Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

30. Thiền sư Trì Bát, Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

30/08/202112:13(Xem: 14075)
30. Thiền sư Trì Bát, Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi


273_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Tri Bat



Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,


Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Trì Bát. Ngài thuộc đời thứ 12 thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi.
Bài pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 273 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020).

Sư Phụ nhắc lại, thiền sư Trì Bát và thiền sư Từ Đạo Hạnh cùng là đệ tử của thiền sư Sùng Phạm đời thứ 11. Thiền sư Từ Đạo Hạnh là thầy của vua Lý Thánh Tông. Thiền sư Sùng Phạm có tướng đẹp và đặc biệt có trái tai dài tới vai và có thể là tăng sĩ Việt Nam đầu tiên đi du học ở Ấn Độ trong 9 năm và sau đó về Việt Nam hoằng pháp.

Sư họ Vạn, quê ở Luy Lâu, tuổi trẻ mà tâm mộ Phật rất thiết tha. Đến năm 20 tuổi, Sư theo thiền sư Sùng Phạm ở chùa Pháp Vân xin xuất gia và thọ giới Cụ túc.

Thiền sư Sùng Phạm thấy Sư siêng năng tu học, đức hạnh hoàn bị, làm việc rất cẩn thận, thầm ấn chứng và ban đạo hiệu là Trì Bát.

Sư Phụ giải thích, Trì là gìn giữ. Bát là Bát Nhã, là trí tuệ ( Phật tánh). Trì Bát là gìn giữ Phật tánh của mình. Sư được ấn chứng là Tổ thứ 13 của Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi.

Sau khi thiền sư Sùng Phạm tịch, Sư dạo khắp các thiền tịch, tham yết các vị Tôn Túc, và đến trụ trì ở chùa Tổ Phong ở núi Thạch Thất, làng Đại Cầu để giảng cứu.

Tướng quốc Lý Thường Kiệt là một thí chủ của Sư. Những tài vật tín thí cung cấp, Sư đều để vào Phật sự trùng tu các ngôi chùa: Pháp Vân, Thiền Cư, Thê Tâm, Quảng An…để báo đáp phần nào công ân pháp nhũ.

Thí chủ nổi tiếng là Lý Thường Kiệt, ngài là danh tướng vĩ đại nhất trong thời ba vị vua nhà Lý, vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông. Ngài chinh phạt quân Chiêm Thành, đánh bại cuộc xâm lược của quân Tống.

Ngài là vị anh hùng của dân tộc và trên thế giới, tàu chiến USS Chincoteague trong năm 1972-1975 được mang tên RVNS Lý Thường Kiệt (HQ-16) để vinh danh ông.

Sư Phụ giải thích: Chùa Pháp Vân là linh hồn, là chị cả trong tín ngưỡng Tứ Pháp của cư dân thuộc đồng bằng Bắc Bộ, chùa này thờ thần mây vì nước Đại Việt xưa và nay là một nước nông nghiệp, trồng lúa nên, luôn cần có mưa, muốn có mưa phải có mây, có sấm, có chớp… người nông dân cầu thần mây, mưa, sấm, chớp để mưa tuông xuống cho đất đai phì nhiêu, cho lúa được tốt tươi.

Chùa Pháp Vân do Thiền Sư Trì Bát trùng tu là ngồi tổ đình mà chính Sư phụ của ngài trụ trì, ngài xây dựng lại để trả ơn pháp nhũ mà Sư phụ ngài giáo hóa ngài ngộ đạo. Chùa Pháp Vân (Chùa Dâu) là một chùa trong tín ngưỡng Tứ Pháp ở miền Bắc VN, chùa này thờ thần Mây, 3 chùa khác là: Chùa Pháp Vũ (Chùa Đậu) thờ Thần Mưa, Chùa Pháp Lôi (Chùa Tướng) thờ Thần Sấm và Chùa Pháp Điện (Chùa Dàn) thơ Thần Chớp.

Sư phụ cũng giải thích thêm về tín ngưỡng Tứ Pháp này biểu trưng cho giáo lý Từ Bi Hỷ Xả, qua đó chúng đệ tử được hiểu là: Pháp Vân với áng mây lành (Từ); Pháp Vũ với những giọt mưa tưới mát vì thương xót (Bi) chúng dân; Pháp Lôi với tiếng rang rền như pháo nỗ mừng vui (Hỷ); Pháp Điện với tia chớp lóe sáng rồi tắt liền (Xả) biểu thị cho sự buông xuống dính bám vào ngã chấp và pháp chấp. Con thấy ý nghĩa Tín ngưỡng Tứ Pháp qua Tứ Vô Lượng Tâm quá hay, quá tuyệt với.


Kính mời xem tiếp



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/06/2012(Xem: 15011)
8 Điểm Gặp Gỡ Kinh Nam và Bắc Tạng
06/06/2012(Xem: 10824)
Tứ Diệu Đế - bài giảng của HT Thích Chơn Thiện
06/06/2012(Xem: 11403)
Kinh Địa Tạng được trích dịch từ kinh Đại Thừa Đại Tập Địa Tạng Thập Luận, cuốn một tập 13 của Hán tạng, từ trang 721 đến 726 (Bản dịch của T.T. Trí Quang, Sài Gòn, 1976). Kinh này thuộc thời đại phát triển Đại thừa, khoảng từ đầu kỷ nguyên Tây lịch trở về sau. Đức Thế Tôn đã nói Kinh này cho Thánh Mẫu Ma-gia ở cung trời Đao Lợi trước lúc Thế Tôn và Niết-bàn.
11/01/2012(Xem: 5787)
Như thật tôi nghe. Một thời đức Phật ngự tại Ngưu Đầu Chiên Đàn tinh xá thuộc thành Cứu Cáp cùng các vị đại Tỳ-khưu nhóm hội đầy đủ và Thiên long bát bộ cung kính vi nhiễu chiêm ngưỡng mà an trụ.
11/01/2012(Xem: 5176)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại cung trời Tịnh Cư, cùng các vị đại Bồ-tát ma-ha-tát và vô lượng Tịnh Cư Thiên tử, trước sau đoanh vây, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, chiêm ngưỡng Như Lai.
11/01/2012(Xem: 24476)
Kinh Lăng Nghiêm Công Phu Khuya Giọng tụng của cố HT Thích Nhật Liên
17/11/2011(Xem: 5873)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Đại Bồ-đề Đạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người đều câu hội đầy đủ, lại còn có tám vạn bốn ngàn Đại Phạm Thiên tử cũng ở tại đạo tràng này. Tất cả đều vi nhiễu chiêm ngưỡng đức Thế tôn.
07/11/2011(Xem: 9963)
Ngày nay Thế Tôn đã tự giác ngộ thành bậc Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Giác, thương xót thế gian, che chở hộ trì, làm chỗ nương tựa cho cả thế gian, thương mọi chúng sinh y như con một.
07/11/2011(Xem: 5397)
Mettâ-suttalà một bản kinh ngắn rất phổ biến trong các quốc gia theo Phật Giáo Nguyên Thủy cũng như các quốc gia theo Phật Giáo Đại Thừa. Tên quen thuộc bằng tiếng Việt của bản kinh này là "Kinh Từ Bi" , thế nhưng chữ mettâtrong tiếng Pa-li không có nghĩa là từ bimà chỉ có nghĩa là lòng tốt, lòng từ tâm, lòng thương yêu. Các bản dịch sang các ngôn ngữ Tây phương thì mang tựa là: Discourse on Loving Kindness, Discourse on Good Will, Discourse on Friendliness, Discours sur la Bonté, Discours sur la Bonté Bienveillante, Discours sur l' Amour Bienveillant v.v...,tóm lại tất cả đều có nghĩa là Bài thuyết giảng vềLòng Tốt, Lòng Thiện Cảm, Tình Thương Yêu...
26/10/2011(Xem: 4986)
Lúc bấy giờ đức Thích-ca Mâu-ni ở cung trời Tịnh Cư dạy ngài Văn-thù-sư-lợi đại Bồ-tát và tứ chúng, bát bộ Du không đại thiên, Cửu chấp thất diệu, mười hai cung thần, hai mươi tám vì tinh tú, nhật nguyệt:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]