Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mật Tạng Việt Nam số 34

02/05/201320:13(Xem: 8200)
Mật Tạng Việt Nam số 34

MẬT TẠNG

PHẬT GIÁO VIỆT NAM

TẬP II

Ban phiên dịch:

Thích Viên Đức, Thích Thiền Tâm

Thích Quảng Trí, Thích Thông Đức

Cư sĩ Huỳnh Thanh, Như Pháp Quân

---o0o---

MẬT TẠNG VIỆT NAM SỐ 34

KIẾT TƯỜNG THIÊN NỮ

* Danh hiệu:

Kiết Tường Thiên có tên Phạn là‘SRÌ MAHÀDEVI, dịch âm là: Thất lợi ma ha đề tỳ, dịch nghĩa là: Kiết Tường Đại Thiên Nữ. Đây là vị Nữ Thần hay ban bố Phước Đức.

Lúc đầu, Thiên Nữ này vốn là một Vị Thần trong Thần thoại Ấn Độ, là Ái Phi của Na La Diên Thiên (Nàrayana Deva), mẹ của Thần Ái Dục ( Kàma ).Truyền thuyết khác cho rằng Thiên Nữ này có tên là Lạc Khất-Sử Mính (Laksmi= Kiết Khánh hoặc Công Đức Thiên). Cha tên là Long Vương Đức Xoa Ca (Taksaka Nàga Ràja), mẹ tên là Ha Lị Đế Mẫu (Hrtye Màtr), anh tên là Tỳ Sa Môn Thiên (Vai’sravanïa Deva). Chân Ngôn là: 

- OM- ‘SRÌMMÀHALAKSMIYE SVÀHÀ

Sau này, Thiên Nữ cùng với chư Thần của hàng Đế Thích

(Indra), Ma Hê Thủ La (Mahe’svara), Tỳ Thấp Nô (Visnu) v.v..dunhập vào Phật Giáo và trở thành hàng Thiên Thần Hộ Pháp cho Phật Giáo.

Truyền thuyết của Phật Giáo Ấn Độ lại ghi nhận Thiên Nữ có cha tên là Long Vương Đức Xoa Ca, mẹ là Quỷ Tử Mẫu Thần, chồng là Tỳ Sa Môn Thiên Vương.

Theo Phật Giáo Trung Hoa, Công Đức Bổn Khởi Kinh ghi là:ThiênNữ có cha tên là Luân Đầu Đàn Vương, mẹ là Pháp Giới Ma Gia. Còn trong Tế Dư Bản Đỉnh Kinh lại ghi là :Thiên Nữ có cha tên là Thiên Vương Đỉnh Đa Môn, mẹ là Đại Nữ Âm Cụ. Đồng thời, hầu hết Kinh Bôûn đều ghi nhận Thiên Nữ Kiết Tường là Hậu Phi của Thiên Vương Tỳ Sa Môn và xác nhận Thiên Nữ là vị Bồ Tát Bát Địa, vì Đại Nguyện Lực nên hiện hình Thiên Nữ để ban bố lợi ích cho tất cả chúng sinh.

Sao ghi là: Vào thời Phật Tỳ Bà Thi, Bồ Tát này là cô gái tên Nguyện Sa làm 3 cái bánh Phước Điền phụng cúng Đức Phật ấy rồi phát thệ rằng: "Đời sau, con làm Bồ Tát Mãn Nguyện, lúc thành Đẳng Chánh Giác sẽ mang hình thể nữ, diện mạo đoan chính, đủ tướng trăng tròn, ban phước cho tất cả chúng sinh, nguyện chẳng bỏ thân nữ, chẳng bỏ Diêm Giới ( cõi Diêm Phù Đề ) chuyên cứu độ chúng sinh".Nếu có người cúng dường Bồ Tát này, sẽ khiến cho nương nhờ Phước Trí.Do vậy Bồ Tát này có tên gọi là Thiên Nữ Phước Phần.

Kinh Đại Kiết Tường Kinh ghi: "Này Thiên nữ Kiết Tường! Ngươi sẽ ở Thế Giới Kiết Tường Bảo Trang Nghiêm thành Đẳng Chánh Giác, hiệu là Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Giác Kiết Tường Ma Ni Bảo Sanh".

Sao ghi là :Kiết Tường Thiên hiện ra 3 loại thân.

- Thượng Căn thì hiện hình Thiên Nữ Đại Biện Tài.

- Trung Cănthìhiện hình Thiên nữ Đại Kiết Tường.

- Hạ Căn thì hiện hình Công Đức Thiên.Nay gọi là: Thiên nữ

Kiết Tường, Thiên nữ Phước Phần, Nguyện SaNữ...

Từ đây Thiên Nữnàycó rất nhiều tên gọi như : Ma Ha Thất Lợi ( Màha‘Srì= Đại Kiết Tường hay Đại Công Đức), Thiên nữ Thất Lợi (‘Srì Devi=Thiên nữ Kiết Tường hay Thiên Nữ Công Đức), Đệ Nhất Uy Đức Thành Tựu Chúng Sự Đại Công Đức Thiên, Kiết Tường Công Đức Thiên, Thiên Nữ Bảo Tạng, Đại Hải Sanh (Jaladhì Ja) hoặc 12 tên, 108 tên.... Riêng Kinh Đại Thiên Nữ Kiết Tường 12 Danh Hiệu thì hai tên Thí Thực Giả và Thí Ẩm Giả được Kinh Thiên Nữ Đại Kiết Tường 12 Khế 108 Danh Vô Cấu ghi nhận thành một tên là Thí Ẩm Thực, đồng thời trong Bài Đại Kiết Tường Đà La Ni của Kinh Đại Kiết Tường Đà La Ni lại có ghi nhận thêm tên Thiên nữ Vô Úy Quân Kiết Tường (Abhayasena‘Srìni) và Bố Thí Giả (Dànàye) cùng với 10 tên đã ghi nhận trong Kinh 12 Danh Hiệu. Như thế phải chăng 12 Danh Hiệu của Thiên Nữ Kiết Tường phải được ghi nhận là:

1- Kiết Khánh (Laksmi) 2- Kiết Tường Liên Hoa (‘Srì Padme)

3- Nghiêm Sức (Vasìnïi) 4- Cụ Tài (Dhànàdhipati)

5- Bạch Sắc (Gauri) 6- Đại Danh Xưng (Màha Yasa)

7- Liên Hoa Nhãn (Padma Netre)

8- Đại Quang Diệu (Mahà Jyoti)

9- Bố Thí Giả (Dànàye) 10- Bảo Quang (Ratna Prabha)

11- Đại Cát Tường (Mahà ‘Srì)

12- Vô Úy Quân Cát Tường Nữ (Abhayasena ‘Srìni )

* Trú xứ:

- Theo Kinh Kim Quang Minh do Ngài Nghĩa Tịnh dịch thì :Thiên nữ Kiết Tường cư ngụ tại cung điện thù thắng do 7 báu tạo thành, nằm trong vườn hoa Diệu Hoa Phước Quang gần thành Hữu Tài, thuộc lãnh địa của Thiên Vương Đa Văn.

- Ký ghi là: Tiên nữ Đại Kiết Tường là Hậu Phi của Thiên Vương, cư ngụ trong vườn hoa Kim Tràng, thuộc cung của Đa Văn, ngày đêm luôn luôn theo sát Thiên Vương để cùng nhau ban bố lợi ích cho chúng sinh.

- Đà La Ni Tập Kinh, Quyển 10, phần Công Đức Thiên Pháp do sư A Nan Luật Mộc Xoa, sư Ca Diếp và Pháp Sư Cù Đa phiên dịch thì: Thiên nữ Kiết Tường ở trong Điện Kim Tràng trong vườn Công Đức Hoa Quang thuộc thành A Ni Mạn Đà do Thiên Vương Tỳ Sa Môn cai quản.

- Bạch Bảo Khẩu Sao ghi là: Thiên Nữ cư ngụ tại vườn hoa Phổ Quang trong Thành Hữu Tài của Thiên Vương Tỳ SaMôn ở phương Bắc.

- Giác Thiên Sao ghi: Từ phương Bắc có cung của Tỳ Sa Môn Thiên tên là Sơ Phát Hoan Hỷ, cách đó chẳng xa có cái vườn hoa tên Phổ Quang, nơi ấy có cái thành tên là Hữu Tài được trang nghiêm bằng 7 báu, vị Thiên Nữ này cư ngụ ở đấy.

- Thiên Vương Niệm Tụng Pháp Ghi :Thượng Thủ Thánh Quán Thế (Bồ Tát Quán Thế Âm) thị hiện hình Thiên Nữ tên là Kiết Tường Thiên. Còn một số kinh điển khác cũng cho rằng Thiên nữ Kiết Tường là thân thị hiện của Thánh Quán Âm, nên cư ngụ tại Thế Giới Cực Lạc.

- Quyết Nghi Sao cho rằng: Thiên nữ Kiết Tường đồng Thể với Đức Như Lai Bảo Sanh, nên có trú xứ ở Phương Nam. Cụ thể trong Chân Ngôn 108 Danh có ghi câu:" AVÀKA DEVI ‘SRÌ = Nam Phương Thiên Nữ Cát Tường ). Riêng Bổn Vị được phụng thờ, thì hầu hết Kinh Điển đều cho rằng phải đặt Tượng Thiên nữ Kiết Tường ở phương Tây hoặc phương Bắc và lý giải rằng : Vì Thiên nữ Kiết Tường là thân biến hóa của Bồ tát Quán Thế Âm nên có thể đặt Bôûn Vị tại phương Tây.

Trong Kim Cang Giới Mạn Trà La thì Tỳ Sa Môn Thiên, nguyên là Vị Thiên ở phương Tây, sau này trở thành một trong 4 Thiên cư ngụ ở phương Bắc của Núi Tu Di, nên có tên gọi là Băùc Phương Tỳ Sa Môn Thiên. Do Thiên nữ Kiết Tường là Hậu Phi của Thiên Vương, từ lúc mới phát tâm, rồi gặp được Thế Tôn Bảo Hoa Lưu Ly, đã cùng với Thiên Vương Tỳ Sa Môn phát thệ đời đời kiếp kiếp cùng tương trợ nhau, chẳng hề xa lìa và cùng nhau ban bố lợi ích cho tất cả chúng sinh. Do đó, Thiên nữ Kiết Tường thường tùy theochồng, thoạt tiên ở phương Tây sau này cùng đến phương Bắc của Núi Tu Di và cư ngụ tại đó. Ngoài ra quan hệ vợ chồng của Thiên nữ Kiết Tường với Tỳ Sa Môn Thiên chỉ là sự biểu thị cho Tính Bất Nhị của hai Bộ ( Liên Hoa Bộ và Kim Cang Bộ ) và là một thể của Lý Trí.

- Tối Thắng Vương Kinh Già Đà ghi là: Thiên nữ KiếtTườnglà mẹ của chư Phật, Kiên Lao Địa Thần là Tâm Bất Hoại.

Đây chính là sự biểu thị cho Mẫu Năng Sanh của tất cả Phật Bồ Tát.Trong đó, Kiết Tường biểu thị cho nhiều ý nghĩa như :Đắc được Phước Đức, đầy đủ không thiếu sót Công Đức của mọi điều lành, tổng thể Bình Đẳng Bất Nhị, Luân viên cụ túc, sự tốt lành an vui của tất cả Phật Bồ Tát, tất cả điều tốt lành... vì là nền tảng sanh ra Phật, Bồ Tát, Phật Tử, nên Thiên nữ Kiết Tường biểu thị cho nghĩa là Mẹ của chư Phật .

Từ ý nghĩa này, mà Thiên nữ Kiết Tường còn được coi là một phân thân của Đức Như Lai Bảo Sanh.Tuy nhiên, hình thể Thiên Nữ biểu thị cho phước đức chưa viên mãn, cho nên Thiên nữ Kiêùt Tường chỉ được coi là một đồng sự của Đức Như Lai Bảo Sanh mà thôi.Do đó, trong thứ tự Hộ Ma của Pháp Thiên nữ KiếtTườngthì Bộ Chủ là Bảo Bồ Tát, chư Tôn là Bảøo Sanh kèm với 4 vị Bồ Tát thân cận là: Bảo, Quang, Tràng , Tiếu. Còn lúc Kết Giới thì dùng Mã Đầu Quán Âm.Cả hai điều này chính là sựtươngthừa của Bảo Bộ và Liên Hoa Bộ trong Mật Pháp.

* Hình Tượng:

Theo Truyền Thuyết Ấn Độ, Thiên nữ Kiết Tường có 4 tayhoặc8 tay.

- Trong Đà La Ni Tập Kinh, quyển 10 ghi là: Tượng Công Đức Thiên, thân đoan chánh, màu trắng đỏ. Thân có hai tay, trang sức bằng mọi thứ anh lạc, vòng xuyến, ngọc đeo tai, khoác thiên y, đội mão báu. Thiên Nữ, tay trái cầm Như Ý Bảo, tay phải kết Ấn Thí Vô Úy, ngồi trên Đài cao ( Nghi Đài ). Hình tượng Thiên Nữ rất mỹ lệ đoan trang.

- Cát Tường Thiên Niệm Tụng Pháp ghi là: Dùng gỗ đẹp làm hình tượng, tay trái cầm Bảo Châu, tay phải tác Ấn Dữ Nguyện, thân màu trắng như con gái 15 tuổi, dùng mọi loại Thiên Y quấn quanh thân rất trang nghiêm vi diệu.

- Kinh Tỳ Sa Môn Thiên Vương ghi là: Vẽ hình Thiên nữ Kiết Tường có mắt rộng dài, dung mạo tịch tĩnh, đầu đội Thiên Quan (Mão trời) dùng vòng xuyến, anh lạc trang nghiêm thân, tay phải tác Thí Nguyện Thủ, tay trái cầm hoa sen hồng mới nở.

- Thiên Vương Niệm Tụng Pháp ghi là: Tay trái cầm Bảo Châu Như Ý, tayphải tác Ấn Dữ Nguyện, thân màu trắng đỏ, tên gọi là Kiêùt Tường Thiên.

- Thạch Sơn Đạo Trường Quán ghi là: Tay trái cầm Bảo Châu Như Ýmàu xanh để ngang trái tim, tay phải tác Ấn Dữ Nguyện.

Sự khác nhau về hai tay cầm vật khí đã được các nhà nghiên cứu lý giải như sau :

* Tay trái biểu thị cho Phước Đức, tayphải biểu thị cho Trí Tuệ. Tay trái cầm Bảo Châu Như Ý biểu thị cho Phước Báo trang nghiêm, tayphải tác Thí Vô Úy Thủ biểu thị cho nghĩa ban phước cho chúng sanh, khiến họ không còn sự sợ hãi.

* Tay trái là LyÙ, tayphải là Trí. Tay trái cầm viên ngọc Như Ý biểu thị cho việc: Chủ về Pháp Môn Công Đức Trang Nghiêm,thâunhiếp tất cả các Pháp và dùng Công Đức làm nền tảng. Tay phải kết Ấn Dữ Nguyện biểu thị cho tướng Đại Từ ban vui, khiến cho mãn nguyện của mình và của người.

* Màu xanh biểu thị cho nghĩa Cứu Đoä. Tay trái cầm viên ngọc Như Ý màu Xanh biểu thị cho nghĩa :Sẵn sàng đem Phước Đức đã có ban cho chúng sinh. Tay phải kết Ấn Dữ Nguyện biểu thị cho nghĩa: Dùng nguyện lực Đại Bi ban Phước cứu khổ cho mọi chúng sanh.

* Hoa Sen 8 cánh biểu thị cho 8 Phước. Tâm phàm phu ví như hoa sen chưa nở, Tâm Phật là hoa sen đã hé nở.Đây là hoa sen Tâm của Phật Tánh, một khi đã khai mở được hoa sen Tâm sẽ tự tại tuôn mưa tài bảo cho thế gian.Do đó, Tâm này chính là Tâm Bồ Đề và cũng là viên ngọc Như Ý.

- Đại Nhật Kinh 7 ghi là :Tâm Bồ Đề là Báu Như Ý, hay mãn tất cả ước nguyện thù thắng hiếm có. Nay taytrái cầm Hoa Sen hé nở tức là Lý thâm sâu của tay cầm viên ngọc Như Ý vậy.

* Chủng tử và Tam ma da hình:

Thiên nữ Kiết Tường dùng chủng tử ‘SRÌ ( ), Tam Ma Gia Hình là viên ngọc Như Ý.

- Bạch Bảo Khẩu Sao ghi là: ‘Srì là lấy chữ của Chân Ngôn làm Chủng Tử. ‘Sa là Bổn Tánh Tịch, Ra là xa lià bụi trần, Ì là Tai Họa.

‘Sa Tự Môn là trừ tâm sai biệt của các Pháp, nhiếp tất cả Diệu Lý Bình Đẳng của Pháp.

Ra Tự Môn là trừ sự nhơ bẩn của trần nhiễm, nhiếp tất cả Phước Đức Trí Tuệ.

Ì Tự Môn là trừ tất cả taihọa, nhiếp Quả viên mãn cứu cánh.

Thường cùng với 3 loại tương ưng này mà nhiếp tất cả Pháp.Đó đây, ngang dọc đều nhiếp trì, trùng trùng vô lượng bình đẳng, không có cao thấp.Rốt ráo lìa tất cả Tướng, do lìa tất cả Tướng cho nên chứng Tự Chứng Tam Bồ Đề của chư Phật. Chứng Tam Bồ Đề cho nên các Pháp Chân Tụcthảyđều được hiện tiền. Báu Chân Đà Ma Ni ( Cintamanïi) hay mãn ước muốn nguyện cầu của tất cả chúng sanh.

Lại nữa, ‘Srì nghĩa là Luân Viên Cụ Túc, Tổng Thể Bình Đẳng Bất Nhị.‘Srì do 3 chữ hợp thành, đó là:

‘Sa là Bổn Tánh Tịch bất khả đắc.Ra là ly trần bất khả đắc.Ì là tự tại bất khả đắc.

Theo nghĩa của chữ Hrìh thì Ì là Lý Thú tự tại.Chữ Ra là chủng tử Bảo Châu của Bảo Bộ thuộc Phương Nam.Trần Cấu liền nhập vào nghĩa Bất khả đắc ly trần.Vì Ly Trần nên là Như Ý Bảo Châu.

- Phạm Võng Khai Đề ghi là: chữ Ra là trần cấu, lúc đạt Tam Muội Đại Không thì hoàn trả tất cả trần cấu làm vật Báu.

- Tam Chủng Phá Địa Ngục Quỹ ghi là: Vàng, ngọc, trân bảo, nhật, nguyệt, tinh thần ,Hỏa châu, ánh sáng đều từ chữ La mà thành. ‘Srì nghĩa là Bổn Tánh Tịch, nơi tất cả Pháp là Pháp Bình Đẳng không có cao thấp.Lại ghi là: ‘Sa là Pháp Thân. Ra là Báo Thân, Ì là Hóa Thân.Một Thể của 3 Thân ( TamThân Nhất Thể ) là ‘Srì. Y theolực gia trì này nên đối với chúng sanh, ban cho Phước Trí nhị nghiêm không hề cùng tận.

- Lại nói là: 3 chữ này là 3 chữ của 3 Bộ Phật, Liên, Kimhợp Thể thành‘Srì. Chữ ‘Srì này dịch là Kiết Tường.Do vậy chữ Hán của Chủng Tử là Danh Hiệu của Tôn. Kiết Tường cũng là tên gọi của Như Ý Bảo Châu.

- Sớ 19 ghi là: Kiết Tường Như Ý Bảo Châu. Do đó, nên biết Chủng Tử, Tam Hình, Bổn Tôn đều chỉ một Vật. Một Vật cho nên Thiên nữ Kiết Tường tức là Thực Thể của Bảo Châu, Thực Thể của Bảo Châu là Bổn Tâm của Giá Na.

- Sớ 6 ghi là: Liên Hoa Đài Đạt Ma Đà Đô ( Padmàsanadharmadhàtu ) tức là Thân Xá Lợi. Nếu chúng sanh giải được Ấn Bồ Đề Tâm này liền đồng với Tỳ Lô Giá Na.

* Ấn và Chân ngôn :

Ấn và Chân ngôn của Thiên nữ Kiết Tường có rất nhiều, nhưng không ra ngoài 3 Ấn và các Chân Ngôn sau :

1- Giáp Ấn hay Nội Phược Tam Cổ Ấn: Trong Tập Kinh

10 ghi là :

- Ấn Công Đức Thiên Tâm: Hai ngón út, hai ngón vô danh cài ngược đầu giao nhau trong lòng bàn tay. Dựng thẳng hai ngón giữa sao cho 2 đầu ngón dính nhau.Hai ngón trỏ đều vịn lưng lóng trên của 2 ngón giữa, Hai ngón cái kèm dựng kề nhau.

Ý nghĩa của Ấn này là:

- Hai ngón út cùng cài nhau bên trong biểu thị cho Tâm Địa của Pháp Tánh tức Nội Tương Xoa, hiện Nội Chứngcủa Thiên Nữ.

- Hai ngón vô danh như trên là chữ VA( ). Hai ngón cái đè trên móng là thêm Điểm Không thành chữ VAM( ) nghĩa là dùng Tánh của nước Tỉnh Trí rửa nghiệp phiền não nhơ bẩn cho chúng sanh và sanh ra công đức Phước Trí.

- Hai ngón giữa dựng hợp là Bình Đẳng Tính Trí. Tôn này là Như Lai Kiết Tường Ma Ni Bảo Sanh, nên Lưỡng Bộ Nhất Vị biểu thị cho nghĩa Bất Nhị.Dùng nghĩa đó hợp dụng tức là Thể của Bảo Châu.

- Hai ngón trỏ dựng, trái phải biểu thị cho Phước Trí nhị Nghiêm. Ngón trỏ là chữ HA( ), nghĩa là Nhân Nghiệp.Suy ra Phước Trí như là Nhân đã được cải sửa vậy.

Nội Phược Tam Cổ Xoa, Ấn này là Đại Ấn Quân Trà Lợi, Bình Đẳng Tính Trí Môn. Đó đây đồng thể, nên dùng đồng Ấn.

Chân Ngôn dùng Đà La Ni Đại Cát Tường :

-TADYATHÀ: OM- LAKSMI, ‘SRÌPADME, VASÌNI, DHÀNÀDHIPATI, GAURI, MAHÀ YASA, PADMANETRE, MAHÀ JYOTI, DÀNÀYE, RATNAPRABHA, MAHÀ ‘SRÌ, ABHAYASENA ‘SRÌNI ‘SRÌNI, SARVATHÀ KÀRYA SÀDHANI SINI SINI, NI NI NI NI, NÌTI NÌTI, ÌNI ÌNI, ALAKSÏMI NÀ’SAYA SARVA LAKSÏMI DE’SA DÀNÀYA, SVÀHÀ. NAMO SARVABUDDHABODHISATVE BHYAH SVÀHA.Ø­

- Ấn Bát Diệp: Chắp hai tay lại giữa rỗng, mở 2 ngón vô danh, 2 ngón giữa, 2 ngón trỏ rồi hơi co lại như cánh sen.

- Kinh Thập Nhất Diện ghi là: Nhất thiết Kiết Tường là Kiêùt Tường Thiên, Thiên Sư. Ấn là Ấn Bát Diệp tức Thai Tạng Như Lai Thân Hội Ấn.Ấn ấy tên là Ấn Như Lai Kiêùt Tường Nguyện.

- Kinh Lâu Các ghi nhận Ấn này là Ấn Thiên nữ Kiết Tường.Chân Ngôn là :

- OM- VIMALAUGRAVATI SAMBHARA HÙM.

( Tạmdịch là: Hỡi Đấng có đầy đủ uy đức lìa cấu nhiễm! Hãy giúp đỡ cho con thành tựu cuộc sống cao đẹp của Thánh Nhân ).

Do kết Ấn, tụng Chân Ngôn này sẽ mãn nguyện mong ước. Khi tác Pháp này, mọi điều yêu thích đều được như ý.

Kinh Tỳ SaMôn Thiên Vương ghi nhận Ấn Thiên nữ Kiết Tường là Ấn Bát Diệp. Chân Ngôn là :

- NAMO ‘SRÌ GANÀYA. NAMO VAI’SRAVANAYA, MAHÀYAKSARÀJA, ADHIRÀJAYA. NAMAH ‘SRÌYAYE MAHÀDEVI

TADYATHÀ :

OM- TÀRA TÀRA, TURU TURU, ‘SÀSTRA ‘SÀSTRA, MANI KANAKA, VAJRA, VAITURYA, MUKTA, NÀMA LUMKRTA, BHÙH SARVA HÌTA KÀMA, VAI’SRAVANA, ‘SRÌ DEVI, MÀLÀM VI EHYEHI, GRHNA GRHNA, MASA MASA, DAR’SAYA SIDDHI DÀDÀHIME DAR’SANA KÀMASYA , DAR’SANÀM PRAKRADÀYA MANA SVÀHÀ.

( BàiChú trên có thể diễn dịch là :

Quy mạng Kiết Tường Chúng Đẳng.Quy mạng Tỳ SaMôn Đại Dược Xoa Vương Căn Bản Vương Đẳng. Kính lễ Đại Thiên nữ Kiếùt Tường.Như vậy:

OM! Cứu độ, cứu độ khắp.Nhanh chóng, cực nhanh chóng ban giáo huấn về luật giới Thánh sáng tạo vật dụng trang nghiêm là: Ngọc Như Ý, vàng, kimcương, lưu ly đem lại sự lợi ích cho tất cả hữu tình. Hỡi Thần Ái Dục! Thiên vương Tỳ SaMôn! Thiên nữ Kiết Tường! Bậc Tối Thắng đeo tràng hoa vinh quang! Hãy khéo đến gìn giữ, cầm nắm khắp, thay đổi thay đổi khắp.Hãy ban bố cho con thành tựu Kiến Giải, khiến cho nhìn thấy điều yêu thích và khiến cho mọi người nhìn thấy con đều khởi ý vui thích. Nguyện cho con quyết định thành tựu viên mãn)

- Ấn Bồ Tát Bảo :Đem 2 ngón giữa, 2 ngón vô danh cài chéo nhau bên trong lòng bàn tay. Hướng 2 ngón út ra ngoài cài chéo nhau, bên phải đè bên trái.Co cứng ngón trỏ phải, dựng thẳng ngón trỏ trái Co 2 ngón cái vào trong lòng bàn tay. Hợp 2 cổ tay.

- Pháp Công Đức Thiên ghi nhận Ấn này là Công Đức Thiên Thí Trân Bảo Ấn (Thứ tư).Chân Ngôn là Đại Thân Chú tức Thiện Nữ Thiên Chú.

- Pháp Công Đức Thiên lại còn ghi là: Kết Đại Ấn còn gọi là Ấn Công Đức Thiên Đại Thân: Đem 2 ngón vô danh câu móc nhau ở trong lòng bàn tay, dựng đứng 2 ngón út sao cho đâu ngón cách nhau một thốn, dựng thẳng 2 ngón trỏ dựa đầu nhau, đặt 2 ngón trỏ trên lóng thứ ba của 2 ngón giữa, kèm dựng thẳng 2 ngón cái, đưa đầu ngón qua lại.

Chân Ngôn là Đại Thân Chú còn gọi là Thiện Nữ Thiên Chú:

- NAMO BUDDHÀYA. NAMO DHARMÀYA. NAMOSANÕGHÀYA. NAMO‘SRÌMAHÀ DEVÀYA.

TADYATHÀ: PARIPÙRNA CALE, SAMANTA DAR’SANI, MAHÀ VIHARA GATE, SAMANTA VIDHÀNA GATE, MAHÀ KÀRYA PATI, SUPARIPÙRE SARVATHÀ SAMANTA SUPRATI PÙRNA, AYANA DHARMATE, MAHÀ VIBHASITE, MAHÀ MAITRE, UPASAMHITE. HE !TITHU,SAMGRHITE, SAMANTA ARTHA ANUPALANI.

( BàiChú trên có thể diễn dịch là :

Quy y Phật. Quy Y Pháp. Quy Y Tăng.

Quy Y Đại Thiên KiếtTường.

Như vậy :Hỡi Đấng Quyền Năng hay ban bố sự viên mãn thù thắng! Đấng Chủ Tể Đại Tác Nghiệp hay nhìn thấy khắp cả nẻo phân ly rộng lớn và nẻo kết hợp rộng lớn.

Hãy khéo léo làm cho tất cả mọi nơi đều được đầy đủ.Hãy khiến cho khắp tất cả mọi nơi đều được sự viên mãn thù thắng tối thượng.Hãy thể hiện lòng Đại Từ làm cho Lý Thú Pháp Tánh phóng tỏa ánh sáng màu nhiệm rộng lớn khiến cho con và chúng sanh được thích ứng với sự lợi ích chân chính.

Mừng thay Đấng biểu hiện của lòng yêu thương! Đấng chân chính gìn giữ sự lợi ích.Hãy giúp cho con và chúng sinh đều gìn giữ được khắp mọi tài sản lợi ích )

Kinh này còn ghi chú là: SvàhàØ nghĩa là tán khứ. Vì Chú này cầu tài vật nên không có Svàhà, bởi lẽ điều này chẳng dính với Svàhà.

Ngoài các Ấn Chú trên, Kinh Điển còn ghi nhận thêm một vài Chân Ngôn của Thiên nữKiếtTường là:

. Tiểu Chú thường dùng là (Kết Ấn Bát Diệp) :

- Om- Mahà ‘Srìyaye Svàhà.(Quy mạng Đại Kiết Tường Đẳng, viên mãn tốt lành).Có lúc dùng câu: Alaksmi Nà'saya.(Tiêu trừ điều chẳng tốt lành).

- Kinh Thập Nhất Diện Kinh ghi Nhất Thiết Kiết Tường Tâm Chân Ngôn là:

- NAMO ‘SRÌYAYE. OMKILI, MILI, NÌYE SVÀHA.Ø

(Quy mệnh Kiết Tường Đẳng.Hãy nắm chặt, ngăn chận, ra lệnh khiến cho mọi viên mãn tốt lành).

- Thành Tựu Viện truyền miệngcâuChú là:

- OM- ‘SRÌ DEVAPUTRA SYA,‘SÀNTIKURU,SVÀHÀ

(Quy mệnh Kiết Tường Thiên TửĐẳng. Hãy tạo dựng sự anbình vắng lặng khiến cho viên mãn tốt lành).

- Thánh Hiền ghi là: Lúc tu Pháp có thể dùng Ấn: Chắp 2 tay lại giữa rỗng, đưa 2 ngón cái vào trong lòng bàn tay, co 2 ngón vô danh, đặt 2 ngón cái trên móng 2 ngón vô danh liền thành. Chân Ngôn là:

- NAMO RATNATRAYÀYA, TADYATHÀ: BHADRA ‘SRÌ KATO ‘SRÌ AMRTA ‘SRÌ NÀGA ‘SRÌ LOKA ‘SRÌ RÀJA ‘SRÌ ‘SUBHA ‘SRÌ VIMALA ‘SRÌ VAJRA ‘SRÌ RANAM ‘SRÌ PADMA ‘SRÌ BRAHMAM ‘SRÌ ATUBHARA ‘SRÌ MAHÀ ‘SRÌ JNÕÀNA ‘SRÌ SVÀHA.Ø

(Quy y Tam Bảo.Như vậy: Hiền Kiết Tường, Thiên Thần Tối Thượng Kiết Tường, Cam Lộ Kiết Tường, Long Kiết Tường, Thế Giới Kiết Tường, Vương Kiết Tường, Hoan Hỷ Kiết Tường, Ly Cấu Kiết Tường, Kim Cang Kiết Tường, Chiến Đấu Kiết Tường, Liên Hoa Kiết Tường, Phạm Hạnh Kiết Tường, Trọng Đảm Kiết Tường, Đại Kiết Tường, Trí Kiết Tường, xin đều viên mãn thành tựu).

*Hành Pháp:

Dùng Thiên Nữ này làm Bổn Tôn để tu Pháp Sám hối các tội lỗi thì gọi là Pháp Thiên Nữ Kiết Tường hay Pháp Sám Hối Kiết Tường. Man Đà La sử dụng để tu Pháp này gọi là Man Đà La Kiết Tường Thiên..

- Tập Kinh ghi: Nếu muốn tác Pháp thì chọn ngày mồng 3, mồng 7 tháng Giêng. Nên dùng tháng này để vào Đàn, ắt Thiên Nữ vui vẻ.Tháng khác thì chẳng được.Lại nói từ mồng 8 cho đến ngày 14 trong tháng, dùng đất bùn sạch tốt làm Thủy Đàn rộng 4 khuỷu tay.

- Pháp Công Đức Thiên ghi là: Dùng gỗ cây mới đốn làm hình Thiên Nữ, thân dài một thốn. Chú Sư từ ngày mồng một tháng Giêng rưới vảy tắm.Nên ở trước Tượng bày biện mọi thứ cúng dường, mỗi ngày đặt thêm bên trên vật cúng quí tốt.Như vậy đến ngày 15 sẽ mãn túc ước muốn, người cầu đều vừa ý.

- Pháp Niệm Tụng Thiên Nữ Công Đức ghi: Dùng gỗ đẹp làm hình tượng Thiên Nữ, tay trái cầm Bảo Châu, tay phải tác Dữ Nguyện Ấn, thân màu trắng như thiếu nữ 15 tuổi. Dùng mọi thứ áo khoác (Thiên Y) vidiệu trang nghiêm. Hiện hình Thiên Nữ cho nên chẳng mặc Pháp Y (Áo Pháp), dùng Thiên Y quấn thân.Bên trái vẽ Thiên Nữ Diệu Kiến, taytrái nâng Bảo Châu, tay phải tác Thí Vô Úy. Bên phải vẽ Thiên Nữ Công Đức, taytrái ôm cái bát đầy hoa, chưởng phải hướng ra ngoài. Lại bên trái vẽ Thiên Nữ Biện Tài, taytrái cầm cây Tam Kích, tay phải cầm cây kiếm bén. Bên phải vẽ Thiên Nữ Đại Quang, taytrái cầm mặt trời, tay phải kết Ấn Dữ Nguyện. Lại tiếp 4 phương vẽ 4 Vị Thiên Vương có binh lính và vô lượng quyến thuộc vây quanh

- Thành Tựu Viện ghi là: Thoạt tiên quán chữ AH ( ) phóng tỏa ánh sáng lớn, biến đại địa thành lưu ly, chungquanh có suối chảy ao hồ. Trung ương có chữ ÀH ( ) biến thành cung điện báu, ở giữa cung điện có cái Đàn, trên Đàn có Đài sen nở.Trên Đài sen có chữ ‘SRÌbiếnthành Như Ý Bảo Châu. Bảo Châu biến thành Thiên Nữ Kiết Tường, đầu đội mão Ma Ni, diện mạo đoan chánh kỳ diệu, tay trái cầm Như Ý Bảo, tay phải kết Thí Nguyện Ấn, sau lưng có hào quang tròn, ngồi trên hoa sen hồng. Phạm Vương, Đế Thích, bốn Đại Thiên Vương với vô lượng quyến thuộc vây quanh.

Căn Bản Ấn là Ấn Bát Diệp.Chân Ngôn là:

- OM-MAHÀ‘SRÌYAYE SVÀHA.Ø

Sau khi tụng niệm thì niệm Kinh Đại Kiết Tường và 12 Danh Hiệu.

Kết Ấn Nội Phược Tam Cổ, tụng Chân Ngôn:

-TADYATHÀ:‘SRÌNI‘SRÌNI, SARVA KARYA SÀDHANI, SINI SINI, NI NI NI NI, ALAKSMI NÀ’SAYA SVÀHA.Ø

Lại tụng Chân Ngôn:

- OM- ‘SRÌ DEVAPUTRASYA,‘SÀNTIKURU SVÀHÀ.

- Lược Đạo Trường Quán :Kết Địa Giới, bên trên kết Kim Cang Tường, bên trong có biển lớn chứa nước 8 công đức. Chính giữa có núi Tu Di Vương do 4 báu trang nghiêm. Giữa lưng Núi có cung điện, ở giữa có Diệu Đàn.Giữa Đàn có tòa sen nở.Trên Tòa có vành trăng, giữa vành trăng có chữ ‘SRÌ ( ) ,chữ ‘SRÌ biến thành Như Ý Bảo Châu, Bảo Châu biến thành Thiên Nữ Kiết Tường có tướng tốt đẹp viên mãn, vi diệu trang nghiêm, tay trái cầm Như ÝBảo Châu, tay phải kết Ấn Thí Nguyện, đỉnh đầu và lưng có hào quang tròn, quyến thuộc vây quanh.

Ngoài ra còn có nhiều nghi thức tu trì khác như: Kiết Tường Thiên Nữ Cúng Dường Thứ Đệ, Nhập Ngã Ngã Nhập, Quán Tưởng Trì niệm, Hộ Ma, Cát Tường Đa Văn Đồng Thể Quán...

Theo truyền thống Mật Giáo, thì Thiên Nữ Kiếùt Tường còn có người em gái tên là Hắc Nhĩ.Hai chị em cùng đi chungvới nhau chẳng rời. Chị tên Kiết Tường, đi đến đâu đều đem lợi ích đến đó.Em tên Hắc Nhĩ, do có lỗ taimàu đen mà có tên, xưa dịch là Hắc ám, đi đến đâu đều gây nên sự tổn hoại. Do đó hai chị em ( CôngĐức Thiên, Hắc Ám Nữ ) biểu thị cho nghĩa Phước Họa Tương Tùy. Chính vì lý do này mà tín ngưỡng Thiên Nữ Kiết Tường ngày càng giảm dần. Sau này ,tại Nhật Bản rất tôn phụng Thiên Nữ Biện Tài là Nữ Thần tăng ích phước đức thay cho Thiên Nữ Kiết Tường.

- Thầy truyền rằng: Lúc cúng Kiết Tường Thiên thì nên cúng cả Thần này ( HắcNhĩ ). Các việc như chuẩn mực, 7 ngày chia làm 3 lần.Hoặc trước sau chỉ có 7 ngày.Có điều nhà thất của Hắc Ám, nếu hành ở nơi rừng Trúc thì đừng đốt lửa.

Hắc Nhĩ có chủng tử là KA ( ), Tam hình là chày Độc Cổ.Ấn là Phổ Ấn.Chân Ngôn là:

- OM- KÀLA ‘SRÌSVÀHÀ.

(Quy mệnh Hắc Thiên Kiếùt Tường, thành tựu tốt lành)

- Thứ tự Pháp Thí: Tâm Kinh (3 quyển). Kim Cang Bát Nhã Kệ. Quang Minh Chân Ngôn. Phát Tâm Bồ Đề (100 biến).Tam Muội Gia Giới (100 biến).Bản Tôn Chú (100 hoặc 1000 biến).

- Khẩu truyền là: Dùng Tùy Cầu Đà La Ni. Vì Hắc Nhĩ là Hộ PhápcủaTùy Cầu cho nên tụng Tùy Cầu Chú, Hắc Nhĩ sẽ chẳng gây chướng ngại.

- Pháp Kiết Tường Thiên: Lúc Tán Niệm Tụng thì tụng Tùy Cầu Chân Ngôn 108 biến. Có Kinh ghi là: Tùy Cầu Pháp giải thoát Hắc Nhĩ .

Kinh Tùy Cầu Đà La Ni ghi là: Người thọ trì Tùy Cầu Kim Cang Bí Mật Chủ, thì Hộ Thế Tứ Thiên Vương, Cam Lộ Quân Trà Lợi, Vô Năng Thắng Minh Phi, Hắc Nhĩ, Kiết Tường Nữ.. Do trì Mật Ngôn này, ngày đêm thường tùy toại (Theo sát làm cho vừa ý), hay mãncácNguyện khác.

Đại Tùy Cầu Tùy Tâm Chân Ngôn là:

- OM- BHARA BHARA, SAMBHARA SAMBHARA, INDRIYA VI’SODHANI, HÙM HÙM,RURUCALE, SVÀHÀ

(Hãy giúp đỡ đảm nhận, chân chánh giúp đỡ đảm nhận, tĩnh trừ các căn, khủng bố và quấy động Nội trần với Ngoại Trần khiến cho viên mãn kiết tường)

Ngày 16 /10/ 1999

MẬT TẠNG VIỆT NAM SỐ34

PHẬT THUYẾT KINH ĐẠI KIẾT TƯỜNG THIÊN NỮ

THẬP NHỊ DANH HIỆU

Mật Tạng Bộ 4 .No 1252(Tr 252 )

Chùa Đại Hưng Thiện, Tam Tạng Sa môn Đại Quảng TríBấtKhông phụng chiếu dịch Phạn ra Hán văn

Việt dịch :Huyền Thanh

Như vậy tôi nghe: Một thời Đức Bạc Già Phạm ngự ở Thế giới An Lạc ( ‘Sukhavati). Bấy giờ Bồ tát Ma-ha-tát Quán Tự Tại đi đến nơi Phật ngự, cúi lậy sát dưới chân Đức Phật rồi ngồi sang một bên.

Lúc đó, Bồ tát Ma-ha-tát Bồ Tát Ma Ha Tát Đại Kiết Tường Thiên Nữ cũng đến nơi Phật ngự, cúi đầu lễ dưới chân Đức Phật rồi ngồi sang một bên.

Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn đem sự lợi ích cho các hữu tình có phước mỏng, nghèo túng, nhìn thấy Thiên Nữ Kiết Tường, liền nói với Bồ Tát Ma Ha Tát Quán Tự Tại rằng: "Nếu có Bật- sô, Bật-sô-ni, Cận sự nam, Cận sự nữ cùng với các loại hữu tình biết được 12 Danh hiệu của Thiên Nữ Đại Kiết Tường này mà hay thọ trì, đọc tụng, tu tập, cúng dường, diễn nói cho người khác nghe thì hay từ bỏ tất cả nghiệp chướng nghèo túng, hưởng được sự phú quý, tài bảo dư thừa”.

Bấy giờ, tất cả Tám Bộ, Trời, Rồng trong hội đều khác miệng cùng lời nói rằng: "Như lời nói chân thật không hư dối của Đức Thế Tôn, chúng con nguyện nghe 12 Danh hiệu. Nguyện xin Đức Thế Tôn từ bi diễn nói".

Đức Phật bảo :"Các ngươi hãy lắng nghe! Nay Ta sẽ vì các ngươi mà nói.Đó là :

1- Kiết Khánh 2- Kiết Tường

3- Liên Hoa 4- Nghiêm Sức

5- Cụ Tài 6- Bạch Sắc

7- Đại Danh Xưng 8- Đại Quang Diệu

9- Thí Thực Giả 10- Thí Ẩm Giả

11- Bảo Quang 12- Đại Kiết

Các ngươi nên thọ trì 12 Danh Hiệu này.Nay Ta lại nóiChânNgôn Kiết Tường là:

- Đát nễ-dã tha: Thất-lị ni, thất-lị ni. Tát phạ ca lị dã, bà đà nãnh. Tất nãnh, tất nãnh. Nãnh nãnh nãnh nãnh.A lạc khất sử mính, nẵng xả dã, saphạ hạ.

( TADYATHÀ: ‘SRÌNI ‘SRÌNI SARVA KÀRYA SÀDHANI SINI SINI NI NI NI NI ALAKSMI NÀ’SAYA SVÀHA Ø).

Khi Đức Thế Tôn nói Đà la ni này xong, liền bảo Bồ tát Quán TựTạirằng:

" ĐàLa Ni Đại Kiết Tường với 12 Danh hiệu này hay trừ sự nghèo túng, tất cả mọi việc chẳng lành, bao nhiêu sự nguyện cầu đều được viên mãn. Nếu có thể ngày đêm 3 thời đọc tụng kinh này, mỗi thời 3 biến hoặc thường thọ trì chẳng gián đoạn, tác tâm nhiêu ích, tùy khả năng chân thành cúng dường bồ tát Đại Kiết Tường Thiên Nữ thì mau được tất cả tài bảo, sung túc, an vui, kiết tường" .

Thời Bồ tát Ma-ha-tát Quán Tự Tại với các đại chúng, 8 Bộ Trời Rồng nghe Đức Phật nói 12 Danh hiệu với Chân Ngôn, liền ngợi khen rằng: "Thật chưa từng có ! " và hết thảy đều mừng rỡ, tin nhận phụng lành .

Ngày 01/ 09/ 1999.


PHẬT THUYẾT KINH ĐẠI KIẾT TƯỜNG THIÊN NỮ

THẬP NHỊ DANH HIỆU

Mật Tạng Bộ 4No.1252Bis (Tr.252 - Tr.253)

Đời nhà Đường, Tam Tạng Samôn Đại Quảng Trí Bất Không phụng chiếu dịch Phạn ra Hán Văn.

Việt dịch :Huyền Thanh

Như vậy tôi nghe, một thời Đức Bạc Già Phạm ngự ở Thế Giới Cực Lạc (‘SUKHAVATI )cùng với vô lượng chúng Đại Bồ Tát trước sau vây quanh nghe Đức Phật nói Pháp.

Lúc bấy giờ, Bồ Tát Ma Ha Tát Quán Tự Tại, Bồ Tát Ma ha tát Đại Kiết Tường Thiên Nữ (Mahà 'Sridevi bodhisatvàyamàhasatvàya) đều từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi lậy dưới chân Đức Thế Tôn, rồi ngồi sang một bên.

Khi đó, Đức Thế Tôn muốn đem lại sự lợi ích cho các hữu tình có phước mỏng, nghèo túng, nên nói với Bồ Tát Ma Ha Tát Quán Tự Tại rằng: "Này Thiện Nam Tử !Nếu có Bật sô, Bật sô ni, Cận Sự nam, Cận Sự nữ... nếu các loài hữu tình biết được 12 Danh Hiệu của Thiên Nữ Đại Kiết Tường này mà hay thọ trì, đọc tụng, tu tập, cúng dường hoặc diễn nói cho người khác nghe thì hay từ bỏ tất cả sự nghèo túng cùng các tội chướng và hưởng được sự giàu có lớn, tài bảo sung túc.

Lúc đó Tám Bộ, Trời, Rồng trong Hội đều khác miệng cùng lời nói rằng: "Như lời nói chân thật không hư dối của Đức Thế Tôn, chúng con nguyện nghe 12 Danh Hiệu. Xin Đức Thế Tôn đại bi diễn nói".

Đức Phật nói rằng: "Các ngươi hãy lắng nghe! Nay Ta diễn nói về 12 Danh Hiệu, các ngươi nên thọ trì.Đó là:

1- Kiết Khánh (Laksmi)2- Kiết Tường Liên Hoa (‘Srì Padme)

3- Nghiêm Sức ( Vasìni) 4- Cụ Tài (Dhànàdhipati)

5- Bạch Sắc (Gauri) 6- Đại Danh Xưng (Mahà Yasa)

7- Liên Hoa Nhãn (Padma Netre)

8- Đại Quang Diệu (Mahà Jyoti)

9- Thí Thực Giả 

10- Thí Aåm Giả 

11- Bảo Quang (Ratna Prabha)

12- Đại Kiết Tường (Mahà 'Srì)

Nay Ta lại nói Đại Cát Tường Đà La Ni là:

- Đát nễ-dã tha: Thất-lị niThất-lị ni, Tát phạ ca lị-dã,Sa đà nĩnh,Tất nĩnh,Tất nĩnh, A lạc khất-sử, nẵng xả dã, sa-phạ hạ.

(TADYATHÀ :‘SRÌNI ‘SRÌNI SARVA KÀRYA SÀDHANI SINI SINI ALAKSMI NÀ’SAYA SVÀHÀ )

Khi Đức Thế Tôn nói Đà La Ni này xong, liền bảo Bồ Tát Quán Tự Tại rằng: "Đại Kiết Tường Đà La Ni với 12 Danh Hiệu này hay trừ sự nghèo túng cùng tất cả mọi việc chẳng lành, bao nhiêu điều nguyện cầu đều được đầy đủ. Nếu có thể ngày đêm 3 thời đọc tụng Kinh này, mỗi thời 3 biến hoặc thường thọ trì chẳng gián đoạn, tác tâm nhiêu ích, tùy khả năng cúng dường Bồ Tát Đại Kiết Tường Thiên Nữ, sẽ mau được tất cả tài bảo, sự giàu có, tốt lành, an vui".

Thời Bồ Tát Ma Ha Tát Quán Tự Tại cùng với các Đại Chúng, Tám Bộ Trời Rồng nghe Đức Phật nói lời ca ngợi 12 Danh Hiệu với Đà La Ni, thảy đều vui vẻ, tin nhận phụng hành.

Ngày 29 /09/ 1999


---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]