Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 09: Nghi thức cho người hấp hối và người chết

06/05/201313:11(Xem: 13667)
Chương 09: Nghi thức cho người hấp hối và người chết

Chết an lạc, tái sinh hoan hỷ

Chương 09: Nghi thức cho người hấp hối và người chết

Thích Nhu Ðiển và Thích Nguyên Tạng

Nguồn: Thích Nguyên Tạng - Thích Nhu Ðiển


Con đường tới phát nguyện hồi hướng và an định

Do những bậc chứng ngộ với tâm đại trí huệ soi sáng

Qua đại dương vô lượng chư vị Tổ sư và hành giả

Mãi là con đường an toàn đến Tịnh Độ Lạc Quốc.


Phục vụ nghi lễ cho người sắp mất và người quá vãng là những nhu cầu thông thường của các tôn giáo trên thế giới. Chúng thường thường phục vụ cho cả hai mục đích. Đó là cho sự buồn tủi của người còn ở lại, chúng dụng ý là giúp đỡ trong sự tiến hành của việc nhập lễ tiễn biệt với người thân yêu của họ, trong khi đối với người quá cố, họ hy hiến bảo trợ và giúp đỡ trên tiến trình sau khi quá vãng, xuyên qua sự cầu nguyện và hình thức của nghi lễ.

Sự phục vụ của Phật Giáo và những lễ nhạc mà tôi mô tả trong chương này cũng sẽ là sự lợi ích cho cả hai, người quá vãng và người còn lại. Những điểm chính yếu hướng tới kia chẳng phải là điều cần thiết để giúp cho người quá cố đạt được sự giác ngộ hoặc là vượt khỏi thế giới Ta Bà này. Thay vào đó, chúng là những sự cố ý có tính cách căn bản để giảm thiểu hoặc để dẹp bỏ khái niệm xấu tệ cũng như sự cảm kích kia. Những điều ấy là những nguyên nhân đơn độc của sự khổ đau, sợ hãi và tái sanh vào cảnh giới thấp hơn. Nghi lễ của Phật Giáo cho người quá vãng (lễ cầu siêu) cũng để giúp cho những hành vi về sự tích chứa công đức được thành tựu cho người đã quá vãng, xuyên qua năng lực của những khái niệm tốt đẹp và những sự cảm kích, những điều này là nguồn năng lượng trực tiếp về sự an lạc, hoan hỷ và tái sanh ở cảnh giới hạnh phúc (ví dụ như cảnh giới người và cảnh giới Chư thiên) hoặc là cõi Tịnh độ sáng sủa.

Truyền thống về nghi lễ cho người chết



Lễ cầu siêu của Phật Giáo Tây Tạng được thực hiện bởi những vị Lạt Ma và những tín đồ tùy theo từng trường phái của Phật Giáo và theo từng vùng tại Tây Tạng. Lễ cầu siêu được trình bày trong chương này là căn bản của truyền thống Nyingma (Cổ mật) thực hiện ở tỉnh Golok thuộc miền Đông Tây Tạng, nơi mà tôi (tác giả Tulku Thondup) đã được sinh ra và được huấn luyện tại đó.

Lễ cầu siêu thường được thực hiện bởi những vị Lạt Ma, những vị Tăng sĩ cao tuổi hay những vị Thầy được mật truyền về Tôn Giáo tương đương với một Giám mục hoặc những giáo sĩ ở truyền thống văn hóa Tây phương. Nếu vị Lạt Ma ấy được huấn luyện tốt thì sự thực hiện nghi lễ cho người mất sẽ có nhiều hiệu quả. Người mà với danh nghĩa là Lạt Ma hay với danh xưng gì đó không mang đến nhiều năng lực hơn là bất cứ một người nào. Thay vào đó bất cứ người nào cũng có thể thực hành nghi lễ được đề cập trong quyển sách này là những vị có những sự thực tập trong sự thiền tập và cầu nguyện.

Trong một vài nơi và trong một vài truyền thống của Tây Tạng lễ cầu siêu làm rất yên lặng, đơn giản. Những Lạt Ma hay những tín đồ trợ tử đọc kinh cầu nguyện, cúng dường dâng tiền của, thực phẩm, đồ trang sức hay thú vật cho Tu Viện, chùa Ni hay cúng dường trực tiếp cho Tăng Ni hoặc những người nghèo khó. Tử thi thì được thiêu hay đem làm thức ăn cho kênh kênh như là sự cúng dường cho đức Phật và những vị Thần linh (tuy vậy Phật và Thần linh chẳng ăn). Sự thực tập này là một sự thiền định và thực hiện lễ nghi để huấn luyện tâm thức của chúng ta, để có một sự nhận thức tốt đẹp, xem tất cả như sự trong sạch và gieo trồng sự khoan dung, quy ngưỡng cũng như để buông xả. Một trong những lễ nghi Tôn Giáo quan trọng là hạn định nhiều sự lặp lại của sự hăng say cầu nguyện như: “hăng say cầu nguyện cho vua chúa, hăng say cầu nguyện cho những hành vi tốt đẹp’’ cùng với việc cúng dường phong phú về đèn, hương, hoa quả.

Ở một vài địa phương khác của Tây Tạng, lễ cầu siêu được phong phú nhiều hơn. Những vị Lạt Ma được mời đến nhà của người quá vãng để chủ trì những nghi lễ cầu nguyện cả tuần lễ trước khi qua đời và sau đó cả bảy tuần lễ hoặc vẫn còn tiếp theo sau khi mất nữa.

Thời gian kéo dài và sự tưởng niệm của những lễ nghi ấy được quyết định bởi tài sản cuả gia đình người quá cố. Để bảo trợ cho lễ cầu siêu, nhiều gia đình đã xử dụng nhiều việc qua sự phân chia tài sản của gia đình về vật sở hữu của người quá vãng.

Nghi thức Tôn Giáo cho người sắp lâm chung



Điều có tính cách quyết định là chúng ta đang thực hành giáo pháp trong khi vẫn còn sống, bởi vì điều này sẽ là nơi chốn của chúng ta trong con đường tinh thần của chúng ta và gieo trồng sự tự tin vào đó. Rồi thì chúng ta sẽ sẵn sàng ứng dụng vào những kinh nghiệm mặc nhiên của chúng ta cho sự ra đi của mình khi mà ngày ấy sẽ đến. Vị Rinpoche Dodrupchen thứ 3 đã viết.

‘’Khi mà thời điểm của cái chết hiện ra, lúc đó có thể rất khó tập trung cho một vài sự hiểu biết để khởi đầu cho việc thiền định. Như vậy bạn phải chọn một sự thiền định trong sự thăng tiến và kết chặt tâm bạn với điều ấy, càng nhiều càng tốt như bạn có thể. Thiền định có thể hồi tưởng lại một vị Phật, cảm nhận một lòng từ bi, năng lượng của việc quy y hoặc là thể đắc về tánh Không.

Như thế cứ lặp đi lặp lại nhiều lần rằng: “ở vào thời điểm tắt hơi, tôi sẽ chẳng để cho chính tôi bị cuốn hút vào một vài tư tưởng xấu ác”. Thành tựu sự trong sáng mặc nhiên và sự an lạc trong tâm thức của bạn, điều quan trọng là hãy hành Thiền nhiều lần, tốt nhất là trước khi cái chết đến với bạn. Rồi thì khi mà thời gian lâm chung đến, bạn có thể chết với sự hiểu biết đúng đắn. Một vài hành vi đức hạnh mà bạn đã thực hiện như thế nào đó thuộc về hoặc là vật lý trong thiên nhiên – trong khi bạn còn sống và đặc biệt là trong khi bạn còn nằm trên giường ở trạng thái lâm sàng - sẽ là một sự lợi ích lớn lao đối với cuộc đời tương lai của bạn. Những nghi thức nhiều cho sự tẩy tịnh, làm phước, quyền năng và sự hồi hướng là những việc quan trọng để thực hiện trước khi chết, thế nhưng ngay cả sau khi chết cũng tốt.

Tẩy tịnh



Để đạt được cuộc sống của bạn trong hiện tại, hay trên hành trình tương lai sau khi quá vãng và sự tái sanh của bạn được tự do từ những sự khó khăn cũng như sự chướng ngại. Điều ấy thật là quan trọng để tẩy rửa kết quả những nghiệp lực bất thiện của bạn trong quá khứ. Tất cả những điều khuyết điểm trong đời sống của bạn và ngay cả cuộc sống trong tương lai sẽ là nguyên nhân để sản sinh ra những nghiệp lực bất thiện ấy. Chỉ có cách duy nhất là tẩy tịnh những nghiệp lực khổ não này. Chúng là những nguyên nhân có thể làm cho cuộc đời của bạn thăng tiến hơn. Đây chính là việc có thể so sánh được để sửa đổi lại sức khoẻ có tính cách vật lý của bạn bởi việc Tẩy tịnh cho những hệ thống độc tố ấy. Xuyên qua sự tẩy tịnh, bạn sẽ vô hiệu được những hành vi sai trái và những kết quả kia.

Một vài phương cách của những việc làm thiện hoặc là những sự thực tập có thể đưa đến kết quả với ý nghĩa của sự tẩy tịnh. Thực hiện việc tẩy tịnh ấy bao gồm cả thiền định với đức Phật và cầu nguyện cho sự lợi ích của tất cả chúng sanh. Những điều ấy có thể đòi hỏi nói ra trong khi cầu nguyện và thực tập một vài việc hành thiền cho việc Tẩy tịnh từ nơi sâu thẳm trong đáy lòng của bạn. Một vài phần trong nghi lễ cầu siêu cũng là sự tô bồi thêm để thành tựu cho sự Tẩy tịnh ấy.

Giữa những sự thực tập đặc biệt của Phật Giáo là để trang bị đặc thù cho việc Tẩy tịnh . Đó là: ‘cáo bạch trước 35 vị Phật của việc sám hối’. Và sự cầu nguyện cũng như thiền định với đức Phật vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa). Việc thực tập sau cùng là hòa quyện vào bốn ‘năng lực’. Năng lực đầu tiên là nguồn năng lượng của sự sám hối với đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) ở bên trên bạn, trong bầu trời, bạn tin tưởng vào Ngài như quán tưởng bậc giác ngộ tự nhiên và những chất lượng của tất cả mọi việc. Thể hiện sự giác ngộ ấy như là nguồn năng lượng của sự sám hối. Thứ hai là năng lực của việc ăn năn hối cải. Nếu bạn cảm thấy hối hận nhiều cho những việc làm sai trái mà bạn đã tạo ra trong quá khứ thì sự sám hối của bạn sẽ được lắng xuống sâu trong tâm thức của bạn. Điều thứ ba là năng lực của phạm hạnh. Nghĩa là làm cho những phạm hạnh được mạnh hơn ngăn ngừa không cho lặp lại những điều sai trái trong tương lai nữa. Điều thứ tư là sức mạnh tự thể của việc sám hối. Sự cầu nguyện nên hành trì Thần chú như OM VAJRASATI VA HUNG (hoặc HUM), “Bạch Ngài Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa”), sẽ rửa sạch để xa rời tất cả những việc nhơ bẩn của những hành vi bất thiện thuộc thân thể và tinh thần của bạn, mà nó không còn lại những vết tích nào phía sau. Cũng như vậy, bạn có thể sám hối cho người quá cố hay những chúng sanh khác. Hãy luyện tập tâm hồn của bạn bởi nhiều sự tiến hành cho việc sám hối với những hình ảnh tốt đẹp và thánh thiện, cảm giác sâu thẳm và sự tin tưởng mãnh liệt sẽ giúp cho việc Tẩy tịnh để có kết quả về những nghiệp bất thiện của bạn ở nền móng căn bản ấy.

Thế nhưng nhiều sự thực tập đặc biệt có hữu hiệu trong việc sám hối; một vài hành vi tốt đầy đủ ý nghĩa của việc sám hối; đặc biệt nếu bạn nghĩ như vậy, hoặc giả hồi hướng những công đức cho mục đích ấy. Ví dụ như một vài ví dụ khác của sự thực hiện sám hối là giúp đỡ cứu mạng sống và bảo bọc tình yêu thương cho kẻ khác từ sự hiểm nguy; hãy cho một vài món quà cho kẻ cần đến, hay những chương trình Tôn Giáo với tấm lòng độ lượng; hãy bảo trợ những chương trình có tính cách lợi ích xã hội từ thiện hoặc phục vụ Tôn Giáo với thái độ trong sáng của tâm thức. Đồng thời xây dựng những căn nhà bảo hộ hoặc những tấm bia kỷ niệm thuộc về Tôn Giáo với ý chí để làm lợi ích cho kẻ khác.

Chúng ta cũng có thể giúp đỡ tẩy sạch những hành vi sai trái và tạo nên phạm hạnh cho những người khác. Nếu chúng ta nói là cầu nguyện, thực tập Thiền quán hoặc tổ chức thực hiện những việc riêng biệt cho sự tẩy uế cho những người khác; hoặc giả hồi hướng những phước đức cho việc Tẩy tịnh về những việc làm sai quấy của những kẻ khác, thì chúng ta có thể đạt được thành tựu cho việc này. Nhưng mà sự cố gắng của chúng ta sẽ đưa đến kết quả như thế nào? Nếu những hành vi ác độc của một người là quá đổi thì sự nỗ lực trong giới hạn của chúng ta chẳng thể làm xóa nhòa vết tích được. Nếu người ấy chẳng sẵn sàng hướng đến chúng ta, xuyên qua niềm tin hoặc ngay cả những thái độ của tâm để được cảm mến. Nếu họ và chúng ta chẳng hề cộng nghiệp tiếp nối như là con đường thủy lưu để cần sự giúp đỡ nhiều; hoặc giả nếu sự cầu nguyện của chúng ta yếu kém hay không thanh tịnh, thì sự thực tập tẩy uế của chúng ta chẳng có một kết quả nào cả. Tuy nhiên chúng vẫn giúp đỡ được người mất một phần nào nếu những hành vi sai trái của người ấy “có thể tẩy rửa được’’, nếu họ tin tưởng vào chúng ta hoặc ít nhất cảm mến chúng ta và những gì chúng ta làm, nếu chúng ta liên hệ nghiệp lực với họ và nếu những sự thực hành của chúng ta là đủ mạnh thì chúng ta sẽ chắc chắn có thể tẩy sạch được những hành vi sai trái tội lỗi của người kia. Nếu một vị Thầy gương mẫu thực hiện bởi sự cầu nguyện đặc biệt, thiền tập hay những nghi lễ thì dù người mất có phạm hạnh mạnh mẽ về những hành vi tệ hại thì tất cả sẽ được tẩy trừ và người này sẽ được giải thoát, bởi năng lực của những vị Thầy và nhờ vào sự Tẩy tịnh của thiền định. Như vậy ở đây không có một câu trả lời đơn giản và tất cả lần lượt được quyết định bởi nhiều nhân quả và điều kiện, giống như trong mọi bộ mặt của cuộc đời. Ngay cả nếu chúng ta hoàn toàn chẳng thể làm sạch cho một vài người và ngay cả chỉ làm sạch được một ít thôi cũng sẽ giúp gia tăng lớn lao ở vào tình huống của sự ra đi ấy. Như vậy thì, nếu một người qua đời là sự linh ứng cho chúng ta thực hiện sự sám hối cho họ với sự quy y vĩ đại với đức Phật, thì chúng ta sẽ tạo ra một công đức lớn và điều ấy quay lại sẽ là nguyên nhân của phước đức để làm cho một người mà họ tạo sự linh ứng cho tất cả. Xin lập lại một lần nữa là: nếu chúng ta làm việc phước đức, những phước đức này sẽ tăng trưởng với tính chất tốt đẹp của chúng ta và sự giảm bớt, hay Tẩy tịnh của những phẩm chất kém của chúng ta.

Tạo công đức



Để hưởng được an lạc về sự hòa bình và hạnh phúc của đời sống cũng như sự tái sanh, điều quan trọng là tích tụ những phước đức và gieo trồng vào đấy những phẩm chất của thiện nghiệp. Bất cứ hạnh phúc nào và sự hòa bình gì mà bạn đang vui vẻ đón nhận ngày hôm nay là kết quả trực tiếp từ những sự tích chứa công đức của những hành vi trong quá khứ. Để cải thiện hơn nữa cho đời sống tương lai của bạn, bạn phải tiếp tục thực hiện nhiều việc phước đức hơn nữa bởi sự thực hiện những hành vi đức hạnh. Ngay cả như bạn đạt được một trạng thái vật lý tốt đẹp của một chúng sanh do nhờ thân thể của bạn với sự thích đương như ăn uống đầy đủ và sự thực tập. Như vậy bạn phải để ý đến lãnh vực tinh thần qua sự làm phước.

Bất cứ những thiện nghiệp nào hoặc việc phụng sự sẽ thể hiện ý nghĩa của việc tạo phước đức. Bạn sẽ chứa nhóm phước đức bởi qua lời kinh cầu nguyện và sự thực tập thiền định. Bạn thể hiện việc phước đức ấy qua sự phục vụ cho người nghèo, thực hành hạnh cúng dường cho những chương trình Tôn Giáo, cứu trợ và sự tô bồi cho cuộc sống (ví dụ như mua và phóng sanh những thú vật gia súc), xây dựng cũng như chùi rửa đường sá, xây dựng và tu bổ chùa viện và lập những bia kỷ niệm, bảo trợ hay thực hiện những buổi lễ cầu nguyện và thiền định với tình yêu thương, sự kính trọng cũng như sự quy ngưỡng.

Truyền pháp



Truyền pháp hoặc mật truyền là những hiệu quả cao như là ý nghĩa của sự Tẩy tịnh về những việc làm và hành động sai trái, bổ sung mạnh hơn những hành vi đức hạnh, nhớ lại những kinh nghiệm tinh thần trong quá khứ và những việc đạt thành, nhìn xem con đường giải thoát hoặc cõi Tịnh độ, giới thiệu đến chư Phật và cõi Tịnh độ, trao tặng sự gia trì của chư Phật và giác ngộ trí tuệ có tính cách căn bản; hoặc Phật quả, của sự thọ lãnh. Việc truyền pháp giống như là: “sự giải thoát khỏi sáu cõi”có thể tổ chức cho những người nào đang qua đời. Nhiều nghi thức này Tẩy tịnh những nghiệp bất thiện cho người chết, những chủng loại ấy sẽ Tẩy tịnh nghiệp bất thiện của người mất. Nếu không sẽ là nguyên nhân khác tái sanh vào những cảnh giới đau khổ. Chúng sẽ giúp cho việc tích tụ phước đức, là nguyên nhân của sự tái sanh vào cảnh giới an vui.

Chúng sẽ mang đi xa hơn những sự gia trì của chư Phật để đánh thức tâm thức giác ngộ hay việc sanh về cõi Tịnh độ. Dĩ nhiên điều ấy sẽ rất là quan trọng cho người hướng dẫn hoặc người thực hiện của những lễ cầu siêu và sẽ được thành tựu trong thiền định hoặc ít nhất là rèn luyện tốt cho những nghi lễ đặc thù này. Như vậy nếu đây là sự liên hệ những tinh thần tốt đẹp giữa người thực hiện và người quá cố, thì sự lợi ích sẽ có được nhiều kết quả. Ít nhất cũng sẽ được điều hòa nối kết lại giữa chúng với nhau.

Nếu nghi lễ tinh xảo cũng như sự truyền pháp chẳng thể thực hành được, thì một vài sự cầu nguyện hay thiền định được tổ chức với tình thương yêu của tất cả chúng sanh cũng như cho người chết; hoặc giả với sự quy ngưỡng về chư Phật, sẽ là sự hữu ích cao cả. Đặc biệt nếu những phẩm hạnh ấy được hoàn thành bởi những hành giả hành thiền. Một việc phụng sự thích nghi phải khảo sát kỹ càng nơi người tụng kinh cầu nguyện, niệm danh hiệu của chư Phật hoặc chư vị Bồ Tát, lập lại những câu Thần chú hay tổ chức một vài lễ nghi đơn giản. Hiện nay có rất nhiều bản văn nghi lễ và nghi thức cầu nguyện bằng tiếng Tây Tạng. Tôi sẽ giới thiệu một nghi lễ rất ngắn về cõi Cực Lạc, có nơi bản phụ lục A. Ngoài ra việc thực hiện một phowa (chuyển di thần thức) bởi một vị Thầy hoàn hảo sẽ là một sự lợi ích đặc biệt cho người thực hành, cả hai kéo dài sự tiến hành cho người chết và sau khi chết. Một bài tụng về phowa ngắn với sự giải thích có sẳn nơi phụ lục B.

Sự hồi hướng và lòng thành của người cầu nguyện



Sau khi thực hiện một vài việc làm có tính cách đức hạnh như cầu nguyện, điều quan trọng là hồi hướng những phước đức ấy cũng như tạo ra một lòng thành khẩn. Việc hồi hướng những phước đức được gia tăng với sức mạnh của chỉ số, sự vĩ đại của phạm vi hồi hướng, sự vĩ đại của sức mạnh. Như vậy việc hồi hướng những phước đức không hẳn chỉ để hồi hướng cho họ mà còn cho tất cả chúng sanh, bởi vì đây là nguyên nhân của hạnh phúc và sự giác ngộ của họ. Rồi những phước đức to lớn ấy sẽ trở ngược lại với họ.

Sau đó sẽ làm việc dâng tấm lòng thành. Đây là một cách để đến được công đức cho một mục đích riêng biệt và xa hơn làm cho sáng tỏ điều ấy. Xử dụng sự hồi hướng về công đức của bạn như là một chủng loại để tạo ra sự nhiệt vọng đối với tất cả chúng sanh có thể an lạc với thành quả của hạnh phúc và tái sanh về cõi Tịnh độ.

Đặc biệt chúng sanh ở trung ấm thân cần chúng ta hồi hướng những công đức và tạo ra lòng thành cho họ. Nếu chúng ta lặp lại sự hồi hướng bằng bất cứ công đức gì mà chúng ta và người chết chứa nhóm được chẳng cần biết ít hay nhiều, đều cần cho sự tái sanh của người mất và tất cả chúng sanh về cõi Tịnh Độ. Chúng ta có thể chắc chắn rằng phước đức ấy sẽ là nguyên nhân của thành quả kia.

Bạn cũng có thể tụng kinh và thiền tập với sự cầu nguyện đức hạnh cho sự hồi hướng và lòng thành, ví dụ như kinh Bhadracharya – pranidhanaraja sutra (kinh về vua của nhiệt vọng của những hành vi tối thiện). Bản kinh Đại Thừa này, lấy một phần của kinh Buddhavatamsaha (Kinh Hoa Nghiêm) dạy cho chúng ta hồi hướng phước đức như thế nào và tạo ra lòng thành như là Samantabhadra (Kinh Phổ Hiền) đã thực hiện. Những người chết có thể được tùy hành bởi sự ban cho sự gia bị trên đồ vật được nếm giống như vị cam lồ và việc còn sót lại của Thần Thánh hay những đối tượng có tính cách lễ nghi được gia trì, hay những đồ này được đặt trên tử thi. Những thành viên của truyền thống Nyingma sở thuộc riêng biệt vào dấu hiệu nơi chốn gia trì bí mật, biểu đồ của Thần Thánh về những âm điệu được viết bởi chữ Ấn Độ cổ đại hay tiếng Tây Tạng, được biết như ‘giải thoát bởi sự va chạm’’ và những biểu đồ Thần Thánh ở nơi quả tim hoặc ở những bộ phận khác của thân thể.

Phục vụ Tôn Giáo trong thời gian của người chết.



Vào thời gian qua đời, có nhiều việc phục vụ thuộc về Tôn Giáo như cầu nguyện và thiền định, điều ấy là dụng ý của sự an lạc, tình thương yêu và không khí gia trì, những điều này rất là lợi ích. Những nghi lễ dưới đây là một vài việc phục vụ có ý nghĩa mà những vị Lạt Ma Tây Tạng hay cúng hiến.

Hướng dẫn cho người bình thường.



Thời gian tốt nhất để đón nhận sự hướng dẫn, cố vấn hoặc dạy dỗ là trong khi chúng ta vẫn còn sống. Như vậy chúng ta có thể nghe và hiểu những gì mà người hướng dẫn nói cho mình. Những người hướng dẫn phải cho những lời khuyên bảo, những điều nào làm cho tâm mình được mở ra và những gì chúng ta có thể tiêu hóa hấp thụ được. Nếu một người qua đời kháng cự lại việc chấp nhận tiếp cận của sự chết thì không nên hướng dẫn trong thời gian này. Thay vì phải dùng những điều tốt để giảng dạy những việc thông thường hay về sự trị liệu. Điều ấy sẽ chẳng làm cho người ấy lo sợ, mà sẽ dụng ý cho một vài cảm giác của sự an lạc và sự hiểu biết.

Nếu người qua đời cũng sẵn sàng nghe được về sự chết của chính họ thì họ sẽ hồi tưởng lại về sự thiền định cũng như những năng lượng gia trì của họ. Những người hướng dẫn nên cho họ biết những gì chờ đợi trong hành trình đi đến sự chết, tự nhiên sau cùng và trung ấm thân phải đối xử như thế nào với những kinh nghiệm này.

Ngài Dodrupchen Rinproche toát yếu những điều quan trọng cho người chết, thâu tóm ở thời gian chết như sau:

Bạn phải nghĩ về những điều sau đây nhiều lần. Hãy nghĩ về việc chết ấy! Cái nào bây giờ đã đến với bạn, sẽ xảy ra cho tất cả. Hãy để cho tất cả những gì phụ thuộc rời khỏi như yêu mến một người nào ngay đến cả những sự sở hữu và năng lực. Ở trước đấng Giác Ngộ hãy ăn năn những tội lỗi và Tẩy tịnh tất cả những hành vi sai trái mà bạn đã tạo ra trong đời sống hiện tại hay những đời sống thuộc về quá khứ. Cả hai là biết hoặc chẳng biết. Hãy tự phát nguyện cho chính bạn và với đấng Giác ngộ rằng bạn sẽ chẳng tạo những hành vi sai quấy ấy một lần nữa. Đối với việc ấy đã thực hiện với tâm thức của bạn,với sự cảm nhận của sự hoan hỷ ấy, sau đó bạn chẳng cần phải lo lắng nữa. Hãy nhớ lại tất cả những hành vi đức hạnh mà bạn đã thực hiện trong quá khứ và hãy nên vui vẻ, bởi vì chúng hay lặp lại nhiều lần, không phải một vài sự tự hào hay ngã mạn và Ngài còn dạy thêm rằng: Hồi hướng những công đức và tạo nên những sự nhiệt tâm trong nhiều lần; hãy suy nghĩ và nói rằng: ở giữa cuộc đời liên tục của tôi, mong rằng tôi có được sự thực hiện bởi bản chất của con đường giác ngộ. Nguyện rằng tôi được hướng dẫn bởi những vị Thầy đức hạnh. Cầu nguyện cho tôi có được tài sản của sự xác tín, siêng năng, hiểu biết và sự tỉnh thức. Cầu nguyện cho tôi chẳng hề bị khổ sở bởi những người bạn thiếu đức hạnh cũng như những hành vi khổ não’’.

Điều vô cùng quan trọng là có được những tư tưởng đạo đức ở vào thời điểm quá cố. Ngài Dodrapchen nói rằng:

“Trong nhiều kinh điển đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy và kể nhiều câu chuyện để giải thích tại sao mà một vài người đã trở thành đệ tử của Ngài. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân chính yếu mà Ngài đã đưa ra, bởi vì những gì mà những người này đã tạo ra những nhiệt vọng đức hạnh khi họ đã chết. Như vậy những gì mà bạn mong mỏi thực hiện vào lúc tắt hơi thở sẽ có một sức đẩy rất lớn cho sự tái sanh của bạn’’.

Như đã nói bên trên, nghi lễ, Thiền định quan trọng gọi là phowa (chuyển di thần thức), có thể thực hiện cả hai cho trước hoặc sau khi chết (tham cứu trang 265 sách tiếng Anh). Sẽ được lợi lạc cho việc qua đời nếu bạn có thể hồi tưởng lại chính vị Thầy tinh thần của bạn, trong người bạn đã có sự tin tưởng về những lời dạy của họ và những vị Thần linh cũng như những kinh nghiệm về lãnh vực tinh thần mà bạn đã có lần quen thuộc. Như vậy thì với lòng từ bi phát triển nhiệt vọng để mang đến cho chúng sanh tiến đến Phật quả.

Sự hướng dẫn và phục vụ sự chết cho sự hoàn thành của người thiền định



Nếu người mất là một hành giả thực hành thiền định ở bậc hoàn hảo thì với Thiền giả có kinh nghiệm ấy hoặc bè bạn nên sẵn sàng hướng dẫn. Trong sự hướng dẫn này bạn hồi tưởng lại vị Thầy đã quá vãng của bạn để nhớ lại và thừa nhận sự thiền định cũng như sự liên hệ với họ và để làm sống lại những điều này. Nếu ở đấy không có những người trợ tử hoàn hảo, điều tốt nhất là phải cho phép những hành giả thiền định ấy ra đi trong tĩnh lặng, không nên có một vài sự quấy rầy. Những người học trò hay bạn hữu của Thầy mình nên hành thiền tụng đọc những lời cầu nguyện trong yên lặng. Hoặc giả ở khoảng cách xa với nhục thể ấy. Điều vô cùng quan trọng là hãy giữ gìn không khí với sự an lạc chung quanh sự ra đi của Thầy bạn, trong điều kiện có thể trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày như thế.

Một vài vị Đại sư vẫn còn thiền định trong hơi thở nhiều giờ hay nhiều ngày sau khi đã tắt thở. Ở đó chẳng còn sự hoạt động của hơi thở hoặc tim mạch nữa; nhưng ở đấy sẽ còn một hoạt động nhỏ của hơi ấm nơi phạm vi của quả tim. Đây là dấu hiệu cho thấy rằng Đại sư bây giờ chưa rời khỏi thân thể và đang tiếp tục sống trong thiền định. Nếu như vậy thì tốt nhất nên giữ gìn thân thể yên ổn và giữ gìn không khí an lạc chung quanh đó. Nhưng nếu bạn cần phải di chuyển thi thể ấy, một vài người khác nên sẵn sàng giúp đỡ hoặc ít nhất một vài lễ nghi Tôn Giáo, thì điều này sẽ đánh thức Đại sư từ trạng thái tự nhiên yên tĩnh ấy. Nếu ở đây chẳng có một vị nào có thể giúp cho những hình thức nghi lễ, thì ngay cả tiếng linh của lễ nhạc hoặc tiếng chuông cầu nguyện hay thực hiện một vài bản nhạc Tôn Giáo, hoặc ngâm vịnh, những điều ấy sẽ đánh thức Đại sư từ sự tắc thở kia. Rồi thì bạn có thể chăm sóc nhục thể ấy một cách thích hợp với khả năng của bạn. Một vài người có thể dụng ý để bảo quản tử thi ấy với sự thay đổi thích hợp; trong khi những người khác thì có thể chỉ được bảo quản đơn giản hơn. Đối với một vị đại sư, đơn giản hay bảo quản một cách thích nghi sẽ không có gì khác biệt.

Tuy nhiên Tsele đã viết rằng: ‘Theo một vài học giả và những người đã thục luyện thì dẫu cho những giả định thông thường ấy là điều mà tất cả mọi người ai bảo lưu tử thi được trong thời gian dài lâu hơn sau khi chết trong thiền định thì điều này cũng chẳng phải chắc chắn đúng như vậy. Đôi lúc cũng có những vị có thể chấp trước vào thân thể của vị đó ngoài sự phụ thuộc ấy’’.

Đứng về phương diện truyền thống, những người đệ tử của vị đại sư ấy có thể thực hiện “sự nương tựa thiền định về đại sư’’ và nhận được bốn lần năng lực (như đã tường thuật ở trên về thiền định với Ngài Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa). Hoặc họ cũng có thể tập trung lại vào “nghi lễ về sự sùng kính đại sư’’ và nhận được quyền năng bởi chính mình. Họ cũng có thể thực hiện những Tẩy tịnh và làm phước đến các vị Thần linh cho đại sư. Ngay cả nếu việc sám hối và phước đức chẳng là điều cần thiết cho những đại sư ở bậc tu chứng cao. Chúng sẽ lợi lạc cho những ai mà vị Thầy ấy liên hệ với những nghiệp lực. Điều quan trọng hơn cả là những người đệ tử nên Thiền tập cho những tâm thức của họ thống nhất với tâm giác ngộ của vị đại sư và hãy nghĩ tâm của họ là một. Nếu chẳng có một hình thức lễ nghi nào có thể, thì hãy nói một vài lời cầu nguyện, hãy thực hiện một vài sự thiền định mà bạn quen thuộc, điều ấy sẽ hữu ích hơn nhiều. Điều quan trọng nên nhớ rằng; có những điều ngược lại với người bình thường cần đến lễ cầu siêu thì những đạo sư chẳng cần đến hoặc có thể chẳng muốn có chúng. Điều ấy là lý do tại sao mà nhiều vị đại sư đôi khi cao hứng để ‘chết giống như con chó’’ mà họ hay nói. Ngay cả như một con chó hoang cũng có thể hít thở ở bên cạnh lề đường mà chẳng có một người nào đó lưu tâm đến. Vậy thì các vị đại sư cũng hy vọng rằng chẳng có một người nào lưu tâm đến sự chết của họ, như vậy họ sẽ được tự do để di chuyển từ kiếp sống này trong một phương pháp mà họ sẽ an lạc.

Phục vụ Tôn Giáo sau khi chết.



Nghi lễ trong mười ba nấc thang của sự chết là lễ nghi mà chúng ta xử dụng để thực tập khi mà tôi đã được lớn lên tại miền Đông xứ Tây Tạng. Việc thực hiện cho người chết bởi những hành giả luyện tập Thiền hay những tín đồ đã quy y, cũng có thể thực hiện trước khi qua đời hay trong khi người ấy mất. Lễ nhạc nầy thường thường có tên gọi khác nhau ở Tây Tạng. Được giới thiệu như là ‘Lễ nghi tử thể” mà nó có thể thực hiện bởi những vị Lạt Ma trong khi tử thi còn tồn tại Cũng còn gọi là : “Nghi lễ ngẫu tượng’’. Bởi vì lễ cầu nguyện này có thể được thực hiện với những ngẫu tượng thay vì tử thi. Một vài sự quy hướng về nghi lễ giống như “giải thoát từ các cõi’’. Trong ấy những vị Lạt Ma làm lễ Tẩy tịnh cho những chủng tử nghiệp lực của người quá cố mà điều ấy sẽ là nguyên nhân của sự tái sanh vào sáu cõi luân hồi. Tên gọi khác ở đây một cách đơn giản là: “Nghi lễ cho người chết’’.

Lễ cầu siêu của Tây Tạng thực hành giới hạn ở hình thức lễ bái của một trong nhiều thể thức của nghi thức hay chư Phật và những Mạn Đà La của họ hay Tịnh độ. Chúng bao gồm cả nghi thức của đức Phật Vô Lượng Quang (A Di Đà Phật); đức Phật của lòng từ bi (Quán Thế Âm Bồ Tát); đức Phật của sự Tẩy tịnh (Ngài Kim Cương Tát Đỏa); hằng trăm sự bình an và những vị Thần linh phẫn nộ, đức Phật của sự thanh khiết của cõi hạ cấp (Sarvavid Vairochava) và trừ khứ Thần chết (Vajrabhaivara). Tuy nhiên nghi lễ sẽ mang đến nhiều kết quả nếu như những người thực hiện chọn lựa một đức Phật và một vị thần linh với vị nào đó mà các Ngài cũng là quyến thuộc cũng như có sự liên hệ.

Sự tóm lược của mười ba nấc thang về nghi lễ cho người chết. Đầu tiên, ở phần có tính cách dự bị cho nghi lễ của người qua đời những vị Lạt Ma hay những người trợ tử tụng kinh và thiền tọa và quy y Tam Bảo rồi thì phát Bồ đề tâm.

Thứ hai, những điều này nên quán tưởng và hãy cho rằng họ là một vị Thần Linh, của đức Phật Từ Bi, ở nơi cõi Tịnh độ được chứa đầy vô số chúng sanh giác ngộ. Hãy trì tụng thần chú của đức Phật – Om Ma Ni Padme Hum (hoặc HUNG). Họ thấy, nghe và cảm nhận sự gia trì về sự hiện hữu cùng năng lượng của những vị Thần linh cùng cõi Tịnh độ. Rồi thì các Ngài phân chia ra gia trì ở thể thức của ánh sáng và đạt đến khắp nơi trên hoàn vũ. Điều này được thể hiện qua sự quán tưởng và nên suy nghĩ rằng ánh sáng gia trì ấy chứa đầy nơi tất cả chúng sanh, giống như toàn thể vũ trụ và điều ấy đã đạt được sự chứa đầy nơi tất cả; sự biến hóa của mỗi vị vào nơi trí tuệ của chúng sanh, lòng từ bi và năng lực.

Điều thứ ba, họ quán tưởng nơi bàn thờ của các vị Thần Linh và cảnh Tịnh Độ trong những bình nước Thánh chứa đầy nước cam lồ làm phước thiện, họ cúng dường những điều tốt đẹp và xử dụng những vật ấy như hoa đẹp, hương thơm thực phẩm và âm nhạc (thực chất hoặc cụ thể hóa). Đồng thời niệm kinh tán thán những vị Thần linh với những tư tưởng của sự cung kính vĩ đại. Hay tụng Thần chú, họ quán tưởng các vị Thần linh. Vị Thần gia trì vào bình nước cam lồ và trút vào đó giòng chảy của ánh sáng trí tuệ. Rồi sau đó các vị Thần linh chìm vào trong bình nước cam lồ rồi thì họ trở thành một thực thể.

Điều thứ tư, họ nhận được từ các vị Thần Bổn Mạng của ngoại hộ Mạn Đà La trong bình nước Thánh. Ở ngôn ngữ khác, nói một cách khác qua việc thiền định nơi bình chứa đầy nước cam lồ giống như là một vị Phật Tịnh độ với hình tướng trong suốt, âm thanh và kinh nghiệm, chứa đầy với sự hiện hữu của sự vân tập các vị Phật và những vị Phật chất lượng; bình Mạn Đà La là nguồn năng lượng gia trì to lớn.

Bước thứ năm, với năng lực mặc khải và những ngôn từ chơn thật, họ triệu tập sự hiểu biết của người quá cố (nếu người ấy đang chết) vào trong một ngẫu tượng (hoặc vào thân thể nếu vẫn còn hiện hữu) và an định nó. Rồi thì họ ban những lời giáo huấn đến người quá vãng trong sự thâu nhiếp quan trọng cho tâm thức của cô hay cậu kia đến với các vị Thần linh và con đường tâm linh, những đức Phật và cõi Tịnh độ, cùng giáo pháp và những vị Thầy dạy đạo. Họ chỉ dẫn cho người quá cố đừng duyên theo tình yêu của thế gian với một người nào đó hay từ bỏ sự sở hữu ở lại phía sau lưng bởi vì chúng chỉ là những sự cảm kích khổ sở thông thường đồng thời làm trở ngại sự phát triển hơn giữa con đường tâm linh.

Bước thứ sáu, họ thực hiện nghi lễ “giải thoát khỏi các cõi”. Đây là một lễ nghi hoàn hảo mà tiêu điểm kia là sự giải thoát cho người quá cố từ vòng quay của sự tái sanh trong sáu cảnh giới bởi sự Tẩy tịnh cho sáu tình thức khổ sở ấy ở từng cõi một. Rồi sau đó sự quan hệ sẽ cho quyền năng hoặc gia trì nơi thân thể, lời nói và tâm thức của chư Phật.

Thứ bảy, rồi thì họ cúng dường những đồ tốt đẹp như thực phẩm đã được nấu chín hay thức uống. Theo nhiều tài liệu thì hầu hết những chúng sanh ở thân trung ấm không thể vui với thức ăn cứng; họ sẽ cảm thấy đầy đủ với những thức ăn đã được nấu chín có mùi.

Trong kinh Ayushpatti – Yathakara – Paripriccha (Kinh nói về hạnh phúc như thế nào khi chết), đức Phật đã giải thích rằng ở đây không được sự lợi ích trong việc cúng thức ăn cho người chết, bởi vì khi chẳng có một thân thể to lớn thì họ không thể vui với thức ăn to lớn được. Nếu với một tâm hồn buồn bã hay bất thiện thì bạn sẽ thay đổi một vài loại thực phẩm cho người chết ở trên bàn, như điều này được thực hiện trong một vài nền văn hóa, bạn sẽ chẳng giải thích được sự đói khi chết, lại chẳng thể tạo phước đức nhiều cho bạn, nếu chẳng có được tinh thần, sự cầu nguyện, lòng từ bi hay sự độ lượng bao gồm trong ấy. Tuy thế, trong những nghi lễ trang trọng, một sự gia trì nơi thức ăn đã có mùi vị với sự thiền định và hồi hướng những đồ ăn ấy sẽ cho người chết một sự hưởng thọ trong lành.

Ở một nơi thông thoáng ngọn lửa đốt cháy đã được chuẩn bị không có khói bay lên từ củi đốt hay dầu là những nhiên liệu được dùng đến và ở đó được thiêu đốt những thức ăn cứng cũng như rải những đồ uống chung quanh ngọn lửa. Một vài mảnh nhỏ của áo quần cũng có thể đem đi đốt, như là một sự cúng dâng.

Giữa những thực phẩm được dâng cúng trong những lễ nghi tốt đẹp, thịt cũng nên tránh xa đi, bởi vì nó mị hoặc một cách mãnh liêt. Và có hại cho sức mạnh tinh thần. Do vậy theo quan niệm của tôi một điều là chẳng nên xử dụng trái cây còn sống hay một vài thực liệu phẩm. Đây chính là nguyên nhân để sinh ra mùi khi thiêu đốt. Ở Tây Tạng đồ được xử dụng chính là những đồ được cúng chay bởi bột lúa mạch và bơ trộn lại cùng một vài bộ áo quần mới nhỏ nhắn, tượng trưng cho quần áo. Ở Tây phương thì có thể xử dụng thích ứng với những bánh được đút lò và một cặp áo quần mới. Tuy nhiên nếu bạn chẳng thể cúng dâng thức ăn khi thiêu thì bạn nên thay đổi bằng những thực phẩm chay và thức uống để trên bàn kéo dài suốt buổi lễ và rồi thì hãy xử lý chúng như bỏ vào trong lửa hoặc để cho sạch sẽ phải cho vào chỗ kín đáo.

Trong những nghi lễ thuần túy ấy với sức mạnh của lòng từ bi sâu thẳm, với năng lực của Thiền định và sức mạnh của Thần chú, chúng ta tẩy sạch tất cả những đồ vật nào không được thanh tịnh, những đồ thêm vào chứa đầy đất cát và hãy biến hóa chúng trở thành vật chất mà khi chết sẽ vui vẻ theo cũng như được sự lợi ích từ đó . Như vậy khói sẽ chẳng những chỉ thể hiện ra với sự chết giống như thực phẩm và đồ uống, mà cũng còn là những gì mà người mất cần và họ mong mỏi. Ngay cả nếu những người thực hiện chẳng thể nương theo thiền định trong từng chi tiết và nếu họ đã quy y với đức Phật, gia trì điều tốt đẹp với người cầu nguyện và phụng hiến điều ấy cho người quá cố với tình yêu trong sạch, rồi thì sự dâng hiến trong sạch kia sẽ trở thành sung mãn và lợi ích. Nếu chúng ta cúng những đồ tốt đẹp cho tất cả những chúng sanh đau khổ với tình thương yêu và sự khoan dung thì điều ấy sẽ sáng tạo một phước đức lớn lao. Nếu chúng ta hồi hướng và nhiệt tình với nhiều chúng sanh, thì người chết sẽ vui vẻ với những phước đức to lớn cho sự linh ứng của chúng ta để sản xuất ra tất cả những tư tưởng có tính cách lợi tha và việc cúng hiến nhơn từ.

Bước thứ tám được thực hiện phowa (chuyển di thần thức) trong sự ra lệnh cho di động thần thức hoặc tâm linh của người chết vào tâm thức giác ngộ của đức Phật; như vậy thì họ sẽ được tái sanh vào thế giới Tịnh độ của đức Phật.

Bước thứ chín là phục vụ tang lễ của thân thể đã được bảo quản. Ở Tây Tạng có hai cách chính để cho thân thể của người chết về lại với thiên nhiên: hỏa táng và làm thức ăn cho kênh kênh. Hình thức này người Tây Phương gọi là ‘Tang lễ trên bầu trời’’. Những vị Lạt Ma thực tập những nghi lễ Thiền định để gia trì cho thân thể như là cam lồ trí tuệ và nhiên liệu hỏa táng hoặc cho kênh kênh như các vị Thánh thần và cảnh Tịnh độ của họ. Rồi thì họ cúng dường thân thể như là chất cam lồ cho những vị Thần linh để Tẩy tịnh những nghiệp lực bất thiện và để hoàn hảo cho những công đức và trí tuệ của người quá vãng. Họ cũng sẽ thiêu tử thi (hay những ngẫu tượng) là dấu hiệu tiêu phí của tự kỷ mê hoặc, sự khổ não về những tình thức và những nghiệp lực bất thiện với tất cả những dấu tích bằng ngọn lửa của năm trí tuệ; những điều nào là tự nhiên tối hậu và phẩm chất của tâm hồn. Hoặc giả họ có thể cho thân thể làm đồ ăn cho kênh kênh. Ngay cả sau đó họ muốn đốt cháy từng mảnh nhỏ của xương cốt theo sau những lễ nghi ấy.

Bước thứ mười, họ gom những mảnh xương (xương đã được thiêu rồi) và mang xương đặc biệt để làm lễ sái tịnh cho cả tuần sau hoặc tương tự như thế. Để cho việc này họ thực hiện lễ nghi cho việc “giải thoát từ các cảnh giới”, như đã nói trước. Cũng còn những cơ hội khác để Tẩy tịnh sạch những nghiệp bất thiện của người quá vãng, xử dụng sự tồn tại liên tục trong thể thức của tro cốt.

Bước thứ mười một, sau khi cốt được Tẩy tịnh , tro cốt là một hổn hợp của đất bụi trộn lẫn với tro và nhồi thành những tháp nhỏ là dấu hiệu mà người quá cố đã thuộc về sự biến hóa vật lý vào phẩm chất của đức Phật. Ngọn tháp là hình ảnh của tinh thần trí tuệ Phật. Một lễ nghi gia trì được thực hiện trong một tuần lễ hoặc gia trì như thế, hồi hướng những tượng được nhồi vào tháp, như là thân trí tuệ của đức Phật.

Bước thứ mười hai, trong tháp được nạp cốt vào đó là nơi để cúng dường, cho vào sông hay vào biển cũng như cho phép chìm vào với thiên nhiên; như vậy chẳng có một vật gì còn sót lại của người quá cố cả. Chẳng để lại một cái gì mà người mất khó ra đi dễ dàng, bởi vì không bị giữ lại hoặc tồn tại to lớn cho những tình thức bất thiện giống như sự phụ thuộc bởi sự quan hệ. Tuy nhiên những người Phật tử hay giữ gìn một vài vật còn sót lại của một vài vị đại sư nổi tiếng trong hình thức của những bia kỷ niệm của Tôn Giáo; như vậy đây sẽ là đối tượng cho sự hướng về và sự nương tựa cũng là một nguồn lực gia trì.

Cuối cùng những người tham gia ấy hồi hướng tất cả những công đức mà ngay cả sự chứa nhóm ấy cho người quá vãng và cho chúng sanh như là nguyên nhân của hành trình chuyển đến sự an lạc cũng như sự tái sanh hoan hỷ (ví dụ như cõi Cực Lạc cuả đức Phật A Di Đà). Hãy nên hồi hướng tất cả những công đức như là những chủng tử; họ tụng kinh với nhiều lời cầu nguyện chân thành để lý giải những mục tiêu quan hệ này.

Những nghi lễ khác.



Đối với những buổi tọa thiền ngắn, đơn giản và những sự phục vụ cầu nguyện thì nên xem nơi bản phụ lục B.

Đối với lễ cầu siêu cho những bậc đã thành tựu cao cả, những vị Thầy khả kính; hoặc những vị Lạt Ma hay những đệ tử thực hiện những nghi thức lễ nhạc thông thường của sự quy ngưỡng về thiên nhiên trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần lễ. Ở đây bao gồm cả nghi lễ sùng kính của vị Thầy, sự quy hướng về thiền định nơi vị Thầy, cúng dường đồ ăn và những lễ nhạc cho những thân thể có tính cách Thần thánh, với sự thực hành để Tẩy tịnh , tạo phước đức và sự hăng say.

Giữa những lễ nghi này gia đình và bạn bè nên trợ lực cho việc làm phước và phục vụ lợi ích cho người quá vãng. Những điều này bao gồm cả việc tụng kinh cầu nguyện và thực tập thiền quán, cho những quà cáp có tính cách tinh thần hoặc vật chất, bảo hộ sức khỏe và mạng sống, bảo trợ những nghi lễ và cầu nguyện, xây cất những nhà bia kỷ niệm và những việc bảo hộ, dựng những lá phướn cầu nguyện và những bánh xe quay chuyển pháp, bảo trợ cho các học đường và những trung tâm thiền định và mang sự hòa bình cũng như sự hòa hợp vào trong xã hội.

Sau khi thực hiện một vài việc này, hãy hồi hướng phước đức ấy như là cái nhân cho hạnh phúc và giác ngộ cho mọi chúng sanh, đặc biệt là cho người quá cố và làm những việc khác tốt đẹp cho cùng chung mục đích ấy. Sau đó qua kinh nghiệm của người quá vãng về thân trung ấm cũng như sự tái sanh sẽ trở thành một hành trình từ niềm hạnh phúc này kéo đến hạnh phúc khác.

Theo truyền thống của Phật Giáo Tây Tạng điều này rất là phổ biến là cúng dường những vật chất của một vài công việc cho nhiều chư Tăng Phật Giáo, những tự viện, những việc có tính cách từ thiện để tạo phước đức cho người quá cố với nguyện vọng cầu nguyện và tu tạo phước đức này cho họ, ngay cả nếu bạn không có tiền hoặc tài sản vật chất để cúng dường thì bạn cũng có thể nghĩ tưởng việc cúng dường những hình tượng đức hạnh của tài sản và thuộc về việc cúng bái ấy cho họ với một niềm vui lớn và sự khoan dung. Nhiều sự cúng dường ấy sẽ sáng tạo một việc to lớn là sự thành tựu công đức cũng như vậy.

Những người Phật tử tin rằng ngay cả nếu bạn cúng dường được một ít gì đó cho mục đích to lớn thì phước đức của bạn có thể trở thành càng ngày càng quảng đại như phước đức của mục đích chính nó, giống như từng giọt nước mưa chảy vào trong biển cả và sẽ chẳng bao giờ khô cho đến khi biển ấy khô. Như vậy nếu một nghiệp lực nối kết với những chúng sanh khác và ngay cả nếu sự cúng dường dẫu cho nhỏ nhặt như một tách trà đi chăng nữa thì nó cũng là một động lực và kết quả ấy có thể không bao giờ mất hết. Bởi vì sự thánh thiện của người ấy là người mà bạn đang cúng dường.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]