Nam Mô A Di Đà Phật
Kính bạch Sư Phụ
Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Tuyết Nham Tổ Khâm, Ngài thuộc đời thứ 21 sau Lục Tổ Huệ Năng, và cũng là Tổ thứ 17 của Thiền phái Lâm Tế. Tuyết Nham là địa danh và Tổ Khâm là đạo hiệu của Ngài.
Thiền sư Tuyết Nham Tổ Khâm là Sư là đệ tử của Thiền sư Vô Chuẩn Sư Phạm, dưới sư có nhiều vị đệ tử nối pháp tài ba như các Thiền Sư Cật Yêm Tông Hâm, TS Linh Sơn Đạo Ấn, TS Vô Cực Trí Nhiên, TS Thiết Ngưu Trì Địa và TS Cao Phong Nguyên Diệu (tổ thứ 18 của tông Lâm Tế). Ngài họ Tổ, quê ở Vụ Châu, Tỉnh Chiết Giang, có thuyết nói là Ngài sinh tại Chương Châu, Tỉnh Phúc Kiến.
Lên 5 tuổi Ngài phát tâm xuất gia, hẳn là ngài có túc duyên từ kiếp quá khứ. Ngài tuy còn nhỏ nhưng tánh hạnh chững chạc, điềm đạm nên được Sư Phụ cho làm thị giả, nên ngài có cơ hội nghe Sư Phụ giảng pháp, trả lời câu hỏi của thiền khách, nhân đây mà ngài biết được câu chuyện của Thiền Tông và chuyên tâm ham thích tọa thiền.
Sư phụ giải thích chi tiết về "câu chuyện thiền tông" rất hay, con chỉ ghi vắn tắt như sau: Thiền-tông dịch từ chữ Phạn: Dhyana/channa, là Thiền-na, nghĩa là "tịnh lự", làm vắng lặng dòng suy tư đang vọng tưởng của bản thân mình; Thiền-na còn được gọi là " Định Tuệ Đẳng Trì", là phương pháp gìn giữ định & tuệ); Thiền na còn gọi là: Samatha & Vipassana, là " Chỉ quán đồng tu", là phương pháp thiền chỉ và thiền quán. Thiền chỉ là dừng lại mọi tán loạn, vọng tưởng; thiền quán dùng trí tuệ để chặt đứt phiền não.
Thiền Tông truyền vào Trung Hoa do Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma gồm đủ 4 yếu tố:
1/ Bất lập văn tự
2/ Giáo ngoại biệt truyền
3/Trực chỉ nhơn tâm
4/ Kiến tánh thành Phật
Sư phụ cũng khuyên quý Phật tử theo gương của Thiền Sư Tuyết Nham Tổ Khâm, mỗi ngày dành thời gian để tọa thiền:
Tọa thiền 2 phút: là thần dược, cải thiện tâm tánh, ít giận hờn
Tọa thiền 5 phút: có giá trị bằng 1 giấc ngủ sâu
Tọa thiền 15 phút: lợi ích vô biên, có thể tóm tắt 3 lợi ích như sau: 1/thanh lọc toàn thân, thận, phổi, tim mạch ổn định
2/sửa lại vóc dáng, giảm cân, có thể giảm 40% cortisol hormon
3/Phiền muộn tận diệt, trí tuệ phát sanh.
Năm 16 tuổi, ngài thọ giới cụ túc, được đặc cách sớm 4 năm.
Năm 18 tuổi, ngài lên đường du phương tham vấn những vị thiền sư.
Cuối cùng, Ngài đến pháp hội Kính Sơn của Thiền sư Vô Chuẩn Sư Phạm nhập chúng tu học. Khi TS Vô Chuẩn nêu câu thoại “Chủ nhân ông”, Sư có tỏ ngộ được chút thiền vị, nhưng đến câu “Lỗ mũi nạp Tăng” và “Nanh vuốt Phật Tổ” thì Sư không đáp được. Sư tham chỗ gút mắc nghi tình này suốt mười năm trời nhưng vẫn chưa ngộ được đại ý.
Sư Phụ giải thích, chủ nhân ông là bản lại diện mục của mỗi người. Sư phụ có nhắc lời Phật dạy trong Kinh Tăng Chi Bộ rằng: “Ta là chủ nhân ông của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào sẽ làm, thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy".
Ba nghiệp lắng thanh tịnh, thì cùng Phật về Tây phương.
Nghiệp phát sanh từ thân khẩu ý. Ý nghĩ phát ra lời nói và hành động. Ý nghiệp là chủ nhân ông của đời mình.
Thiền tông tĩnh lự là làm vắng lặng nghiệp. Tịnh tông niệm Phật, Mật tông, trì chú cũng là phương cách giữ tâm thanh tịnh.
Sau đó ngài Tuyết Nham Tổ Khâm đến Chùa A Dục ở núi Thiên Mục, thấy Phật điện, Ngài liền bước đến, ngẩng đầu mở mắt ra, chợt đụng phải cây bách cổ thụ, ngay lúc đó những nghi tình từ trước đến nay đều vỡ vụn và hoát nhiên đại ngộ, nên ngài được Thiền sư Vô Chuẩn Sư Phạm ấn chứng và truyền pháp để nối dòng Lâm Tế.
Vào tháng 8 năm đầu (1253) niên hiệu Bảo Hựu, Ngài bắt đầu khai mở đạo tràng thuyết pháp tại Chùa Long Hưng, thuộc Đàm Châu, Tỉnh Hồ Nam. Rồi sau đó Ngài lần lượt trụ trì qua nhiều ngôi tùng lâm như:
1/Chùa Đạo Lâm ở Tương Tây, Tỉnh Hồ Nam.
2/Nam Minh Phật Nhật Thiền Tự ở Xử Châu, Tỉnh Chiết Giang
3/Tiên Cư Hộ Thánh Thiền Tự ở Đài Châu, Tỉnh Chiết Giang
4/Quang Hiếu Thiền Tự ở Hồ Châu, Tỉnh Chiết Giang
Sư thượng đường dạy chúng: “Thời giờ không đợi người, một chớp mắt đã qua đời khác, lúc thân thể còn tráng kiện sao không dốc chí học hỏi cho thấu nguồn tột đáy”.
Sư Phụ giải thích: lời của Ngài tương tự như lời của Tổ Quy Sơn Linh Hựu trước kia “Đạo sư hữu sắc, giới húc Tỷ Kheo, tiến đạo nghiêm thân, tam thường bất túc. Nhân đa ư thử, đam vị bất hưu, nhật vãng nguyệt lai, táp nhiên bạch thủ”.
Có nghĩa là:
“Đấng đạo sư có lời dạy, răn nhắc chúng đệ tử Tỳ Kheo: “muốn tiến đạo nghiêm thân, ba việc thường ngày chớ đầy đủ. Người thời nay phần nhiều mê đắm không thôi, ngày qua tháng lại, thoạt nhiên đầu bạc”.
Sư phụ cũng nhắc lời của một triết gia Tây Phương về sự quý giá của thời gian trong đời của mình rằng: “Thời gian miễn phí, nhưng nó vô giá. Bạn không thể sở hữu nó, nhưng bạn có thể sử dụng nó. Bạn không thể giữ nó, nhưng bạn có thể tiêu nó. Một khi bạn đánh mất nó, bạn không bao giờ có thể lấy lại." ( Harvey MacKay)
Và cuối cùng sư đến trụ trì tại Ngưỡng Sơn Thiền Tự ở Viên Châu, Tỉnh Giang Tây, Vua nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt vì kính trọng đạo hạnh của Ngài nên ban cho tử y ca sa.
Sư Phụ kể giai thoại lịch sử lúc đó như sau: Hốt Tất Liệt từ Mông Cổ xâm chiếm Trung Hoa và lập ra nhà Nguyên. Hốt Tất Liệt là cháu nội của Thành Cát Tư Hãn.
Thành Cát Tư Hãn là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á vào năm 1206.Ông là một nhà quân sự lỗi lạc và có ảnh hưởng nhất lịch sử thế giới, ông được người Mông Cổ kính trọng. Thành Cát Tư Hãn đem quân đi xâm chiếm khắp Á Châu để bành trướng lãnh thổ của Mông Cổ, đặc biệt ông có công mang Phật Giáo đến tận Châu Âu, bằng chứng là đất nước Hungary hiện nay còn di tích lịch sử tên của thủ đô nước này có tên gọi là “Budapest” (Kính mời xem thêm bài này)
Năm 1287, Sư an nhiên thị tịch, thọ thế 70 tuổi. Sư để lại cho đời tác phẩm “Tuyết Nham Ngữ Lục”.
Cuối bài giảng, Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Thiển Sư Tuyết Nham Tổ Khâm (?-1287) của Hoà Thượng Hư Vân, do Hoà Thượng Minh Cảnh dịch Việt như sau:
"Tuyết Nham lạnh lẽo vắng dân cư
Tăng chúng ít người, thế tục dư
Thuở trước tham thiền đồng chung hội
Thức tri sâu cạn vốn thiên tư
Quyết lòng nung chí quy nguồn cội
Vững dạ bền gan tỏ đạo từ
Trúc mảnh tùng cao đều sở đắc
Diều bay cá vượt hiển thiền cơ ".
Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng bài pháp về thiền sư Tuyết Nham Tổ Khâm, một vị tăng thần đồng, ngài xuất gia lúc mới 5 tuổi, tuy còn rất trẻ, nhưng ngài rất nghiêm túc thích tham thiền. Ngài được thọ giới đặc cách năm 16 tuổi, trước 5 năm. Ngài tham công án suốt 10 năm, đến lúc Ngài lễ Phật, đầu đụng vào nhánh tùng mới hoát nhiên đại ngộ.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).
Thượng đường :“ Đừng để uổng phí thời gian trôi qua” .
Nhưng chẳng tiếc 10 năm ...niêm công án CHỦ NHÂN ÔNG và triệt ngộ .
Ngài Tuyết Nham Tổ Khâm, Tổ 17 Thiền Phái Lâm Tế.
Đầu song dã thái si,
Bách niên tán cố chỉ,
Hà nhật xuất đầu thì?
Quá ngu chui cửa sổ,
Giấy cũ trăm năm dùi,
Ngày nào dùi được phủng?
(7)
Vào tháng 8 năm đầu (1253) niên hiệu Bảo Hựu, sư bắt đầu khai mở đạo tràng thuyết pháp tại Chùa Long Hưng, thuộc Đàm Châu, Tỉnh Hồ Nam. Rồi sau đó trụ trì qua nhiều ngôi tùng lâm như:
Chùa Đạo Lâm (道林寺) ở Tương Tây, Tỉnh Hồ Nam.
Nam Minh Phật Nhật Thiền Tự (南明佛日禪寺) ở Xử Châu, Tỉnh Triết Giang
Tiên Cư Hộ Thánh Thiền Tự (仙居護聖禪寺) ở Đài Châu, Tỉnh Triết Giang
Quang Hiếu Thiền Tự (光孝禪寺) ở Hồ Châu, Tỉnh Triết Giang , chùa này là nơi Lục Tô đã xuất gia đầu tiên
Và cuối cùng sư đến trụ trì tại Ngưỡng Sơn Thiền Tự (仰山禪寺) ở Viên Châu, Tỉnh Giang Tây, Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt vì kính trọng đạo hạnh nên từng ban tử y ca sa cho sư.
(8)
( KHÔNG THỂ VƯỢT QUA CHỖ THẤY BIẾT thì kinh giáo và ngữ lục cũng không cứu được bịnh nghi ngại trong Tâm :
Nếu quả là người chân liễu ngộ
Kinh tạng chuyển hồi trong hơi thở
Tìm cành nhặt lá để làm chi
Diệu nghĩa thâm uyên đà hiện sáng
Khi tâm vô niệm ....bất tư nghì!