Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Vạn Phong Thời Ủy (1303-1381) Tổ thứ 21 của Thiền Phái Lâm Tế. 🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼

27/04/202115:27(Xem: 17722)
Thiền Sư Vạn Phong Thời Ủy (1303-1381) Tổ thứ 21 của Thiền Phái Lâm Tế. 🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼




Nam Mô A Di Đà Phật
 
Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Vạn Phong Thời Uỷ (1303-1381).
Ngài thuộc đời thứ 25 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 21 của Thiền phái Tông Lâm Tế.
Thời đại Ngài dưới thời nhà Nguyên, từ Hốt Tất Liệt người Mông Cổ chiếm Trung Hoa trị vì gần 100 năm từ 1271 đến 1368, và  quân Nguyên từng kéo quân sang xâm chiếm Việt Nam và bị vua Trần Nhân Tông (về sau đi xuất gia và trở thành sơ tổ Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử) đánh đuổi ra khỏi nước Việt Nam.

Ngài là đệ tử của thiền sư Thiên Nham Nguyên Trường, và có đệ tử nối pháp là thiền sư Bảo Tạng Phổ Trì.


Sư Phụ đọc thuộc lòng các vị Tổ từ sơ tổ Ca Diếp đến tổ thứ 71, là Thiền sư Minh Hải Pháp Bảo, con kính ngưỡng trí nhớ siêu việt của Sư Phụ, con xin ghi chép phương danh của Chư Tổ Sư để ôn học về cuộc đời đạo hạnh của quý Ngài.

Ngài có họ Kim, người tỉnh Chiết Giang. Ngài xuất gia từ thuở nhỏ. Năm 11 tuổi, sau khi đọc kinh Pháp Hoa, ngài tỉnh ngộ, ngài đã liễu đạt được cốt tủy của kinh Pháp Hoa, ngài là thần đồng tái sanh.

Sư Phụ kể ở Việt Nam có Hoà Thượng Trí Thủ, Hoà Thượng Trí Tịnh, cũng là có túc duyên với kinh Pháp Hoa, dịch kinh Pháp Hoa, thọ trì kinh Pháp Hoa.
Hoà Thượng Trí Thủ đúc kết cốt tủy của kinh Pháp Hoa:
 Một lòng kính lạy Phật đà
Ngàn đời con nguyện ở nhà Như Lai
Con nguyện mặc áo Như Lai
Con nguyện ngồi toà Như Lai muôn đời.


Sư Phụ giải thích, ở nhà Như Lai chính là an trụ trong tâm từ bi. Mặc áo Như Lai là tu hạnh nhẫn nhục và ngồi toà Như Lai là pháp không. Tu 3 pháp là đủ tư lương để trở về cội nguồn tâm linh, giải thoát sanh tử luân hồi.

Sư lên đường đến chùa Phật Chỉ, tỉnh Triết Giang. Một hôm Sư nghe luật sư Tông cử công án “đạp ngã tịnh bình” của thiền sư Quy Sơn.

Sư Phụ kể lịch sử, thiền sư Quy Sơn Linh Hựu là đệ tử của Tổ Bách Trượng Hoài Hải. Tổ Bách Trượng có hơn 500 đệ tử giỏi. Thiền sư Hoa Lâm là sư huynh của thiền sư Quy Sơn
Một hôm có một thiền sư Tư Mã Đầu Đà cùng thời với Tổ Bách Trượng.
Ngài Tư Mã trước kia là một thầy chuyên coi phong thủy rất giỏi, khi đi qua tỉnh Hồ Nam thấy ngọn núi Đại Quy rất đẹp, sẽ là một thánh địa trong tương lai, có thể dung chứa 1500 người.
Tổ Bách Trượng hỏi: “tôi có thể tới đó không? “
Ngài Tư Mã trả lời: “ngài là xương, núi là thịt”,  ý nói là Tổ đã già, không phải chỗ cho tổ.
Tổ Bách Trượng hỏi ngài xem trong chúng có ai là người có khả năng tiếp nhận thánh địa này.
Tổ Bách Trượng gọi ngài Hoa Lâm ra. Ngài Tư Mã nói vị này chưa được.
Tổ Bách Trượng gọi ngài Linh Hựu ra. Ngài Tư Mã nói đây chính là chủ nhân của Đại Quy về sau.
Sư huynh Hoa Lâm nghe tin này đến thưa với Sư Phụ Bách Trượng rằng: “ Con là thượng thủ, tại sao Sư đệ Linh Hựu được chọn trụ trì? “. Tổ Bách Trượng muốn đánh tan sự nghi ngờ của đệ tử lớn Hoa Lâm và đại chúng, ngài bèn ra một câu đố “ Nếu ai trong chúng này nói được một câu xuất cách, ta sẽ cho đi trụ trì Đại Quy”.

Tổ Bách Trượng liền chỉ tịnh bình hỏi: “ không được gọi là tịnh bình, các con gọi là gì?”

Ngài Hoa Lâm thưa: “ Không thể gọi là cây lủng”

Tổ Bách Trượng nhìn Sư Linh Hựu, ngài bèn bước tới đạp ngã tịnh bình rồi đi ra khỏi thiền đường.

Tổ Bách Trượng vổ tay ấn chứng và chọn ngài Quy Sơn Linh Sơn là chủ nhân của núi Đại Quy.

Núi Đại Quy là một ngọn núi hoang sơ, đầy thú dữ. Ngài Quy Sơn đến ở đó suốt 7 năm, lấy võ cây làm áo, thức ăn là trái cây rừng, kham nhẫn đào luyện nội tâm. Ngài hàng phục thú dữ, ngài nói với chúng: “tôi là người tu hành, nếu quý vị muốn ăn thịt tôi thì cứ ăn, nếu không thì quý vị nên đi chỗ khác”. Sau đó các thú dữ đi hết. Dân làng hay tin thiền sư Quy Sơn hàng phục được thú dữ, kéo lên xây thiền viện cho Ngài, từ từ thiền viện nổi tiếng có hơn 1000 vị đến tu học như lời tiên tri của Thiền Sư Tư Mã Đầu Đà trước kia.


Ngài Quy Sơn Linh Hựu viết cẩm nang “Quy Sơn Cảnh Sách” dạy chúng tu học .

Ngài Vạn Phong Thời Ủy khi nghe công án “Quy Sơn đạp ngã tịnh bình” thì hoát nhiên đại ngộ. Sư đến thiền sư Thiên Nham Nguyên Trường để trình kiến giải.

Một hôm ngài Vạn Phong đến yết kiến thiền sư Thiên Nham Nguyên Trường.
Ngài Thiên Nham hỏi ngài Vạn Phong: “con đem cái gì tới gặp sư phụ?”.
Ngài Vạn Phong đưa nắm tay (thể hiện tánh thấy).
Ngài Thiên Nham  hỏi thử: “đã chết và thiêu hủy rồi lấy gì an thân lập mệnh”.
Sư Phụ giải thích, tận trừ vô minh, phiền não là chết và thiêu hủy.

Ngài Vạn Phong ngâm hai câu thơ trình sư phụ Thiên Nham:
Bọt bèo sinh diệt đâu tồn tại
Gió lặng sóng yên trăng chiếu soi.

Sư phụ giải thích: Thiền Sư Vạn Phong thấm nhuần tư tưởng kinh Kim Cang nên mới thốt ra 2 câu thơ trên quá hay để trình sở đắc của mình. Các pháp hữu vi như bọt bèo vô thường không bao giờ tồn tại và gió thức phân biệt, sóng tâm vọng tưởng lặng yên thì trăng Phật tánh rực sáng chiếu soi.


Ngài Thiên Nham Nguyên Trường trao chức thủ chúng thay thế Sư Phụ Thiên Nham hướng dẫn đồ chúng tu tập và chính thức kế thừa gia tài Pháp bảo của Tông Lâm Tế đời thứ 21.

Ngày 15-1-1381, đời vua Minh Thái tổ, Sư ngồi kiết già an nhiên thị tịch, thọ thế 79 tuổi, Sư để lại Vạn Phong Thời Uỷ ngữ lục.

Cuối bài giảng, Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Thiển Sư Vạn Phong Thời Uỷ của Hoà Thượng Hư Vân do Hoà Thượng Minh Cảnh dịch Việt.

Bỗng dưng tham tỏ thấu chăng nào
Niệm Phật là ai, nói nói mau
Nhướng mắt giơ tay hàm nhất nghĩa
Gật đầu cúi xuống tột trần lao
Ra uy hét lớn rền trời đất
Sư tử hống vang, tợ sóng trào
Ly tướng bặt tăm nào chỗ trụ
Bồ Đề mỗi lúc một thêm cao.



Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng bài pháp thiền sư Vạn Phong Thời Uỷ, một thiền sư xuất gia từ thuở nhỏ, một vị thần đồng tái sanh, năm 11 tuổi, ngài đọc kinh Pháp Hoa đã có chỗ tỉnh ngộ, và Ngài triệt ngộ khi nghe công án “Qui Sơn đạp ngả tịnh bình”, ngài đã vượt lên trên sự sanh diệt của “Bọt bèo sinh diệt đâu tồn tại. Gió lặng sóng yên trăng chiếu soi”. Sự ra đời của Ngài như là một nối tiếp cho dòng suối Tào Khê không bị gián đoạn.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).   
228_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Thoi Uy-2021

Ngôn ngữ không đánh lừa được

sự triệt ngộ của Tổ Sư Thứ 21 Thiền phái Lâm Tế

Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về Tổ thứ 21 thiền phái Lâm Tế : Ngài Vạn Phong Thời Uỷ . Kính đa tạ và Tri ân Thầy đã ngâm 4 câu thơ mà Cố Hoà Thương Thích Trí Thủ đã niệm ân Kinh Pháp Hoa ( Một lòng kính lạy Phật Đà - Ngàn đời con nguyện vào nhà Như Lai- Con hằng mặc áo Như Lai -Con ngồi Pháp tọa Như Lai muôn đời ) và chi tiết rõ các kệ pháp phái tại VN . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH


Kỳ đặc, thần đồng Thiền Sư Vạn Phong Thời Uỷ,
Từ nhỏ xuất gia, 11 tuổi chút tỉnh ngộ Pháp Hoa (1)
Nhiều năm nghi tình câu thoại đầu chẳng tìm ra (2)
Chợt triệt ngộ với “Đạp đổ tịnh bình” công án (3)

Tìm đến Sư Phụ ( 4) ấn chứng Thể tánh sáng
Ngôn ngữ nào đánh lừa ...Ông chủ đã điều phục Tâm
Bài kệ chứng minh ...như tiếng sư tử gầm (5)
Chứa đựng cốt tủy Kinh Kim Cang và liễu ngộ !

Kính đa tạ Giảng Sư ... đi sâu vào
...kệ truyền thừa Pháp Phái từ dạo đó (6)
Trộm nghĩ căn nguyên Phật Đạo muốn liễu thông
Chỉ cần nghiêm mật Giới Định Huệ làm tông
Dù trải ngàn đời ..... thong dong giữa dòng sinh tử !

Tự tại, làm chủ mình ...Ngài Vạn Phong Thời Uỷ(7)
“ Chẳng phải Tâm, Chẳng phải Phật, chẳng phải vật “ không chỗ trụ!
Như lời tán thán của HT Hư Vân ( 8)
Bằng phủ định để hành giả ly tướng bặt tăm
Ngôn ngữ không thể đánh lừa bậc giác ngộ !
Nam Mô Vạn Phong Thời Uỷ Thiền Sư tác đại chứng minh .



Huệ Hương
26/4/ 2021


(1) Sư họ Kim, người ở Lạc Thanh, Ôn Châu. Sư xuất gia từ thủa còn ấu thơ, đến năm 11 tuổi đọc Kinh Pháp Hoa có chỗ tỉnh ngộ liền đến Hàng Châu thọ giới Cụ túc

Có nghĩa là Ngài đã thấu "Vào nhà Như Lai là Tâm Từ bi - Mặc áo Như Lai : Nhẫn Nhục và Ngồi Toà Như Lai là hiểu rõ Pháp KHÔNG? "

(2)

Sau đó, Sư đến yết kiến thiền sư Hổ Bào Phổ Thành, Phổ Thành dạy Sư tham thoại đầu câu: "Không phải tâm, không phải Phật, không phải vật". Sư tham cứu một thời gian dài vẫn không liễu ngộ, chán nản đến chùa Phật Chỉ núi Đạt Bồng, Minh Châu (nay là Ninh Ba, Triết Giang) tiếp tục khán thoại đầu.

(3)

« Hòa thượng Qui Sơn trước kia ở với Bách Trượng, giữ chức điển tòa (đầu bếp). Bách Trượng sắp chọn người đến núi Đại Qui làm trú trì, bèn mời Sơn cùng ông thủ tòa Hoa Lâm ra đối đáp trước chúng, ai nói trúng sẽ được đi. Bách Trượng đặt một tịnh bình (chai nước) dưới đất, rồi hỏi : ‘Không được gọi là tịnh bình, thì gọi là gì ?

Ông thủ toà đáp : - Không thể gọi nó là khúc cây’. Bách Trượng quay sang hỏi Sơn. Sơn liền đá đổ tịnh bình rồi quay đi. Bách Trượng cười lớn, nói : ‘Thủ toà đã thua hòn núi rồỉ’. Vá phái Sơn đi làm tổ khai sơn. »

Như vậy, trong khi thủ tòa Hoa Lâmcòn bị sa lầy vàosự mô tả bằnglời nói, Qui Sơn đã vượt qua khỏi những dính mắc, ngôn từ, khẳng định cũng như phủ định, bằng cách chỉ thẳng vào bằng một động tác làm cho đồ vật được lập tức nhận ra không đắn đo gì.

(4) Một hôm, sư đến tham yết Thiền sư Thiên Nham. Tổ hỏi: Ông đem cái gì gặp lão tăng đây?

Sư giơ nắm tay lên nói: Cái này gặp hoà thượng đây!

Tổ hỏi: Đã chết và thiêu huỷ rồi, vậy an thân lập mệnh ở chỗ nào?

(5)

Sư ngâm bài kệ:

Bọt bèo sanh diệt đâu tồn tại

Gió lặng sóng yên trăng chiếu soi!

Nghe vậy Thiền sư Thiên Nham rất vui mừng và cử sư làm Thủ Tọa lãnh đạo chúng tu

(6)

Sư có xuất bài kệ Pháp Phái như sau:

祖道戒定宗 Tổ Đạo Giới Định Tông

方廣證圓通 Phương Quảng Chứng Viên Thông

行超明實際 Hành Siêu Minh Thiệt Tế

了達悟真空 Liễu Đạt Ngộ Chân Không.

Thiền phái Lâm Tế nối tiếp truyền thừa đến đến đời thứ 39, lại xuất hiện Thiền sư Ngộ Thiệu – Minh Lý (1836–1889), Thiền sư trụ trì chùa Thập Tháp ở Bình Định có kệ xuất như sau:

如 日 光 常 照 Như Nhật Quang Thường Chiếu
普 周 利 益 同 Phổ Châu Lợi Ích Đồng
信 香 生 福 慧 Tín Hương Sinh Phước Huệ
相 繼 振 慈 風 Tương Kế Chấn Từ Phong.

Kệ xuất này được truyền thừa tại chùa Quốc Ân ở Huế; chùa Thập Tháp Di Đà ở Bình Định; chùa Hải Đức ở Nha Trang và các thế hệ kiếp tiếp có các vị Thiền sư lỗi lạc tại chùa Thập Tháp Di Đà như: Thiền sư Minh Giác – Kỳ Phương (1682–1744); Thiền sư Thiệt Kiến – Liễu Triệt (1702–1764); Thiền sư Ngộ Thiệu – Minh Lý (1836– 1889); Thiền sư Chơn Luận – Phước Huệ (1869–1945)… Hòa thượng Ngộ Tánh -Phước Huệ (1875–1963) trụ trì chùa Hải Đức ở Nha Trang, khai sơn chùa Hải Đức ở Huế; Hòa thượng Như Đông – Đắc Ân (1873–1935) trú trì chùa Quốc Ân ở Huế.

Riêng tại VN từ thời Ngài Thiệt Diệu Liễu Quán

KỆ XUẤT CỦA THIỀN SƯ THIỆT DIỆU – LIỄU QUÁn tại Huế người VN 100%

Thiền sư Thiệt Diệu – Liễu Quán (1667–1742) sau khi đắc pháp với Thiền sư Minh Hoằng -Tử Dung đã lập chùa Thiên Thai Thiền. Bài kệ này ban đầu là chữ Huyền chứ không phải chữ Nguyên. Sau vì kỵ tên húy của vua Khang Hy nên trại qua thành chữ Nguyên. Tông tự (tức là chùa Thiền Tôn ngày nay) và xuất kệ truyền pháp. Bài kệ của tổ gồm 48 chữ như sau:

實際大道 Thiệt Tế Đại Đạo
性海清澄 Tánh Hải Thanh Trừng
心源廣潤 Tâm Nguyên Quảng Nhuận
德本慈風 Đức Bổn Từ Phong
戒定福慧 Giới Định Phước Huệ
體用圓通 Thể Dụng Viên Thông
永超智果 Vĩnh Siêu Trí Quả
密契成功 Mật Khế Thành Công
傳持妙理 Truyền Trì Diệu Lý
演昌正宗 Diễn Xương Chánh Tông
行解相應 Hành Giả Tương Ưng
達悟真空 Đạt Ngộ Chân Không

Đến ngài Minh Hải Pháp Bảo người tỉnh Phước Kiến Trung Hoa, sang Việt Nam ở tỉnh Quảng Nam khai sơn chùa Chúc Thánh, lại biệt xuất một bài kệ:

Minh thật pháp toàn chương

Ấn chân như thị đồng

Chúc thánh thọ thiên cửu

Kỳ quốc tộ địa trường

(Bốn câu đầu là Pháp hiệu)

Đắc chánh luật vi tuyên

Tổ đạo hạnh giải thông

Giác hoa bồ-đề thọ

Sung mãn nhân thiên trung.

*( 4 câu cuối là Pháp tự )

( 7) . Một hôm, Thiền sư Thiên Nham thượng đường nêu câu thoại

”Chẳng gió, lá sen động, ắt có cá lội quanh”,

Sư đứng dậy hét một tiếng, rồi phất tay áo bỏ đi. Tổ sư nói kệ khen ngợi:

Có không chủ khách quát ông.

Nghìn sông nước chảy ngược dòng lênh đênh.

Từ đó sư được kế thừa mạng mạch truyền thừa của Tông Lâm Tế.

(8) (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Vạn Phong Thời Ủy (1303-1381) Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)

“Bỗng dưng tham tỏ thấu chăng nào

Niệm Phật là ai, nói nói mau

Nhướng mắt giơ tay hàm nhất nghĩa

Gật đầu cúi xuống tột trần lao

Ra uy hét lớn rền trời đất

Sư tử hống vang, tờ sóng trào

Ly tướng bặt tăm nào chỗ trụ

Bồ Đề mỗi lúc một thêm cao.






🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️


Trở về Mục Lục Bài giảng của TT Nguyên Tạng

về Chư Vị Thiền Sư Trung Hoa

thieu lam tu



🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2013(Xem: 6038)
Sau lần kết tập pháp tạng thứ tư đúng 2015 năm thì đến lần kết tập pháp tạng thứ 5. Theo sự ghi chép của Pàli giáo sử chương 6 và sử Miến Điện; thì vào năm 1871, quốc vương Miến Điện là Mẫn Đông (Mindon - tại vị từ 1853 - 1878) đứng ra triệu tập 2400 vị cao tăng, cử hành kết tập Tam tạng giáo điển lần thứ 5, tại thủ đô Man-Đức -Lặc (Mandalay), chính quốc vương làm người hộ pháp.
03/04/2013(Xem: 6856)
Đại Tạng Kinh chữ Hán là một bộ tổng vựng các kinh sách Phật Giáo, nhưng bao gồm rất nhiều lĩnh vực như : triết học, lịch sử, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, lịch toán, y dược, thiên văn... Đây là một kết tinh của văn hóa Trung Quốc và văn hóa nước ngoài có ảnh hưởng sâu xa đối với sự phát triển của văn hóa thế giới.
03/04/2013(Xem: 8505)
Kinh Tạp A Hàm là một trong tứ A Hàm. Sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, năm trăm đại đệ tử kết tập kinh điển ở thành Diệp Quật, những kinh điển sau khi được thẩm định, mới chính thức trở thành chuẩn mực tu tập cho hàng Thánh chúng.
03/04/2013(Xem: 6355)
Hội Thân hữu Phật giáo thế giới, chủ yếu là liên lạc tính đặc thù của Phật giáo khu vực trong mối giao lưu của Phật giáo thế giới. Xuất phát từ tinh thần liên kết đến sự hòa vui hợp tác, từ sự phát huy văn hóa cao cả của đức Phật đến thực hiện sự nghiệp cứu giúp chúng sinh.
29/03/2013(Xem: 18969)
Pháp thoại: Chánh Ngữ bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng tại Trung Tâm Mắt Thương Nhìn Đời, Santa Anna, California, Hoa Kỳ
29/03/2013(Xem: 15267)
Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ Saigon Radio 890 AM Dallas TX (Quang Hưng & Kiều Mỹ Duyên phỏng vấn TT Nguyên Tạng)
29/03/2013(Xem: 17186)
Chủ đề: Đại Trí - Đại Hạnh Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng giảng tại Thiền Viện Chánh Pháp, Oklahoma, USA
23/03/2013(Xem: 4249)
Trong các thuật ngữ Phật Giáo, có lẽ không có thuật ngữ nào mà người học Phật cần phải hiểu và cần phải phân biệt rõ ràng, nếu như muốn hiểu giáo lý thâm diệu của đạo Phật như hai thuật ngữ "Chân Đế" và "Tục Đế" hay còn gọi “Chân lý Tuyệt đối” (Paramatha Sathya) và “Chân lý có tính Quy ước”
17/11/2012(Xem: 14511)
Kinh Chánh Pháp Hoa - do Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức giảng
17/11/2012(Xem: 12304)
Kinh Duy Ma Cật do Bác Sĩ Minh Quang giảng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]