- 01. Thiền Sư Khương Tăng Hội (? - 280) Sơ Tổ của Thiền tông Việt Nam 🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻
- 02.Thiền Sư Thích Đạo Thiền (Vị thiền sư thứ 2 (vào thế kỷ thứ 6) của Việt Nam )
- 03. Thiền Sư Thích Huệ Thắng
- 04. Thiền Sư Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi (Vinitaruci) (? - 594) Tổ khai sáng dòng Thiền Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi tại Việt Nam 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️
- 05. Thiền Sư Pháp Hiền ( ?-626) (Nhị Tổ Thiền Phái Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi tại Việt Nam)
- 06. Thiền Sư Thanh Biện, Đời thứ 4, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 07. Thiền Sư Định Không, Đời thứ 8, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 08. Thiền Sư Vô Ngôn Thông, Sơ Tổ Thiền Phái Vô Ngôn Thông ở Việt Nam
- 09. Thiền Sư Cảm Thành, Đời thứ 1, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 10. Thiền Sư Thiện Hội, Đời thứ 2, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 11. Trưởng lão La Quí, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi ở
- 12. Thiền sư Pháp Thuận, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 13. Thiền sư Vân Phong, Đời thứ 3, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 14. Thiền Sư Khuông Việt, Đời thứ 4, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 15. Thiền sư Ma Ha Ma Ya, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 16-17. Thiền Ông Đạo Giả (902-979) và Thiền Sư Sùng Phạm (1004-1087).
- 18-19. Thiền sư Định Huệ, Thiền Sư Vạn Hạnh (938– 1018) Đời thứ 12 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Sư Phụ của Vua Lý Thái Tổ 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️
- 20. Thiền sư Đa Bảo, Đời thứ 5, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 21. Trưởng lão Định Hương, Đời thứ 6, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 22. Thiền sư Thiền Lão, Đời thứ 6, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 23. Thiền sư Thảo Đường, Sơ Tổ Thiền Phái Thảo Đường ở Việt Nam
- 24. Thiền sư Viên Chiếu, Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 25. Thiền sư Cứu Chỉ, Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 26. Thiền sư Đạo Hạnh, Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 27. Thiền sư Bảo Tánh & TS Minh Tâm, Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 28. Thiền sư Quảng Trí, Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 29. Thiền sư Thuần Chân, Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 30. Thiền sư Trì Bát, Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 31. Thiền sư Huệ Sinh, Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 32. Thiền sư Ngộ Ấn, Đời thứ 8, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 33. Thiền sư Mãn Giác, Đời thứ 8, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 34. Quốc sư Thông Biện, Đời thứ 8, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 35. Thiền sư Bổn Tịch, Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 36. Thiền sư Thiền Nham, Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 37. Thiền Sư Minh Không (1066 - 1141) Đời thứ 13 của Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺
- 39. Thiền sư Giới Không, Đời thứ 15, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 40. Thiền sư Pháp Dung, Đời thứ 15, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 41. Thiền sư Không Lộ, Đời thứ 9, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 42. Thiền sư Đạo Huệ, Đời thứ 9, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 43. Thiền sư Bảo Giám, Đời thứ 9, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 44. Thiền sư Bổn Tịnh, Đời thứ 9, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 45.Thiền sư Trí Thiền, Đời thứ 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 46. Thiền sư Chân Không, Đời thứ 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 47. Thiền sư Đạo Lâm, Đời thứ 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 48. Thiền Sư Ni Diệu Nhân, Đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 49. Thiền sư Viên Học, Đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 50. Thiền sư Tịnh Thiền, Đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 51. Quốc sư Viên Thông, Đời thứ 18, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 52. Bắc Phái Tiệm Tu
- 53. Thiền sư Giác Hải, Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 54. Thiền sư Tịnh Không, Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 55. Nam Phương Đốn Ngộ- TT Thích Nguyên Tạng giảng
- 56. Thiền sư Đại Xả, Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 57. Thiền sư Tín Học, Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 58. Thiền Sư Trường Nguyên. Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông ( thời Vua Lý Cao Tông) 🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌸
- 59. Thiền Sư Tịnh Lực (1112 - 1175) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông)
- 60. Thiền Sư Trí Bảo (? - 1190) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông & Lý Cao Tông)
- 61. Thiền Sư Nguyện Học (? - 1174) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông)
- 62. Thiền sư Minh Trí, Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 63. Thiền Sư Tịnh Giới (? - 1207) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông) 🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸
- 64. Thiền sư Quảng Nghiêm, Đời thứ 11, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 65. Thiền sư Thường Chiếu, Đời thứ 12, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 66. Thiền sư Thần Nghi, Đời thứ 13, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 67. Thiền Sư Y Sơn (? - 1213) (Đời thứ 19, Thiền Phái Tý Ni Đa Lưu Chi (Vào thời Vua Lý Huệ Tông)
- 68. Thiền Sư Thông Thiền, Đời thứ 13, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 69. Thiền Sư Hiện Quang, Đời thứ 14, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 70. Thiền sư Tức Lự , Đời thứ 14, dòng Vô Ngôn Thông
- 71. Ông Vua Thiền Sư Trần Thái Tông (1218 - 1277)
- 72. Lục Thời Sám Hối (do Vua Trần Thái Tông soạn)
- 73. Thi Kệ Bốn Núi (do Vua Trần Thái Tông soạn)
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính bạch Sư Phụ,
Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Khuông Việt, ngài thuộc đời thứ 4 của thiền phái Vô Ngôn Thông, và cũng là vị Tăng Thống đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Thiền sư Khuông Việt (933-1011), là một vị thiền sư nổi tiếng trong nền lịch sử PG Việt Nam và có vị trí quan trọng trong lòng dân tộc Việt vào thế kỷ thứ 10.
Ngài thế danh Ngô Chân Lưu, quê làng Cát Lợi quận Thường Lạc, dòng dõi của Ngô Thuận Đế. Sư dáng mạo khôi ngô, ý chí lỗi lạc và tánh tình bình thản .Thuở nhỏ theo nghiệp nho, lớn lên trở về Phật. Sư thọ giáo với thiền sư Vân Phong ở chùa Khai Quốc, thấu tột thiền yếu và đọc khắp các kinh điển.
Sư dáng mạo khôi ngô, ý chí lỗi lạc và tánh tình bình thản. Thuở nhỏ theo nghiệp Nho, lớn lên trở về Phật. Sư thọ giáo với Thiền sư Vân Phong ở chùa Khai Quốc, thấu tột thiền yếu và đọc khắp các kinh điển.
Năm bốn mươi tuổi, danh Sư vang khắp tùng lâm, vua Đinh Tiên Hoàng mời vào cung hỏi đạo. Sư ứng đối rành rẽ, Vua rất mến phục, phong chức Tăng thống. Năm sau, niên hiệu Thái Bình thứ hai (971), Vua lại phong Khuông Việt đại sư.
Sư phụ giải thích chi tiết về thân thế của Thiền Sư Khuông Việt, ngài cháu nội của Vua Ngô Quyền, thụy hiệu là Ngô Thuận Đế. Vào năm 939, Ngô Quyền lên ngôi sau khi đánh thắng quân Nam Hán. Ông làm vua được 5 năm thì băng hà, ông ủy thác con trai là Ngô Xương Ngập (Cha của TS Khuông Việt) cho em vợ là Dương Tam Kha giúp đỡ, nhưng Dương Tam Kha cướp ngôi, tự xưng là Dương Bình Vương 944-950, ở ngôi được 6 năm, sau đó con thứ của Ngô Quyền là Ngô Xương Văn giành lại ngôi và lập ra nhà Hậu Ngô Vương, tính từ năm 950 đến 965. Hậu Ngô Vương gồm hai vua Nam Tấn vương và Thiên Sách vương. Một triều đình có hai Vua là trường hợp hy hữu trong lịch sử Việt Nam và trên thế giới. Do vì năm 950, Ngô Xương Văn tự xưng làm Nam Tấn Vương, đóng đô ở Cổ Loa. Ngô Xương Văn cho người đón anh trai Ngô Xương Ngập về, khi đó Ngô Xương Ngập đang trốn ở Trà Hương, Nam Sách. Được Dương thái hậu chuẩn tấu, Ngô Xương Ngập cũng làm vua, là Thiên Sách Vương. Lúc đó cùng tồn tại hai vua Nam Tấn Vương và Thiên Sách Vương. Sau đó, Ngô Xương Ngập định trừ Ngô Xương Văn để một mình làm vua. Nhưng năm 954, Ngô Xương Ngập bị bệnh chết, làm vua được 4 năm. Chỉ còn một vua là Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn. Năm 965, Ngô Xương Văn đi đánh loạn hai thôn Đường, Nguyễn ở Thái Bình bị phục binh bắn nỏ chết. Con của Ngô Xương Ngập là Ngô Xương Xí nối nghiệp, nhưng thế lực ngày càng yếu kém phải lui về giữ đất Bình Kiều. Từ 966 hình thành 12 sứ quân, sử sách gọi là loạn 12 sứ quân:
1/Ngô Xương Xí
2/Ngô Nhật Khánh
3/Đỗ Cảnh Thạc
4/Phạm Bạch Hổ
5/Kiều Công Hãn
6/Kiều Thuận
7/Nguyễn Khoan
8/Nguyễn Siêu
9/Nguyễn Thủ Tiệp
10/Lý Khuê
11/Trần Lãm
12/Lã Đường)
Lúc này Đinh Bộ Lĩnh (con trai của Đinh Công Trứ, Quan Thứ sử Hoan Châu dưới thời của Dương Đình Nghệ) dẹp loạn 12 sứ quân và lên ngôi, xưng vương Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy Hoa Lư làm kinh đô. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết, con là Đinh Toàn mới sáu tuổi được triều thần đưa lên ngôi. Từ 980 – 1005: Nhà Tống xâm lược Việt Nam, thái hậu Dương Vân Nga, mẹ của Đinh Toàn mời Lê Hoàn lên ngôi để cầm quân chống giặc Tống. Lê Đại Hành lên ngôi, đóng đô ở Hoa Lư năm 1005, Lê Đại Hành mất. Từ 1005 đến 1009, thời đại của Lê Trung Tông và Lê Ngọa Triều. Từ 1010 đến 1028. Lý Công Uẩn được triều thần tôn lên ngôi hoàng đế sau khi Lê Ngọa Triều mất. Năm 1010, Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) cho dời đô về Thăng Long và triều Lý kéo dài đến 216 năm sau, giai đoạn độc tự chủ của VN cũng là thời vàng son của PGVN.
Kính mời xem tiếp