Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

35. Thiền sư Bổn Tịch, Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

30/08/202112:26(Xem: 11112)
35. Thiền sư Bổn Tịch, Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

278_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Bon Tich
Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay 28/8/2021, nhằm ngày 21/7/âm lịch Tân Sửu, Phật lịch 2565, chúng con được học về Thiền Sư Bổn Tịch (?-1140), Ngài thuộc đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 278 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 bắt đâu từ tháng 5 năm 2020.

Sư họ Nguyễn, trước tên Pháp Mật, quê làng Tây Kết, dòng dõi Nội cung Phụng đô uý Nguyễn Kha dưới triều Lê. Thuở nhỏ Sư đã có tư thái khác thường. Có một vị Tăng lạ khen: “Đứa bé này cốt tướng phi thường, nếu xuất gia ắt thành tựu giống pháp chân thật.”

Sư Phụ giải thích:
Thiền sư Bổn Tịch là đệ tử nối pháp của Thiền Sư Thuần Chân. Ngài vốn là con của vị quan làm việc cho triều Lê  (có ba vị vua trị vì, vua Lê Đại Hành, vua Lê Trung Tông (chỉ làm vua có ba ngày thì bị giết), vua Lê Long Đĩnh còn được gọi là Lê Ngoạ Triều).

Lớn lên, Sư đến thụ nghiệp với Thiền sư Thuần Chân chùa Hoa Quang. Sau khi nhận được yếu chỉ, Sư xin thầy thọ giới Cụ túc. Thuần Chân thấy Sư giới, định đều được tròn đầy thanh tịnh, học một biết mười, bèn xoa đảnh bảo: “Chánh pháp ở phương Nam đợi ngươi xiển dương đây!”

Sư Phụ giải thích, sau khi xuất gia, trong thời gian tu tập Sư nhận được yếu chỉ, đạt được giới định tròn đầy mới xin thọ giới Cụ túc.

Bấy giờ, đối với Chánh pháp, Sư đã vượt ngoài có, không và gồm thông cả đốn, tiệm. Nơi nào Sư đến đều rưới những trận mưa pháp, làm chấn động huyền phong, Tăng Ni sĩ thứ đều quí mộ.


Sư Phụ giải thích: 3 điểm chính trong đoạn này

1- Ngài Bổn Tịch có duyên lành gặp được minh sư trong kiếp này, đó là Thiền Sư Thuần Chân, ngài là vị thiền sư đắc đạo, khi rời thế gian, ngài có để lại bài kệ như sau:

Chân tánh thường không tánh,
Đâu từng có sanh diệt.
Thân là pháp sanh diệt,
Pháp tánh chưa từng diệt

(Chân tánh thường vô tánh
Hà tằng hữu sanh diệt
Thân thị sanh diệt pháp
Pháp tánh vị tằng diệt.)

Thiền Sư Bổn Tịch là người nối pháp của Thiền Sư Thuần Chân và bài kệ này đã ảnh hưởng rất lớn đến công cuộc giáo hóa của ngài về sau. Chân tánh thường không tánh. Chân tánh là Phật tánh, là không tánh là tánh không có hình tướng, không sanh diệt. Còn hình tướng là do duyên hợp, còn duyên hợp là còn sanh diệt, còn sanh diệt là còn sanh tử luân hồi, còn khổ đau.


Kính mời xem tiếp


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2013(Xem: 7415)
Kinh Tạp A Hàm là một trong tứ A Hàm. Sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, năm trăm đại đệ tử kết tập kinh điển ở thành Diệp Quật, những kinh điển sau khi được thẩm định, mới chính thức trở thành chuẩn mực tu tập cho hàng Thánh chúng.
03/04/2013(Xem: 5561)
Hội Thân hữu Phật giáo thế giới, chủ yếu là liên lạc tính đặc thù của Phật giáo khu vực trong mối giao lưu của Phật giáo thế giới. Xuất phát từ tinh thần liên kết đến sự hòa vui hợp tác, từ sự phát huy văn hóa cao cả của đức Phật đến thực hiện sự nghiệp cứu giúp chúng sinh.
29/03/2013(Xem: 16737)
Pháp thoại: Chánh Ngữ bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng tại Trung Tâm Mắt Thương Nhìn Đời, Santa Anna, California, Hoa Kỳ
29/03/2013(Xem: 12916)
Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ Saigon Radio 890 AM Dallas TX (Quang Hưng & Kiều Mỹ Duyên phỏng vấn TT Nguyên Tạng)
29/03/2013(Xem: 14809)
Chủ đề: Đại Trí - Đại Hạnh Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng giảng tại Thiền Viện Chánh Pháp, Oklahoma, USA
23/03/2013(Xem: 3681)
Trong các thuật ngữ Phật Giáo, có lẽ không có thuật ngữ nào mà người học Phật cần phải hiểu và cần phải phân biệt rõ ràng, nếu như muốn hiểu giáo lý thâm diệu của đạo Phật như hai thuật ngữ "Chân Đế" và "Tục Đế" hay còn gọi “Chân lý Tuyệt đối” (Paramatha Sathya) và “Chân lý có tính Quy ước”
17/11/2012(Xem: 11733)
Kinh Chánh Pháp Hoa - do Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức giảng
17/11/2012(Xem: 9986)
Kinh Duy Ma Cật do Bác Sĩ Minh Quang giảng
16/11/2012(Xem: 10944)
Phật Học Phổ Thông - do Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức giảng
16/11/2012(Xem: 10456)
Kinh Thiêm Phẩm Diệu Pháp Liên Hoa - do Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức giảng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567