one thought of anger, they immediately sank into the evil realms. As an extreme example, King Ajatasatru had earned numerous merits and blessings through cultivation. However, at the time of death, one of his attendants dozed off and inadvertently dropped a paper fan onto the king’s face. He became so furious that he expired on the spot, to be reborn, it is said, as a pathon. This example should serve as a warning to all of us. At the time of death, the cultivator himself should either lie down or sit up, according to what comes naturally, without forcing himself. If he feels weak and can only lie down, forcing himself to sit up for appearances’ sake, is dangerous and should be discouraged. Likewise, even though, according to Pure Land tradition, he should lie on his right side facing west; if, because of pain, he can only lie on his back or on his left side facing east, he should act naturally and not force himself. The patient and his family should understand all this and act accordingly. Supportive recitation by family members or Dharma friends is most necessary when a patient is on the verge of death. This is because, at that time, he is weak in body and mind and no longer master of himself. In such trying circumstances, not only is it difficult for those who have not cultivated in daily life to focus on Amitabha Buddha, even individuals who have regularly recited the Buddha’s name may find it difficult to do so in all earnestness, unless there is supportive recitation. Such recitation should closely follow the guidelines set out below:

1)Thỉnh tượng Phật A Di Đà tiếp dẫn để trước bệnh nhân, khiến cho họ trông thấy. Cắm một bình hoa tươi và đốt lò hương nhẹ, khói thơm vừa thoang thoảng để giúp dẫn khởi chánh niệm cho bệnh nhân. Nên nhớ khói chỉ nhẹ thôi, đừng để nhiều vì e ngột ngạt khó thở cho cả bệnh nhân lẫn người xung quanh—Respectfully place a standing Amitabha Buddha statue in front of the patient, so that he can Iee it clearly. Place some fresh flowers in a vase and burn light incense with a soft fragrance. This will help the patient develop right thought. A reminder: the incense should not be overpowering, to avoid choking the patient and everyone around.

2)Người trợ niệm tùy theo nhiều ít nên luân phiên mà niệm. Ít thì mỗi lần một hoặc hai người, chia thành ba phiên. Nhiều thì mỗi phiên có thể độ sáu hay tám người. Nên nhớ lúc ấy bệnh nhân sức yếu, rất cần không khí thanh sạch, nếu để cho người ta vào đông, hoặc kẻ trợ niệm quá nhiều, tất sẽ làm cho người bệnh ngột ngạt xao động, có hại hơn là có lợi. Lại nữa, các phiên phải canh theo đồng hồ mà im lặng luân chuyển nhau hộ niệm, để cho câu niệm Phật tiếp tục không gián đoạn, đừng kêu gọi nhau lớn tiếng. Mỗi phiên niệm lâu chừng một giờ—Those who come to practice supportive recitation should take turns. It should be remembered that the patient, in his weakened state, requires a lot of fresh air to breathe. If too many persons come and go or participate in the recitation session, the patient may have difficulty breathing and become agitated, resulting in more harm than benefit. Therefore, participants should consult their watches and silently take turns reciting, so that recitation can continue uninterrupted. They should not call to one another aloud. Each session should last about an hour.

3)Theo ngài Ấn Quang, nên niệm bốn chữ A Di Đà Phật để cho bệnh nhân dễ thâu nhận trong khi tinh thần thể chất quá suy yếu. Nhưng ý kiến của Hoằng Nhất đại sư, thì muốn niệm bốn chữ hay sáu chữ, tốt hơn nên hỏi bệnh nhân, để thuận với thói quen ưa thích thuở bình nhật của người bệnh, khiến cho họ có thể niệm thầm theo. Nếu trái với thói quen ưa thích, tức là phá mất chánh niệm của người bệnh, tất mình cũng có tội. Lại cách trợ niệm, không nên niệm to tiếng quá, vì mình sẽ tổn hơi khó bền; không nên niệm nhỏ quá, vì e người bệnh tinh thần lờ lạc khó thâu nhận. Cũng chẳng nên niệm quá mau, bởi làm cho bệnh nhơn đã không nghe nhận được rõ ràng, lại không thể theo kịp; chẳng nên niệm quá chậm, bởi có lỗi tiếng niệm rời rạc khiến người bệnh khó liên tục nhiếp tâm. Đại khái tiếng niệm phải không cao không thấp, chẳng chậm chẳng mau, mỗi chữ mỗi câu đều rành rẽ rõ ràng, khiến cho câu niệm trải qua tai đi sâu vào tâm thức của người bệnh, như thế mới đắc lực. Lại có điều nên chú ý, khi bệnh nhân tâm thức quá hôn trầm, niệm ở ngoài tất họ nghe không rõ. Trong trường hợp ấy, phải kê sát miệng vào tai họ mà niệm, mới có thể khiến cho người bệnh được minh tâm—According to Elder Master Yin-Kuang, the short recitation from Amitabh Buddha should be used, so that the patient can easily register the name in his Alaya consciousness, at a time when both his mind and body are very weak. However, according to Elder Master Hung-I, we should ask the patient and use the form he prefers, either short or long, to conform to his everyday practice. In this way, the patient can silently recite along with the supportive recitation party. To go counter to his like and habits may destroy his right thought and create an offense on our part. Furthermore, we should not practice supportive recitation in too loud a voice, as we will expend too much energy and be unable to keep on for very long. On the other hand, neither should we recite in too low a voice, lest the patient, in his weakened state, be unable to register the words. Generally speaking, recitation should not be too loud or too low, too slow or too fast. Each utterance should be clear and distinct so that it can pass through the ear and penetrate deep into the patient’s Alaya consciousness. One caveat: if the patient is too weak or is in a coma, he will not be able to hear external recitation. In such a case, w should recite into the patient’s ear. This helps the patient keep his mind clear and steady.

4)Về pháp khí để dùng trong khi trợ niệm, thông thường nên dùng khánh nhỏ, bởi tiếng mõ âm thanh đục, không bằng tiếng khánh trong trẻo, dễ khiến cho bệnh nhân tâm thần thanh tịnh. Nhưng việc nầy cũng tùy, vì theo kinh nghiệm riêng, Hoằng Nhứt đại sư đã dạy: “Những kẻ suy yếu thần kinh rất sợ nghe tiếng khánh và mõ nhỏ. Bởi âm thanh của mấy thứ nầy chát chúa đinh tai, kích thích thần kinh, khiến cho người bệnh tâm thần không an. Theo thiển ý, chỉ nên niệm suông là thỏa đáng hơn hết. Hoặc nếu có, thì chỉ nên đánh thứ chuông mõ lớn. Những món nầy âm thanh hùng tráng, khiến cho người bệnh sanh niệm nghiêm kính, hơn là đánh khánh và mõ nhỏ. Thứ mõ âm thanh đục cũng không nên đánh, vì làm cho bệnh nhân tâm thần hôn trược. Tuy nhiên, sở thích của mỗi người không đồng, tốt nhứt là nên hỏi trước bệnh nhân. Nếu có chỗ nào không hợp, phải tùy cơ ứng biến, chớ nên cố chấp—With regard to percussion instruments, it is generally better to use the small hand bell, instead of the wooden fish gong with its bass tone. The hand bell, with its clear, limpid sound, can help the patient develop a pure and calm mind. However, this may not apply in all cases. For instance, an Elder Master once taught, “It is best to recite the Buddha’s name by itself without musical accompaniment, but since each person’s preferences are different, it is best to ask the patient in advance. If some details do not suit him, we should adapt to the circumstances and not be inflexible. 

Trời: Nơi chư thiên cư ngụ, trên cõi người, nhưng còn phải chịu luân hồi sanh tử—Heaven—The realm of the gods—Gods—Devas—Celestial—Heavenly beings—Heavenly beings are believed to inhabit the heavens above the human realm, but are still unenlightened and still bound to Samsara (luân hồi) and subject to birth and death. 

Trời Biến Tịnh: Heaven of Universal Purity.

Trời Cực Sắc: Ultimate Form Heaven.

Trời Đại Phạm: Heaven of Great Brahma Lord.

Trời Đao Lợi: Trayastrimsa (skt)—Tavatimsa (p).

1)Thiên xứ thứ hai trong sáu cõi trời dục giới, còn gọi là Ba Mươi Ba Tầng Trời. Một trong những cổ thần Ấn Độ, thần trời là vị thần đã chiến đấu với ma quân bằng kim cang chùy. Trời Đao Lợi dưới trời Trimurti, trời Phạm thiên, trời Visnu và Siva. Phật giáo nhận trời Đao Lợi như vị thần hộ pháp, tuy nhiên, vị trời nầy vẫn kém hơn Phật hay bất cứ ai đã đạt được giác ngộ—The second level heaven of six heavens of desire, also called Heaven of Thirty-Three—The palace of Trayastrimsa Heaven—One of the ancient gods of India, the god of the sky who fights the demons with his vijra, or thunderbolt. He is inferior to the Trimurti, Brahma, Visnu, and Siva, having taken the place of Varuna, or sky. Buddhism adopted him as its defender, though, like all the gods, he is considered inferior to a Buddha or any who have attained bodhi. His wife is Indrani. 

2)Theo Tỳ Kheo Bồ Đề trong Vi Diệu Pháp, vì truyền thuyết có ba mươi ba vị do Sakka lãnh đạo, tự hiến đời mình cho lợi ích của người khác, nên cả ba mươi ba vị đều được sanh vào cõi nầy và ngự trị trong cung Vejayanta tại kinh đô Sudassana—According to Bhikkhu Bodhi in Abhidhamma, Tavatimsa is so named because, according to legend, a group of thirty-three noble-minded men who dedicated their lives to the welfare of others were reborn here as the presiding deity and this thirty-two assistants. The chief of this realm is Sakka, also known as Indra, who resides in the Vejayanta Palace in the realm’s capital city, Sudassana. 

Trời Đâu Suất: Nơi xuất hiện Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật—Tushita Heaven—The Heaven-World in which the Buddha-to-be, Maitreya, waits for his coming—See Đâu Suất Thiên.

Trời Đế Thích: Thiên Đế Thích—Sakra-devanam-indra (skt)—God Indra—Thỉnh thoảng trời Đế Thích cũng là những người hộ pháp trong Phật giáo—He or she sometimes was incorporated into Buddhism as a guardian of Buddhist teachings.

Trời Hóa Lạc: Nimmanarati (p)—Cõi trời Dục giới nơi mà chư Thiên có khả năng tạo ra những thú vui bằng tư tưởng, tùy theo sở thích của họ—The realm of Heaven of Desire where the gods have the power to create objects of sensual enjoyment by thought, in accordance with their desires.

Trời Phạm Chúng: Heaven of Multitudes of Brahma.

Trời Phạm Phụ: Heaven of Ministers of Brahma.

Trời Phạm Thiên: The World of Brahmas.

Trời Phi Tưởng: No-Thought Heaven.

Trời Phước Sanh: Birth of Blessing Heaven.

Trời Quang Âm: Heaven of Light Sound.

Trời Sắc Cứu Cánh: Ultimate Form Heaven.

Trời Tha Hóa: Paranimmitavasavatti (p)—Cõi Trời Tha Hóa Tự Tại, những vị trời đó có khả năng đem những vật mà người khác tạo nên đặt dưới quyền điều khiển của mình—Heaven of Comfort Gained Through Others’ Transformation, who do not create objects of sensual enjoyment themselves, but they control the objects of enjoyment for their use by their attendants.

Trời Thiên Đế: Heaven King.

Trời Thiện Kiến: Good-View Heaven.

Trời Thiểu Quang: Heaven of Lesser Light.

Trời Thiểu Tịnh: Heaven of Lesser Purity.

Trời Trường Thọ: Long-Life Heaven.

Trời Tu Ma Diệm: Suyama Heaven.

Trời Vô Lượng Quang: Heaven of Limitless Light.

Trời Vô Lượng Tịnh: Heaven of Limitless Purity.

Trời Vô Não: No-Affliction Heaven.

Trời Vô Nhiệt: Nơi không còn sức nóng của lo âu phiền não nữa---Heatless Heaven—No-Heat Heaven—No heat from worries and affliction.

Trời Vô Sắc: Akanista.

Trợn Mắt: To roll one’s eyes.

Trợt: To slip.

Trổ Nghiệp: Theo Phật giáo, nghiệp thiện hay bất thiện, chẳng bao giờ biến mất cho đến khi nào kết quả chín mùi; tuy nhiên, thanh tịnh nghiệp có thể xãy ra bằng cách nhận lỗi, sửa lỗi và cố gắng làm những chuyện thiện lành—Karma ripens—According to the Buddhist theory, karma, wholesome or unwholesome, never disappears until its result ripens; however, the purification of accumulated negative karma is possible by declaring, confessing and stopping committing of non-virtuous actions.

Trộm Cắp: Dinnadana (p)—Stealing.

(A)Nghĩa của trộm cắp—The meanings of Dinnadana:

1)Không trộm cắp có nghĩa là không được lấy bất cứ thứ gì của người khác: Not to steal means one should not steal anything from others.

2)Không được tước đoạt quyền lợi của người khác: Not to steal also means that one should not rob other’s rights.

(B)Năm điều kiện cần thiết để thành lập một nghiệp trộm cắp—The consequences of stealing. Five conditions that are necessary for the completion of the evil of stealing.

1)Một vật sở hữu của người khác: Another’s property.

2)Biết đó là vật sở hữu của người khác: Knowledge that it is so.

3)Cố ý muốn đoạt vật ấy làm sở hữu của mình: Intention of stealing.

4)Cố gắng trộm cắp: Effort to steal.

5)Thật sự trộm cắp hay sự trộm cắp được thực hiện bằng hành động: Actual removal.

(C)Quả báo của trộm cắp—The consequences of stealing:

·Nghèo nàn: Poverty.

·Khốn khổ: Misery.

·Thất vọng: Disappointment.

·Làm thân nô lệ: Dependent livelihood.

Trốn Tránh: Escapism.

Trống Trời: Khi nào những vị trời bị đắm nhiễm ngũ dục thì trống liền trổi dậy để cảnh cáo họ rằng mọi việc chóng phai, vui sướng luôn mang lại những hạt giống khổ đau—Celestial drum—Drum of the teaching—Heavenly drum—Whenever the gods become deluded and caught in the quagmire of the five desires, a celestial drum suddenly sounds to warn them that all things are evanescent; pleasure brings with it the seed of suffering.

Tru Di: To exterminate.

Tru Di Tam Tộc: To exterminate three generations.

Truù:

1)Ban ngày: Day—Daytime—Daylight.

2)Trú ngụ: Sthiti (skt)—To abide—To dwell—To stay—To settle.

Trú Ám Lâm:

1)Khu rừng mà ban ngày cũng tối ám như ban đêm: The grove of daylight darkness.

2)Tên gọi nghĩa địa: A cemetery.

Trú Ấn: To find shelter—To take refuge—To shelter oneslef.

Trú Chân: To stay.

Trú Dạ Lục Thời: The six periods of the day and night. 

Trú Manh: Day-blindness.

Trù:

1)Nhà bếp: A kitchen.

2)Trù mật: Đông đặc—Dense—Thick-set.

3)Trù tính—To calculate—To devise—To plan.

Trù Định: To plan.

Trù Lâm: Rừng dầy—Dục vọng của chúng sanh được ví như khu rừng dầy, một khi đã lạc vào thì khó lòng mà thoát ra được—A thick or dense forest, e.g. the passions, etc.

Trù Lượng: Reckoning—To reckon and measure. 

Trù Rủa: To curse.

Truï:

1)Sthiti (skt)—Ngụ tại—To stay—To abide—To dwell—To settle—To stop.

2)Cây cột: A post—A pillar.

Trụ Chỗ Vô Ngại: To dwell in the abode of nonattachment and nonobstruction.

Trụ Địa: Nơi trụ vào chân lý, thí dụ như bằng niềm tin tự tin nơi giáo pháp và những quả vị—Dwelling place; abiding place in the Truth, i.e. the acquirement by faith of a self believing in the dharma and producing its fruits.

Trụ Định: Fixed, certain, firmly settled—See Lục Chủng Quyết Định.

Trụ Định Bồ Tát: Bồ Tát sau khi tu lục độ hành trong ba a tăng kỳ kiếp, thì còn phải tu trong 100 đại kiếp nữa mới có thể thành tựu viên mãn. Các giai đoạn tu hành trong 100 đại kiếp nầy được gọi là “Trụ Định.” Trụ định là an trụ ở sáu loại quyết định—A Bodhisattva firmly fixed, or abiding in certainty. After a Bodhisattva has completed three great asamkhyeya kalpas he has still one hundred great kalpas to complete. This period is called abiding in fixity or firmness, divided into sixth kinds:

1)Thiện Thú Định: Quyết định sanh ở thiện đạo trời, người—Certainty of being born in a good gati such as in the deva realms or in the realms of human beings.

2)Quyết định sanh vào nơi quý tộc: Certainty of being born in a noble family.

3)Quyết định sanh ra có đầy đủ lục căn không tàn khuyết: Certainty of being born with a good body.

4)Quyết định sanh làm người nam: Certainty of being born as a man.

5)Quyết định có được túc mệnh thông: Certainty of being born knowing the abiding places of his transmigrations.

6)Quyết định tạo tác thiện nghiệp bền vững không thoái chuyển: Certainty of being born knowing the abiding character of his good work.

** For more information, please Lục Chủng

Quyết Định. 

Trụ Kiếp: Vivarta siddha kalpa (skt)—Thời kỳ mà các loài hữu tình yên ổn tồn trụ (một trong bốn trung kiếp, thành, trụ, hoại, không)—The abiding or existing kalpa; the kalpa of human existence.

** For more information, please see Tứ Kiếp.

Trụ Nơi Chánh Định: To dwell in Correct Samadhi.

Trụ Pháp Vị: To abide in place in the Dharma.

Trụ Quả: Trụ nơi quả vị đạt được, như việc Thánh giả Thanh Văn và Duyên Giác an trụ quả đã chứng được mà không cầu tiến lên quả vị Phật—Abiding in the fruit, i.e. sravakas and pratyeka-buddhas who rest satisfied in their attainments and do not strive for Buddhahood.

Trụ Quả Duyên Giác: Những vị Duyên Giác sau khi chứng quả thì an trụ chứ không cầu tiến lên quả vị Phật—Pratyeka-buddhas who rest satisfied in their attainments and do not strive for Buddhahood.

Trụ Quả La Hán: Những vị A La Hán sau khi chứng quả thì an trụ chứ không cầu tiến lên quả vị Phật—Arahants who rest satisfied in their arahanthood and do not strive for Buddhahood.

Trụ Quả Thanh Văn: Những vị Thanh Văn sau khi chứng quả thì an trụ chứ không cầu tiến lên quả vị Phật—Sravakas who rest satisfied in their attainments and do not strive for Buddhahood.

Trụ Sơn: Trụ trì chùa—To dwell on a mountain—To be in residence on a mountain—To be a temple master.

Trụ Tháp: Tháp trong tự viện—A pogoda.

Trụ Trì:

1)To dwell and control.

2)An trụ ở đời mà hộ trì Phật pháp: Resident superintendent; to maintain, or firmly hold to faith in the Buddha.

3)Vị Tăng hay Ni trụ trì một tự viện: Abbot—Abbess—A monk or nun who is head of a monastery (convent).

Trụ Trượng Tử: Cây gậy—A staff—A crutch.

Trụ Tướng: Sthiti (skt)—Một trong bốn tướng sanh, trụ, hoại, diệt—Abiding, being the state of existence, one of the four characteristics of all beings and things, i.e. birth, existence, change or decay, and death or cessation.

Trụ Vị:

1)Nơi trụ: Trụ vị, một trong thập trụ Bồ Tát, sau khi qua “tín vị” thì trụ lại để phát triển tu tập—Abiding place, one of the ten stages, resting and developing places or abodes of the Bodhisattva, which is entered after the stage of belief has been passed.

2)Trụ lại một nơi: To abide in a place.

Trụ Xứ Bất Tịnh: Dirty place of residence.

Truân Na: Curna (skt)—Cát bụi—Dust—Sand.

Trúc:

1)Thiên Trúc (Trúc Độ): Ấn Độ—India.

2)Venu (skt)—Bamboo. 

Trúc Đàm Ma La: Dharmaraksa (skt)—Indu-Dharmaraksa (skt)—Trúc Pháp Hộ hay Trúc Đàm Ma La sát (họ Trúc, tên Đàm Ma La Sát)—Người nước Nguyệt Chi, biết 36 thứ tiếng, đã dịch 175 tác phẩm vào khoảng 266-317 sau Tây Lịch—A native of Tukhara, who knew thirty-six languages and translated some 175 works around 266-317 A.D.

Trúc Đàm Ma La Sát: See Trúc Đàm Ma La.

Trúc Kinh: Kinh điển Phật Giáo Ấn Độ—Indian, i.e. Buddhist, sutras.

Trúc Lâm: Một nơi nổi tiếng gần thành Vương Xá, được vua Bình Sa Vương của xứ Ma Kiệt Đà cúng dường cho Phật, bây giờ là Rajdir, thuộc bang Bihar Ấn Độ—Bamboo Grove—Bamboo Forest—A famous place of retreat near Rajagriha given to the Buddha by King Bimbisara of Magadha, now Rajgir, Bihar, India.

Trúc Lâm Tịnh Xá: Venuvana (skt)—Trúc Lâm Tự—Trúc Viên—Trúc Uyển—See Bamboo-Grove Vihara.

1)Theo Eitel trong Trung Anh Phật Giáo Từ Điển, Trúc Lâm Tịnh Xá được vua Bình Sa Vương xây lên cho các Sa môn, về sau ông dâng cho Phật—Bamboo Forest Monastery or “Bamboo-grove,” a park called Karanda-venuvana, near Rajagrha, made by Bimbisara for a group of ascetics, later given by him to Sakyamuni.

2)Lại có thuyết khác cho rằng Trúc Lâm Tịnh Xá được trưởng giả Ca-Lan-Đà xây lên và hiến cho Phật—Another version says that the park was built by Karanda and later was given to Sakyamuni Buddha.

Trúc Lâm Tự: Tên của một chùa nổi tiếng ở Huế, Trung Việt. Chùa do Tỳ Kheo Ni Diệu Trường xây dựng năm 1903. Chùa được trùng tu toàn diện năm 1931. Trong sự nghiệp chấn hưng Phật giáo, chùa Trúc Lâm đã góp vai trò phát khởi Phật giáo Việt Nam. Nhiều danh Tăng và Ni đã xuất thân từ chùa Trúc Lâm như Hòa Thượng Mật Khế, là giảng sư đầu tiên của Hội An Nam Phật Học, Hòa Thượng Mật Thể, tác giả của quyển Việt Nam Phật Giáo Sử Lược, và Sư Bà Diệu Không, người có công trong việc chấn hưng Ni Bộ—Name of a famous temple in Huế, Central Vietnam. The temple was built in 1903 by Nun Diệu Trường. In 1931, the temple was rebuilt on a large scale. In the cause of reinforcing Vietnamese Buddhism, Trúc Lâm temple played a starting role. Many famous monks and nuns were from Trúc Lâm, i.e., Most Venerable Mật Khế, the first lecturer of An Nam Buddhist Association, Most Venerable Mật Thể, the author of Vietnam Buddhist History, Nun Diệu Không, who helped organizing the Nun Order in Vietnam. 

Trúc Pháp Lan: Dharmaraksa or Indu-dharmaranya (skt)—Họ Trúc tên Pháp Lan, người đã dịch 5 bộ kinh vào khoảng những năm 68-70 sau Tây Lịch, và cũng là người mà người ta lầm tưởng đã cùng Ngài Ca Diếp Ma Đằng vào Trung Quốc dịch Kinh Tứ Thập Nhị Chương—Indu-Dharmaranya, who translated five works in 68-70 A.D., and to whom with Kasyapa Matanga the translation of the sutra of 42 sections is wrongly attributed.

Trúc Pháp Lực: Dharmabala (skt)—Người đã dịch bộ Kinh Trường Thiên A Di Đà vào khoảng năm 419 sau Tây Lịch, bây giờ đã thất lạc—Translator of the larger Sukhavati-vyuha in around 419 A.D., now lost.

Trục: Xua đuổi—To expel—To exorcise—To drive away.

Trục Trặc: To go (work—run) wrong or badly. 

Trục Xe: Axle.

Trui: To harden

Trùm Khắp: Vibhu (skt)—Being everywhere—Far-extending—All-pervading—Omnipresent.

Trung: Madhya (skt).

1)Trung Tâm: Middle—Central—Medium.

2)Trung Bình: The mean.

3)Bên Trong: Within. 

4)Trung Thành: Loyal.

Trung A Hàm: Majjhima-Nikaya—The Midle Length Discourses in the Pali Canon—The middle Agama.

Trung Ấm: Còn gọi là Trung Hữu là sự hiện hữu giữa lúc chết và lúc đầu thai, giai đoạn thay đổi từ bảy đến 49 ngày—The intermediate existence between death and reincarnation, a stage varying from seven to forty-nine days, when the karma-body will certainly be reborn.

** For more information, please see

Antara-bhava in Sanskrit/Pali-

Vietnamese Section.

Trung Ấm Pháp Sự: Những phương cách được gia đình người chết áp dụng khoảng 49 ngày giữa lúc chết và lúc đầu thai, để bảo đảm cho người chết được tái sanh vào cõi tốt hơn---The means used by the deceased’s family for ensuring a favorable reincarnation during the intermediate stage, between death and reincarnation.

Trung Ấn: Trung tâm Ấn Độ—Central India.

Trung Bát: Một trong năm loại bất hoàn. Đây là thân trung hữu của các bậc Thánh đi thẳng vào Niết Bàn—One of the five kinds of those who never recede but go on to parinirvana.

Trung Biên Luận: Tên đủ là Biện Trung Biên Luận, được Ngài Thiên Thân Bồ Tát biên soạn, ngài Huyền Trang dịch ra ba quyển, ngài Trần Chân Đế dịch ra hai quyển. Bộ luận giải thích về Trung Luận—A treatise by Vasubandhu, translated by Hsuan-Tsang in three books and by Chen-Chen-Ti in two books. It is an explanation of the Madhyanta-vibhaga-sastra, said to have ben given by Maitreya to Asanga.

Trung Bối: Theo Kinh Vô Lượng Thọ, thì đây là những người sẽ tái sanh vào trung phẩm Tịnh Độ—According to the Infinite Life Sutra, this is the middle class of those in the next life in the Pure Land—See Cửu Phẩm Liên Hoa and Cửu Phẩm An Dưỡng.

Trung Bối Quán: Quán vãng sanh Trung Phẩm (thượng, trung, và hạ sanh)—The meditation on the middle class of the Pure Land—See Cửu Phẩm Liên Hoa and Cửu Phẩm An Dưỡng.

Trung Bối Sanh: See Trung Bối.

Trung Can: Loyal.

Trung Căn: Căn tính trung bình, không quá thông minh hay ngu đần—Medium (moderate) capacity—Neither clever nor dull—See Tam Căn.

Trung Châu: Mỗi châu dưới chân núi Tu Di đều có hai châu phụ gọi là “trung châu”—Each of the four great continents at the foot of Mount Sumeru has two middling continents. 

Trung Chính: Upright—Just.

Trung Dung: Happy medium.

Trung Đài: Tên của vị Phật ở trung tâm Liên Hoa (Tỳ Lô Giá Na)—The name of a Buddha in the center of a lotus (Vairocana).

Trung Đài Bát Diệp Viện: Điện Sen tám Cánh—The court of the eight-petalled lotus in the middle of the Garbhadhatu, with Vairocana (Tỳ Lô Giá Na) in the center and four Buddhas and four Bodhisattvas on the eight petals:

(A)Phật Tỳ Lô Giá Na ở giữa: Vairocana Buddha in the center.

(B)Bốn vị Phật trên bốn cánh chính-- Four Buddhas on the four petals:

1)Đông phương A Súc Bệ Phật: Aksobya in the East.

2)Nam phương Nam Phật: Ratnasambhava in the South.

3)Tây Phương A Di Đà Phật: Amitabha in the West.

4)Bắc phương Bất Không Phật: Amoghasiddhi in the North.

(C)Bốn vị Bồ Tát trên bốn cánh phụ—Four Bodhisattvas in the four petals:

1)Đông Nam Phổ Hiền Bồ Tát: Samantabhadra in the Southeast.

2)Tây Nam Văn Thù: Manjusri in the Southwest.

3)Tây Bắc Quán thế Âm: Avalokitesvara in the Northwest.

4)Đông Bắc Di Lặc: Maitreya in the Northeast.

Trung Đạo: Madhya or Madhyama (skt).

·Con đường giữa mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã tìm ra, khuyên người nên từ bỏ nhị biên, tránh làm các điều ác, làm các điều lành và giữ tâm thanh tịnh. Trung Đạo có nghĩa là “bất nhị (không hai)”. Trung Đạo vượt trên hữu vô, nhưng chứa đựng tất cả. Đức Phật dạy: “Khi phân biệt bị loại bỏ thì trung đạo được đạt đến, vì chân lý không nằm trong sự cực đoan mà là trong trung đạo.”—Middle way—The “mean” between two extremes (between realism and nihilism, or eternal substantial existence and annihilation or between), the idea of a realm of mind or spirit beyond the terminology of substance (hữu) or nothing (vô); however, it includes both existence and non-existence—Middle path—Sakyamuni Buddha discovered the Middle Path which advises people to give up extremes, to keep away from bad deeds, to do good and to purify the mind—The Eightfold Noble Path. The Buddha taught: “When discrimination is done away with, the middle way is reached, for the Truth does not lie in the extreme alternatives but in the middle position.” 

·Học thuyết về Trung Đạo khởi thủy có nghĩa là con đường giữa của hai thái cực lạc quan và bi quan. Địa vị chính giữa như vậy lại là thái cực thứ ba, không nghiêng theo bên đường nầy hay bên đường kia là ý chỉ của Phật. Chắc chắn như vậy, vì Đức Phật bắt đầu bằng con đường giữa nầy coi như một bước tiến duy nhất cao hơn những cực đoan thông thường kia. Tuy nhiên, từng cấp hướng thượng của nấc thang biện chứng sẽ nâng dần chúng ta lên cao mãi cho đến lúc đạt tới giai đoạn loại hẳn thiên kiến của phản đề về ‘hữu’ và ‘vô,’ và siêu việt chúng bằng một tổng đề về duy tâm luận. Trung Đạo cũng có ý vị như là Chân Lý Tối Cao—The doctrine of the Middle Path means in the first instance the middle path between the two extremes of optimism and pessimism. Such a middle position is a third extreme, tending neither one way nor the other is what the Buddha wanted to say. The Buddha certainly began with this middle as only one step higher than the ordinary extremes. A gradual ascent of the dialectical ladder, however, will bring us higher and higher until a stage is attained wherein the antithetic onesidedness of ens and non-ens is denied and transcended by an idealistic synthesis. In this case the Middle Path has a similar purport as the Highest Truth.

·Theo Kinh Giáo Thọ Ca Chiên Diên, Đức Phật đã nói với tôn giả Ca Diếp: “Nầy ông Ca Diếp! ‘Là’ là một cực đoan, ‘không là’ cũng là một cực đoan. Cái được coi là trung đạo thì không thể sờ thấy, không thể so sánh, không nơi chốn, không hiển hiện, không thể giải thích. Ông Ca Diếp, đó chính là trung đạo. Trung đạo là sự cảm nhận Thực Tại.” Những sự cực đoan trở thành những con đường không có lối thoát của chủ thuyết vĩnh hằng và đoạn diệt. Có những người chỉ bám víu vào ‘vô,’ hoặc có những người chỉ bám víu vào ‘hữu.’ Đức Phật đã xử dụng thuyết Trung Đạo để vạch ra chân lý mọi sự vật trên thế giới nầy không phải là ‘hữu’ tuyệt đối, mà cũng không phải là ‘vô’ tuyệt đối. Kỳ thật, mọi vật đều có sanh có diệt, tạo nên sự chuyển hóa liên tục không ngừng. Trung Đạo có nghĩa là thực tại siêu việt đối với những cách lý luận nhị phân của lý trí và thực tại không thể bị hạn định hoặc đóng khung trong những lựa chọn ‘là,’ ‘không là.’—In the Katyayanavavade sutra, the Buddha told Maha-Kasyapa: “Kasyapa! ‘It is one extreme alternative, not is’ is another extreme alternative. That which is the madhyama position is intangible, incomparable, without any position, non-appearing, incomprehensible. That is what is meant by madhyama position. Kasyapa! It is perception of Reality.” Extremes become the dead ends of eternalism and annihilism. There are those who cling exclusively to nonbeing and there are others who cling exclusively to being. By his doctrine of Middle Way (madhyama pratipat), the Buddha meant to show the truth that things are neither absolute being nor absolute nonbeing, but are arising and perishing, forming continuous becoming, and that Reality is transcendent to thought and cannot be caught up in the dichotomies of the mind. 

Trung Đạo Ấn Pháp Giới: The doctrine of the “mean” is the dharmadhatu or the spiritual universe.

Trung Đạo Đệ Nhứt Nghĩa: Chư pháp chẳng qua đều ở trong trung đạo nên gọi là đệ nhứt nghĩa—The “mean” is the first and the chief of all principles, nothing is outside it. 

Trung Đạo Giáo: See Trung Đạo Tông.

Trung Đạo Không: Cái “không của cửa phương tiện. Đây là từ ngữ của trường phái Thông Giáo—The “void” of the means. This is the term of the Intermediate Schools.

** For more information, please see

Bất Đản Không.

Trung Đạo Quán: Một trong tam quán của tông Thiên Thai, quán lý trung đạo để đoạn hoặc vô minh—One of the T’ien-T’ai three kinds of meditation, on the doctrine of the mean to get rid of the illusion of phenomena. 

Trung Đạo Thực Tướng: Thực tướng của chư pháp là phi hữu phi không (đây là trung đạo phi hữu phi không)—The reality of the “means” is neither substance (existent), nor void (non-existent), but is a reality which is neither, or a mean between the two extremes of materialism and nihilism. 

Trung Đạo Tông: Theo Pháp Tướng Tông, thời kỳ giáo thuyết thứ ba của Đức Phật, vạch ra lối Trung Đạo giữa hai thái cực, chân lý tuyệt đối không bị đóng khung trong hai thái cực sự và lý—The third period of the Buddha’s teaching, according to the Dharmalaksana, giving the via media between the two extremes, the absolute as not confined to the phenomenal or the noumenal.

Trung Đạo Ứng Bổn: Theo nghĩa của hai giáo Biệt Viên, lấy trung đạo viên thực làm căn bản của ứng hóa thân—The “mean” as the basic principle in the special and perfect teachings of the doctrine of the transformation body.

Trung Đẳng: Middle class.

Trung Đế: Đế thứ ba trong Tam Đế do trường phái Thiên Thai đặt ra. Trung Đế có nghĩa là trung chính tuyệt đối, bất ly nhị biên, bất tức nhị biên (không xa lìa hai bên, mà cũng chẳng phải là hai bên)—The third of the three postulates of the T’ien-T’ai school.

Trung Giá Y: See Trung Y.

Trung Gian: Medium.

Trung Gián Định: Còn gọi là Trung Gián Tam Muội, Trung Gián Tịnh Lự hay Trung Gián Thiền—Trung gián tam muội là thiền định của Đại Phạm Thiên Vương chứng được giai đoạn thiền định giữa sắc giới và vô sắc giới—An intermediate dhyana stage between two dhyana-heavens (form and formlessness).

**For more information, please see Tầm Tứ.

Trung Gián Tam Muội: See Trung Gián Định.

Trung Gián Thiền: See Trung Gián Định.

Trung Gián Tịnh Lự: See Trung Gián Định.

Trung Giới Nhi (Mà) Phàm Phu Tán Thán Như Lai: Theo Kinh Phạm Võng trong Trường Bộ Kinh, phàm phu thường tán thán Như Lai vì những thành tựu trung giới—According to the Brahmajala Sutta in the Long Discourses of the Buddha, ordinary people often praise the Tathagata for these average matters:

1)Trong khi một số Sa Môn, Bà La Môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống làm hại các hạt giống và cây cối. Như các hạt giống từ rễ sanh, hạt giống từ nhành cây sanh, hạt giống từ đất sanh, hạt giống từ chiết cây sanh, và hạt giống từ hạt cây sanh. Còn Sa Môn Cồ Đàm thì không làm hại hột giống hay cây cối nào: Whereas, some ascetics and Brahmins, feeding on the food of the faithful, are addicted to the destruction of such seeds as are propagated from roots, from stems, from joints, from cuttings, from seeds, the ascetic Gotama refrains from such destruction.

2)Trong khi một số Sa Môn, Bà La Môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống cất chứa và thọ hưởng các đồ vật, Như cất chứa các món ăn, đồ uống, vải, xe cộ, đồ nằm, hương liệu, và mỹ vị. Còn sa môn Cồ Đàm thì từ bỏ không cất chứa các vật trên: Whereas some ascetics and Brahmins, feeding on the food of the faithful, remain addicted to the enjoyment of stored-up goods such as food, drink, clothing, carriage, beds, pefumes, meat, the acetic Gotama refrains from such enjoyment.

3)Trong khi một số Sa Môn, Bà La Môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống theo các du hý không chân chánh như múa, hát, nhạc, kịch, ngâm vịnh, nhịp tay, tụng chú, đánh trống, diễn các tuồng thần tiên, mãi võ, đấu voi, đấu ngựa, đấu trâu, đấu bò đực, đấu dê, đấu cừu, đấu gà, đấu chim cun cút, đấu gậy, đấu quyền, đấu vật, đánh giặc, dàn trận, thao dượt, diễn binh. Còn Sa môn Cồ Đàm thì từ bỏ các loại du hý không chân chánh như trên: Whereas some ascetics and Brahmins remain addicted to attending such shows as dancing, singing, music, displays, recitations, hand-music, cymbals and drums, fairy shows, acrobatic and conjuring tricks, combats of elephants, buffaloes, bulls, goats, rams, cocks and quail, fighting with staves, boxing, wrestling, sham-fights, parades, manoeuvers and military reviews, the ascetic Gotama refrains from such displays.

4)Trong khi một số Sa môn, Bà La Môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống đánh bài và theo các trò giải trí như cờ tám hình vuông, cờ mười hình vuông, cờ trên không, trò chơi trên đất, chỉ bước vào những ô có quyền bước, trò chơi quăng thẻ rồi chụp nhưng không cho sụp đống thẻ, chơi súc sắc, chơi khăn, lấy tay làm viết, chơi banh, chơi thổi kèn bằng lá, chơi xe con, chơi cung nhỏ, chơi đoán chữ viết thiếu trên không hay trên lưng, chơi đoán tư tưởng, chơi bắt chước bộ điệu. Còn sa môn Cồ Đàm thì từ bỏ đánh bài và các loại giải trí như trên: Whereas some ascetics and Brahmins remain addicted to such games and idle pursuits as eight-or ten-row chess, chess in the air, hopscotch, spillikins, dicing, hitting sticks, hand-pictures, ball-games, blowing through toy pipes, playing with toy ploughs, turning someersaults, playing with toy windmills, measures, carriages and bows, guessing letters, guessing thoughts, mimicking deformities, the ascetic Gotama refrains from such idle pursuit.

5)Trong khi một số Sa Môn, Bà La Môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, cũng vẫn sống dùng các giường cao và giường lớn như ghế bành, ghế dài, nệm trải giường bằng len, vải trải giường nhiều tấm nhiều màu, chăn len trắng, chăn len thêu bông, nệm bông, nệm thêu hình các con thú, mền bằng lông thú cả hai phía, mền bằng lông thú một phía, mền có đính ngọc, mền bằng lụa, tấm thảm lớn có thể chứa mười sáu người múa, nệm voi, nệm ngựa, nệm xe, nệm bằng da sơn dương khâu lại với nhau, nệm bằng da sơn dương gọi là kadali, tấm khảm với lầu che phía trên, ghế dài có đồ gối chân màu đỏ. Còn Sa môn Cồ Đàm thì từ bỏ không dùng các giường cao và giường lớn như trên: Whereas some ascetics and Brahmins remain addicted to high and wide beds and long chairs, couches adorned with animal figures, fleecy or variegated coverlets, coverlets with hair on both sides or one side, silk coverlets, embroidered with gems or without, elephant-rugs, horse-rugs, or chariot-rugs, choice spreads of antelope-hide, couches with awnings, or with red cushions at both ends, the ascetics Gotama refrains from such high and wide beds.

6)Trong khi một số Sa Môn, Bà La Môn, dầu đã dùng các món cúng dường của tín thí, cũng vẫn sống dùng các đồ mỹ phẩm. Như thoa dầu, đấm bóp, tắm, đập tay chân cho mềm dẻo, gương, kem đánh mặt, vòng hoa và phấn son, phấn mặt, sáp mặt, vòng đeo tay, tóc giả, gậy cầm tay, ống thuốc, gươm, lọng, dép thêu, khăn đầu, ngọc, phất trần, vải trắng có viền tu dài. Còn Sa môn Cồ Đàm thì từ bỏ không dùng các loại trang sức và mỹ phẩm như trên: Whereas some ascetics and Brahmins remain adicted to such forms of self-adornment and embellishment as rubbing the body with perfumes, massaging, bathing in scented water, shampooing, using mirrors, ointments, garlands, scents, unguents, cosmetics, bracelets, headbands, fancy sticks, bottles, swords, sunshades, decorated sandals, turbans, gems, yak-tail fans, long-fringed white robes, the ascetic Gotama refrains from such self-adornment.

7)Trong khi một số Sa môn, Bà La Môn, dầu đã dùng các món đồ ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống nói những câu chuyện vô ích, tầm thường như câu chuyện về vua chúa, câu chuyện về ăn trộm, câu chuyện về đại thần, binh lính, câu chuyện hãi hùng, chiến tranh, câu chuyện về đồ ăn, đồ uống, vải mặc, giường nằm, câu chuyện về vòng hoa, hương liệu, câu chuyện về bà con, xe cộ, làng xóm, thị tứ, thành phố, quốc độ, câu chuyện về đàn bà, đàn ông, câu chuyện về vị anh hùng, câu chuyện bên lề đường, câu chuyện tại chỗ lấy nước, câu chuyện về người đã chết, các câu chuyện tạp thoại, câu chuyện về hiện trạng của thế giới, hiện trạng của đại dương, câu chuyện về sự hiện hữu và sự không hiện hữu. Còn Sa môn Cồ Đàm thì từ bỏ không nói những câu chuyện vô ích, tầm thường kể trên: Whereas some ascetics and Brahmins remain addicted to such unedifying conversation as about kings, robbers, ministers, armies, dangers, wars, food, drink, clothes, beds, garlands, perfumes, relatives, carriages, villages, towns, and cities, countries, women, heroes, street gossip and well gossip, talk of the departed, desultory chat, speculations about land and sea, talk about being and non-being, the ascetic Gotama refrains from such conversation.

8)Trong khi một số Sa Môn, Bà La Môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống bàn luận tranh chấp, như nói: ‘Ngươi không biết pháp và luật này, tôi biết pháp và luật nầy.’ ‘Sao ngươi có thể biết pháp và luật nầy?’ ‘Ngươi đã phạm vào tà kiến, ta mới thật đúng chánh kiến; lời nói của ta mới tương ưng, lời nói của ngươi không tương ưng; những điều đáng nói trước ngươi lại nói sau; những điều đáng nói sau ngươi lại nói trước;’ ‘chủ kiến của ngươi đã bị bài bác;’ ‘câu nói của ngươi đã bị thách đấu;’ ‘ngươi đã bị thuyết bại.’ ‘Hãy đến mà giải vây lời nói ấy; nếu có thể được, gắng thoát ra khỏi lối bí.’ Còn Sa môn Cồ Đàm thì từ bỏ những cuộc biện luận tranh chấp đã kể trên: Whereas some ascetics and Brahmins remain addicted to disputation such as: ‘You don’t understand this doctrine and discipline—I do!’ ‘How could you understand this doctrine and discipline?’ ‘Your way is all wrong—Mine is right!’ ‘I am consistent-- you aren’t!’ ‘You said last what you have said first, and you said first what you should have said last!’ ‘What you took so long to think up has been refuted!’ ‘Your argument has been overthrown, you’re defeated!’ ‘Go on, save your doctrine – get out of that if you can!’ The ascetic Gotama refrains from such disputation.

9)Trong khi một số Sa Môn, Bà La Môn dầu đã dùng các đồ ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống cho đưa các tin tức, hoặc tự đứng làm môi giới, như cho các vua chúa, đại thần, các vị Sát Đế Lợi, Bà La Môn, gia chủ, cho các thanh niên và nói rằng: “Hãy đi đến chỗ ấy, hãy đi lại chỗ kia; mang cái nầy lại, đem cái nầy đến chỗ kia.” Còn Sa môn Cồ Đàm thì từ bỏ không cho đưa các tin tức và tự đứng làm môi giới: Whereas some ascetics and Brahmins remain addicted to such things as running errands and messages, such as for kings, ministers, nobles, Brahmins, householders and young men who say: “Go here – go there! Take this there–bring that from there!’ The acetic Gotama refrains from such errand-running.

10)Trong khi một số Sa môn, Bà La Môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống lừa đảo, nói lời siểm nịnh như trên: Whereas some ascetics and Brahmins remain addicted to deception, patter, hinting, belittling, and are always on the make for further gains, the ascetic Gotama refrains from such deception. 

Trung Hiếu: Loyal and pious.

Trung Hòa: Neutrality.

Trung Hối: Repenting or recanting midway (doubting and falling away).

Trung Hưng: Restoration.

Trung Hữu: Antara-bhava—Một trong bốn thứ “hữu,” quả báo trong khoảng giữa đời hiện tại và vị lai (giữa lúc chết và lúc tái sanh)—One of the four kinds of bhava, the intermediate state of existence between death and reincarnation.

** For more information, please see

Antara-bhava in Sanskrit/Pali-

Vietnamese Section and Thân

Trung Ấm in Vietnamese-English

Section.

Trung Hữu Chi Lữ: Một chúng hữu tình đang tìm nơi tái sanh—An unsettled being in search of a new habitat or reincarnation.

Trung Kiên: Loyal—Faithful.

Trung Kiếp: Một thời kỳ 336 triệu năm, bốn trung kiếp làm thành một đại kiếp—Middling kalpa—A period of 336.000.000 years (four middling kalpas make on great kalpa—Thành+Trụ+Hoại+Không= A great kalpa).

Trung Lộ: Trung đạo—Middle Path.

Trung Luận: Madhyamika-Sastra (skt)—Tên đầy đủ là Trung Quán Luận, do Bồ tát Long Thọ biên soạn và Thanh Mục Bồ tát chú thích, Cưu Ma La Thập đời Tần dịch sang Hoa Ngữ. Đây là một trong ba bộ luận căn bản của tông Tam Luận. Luận nầy chủ trương trung đạo triệt để, chống lại luận cứ “hữu” “không” hoặc nhị biên “sanh” và “vô sanh.” Theo Ngài Long Thọ thì trung đạo là chân tánh của vạn hữu, không sanh không diệt, không hiện hữu, không phi hiện hữu—The Madhyamika-sastra, attributed to the Bodhisattva Nagarjuna as creator, and Nilakasus as compiler, translated into Chinese by Kumarajiva in 409 A.D. It is the principal work of the Madhyamika, or Middle School. The teaching of this school opposes the rigid categories of existence and non-existence, and denies the two extremes of production or creation and non-production and other antitheses, in the interests of a middle or superior way. According to Nagarjuna, the Middle Way is true nature of all things which neither is born nor dies, and cannot be defined by either the two extremes, existence or non-existence.

Trung Luận Tính Giáo: The Madhyamika school, which has been described as a system of sophistic nihilism, dissolving every proposition into a thesis and its antithesis, and refuting both.

Trung Luận Tông: Madhyamika School.

(I)Trung Luận tông Ấn Độ—The Madhyamika School in India:

(A)Lịch sử thành lập Trung Luận Tông—The history of the formation of the Madhyamaka sect: Được gọi là Trung Quán Tông vì bộ phái nầy chú trọng đến quan điểm trung dung (madhyamika-pratipat). Trong bài thuyết pháp đầu tiên trong vườn Lộc Uyển, Đức Phật đã giảng về Trung đạo, vốn là con đường tu tập không phải qua sự hành xác mà cũng không phải buông xuôi theo dục lạc. Trung đạo không chấp nhận cả hai quan điểm liên quan đến sự tồn tại và không tồn tại, trường cửu và không trường cửu, ngã và vô ngã, vân vân. Nói tóm lại, tông phái nầy không chấp nhận thuyết thực tại mà cũng không chấp nhận thuyết không có thực tại, phái nầy chỉ chấp nhận sự tương đối. Tuy nhiên, cần nên thấy rằng Trung Đạo được đề xướng ở Ba La Nại có một ý nghĩa về đạo đức sống, còn Trung Đạo của Trung Luận tông là một khái niệm siêu hình. Trường phái mà chủ thuyết dựa vào ba bộ luận chính của Ngài Long Thọ. Đặc điểm nổi bậc nhất của tông phái nầy là nhấn mạnh đến chữ ‘Không’ và ‘Không Tánh’ nhiều lần, cho nên nó cũng còn được gọi là tông phái có ‘hệ thống triết học xác định rằng ‘không’ là đặc tánh của Thực Tại. Ngoài ra, đã có rất nhiều nhà tư tưởng Trung Luận đi theo ngài Long Thọ như Thánh Thiên (Aryadeva) vào thế kỷ thứ ba, Buddhapatila vào thế kỷ thứ năm, Chandrakirti vào thế kỷ thứ sáu, và Santideva vào thế kỷ thứ bảy—The Madhyamikas were so called on account of the emphasis they laid on the middle view (madhyamika-pratipat). In his first sermon at Banares, the Buddha preached the Middle Path, which is neither self-mortification nor a life devoted to the pleasures of the senses. However, the middle path, as advocated by the adherents of the Madhyamika system, is not quite the same. Here, the middle path stands for the non-acceptance of the two views concerning existence and non-existence, eternity and non-eternity, self and non-self, and so on. In short, it advocates neither the theory of reality nor that of the unreality of the world, but merely of relativity. It is, however, to be noted that the middle path propounded at Banares has an ethical meaning, while that of the Madhyamikas is a metaphysical concept. The Middle School of which doctrine was based on the three main works of Nagajuna. The most striking feature of Madhyamaka philosophy is its ever-recurring use of ‘Sunya’ and ‘Sunyata.’ So this system is also known as the school with the philosophy that asserts Sunya as the characterization of Reality. Besides, there was a galaxy of Madhyamika thinkers, such as Aryadeva in the third century A.D.), Buddhapalita in the fifth century, Bhavaviveka in the fifth century, Chandrakirti in the sixth century, and Santideva in the seventh century .

(B)Những luận điểm quan trọng của Trung Luận tông—Important points of the Madhyamika school:

1)Ngài Long Thọ, sơ tổ Trung Luận tông đã viết rất nhiều sách, trong số đó Trung Quán Luận được xem là tác phẩm quan trọng của ông. Sách nầy trình bày triết lý Trung Luận tông một cách có hệ thống. Trong bài kệ mở đầu cuốn sách, ngài Long Thọ đã tóm lược các điều cơ bản của triết lý nầy. Ngài đã giảng giải luật Duyên Khởi bằng tám sự phủ định (see Bát Bất Trung Đạo): Nagarjuna, the first patriarch of the Madhyamika school, wrote a number of works, of which the Madhyamika-karika is regarded as his masterpiece. It presents in a systematic manner the philosophy of the Madhyamika school. In the invocation in verse at the beginning of the book, Nagarjuna gives the fundamentals of his philosohy in a nutshell. He describes Dependent Origination (Pratitya-samutpada) by means of eight negations.

2)Theo Trung Luận thì tánh không (sunyata) là tuyệt đối: According to the Madhyamika school, the indescribable absolute (sunyata) is the absolute.

3)Không có sự khác biệt giữa luân hồi (samsara) và Niết Bàn (nirvana) hay sự trống không (sunyata): There is no difference between phenomenal world (samsara) and nirvana or sunyata (reality).

4)Sự trống không hay tuyệt đối tương ứng với Phạm Thiên (Brahman) nirguna trong sách Upanisads: Sunyata or the absolute corresponds to the nirguna Brahman of the Upadesads.

5)Qua triết lý ‘Tánh Không,’ Trung Luận tông bàn về cái hiện hữu tương đối, chứ không phải là hiện hữu tuyệt đối: Through the philosophy of Sunyata, the Madhyamika school discussed about the relative existence of thing, not the absolute one.

6)Theo quan điểm của Trung Luận tông thì ‘Tánh Không’ là ý tưởng trung tâm trong triết lý của họ, do đó chủ thuyết nầy có tên là Sunyatavada. Trung Quán Luận còn bàn về hai loại chân lý: tục đế hay chân lý theo qui ước hay theo thường nghiệm (samvrti), và chân đế hay chân lý siêu nhiên (paramartha): According to the views of the Madhyamika school, sunyata is the central idea of its philosophy and is therefore designated the ‘sunyatavada.’ The Madhyamika-karika further deals with two kinds of truths: the conventional or empirical truth (samvrti), and the higher or transcendental truth (paramartha)—See Nhị Đế.

(C)Sự phát triển của Trung Luận tông—The development of the Madhyamika school: Theo Giáo sư Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, tới đầu thế kỷ thứ 5, Trung Luận tông được chia làm hai trường phái tư tưởng là Prasanghika và Svatantra. Trường phái đầu do Buddhapalita và trường phái sau do Bhavaviveka thành lập. Prasanghika dùng phương pháp suy luận loại trừ để xây dựng luận thuyết, còn Svatantra thì dùng kiểu suy luận độc lập. Có thể nói rằng các trường phái Thiên Thai và Tam Luận ở Trung Hoa chủ trương thuyết ‘Không Tánh,’ do đó là một sự tiếp nối của Trung Luận tông ở Ấn Độ: According to Prof. Bapat in the Twenty-Five Hundred Years of Buddhism, towards the beginning of the fifth century A.D., the Madhyamika school was divided into two schools of thought: the Prasanghika school and the Svatantra. The Prasanghika school uses the method of ‘reason of reduction’ to establish its thesis, while the Savtantra school employs independent reasoning. The former was founded by Buddhapalita and the latter by Bhavaviveka. It may bementioned that the T’ien-T’ai and San-Lun sects in China advocated the doctrine of ‘sunyata’ and were thus a continuation of the Indian Madhyamika sect.

(II)Trung Luận Tông Trung Hoa—The Madhyamika School in China:

(A)Lịch sử thành lập Trung Luận tông tại Trung Hoa—History of the formation of Madhyamika in China: Tại Trung Hoa, Trung Luận tông hay Tam Luận tông được chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất đi theo truyền thống ‘Cổ Tam Luận tông’ từ thời ngài Long Thọ đến ngài Cưu Ma La Thập, còn nhóm thứ hai theo truyền thống ‘Tân Tam Luận tông’ từ thời Cát Tạng 549-623), một môn đệ của Cưu Ma La Thập đến thời kỳ suy thoái của truyền thống nầy vào khoảng thế kỷ thứ tám: In China, the Three Madhyamika Treatises is divided into two groups. The first tradition is called the ‘old’ follows the tradition from Nigarjuna to Kumarajiva; and the second is called the ‘new’ tradition from Chi-Tsang (549-623 A.D.), a disciple of Kumarajiva, to the time of its decline in the eighth century A.D.

(B)Triết lý và kinh sách—Philosophy and works:

a)Triết lý Tam Luận—Madhyamika philosophy: Tam Luận tông là một bộ phái Phật giáo diễn tả Trung Luận theo chân lý tuyệt đối. Các tông phái nầy nhấn mạnh ở thuyết chân lý qui ước hay tục đế (samvrti-satya) theo đó thì vạn vật đều do duyên sinh và chỉ có sự tương quan với nhau chứ không phải hiện hữu theo nghĩa tuyệt đối. Khía cạnh thực tế của triết lý Trung Luận được các trường phái nầy thể hiện trong cách sống gần gũi với con người bình thường. Mặc dù đã đóng góp nhiều cho sự phát triển của nền văn hóa Trung Hoa trong tám thế kỷ, nhưng các tông phái nầy ngày nay chỉ còn là những đối tượng để nghiên cứu về lịch sử, kinh sách và triết học mà thôi. Các tông phái nầy không còn tồn tại dưới dạng thể chế tôn giáo ở Trung Hoa, ngoại trừ hình thức đã sửa đổi như là đạo Lạt Ma (Lamaism) ở Tây Tạng—The San-Lun-tsung was a Buddhist sect which expressed the Madhyamika doctrine according to absolute truth (paramartha-satya). These schools stress the doctrine of conventional truth (samvrti-satya), according to which all beings are conditioned and merely interrelated, but do not come into existence in the absolute sense. The practical aspect of the Madhyamika philosophy was expressed by these schools in their approach to human life. Although these schools contributed to the cultural development of ancient China for eight centuries, today they are only objects of historical, textural and philosophical study. They no longer exist as religious institutions in China, except in the modified form of Tibetan Lamaism. 

b)Kinh sách chính đã tạo nên hệ Tam Luận của Phật giáo Trung Hoa—Chief works: Các kinh sách chính của tông phái nầy gồm—Chief texts which constitute the San-Lun literature of Chinese Madhyamika Buddhism:

·Đại Trí Độ Luận: The Mahaprajnaparamita-sastra.

·Thập Địa Tỳ Bà Sa Luận: The Dasabhumivibhasa-sastra.

·Trung Luận: The Madhyamika-sastra.

·Bách Luận: Sata-sastra.

·Thập Nhị Môn Luận: Dvadasanikaya-sastra.

(C)Sự phát triển của Trung Luận tông ở Trung Hoa—The development of Chinese Madhyamika Buddhism: Tại Trung Quốc, các nhóm khác đi chung với Phật giáo Trung Luận gồm có Tứ Luận tông, Bát Nhã tông, Hưng tông, trong đó bao gồm cả Tam Luận tông và Hoa Nghiêm tông—In China, the groups which embrace Madhyaminka Buddhism are Si-Lun-Tsung, Prajna tsung, Hsing-tsung, in which the San-Lun-tsung and Hua-Yen-tsung are also included.

(D) See Trung Quán Luận.

Trung Lương: Loyal and honest.

Trung Lưu: Giữa dòng sanh tử—In the midst of the stream of mortality or reincarnation.

Trung Nghĩa: Loyal.

Trung Ngôn Nghịch Nhĩ: Nothing hurts like the truth—Not all truths are proper to be told.

Trung Nguyên: Rằm tháng bảy—The fifteen of the seventh moon—See Tam Nguyên.

Trung Nhân:

1)Trung gian: Intermediary—Mediator.

2)Một sự sắp xếp Ngũ Gia Phật của Mật giáo, với Phật Tỳ Lô Giá Na ở trung nhân—An arrangement by the esoteric sect of the Five Dhyani-Buddhas, Vairocana being the first in the central position—See Ngũ Phật Ngũ Đại. 

Trung Phạm: Vùng trung tâm Bắc Ấn Độ—Central North India.

Trung Phẩm: Middle rank (class)—See Cửu Phẩm Liên Hoa and Cửu Phẩm An Dưỡng.

Trung Quán: Một trong ba phép quán. Tông Thiên Thai lấy việc quán chư pháp tuyệt đối làm Trung quán—Meditation on the Mean, one of the three kinds of meditation—T’ien-T’ai sect consider the meditation on the absolute which unites all opposites—Meditation of the mean to get rid of the illusion of phenomena.

Trung Quán Luận: Trung Luận—Madhyamika-Sastra (skt)—Bộ luận thứ nhất và cũng là bộ luận chính trong ba bộ luận chính của Tam Tông Luận. Bộ Trung Quán Luận do Ngài Long Thọ biên soạn, may mắn nguyên bản tiếng Phạn vẫn còn tồn tại. Bản Hán văn do Ngài Cưu Ma La Thập dịch. Tác phẩm nầy gồm 400 bài tụng, trong đó Ngài Long Thọ đã bác bỏ một số những kiến giải sai lầm của phái Tiểu Thừa hay của các triết gia thời bấy giờ, từ đó ông bác bỏ tất cả những quan niệm duy thức và đa nguyên để gián tiếp thiết lập học thuyết “Nhất Nguyên” của mình. Triết học Trung Quán không phải là chủ thuyết hoài nghi mà cũng không phải là một chủ thuyết bất khả tri luận. Nó là một lời mời gọi công khai đối với bất cứ ai muốn trực diện với thực tại. Theo Nghiên Cứu về Phật Giáo, ngài Tăng Hộ đã nói về lý tưởng Bồ Tát trong Trung Quán như sau: “Phật Giáo có thể ví như một cái cây. Sự giác ngộ siêu việt của Đức Phật là rễ của nó. Phật Giáo cơ bản là cái thân cây, các học thuyết Đại Thừa là nhánh của nó, còn các phái và chi của Đại Thừa là hoa của nó. Bây giờ, dù hoa có đẹp đến thế nào thì chức năng của nó là kết thành quả. Triết học, để trở thành điều gì cao hơn là sự suy luận vô bổ, phải tìm động cơ và sự thành tựu của nó trong một lối sống; tư tưởng cần phải dẫn tới hành động. Học thuyết nầy sinh ra phương pháp. Lý tưởng Bồ Tát là trái cây hoàn mỹ chín mùi trên cây đại thụ của Phật Giáo. Cũng như trái cây bao bọc hạt giống, vì vậy bên trong lý tưởng Bồ Tát là sự kết hợp của tất cả những thành tố khác nhau, và đôi khi dường như chia rẽ của Đại Thừa.” Theo Jaidev Singh trong Đại Cương Triết Học Trung Quán, chúng ta thấy rằng những nét chính yếu của triết học Trung Quán vừa là triết học vừa là thuyết thần bí. Bằng cách xử dụng biện chứng pháp và chiếu rọi sự phê bình vào tất cả những phạm trù tư tưởng , nó đã thẳng tay vạch trần những khoa trương hư trá của lý trí để nhận thức Chân Lý. Bây giờ người tầm đạo quay sang với thiền định theo những hình thức khác nhau của ‘Không Tánh,” và thực hành Bát Nhã Ba La Mật Đa. Nhờ thực hành tinh thần đức hạnh Du Già, người tầm đạo theo Trung Quán dọn đường để tiếp nhận Chân Lý. Tại giai đoạn sau cùng của Bát Nhã, những bánh xe tưởng tượng bị chận đứng, tâm trí vọng động lắng đọng tịch tịnh lại, và, trong sự tịch tịnh đó, Thực Tại cúi hôn lên đôi mắt của người tầm đạo; kẻ đó đón nhận sự tán dương của Bát Nhã và trở thành hiệp sĩ phiêu du của Chân Lý. Đây là kinh nghiệm thuộc về một chiều khác, một chiều vô không gian, vô thời gian, nó siêu việt lên trên lãnh vực của tư tưởng và ngôn ngữ. Cho nên nó không thể diễn đạt được bằng bất cứ ngôn ngữ nào của nhân loại—The first and principle work of the three main works of the Middle School, composed by Nagarjuna. Fortunately the Sanskrit text of it has been preserved. It was translated into Chinese by Kumarajiva. It is a treatise of 400 verses in which Nagarjuna refutes certain wrong views of Mahayana or of general philosophers, thereby rejecting all realistic and pluralistic ideas, and indirectly establishing his monistic doctrine. The Madhyamaka system is neither scepticism nor agnosticism. It is an open invitation to every one to see Reality face to face. According to the Survey of Buddhism, Sangharakshita’s summary of the Madhyamaka system as follows: “Buddhism may be compared to a tree. Buddha’s transcendental realization is the root. The basic Buddhism is the trunk, the distinctive Mahayana doctrines the branches, and the schools and subschools of the Mahayana the flowers. Now the function of flowers, however beautiful, is to produce fruit. Philosophy, to be more than barren speculation, must find its reason and its fulfilment in a way of life; thought should lead to action. Doctrine gives birth to method. The Bodhisattva ideal is the perfectly ripened fruit of the whole vast tree of Buddhism. Just as the fruit encloses the seeds, so within the Bodhisattva Ideal are recombined all the different and sometimes seemingly divergent elements of Mahayana.” According to Jaidev Singh in An Introduction To Madhyamaka Philosophy, we have seen the main features of Madhyamaka Philosophy. It is both philosophy and mysticism. By its dialectic, its critical probe into all the categories of thought, it relentlessly exposes the pretensions of Reason to know Truth. The hour of Reason’s despair, however, becomes the hour of truth. The seeker now turns to meditation on the arious forms of ‘Sunyata,’ and the practice of ‘Prajnaparamitas.’ By moral and yogic practices, he is prepared to receive the Truth. In the final stage of Prajna, the wheels of imagination are stopped, the discursive mind is stilled, and in that silence Reality stoops to kiss the eye of the aspirant; he receives the accolade of prajna and becomes the knighterrant of Truth. It is an experience of a different dimension, spaceless, timeless, which is beyond the province of thought and speech. Hence it cannot be expressed in any human language. 

Trung Quán Tông: Madhyamaka (skt)—See Trung Luận Tông, and Trung Quán Luận.

Trung Quốc: Madhyadesa (skt)—Vương quốc trung tâm hay vùng trung bắc Ấn bây giời—The middle kingdom—Central North India.

Trung Sĩ: Sravakas and Pratyeka-buddhas—Những bậc có thể đạt được giải thoát cho chính mình, chứ không giúp được người giải thoát—Disciples who profit self but not others—Those who can gain emancipation for themselves, but cannot confer it on others.

Trung Tâm:

1)Ngay chính giữa: Center.

2)Tâm trung tín: Sincerity—Loyal—Faithful—Honest.

3)Trung Tâm Tịnh Xá: See Tịnh Xá Trung Tâm.

Trung Thai: See Trung Thai Tạng.

Trung Thai Tạng: Phật Tỳ Lô Giá Na là hình ảnh trung tâm của Thai Tạng, xung quanh Ngài là 4 vị Phật và 4 vị Bồ tát—The central figure of the eight petalled group of the Garbhadhatu mandala—The phenomenal Vairocana who has around him four Buddhas and four bodhisattvas, each on a petal—See Trung Đài Bát Diệp Viện. 

Trung Thành: Faithful—Loyal.

Trung Thảo:

1)Thảo mộc loại trung bình: Medium-sized herbs.

2)Ám chỉ người có khả năng trung bình: Implies those who have medium capacity. 

Trung Thiên: Trung Thiên Trúc—See Trung Quốc.

Trung Thiên Thế Giới: A middling chiliocosmos—See Đại Thiên Thế Giới.

Trung Thiên Trúc Tự: Một tự viện trên đỉnh Phi Lai thuộc Hàng Châu—A monastery on the Fei-Lai peak at Hangchow.

Trung Thọ: Age between fifty and seventy.

Trung Thừa: Madhyamika (skt)—Trung thừa là trường phái phối hợp giữa Tiểu và Đại thừa, phù hợp với tình trạng tu hành của Duyên Giác, chủ yếu là giải thoát cho mình, nhưng vẫn có một phần cứu độ chúng sanh. Trung Thừa là một từ ngữ chỉ cho giáo thuyết của Đức Phật, dạy về cách tránh thái quá bất cập hay cực đoan, như hưởng thụ hay khổ hạnh. Đặc biệt hơn, Trung Thừa chỉ cho phái Trung Đạo do ngài Long Thọ sáng lập, giáo lý nầy dạy chúng ta nên đi trên đường Trung Đạo và nên tránh hai đối vị như chủ trương tánh hiện hữu hay không hiện hữu của vạn vật—The middle vehicle to nirvana, includes all intermediate or medial systems between Hinayana and Mahayana. It also corresponds with the state of a pratyeka-buddha, who lives chiefly for his own salvation but partly for others. Middle Way Philosophy, a term for the way of Sakyamuni Buddha, which teaches avoidance of all extremes such as indulgence in the pleasures of the senses on one side and self-mortification and ascetisim on the other. More specifically, it refers to the Madhyamika (Middle Way) school founded by Nagarjuna, which refrains from choosing beween opposing positions, and in relation to the existence and non-existence of all things, treads a middle way. 

Trung Thực:

1)Sau bữa ăn trưa, không thể ăn món chi—The midway meal, after which nothing whatever may be eaten.

2)See Trung Đạo Thực Tướng.

Trung Tín: See Trung thành.

Trung Tính: Indifferent—Neutral 

Trung Tọa: A monk or a nun who has from ten to nineteen years of renunciation.

Trung Tôn: Vị ở chính giữa trong hàng chư tôn—The central honoured one (in any group of Buddhas). 

Trung Tông: Pháp Tướng Tông—Dharmalaksana school, which divides the Buddha’s teaching into three periods:

1)Hữu: The first period in which he preached existence (hữu).

2)Không: The second period in which he preached non-existence (Không).

3)Trung: The third period in which he preached something “Between” (a realm of pure spirit).

Trung Trinh: Loyal and pure.

Trung Tuần: Period between 11th and 20th of the lunar month.

Trung Túc Y:

1)Áo mặc trong cho chư Tăng—A monk’s inner garment.

2)An Đà Hội, tên khác của áo Cà-Sa năm mảnh: Another name for the five patch garment.

Trung Y: Trung giá y—The middle garment of the monks—Another name for the uttara sanghati—The middle garment of price or esteem.

Trúng Ý: Conforming to one’s thought.

Trùng:

1)Côn trùng hay loài bò sát—Insect, reptile; any creeping thing.

2)Vương quốc côn trùng bao gồm sâu bọ, sên ốc, và côn trùng, vân vân—The animal kingdom, generally applied to worms, snails, insects, etc.

Trùng Hiển Tuyết Đậu Thiền Sư: Zen master Zhong-Hsian-Xue-Tou (980-1052)—Thiền sư Trùng Hiển Tuyết Đậu sanh năm 980 tại Toại Ninh (bây giờ thuộc tỉnh Tứ Xuyên), là đệ tử của Thiền sư Quang Tộ Trí Môn. Ngài là một bậc thầy cõ lớn của dòng Thiền Vân Môn và hoằng hóa khoảng đầu đời nhà Tống. Sư nổi danh nhờ tài năng văn học. Sư cũng là tác giả Bích Nham Lục. Khi bộ sách nầy ra mắt công chúng, tức thì được tán thưởng khắp nơi trong giới văn học đương thời—Zen master Zhong-Hsian-Xue-Tou was born in 980 in Sui-Ning (now in Si-Chuan Province), was a disciple of Kuang-Zuo-Zhi-Men. Xue-Tou was a great master of the Yun-Men School and flourished early in the Sung Dynasty. He was noted for his literary ability. He was also the author of Pi-Yen-Lu, and when this book was made public, it at once created universal applause in the literary circles of the time. 

·Một hôm sư hỏi Trí Môn: “Chẳng khởi một niệm, tại sao có lỗi?” Trí Môn gọi sư lại gần. Trí Môn cầm phất tử nhằm vào miệng sư mà đánh. Sư toan mở miệng, Trí Môn lại đánh. Sư hoát nhiên khai ngộ. Sư ở lại đây năm năm, nhận tột chỗ u huyền, mới đi tham vấn khắp nơi—One day he asked Zhi-Men: “Before a single thought arises, can what is said be wrong?” Zhi-Men summoned Xue-Tou to come forward. Xue-Tou did so. Zhi-Men suddenly struck Xue-Tou in the mouth with his whisk. Xue-Tou began to speak but Zhi-Men hit him again. Xue-Tou suddenly experienced enlightenment.

·Sư thượng đường dạy chúng. Thượng thủ bạch chùy xong. Có vị Tăng mới bước ra. Sư nắm đứng lại, bảo: “Chánh pháp nhãn tạng của Như Lai ủy thác tại ngày hôm nay. Buông đi thì ngói gạch sanh quang, nắm đứng thì chơn kim mất sắc. Quyền bính ở trong tay, giết tha tại lúc nầy. Ai là tác giả thì cùng nhau chứng cứ?”—The head monk struck the gavel. A monk came forward to speak. Xue-Tou told him to stop and go back, and then said: “The Treasury of the True Dharma Eye of the Tathagatas is manifested before us today. In its illumination even a piece of tile is radiant. When it is obscured, even pure gold loses its luster. In my hand is the scepter of authority. It will now kill and give life. If you are an accomplished adept in the practice of our school, then come forward and gain authentication!” 

·Có vị Tăng bước ra hỏi: “Xa lìa Tổ tịch Thúy Phong đến đạo tràng Tuyết Đậu, chưa biết là một là hai?” Sư đáp: “Ngựa không ngàn dậm dối đuổi gió.” Vị Tăng hỏi: “Thế ấy mây tan nhà trăng?” Sư đáp: “Đầu rồng đuôi rắn.”—A monk came forward and said: “Far from the ancestral seat at Shui-Feng, now expounding at Xue-Tou, do you still not know if it’s one or if it’s two?” Xue-Tou said: “A horse cannot beat the wind for a thousand miles.” The monk said: “In that case, the clouds disperse and the clear moon is above the households.” Xue-Tou said: “A dragon-headed, snake-tailed fellow.” 

·Sư thị tịch năm 1058, được vua ban hiệu “Minh Giác Đại Sư.”—He died in 1058. Upon his death, Xue-T’ou received the posthumous title “Great Teacher Clear Awakening.” 

Trùng Hợp: Coincidence.

Trùng Phùng: To meet again.

Trùng Thực: Ăn côn trùng—To eat as do grubs, moth-eat, etc.

Trùng Trùng Điệp Điệp: Inumerable—Numberless.

Trùng Tu: To rebuild—To restore—To repair—To reconstruct.

Trùng Tu Chùa Chiền: To restore temples.

Trùng Tuyền: Hell.

Trũng: Smasana (skt)—Mồ mả—A tomb—A mound—Cemetery.

Trút: To pour—To dump—To empty out—To unload.

Trút Gánh: To ease oneself of a burden—To empty the burden.

Trút Gánh Lo Âu: To empty the burden of anxiety.

Trút Sạch: To get rid of completely.

Truy:

1)Cái vồ: A hammer.

2)Truy đuổi: To follow after—To Pursue—To chase.

Truy Cứu: To search out—To investigate.

Truy Dịch Quỷ: Đôi Dịch Quỷ—Phụ Trường Quỷ—Truy Dịch Quỷ là loại quỷ quấy phá gây trở ngại cho người hành thiền—A demon of the nerves who troubles those who sit in meditation.

Truy Hoan: To pursue (seek) pleasures.

Truy Nguyên: To trace back to its source.

Truy Niệm: To recall—To remember.

Truy Phúc: Tang lễ tiễn đưa người chết với những nghi thức cầu nguyện cúng dường phước đức cho người ấy—To pursue the departed with rites for their happiness.

Truy Tầm: To search for.

Truy Tố: To sue—To prosecute.

Truy Tu: To follow the departed with observances.

Trùy: Cây búa tròn—Round hammer.

Trụy: Rơi xuống, trượt xuống—To fall—To sink—To settle—To slide.

Trụy Giới: Liệng một hạt cải từ cõi trời Đâu Suất cho nó rơi ngay vào đầu kim trên cõi Diêm Phù Đề, quả là khó khăn và hiếm hoi (dùng hình ảnh nầy để ví với việc được thân người và gặp Phật quả là thiên nan vạn nan)—To drop a mustard seed from the Tusita heaven on to the point of a needle on the earth, most difficult, rare.

Trụy Lạc: Live in vice (debauched—dissolute).

Truyền:

1)Trao truyền: To transmit—To hand down—To pass on.

2)Truyền dạy: To superintend—To teach—To tutor.

Truyền Bá: To spread abroad—To disseminate—To diffuse—To propagate.

Truyền Đạo: Giảng dạy giáo thuyết nhà Phật—To preach religion—To spread the teaching or doctrine, or doctrine.

Truyền Đạt: To communicate.

Truyền Đăng: Pháp có thể phá tan sự mờ tối nên được ví với cây đèn truyền ánh sáng—The transmission of the Lamp—To transmit the light—To pass on the lamp of truth—See Truyền Phật Tâm Ấn, and Truyền Tâm.

Truyền Giáo: See Truyền Đạo.

Truyền Giới: Truyền giới trong “Giới Đàn” cho chư Tăng Ni mới vào tu ngũ giới hay bát quan trai giới —To transmit the commandments, to grant them as at ordination.

Truyền Huấn: Huấn lệnh của sư phụ—The instructions of a teacher—To instruct.

Truyền Khẩu: To transmit (hand over) orally—Transmitted by words of mouth.

Truyền Pháp: Từ Mật giáo dùng để chỉ pháp của đệ tử nối nghiệp thầy—To transmit or spread abroad the Buddha-truth. A term used by the esoteric sect, to succeed to the dharma, or methods, of the master. 

Truyền Phật Tâm: The transmission of the Buddha Mind—See Truyền Phật Tâm Ấn, and Truyền Tâm.

Truyền Phật Tâm Ấn: Không có sự thật về chuyện truyền thừa nầy; tuy nhiên, một vị thầy có thể ấn chứng về sự thành tựu giác ngộ bằng chứng nghiệm khả năng của đệ tử mình—Transmission of the Heart-Seal of the Buddha Seal of mind)—There is no truth to transmit; however, a master can seal his pupil’s achievement of enlightenment by testing and approving it as true.

Truyền Tâm: The transmission of the mind—Tâm truyền tâm từ một vị Thầy Thiền qua sự tiếp xúc cá nhân, chứ không qua văn tự, như cách truyền Phật Tâm trong nhà Thiền—Mind-to-mind transmission, mental transmission, or to pass from mind to mind, from a Zen master to his disciples by personal contact without using the words. To transmit the mind of Buddha as in the Intuitional school.

Truyền Tâm Ấn: The transmission of the mind seal—See Truyền Phật Tâm Ấn, and Truyền Tâm.

Truyền Thông: Sự truyền trao không trở ngại—Universal propagation—Unhindered transmission.

Truyền Thông Bằng Lời: Vacika-abhinaya (skt)—Communicated by speech.

Truyền Thống: Tradition.

Truyền Thuyết: Miraculous fable.

Truyền Thừa: Handed-down tradition—Việc thay thế vị Tổ trước làm Tổ đời sau trong Phật giáo, thường là được Tổ trước chính thức thừa nhận như người kế thừa, đặc biệt là Thiền Tông—To take over the Patriarch position by having the former Patriarch formally recognize the person as the successor, especially the Zen tradition. 

a)Sau khi Đức Phật nhập diệt, ngài Ma Ha Ca Diếp là vị Tổ Thiền Phật Giáo đầu tiên tại Ấn Độ. Theo truyền thống Thiền Tông được truyền sang từ Ấn Độ sang Trung Quốc, để trở thành Tổ, vị nầy phải nhận y bát từ vị Tổ trước. Trong khoảng hơn 1.000 năm, có 28 vị Tổ ở Ấn Độ, mỗi vị có trách nhiêm tu tập và duy trì Chánh pháp của Phật. Cuối cùng, vị Tổ thứ 28 sang Trung Quốc và trở thành vị Sơ Tổ của dòng Thiền Trung Hoa. Tổng cộng Thiền Tông có 33 vị Tổ. Sau Lục Tổ Huệ Năng thì sự truyền thừa nầy chấm dứt. Vì thế Lục Tổ không truyền y bát cho những vị kế thừa nữa: After the Buddha entered Maha-Nirvana, the first Patriarch of Buddhism was one of the Buddha great disciples, Maha Kasyapa. According to this Zen tradition, in order to become a Patriarch, the highest virtuous Buddhist Master must receive the Buddha 'pat‘a bowl,' the bowl which the Buddha used to receive food offering, and ‘robe’ from the Patriarch before him. Thus, for over 1,000 years, there were twenty-eight Indian Patriarchs, each having the responsibility to practice and to uphold the proper Dharma of Buddha. Eventually the twenty-eighth Patriarch named Bodhidharma came to China and also became the first of Six Patriarchs of Zen Buddhism in China. Overall, there were 33 official Patriarchs in Zen Buddhism. After the Sixth Patriarch, Hui-Neng, this tradition of formally passing on Patriarchy was discontinued. Thus Hui Neng did not pass down the Buddha’s patra bowl and robe to his highest and most deserving disciples.

b)Truyền Thừa theo Tịnh Độ—Handed-Down Tradition in the Pureland Buddhism—See Tứ Đức Truyền Thừa Tổ Tịnh Độ. 

Truyền Trì: Trì giữ những giới luật đã được trao truyền—To maintain what has been transmitted; to transmit and maintain.

Truyền Tụng: Hearsay.

Truyền Y: See Truyền Y Bát.

Truyền Y Bát: To hand down the robe (mantle or garments) and alms bowl.

Trư: Con heo—A pig—A hog.

Trư Đầu Hòa Thượng: Vị Hòa Thượng đầu heo, vì trông ngài có vẻ như lúc nào cũng ngủ (theo Thích Môn Chính Thống, Hòa Thượng Trư Đầu xuất hiện để giáo hóa dân trong hai quận Cù và Vụ vào năm Cảnh Đức thứ 3 thời vua Tống Chân Tông)—Pig-head monk, because of his meditative or dormant appearance.

Trứ:

1)Chấp trước (theo nghĩa của đạo Phật): In a Buddhist sense it is used for attachment to anything. 

2)Che đậy: To cover—To put on.

3)Trứ danh: Famous—See Trứ Danh.

4)Trứ Tác: To compose—To publish.

Trứ Danh: Celebrity—Renowned—Famed—Famous. 

Trừ: Prasrabdhi (skt)—Passaddhi (p).

1)Ngoại trừ: Except—But—Besides.

2)Trừ bỏ: To get rid of—To eliminate—To remove—To be rid of—To clear away—To exclude.

3)Trừ ra: To subtract—To minus.

4)Trừ tịch: Calmness—Tranquility—Serenity—Repose.

Trừ Ác: To suppress evil. 

Trừ Cái Chướng: Đoạn bỏ những chướng ngại—To dispose of hindrances.

Trừ Cái Chướng Bồ Tát: Disposing of Hindrances Bodhisattva.

Trừ Căn: To eradicate—To root out.

Trừ Cẩn: Vị đắc được quả đáng được cúng dường, ám chỉ Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni—He or she who puts away want by receiving alms, an interpretation of Bhiksu or bhiksuni.

Trừ Cấu Chướng: Riddance of unclean hindrances.

Trừ Diệt: To exterminate.

Trừ Đoạn: Đoạn trừ hoàn toàn—To get rid completely, cut off.

Trừ Độc: To disinfect.

Trừ Giác Chi: Một trong bảy phần giác chi, loại bỏ những chướng ngại để được khinh an—One of the seven bodhi shares, to get rid of mental effort and produce mental and physical buoyance—See Thất Giác Chi (4).

Trừ Hại: See Trừ Ác.

Trừ Khử: To eradicate—To exterminate—To destroy.

Trừ Miễn: Miễn trừ—To remove—To discharge—To dismiss.

Trừ Nghi: Đoạn trừ nghi hoặc—To eliminate doubt.

Trừ Nhứt Thiết Ác: Trừ bỏ tất cả những điều ác—To get rid of all evil.

Trừ Phi: Unless—Except.

Trừ Phiền Não: To sever afflictions.

Trừ Ra: Barring—Except.

Trừ Tà: To exorcise (cast out) demon.

Trừ Tai: Đoạn trừ tai ương—To get rid of calamity.

Trừ Tán: Loại bỏ và trải tung ra—To get rid of and scatter away.

Trừ Tâm Thị Phi: To get rid of the habits of fault-findings.

Trừ Tận Gốc: To destroy completely—To extirpate.

Trữ: To store up

Trực: Straight—Direct—Upright.

Trực Chỉ Nhân Tâm, Kiến Tánh Thành Phật: Point directly to the mind to see your own nature and reach Buddhahood. 

Trực Chuyết: Áo của chư Tăng chấp vá hay nối liền áo lót và quần, trên dưới thành một—A monk’s garment, upper and lower in one.

Trực Đạo: Con đường thẳng đến Niết Bàn hay đất Phật—Direct way to nirvana or Buddha land.

Trực Đường: Vị Tăng trông coi công việc trong nhà Tăng của tự viện—The servant who attends in the hall.

Trực Giác: Biết mà không biết tại sao mình biết—Intuition—Immediate knowing or understanding—The direct knowing or learning of something without the conscious use of reasoning—Knowing without knowing how you know.

Trực Hành: Arya-marga (skt)—Straight walk.

Trực Quan: See Trực giác.

Trực Tâm: Tấm lòng ngay thẳng không xiểm nịnh (lòng ngay thẳng là đạo tràng—mười phương chư Phật chỉ dùng trực tâm để vượt ra khỏi vòng sanh tử)—Straightforward—Sincere.

Trực Thuyết: Lời thuyết pháp thẳng từ trong Kinh điển—Direct or straight speech, the sutras.

Trực Truyền: Truyền khẩu chứ không qua sách vở—Direct transmission by word of mouth.

Trực Tuế: Gánh vác công việc của Thiền Lâm trong một năm—Plans or duties in a monstery in a straight year, or a year’s plans and duties.

Trứng Nước: An infant.

Trừng: Gạn lọc—Clear—Limpid.

Trừng Giới: To punish—To correct.

Trừng Mắt: To stare at.

Trừng Phạt: Discipline—Punishment.

Trừng Quán: Vị Tăng nổi tiếng vào thời nhà Đường, tác giả của nhiều bộ luận, đệ tử của ngài Hiền Thủ, hoằng dương tông Hoa Nghiêm, ông tịch năm 806 sau Tây Lịch—Ch’êng-Kuan, a famous T’ang monk and author, a follower of Hsien-Shou and supporter of Hua-Yen school, died 806 AD.

Trừng Thủy Giác Nhiên: Tên của một vị Tăng nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam cận đại. Ngài là đệ tử của Hòa Thượng Tâm Tịnh. Năm 1937, khi đang giữ chức tăng cang chùa Thánh Duyên, đã được kiêm trụ trì chùa Thuyền Tôn. Ngài đã ra sức trùng tu và kiến thiết chùa Thuyền Tôn như qui mô ngày nay. Hơn 40 năm trú trì tại chùa Thuyền Tôn, ngài đã tiếp độ Tăng chúng, chấn chỉnh thanh quy, trùng tu tự viện, và góp phần chấn hưng Phật giáo Việt Nam. Từ năm 1973, ngài giữ chức Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Đến năm 1979, ngài thị tịch, thọ 102 tuổi. Tháp mộ của ngài được kiến lập trong khuôn viên chùa Thuyền Tôn—Name of a famous monk in recent Vietnamese Buddhist history. He was a disicple of Most Venerable Tâm Tịnh. In 1937, he was a royal-recognized monk at Thánh Duyên temple, at the same time, he was appointed as headmonk of Thuyền Tôn temple. He tried his best to reconstruct the temple, giving it the shape it has today. For more than 40 years at Thuyền Tôn, Most Venerable Trừng Thủy Giác Nhiên had made a lot of contributions, i.e., enlightening a lot of members of the staff monks, restoring discipline and order in the temple, reconstructing the temple, and contributing to the development of Buddhism. In 1973, he took over the position of Supreme Monk of The United Buddhist Organization of Vietnam. He passed away in 1979, at the age of 102. His stupa was erected in the garden of the temple. 

Trừng Trừng: See Trừng Mắt.

Trừng Trị: See Trừng Phạt.

Trừng Viễn Thiền Sư: Thiền sư Trừng Viễn Hương Lâm sanh năm 908, quê ở Hàn Châu nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên, là đệ tử của Thiền Sư Vân Môn Văn Yến—Zen master Cheng-Yuan-Xiang-Lin was born in 908, from Han-Chou (now is a location of Si-Chuan Province), was a disciple of Zen master Yun-men-Wen-Yan.

·Có một vị Tăng hỏi: “Vị ngon đề hồ vì sao biến thành độc dược?” Sư đáp: “Giấy Đạo Giang mắc mỏ.” Vị Tăng lại hỏi: “Khi thấy sắc là thấy tâm là sao?” Sư đáp: “Vừa rồi ở đâu đi đến?” Vị Tăng lại hỏi: “Khi tâm cảnh đều quên thì thế nào?” Sư đáp: “mở mắt ngồi ngủ.” Vị Tăng lại hỏi: “Trong Bắc Đẩu ẩn thân, ý thế nào?” Sư đáp: “Trăng giống cung loan, mưa ít gió nhiều.” Vị Tăng hỏi: “Thế nào là tâm chư Phật?” Sư đáp: “Trong tức trước sau trong.” Vị Tăng hỏi: “Thế nào là diệu dược của Hòa Thượng?” Sư đáp: “Chẳng lìa các vị.” Vị Tăng hỏi: “Người ăn thì sao?” Sư đáp: “Cắn ăn xem.”—A monk asked Zen master Cheng-Yuan-Xiang-Lin: “Why does sweet-tasting cream turn into poison?” Cheng-Yuan said: “Paper from T’ao-Jiang is expensive.” A monk asked: “How is it that when one observes form, one thus observes mind?” Cheng-Yuan said: “Just when it comes, where does it return to.” A monk asked: “What is it when mind and environment are both gone?” Cheng-Yuan said: “Eyes open, sitting asleep.” A monk asked: “What is the meaning of the phrase ‘concealing the body in a Big Dipper’?” Cheng-Yuan said: “The moon like a curved bow. A light rain and big wind.” A monk asked: “What is the mind of all Buddhas?” Cheng-Yuan said: “Clarity! From beginning to end, clarity!” A monk asked: “How can I understand this?” Cheng-Yuan said: “Don’t be deceived by others.” A monk asked: “What is the master’s special medicine?” Cheng-Yuan said: “It’s not other than a common taste.” The monk asked: “How about those that eat it?” Cheng-Yuan said: “Why not taste it and see?” 

·Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là một mạch suối Hương Lâm?” Sư đáp: “Niệm không gián đoạn.”—A monk asked: “What is the monk’s true eye?” Cheng-Yuan said: “No separation.” 

·Năm 987, sư sắp thị tịch, đến từ biệt Tri Phủ Tống Công Đang, nói: “Lão Tăng đi hành khất.” Nhưng một viên quan khác nói: ‘Tăng nầy bị cuồng phong tám mươi tám năm đi hành khất trong ấy.’” Đang thưa: “Đại thiện tri thức đi ở tự do.” Trở về, sư bảo chúng: “Lão Tăng 40 năm mới dập thành một mảnh.” Nói xong sư thị tịch—When Zen master Cheng-Yuan-Xiang-Lin was about to die, he bade farewell to an official named Song-Kong-Tang, saying: “I’m going on a pilgrimage.” But a different official said: “That monk is crazy. Where’s he going on a pilgrimage when he’s eighty years old?” But Song replied: “When a venerable master goes on a pilgrimage, he goes or abides freely.” Cheng-Yuan addressed the monks: “For forty years I’ve hammered out a single piece.” When he finished speaking these words he passed away. 

Trững Giỡn: To jest—To joke.

Trước:

1)Có nghĩa là “chấp trước” theo đạo Phật, như ái chấp, dục chấp, tham chấp, vân vân: In a Buddhist sense it is used for attachment to anything, e.g. the attachment of love, desire, greed, etc.

2)Trước: Before.

Trước Lạc: Còn gọi là Chấp Lạc, cho rằng lạc thú trên đời là có thật và thường hằng—Attachment to bliss, or pleasure regarded as real and permanent

Trước Mắt: Before one’s eyes.

Trước Mặt: In the presence of—In front of.

Trước Ngã: Còn gọi là Chấp Ngã, là việc cho rằng trong thân ngũ uẩn nầy có cái thực ngã—Attachment to the ego, or idea of permanent self.

Trước Pháp: Còn gọi là Chấp Pháp, cho rằng các ý niệm về sự vật là có thực, hay chấp trước vào giáo thuyết trong kinh điển—Attachment to things; attachment and its object; attachment to teaching or doctrine in a sutra.

Trước Sau Như Vậy: Constant—Consistent.

Trước Tâm: Tâm chấp trước—The mind of attachment.

Trước Tiên: First of all.

Trước Tưởng: Dính mắc vào tư tưởng—The attachment of thought, or desire.

Trược: Đục—Turbid—Muddy—Impure.

** For more information, please see Ngũ

Trược.

Trược Ác Thế: Thế giới ta bà ngũ trược—A world of impurity or degeneration.

** For more information, please see

Ngũ trược. 

Trược Ác Xứ: Cõi Ta Bà thế giới, nơi hoành hành của ngũ trược và thập ác—The present contaminated evil world, which is dominated by the five turbidities and the ten evil deeds.

Trược Kiếp: Thời kỳ ác trược, thời kỳ của bệnh hoạn, nghèo đói và giặc giã—An impure kalpa, the kalpa of impurity, degenerate, corrupt; and age of disease, famine, and war.

Trược Loạn: Cõi ma quỷ, bất tịnh và không có luật lệ—Impure and lawless, the reign of evil.

Trược Nghiệp: Nghiệp uế trược sản sanh bởi dục vọng—Contaminated karma, that produced by desire.

Trược Thế: Cõi đời ngũ trược ác thế—An impure world in its five stages.

** For more information, please see Ngũ Trược.

Trương: To expand—To spread—To extend.

Trương La: To spread a net.

Trường:

1)Dài: Long.

2)Đạo Trường: Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Phật thành đạo—The bodhi-plot, or place of enlightenment.

3)Đấu trường: Arena—Area—Field.

4)Luôn luôn: Always.

5)Tăng trưởng: To grow—To rise.

6)Trường Học: School.

7)Thâm niên: Senior.

Trường A Hàm Kinh: Dirghagama (skt)—The Long Agamas—See Agama in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Trường A Hàm Thập Báo Pháp Kinh: See Agama in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Trường Cửu: Everlasting—Lasting--

Giá trị trường cửu: Everlasting value. 

Trường Dạ: Đêm dài sanh tử hay luân hồi—The long night (of mortality or transmigration).

Trường Đoản: Long and short.

Trường Đời: School of experience.

Trường Hợp: Case—Circumstance—Instance.

Trường Khánh Huệ Lăng Thiền Sư: Zen Master Chang-Qing-Hui-Leng—See Huệ Lăng Trường Khánh Thiền Sư.

Trường Khất Thực: Suốt đời khất thực, một trong 12 hạnh tu của một vị Tăng—Always ask for food as alms, one of the twelve duties of a monk.

Trường Kiếp: A long kalpa.

Trường Kiếp Sự: A matter in long kalpa.

Trường Kỳ: Long period. 

Trường Mộng: A long dream (of mortality or transmigration).

Trường Nguyên Thiền Sư: Zen Master Trường Nguyên (1110-1165)—Thiền sư Việt Nam, quê ở Tiên Du, Bắc Việt. Ngài là đệ tử của Thiền sư Đạo Huệ. Ngài là pháp tử đời thứ 10 dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Về sau ngài đi vào rừng sâu tu thiền. Ngài thị tịch năm 1165, thọ 56 tuổi—A Vietnamese Zen master from Tiên Du, North Vietnam. He was a disciple of Zen master Đạo Huệ. He was the Dharma heir of the tenth generation of Wu-Yun-T’ung Zen Sect. Later, he went to deep forests to practice meditation. He passed away in 1165, at the age of 56.

Trường Nhựt: Ngày dài hay chuỗi ngày kế tiếp nhau kéo dài—A long day, or succeeding days prolonged.

Trường Quỵ: Quỳ cao, hai đầu gối và các ngón chân chạm đất, đùi và thân thẳng đứng—Kneeling with knees and toes touching the ground and thighs and body erect; tall kneeling.

Trường Sanh: Kiếp sống vĩnh cửu nơi cõi Cực Lạc—To live long—Long life—Long or eternal life in the paradise.

Trường Sanh Bất Lão: Cuộc sống kéo dài không già, không chết—Long life without growing old, immortality.

Trường Sanh Bất Tử: Long life without death.

Trường Sanh Phù: Phép trường sanh bất tử, ý nói Phật Giáo—The charm for immortality, i.e. Buddhism.

Trường Thọ:

1)See Trường Sanh.

2)Tên một ngôi chùa cổ tọa lạc trong quận Gò Vấp, thành phố Sài Gòn, Nam Việt Nam. Chùa được xây vào thế kỷ thứ 19. Kiến trúc hiện tại của chùa là mô hình trùng tu vào cuối thế kỷ thứ 19. Chùa hiện còn giữ được nhiều di vật cổ như “Sắc Tứ Pháp Vũ Tự” của vua Gia Long ban, “Sắc Tứ Trường Thọ Tự” của vua Tự Đức ban, cùng các tượng cổ và chuông cổ. Trong Chánh điện có tượng Phật A Di Đà, làm bằng gỗ mít, cao một mét tám không kể đế. Hai bên Chánh điện có tượng của 18 vị La Hán và tượng của Thập Điện Diêm Vương. Đại hồng chung của chùa cao một thước mốt, đường kính 62 phân, có khắc chữ “thành Gia Định, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tổng Bình Trị, thôn Hòa Mỹ, truy phong chùa Vĩnh Tường” và “năm Mậu Thìn, ngày 26 tháng chín”—Name of an ancient pagoda located in Gò Vấp district, Saigon City, South Vietnam. The pagoda was built in the eighteenth century. Its present structure results from the rebuilding in the late nineteenth century. The pagoda has conserved a lot of treasures like the Boards entitled “Royal Recognized Pháp Vũ Pagoda” in the Gia Long reign and “Royal Recognized Trường Thọ Pagoda” in the Tự Đức reign. There are a lot of ancient statues and bells. The ancient statue of Amitabha Buddha, made of jacktree wood, 1.8 meters high without the base, is worshipped in the Main Hall. There are also statues of eighteen Arhats, and the statue of the Ten-King of Hells on both sides of the Main Hall. The grat bell is 1.1 meters in height, 0.62 meter in diameter, on which are carved the words “Gia Định Citadel, Tân Bình subprovince, Bình Dương district, Bình Trị village, Hòa Mỹ hamlet, Vĩnh Tường Pagoda posthumously conferred” and “Mậu Thìn year, the ninth month, the twenty sixth. 

Trường Thọ Thiên: Cõi trời trường thọ, nơi mà đời sống bằng 500 đại kiếp hay kéo dài đến 80.000 kiếp trong cõi Trời vô sắc thứ tư—Devas of long life (in the fourth dhyana heaven where life is equivalent to 500 great kalpas, and in the fourth arupaloka where life extends over 80.000 kalpas.

Trường Thực: Nguồn cung cấp thực phẩm dài hạn—Ample supplies of food, i.e. for a long time.

Trường Tồn: Durable

Trường Tồn Nhứt: The most durable

Trường Trai: Life-long vegetarian.

Trường Y, Vật, Bát: Quần áo, vật dụng và bát khất thực vượt quá giới hạn Phật cho phép—Clothes, things or almsbowls in excess of the permitted number.

Trưởng Giả: Người ngay thẳng, thành thật, khi về già thì giàu có—A householder—One who is just, straightforward, honest, advanced in aged, and wealthy and edler. 

Trưởng Lão:

(I)Nghĩa của “Trưởng Lão”—The meanings of “Trưởng Lão.”

1)Người lớn tuổi: Aged man—Old man.

2)Vị Tăng cao hạ: Senior—Venerable—A title for virtuous and aged monk.

3)Vị Tăng trụ trì: An abbot. 

(II)Những lời Phật dạy về “Trưởng Lão” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “Trưởng Lão” in the Dharmapada Sutra:

1)Trưởng lão, chẳng phải vì bạc đầu. Nếu chỉ vì tuổi tác cao mà xưng trưởng lão, thì đó chỉ là xưng xuông—A man is not called an elder because his hair is gray. Ripe and wise is he in age (Dharmapada 260).

2)Đủ kiến giải chân thật, giữ trọn các pháp hành, không sát hại sinh linh, lo tiết chế điều phục, đó mới là có trí: trừ hết các cấu nhơ, mới đáng danh trưởng lão—A man in whom are truth, virtue, harmlessness, restraint and control, that wise man who is steadfast and free from impurity, is indeed called an elder (Dharmapada 261).

Trưởng Lão Bộ: Theravada (p)—Way of the Elders—See Theravada in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Trưởng Lão Ni Kệ: Theo Phật Giáo Nhìn Toàn Diện của Tỳ Khưu Bồ Đề: “Ngày kia Tỳ Khưu Ni Subha vào vườn xoài của Jivaka để nghỉ ngơi vào buổi trưa. Cùng lúc ấy có tên du đãng ở thành Vương Xá đang trong lức tuổi thanh xuân đầy tham dục, thấy ni cô vào rừng thì đâm ra say đắm sắc đẹp diễm kiều của ni cô. Tên du đãng đứng chặn ngang đường không cho ni cô đi tới. Ni cô Subha cố làm cho anh ta hiểu rằng cô là người xuất gia, đã từ khước thế gian, và cảnh cáo anh về những tai hại cũng như nguy cơ của dục lạc, nhưng vô hiệu quả. Lời khuyên của ni cô đã lọt vào tai của người điếc và được ghi lại thành Trưởng Lão Ni Kệ.”—According to The Spectrum of Buddhism written by Bhikkhu Bodhi: “One day Subha, the bhikkhuni, was entering Jivaka’s mango grove to relax during moon-time. At that time a certain libertine of Rajagaha, in the lustful prime of youth, seeing her entering the forest, was infatuated by her. He barred the way making it impossible for her to go any further. Subha sought to make him understand that she was one who had renounced and warned him of the bane and curse of sense pleasures, but it was of no avail. Her counsel fell on deaf ears and the dialogue is recorded as Verses in the Therigatha.”

1)Tỳ Khưu Ni Subha đang vào khu vườn xoài xinh đẹp. Một tên du đãng chận ngang giữa đường. Sư Cô nói với hắn như sau—Subha the bhikkhuni was entering the delightful mango grove. A rake barred her way. To him thus spoke Subha:

2)Lỗi gì, tội gì, bần ni đã xúc phạm đến ông mà ông chận đường? Này ông bạn, tôi là một ni cô, đã xuất gia mà chạm đến người nam là phạm giới—What offence, what crime, have I done to you that you bar my way? O friend, it ill beseems an ordained nun to touch a man.

3)Phật Giáo đối với tôi thật vô cùng quý báu và tôi rất mến chuộng. Giới tu tập nào mà Đức Bổn Sư đã ban hành cho Tỳ Kheo Ni, tôi nghiêm túc thọ trì. Không mảy may ô nhiễm, tôi hoàn toàn trong sạch. Tại sao ông lại chận đường tôi?—“The Dispensation of the Buddha is dear and precious to me. What training precepts the Master has ordained for nuns, that I have strictly followed. Free from defilements, purified am I. Why do you stand blocking my way?

4)Tâm của ông đầy những tư tưởng tham dục; tôi thì tâm thanh ý tịnh. Quả tim của ông bị những khát vọng đê hèn khuấy động, tôi không còn dục vọng và dầu đi đâu cũng không ham muốn gì cho cái xác thân phàm tục này. Tại sao ông mãi đứng đó chận đường tôi?—Your mind is all upset with thoughts of lust; I am of pure heart. Your heart all discomposed with vile passions, I passionless and free everywhere from lustful yearnings for this carnal body. Why do you stand thus obstructing my way?

** Tên du đãng trả lời—The libertine thereupon answered:

5)Sư cô đang còn son trẻ, sắc đẹp của sư cô trong trẻo, thân hình đẹp đẽ diễm kiều. Gia nhập Giáo Hội (sống đời thánh thiện) thì có lợi ích gì; hãy lột bỏ đi bộ y vàng. Đến đây, chúng ta hãy thọ hưởng lạc thú trong khu rừng đầy bông hoa đang đua nở, hãy tìm thú vui của nhục dục—You are so young, so spotless in beauty, in physique and form so pretty. What profits you to be in the Order (in the Holy Life); doff that saffron-hued robe. Come, let us take delight in the blossoming woodland, seeking our sensual pleasures.

6)Xem kìa, hương thơm ngào ngạt của ngàn hoa đang phảng phất trong gió. Hãy thưởng ngoạn mùa xuân đang tung nở, hớn hở trong niềm vui. Hãy đến đây thọ hưởng lạc thú trong khu rừng đầy bông hoa đang đua nở, hãy tìm thú vui trong nhục dục—Look, the fragrance of the flowers is being wafted through the air. Behold the spring (Vasanta tide) is in full bloom, blossoming with joy. Come, let us take delight in flowering woodland, seeking our carnal pleasures.

7)Những ngọn cây đầy bông hoa nghiêng ngả, lả lơi uốn mình trước gió, hình như đang ca hát để đón mừng chúng ta. Nhưng sư cô thì thui thủi vào rừng một mình, làm sao tìm được hạnh phúc trong đó?—The blossoming crests of the trees swayed by the wind are as if they were chanting welcome song. But you who enter the forest alone, how will you find happiness there?

8)Vào trong khu rừng hoang dại, nơi mà thú dữ hằng lui tới, nơi bị khuấy động và luôn luôn phải run sợ trước những thớt voi đi tìm mồi, bốc lên mùi rừng rú dã man, hôi thúi nồng nặc, nơi vắng bóng người và đầy kinh sợ hãi hùng, sư cô muốn vào trong ấy một mình, không ai tháp tùng hay sao?—Into this wild forest, the haunt of ferocious animals, agitated and trembling with marauding elephants reeking with fierce savagery, devoid of all human beings, and emanating terror and fear, do you wish to go there all unaccompanied and alone?

9)Ôi nầy người thiếu nữ đẹp đẽ tuyệt trần! Như pho tượng đúc bằng vàng ròng lộng lẫy sáng chói, như tiên nữ nhảy múa hát ca trong một hoa viên trên cảnh trời, trong bộ y phục làm bằng tơ lụa của thành Ba La Nại cô sẽ đẹp đẽ xinh tươi—Oh, you chanting maiden of matchless beauty! Like a statue wroughtout of shining gold, like a rapturous nymph that frisks and dances about in the celestial garden you would shine radiant draped in elegant clothes of Benares silk.

10)Ôi, thiếu nữ với cặp mắt mơ mộng đẹp như tiên! Tôi sẽ hàng phục dưới quyền uy của cô nếu chúng ta có thể chung sống và cùng nhau trải qua cuộc đời trong khu rừng hoang dại nầy và thọ hưởng dục lạc. Cùng khắp thế gian không có ai dịu hiền và dễ mến như cô (đối với tôi cô còn quí hơn là mạng sống của tôi)—Oh you with half open eyes of an elf! I will go under your sway, if we can live and spend our time together taking delight in the forest and relishing in sensual pleasures. There is no other being in all this world dearer and sweeter to me than you (you are more precious to me than life itself).

11)Nếu cô lưu ý đến những lời của tôi, từ bỏ và lánh xa đời sống độc thân của cô, cùng nhau sống đời tại gia cư sĩ và hưởng thụ nhục dục ngũ trần. Những kiều nữ thướt tha dễ mến sống trong những tòa nhà đẹp đẽ sẽ chăm sóc và cung phụng cô về mọi nhu cầu—If you pay heed to my words, abandon and discard your celibate life, come live and lay life gratifying the appetites of the senses. Lovely maidens dwelling in sheltered mansions will attend on you and minister your every need.

12)Hãy mặc những y phục may bằng hàng lụa ở Ba La nại. Hãy trang điểm với những tràng hoa, và ướp tẩm nước thơm hương bay ngào ngạt. Tôi sẽ thân tặng cô nhiều đồ trang sức đủ loại, với những hạt kim cương lóng lánh sáng ngời—Drape yourself with soft silk clothes of Benares. Adorn yourself with garlands, perfume yourself with aromatics and scents. Ornaments, many and diverse, glittering with precious stones will I bestow on you.

13)Cô sẽ nằm trải mình trên một cái giường ấm cúng tiện nghi và sang trọng, có mùi thơm của gỗ trầm phảng phất, và bao phủ trong một tấm trải giường mới mịn bằng lông trừu êm ấm và gối đầu trên những cái gối dồn bằng lông thiên nga mềm mại, màn trướng mới mẻ tinh anh—You shall lie on a couch, cosy and luxurious, redolent with scented sandalwood, padded with fleecy new coverlets and soft pillows made of swans’ feathers and decked with spotless canopies.

14)Dường như hoa sen xinh đẹp và nở tung trong một ao đầm hoang dại (và lặng lẽ tàn tạ không ai màn muốn), cùng thế ấy, cô là một sư cô thanh khiết; thân hình trong trắng, trinh bạch và giữ vẹn tiết tháo, cô sẽ già nua và suy nhược rồi tàn tạ hoại diệt với tuổi già—Like a lotus that springs into bloom in a spirit-haunted lake (and fades away unwanted by any) so do you, a chaste nun; your body pure, virgin and untouched, grows decrepit and feeble and withers away with old age.

** Sư cô Subha hỏi—Then asked Subha the bhikkhuni:

15)Nhìn vào phần trong cơ thể phù du yếu ớt đang suy tàn nầy, ông thấy thích thú? Có gì mà ông xem là dễ mến trong cái thân nhơ bẩn ngạt mùi hôi thúi nầy?—Seeing what part of this fragile, grave-filling body, do you take delight in? What is it that you take as sweet essence in this body, reeking with filth?

** Tên du đãng trả lời—The libertine made answer:

16)Mắt cô giống như mắt của những con hươu rụt rè e sợ; nó tựa như cặp mắt xinh đẹp của bà tiên nữ sống nơi thâm sơn cùng cốc. Nhìn vào đó lòng tôi tê tái tràn đầy khát vọng không thể kềm chế được—Your eyes are like those of the timid gazelle; they are like those of the elf dwelling in the recesses of the mountain. Beholding those eyes of yours, my passions are roused beyond control.

17)Gương mặt sáng ngời của cô chói lọi xinh tươi như một pho tượng vàng rực rỡ. Mắt cô lóng lánh như những tai sen màu đỏ. Nhìn vào lòng tôi run cảm không thể nào kềm chế được—Like the lust of a golden image is your radiant face. Your eyes are like the petals of a red lotus. The sight of them excites my emotions beyond control.

18)Với lông nheo dài của cô! Với cặp mắt trong trẻo và lóng lánh sáng ngời của cô! Dầu cách xa ngàn dậm tôi vẫn chỉ mơ cặp mắt chói dịu ấy. Ôi người có cặp mắt xinh đẹp như các vì tiên nữ trong câu chuyện thần thoại! Trong thế gian nầy không có chi mà tôi yêu quí bằng đôi mắt ngọc của cô—You of the long-drawn eye lashes! You of the eyes so pure, and vivacious! Though you be far from me, I do dream only of your sparkling eyes. O you elf-eyed fairy! There is naught dearer to me than those glittering orbs of yours.

** Sư cô Subha trả lời—Subha thereupon replied:

19)Ông chận đường một người con gái của Đức Phật. Ước vọng của ông cũng điên rồ và vô ích như dấn bước trên con đường nguy hại. Lòng khao khát của ông muốn được tôi cũng dại khờ và vô nghĩa như muốn nhảy vọt lên đỉnh núi Tu Di, hay mong muốn lấy mặt trăng làm món đồ chơi của con người. (Là một ước muốn không bao giờ được thỏa mãn)—You bar the way of a daughter of the Buddha. Your yearning for me is as foolish and futile as treading a dangerous road. Your pinning for me is as stupid and senseless as leaping over Mount Meru or making the moona plaything of man. (It is a desire that can never be fulfilled).

20)Không nơi nào trên thế gian nầy có bất luận cái chi (dầu vô tri vô giác hay hữu giác hữu tri) mà có thể gợi được lòng tham dục của tôi. Tôi không biết tham dục là gì. Lòng tham dục ấy tôi đã phá tan từ gốc rễ bằng cách vững chắc tiến hành trên con đường cao thượng—Nowhere in this wide world is there any object (animate or inanimate) that could provoke lust in me. I know not what sort of a thing lust is. That lust did I tear up by the roots by following the Noble Path.

21)Ví như vật mình đã vứt bỏ trong đống lửa đang phừng cháy, như chay thuốc độc đã bị hủy diệt, dường thế ấy ngọn lửa tham dục của tôi đã bị dập tắt vĩnh viễn. Tôi không biết (thấy) tham dục là gì—As something discarded to a pit of burning coal, as a pot of poison that is destroyed, so have the fires of my lust been quenched forever. I do not know (see) what lust is.

22)Nếu có thể được hãy đi cám dỗ người đàn bà nào khác mà chưa từng có đủ sáng suốt để trông thấy ngũ uẩn, hoặc người chưa từng liên hệ với Đức Phật. Nơi đây ông chỉ khuấy rầy người nữ tu, một sư cô đã chứng ngộ Tứ Diệu Đế—Tempt you, if possible, some woman who has not seen clearly with insight the five aggrevates, or one who has not associated with the Buddha. You only harass this nun, a nun who has realized the Four Noble Truths.

23)Trước những lời khiển trách và tán dương, trong đau khổ và hạnh phúc, tôi luôn luôn giữ chánh niệm. Như vậy không lúc nào tâm tôi bám víu hay thèm khát điều chi. Tất cả các pháp hữu vi, hiện hữu do duyên sanh, đều giả tạm. Tôi đã hoàn toàn thông suốt điều nầy—My mindfulness do I properly apply in blame and praise, pain and pleasure. Therefore at no time does my mind cling to or hanker after anything. Foul are all conditioned and component things. This I have completely comprehended.

24)Tôi là đệ tử của Đức Phật, người đã vượt thoát ra khỏi mọi thúc dục ô nhiễm, đã tận diệt mọi ái dục bẩn thỉu đê hèn. Lái chiếc xe Bát Chánh Đạo, tôi thẳng tiến đến Niết Bàn. Những mũi tên của tham dục đã được nhổ ra. Tôi tìm những cảnh quạnh hiu cô tịch, đơn độc và thanh khiết để thích thú sống một mình (an hưởng thú vui của rừng núi)—I am a disciple of the Buddha, one who is free from all defiling impulses, bereft of all sordid cravings. Riding the chariot of the Noble Eightfold Path do I go to Nirvana. Pulled out are the arrows of lust. Proceeding to haunts that are lonely and serene. I live there in solitude taking delight in them (enjoying their sylvan serenity).

25)Ôi ta đã thấy những đồ chơi hình giả, tay chân sơn phết với màu mè rực rỡ và những thằng hình bằng gỗ để làm trò chơi múa rối, được nối ráp và khéo léo cột với nhau bằng chỉ và có thể thong thả nhảy múa theo mọi chiều hướng—Oh, I have seen dolls with limbs gaudily painted, pupets made of wood, all cleverly fastened with strings or spindles and made to dance in diverse directions.

26)Nhưng một khi gỗ, chỉ và trục quay đều được tháo gỡ hay nới lỏng và bỏ tung tóe, món ở đây, món ở kia, thì còn đâu là đồ chơi hình giả, đâu là thằng hình múa rối. Có nơi nào trong đó mà ông có thể chú tâm đến?—But once the wood, strings and spindles are all drawn out, loosened and scattered here and there, no dolls and puppets exist any more. When will you in which part fix your mind?

27)Cơ thể nầy của ta cũng dường như thằng hình gỗ đồ chơi. Nó không còn nữa khi các bộ phận vật lý và những phụ tùng của nó không còn. Ngoài những bộ phận và phụ thuộc không còn người sống nữa. Ông sẽ chú tâm vào phần nào?—The body of mine, too, is like a doll. It ceases to exist without its physical organs and attendant attributes. Independence of the organs and attributes no body survives. Where will you in which part fix your mind?

28)Hãy nhìn bức hình vẽ một thiếu nữ trên tường, với cái nhìn sai lạc ông sẽ thấy đó là một người sống. Sự nhận thấy ấy là một ảo ảnh—Beholding a painting of a woman in a fresco you perceive it as a living woman in your perverted vision. That perception of yours is an illusion.

29)Này ông, con người thiển trí! Con người đui mù. Ông cố bám vào thân nầy như vật gì thường còn và thuộc về của ông chăng, trong khi nó vốn chỉ là bọt bèo và bong bóng? Tấm thân phù du tạm bợ nầy tựa hồ như trò chơi của nhà ảo thuật, như một cội cây bằng vàng mà ông thấy trong mộng, một pho tượng bằng bạc mà nhà ảo thuật khéo léo trình bày giữa đám đông, ông có luyến ái nó không?—Oh you simpleton! You are blind. Do you cling to this body which is just froth and bubble, as something permanently belonging to you? This transitory body which is like a conjuror’s trick, a golden tree seen in your dream, a silver image shown by a juggler in the midst of a crowd?

30)Mắt nầy chỉ là một hòn bi nhỏ nằm trên một nạng cây, một cái bong bóng đầy nước mắt và tiết ra chất nhờn, một sự pha trộn những màu trắng, đen, và xanh, vân vân, đó là tất cả những gì tạo nên hình dáng của mắt—What is this eye but a little ball lodged in the fork of a tree, a bubble full of tears, excluding slime, a blend of colours, white, black, and blue, etc., all giving the shape and image of an eye.

31)Sư cô Subha không còn luyến ái bất cứ thứ gì; cô không luyến ái cặp mắt. Do đó trong một cảnh tượng rất cảm động, sư cô thình lình hồn nhiên móc tròng mắt ra đưa cho tên du đãng và nói: “Đây là con mắt, con mắt mà ông đắm đuối say mê. Hãy lấy đi!”—Subha was attached to nothing, she had no clinging for her eyes. So she, so lovely to those who beheld her, gouged out her eye in one sudden spontaneous movement, and gave it to him saying: “Here then is this eye, for which you hanker. Take it away!”

32)Tức khắc, lòng tham dục của tên du đãng tan biến. Xin sám hối với sư cô, chàng ta nói: “Ôi, nầy sư cô, bậc thánh thiện và vô nhiễm! Ngưỡng nguyện sư cô được an lành! Ngưỡng nguyện mắt sư cô được hồi phục! Tôi không bao giờ còn dám tái phạm tội ác ghê gớm như vậy nữa—At once the lust in the rake completely vanished. Begging her pardon, he declared: “O you, holy and immaculate one! May you be well! May you recover your sight! Never again will I dare to commit such a heinous crime.

33)Cũng dường như tôi đang đi vào một ngọn lửa đang cháy đỏ. Cũng giống như tôi đang ôm một con rắn độc. Phá khuấy một người hiền lành thánh thiện như sư cô thì ích lợi gì? Cúi xin sư cô khoan dung tha lỗi cho tôi—It is as if I have walked into a blazing flame. It is as ifI have embraced a venomous snake. What good can accrue by molesting a holy one like you? Please do forgive me.

34)Được thoát ra khỏi tay tên du đãõng, sư cô Subha về hầu Phật, bậc Toàn Giác Tối Thượng. Nơi đây, ngưỡng nhìn lên dung nhan lộng lẫy của Đức Thế Tôn, nhãn quang của sư cô liền được hồi phục trong tất cả tình trạng rực rỡ vinh quang của nó—Delivered from the libertine, the bhikkhuni Subha went her way to the Buddha, the Supremely Enlightened One. There, gazing on the divine resplendent features of the Master, her sight was restored to her in all its glory. 

Trưởng Lão Xá Lợi Phất: Elder Sariputra.

Trưởng Thành: Adult—To attain (grow into) manhood.

Trưởng Tôn: Eldest grandson.

Trưởng Tử: Eldest son.

Trượng Lâm: See Thân Nộ Ba Lâm.

Trượng Phu: Purusha (skt).

·Một Phật tử nhiệt thành, không ngừng trì giới—A zealous disciple—A man who presses forward unceasingly in observance of Buddhist morality.

·Người có tánh linh thượng đẳng: A person who has a supreme spirit.

Trượt: To slide—To slip.

Trừu Thoát: Chỉ việc đi tiểu tiện của chư Tăng Ni (khi vào nhà xí thì phải cởi áo cà sa)—To go to the latrine (restroom).

Trừu Tượng: Abstract--Discrete.

Trửu:

1)Phần khuỷu tay: Forearm.

2)Một phần mười sáu ngàn Na Do Tha, thay đổi từ 1 bộ 4 tấc đến 1 bộ 8 tấc Anh: The 16,000th part of a yojana. It varies from 1ft. 4 in. to 1 ft. 8 in. in length. 

Châm Ngôn Tục NgữPrecepts and Proverbs:

Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy: A word spoken is past recalling.

Sanh sự, sự sanh: He that seeks trouble never misses.

Nếu anh mù dắt anh lòa thì cả hai cùng xuống hố: If the blind leads the blind, both shall fall into the ditch.

Ngày mai không bao giờ đến: Tomorrow never comes. 

Còn nước còn tát: While there is life, there is hope.

Thời gian trôi qua không bao giờ trở lại: Make hay while the sun shines.

Nụ cười bằng mười thang thuốc bổ: It is a poor heart that never rejoices.

Chưa học bò đã lo học chạy: To try to run before one can walk. 

Chưa nếm đắng cay không hiểu hết ngọt ngào: Who has never tasted bitter, knows not what is sweet.

Chó sủa không cắn: Barking dogs seldom bite.

Chín người mười ý: So many men, so many minds. 

Chó dại có mùa, người dại quanh năm: He who is born a fool is never cured.

Chê dễ làm không dễ: Criticism is easy but setting to work is not easy.

Câu trả lời gọn nhất là hành động: The shortest answer is doing.

Cái gì cũng biết là không biết gì cả: To know everything is to know nothing.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh: Prevention is better than cure.

Thì giờ là vàng bạc: time is gold.

Không gì độc bằng cái lưỡi: There is no venom like that of the tongue.

Quân tử ẩn hình, tiểu nhân lộ tướng: A fool always rushes to the fore.

Sám hối là tốt, nhưng đừng phạm lỗi thì tốt hơn: Repentance is good, but innocence is better.

Sống sao chết vậy: As we live, so shall we end.

Lửa thử vàng, hoạn nạn thử người: Fire proves gold, adversity proves men.

Cái lưỡi không xương nhiều đường lắc léo: Words pay no debt.

Lưỡõi sắc hơn dao: Words hurt more than swords.

Mất trâu mới lo làm chuồng: To lock the stable after the horse is stolen.

Thật thà là thượng sách: Honesty is the best policy.

Thế gian không ít thì nhiều, bỗng dưng ai dễ đặt điều cho ai: Where there is a smoke, there is a fire. 

Thời giờ như thể thoi đưa, nó đi đi mãi không chờ đợi ai: Time and tide wait for no man.

Thói quen không đến một lần: Once is no custom.

Không ai tin kẻ nói dối dù có lúc hắn nói sự thật: A liar is not believed even when he speaks the truth.

Không có cái gì của chúng ta cả, ngoại trừ thời giờ: Nothing is ours, but time.

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]