Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 8

23/04/201319:05(Xem: 13999)
Phần 8

BÍCH NHAM LỤC

(MỘT TRĂM CÔNG ÁN THIỀN TÔNG)

Thích Mãn Giác dịch

.................

Phần 8

TẮC THỨ BẢY MƯƠI MỐT

BÁCH TRƯỢNG VÀ KHÔNG VỚI CỔ HỌNG VỚI MIỆNG MÔI

CỬ:Bách Trượng lại hỏi Ngũ Phong, “ Không có cổ họng với miệng môi, làm thế nào để nói đây?” Ngũ Phong nói, “ Hòa thượng cũng nên im đi thôi.” Bách Trượng nói, “Ở chỗ không người tôi lấy tay che trên mắt mà nhìn ông.”

BÌNH:Qui Sơn nắm vững bờ cõi, Ngũ Phong cắt đứt các dòng (tư tưởng). Chỉ một việc nhỏ này song phải là một kẻ dám đối diện thẳng với vấn đề mới có thể hiểu được. Không có chỗ để mà trù trừ. Ngũ Phong vận dụng ( tâm cơ) một cách trực tiếp, lời đáp của thầy ta tấn tốc vời vợi. Không từ từ dễ dãi như Qui Sơn. Những kẻ học Thiền ngày nay chỉ núp dưới chiêu bài không thể qua mặt Ngũ Phong được. Cho nên mới có câu nói rằng, “ Nếu như muốn đạt đến chỗ thân thiết, đừng đem câu hỏi ra hỏi.”

Câu trả lời của Ngũ Phong thẳng thừng trực tiếp, quả thật là lanh lợi. Bách Trượng nói, “Ở chỗ không người tôi lấy tay che trên mắt mà nhìn ông.” Song thử nói xem, như vầy là chấp nhận hay không chấp nhận.Ngũ Phong? Là sát hay là hoạt? Thấy Ngũ Phong xoay chuyển một cách trơn tru như thế, Bách Trượng chỉ còn biết điểm nhận. Tuyết Đậu tụng rằng:

TỤNG

Hòa thượng cũng im đi,

Trên trận rồng rắn xem mưu lược.

Khiến người nhớ mãi Lý Tướng Quân.

Bên trời vạn dặm cánh Ngạc bay.

BÌNH:” Hòa thượng cũng im đi.” Trong một câu Tuyết Đậu dồn các ông nói rằng, “ trên trận rồng rắn xem mưu lược.” Như thế bầy ra hai trận đột xuất đột nhập. Tung hoành ngang dọc có cái khả năng của bậc tướng đánh trận. Người có đại mưu lược tha hồ đơn thương độc mã xuất nhập trong trận rồng rắn. Làm thế nào các ông có thể bao vây một người như thế được? Nếu như các ông không phải là người ấy, làm sao biết có thứ mưu lược như thế được?

Trong cả ba bài tụng này của Tuyết Đậu ( tắc thứ 70,71 và 72) những điều Tuyết Đậu mô tả giống như sau, giống như thể thần tiễn của Lý Quảng.” Bên trời vạn dặm cánh Ngạc bay.” Một tên nhất định là một ưng rơi rồi, nhất định là không buông tha. Tuyết Đậu tụng câu hỏi của Bách Trượng giống như thể một con chim Ngạc, còn câu đáp của Ngũ Phong thì giống như một mũi tên. Sư núi tôi chỉ mãi lo tán than Ngũ Phong mà quên khuấy đi mất rằng toàm thân mình đã lấm đầy bùn nước rồi.

TẮC THỨ BẢY MƯƠI HAI

BÁCH TRƯỢNG HỎI VÂN NHAM

CỬ:Bách Trượng lại hỏi Vân Nham, “ Không có cổ họng với miệng môi, làm thế nào để nói đây?” Vân Nham nói, “Hòa thượng đã có cách nói chưa?” Bách Trượng nói, “ Ta đã làm chết con cháu rồi.”

BÌNH:Vân Nham làm thị giả cho Bách Trượng suốt hai mươi năm. Sau đó cùng với Đạo Ngô đến gặp Dược Sơn. Dược Sơn hỏi, “ Thầy ở trong chúng hội của Bách Trượng để làm cái gì?” Vân Nham nói, “ Thấu thoát sinh tử.” Dược Sơn hỏi, “ Thế đã thấu thoát được chưa?” Vân Nham nói, “ Cái đó không có sinh tử.” Dược Sơn nói, “Ở với Bách Trượng hai mươi năm mà vẫn chưa trừ hết tập khí.” Vân Nham từ biệt Dược Sơn rồi đến tham kiến Nam Tuyền. Sau đó lại trở về với Dược Sơn nữa rồi mới khế ngộ.

Nhìn xem cổ nhân tham học hơn hai mươi năm như thế mà vẫn còn nửa xanh nửa vàng. Vân Nham dựa vào xương chấp vào da, không thấu thoát được. Được thì cũng có hơi được, chỉ có điều chưa được đến nơi đến chốn. Há không nghe nói, “ Lời không thoát khuôn sáo, làm sao thoát trói buộc? Mây trắng ngang thung lũng, khiến nhiều người quên nguồn.”

Trong Tào Động tông đây gọi là “ xúc phá”. Cho nên mới nói rằng, “đá tung lầu phượng hoàng bên núi, song đừng bao giờ phạm húy kỵ.” Cho nên mới nói rằng, “ Phải vượt qua được khu rừng gai góc cái đã. Nếu không vượt qua được, từ đầu đến cuối chỉ bị vướng vào rễ má mà không tài nào cắt đứt được.” Như vừa rồi tôi mới nói rằng “ Chưa đến nơi đến chốn.” Vân Nham chỉ mãi lo đi thăm dò người khác. Bách Trượng mà thấy thầy ta như thế thế nào cũng túm lấy mà đập chết ngay.

Tuyết Đậu tụng rằng:

TỤNG

Hòa thượng có cách chưa?

Kim mao sư tử không ngồi xổm.

Hai hai ba ba trên đường cũ,

Dưới núi Đại Hùng búng tay không.

BÌNH:“ Hòa thượng có cách chưa? Kim mao sư tử không ngồi xổm.” Tuyết Đậu dựa vào các dữ kiện mà kết thúc công án. Đúng thì đúng, song có điều kim mao sư tử vẫn cứ không ngồi xổm trên mặt đất. Lúc sư tử bắt mồi, nó giấu răng ẩn móng, rồi ngồi xổm trên mặt đất để mà chồm tới. Bất chấp con mồi to hay nhỏ, bao giờ sư tử cũng sử dụng toàn uy, muốn làm tròn công việc của mình.

Vân Nham nói, “ Hòa thượng đã có cách nói chưa?” thầy ta chỉ đi trên con đường cũ mà thôi. Cho nên Tuyết Đậu mới nói là Bách Trượng búng tay một cách vô ích dưới núi Đại Hùng mà thôi.

TẮC THỨ BẢY MƯƠI BA

TỨ CÚ BÁCH PHI CỦA MÃ ĐẠI SƯ

THÙY:Phàm việc thuyết Pháp, vô thuyết vô thí; còn người nghe Pháp, cũng chẳng nghe chẳng đắc. Thuyết (Pháp) đã là vô thuyết vô thí, chi bằng đừng thuyết? Nghe đã chẳng nghe chẳng đắc, chi bằng đừng nghe? Vậy thì vô thuyết với vô thính vẫn còn là hơn. Còn như giờ đây các ông nghe sư núi tôi giảng thuyết, làm thế nào để tránh lỗi lầm ấy đây? Thử nêu lên cho những người có mắt nhìn thấu được quan kiện xem.

CỬ:Có ông tăng hỏi Mã Đại Sư, “ Ly tứ cú tuyệt bách phi, xin thầy chỉ thẳng cho đệ tử ý chỉ của việc Tổ Sư từ Tây Trúc qua.” Mã Đại Sư nói, “ Hôm nay tôi mệt, không giải thích cho ông được. Ông cứ đi hỏi Trí Tạng đi.” Ông tăng đến hỏi Trí Tạng, Trí Tạng nói, “ Tại sao ông không hỏi hòa thượng?” Ông tăng nói, “ Hòa thượng dạy cho tôi đến đây hỏi thầy.” Trí Tạng nói, “ hôm nay tôi bị nhức đầu, không giải thích cho ông được, ông đi hỏi Hải Huynh đi.” Ông tăng đến hỏi Hải Huynh (Bách Trượng), Hải Huynh nói, “Đến chỗ này tôi chẳng hiểu gì cả.” Ông tăng thuật lại cho Mã Đại Sư nói, “ Tạng đầu trắng, Hải đầu đen.”

BÌNH:Về công án này , thuở xưa lúc sư núi tôi tham học với Chân Giác ở Thành Đô, Chân Giác nói, “ Chỉ cần xem câu thứ nhất của Mã Tổ là lập tức hiểu ngay.” Thử nói xem, ông tăng kia hiểu mà đến hỏi hay không hiểu mà đến hỏi? Câu hỏi của ông ta quả thực là thâm sâu. Ly tứ cú ( có nghĩa là lìa) hữu, vô, phi hữu phi vô, phi phi hữu, phi phi vô. Ly tứ cú là tuyệt được bách phi. Song nếu như các ông chỉ lo tạo nên những lý thuyết mà không hiểu thoại đầu, thì vỡ đầu mệt óc đi nữa cũng chẳng thấy được.

Nếu như là sư núi tôi, tôi sẽ đợi Mã Tổ nói xong lập tức trải tọa cụ ra rồi lậy ba lậy, để xem thầy ta phản ứng như thế nào. Lúc ấy nếu như Mã Tổ thấy ông tăng kia bước tới hỏi rằng, “ Ly tứ cú tuyệt bách phi, xin thầy chỉ thẳng cho đệ tử ý chỉ của việc Tổ Sư từ Tây Trúc qua,” mà cứ tung gậy lên khện cho một trận rồi đuổi ra xem ông ta có tỉnh ngộ hay không nào? Mã Đại Sư lại chỉ lo tạo dây dưa cho ông ta, cho đến nỗi ông tăng này ngay trước mặt mà để lỡ mất,Mã Đại Sư lại dạy ông ta đến hỏi Trí Tạng. Không hề hay biết rằng Mã Đại Sư phân biện được trước những gì sẽ xảy tới, ông tăng kia lại ngu ngơ đến hỏi Trí Tạng. Trí Tạng nói, “ Tại sao ông không hỏi hòa thượng?” Ông tăng nói, “ Hòa thượng dạy tôi đến đây hỏi thầy.” Nhìn xem cái này của ông tăng , vừa bị dồn là ông ta đã xoay chuyển không để phí chút ít thì giờ. Trí Tạng nói, “ Hôm nay tôi bị nhức đầu, không giải thích cho ông được. Đi hỏi Hải Huynh đi.”

Ông tăng kia lại đến hỏi Hải Huynh. Hải Huynh nói, “Đến chỗ này tôi chẳng hiểu gì cả.” Thử nói xem, tại sao một người thì bảo bị nhức đầu, còn một người thì lại bảo là không hiểu gì cả? Rốt cuộc là gì đây? Ông tăng kia bèn quay về thuật lại cho Mã Đại Sư. Mã Đại Sư nói, “ Tạng đầu trắng, Hải đầu đen.” Nếu như các ông dùng trí thức ra mà so đo, hẳn là sẽ nói rằng họ lừa ông tăng. Có kẻ bảo rằng cả ba người chỉ thoát thác, có kẻ bảo rằng cả ba người đều hiểu câu hỏi của ông tăng, cho nên mới không trả lời. Nói như thế thì chỉ là tự bịt mắt mà bỏ độc dược vào đề hồ của cổ nhân.

Cho nên Mã Tổ mới nói với Bàng Cư Sĩ, “Đợi khi nào ông một ngụm uống cạn nước sông Giang Tây rồi tôi sẽ nói cho ông.” Lời này cũng giống với công án này. Nếu như các ông hiểu được “ Tạng đầu trắng, Hải đầu đen” thì các ông mới hiểu được câu nói về sông Giang Tây kia. Ông tăng này đem một gánh lúng túng ra đổi lấy sự không an lạc,lại làm nhọc đến ba vị tôn túc kia phải đi vào chốn bùn lấm. Rốt cuộc ông tăng cũng chẳng nhìn thấy được. Tuy rằng là thế, song ba vị tông sư này lại bị một gã khiêng ván khám phá.

Người thời buổi này chỉ lo bám vào ngôn ngữ mà sống. Họ bảo rằng trắng có nghĩa là hòa hợp với ánh sáng, còn đen co nghĩa là hòa hợp với bóng tồi. Chỉ mãi lo dùi đục so đo, đâu có hay rằng cổ nhân chỉ với một câu đã cắt đứt ý căn. Cần phải đi vào chính mạch mà tự nhìn thấy thì mới được. Cho nên mã Tổ mới nói, “ Câu cuối cùng đã đến được chỗ quan kiện. Cắt đứt câu nói, không thông phàm thánh.” Nếu như các ông toan bàn luận về việc này thì cũng giống như ấn một lưỡi kiếm lên trán, vừa định so đo là đã táng thân thất mạng ngay. Lại nói rằng, “ Cũng như tung kiếm múa trên không, đừng có luận tới hay không tới.” Cứ đến cái chỗ tám hướng lung linh mà hiểu.

Há không nghe cổ nhân nói, “Đồ thùng đen!” hay “Đồ Chồn hoang!” hay “Đồ mù!” Thử nói xem là khác hay giống với một đường gây một tiếng hét. Nếu như các ông biết rằng thiên sai vạn biệt chỉ là một loại, thì tự nhiên là các ông có thể tám hướng thụ địch được. Các ông muốn hiểu “ Tạng đầu trắng, Hải đầu đen? Không? Ngũ Tổ nói, “ Phong hầu tiên sinh.”

TỤNG

Tạng đầu trắng Hải đầu đen,

Nạp tăng mắt sáng hiểu không được.

Ngựa non đạp chết người thiên hạ,

Lâm Tế chưa phải quân cướp ngày.

Ly tứ cú tuyệt bách phi,

Thiên thượng nhân gian chỉ ta biết.

BÌNH:Tạng đầu trắng, Hải đầu đen.” Thử nói xem có nghĩa là gì? Chỉ chút này thôi mà nạp tăng trong thiên hạ không nhảy ra khỏi được. Nhìn xem khúc cuối Tuyết Đậu kết luận mới khéo. Thầy ta nói rằng dù các ông có là các nạp tăng mắt sáng đi nữa các ông vẫn không hiểu nỗi. Cái này gọi là bí quyết thần tiên, không trao truyền từ cha cho con. Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp một đời, cuối cùng lại đơn truyền tâm ấn, gọi là Kim Cương Vương Bảo Kiếm, gọi là Chính Vị. Những việc dây dưa này là những cái không thể tránh được. Cổ nhân để lộ chút sắc bén của mình. Nếu như các ông là những người thấu qua được, thì tha hồ mà dùi đục để đạt được đại tự tại. Nếu như các ông không thấu qua được, thì cũng vẫn như trước không có chỗ để ngộ nhập. Càng nói càng xa đi.

“Ngựa non đạp chết người thiên hạ.” Tây Thiên Bát Nhã Đa La tiên tri với Bồ Đề Đạt Ma rằng, “ Trung Hoa tuy lớn, song không có con đường nào khác, chỉ phải đi theo bước chân của các con cháu của ông mà thôi. Kim kê biết ngậm một hạt thóc mà cúng dường cho thập phương La Hán.” Lục Tổ lại cũng nói với Nam Nhạc Hoài Nhượng hòa thượng rằng, “ Từ rày trở đi Phật pháp sẽ phát triển từ ông. Sau này dưới trướng của ông sẽ xuất hiện một ngựa non đạp chết hết người trong thiên hạ.” Sau đó ( Mã Tổ) nói Pháp ở Giang Tây giảng đạo Phật khắp thiên hạ, lúc ấy được thiên hạ gọi là Mã Tổ. Bồ Đề Đạt Ma với Lục Tổ đều tiên tri trước về Mã Tổ. Xem cách hành sự của Mã Tổ quả nhiên đăc biệt, thầy ta chỉ nói, “ Tạng đầu trắng, Hải đầu đen.” Chúng ta thấy đây ngay chỗ thầy ta đạp chết hết người trong thiên hạ. Chỉ một câu trắng đen này thôi dù cho ngàn vạn người cũng chẳng cắn phá được.

“ Lâm Tế chưa phải quân cướp ngày.” Lâm Tế một hôm dạy chúng rằng, “ trong khối thịt đỏ âu này thường có một vô vị chân nhân ra vào ngay trước mặt các ông. Những ai chưa tin thì thử nhìn xem.” Lúc ấy có ông tăng bước ra hỏi, “ Vô vị chân nhân là gì?” Lâm Tế bước khỏi giường Thiền nắm chặt lấy ông tăng kia nói, “ Nói, nói.” Ông tăng kia không nói gì được cả. Lâm Tế đẩy ông tar a nói. “ Vô vị chân nhân là cái cứt khô gì đâu.” Sau này Tuyết Phong nghe thấy thế nói rằng, “Lâm Tế giống như quân cướp giữa ban ngày.”

Tuyết Đậu muốn gặp Lâm Tế quan sát Mã Tổ cơ phong thấy còn vượt qua cả Lâm Tế. Mã Tổ mới là quân cướp giữa ban ngày, chứ Lâm Tế vẫn chưa phải là quân cướp giữa ban ngày. Tuyết Đậi một lúc xuyên luôn cả hai. Để tụng ông tăng kia Tuyết Đậu nói, “ Ly tứ cú tuyệt bách phi, thiên thượng nhân gian chỉ ta biết.” Song đừng có vào hang ma mà sống! Cổ nhân nói, “ Câu hỏi nằm trong câu trả lời, câu trả lời nằm trong câu hỏi.” Ông tăng này quả thật là kỳ đặc. Làm sao mà các ông có thể ly tứ cú tuyệt bách phi được? Tuyết Đậu nói, “ Việc này chỉ có ta biết.” Dù cho tam thế chư Phật đi nữa cũng chẳng ngó thấy được. Mọi người phải tự biết, thì các ông còn đến đây để cầu cái gì?

Đại Qui Chân Như niêm rằng, “Ông tăng hỏi như thế, Mã Tổ đáp như thế là ly tứ cú tuyệt bách phi. Trí Tạng và Hải Huynh đều chẳng biết.”

Các ông muốn hiểu chăng? Há không nghe nói “ ngựa non đạp chết người thiên hạ” sao?

TẮC THỨ BẢY MƯƠI BỐN

KIM NGƯU HÒA THƯỢNG CƯỜI HA HA

THÙY:Vung kiếm Mạc Da, cắt đứt các dây dưa trước mũi nhọn. Gương sáng treo cao, trong câu dẫn xuất ấn Tì Lô. Ở chỗ điền điạ ẩn mật, mặc áo ăn cơm. Chỗ thần thông du hí, làm sao mà nương náu? Đã hiểu rõ chưa? Xin xem văn dưới đây.

CỬ:Mỗi lúc đến giờ trai, Kim Ngưu hòa thượng ôm nồi cơm ra trước tăng đường múa rồi cười ha hả nói, “ Các Bồ Tát mau ra ăn cơm!”

Tuyết Đậu nói, “ Tuy là thế, song chẳng phải là Kim Ngưu có hảo tâm.”

Có ông tăng hỏi Trường Khánh, “ Cổ nhân nói, ‘Các Bồ Tát mau ra ăn cơm,’ ý chỉ như thế nào?” Trường Khánh nói, “ Cũng giống như thể nhân thụ trai mà tán thán vậy.”

BÌNH:Kim Ngưu là bậc tôn túc trong dòng của Mã Tổ. Mỗi lúc đến giờ trai là lại ôm nồi cơm ra trước tăng đường múa, rồi cười ha hả nói, “ Các Bồ Tát mau ra ăn cơm!” Thầy ta làm như thế suốt hai mươi năm, thử nói xem, ý của thầy ta ở chỗ nào? Nếu như chỉ để gọi tăng chúng ra ăn cơm, bình thường người ta có thể đánh mõ đánh trống để gọi cũng được rồi, hà cớ phải ôm nồi cơm ra làm lắm trò dấm dớ như thế? Phải chăng là thầy ta điên? Hay là thầy ta đề xướng kiến lập? Nếu như thầy ta đề xướng việc này, tại sao không leo lên bảo vương tòa mà lay giường dơ phất trần? Phải làm như vầy để làm gì?

Người bây giờ chẳng hể hiểu rằng ý của cổ nhân vốn ở ngoài ngôn ngữ. Tại sao không thử nhìn vào những đề mục của ý Tổ Sư từ Tây Trúc đến? Nghĩa là gì? Đã nói rõ rằng đó là giáo ngoại biệt truyền, đơn truyền tâm ấn. Phương tiện của cổ nhân là cũng nhắm để cho các ông có thể đảm đương được một cách trực tiếp mà thôi. Sau này thiên tư vọng động giải thích nói rằng, “ Há lại có lắm chuyện như thế. Lạnh thì đến bên lửa, nóng thì hóng mát, đói thì ăn cơm, mệt thì nằm ngủ.” Nếu dùng thường tình ra mà giải thích, thì cả tông phái của Đạt Ma hẳn đã bị quét sạch khỏi mặt đất rồi. Há không biết rằng cổ nhân suốt ngày đêm không giây phút nào mà lại không nghĩ đến việc muốn hiểu rõ sự việc này?

Tuyết Đậu nói, “ Tuy là thế, song chẳng phải là Kim Ngưu có hảo tâm đâu.” Có rtấ nhiều người hiểu lầm câu nói này. Đúng là đề hồ trân quí của thế gian mà gặp phải những kẻ này thì đâm ra biến thành độc dược. Kim Ngưu đã vì thiên hạ mà bị lụy như thế, cớ làm sao Tuyết Đậu lại nói là thầy ta không có hảo tâm? Tại sao Tuyết Đậu lại nói như thế? Phải là các nạp tăng có tâm cơ sống động thì mới có thể hiểu được. Người thời buổi này không đến được cương vực của cổ nhân, chỉ mãi nói rằng, “ Thấy tâm nào đâu? Có Phật nào đâu?” Nếu như các ông hiểu theo lối này, các ông phá hoại mất Kim Ngưu là bậc chuyên gia lão luyện. Cần phải quan sát cho kỹ thì mới có thể hiểu được. Nếu như hôm nay với ngày mai mà cũng chỉ có miệng lưỡi suông như thế, thì biết đến bao giờ mới dứt đây?

Sau đó lúc Trường Khánh thương đường, có ông tăng hỏi, “ Lúc cổ nhân nói, ‘Các Bồ Tát mau ra ăn cơm’, chẳng hay ý chỉ là như thế nào?” Trường Khánh nói, “ cũng giống như thể nhân thụ trai mà tán than vậy.” Các bậc tôn túc từ bi hết sức, lậu đậu không phải là ít. Đúng là “ nhân thụ trai mà tán than. Song các ông thử nói xem, tán than cái gì vậy? Tuyết Đậu tụng rằng:

TỤNG

Trong bóng mây trắng cười ha ha,

Hai tay cầm đến trao người ta.

Nếu là dòng dõi sư tử vàng,

Ngoài ba ngàn dặm vẫn nhìn ra.

BÌNH:“ Trong bóng mây trắng cười ha ha”. Trường Khánh nói, “ Nhân thụ trai mà tán than.” Tuyết Đậu nói, “ Hai tay cầm đến trao người ta.” Thử nói xem, phải chăng thầy ta chỉ đem cơm đến cho người ta ăn hay là còn có cái gì kỳ đặc hơn nữa? Nếu như các ông có thể hiểu được ngọn ngành của vấn đề này thì các ông đúng là dòng dõi của sư tử lông vàng. Nếu như họ là dòng dõi của sư tử lông vàng, thì Kim Ngưu hẳn đã không cần phải ôm nồi cơm ra trước tăng đường múa rồi cười ha hả, từ xa ngoài ba ngàn dặm họ hẳn đã thấy ra được chỗ sai lầm của thấy ta rồi.

Cổ nhân nói, “ Quan sát trước khi cơ biến khởi lên thì các ơng sẽ chẳng phải phí chút tơ hào sức lực nào cả.” Cho nên các nạp tăng cần phải có chỗ dụng một cách hết sức đặc biệt mới có thể được xưng là bậc tông sư. Nếu như chỉ dựa vào ngôn ngữ, vẫn còn khó tránh khỏi lậu đậu.

TẮC THỨ BẢY MƯƠI LĂM

Ô CỮU HỎI PHÁP ĐẠO

THÙY:Linh Phong bảo kiếm, thường lộ hiện tiền. Có thể giết người, có thể cứu người. Tại đó tại đây, cùng đắc cùng thất. Nếu muốn cầm lên, cứ việc cầm lên. Nếu muốn khai triển, cứ việc khai triển. Thử nói xem,lúc không rơi vào tân chủ, không vướng vào hồi hỗ thì như thế nào/ Thử nêu lên xem.

CỬ:Có ông tăng từ chúng hội của Định Châu hòa thượng đến gặp Ô Cữu. Ô Cữu hỏi, “ Pháp đạo của Định Châu có giống ở đây không?” Ông tăng nói, “ Không khác.” Ô Cữu nió, “ Nếu không khác thì ông nên trở về đó đi.” Nói xong đánh ông tăng. Ông tăng nói, “Đầu gậy có mắt, thầy không được bừa bãi đánh người như thế.” Ô Cữu nói, “ Hôm nay ta đánh một người.” Nói xong bèn đánh ba lần. Ông tăng bèn bỏ ra.

Ô Cữu nói, “ Gậy oan lại có kẻ ăn.” Ông tăng quay lại nói, “ Làm sao được bây giờ khi mà cán ở trong tay hòa thượng?” Ô Cữu nói, “ Nếu như thầy muốn, sư núi tôi xin trao lại cho thầy.” Ông tăng bước tới giật gậy trong tay Ô Cữu rồi đánh cho Ô Cữu ba lần. Ô Cữu nói, “ Gậy oan, gậy oan!” Ông tăng nói, “ Có kẻ đang chịu!” Ô Cữu nói, “ Ta đánh gã này một cách bừa bãi.” Ông tăng bèn cúi lậy. Ô Cữu nói, “Ông chỉ như thế mà thiô.” Ông tăng cười lớn rồi bỏ ra. Ô Cữu nói, “ Chỉ như thế mà thôi, chỉ như thế mà thôi”.

BÌNH:Có ông tăng từ chúng hội của Định Châu hòa thượng đến gặp Ô Cữu. Ô Cữu cũng là bậc chuyên gia. Nếu như các ông hiểu được rằng ở chỗ này có một chỗ ra một chỗ vào cho hai người này thì ngàn vạn cũng chỉ là một mà thôi. Làm chủ cũng thế mà làm khách cũng thế, rốt cuộc hai người hợp thành một nhà để cùng khám phá vấn đề. Dù làm chủ hay làm khách, hỏi hay là đáp, hai người vốn vẫn là các chuyên gia.

Nhìn xem Ô Cữu hỏi ông tăng kia rằng, “ Pháp đạo của Định Châu có giống ở đây không?” Ông tăng lập tức nói, “ Không khác.” Lúc ấy nếu như không phải là Ô Cữu hẳn đã chẳng ai làm gì được ông tăng kia. Ô Cữu nói, “Nếu không khác thì ông nên trở về đó đi.” Rồi đánh ông tăng. Ai dè ông tăng kia là một chuyên gia cho nên bèn nói, “Đậu gậy có mắt thầy không được đánh người bừa bãi như thế.” Ô Cữu thủy chung vẫn thi hành lệnh cho nên nói, “ Hôm nay ta đánh một người.” Rồi đánh ông tăng thêm ba lần nữa. Ông tăng bèn bỏ ra. Nhìn xem hai người họ xoay chuyển một cách hết sức trơn tru, vì họ vốn là những chuyên gia. Nếu như muốn hiểu việc này cần phải biết phân biệt trắng đen lỗi phải. Tuy rằng ông tăng kia bỏ ra song công án vẫn chưa dứt.

Ô Cữu thủy chung muốn thử thách thực chất của ông tăng kia để xem ông ta như thế nào. Song ông tăng kia lại chống đỡ cửa nẻo cho nên Ô Cữu vẫn chưa thấy được ông ta. Ô Cữu lại nói, “ Gậy oan té ra lại có người ăn.” Ông tăng kia muốn xoay chuyển thổ lộ, song lại không tranh với Ô Cữu mà lại chỉ nhẹ nhàng xoay chuyển nói, “ Làm sao được bây giờ khi mà cán ở trong tay hòa thượng?” Ô Cữu là bậc tông sư có mắt trên trán, dám nằm ngang trước miệng cọp cho nên nói, “ Nếu như thầy muốn, sư núi tôi xin trao lại cho thầy.”

Ông tăng này là một tay có đạo bùa dưới nách, đúng như lời nói, “ thấy nghĩa không phải là vô dụng.” Ông tăng bèn không chần chừ gì nữa bước ngay tới giật phắt gậy trong tay Ô Cữu rồi đánh thầy ta ba lần. Ô Cữu nói, “ Gậy oan, gậy oan!” Thử nói xem ý thầy ta muốn nói gì? Lúc đầu Ô Cữu nói, “ Gậy oan té ra lại có người ăn.” Song lúc bị ông tăng kia đánh cho thì lại nói, “ Gậy oan, gậy oan!” Lúc ông tăng kia nói, “ Có kẻ đang chịu.” Ô Cữu lại nói, “ ta đánh gã này một cách bừa bãi.” Lúc đầu Ô Cữu nói rằng mình đánh oan một người. Sau đó lúc chính mình bị ăn gậy, tại sao Ô Cữu cũng lại nói, “ Ta đánh gã này một cách bừa bãi.” Lúc ấy nếu như không phải là ông tăng này vốn cao cường như thế, hẳn cũng chẳng ai làm gì được Ô Cữu.

Rồi ông tăng cúi lậy. Cái lậy ấy rất là độc, chẳng phải là hảo tâm. Nếu như không phải là Ô Cữu thì đã chẳng nhìn ra được ông tăng kia rồi. Ô Cữu nói, “ Thầy chỉ thế mà thôi.” Ông tăng kia cười lớn rồi bỏ ra. Ô Cữu nói, “ Chỉ như thế mà thôi, chỉ như thế mà thôi.”

Nhìn xem các chuyên gia gặp nhau, thủy chung lúc nào cũng chủ khách phân minh. Dù đoạn hố vẫn có thể tiếp tục. Kỳ thực đây cũng chỉ là cái gọi là “ hỗ hoán chi cơ”. Song đến chỗ này rồi họ lại cũng chẳng nói là có chỗ nào để mà hỗ hoán. Bởi vì các bậc cổ nhân này vượt trên tình trần ý tưởng, cho nên chẳng người nào trong họ đề cập đến đắc thất cả. Tuy chỉ là một cuộc đối thoại, song cả hai người họ mới sống động làm sao, cả hai đều có kim chỉ của huyết mạch ( Thiền). Nếu như các ông có thể nhờ công án này mà thấy được, thì các ông có thể suốt ngày đêm lúc nào cũng sáng tỏ cả. Lúc ông tăng bước ra, là lúc cả hai đều buông bỏ. Sau đó là lúc cả hai đều thu vào. Đó gọi là “ hỗ hoán.” Tuyết Đậu tụng như vầy đây:

TỤNG

Gọi thì dễ,

Đuổi mới khó.

Hỗ hoán cơ phong nhìn kỹ xem,

Kiếp thạch kiên cố vẫn bị toại.

Đứng dưới chỗ sâu biển phải cạn,

Lão Ô Cữu lão Ô Cữu.

Bao nhiêu loại?

Trao cán cho người quá vô đoan.

BÌNH:”Gọi thì dễ, đuổi mới khó.” Đều là rơi vào cỏ. Tuyết Đậu từ bi rất mức thường nói, “ Gọi rắn dễ, đuổi rắn khó.” Bây giờ nếu dùng một trái bầu rỗng thổi vào đó mà gọi rắn thì dễ, song lúc muốn đuổi rắn đi mới là khó. Cũng giống như trao gậy cho người khác thì dễ, song muốn đoạt lại rồi đuổi người ta đi thì lại khó. Cần phải có khả năng đặc biệt mới có thể đuổi người ta đi được.

Ô Cữu là một tay chuyên gia vừa có khả năng gọi rắn mà cũng vừa có khả năng đuổi rắn. Ông tăng kia cũng chẳng ngủ bao giờ. Lúc Ô Cữu hỏi, “ Pháp đạo của Định Châu có giống ở đây hay không?” Tức là gọi ông ta. Lúc ông tăng nói, “Đầu gậy có mắt, hòa thượng không được đánh người bừa bãi như thế.” Việc gọi người lại được chuyển qua cho ông tăng.Lúc Ô Cữu nói, “ Nếu như thầy muốn, sư núi tôi xin trao lại cho thầy.” Rồi thì ông tăng bước tới, đoạt gậy trong tay Ô Cữu và đánh cho thầy ta ba lần, đâylà lúc ông tăng đuổi Ô Cữu đi. Còn việc ông tăng cười lớn bỏ ra và Ô Cữu nói, “ Chỉ như thế mà thôi,” đây rõ rệt là đuổi được ông ta đi.

Xem coi hai người họ cơ phong hỗ hoán, đưa đẩy qua lại, hợp thành một thể. Từ đầu đến cuối lúc nào cũng phân minh chủ khách. Có lúc chủ đóng vai khách, có lúc khách đóng vai chủ. Tuyết Đậu cũng tán than không kịp. Cho nên thầy ta mới nói về “ hỗ hoán chi cơ” để cho các ông quan sát cặn kẻ. “ Kiếp thạch kiên cố vẫn bị hoại.” Kiếp thạch này vuông bốn mươi dặm. Cứ mỗi trăm năm mới có một thiên nhân xuống lấy tay áo quẹt vào đá một cái rồi bỏ đi. Một trăm năm sau lại đến quẹt tay áo vào đá như thế, cho nên đến khi đá mòn hết thì là một kiếp, gọi là “ một kiếp của tay áo nhẹ quẹt đá.” Tuyết Đậu nói, “ Kiếp thạch kiên cố vẫn bị hoại.” Đá tuy kiên cố mà vẫn bị mòn hết đi. Song cơ phong của hai người này thì thiên cổ vạn cổ vẫn cô cùng tận.

“Đứng dưới chỗ sâu biển phải cạn.” Dù cho là đại dương với sóng cả cuốn cao tận trời, mà nếu như hai người này đứng vào trong ấy, đại dương vẫn cứ phải cạn. Đến chỗ này Tuyết Đậu lập tức tụng xong. Cuối cùng Tuyết Đậu lại nói, “ Lão Ô Cữu , lão Cơ Cữu! Bao nhiêu loại?” Hoặc nắm hoặc buông, hoặc sát hoặc hoạt, rốt cuộc là bao nhiêu loại? “ Trao cán cho người quá vô đoan”. Cây gậy này tam thế chư Phật cũng dùng, lịch đại tổ sư cũng dùng, các tông sư cũng dùng để mà nhổ đinh bạt chốt cởi buộc gỡ rối cho thiên hạ. Tại sao lại có thể dễ dàng đi trai cho người khác như thế? Ý Tuyết Đậu muốn nói là chỉ nên tự mình dùng nó mà thôi. May mà lúc ấy ông tăng kia cũng bày tỏ với thầy ta, nếu như ông ta gây sấm sét trên đất bằng, cũng nên nhìn xem Ô Cữu đối phó như thế nào. Lúc Ô Cữu trao cán (gậy) cho ông tăng kia, phải chăng là quá vô đoan?

TẮC THỨ BẢY MƯƠI SÁU

ĐAN HÀ HỎI TỪ ĐÂU TỚI

THÙY:Nhuyễn như bột gạo,lạnh như băng sương, chắn ngại trời đất,lìa sáng tuyệt tối. Quán nó nơi chỗ thấp thì có thừa, bình nó nơi chỗ cao thì không đủ. Nắm giữ buông bỏ đều ở đây cả, song còn có chỗ xuất thân chăng? Thử nêu lên xem.

CỬ:Đan Hà hỏi một ông tăng, “ Từ đâu tới?” Ông tăng nói, “ Từ dưới chân núi.” Đan Hà hỏi, “Ăn cơm chưa?” Ông tăng nói, “Ăn rồi.” Đan Hà nói, “ Người mang cơm đến cho thầy ăn có mắt hay không?” Ông tăng không nói gì được.

Trường Khánh hỏi Bảo Phúc, “Đem cơm đến cho người khác ăn, kể như là biết trả ơn.Tại sap lại không có mắt được?” Bảo Phúc nói, “ Người cho và kẻ nhận cả hai đều mù cả.” Trường Khánh nói, “ Nếu như họ vận dụng hết cả tâm cơ ra thì có còn mù chăng?” Bảo Phúc nói, “ Chẳng lẽ tôi mù sao?”

BÌNH:Đăng Châu Đan Hà Thiên Nhiên thiền sư không biết là người gốc ở đâu. Thoạt đầu chuyên về Nho học, trên đường vào Trường An để ứng thí. Lúc nghĩ đêm ở khách điếm nằm mơ thấy ánh sáng trắng tràn đầy cả phòng. Có vị tầy bói nói rằng, “Đây là điềm lành của việc không hiểu tính không.” Ngẫu nhiên có một Thiền Khách hỏi, “ Bậc nhân giả này chẳng hay đi đâu thế?” Đan Hà nói, “Đi thi để ra làm quan.” Thiền khách nói, “ Thi làm quan sao bằng thi làm Phật được?” Đan Hà hỏi, “ Muốn thi làm Phật phải đi đâu cơ?” Thiền khách nói, “ Giang Tây Mã Đại Sư xuất thế, đó chính là nơi để thi làm Phật, người nhân nên đến đó đi.”

Đan Hà bèn đi thẳng đến Giang Tây. Lúc thấy Mã Đãi Sư, Đan Hà nhấc khăn che ađ62u ra nhìn. Mã Đại Sư quan sát Đan Hà rồi nói, “ Tôi không phải là thầy ông nên đi đến nơi của Thạch Đầu ở Nam Nhạc ấy.” Đan Hà bèn đến nơi của Thạch Đầu rồi cùng qui phụ Thạch Đầu với cái ý trên. Thạch Đầu bảo Đan Hà đi xuống chuồng ngựa, Đan Hà cúi lậy. Sau đó vào hành giả đường cùng với chúng tăng làm việc suốt ba năm.

Một hôm Thạch Đầu nói với đại chúng, “ Ngày mai sẽ trừ cỏ dại trước Phật điện.” Hôm sau đại chúng ai nấy cũng đem theo cái xuổng để cào cỏ. Chỉ có Đan Hà lấy một chậu nước đầy rửa đầu rồi quì xuống trước Thạch Đầu. Thạch Đầu thấy thế bật cười, song cũng cạo đầu cho Đan Hà. Lúc Thạch Đầu bắt đầu giảng giới luật cho Đan Hà, Đan Hà bèn bịt tai bỏ đi.

Sau đó lại đến Giang Tây yết iến Mã Tổ. Trước khi ra mắt Mã Tổ, Đan Hà vào Tăng đường rồi cưỡi trên cổ tượng của một thánh tăng. Đại chúng kinh hãi vội vàng vào báo cho Mã Tổ.Mã Tổ đích thân vào tăng đường nhìn Đan Hà rồi nói, “ Con ta thiên nhiên thật.” Đan Hà bèn leo xuống rồi cúi lạy nói, “ Cám ơn thầy cho con Pháp hiệu.” Vì thế mà có tên là Thiên Nhiên. Vị cổ nhân Thiên Nhiên này mới thánh thoát làm sao. Đúng như câu nói rằng, “ Thi làm quan sao bằng thi làm Phật.” Những lời dạy của Đan Hà có ghi trong sách Truyền Đăng Lục.

Những lời dạy của Đan Hà thường lừng lững như vách đá vạn trượng, mỗi câu đều có khả năng nhổ đinh bạt chốt cho thiên hạ. Giống như lúc hỏi ông tăng kia, “ Từ đâu tới?” Ông tăng nói, “ Từ dưới chân núi.” Song ông ta lại chẳng hề nói rõ từ chỗ nào. Giống như thể ông ta là một tay có mắt định lật ngược thế cờ lại mà thử thách chủ nhân. Nếu lúc ấy không phải là Đan Hà hẳn là ai cũng khó mà giữ vững được thế đứng. Song Đan Hà lại nói, “Ăn cơm chưa?” Thoạt đầu Đan Hà chưa nhìn ra ông tăng này, đây chính là lần thứ hai thử thách ông ta. Ông tăng nói, “Ăn rồi.” Gã mê mờ này hóa ra lại chẳng hiuể. Đan Hà nói, “ Người mang cơm cho thầy ăn có mắt hay không ?” Ông tăng không nói gì được. Ý Đan Hà muốn nói rằng, “ Người như ông thì ăn cơm để làm gì?” Nếu như ông tăng kia là một kẻ có mắt thử khích Đan Hà một cái xem thầy ta làm thế nào. Tuy là thế, song Đan Hà vẫn chưa buông tha, cho nên ông tăng vẫn cứ đứng đó chớp mắt lặng thinh.

Bảo Phúc và Trường Khánh cùng ở trong chúng hội của Tuyết Phong. Hai người thường đem cái công án của cô nhân ra bàn luận với nhau. Trường Khánh hỏi Bảo Phúc, “Đem cơm đến cho người khác ăn, kể như là biết trả ơn. Tại sao lại không có mắt được?” Trường Khánh không hỏi hết các sự việc trong công án mà chỉ đại cương mượn những lời ấy làm thoại đầu mà thôi. Thầy ta vốn muốn thử thách sự thật của Bảo Phúc. Bảo Phúc nói, “ Người cho và kẻ nhận cả hai đều mù cả.” Nhanh nhẹn thật! Đến chỗ này thầy ta chỉ thảo luận về cơ biến trực tiếp mà thôi. Trong dòng của họ, Bảo Phúc đúng là có chỗ xuất thân.

Khi Trường Khánh nói, “ Nếu như họ vận dụng hết cả tâm cơ ra thì có còn mù chăng?” Bảo Phúc nói, “ Chẳng lẽ tôi mù sao?” Ý Bảo Phúc muốn nói rằng, “ tôi có mắt như vầy để nói hết ra cho thầy, thầy còn nói là tôi mù được sao?” Tuy là thế, song (đôi mắt của Bảo Phúc) hãy còn nửa mở nửa nhắm. Lúc ấy nếu như là sư núi tôi thì khi Trường Khánh nói, “ Nếu như họ vện dụng hết cả tâm cơ ra thì có còn mù chăng?” Hẳn là tôi đã chỉ nói với thầy ta rằng, “ Mù”. Đáng tiếc thật! Phải chi lúc ấy mà Bảo Phúc nói được chữ “ mù” này thì hẳn đã tránh được biết bao nhiêu là dây dưa này của Tuyết Đậu. Tuyết Đậu cũng dùng ý này để tụng:

TỤNG

Hết cơ không thành mù,

Ấn đầu bò ăn cỏ.

Hăm tám và sáu bậc Tổ Sư,

Đem đồ quí đến thành có lỗi.

Lỗi quá nặng,

Không chỗ tìm.

Thiên thượng nhân gian chìm dưới dất.

BÌNH: “Hết cơ không thành mù.” Trường Khánh nói, “ Nếu như họ vận dụng hết tâm cơ ra thì có còn mù chăng?” Bảo Phúc nói, “ Chẳng lẽ tôi mù sao?” Đây cũng giống như thể ấn đầu con bò xuống cho nó ăn cỏ. Lẽ ra thì mình phải đợi cho nó tự ăn mới phải. Làm sao mà mình có thể ấn đầu nó xuống bắt nó ăn được? Tuyết Đậu tụng như thế này tự nhiên là chúng ta hiểu được ý của Đan Hà.

“Hăm tám và sáu bậc tổ sư. Đem đô quí đến thành có lỗi.” (Tuyết Đậu) không những chỉ làm lụy Trường Khánh mà còn làm mai một luôn cả hăm tám vị Tổ bên Thiên Trúc và sáu vị Tổ trên đất này ( Trung Hoa). Đức Thích Ca Mâu Ni suốt bốn mươi chín năm dạy một đại tạng giáo, cuối cùng chỉ truyền một vật quí kia. Vĩnh Gia nói, “Đây không phải là sự phô bầy hình tướng rỗng tuếch mà là tung tích của cây gậy quí của Như Lai.” Nếu như các ông theo kiến giải của Bảo Phúc, thì có đem của quí đến đi nữa cũng thành có lỗi.

“ Lỗi quá nặng, không chỗ tìm.” Điều này không thể nói cho các ông được, các ông cần phải đi tĩnh tọa rồi chiêm nghiệm lời ấy xem sao. Lỗi đã quá nặng, tại sao lại không có chỗ để tìm? Đây không phải là một lỗi nhẹ: đem đại sự của Tổ sư mà chôn cả trên đất bằng. Tuyết Đậu nói, “ Thiên thượng nhân gian chìm dưới đất.”

TẮC THỨ BẢY MƯƠI BẢY

BÁNH CỦA VÂN MÔN

THÙY:Chuyển lên có thể xỏ lỗ mũi của tất cả người trong thiên hạ, giống như chim ưng bắt bồ câu. Chuyển xuống thì lỗ mũi của mình nằm trong tay thiên hạ, giống như con rùa nấp trong mu. Nếu như hốt nhiên có người bước ra nói, “ Bổn lai không có lên xuống, thì chuyển để làm gì?” Chỉ nói với người ấy rằng, “ Tôi biết thế nào ông cũng vào hang ma mà sống.” Thử nói xem, làm sao để phân biệt đen trắng? Im lặng một hồi. Viên Ngộ mới nói,” Nếu có điều thì theo điều, không có điều thì theo lệ.”

CỬ: Có ông tăng hỏi Vân Môn,” Thế nào là lời nói siêu Phật siêu Tổ?” Vân Môn nói, “ Bánh.”

BÌNH:Ông tăng hỏi Vân Môn, “ Thế nào là lời nói siêu Phật siêu Tổ?” Vân Môn nói, “ Bánh”. Các ông có cảm thấy rờn rờn đến dựng tóc gáy không? Các nạp tăng hỏi Phật hỏi Tổ, hỏi Thiền hỏi đạo, hỏi hướng thượng hướng hạ, không còn có gì đế có thể hỏi nữa. Thế mà ông tăng này lại hỏi về lời nói siêu Phật siêu Tổ. Vân Môn là tay chuyên gia, lúc nước dâng thì thuyền vượt cao, lúc nhiều bùn thì tượng Phật lớn. Cho nên thầy ta đáp, “ Bánh”. Có thể nói là đạokhông hành một cách không không, công lao không thí triển một cách phí phạm.

Vân Môn lại dạy chúng rằng, “ Các ông đừng làm như mình hiểu, nghe thiên hạ nói về ý của Tổ Sư, bèn hỏi về lời nói siêu Phật siêu Tổ. Các ông gọi ‘Phật’ là gì ‘Tổ” là gì, mà đòi nói về lời siêu Phật siêu Tổ? Rồi các ông lại hỏi về việc xuất tam giới, các ông thử nhìn xem tam giới có kiến văn giác tri gì ngăn cánh với các ông đâu? Có thanh sắc với Phật pháp nào đề cho các ông hiểu đâu? Có ‘bát’ nào để các ông biết dụng? Lấy gì để các ông dựa vào mà sinh kiến giải dị biệt? Các thánh nhân xưa cũng chẳng làm gì được cho các ông mặc dù họ trải thân ra để giúp chúng sinh. Dù nói rằng tất cả đều là thật, rằng trong mọi vật chúng ta đều có thể nhìn thấy thể tính, điều ấy cũng bất khả đắc. Khi tôi nói với các ông rằng , ‘Làm gì có việc gì đâu?’ thì kể cũng như mai một rồi.” Nếu hiểu được lời nói này, là hiểu được “bánh”.

Ngũ Tổ nói, “ Cứt lừa cũng giống như cứt ngựa.” Đây chính là cái mà Vĩnh Gia gọi là “đi thẳng đến căn nguồn như Phật đã ấn, chứ còn vạch lá tìm nhánh thì tôi không thể làm được.” Đến chỗ này rồi mà muốn đạt được thân thiết, chớ có đem câu hỏi đến hỏi.

Nhìn xem ông tăng kia hỏi, “ Thế nào là lời nói siêu Phật siêu Tổ?” Vân Môn nói, “ Bánh”. Thầy ta có biết hổ thẹn chăng? Có còn lậu đậu chăng? Có một loại người võ đoán nói rằng, “ Vân Môn thấy thỏ thả ưng, cho nên bèn nói, “ Bánh,” Nếu như các ông theo kiến giải ấy, xem “bánh” là lời nói siêu Phật siêu Tổ, thì làm gì còn có hoạt lộ nữa? Đừng hiểu nó là “ bánh” mà cũng đừng hiểu nó là siêu Phật siêu Tổ, đó mới là hoạt lộ. “ Bánh”(của Vân Môn) cũng giống như “ ba cân gai” ( của Động Sơn) và “ biết đánh trống” ( của Hòa Sơn). Tuy rằng thầy ta chỉ nói “ bánh”, song kỳ thực khó thấy hết sức.

Sau này thiên hẹ thường lâp luận rằng, “ Thô ngôn và tế ngữ đều qui về đệ nhất nghĩa.” Nếu như các ông hiểu như thế, thì cứ việc đi làm tọa chủ, một đời thu thập được nhiều kiến giải. Ngày nay những người học Thiền nói, “Lúc siêu Phật siêu Tổ, thì cả Phật lẫn Tổ mình đều dẫm dưới chân, cho nên Vân Môn chỉ nói với ông tăng kia một chữ ‘bánh’ mà thôi”. Đã chỉ là “ bánh” làm sao giải thích là siêu Phật siêu Tổ được? Thử tham cho cặn lẽ xem.

Các nơi tụng công án này rất nhiều, song chỉ men theo một bên để lập luận mà thôi. Chỉ có Tuyết Đậu tụng là hay nhất, thử nêu bài tụng của thầy ta lên xem sao.

TỤNG

Siêu đàm Thiền khách hỏi quá nhiều,

Những chỗ sơ hở có thấy chăng?

Lấy bánh nhồi vào cũng không thôi,

Đến giờ thiên hạ vẫn ngu ngơ.

BÌNH:“Siêu đàm Thiền khánh hỏi quá nhiều.” Các người học Thiền rất thích hỏi câu hỏi này. Há không nghe Vân Môn nói rằng, “ Các ông gánh ngang cây gậy rồi nói rằng, ‘Tôi tham Thiền học đạo,’ rồi đi tìm đạo lý siêu Phật siêu Tổ. Tôi thử hỏi các ông, suốt cả ngày đi đứng nằm ngồi ỉa đái, khi ở quầy mua bán thịt dê trong chợ búa, có còn có đạo lý siêu Phật siêu Tổ chăng?” Kẻ nào nói được, thử bước ra xem. Còn nếu không có ai nói được, thì cứ mặc kệ ta muốn làm gì thì làm.” Rồi bước xuống khỏi tòa.

Có người không biết phân biệt tốt xấu, vẽ vòng tròn, thêm bùn lên đất, mang thêm xiềng xích.” Những chỗ sơ hở có thấy chăng?” Ông tăng kia đặt câu hỏi có chỗ sở hở hết sức lốn! Vân Môn thấy chỗ sơ hở ấy trong câu hỏi của ông ta cho nên mới lấy bánh ra mà nhồi chặt lại. Ông tăng kia vẫn chưa chĩu thôi, mà vẫn tiếp tục hỏi, cho nên Tuyết Đậu mới nói, “ Lấy bánh nhồi chặt cũng không thôi.”

“Đến giờ thiên hạ vẫn ngu ngơ.” Những người học Thiền ngày nay cứ dựa vào “bánh” mà hiểu, nếu không thì lại lập luận về “ siêu Phật siêu Tổ.” Đã không ở trong hai cái này, rốt cuộc ở đâu? Ba chục năm sau này, đợi lúc tôi thay xương cốt, rồi sẽ nói cho các ông.

TẮC THỨ BẢY MƯƠI TÁM

MƯỜI SÁU BỒ TÁT ĐI TẮM

CỬ:Xưa có mười sáu vị Bồ Tát. Lúc đến giờ chư tăng đi tắm, các vị Bồ Tát ấy xếp hàng vào tắm. Hốt nhiên ngộ được thể tính của nước. Các vị Thiền đức, các vị hiểu như thế nào khi họ nói, “ Diệu xúc tuyên minh, thành Phật tử trụ”? Cần phải dùi mài lắm mới có thể hiểu được.

BÌNH:Trên Hội Lăng Nghiêm Bạt Đà Bà La Bồ Tát cùng với mười sáu Bồ Tát kia, mọi người đều tu Phạm hạnh, rồi mỗi người nói về chỗ chứng viên thông pháp môn của mình. Đây là một trong hai mươi lăm viên thông pháp môn. Mười sáu Bồ tát kia nhân vào giờ chư tăng tắm, xếp hàng vào tắm mà ngộ được thể tính của nước. Đã không rửa bụi mà cũng không rửa thân thể, thử nói xem họ rửa cái gì? Nếu như các ông hiểu được, thì các ông được an nhiên bên trong và đắc được vô sở hữu. Lúc ấy ngàn người vạn người cũng không thể đến gần các ông được. Có lời nói rằng, “ Vô sở đắc mới là chân Bát Nhã; nếu như có sở đắc thì chỉ là tương tự Bát Nhã mà thôi.”

Há không nghe Đạt Ma nói với NHị Tổ, “Đem tâm đến rồi ta an cho ông.” Nhị Tổ nói, “ Tìm tâm mãi mà không thấy.” Chỉ một chút này thôi lại chính là căn bổn tính mệnh của các nạp tăng. Chẳng có gì để mà dâydưa như thế, chỉ cần nói hốt nhiên ngộ được thể tính của nước, là tự nhiên các ông hiểu được. Đã không rửa bụi lại cũng chẳng rửa thân thể, thử nói xem họ ngộ được cái gì?Khi đã đạt đến mức độ này rôì, chẳng có gì để chấp trước cả, ngay cả việc nói lên một chữ “ Phật” cũng cần phải tránh. Họ nói, “ Diệu xúc tuyên minh, thành Phật tử trụ.” “ Tuyên” có nghĩa là “làm cho hiển hiện.” Diệu xúc có nghĩa là minh. Một khi ngộ được diệu xúc tức là đạt được điạ vị Phật tử. Cũng có nghĩa là đạt được Phật địa vậy.

Người bây giờ đi tắm, cũng rửa bằng nước, cũng có cái xúc như thế. Tại sao họ lại không ngộ? Bởi vì họ đều bị trần cảnh che mờ. Họ dính vào da bám vào xương. Chonên họ không thể giác ngộ ngay. Nếu như ở đây không có rửa, không có xúc mà cũng chẳng c óthể tính của nước, thử nói xem có phải là “ diệu xúc tuyên minh” hay không? Nếu như các ông có thể trực tiếp trông thấy được thì đó đúng là “ diệu xúc tuyên minh, thành Phật tử trụ.” Người thời buổi này cũng “xúc” , song họ có thấy được chỗ vi diệu chăng? Diệu xúc không phải là cảm xúc thường tình hay người cảm xúc. Hợp thì là xúc li thì không phải.

Lúc Huyên Sa qua núi bị vấp ngón chân, lúc Đức Sơn đánh, há không phải là diệu xúc sao? Tuy là thế, muốn hiểu được các ông cần phải dùi mài rất nhiều. Nếu như các ông chỉ dựa nơi thân thể mà tìm kiếm, thì có gì la nhằm nhò? Nếu như các ông khéo dùi mài thì cần gì phải vào tắm nữa? Lúc ấy các ông có thể làm hiển hiện cõi Phật trên đầu một sợi lông, chuyển Pháp luân lớn trong một hạt bụi nhỏ. Nếu như các ông có thể thấu được ở một chỗ, thì ngàn chỗ vạn chỗ đồng thời thấu được ở một chỗ, thì ngàn chỗ vạn chỗ đồng thời thấu được ngay. Cho nên ôm giữa một hang một hố , chỗ nào cũng là cửa để cho Quan Âm nhập lý cả.

Cổ nhân cũng có nghe tiếng ngộ đạo, thấy sắc minh tâm. Nếu như một người ngộ thì cũng chẳng có gì là lạ, tại sao mười sáu vị Bồ tát lại cùng ngộ một lúc? Bởi vì cổ nhân cùng tu cùng chứng cùng ngộ một lúc? Bởi vì cổ nhân cùng tu cùng chúng cùng ngộ cùng hiểu. Tuyết Đậu nêu lời dạy của họ, ý muốn cho thiên hạ dưạ vào chỗ “ diệu xúc” mà hiểu. Song Tuyết Đậu vượt qua con mắt của giáo để mà tụng ngõ hầu cho thiên hạ khỏi bị vướng kẹt trong giáo, nửa tỉnh nửa say. Tuyết Đậu muốn cho thiên hạ được siêu thoát tự tại. Tụng rằng:

TỤNG

Chỉ cần một tăng hiểu việc này,

Trên giường rộng cứ duỗi chân nằm.

Trong mộng từng nói ngộ viên thông,

Đã tắm nước thơm, nhổ vào mặt.

BÌNH:“ Chỉ cần một tăng hiểu việc này.” Nhưng mà thử nói xem, hiểu việc gì cơ? Bậc thiền khách chuyên gia vừa nghe nêu lên là đã phấn khởi thi hành ngay. Nạp tăng như thế, chỉ cần một người thôi, cần gì phải kết thành bầy lũ? “ Trên giường rộng cứ duỗi chân nằm.” Cổ nhân nói, “ Minh minh vô ngộ pháp, ngộ rồi lại mê người. Duỗi chân ra nằm ngủ, không giả cũng không chân. Cho nên trong lòng không có một việc gì cả. Đói thì ăn cơm mệt thì ngủ.”

Tuyết Đậu ý muốn nói rằng nếu như các ông nói vào tắm rồi ngộ được cái lý “ diệu xúc tuyên minh” kia theo quan điểm của một vị nạp tăng vô sự như vầy, thì cũng chỉ giống như trong mộng lại nói chuyện mộng mà thôi. Cho nên Tuyết Đậu mới nói, “ Trong mộng từng nói ngộ viên thông, đã tắm mước thơm- nhổ vào mặt” Mặc dù nó có vẻ giống như nước thơm nhổ vào mặt.” Mặc dù nó có vẻ giống như nước thơm, thật ra lại chỉ là nước bẩn mới dội trên đầu ông. Có viên thông gì để mà các ông nói đây? Tuyết Đậu nói rằng loại người này đáng bị nhổ thẳng vào mặt. Sư núi tôi thì nói rằng đó là trên đất lại tăng thêm bùn.

TẮC THỨ BẢY MƯƠI CHÍN

TẤT CẢ CÁC ÂM THANH CỦA ĐẦU TỬ

THÙY:Đại dụng hiện tiền, không giữ qui tắc. Bắt sống cầm giữ, không hao khí lực. Song thử nói xem, ai đã từng như thế được? Thử nêu lên xem.

CỬ:Có ông tăng hỏi Đầu Tử, “ Tất cả các âm thanh đều là âm thanh của Phật, phải không?” Đầu Tử nói, “ Phải.” Ông tăng nói, “ Có phải hòa thượng vừa đánh rắm đó chăng?” Đầu Tử đánh ông tăng. Ông tăng lại hỏi, “ Thô ngôn và tế ngữ đều qui về đệ nhất nghĩa, phải không?” Đầu Tử nói, “ Phải” Ông tăng nói, “ Có thể gọi hòa thượng là một con lừa được không?” Đầu Tử bèn đánh ông tăng.

BÌNH:Đầu Tử thành thực chất phác, có biện tài xuất chúng. Mỗi khi có câu hỏi đặt ra, Đầu Tử vừa mở niệng là chúng ta đã thấy được lòng dạ của thầy ta. Đầu Tử không cần phải phí sức gì cả mà vẫn làm líu lưỡi người hỏi được. Có thể nói la thầy ta hoặc định kế sách trong trại của mình mà đạt được chiến thắng ngoài ngàn dặm. Ông tăng này lấy kiến giải Phật pháo dựa trên thanh sắc mà dàn trên trận mình, bất cứ gặp ai cũng hỏi ngay. Song Đầu Tử là bậc chuyên gia phân biện được ngay những gì đến với mình.

Ông tăng này biết Đầu Tử thành thật, cho nên ngay từ đầu đã sắp đặt bẫy rập để cho Đầu Tử rơi vào, cho nên ông ta mới có những lời kết kuận như trên. Song Đầu Tử lại dùng cái bẫy cọp để mà câu những kết luận của ông tăng ra. Ông tăng kia tiếp câu trả lời của Đầu Tử bằng lời nói, “ Có phải hòa thượng vừa đánh rắm đó chăng?” Quả nhiên Đầu Tử vừa câu ông tăng kia đã mắc phải. Bất cứ là ai khác hẳn cũng chẳng làm gì được ông tăng này, song Đầu Tử có mắt cho nên bèn tiếp tục đánh. Muốn có cái khả năng “ chó cắn heo” như thế thì phải là một bậc chuyên gia mới được. Bất cứ ông tăng kia xoay phải hay xoay trái, Đầu Tử cũng bám sát một cách trơn tru. Ông tăng kia đã đặt ra bẫy rập để vuốt râu hùm, song đâu có dè rằng Đầu Tử đã vượt hẳn trên bẫy rập của ông ta, cho nên Đầu Tử bèn đánh. Đáng tiếc thay ông tăng này chỉ có đầu mà không có đuôi. Phải chi ngay lúc mà Đầu Tử dơ gậy lên, ông ta lật đổ ngay giường Thiền của Đầu Tử có phải hơn không. Dù cho Đầu Tử có vận dụng toàn cơ ra đi nữa, hẳn cũng đã phải thối lui lại ba ngàn dặm.

Ông tăng lại hỏi,” Thô ngôn và tế ngữ đều qui về đệ nhất nghĩa, phải không?’ Đầu Tử lại cũng nói, “ Phải”. Hoàn toàn giống như câu trả lời trước. Ông tăng nói, “ Có thể gọi hòa thượng là một con lừa được không?” Đầu Tử lại đánh ông ta. Ông tăng này tuy chỉ dựa theo khuôn sáo song cũng có phần nào đặc sắc. Nếu như mà lão hán ngồi trên giường khắc kia mà không có mắt trên đỉnh đầu thì hẳn đã khó mà bẻ gẫy được ông tăng. Đầu Tử có chỗ chuyển thân. Lúc ông tăng này nêu ra lập luận, ông ta đã co ý muốn cướp tiệm của Đầu Tử, song rốt cuộc lại cũng vẫn chẳng làm gì được lão hán Đầu Tử này.

Há không nghe Nham Đầu nói, “ Nếu luận việc chiến thì ai cũng đứng nơi then chốt cả.” Đầu Tử buông bỏ thì rất chậm song thu vào lại rất nhanh. Lúc ấy nếu như ông tăng này biết chuyển thân thổ lộ, há đã lại không hành động được giống như một kẻ có miệng giống bát máu sao? Nạp tăng đã hành động thì không bao giờ chịu thôi ( nếu chưa hành động cho đến cùng). Ông tăng này đã không biết phản kích lại còn bị Đầu Tử xỏ mũi cho. Tụng rằng:

TỤNG

Đầu Tử Đầu Tử,

Cơ luân vô ngại.

Buông một được hai,

Đồng bỉ đồng thử.

Thương thay vô hạn người chơi sóng,

Cuối cùng rơi vào sóng mà chết.

Hốt nhiên sống,

Trăm sông ào ào chảy ngược lại.

BÌNH:“Đầu Tử Đầu Tử, cơ luân vô ngại.” Đầu Tử thường nói, “ Các ông thường nói Đầu Tử thành thật, song nếu hốt nhiên các ông xuống khỏi núi ba bước, có người hỏi, ‘Đâu là chỗ thành that của Đầu Tử?” Các ông phải trả lời như thế nào?” Cơ luân của Đầu Tử chuyển một cách trơn trư không chút ngở ngại.

Cho nên Tuyết Đậu nói, “ Buông một được hai.” Há không nghe có ông tăng hỏi, “ Phật là gì?” Đầu Tử nói, “ Phật”. Ông tăng lại hỏi, “Đạo là gì?” Đầu Tử nói, “Đạo”. Ông tăng lại hỏi, “ Thiền là gì?” Đầu Tử nói, “ Thiền,” Ông tăng lại hỏi, “ Lúc trăng chưa tròn thì như thế nào?” Đầu Tử nói, “ Nuốt ba hay bốn cái.” Ông tăng lại hỏi, “ Thế sau khi trăng tròn thì như thế nào?” Đầu Tử nói, “ Nhổ ra bẩy cái tám cái.” Đầu Tử thường dùng tâm cơ này để tiếp thiên hạ.

Lúc trả lời ông tăng ( trong công án trên) Đầu Tử chỉ dùng mỗi một chữ “ Phải”. Ông tăng kia bị đánh hai lần. Cho nên Tuyết Đậu nói, “Đồng bỉ đồng thử.” Bốn câu này một lúc tụng Đầu Tử. Cuối cùng Tuyết Đậu tụng ông tăng rằng, “ Thương thay, vô hạn người chơi sóng.” Ông tăng kia dám cướp cờ giựt trống nói rằng, “ Có phải hòa thượng vừa đánh rắm không?” Và, “ Có thể gọi hòa thượng vừa đánh rắm không?” Và, “ Có thể gọi hòa thượng là một con lừa được không?” Đây chính là chỗ ông ta chơi sóng. Ông tăng này đã dở hết nghể ra song vẫn y như cũ chết trong câu của Đầu Tử, cho nên Đầu Tử mới đánh ông ta. Cho nên ông tăng này “ Cuối cùng rơi vào sóng mà chết.”

Tuyết Đậu buông ông tăng này và nói rằng nếu như ông ta hốt nhiên sống lại lật ngược giường Thiền thì ngay Đầu Tử cũng phải lui lại ba trăm dặm, lúc đó “ trăm sông ào ào chảy ngược lại” ngay. Lúc ấy không phải chỉ có giường Thiền chấn động, ngay cả núi sông cũng rung chuyển, trời đất đột nhiên tối òm. Nếu như các ông người nào cũng được như vậy sư núi tôi xin đánh trống tháo lui ngay. Các ông định thân lập mệnh ở đâu đây?

TẮC THỨ TÁM MƯƠI

HÀI TỬ THỨC CỦA TRIỆU CHÂU

CỬ:Có ông tăng hỏi Triệu Châu, “ Trẻ sơ sinh có thức thứ sáu hay không?” Triệu Châu nói, “ Giống như đánh cầu trên nước chảy xiết.” Ông tăng lại hỏi Đầu Tử, “ Thế nào là đánh cầu trên nước chảy xiết?” Đầu Tử nói, “ Niệm niệm không ngừng chảy.”

BÌNH:Thức thứ sáu này giáo tông lập làm căn bản. Sơn hà đại địa, trăng sao tinh tú nhân nơi nó mà sinh. Đến với tư cách tiên phong đi với tư cách điện hậu. Cổ nhân nói, “ Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức.” Nếu như người ta chứng được Phật địa, thì tâm thức chuyển thành bốn trí. Các nhà giáo tông gọi đây là thay đổi danh chứ không phải thay đổi thể.

Căn trần thức là ba. Chúng ta vốn không phân biệt được trần cảnh trước mặt mình. Thắng nghĩa căn có thể phát sinh thức, thức lại có thể hiển sắc, có thể phân biệt. Đó chính là thức thứ sáu. Thức thứ bẩy là mạt-na. Mạt-na thức có thể chấp trì tất cả mọi hình ảnh và sự vật của thế gian, khiến người ta phiền não và không được tự do tự tại. Thức thứ tám cũng được gọi là A Lại Da thức hay Hàm tang Thức, vì nó tang chứa tất cả các chủng từ thiện cũng như ác.

Ông tăng kia biết giáo ý cho nên đến hỏi Triệu Châu, “ Trẻ sơ sinh có thức thứ sáu hay không?” Trẻ sơ sinh tuy rằng có đủ sáu thức, mắt thấy được tai nghe được, song lúc ấy vẫn chưa biết phân biệt sáu trần. Lúc ấy chưa biết gì về xấu tốt dài ngắn thị phi đắc thất gì cả. Người học đạo cần phải giống như đứa trẻ sơ sinh, đừng để cho vinh nhục công danh hay thuận tình nghịch cảnh gì đã động được đến mình. Tuy mắt thấy sắc song cũng giống như người mù, tuy tai nghe âm thanh song cũng giống như người điếc. Như ngu si như ngớ ngẩn, tám người ấy bất động như thể Tu Di Sơn. Đây chính là chỗ mà các nạp tăng thực sự đạt được sức mạnh.

Cổ nhân nói, “Áo nạp che đầu, vạn sự dứt. Lúc ấy sư núi tôi chẳng còn hiểu gì nữa cả.” Nếu như các ông có thể như thế được thì các ông mới có phần nào khế hợp với đạo. Tuy rằng như thế, song vẫn không thể nào lừa dối bậc chuyên gia một chút nào được cả. Núi vẫn là núi như cũ, sông vẫn là sông như cũ. Không tạo tác không duyên lự. Giống như thể nhật nguyệt vận chuyển trên không gian, chưa từng bao giờ tạm ngưng nghỉ hay nói,” Ta có rất nhiều danh tướng.” Giống như trời che chở khắp cả, giống như đất chống đỡ tất cả. Vì vô tâm cho nên mới trưởng dưỡng vạn vật mà cũng không nói, “ Ta có rất nhiều công năng.” Bởi vì thiên địa vô tâm cho nên mới trường cữu, nếu như hữu tâm thì có hạn độ. Người đắc đạo cũng giống như thế, thi triển công dụng trong chỗ không có công dụng. Dùng tự tâm nhiếp thu tất cả vi tinh thuận cảnh.

Đến chỗ này rồi cổ nhân tự trách mình nói rằng, “ Lúc triệt để hiểu rồi thì không có gì để hiểu cả, hiểu được cái huyền nơi cơ huyền diệu vẫn có chỗ đáng trách.” Lại cũng nói, “ Sự sự thông hề vạn vật minh, người hiểu nghe thấy thầm kinh ngạc.” Lại nói, “ Nhập thánh siêu phàm bất tác thanh, ngọa long vẫn sợ hồ nước xanh. Đời người nếu được dài như thế, trời đất sao lưu được một tên?” Song dù là như thế, cũng phải nhảy ra khỏi khuôn sáo thì mới được.

Há không nghe trong giáo ( Kinh Hoa Nghiêm) nói rằng, “ Bồ Tát ở đệ bát Bất Động Địa, dụng vô công dụng trí chuyển Pháp Luân lớn trong một hạt bụi nhỏ. Trong tất cả mọi lúc hành trụ tọa ngọa chẳng hề câu nệ đắc thất, tự tại trôi trong biển Bát Nhã.”Các nạp tăng đến chỗ này cũng không được chấp trướcc, song tùy thời tự tại. Gặp trà thì uống trà, gặp cơm thì ăn cơm. Việc hướng thượng này không thể ứng dụng chữ định hay bất định được.

Thạch Thất Thiện Đạo Hòa Thượng nói rằng, “Há các ông không thấy lúc hài nhi mới xuất thai đâu có nói rằng, ‘Tôi biết đọc kinh.’ Lúc ấy cũng chẳng hề hiểu ý nghĩa của việc có Phật tính hay không có Phật tính. Lúclớn lên học được nhiều thứ kiến giải, cho nên mới đưa mặt ra mà nói rằng, “ tôi làm được,” “ tôi hiểu”, không thể biết rằng đó chỉ là khách trần phiền não. Trong mười sáu pháp quán hành, pháp ‘anh nhi hành’ là hay nhất. Lúc đứa trẻ bập bẹ nó giống như người học đạo, lìa hẳn cái tâm phân biệt thủ xã. Cho nên tôi mới tán than đứa hài nhi. Tuy rằng đứa hài nhi có thể lấy ra làm ví dụ, song nếu nói rằng đứa hài nhi là Đạo, thì e rằng người đời nay hiểu lầm mất rồi.”

Nam Tuyền nói, “ Tôi mười tám tuổi mới biết sống.” Triệu Châu nói, “ Tôi mười tám tuổi mới biết phá cửa tan nhà.” Lại nói, “ Tôi ở phương Nam hai mươi năm, ngoài hai buổi cơm cháo ra, chỉ là tạp dụng tâm mà thôi.” Tào Sơn hỏi ông tăng, “ Bồ Tát trong thiền định nghe tiếng hương tượng qua sông rõ ràng,’ chẳng hay câu ấy từ trong kinh nào vậy?” Ông tăng nói, “ Kinh Niết Bàn.” Động Sơn hỏi, “ Nghe trước khi nhập định hay sau khi nhập định?” Ông tăng nói, “ Hòa thượng chẩy rồi.” Động Sơn nói, “ Tiếp thu bên bãi sông.”

Qui Sơn hỏi Ngưỡng Sơn, “ Tịch cảm thấy như thế nào?” Ngưỡng Sơn nói, “ Hòa thượng hỏi về chỗ kiến giải hay là chỗ hành giải của hắn? Nếu như hòa thượng hỏi về hành giải thì đệ tử không biết. Còn nếu như hòa thượng hỏi về kiến giải thì đó giống như đổ một bình nước vào một bình nước.” Nếu các ông có thể như vậy các ông mới có thể làm bậc thầy của một phương. Khi Triệu Châu nói, “Đánh cầu trên dòng nước chảy xiết,” thầy ta đã xoay chuyển một cách trơn tru. Nếu như các ông đánh cầu trên dòng nước chảy xiết, thì chỉ trong chớp mắt là nó đã lăn mất. Giống như Kinh Lăng Nghiêm nói, “ Nhìn dòng nước chảy xiết giống như thể êm đềm.” Cổ nhân nói, “ Giống như trong dòng nước chảy xiết, nước chảy không ngừng, song các giọt nước chẳng hề biết nhau. Chư pháp cũng như vậy mà thôi.’ Lời đáp của Triệu Châu cũng ngụ ý giống như vậy.

Có ông tăng lại hỏi Đầu Tử, “Đánh cầu trên dòng nước chảy xiết có nghĩa là gì?” Đầu Tử đáp, “ Niệm niệm không ngừng chảy.” Tự nhiên hết sức khế hợp với câu hỏi của ông tăng. Cổ nhân hành sử hết sức miên mật cho nên cách trả lời giống y hệt nhau. Lại chẳng bao giờ cần so đo, ngay khi các ông vừa hỏi là họ đã biết ý của các ông rồi. Mặc dù thức thứ sáu ở nơi đứa hài nhi hãy vẫn chưa còn có công dụng, song vẫn niệm niệm không ngừng trôi chảy giống như một dòng nước miên mật. Đậu Tử trả lời như thế, có thể nói là thầy ta hiểu thâm sâu ý của câu hỏi. Tuyết Đậu tụng rằng:

TỤNG

Lục thức vô công hỏi một câu,

Chuyên gia từng cùng biện đầu mối.

Đánh cầu trên dòng nước chảy xiết,

Rơi xuống không dừng, ai biết xem?

BÌNH:“ Lục thức vô công hỏi một câu.” Cổ nhân học đạo dưỡng tâm đến mức độ này gọi là công dụng trong chỗ vô công dụng. Giống như đứa hài nhi, tuy có nhãn nhĩ tĩ thiệt thân ý, song không phân biệt lục trần. Họ vốn vô công dụng. Một khi đạt đến mức độ này thì các ông mới có thể hành long phục hổ được. Người bây giờ chỉ một lúc gạt qua vạn cảnh trước mắt, cần gì phải đạt đến đệ bát địa( Bất Động Địa) trở lên mới như thế được? Tuy là chỗ vô công dụng, song núi lại là núi sông lại là sông như cũ.

Trong bài tụng trước ( Tắc 41) Tuyết Đậu nói, “ Trong sống có mắt cũng như chết, thuốc kỵ sao đem thử chuyên gia?” Bởi vì Triệu Châu và Đầu Tử đều là chuyên gia cho nên thầy ta nói, “ Chuyên gia từng cùng biện đầu mối, đánh cầu trên dòng nước chảy xiết.” Đầu Tử nói, “ Niệm niệm không ngừng chảy.” Các ông có hiểu ý nghĩa của lời nói này chăng? Cuối cùng Tuyết Đậu dạy thiên hạ tự ghé mắt mà nhìn. Cho nên thầy ta nói, “ Rơi xuống không dừng, ai biết xem?” Đây là câu sống của Tuyết Đậu, song thử nói xem ý nghĩa của nó là thế nào?

Vi tính: Kim Chi - Kim Thư

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]