Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Dương Kỳ Phương Hội (992-1049) Tổ thứ 8 của Thiền Phái Lâm Tế 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃

20/03/202115:59(Xem: 15069)
Thiền Sư Dương Kỳ Phương Hội (992-1049) Tổ thứ 8 của Thiền Phái Lâm Tế 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃


Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ
Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về thiền sư Dương Kỳ Phương Hội (986-1039), Ngài thuộc đời thứ 12 sau Lục Tổ Huệ Năng, và là Tổ thứ 8  tông Lâm Tế và ngài là người khai sáng của phái Dương Kỳ, một chi nhánh của Tông Lâm Tế.

Ngài họ Lãnh, quê ở Nghi Xuân, Viên Châu (Tỉnh Giang Tây ngày nay). Thuở thiếu thời tánh tình của ngài vui vẻ và lý thú. Một ngày kia ngài đến Cửu Phong để chiêm bái cảnh chùa, chợt nhớ như chỗ đã từng ở trong kiếp quá khứ, nên ngài liền xin cạo tóc xuất gia tu học. Ngài tự có vô sư trí nên học kinh nghe pháp thuộc hiểu, lãnh hội rất nhanh. Sau khi thọ giới cụ túc, ngài đi du phương hành khước, cuối cùng ngài đến cầu học pháp với thiền sư Từ Minh.

Ngài Dương Kỳ ở trong thiện viện của thiền sư Từ Minh, được cử làm Giám Tự, ngài đóng góp công sức, công phu, công quả để lo cho thiền viện một cách siêng năng, cần mẫn. Mỗi lần ngài đến hỏi pháp, thiền sư Từ Minh không trả lời và bảo rằng " Việc của tri khố quá nhiều, hãy đi lo " hoặc "Giám tự ngày sau con cháu khắp thiên hạ, cần gì vội gấp".


Sư phụ giải thích: đây là lời tiên tri, dự báo của Sư phụ Từ Minh là trong tương lai mai sau đệ tử thọ học giáo pháp của Thiền Sư Phương Hội rất đông

Một hôm ngài Từ Minh vừa đi ra, chợt trời đổ mưa đến, ngài Phương Hội rình ở con đường tắt nhảy ra nắm áo Sư phụ Từ Minh đứng lại và nói: "Ông già này! hôm nay phải vì tôi nói, nếu không nói tôi sẽ đánh ông ".

TS Từ Minh nói: "Giám tự biết là việc quanh co liền thôi". Câu nói chưa dứt, ngài Phương Hội đại ngộ, liền đảnh lễ ngay dưới bùn.
Hôm sau, Sư Phương Hội đầy đủ oai nghi đến phương trượng lễ tạ. 

Sư Phụ giải thích: "biết là việc quanh co liền thôi",  quanh co là biểu trưng cho tâm vọng tưởng, điên đảo. Ngược lại với "tâm quanh co" là tâm ngay thẳng" (trực tâm, trực tâm là đạo tràng). Trực tâm là 1 trong 3 tâm của Bồ Đề Tâm (tâm giác ngộ):

1-trực tâm: tâm ngay thẳng, tâm hết quanh co, là thấy việc thiện thì làm, thấy viêc ác thì tránh, không suy tính gì cả, còn suy tính không phải là trực tâm.
2-thâm tâm: tâm sâu lắng do vun trồng nhiều thiện nghiệp, công đức, loại bỏ dần tham sân si, sp giải thích thâm tâm như mãnh đất được chăm sóc cẩn thận thì không còn cỏ dại mọc lên nữa; đất tâm chứa đầy công đức và thiện nghiệp thì "cỏ dại" phiền não không có cơ hội để mọc lên nữa. Con thích ví dụ này quá.
3-đại bi tâm: tâm thương xót chúng sanh, nhìn thấy tất cả chúng sanh đều là bà con quyến thuộc của mình, ai ai cũng có chân tâm, tánh giác thường hằng, nên mong muốn họ hết khổ được vui, cái khổ của chúng sanh là cái khổ của mình, cái vui của chúng sanh là cái vui của mình.

Ngài Phương Hội liễu đạt được hết 3 tâm trên nên khi nghe câu "biết việc quanh co liền thôi" thì ngài đã ngộ đạo.


Sau giờ thọ trai, Thiền Sư Từ Minh thường lên núi đi kinh hành, có các Thiền giả đến tham vấn không biết Sư phụ ở đâu mà tìm. Ngài Phương Hội biết ngài Từ Minh đi chưa bao xa, liền đánh trống tập hợp đại chúng. Thiền Sư Từ Minh la rầy: "Tiểu tùng lâm chiều mà đăng tòa, từ đâu được qui củ này? "
Sư Phương Hội thưa: "Thiền viện Phần Dương xưa kia buổi chiều vẫn có tham vấn, sao lại không phải qui củ".

Sư Phụ giải thích: đây là tấm lòng từ bi muốn truyền pháp cứu mê tình của ngài Phương Hội, vì muốn cho chúng sanh nghe pháp để tu tập giải thoát nên ngài phải phá lệ, đánh trống tập chúng để cung thỉnh Thiền Sư Từ Minh đăng tòa giảng pháp mà trước đó trong thiền việc chưa thông qua thời khóa biểu hiệu lệnh này.

Cuối đời Ngài Phương Hội có để lại bài thơ cảm động lòng người như sau:


"Dương Kỳ sạ trụ ốc bích sơ
Mãn sàng tận tát tuyết trân châu
Súc khước hạng ám ta hư
Phiên ức cổ nhân thụ hạ cư".

Dịch nghĩa:

“Nhà ta phên mái rách tơi bời
Nền trắng một màu tuyết trắng rơi
Giá lạnh toàn thân, lòng vạn mối
Người xưa nhà chỉ bóng cây thôi.”


Thấy am thất của Thiền sư Phương Hội bị tuyết đổ làm hư rách nên một vị tăng xin sửa mái nhà. Ngài hỏi "con ngộ đạo chưa ?" Vị tăng thưa: "con chưa ngộ". Thiền sư bảo: "con chưa ngộ thì lấy thời gian đâu mà sửa thất cho ta ?"

Sư phụ giải thích: tấm lòng của Thiền Sư Phương Hội quá tuyệt vời, ngài luôn mong muốn chúng đệ tử phải quý thời gian để lo tu tập để sớm ngộ tánh, nếu chưa ngộ thì phải siêng năng tinh tấn, đừng có phung phí thời gian để làm việc khác.

Đến niên hiệu Khánh Lịch năm thứ sáu (1046), Ngài Phương Hội dời đến núi Vân Cái Đàm Châu và đem Lâm Tế chánh mạch trao cho đệ tử của Ngài là Thiền sư Thủ Đoan, rồi đến niên hiệu Hoàng Hựu cải nguyên (1054), ngài an nhiên thị tịch, thọ thế: 58 tuổi, chúng đệ tử làm lễ trà tỳ và thu nhặt nhiều xá lợi ngũ sắc, xây tháp tôn thờ Ngài tại núi Vân Cái.

Cuối thời pháp Sư phụ đã diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Dương Kỳ Phương Hội (992-1049) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt như sau:

"Hét xong lại hét rõ thiền tông
Hiệp giác lìa mê ngộ chủ ông
Diện mục xưa nay chưa đổi khác
Quê hương chính thật thể chân không
Cát đâu bám mắt nên tinh ý
Tiếng rót vào tai chớ bận lòng
Giải thoát tự do lìa chướng ngại
Vượt ngoài cảnh vật hiện thần thông ".

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về thiền sư Dương Kỳ Phương Hội, cuộc đời của ngài ngộ đạo nhẹ nhàng, xứng đáng là người kế thừa tông phong của Thiền phái Lâm Tế, nhờ sự chăm chỉ siêng năng cần khổ làm công quả và đến lúc nghe một câu "giám tự biết việc quanh co liền thôi “, bặt dứt mọi vọng tưởng là đạt đạo, đạt ngộ.


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).


214_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Phuong Hoi
Ngộ Đạo... khi biết là việc quanh co liền thôi !
( Trực Tâm tức Đạo Tràng ) 
Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về Thiền Sư Phương Hội.
Kính tri ân Thầy với bài pháp thoại được thọ nhận quá tuyệt vời ...
con đã hiểu thật rõ về Tiệm và Đốn và không còn một chút nào nghi ngờ và phân biệt gì nữa.
Kính ngưỡng phục trí nhớ của Thầy về các lời khai thị của các Tổ và những ngữ lục đã được ghi chép lại.
Kính chúc Thầy pháp thể khinh an và kính đảnh lễ Thầy, HH



Khai Tổ hệ phái Dương Kỳ, 
Tổ thứ 8 Thiền  tông Lâm Tế, Thiền Sư Phương Hội ! 
Một câu đốn ngộ ... phải trải nhiều năm 
Căn cơ có lại tu tập tích chứa trong tâm 
Bặt vọng tưởng quanh co ...ra đi rủ bỏ ! 

Với Bồ đề tâm...mong người người được cứu độ ! 
Lời Sư Phụ Từ Minh huyền ký như thần 
Con cháu Giám Tự  đời sau  sẽ rất đông 
Quả thật ! 
“ Chớ nói 30 năm sau, Dương kỳ đầu rồng đuôi rắn".

Cửu Phong nơi chốn dường như dành sẵn 
Xuất gia lần đầu và trở lại lần hai , 
Trú trì trên núi Dương Kỳ chuẩn bị sơ khai 
Thượng đường đưa gậy “ Được càn khôn chấn động “


Chẳng thầy ra một pháp là lỗi lầm lớn !
Đến Đạo đừng  đi đường dưới núi ... trải nghiệm dần 
Cần ngộ thì dễ , cần mê thì khó ... thật cao thâm 
“Nhất thiết Trí thanh tịnh", trời không bốn vách ! 

Đa tạ Giảng Sư ... chỉ ra khí phách, 
Bậc kỳ tài ...ngộ đạo mới quan tâm,
Sá chi nhà trống vách tan hoang 
“Nhà của Dương Kỳ đơn sơ lắm
Trên giường tuyết trắng đã ngập đầy 
Rụt cổ lại, lòng ngầm than thở
 Người xưa nhà chỉ nơi gốc cây.”
Sách tấn  ...khi đệ tử nhã ý muôn tân trang lại! 
Kính tri ân ... điều  thọ nhận từ bài pháp thoại
Bậc đạo sư chân chính rất khó tìm 
Trực tâm, thâm tâm, đại bi tâm cứu độ mê tình.
Đoạn đối đáp Thầy Trò ... tinh ý về Mê Ngộ
....lời khai thị giữa Nam Nhạc và Mã Tổ ! 
Lại thêm 
Lời tán thán công hạnh được Giảng Sư ngâm
 Đó là bài thơ của Ngài Hư Vân ****
Xuất sắc hành trạng ... Thiền Sư Dương Kỳ Phuong Hội .
Nam Mô Công  Đức Lâm  Bồ Tát Ma Ha Tát !


Huệ Hương 
Melbourne 20/3/2021

****

Hét xong lại hét rõ thiền tông
Hiệp giác lìa mê ngộ chủ ông
Diện mục xưa nay chưa đổi khác
Quê hương chính thật thể chân không
Cát đâu bám mắt nên tinh ý
Tiếng rót vào tai chớ bận lòng
Giải thoát tự do lìa chướng ngại
Vượt ngoài cảnh vật hiện thần thông.


(Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Dương Kỳ Phương Hội (992-1049)
của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2013(Xem: 6036)
Sau lần kết tập pháp tạng thứ tư đúng 2015 năm thì đến lần kết tập pháp tạng thứ 5. Theo sự ghi chép của Pàli giáo sử chương 6 và sử Miến Điện; thì vào năm 1871, quốc vương Miến Điện là Mẫn Đông (Mindon - tại vị từ 1853 - 1878) đứng ra triệu tập 2400 vị cao tăng, cử hành kết tập Tam tạng giáo điển lần thứ 5, tại thủ đô Man-Đức -Lặc (Mandalay), chính quốc vương làm người hộ pháp.
03/04/2013(Xem: 6853)
Đại Tạng Kinh chữ Hán là một bộ tổng vựng các kinh sách Phật Giáo, nhưng bao gồm rất nhiều lĩnh vực như : triết học, lịch sử, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, lịch toán, y dược, thiên văn... Đây là một kết tinh của văn hóa Trung Quốc và văn hóa nước ngoài có ảnh hưởng sâu xa đối với sự phát triển của văn hóa thế giới.
03/04/2013(Xem: 8502)
Kinh Tạp A Hàm là một trong tứ A Hàm. Sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, năm trăm đại đệ tử kết tập kinh điển ở thành Diệp Quật, những kinh điển sau khi được thẩm định, mới chính thức trở thành chuẩn mực tu tập cho hàng Thánh chúng.
03/04/2013(Xem: 6355)
Hội Thân hữu Phật giáo thế giới, chủ yếu là liên lạc tính đặc thù của Phật giáo khu vực trong mối giao lưu của Phật giáo thế giới. Xuất phát từ tinh thần liên kết đến sự hòa vui hợp tác, từ sự phát huy văn hóa cao cả của đức Phật đến thực hiện sự nghiệp cứu giúp chúng sinh.
29/03/2013(Xem: 18966)
Pháp thoại: Chánh Ngữ bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng tại Trung Tâm Mắt Thương Nhìn Đời, Santa Anna, California, Hoa Kỳ
29/03/2013(Xem: 15261)
Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ Saigon Radio 890 AM Dallas TX (Quang Hưng & Kiều Mỹ Duyên phỏng vấn TT Nguyên Tạng)
29/03/2013(Xem: 17184)
Chủ đề: Đại Trí - Đại Hạnh Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng giảng tại Thiền Viện Chánh Pháp, Oklahoma, USA
23/03/2013(Xem: 4249)
Trong các thuật ngữ Phật Giáo, có lẽ không có thuật ngữ nào mà người học Phật cần phải hiểu và cần phải phân biệt rõ ràng, nếu như muốn hiểu giáo lý thâm diệu của đạo Phật như hai thuật ngữ "Chân Đế" và "Tục Đế" hay còn gọi “Chân lý Tuyệt đối” (Paramatha Sathya) và “Chân lý có tính Quy ước”
17/11/2012(Xem: 14510)
Kinh Chánh Pháp Hoa - do Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức giảng
17/11/2012(Xem: 12304)
Kinh Duy Ma Cật do Bác Sĩ Minh Quang giảng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]