Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Luận Đề Bà Bồ Tát Giải Thích Với Ngoại Đạo Tiểu Thừa Về Niết Bàn Theo Kinh Lăng Già

24/06/202120:35(Xem: 5915)
Luận Đề Bà Bồ Tát Giải Thích Với Ngoại Đạo Tiểu Thừa Về Niết Bàn Theo Kinh Lăng Già
Bud dha_meditation sitting
LUẬN ĐỀ BÀ BỒ TÁT
GIẢI THÍCH VỚI NGOẠI ĐẠO TIỂU THỪA VỀ NIẾT BÀN THEO KINH LĂNG GIÀ

 

 

-          Thứ tự kinh văn số 1640. Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Quyển thứ 32 thuộc luận Tập Bộ Toàn, từ trang 156 đến 158, Đề Bà Bồ Tát Tạo Luận.

-          Hậu Ngụy Bắc Ấn Độ Tam Tạng Bồ Đề Lưu Chi dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán.

-          Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt. Từ ngày 23 tháng 12 năm 2004 tại Tu Viện Đa Bảo Úc Đại Lợi, nhân kỳ nhập thất lần thứ hai.

 

 

 

Hỏi rằng: Ngoại đạo nói về Niết Bàn như thế nào?

Đáp: Ngoại đạo nói về Niết Bàn có 20 loại. Đây là do sự hư vọng phân biệt của ngoại đạo. Đây là cái nhơn để sanh vào lục đạo. Như Lai vì chận đứng điều tà kiến nầy mà nói về nhơn quả Niết Bàn đúng nghĩa. Thế nào là hai mươi?

 

Một là Tiểu Thừa ngoại đạo luận sư

Hai là phương luận sư

Ba là phong luận sư

Bốn là Vệ Đà luận sư

Năm là Y Na Na luận sư

Sáu là khỏa hình ngoại đạo luận sư

Bảy là Tỳ Thế Sư luận sư

Tám là khổ hạnh luận sư

Chín là nữ nhơn quyến thuộc luận sư

Mười là hành khổ hạnh luận sư

Mười một là Tịnh Nhân luận sư

Mười hai Ma Đà La luận sư

Mười ba là Ni Kiền Tử luận sư

Mười bốn là Tăng Khư luận sư

Mười lăm là Ma Hê Thủ La luận sư

Mười sáu là Vô Nhơn luận sư

Mười bảy là Thời luận sư

Mười tám là Phục Thủy luận sư

Mười chín là Khẩu Lực luận sư

Hai mươi là Bổn Sanh An luận sư

 

Hỏi rằng: Sao mà ngoại đạo nói như bóng tối hết, như lửa nơi ngọn đèn không còn, như gió ngừng thổi thì đó là Niết Bàn?

Đáp rằng: Đây là lời nói của luận sư Đệ nhất ngoại đạo Tiểu Thừa.

 

Hỏi rằng: Sao ngoại đạo nói Niết Bàn là tên gọi?

Đáp rằng: Đây là Đệ nhị ngoại đạo phương luận sư nói. Đầu tiên là chỗ tối sơ, sanh ra rồi từ chỗ ấy sanh ra người trong thế gian. Từ người ấy sinh ra đất trời. Trời đất hoại diệt rồi lại nhập vào nơi kia; nên gọi tên là Niết Bàn. Cho nên phương luận sư nói phương hướng thường là nguyên nhân của Niết Bàn.

 

Hỏi rằng: Sao ngoại đạo nói gió là cái nhơn của Niết Bàn?

Đáp rằng: Đệ tam ngoại đạo luận sư nói về gió; gió có thể sanh trưởng đời sống của mọi vật hay giết hại mạng sống của vật. Gió tạo ra vạn vật và có thể hoại vạn vật. Nên gọi gió là Niết Bàn. Đây là phương tiện luận sư nói về gió làm nhơn thường hằng của Niết Bàn.

 

Hỏi rằng: Sao có ngoại đạo nói Phạm Thiên là cái nhơn của Niết Bàn?

Đáp rằng: Đây là Đệ tứ ngoại đạo Vệ Đà luận sư nói. Từ cõi trời Na La Diên sanh ra hoa sen. Từ hoa sen sanh ra Tổ Công của Phạm Thiên. Phạm Thiên kia tạo ra tất cả sanh mệnh. Không có vật nào sanh ra từ miệng của Phạm Thiên. Bà La Môn từ 2 nách mà sanh ra. Sát Đế Lợi từ 2 đùi sanh ra. Tỳ Xá từ 2 bên gót chân sanh ra. Thủ Đà La từ đại địa sanh ra. Từ nơi giữ giới tạo phước sanh ra tất cả hoa cỏ. Lấy đó mà cúng dường. Hóa làm núi rừng, đồng bằng, cầm thú, người, heo, dê, lừa, ngựa v.v... ở nơi giới trường gây sát sinh hại vật để cúng dường Phạm Thiên, rồi được sanh vào nơi kia; nên gọi là là Niết Bàn. Cho nên luận sư Vệ Đà nói Phạm Thiên thường là cái nhơn của Niết Bàn.

 

Hỏi rằng: Sao có ngoại đạo nói chẳng thấy phân biệt, thấy thường, vô thường, vô thường gọi là Niết Bàn?

Đáp rằng: Đây là Đệ ngũ ngoại đạo Y Na Na luận sư quyến thuộc nói như thế. Hình tướng của luận sư Y Na Na Tôn Giả chẳng thể thấy, biến tất cả nơi. Lấy vô hình tướng có thể sanh ra sinh mệnh. Chẳng phải đời sống của tất cả vạn vật. Đây có tên là Niết Bàn. Cho nên Y Na Na luận sư quyến thuộc tạo ra và nói như thế. Y Na Na thường cho đây là nhơn của Niết Bàn.

 

Hỏi rằng: Sao có ngoại đạo phân biệt thấy nhiều tướng loại khác nhau rồi gọi tên là Niết Bàn?

Đáp rằng: Đây là Đệ lục khỏa hình ngoại đạo luận sư nói.

 

Hỏi rằng: Sao có ngoại đạo nói thấy tất cả pháp tự tướng đồng tướng, tên gọi là Niết Bàn?

Đáp rằng: Đệ thất ngoại đạo Tỳ Thế Sư luận sư tạo ra và nói như thế. Nghĩa là đất, nước, gió, lửa, hư không, vi trần, vật, công đức, nghiệp, thắng v.v... gồm mười pháp thường còn hòa hợp mà sanh tất cả thế gian, biết không, biết vật. Từ hai vi trần lần lượt sanh tất cả pháp. Không có cái kia thì không có hòa hợp, không hòa hợp tức là lìa tan. Lìa tan tức là Niết Bàn. Cho nên Tỳ Thế Sư luận sư nói: Vi trần là thường, sanh ra tất cả vật. Đây là nhơn của Niết Bàn.

 

Hỏi rằng: Sao có ngoại đạo nói thân hết, phước đức hết thì gọi là Niết Bàn?

Đáp rằng: Đây là Đệ bát hổ hạnh luận sư nói.

 

Hỏi rằng: Sao không có ngoại đạo nói tự tánh, đời sống có chuyển biến nên gọi là Niết Bàn?

Đáp rằng: Đệ cửu ngoại đạo nữ nhơn quyến thuộc luận sư nói. Ma Hê Thủ La tạo ra 8 người nữ:

 

Một tên là A Đề Chí

Hai tên là Đề Chí

Ba tên là Tô La Bà

Bốn tên là Tỳ Na Đa

Năm tên là Ca Tỳ La

Sáu tên là Ma Miệu

Bảy tên là Y La

Tám tên là Ca Đầu.

 

A Đề Chí sinh ra chư thiên. Đề Chí tạo ra A Tu La. Tô La Bà sanh rồng. Tỳ Na Đa sanh ra chim. Ca Tỳ La sanh bốn chân. Ma Miệu sanh ra người. Y La sanh ra tất cả lúa thóc. Ca Đầu sanh ra tất cả rắn, muỗi, bò cạp và những thú trăm chân. Như thế được gọi tên là Niết Bàn. Cho nên những người nữ quyến thuộc luận sư nầy nói nữ nhơn thường là nguyên nhơn của Niết Bàn.

 

Hỏi rằng: Sao ngoại đạo nói tội phước hết, đức lại cũng hết. Cho nên gọi tên là Niết Bàn?

Đáp rằng: Đây là ngoại đạo thứ mười hành khổ hạnh luận sư nói.

 

Hỏi rằng: Sao ngoại đạo nói phiền não hết, cho nên nương vào trí và gọi là Niết Bàn?

Đáp rằng: Đây là ngoại đạo thứ 11 Tịnh Nhơn luận sư tạo ra và nói như vậy.

 

Hỏi rằng: Sao có ngoại đạo nói thấy Tự Tại Thiên tạo tác ra chúng sanh; nên có tên là Niết Bàn?

Đáp rằng: Đây là ngoại đạo thứ 12 Ma Đà La luận sư nói. Na La Diên luận sư nói: Ta tạo ra tất cả vạn vật. Ta đối với tất cả chúng sanh là chỗ cao cả. Ta sinh ra tất cả thế gian, có đời sống và những vật không đời sống. Ta là tất cả núi đại Tu Di sơn vương. Ta là tất cả nước trong biển lớn. Ta là tất cả thuốc trong cây cỏ. Ta là tất cả Tiên nhơn trong Ca Tỳ La Mâu Ni. Nếu người nào một lòng lấy nước, cỏ, hoa, quả cúng dường ta thì ta chẳng bỏ mất người kia. Người kia chẳng bỏ mất ta. Ma Đà La luận sư nói. Na La Diên luận sư cho rằng tất cả vật từ ta sinh ra. Lại hủy hoại đi; nên có tên là Niết Bàn. Đây gọi là thường, là nhơn của Niết Bàn.

 

Hỏi rằng: Sao có ngoại đạo nói chúng sanh lần lượt cùng nguyên nhân sanh ra nên gọi tên là Niết Bàn?

Đáp rằng: Đây là ngoại đạo thứ 13 Ni Kiền Tử luận sư tạo tác và nói ra như thế. Đầu tiên sanh ra một người nam và một người nữ. Cả hai người hòa hợp rồi sanh ra tất cả sinh mệnh và những vật không có đời sống. Sau đó ly tán, hoại diệt đến nơi kia; nên gọi tên là Niết Bàn. Đây là Ni Kiền Tử luận sư nói. Do nam nữ hòa hợp sanh ra tất cả vật. Đây là cái nhơn của Niết Bàn.

 

Hỏi rằng: Sao có ngoại đạo nói chứng đạo đế nên gọi tên là nguyên nhân của Niết Bàn?

Đáp rằng: Đây là ngoại đạo thứ 14 Tăng Khư luận sư nói 25 đế tự tánh là nguyên nhơn sanh các chúng sanh, là nguyên nhơn của Niết Bàn. Tự tánh là thường. Cho nên từ tự tánh sanh ra lớn. Tứ đại ấy sanh ra ý. Từ ý sanh ra trí. Từ trí sanh ra ngũ phần. Từ ngũ phần sanh ra ngũ trí căn. Từ ngũ trí căn sanh ra ngũ nghiệp căn. Từ ngũ nghiệp căn sanh ra ngũ đại. Cho nên trong luận nói: Tùy theo từng tánh một tu hành 25 đế ấy. Như thật trí từ tánh sanh; hoại rồi nhập vào tự tánh, có thể lìa tất cả sanh tử và được Niết Bàn. Như thế từ tự tánh sanh tất cả chúng sanh. Cho nên ngoại đạo Tăng Khư nói: Tự tánh là thường hay sanh ra các pháp. Đây là nhơn của Niết Bàn.

 

Hỏi rằng: Sao có ngoại đạo nói có chỗ tạo tác hòa hợp nên gọi là Niết Bàn?

Đáp rằng: Đây là ngoại đạo thứ 15 Ma Hê Thủ La luận sư tạo tác và nói như thế. Cái quả là do Na La Diên tạo tác và nói như thế. Phạm Thiên là cái nhơn, Ma Hê Thủ La một thể ba phần. Cho nên Phạm Thiên, Na La Diên, Ma Hê Thủ La, đất là nương vào nơi ấy. Địa chủ là Ma Hê Thủ La Thiên. Đối với 3 cõi sở hữu tất cả mạng sống và chẳng phải mạng sống. Tất cả đều do Ma Hê Thủ La Thiên sanh ra. Thân của Ma Hê Thủ La gồm hư không là đầu, đất là mình, nước là các lỗ, núi là phẩn. Tất cả chúng sanh đều do trùng trong bụng. Gió là đời sống. Lửa là đời sống. Lửa là hơi ấm. Tội phước là nghiệp. Đây là 8 loại thuộc về thân của Ma Hê Thủ La. Tự Tại Thiên là nguyên nhân của sự sanh diệt. Tất cả đều sanh từ Tự Tại Thiên. Từ Tự Tại Thiên diệt; nên tên gọi là Niết Bàn. Cho nên Ma Hê Thủ La luận sư nói: Tự Tại Thiên thường sanh tất cả vật. Đây là nhơn của Niết Bàn.

 

Hỏi rằng: Sao có ngoại đạo nói tất cả vật tự nhiên mà sanh ra; nên gọi là Niết Bàn?

Đáp rằng: Đây là ngoại đạo thứ 16 Vô Nhơn luận sư, vô tịnh  nhơn. Trong luận ta nói như rỉ ăn đinh chẳng có người nào tạo. Chim sẽ và nhiều loại màu sắc họa ấy tất cả đều chẳng phải do người làm ra. Tự nhiên mà có, chẳng từ nhơn sanh; nên đây gọi tên là Niết Bàn. Cho nên Vô Nhơn luận sư nói: Tự nhiên là thường sanh ra tất cả vật. Đây là nhơn của Niết Bàn.

 

Hỏi rằng: Sao có ngoại đạo nói các vật đều được làm từng lúc; nên gọi là tên Niết Bàn?

Đáp rằng: Đây là ngoại đạo thứ 17 Thời Tán luận sư tạo ra và nói như thế. Thời gian thuần thục tất cả thành đại. Thời gian tạo tất cả vật. Thời gian làm tan hoại tất cả vật. Cho nên luận của ta nói: Như khi 100 mũi tên kia bắn chẳng đến chẳng chết. Lúc ấy gặp cỏ non liền chết. Tất cả vật do thời gian sanh. Tất cả vật do thời gian thuần thục. Tất cả vật do thời gian diệt. Thời gian chẳng thể sai. Đây là thời gian do luận sư nói. Thời gian thường sanh tất cả vật; nên gọi tên là Niết Bàn.

 

Hỏi rằng: Sao có ngoại đạo nói thấy có vật là Niết Bàn?

Đáp rằng: Đây là ngoại đạo thứ 18 Phục Thủy luận sư tạo ra và nói như vậy. Nước là nguồn gốc căn bản của vạn vật. Nước có thể sanh ra trời đất, sanh ra mạng sống và không mạng sống. Tất cả vật dưới đến A Tỳ Địa Ngục, trên đến A Ca Ni Sát Thiên. Tất cả đều do nước làm chủ. Nước có thể sanh ra vật. Nước có thể hoại vật. Nên gọi tên là Niết Bàn. Cho nên ngoại đạo Phục Thủy luận sư nói: Nước là thường và nguyên nhân của Niết Bàn.

 

Hỏi rằng: Sao có ngoại đạo nói thấy chẳng có vật; nên gọi tên là nhân của Niết Bàn?

Đáp rằng: Đây là ngoại đạo thứ 19 Khẩu Lực luận sư nói. Hư không là nhơn của vạn vật. Tối sơ sanh ra hư không. Từ hư không sanh ra gió. Từ gió sanh ra lửa. Từ lửa sanh ra hơi ấm. Từ hơi ấm sanh ra nước. Nước đóng băng cứng thành ra đất. Từ đất sanh ra nhiều loại cỏ thuốc. Từ những loại cỏ thuốc sanh ra ngũ cốc. Từ ngũ cốc sanh ra đời sống. Cho nên trong luận của ta đời sống là sự ăn uống. Sau đó hoại diệt, trống rỗng nên gọi là Niết Bàn. Cho nên ngoại đạo Khẩu Lực luận sư nói: Hư không là thường, là nhơn của Niết Bàn.

 

Hỏi rằng: Sao có ngoại đạo nói thấy có không các vật là nhơn của Niết Bàn?

Đáp rằng: Đây là ngoại đạo thứ 20 Bổn Sanh A Trà luận sư nói. Gốc chẳng có mặt trời, mặt trăng, sao, toàn là hư không và đất đai. Tuy có nước lớn. Lúc ấy Đại An Trà sinh ra gà trống chung quanh màu vàng rồi thuần thục. Phá chia ra làm 2 đoạn. Một đoạn ở trên tạo ra trời. Một đoạn ở dưới tạo ra đất. Ở giữa 2 đoạn đó sanh ra Phạm Thiên và gọi tên là Tổ Công của tất cả chúng sanh. Tạo ra tất cả những mạng sống và không mạng sống. Như thế có mạng, không mạng và những vật kia ly tán. Nơi kia gọi tên là Niết Bàn. Cho nên ngoại đạo An Trà luận sư nói: Đại An Trà sanh ra Phạm Thiên là thường. Đây là nguyên nhơn của Niết Bàn.

 

Đề Bà Bồ Tát giải thích với ngoại đạo Tiểu Thừa về Niết Bàn luận theo kinh Lăng Già

 

Dịch xong ngày 23 tháng 12 năm 2004

tại Tu Viên Đa Bảo, Úc Đại Lợi


facebook-1


youtube




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/06/2010(Xem: 13031)
Kinh Tứ Thập Nhị Chương là một bộ kinh tuyển chọn những lời Phật dạy ở rải rác trong kho tàng Kinh điển Phật giáo. Lịch sử truyền bá bộ kinh, cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn còn chưa thống nhất. Theo sử Phật giáo Trung Quốc thì Kinh Tứ Thập Nhị Chương được hai ngài Ca Diếp Ma Đằng (Kàsyapamàtanga) và Trúc Pháp Lan (Dharmarakinhsa) dịch từ bản Phạn qua Hán năm 67 Tây lịch tại Lạc Dương. Kinh Tứ Thập Nhị Chương cũng là một bộ kinh được lưu hành tại Giao Châu vào thế kỷ thứ hai.
08/06/2010(Xem: 5337)
Kinh Phước Đức. Thiền Sư Nhất Hạnh dịch. Thích Hạnh Tuấn tụng
06/06/2010(Xem: 6620)
Kinh Người Biết Sống Một Mình. Thiền Sư Nhất Hạnh dịch. Thích Hạnh Tuấn tụng
06/06/2010(Xem: 6152)
Các bài kệ tán Thiền Sư Nhất Hạnh dịch Thích Hạnh Tuấn xướng lễ
02/06/2010(Xem: 6052)
Kinh A Di Đà. Thiền Sư Nhất Hạnh dịch. Thích Hạnh Tuấn tụng
02/06/2010(Xem: 5093)
Kinh Pháp Ấn. Thiền Sư Nhất Hạnh dịch. Thích Hạnh Tuấn tụng
02/06/2010(Xem: 6217)
Kinh Tám Điều Giác Ngộ. Thiền Sư Nhất Hạnh dịch. Thích Hạnh Tuấn tụng
02/06/2010(Xem: 6422)
Kinh Giáo Hóa Người Bệnh. Thiền Sư Nhất Hạnh dịch. Thích Hạnh Tuấn tụng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]