- 1. Lời giới thiệu
- 2. Khuyến Phát Tâm (Phẩm thứ nhất)
- 3. Phát Bồ đề Tâm Luận (Phẩm thứ hai)
- 4. Phát Bồ đề Tâm Luận (Thệ nguyện phẩm thứ ba)
- 5. Phát Bồ đề Tâm Luận (Phẩm Đàn Na Ba La Mật thứ tư)
- 6. Phát Bồ đề Tâm Luận (Giới Ba La Mật phẩm thứ năm)
- 7. Phát Bồ đề Tâm Luận (Phẩm Nhẫn Nhục Ba La Mật thứ sáu)
- 8. Phát Bồ đề Tâm Luận (Phẩm Tinh Tấn Ba La Mật thứ bảy)
- 9. Phát Bồ đề Tâm Luận (Thiền Định Ba La Mật thứ tám)
- 10. Phát Bố đề Tâm luận (Phẩm Bát Nhã Ba La Mật thứ chín)
- 11. Phát Bồ đề Tâm Luận (Phẩm Như Thật Pháp Môn thứ mười)
- 12. Phát Bồ đề Tâm Luận (Phẩm Không, Vô tướng - thứ mười một)
- 13. Pháp Bồ Đề Tâm Luận (Phẩm Công Đức Trì - thứ mười hai)
- 14. Lời Bạt
Lời Giới Thiệu
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM LUẬN, là một trong số rất nhiều tác phẩm của Bồ Tát THẾ THÂN thuyết minh, được các Thánh giả kết tập thành Tạng Luận trong Tam tạng Thánh giáo. Khi Phật giáo du nhập vào Trung Hoa, thì tác phẩm này được ngài Cưu-Ma-La-Thập phiên dịch (344- 413 vào thời Diêu Tần). Bản dịch của Ngài La Thập chia làm hai phần (thượng và hạ), gồm 12 phẩm, theo danh mục như sau:
Phẩm thứ nhất: Khuyên phát tâm,
Phẩm thứ hai: Luận phát tâm,
Phẩm thứ ba: Nguyện phát tâm,
Phẩm thứ tư: Đàn-na-ba-la-mật,
Phẩm thứ năm: Thi-la-ba-mật,
Phẩm thứ sáu: Sằn-đề-ba-la-mật,
Phẩm thứ bảy: Tỳ-lê-da-ba-la-mật,
Phẩm thứ tám: Thiền-ba-la mật,
Phẩm thứ chín: Bát-nhã-ba-lamật,
Phẩm thứ mười: Như Thật Pháp Môn
Phẩm thứ mười một: Không Vô Tướng,
Phẩm thứ mười hai: Công Đức Trì.
Từ phẩm 1 đến phẩm 3, Luận Chủ cho biết Đạo nghiệp của Bồ Tát, từ khi sơ phát tâm, cho đến tu học các Pháp Ba-la-mật. Từ phẩm 4 đến phẩm 9, nói về phương pháp tu học sáu Ba-la-mật. Ba phẩm sau cùng, mỗi phẩm mang một nội dung như Danh Xưng của phẩm ấy. Nếu nói theo ngu ý, thì đây dường như Luận Chủ lược bày Bổn, Tích, Bồ Tát Đạo của Đức Thế Tôn, (tức là phần chứng minh pháp môn). Và ba phẩm này nói về quả vị của Phật Đạo, cũng từ các pháp ba-la-mật mà thành tựu.
Chúng tôi được dịp may đọc qua tác phẩm vào mùa hạ 1987, và đã trình bày với một số Pháp hữu trong mùa hạ năm ấy. Vì thấy các Pháp Ba-la-mật rất cần thiết cho sự học đạo, hành đạo của người Phật tử, và cũng làm tài liệu nghiên cứu cho Tăng Ni trẻ.
Năm nay, đáp ứng nhu cầu năm học thứ 2 của cơ sở 2 Trường Cơ Bản Phật Học Thành phố, nên chúng tôi mạo muội phiên dịch tác phẩm này để trình bày với Tăng Ni sinh. Tin chắc rằng với bản dịch đầu tiên của chúng tôi, còn rất nhiều sự sai sót về mặt văn nghĩa...
Ngưỡng mong CHƯ TÔN ĐỨC từ bi chỉ giáo.
CUNG KÍNH
THÍCH NGUYÊN NGÔN